. Анна Степановна Политковская
Anna Politkovskaya
Anna Politkovskaya
[30/8/1958 - 7/10/2006]
Phóng Viên - Tranh đấu cho Nhân quyền,
Dân quyền, Tự do ngôn luận, bình đẳng,
lên án chính quyền Putin và chiến tranh tại Chechenya
bị ám sát ngày 7 tháng 10, 2006 “Nhiều người đã trả giá bằng chính mạng sống của họ
cho việc nói lớn lên các điều họ thực sự suy nghĩ. "
Polikovskaya - 12/2005
tại Hội thảo về Tự Do Báo Chí
do Hội Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức
Aidan White của Nghiệp Đoàn Báo Chí Thế Giới đã tả bà
là một người can đảm nhất trong số những phóng viên can đảm
của thế hệ mới nổi lên từ những ngày tàn của Nga Xô Viết.
“Bà ta coi thường tất cả các lời dọa nạt từ mọi phía
và là nguồn hứng khởi cho mọi nhà báo tại quê nhà hay hải ngoại.
Cái chết của bà là một điều khủng khiếp không tưởng được
và làm kinh hoàng thế giới báo chí."
Anna Stepanovna Politkovskaya sinh ngày 30 tháng 8, 1958 tại Hoa Kỳ, bị ám sát ngày 7 tháng 10, 2006, tại Moscow, là một nhà báo Nga nổi tiếng với sự chổng đối tranh chấp Chechen và chính quyền Putin.
Politkovskaya nổi tiếng qua các bài phóng sự từ Chechnya cho tờ báo Nga Novaya Gazeta. Bà viết về các vấn đề xã hội, chua chát và đầy khinh miệt đối với quân đội Nga Xô cũng như chính quyền Nga, và thường rất nhiệt tình khi bênh vực Nhân Quyền và luật pháp. Việc bà bị ám sát đã tạo luồng phản ứng mãnh liệt trên toàn thế giới.
Tiểu Sử: Thơ ấu: Politkovskaya sinh ra dưới tên Anna Mazepa tại thành phố Nữu Ước, năm 1958, nơi cho mẹ cô gốc Soviet Ukrainian làm đại sứ tại Liên Hiệp Quốc. (Theo nhiều tài liệu khác nhau, cha cô là một viên chức cao cấp trong KGB [thiếu nguồn]. Cô theo học Báo chí tại Đại Học Mạc Tư Khoa, ra trường năm 1980, và bắt đầu sự nghiệp với tờ Izvestia.
Sự nghiệp: Từ tháng 6, 1999 đến 2006, cô viết cho tờ Novaya Gazeta. Cô xuất bản nhiều tác phẩm được giải thưởng về Chechnya và chế độ của Tổng Thống Putin, gần đây nhất là quyển “Putin’s Russia”. Cô thường nhận được nhiều lời hăm dọa nguy hiểm tới tính mạng vì các tác phẩm của mình. Năm 2001, Politkovskaya trốn sang Vienna, khi có một loạt điện thư hăm dọa sẽ ám sát cô vì người cảnh sát OMON muốn trả thù loạt bài cô viết tố cáo các tội các của ông với dân chúng. Vị cảnh sát này, Sergei Lapi, bị bắt và kết án năm 2002, nhưng trường hợp của ông ta bị đóng lại. Năm 2005, Lapin bị kết án và bị giam vì tra tấn và thủ tiêu các người Chechen dân sự, trường hợp này do Anna Politkovskaya tìm hiểu và viết lại trong bài phóng sự “Những người bị biến mất”.
Cô cũng đã, trong nhiều trường hợp, tham dự vào các cuộc thương lượng xin trả tự do cho con tin, có cả vụ loạn tháng 10, 2002 tại Nord-Ost khi những người kháng chiến Chechen làm giông gió tại Nhà hát Mạc Tư Khoa. Politkovskaya từng tham gia vào việc hỗ trợ gia đình các nạn nhân trên phương diện luật pháp.
Khi xảy ra chuyện hỗn loạn tại trường Beslan với vấn đề con tin vào tháng 9, 2004, trong khi đang trên đường đến Beslan để giúp điều đình với kẻ giữ con tin, Politkovskaya bị đau dữ dội và bất tỉnh. Cô lỡ dịp đến trường Beslan, và tin rằng cô đã bị đầu độc khi uống trà trên chuyến bay hôm ấy. Tuy nhiên, nguyên nhân của cơn đau thình lình này chưa được xác nhận, theo tuyên bố của Hội Bảo Vệ Nhà Báo.
Trong khi tham dự buổi hội thảo về Tự Do Báo Chí do Hội Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức tại Vienna vào tháng 12, 2005, Polikovskaya nói: “Nhiều người đã trả giá bằng chính mạng sống của họ cho việc nói lớn lên các điều họ thực sự suy nghĩ. Trong thực tế, một người có thể bị giết chỉ vì đưa tin cho tôi. Không chỉ riêng một mình tôi chịu sự nguy hiểm. Tôi có nhiều thí dụ làm bằng chứng cho điều này.”
Politkovskaya nhận được nhiều khen ngợi cho các tác phẩm của cô tại Chechnya, nơi cô thường xuyên thăm viếng các nhà thương, trại tỵ nạn và phỏng vấn nạn nhân.
Cô là tác giả nhiều bài chỉ trích cuộc chiến tại Chechnya, gồm một số đặc biệt chú trọng đến việc lột trần các sự hiếp đáp lạm quyền của chính phủ Chechen Akhmad Kadyrov và con ông, Phó thủ tướng Ramzan Kadyrov, đây là chính quyên thân Nga. Cô cũngviết sách chỉ trích sự cầm quyền của Putin, nhất là việc Putin theo đuổi cuộc chiến thứ hai tại Chechenya. Cô không ngừng kể tất cả sự vi phạm nhân quyền và các thất bại về chính sách tại Chechnya cùng những nơi khác thuộc về Russia ‘s North Caucasus. Năm 2003, cô xuất bản tác phẩm: A Small Corner of Hell: Dispatches From Chechnya, vẽ lên bức tranh của chiến cuộc tàn bạo với hàng ngàn công dân vô tội bị tra tấn, bắt giết dưới tay của nhà cầm quyền Chechen.
Những người phê bình bài viết của Anna Politkovskaya cho rằng cô thiên vị vì đã nghiêng về sự chỉ trích các hoạt động của chính quyền liên bang Nga, nhưng người ủng hộ cô thì lên tiếng rằng cô cũng phê phán sự tàn nhẫn của quân khủng bố không kém phần mãnh liệt.
Giải thưởng: 2001: Prize of the Russian Union of Journalists
2001: Amnesty International Global Award for Human Rights Journalism
2002: PEN USA Freedom to Write Award
2002: International Women's Media Foundation Courage in Journalism Award
2003: Lettre Ulysses Award
2003: Hermann-Kesten-Medaille
2004: Olof Palme Prize (shared with Lyudmila Alekseyeva and Sergey Kovalyov)
2005: Prize for the Freedom and Future of the Media [2]
Cái chết: Người ta tìm thấy Politkovskaya bị bắn chết ngày thứ bảy, 7 tháng 10 năm 2006 (ngày sinh nhật của Tổng Thống Putin và 2 ngày sau sinh nhật của Ramzan Kadyrov) trong thang máy của căn phòng cô thuê ở trung tâm Mạc Tư Khoa, theo tin của Interfax và các cơ quan công quyền Nga Xô. Cảnh sát cho biết một khẩu Makarov và 4 vỏ đạn tìm thấy bên cạnh xác cô. Bản báo cáo trước đây cho biết là một vụ thuê giết, và cô bị bắn 4 lần, một lần vào đầu, nhưng không rõ ai là người ra lệnh ám sát cô.
Trong ngày bị ảm sát, Politkovskaya đã dự định sẽ gửi đi một câu chuyện dài về các hành vi tra tấn quen dùng bởi nhà cầm quyền Chechen, chủ bút Dmitry Muratov của báo Novaya Gazeta cho biết. Những người bị tố cáo trong bài viết ề việc tra tấn thuộc về nhóm an ninh rất trung thành của Thủ Tướng thân Nga, Ramzan Kadyrov, Muratov nói. Nhóm này được biết đến dưới tên Kadyrovtsy.
Một ngày sau khi Politkovskaya bị ám sát, cảnh sát tịch thu tất cả các hard disk và tài liệu cô đã thu thập khi điều tra để viết bài. Câu chuyện có lẽ sẽ không bao giờ được xuất bản. Thêm vào đó, Muratov nói, hai bức ảnh của kẻ bị tố cáo là người tra tấn nạn nhân đã biến mất. Công tố viên Yury Chaika sẽ đích thân kiểm soát cuộc điều tra, văn phòng của ông tuyên bố hôm chủ nhật. Văn phòng của Chaika cho biết nhân viên điều tra đang cân nhắc nguyên nhân chính cho vụ ám sát này bắt nguồn từ các phóng sự nghề nghiệp của Politkovskaya. Tỷ phú Alexander Lebedev, người có 90% cổ phần trong tờ Novaya Gazeta vào tháng 6, 2006, ra thông cáo thưởng 25 triệu rubles (khoảng gần 1 triệu Mỹ Kim) cho những thông tin dẫn tới hung thủ trách nhiệm về cái chết của Politkovskaya, Ekho Moskvy cho biết.
Đám tang cử hành ngày Thứ Ba, 10 tháng 10, lúc 02:30 pm, tại nghĩa trang Troyekurovsky. Trước khi Politkovsya yên nghỉ giấc ngàn thu, trên 1000 người đã đi ngang quan tài để trân trọng tiễn biệt nàng. Rất nhiều các đồng nghiệp, các người có địa vị trong xã hội, và những người ngưỡng mộ việc cô làm đã tụ tập tại nghĩa trang tại ngoại thành Mạc Tư Khoa để đưa tiễn nàng. Không một nhân viên cao cấp nào của chính quyền Nga có mặt tại buổi lễ.
Phản ứng: Vitaly Yaroshevsky, Chủ bút chính của Novaya Gazeta, nói: “Điều đầu tiên người ta phải nghĩ đến là Anna bị ám sát vì các hoạt động nghề nghiệp của cô. Chúng tôi không thấy một động lực nào khác cho tội ác kinh tởm này. Yaroshevsky nói không có một giả thuyết thứ hai nào về lý do cái chết của Politkvoskaya, và ghi nhận rằng có thể kẻ thù của Kadyrov đã tạo ra án mạng này nhằm bôi nhọ thanh danh của vị Nguyên thủ Chechen. Ông nói Politkovskaya đã phỏng vấn Đài Phát Thanh Tự Do Âu Châu, và Đài Phát Thanh Tự Do cuối tuần qua, trong đó cô tuyên bố cô là chứng nhân của một tội ác chống lại Kadyrov có liên quan đến các vụ bắt bớ tại Chechnya - một trường hợp dựa trên bài phóng sự của cô. Trong cùng cuộc phỏng vấn, cô gọi Kadyrov “Stalin của thời đại chúng ta”. Nguồn tin từ chính quyền cho biết họ đang theo dõi một đường dây Chechen có dính líu tới việc giết thuê, theo tin của Interfax.
Nhà báo Alexander Mayorov cho rằng việc mưu sát Politkovskaya đúng vào ngày sinh nhật của Putin là việc rất bất lợi cho nhà cầm quyền Nga Xô. Ông tiên đoán rằng báo chí Tây phương sẽ lợi dụng cơ hội này để bêu xấu Mạc Tư Khoa về cái chết của một nhà truyền thông đã chống đối điện Kremlin dữ dội nhất.
Nhà chính trị học Stanislay Belkovskiv không trực tiếp đổ lỗi cho Điện Cẩm Linh về vụ án mạng. Tuy nhiên, ông ta dùng cái chết của cô như cơ hội đê kết án sự thối nát và bất lực của Điện Câm Linh.
Nhà chính trị học Kirill Froloy cho rằng vụ án mạng của Politkovskaya là một tuyên chiến với giới lãnh đạo nước Nga. Ông so sánh việc này với cái chết của nhà báo Ukrainian Georgiy Gongadze, người mà sự bắt cóc cùng ám sát năm 2000 đã trở thành tâm điểm cho sự chống đối Tổng Thống lúc ấy là Leonid Kuchma. Froloy lo lắng rằng, cũng như Gongadze, cái chết của Politkovskaya sẽ được sử dụng như một khúc mở đầu cho một cuộc cách mạng thân Âu Châu tại Nga, tương tự như cuộc cách mạng tại Ukraine, Georgia, và Kyrgyzstan.
Nhà báo Oleg Kashin chê trách cả sự chỉ trích Politkovskaya của phe yêu nước và phe đổi mới khi họ sử dụng cái chết này như một cơ hội để chống chính quyền Nga. Theo Kashin, Politkovskaya chỉ là kẻ bên lề không hề đóng một vai trò quan trọng nào trong truyền thông Nga hay trong các diễn biến chính trị. Ông bày tỏ hy vọng rằng những kẻ ám sát Politkovskaya sẽ bị bắt càng sớm càng tốt.
Mikhail Gorbachev, cựu tổng thống Soviet, người cổ võ sự thay đổi sang dân chủ, và quan tâm đến sự thiếu tinh thần đa nguyên của nước Nga, trở thành một thiểu số có cổ phần trong tờ báo Novaya Gazeta. Gorbachev nói với cơ quan thông tin Interfax của Nga về vụ ám sát này như sau: “Đó là một tội dã man đối với một nhà báo chuyên nghiệp, tận tâm, và một phụ nữ can đảm. Đó là một cú đấm mạnh vào tất cả nền truyền thông độc lập và dân chủ. Đó là một trọng tội đối với quốc gia và đối với tất cả chúng ta. “
Abi Wright, phát ngôn nhân cho Hội đồng Bảo Vệ Nhà Báo, nói: “Bà ta là một phóng viên can đảm và dũng cảm đã xuất hiện trong những ngày tàn của Sô Viết Union. Bà ta đã coi thường tất cả các đe dọa từ mọi phía và là hứng khởi cho các nhà báo trong cũng như ngoài nước Nga. Cái chết của bà là một sự kinh hoàng khủng khiếp làm tê liệt cả thế giới báo chí.”
Hội Ân Xá Quốc Tế nói họ rất xúc động trước án mạng. Nicola Duckworth, Giám Đốc Chương Trình Âu và Trung Á, nói “Nước Nga vừa mất đi một chiến sĩ dũng cảm và tận tâm trang đấu cho Nhân Quyền, một người không sợ hãi bạo lực và sự bất công, một người không ngừng cổ động cho lẽ phải.”
Marat Guelman, một chuyên viên chính trị, nói ông không tin Điện Kremlin có thể giết một nhà báo. Ông cũng nêu lên rằng Kremlin phải bảo vệ các kẻ chống đối họ, để các cái chết này không bị lạm dụng để chỉ trích Kremlin.
Tổng Thống Vladimir Putin nói với Tổng Thống George W. Bush qua điện thoại hôm thứ hai rằng hệ thống Pháp Luật tại Nga đang làm tất cả mọi việc có thể để điều tra vụ ám sát Politkovskaya. Nhà báo và các nhà hoạt động xã hội nói lời tuyên bố của Putin đến quá trễ, và đặt câu hỏi khi ông quyết định phá vỡ sự im lặng sau hai ngày chỉ để nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Bush. “Putin được dân Nga bầu lên, không phải do Tổng Thống Bush,” nói Oleg Panfilov, người đứng đầu Trung Tâm Báo Chí Cực Đoan, cơ quan bảo vệ quyền lợi báo chí.
Lyudmila Alekseyeye, Giám Đốc của Nhóm Moscow Helsinki, nói phản ứng chậm trễ của Putin đã phản bội vai trò Lãnh đạo đất nước của ông. “Trong trường hợp rất đặc biệt này – án mạng của một nhà báo có vị trí quốc tế và được toàn thế giới ngưỡng mộ - vị nguyên thủ quốc gia phải lên tiếng ngay lập tức khi xảy ra cớ sự.” Bà nói. “Người dân Nga muốn được nghe ý kiến của vị Tổng Thống và muốn biết nếu Ông ta có thể bảo đảm an ninh cho những nhà báo theo gương của Anna Plitkovskaya, để nói lên sự thật.
Biểu Tình: Biểu tình tại Mạc Tư Khoa để vinh danh nhà báo Anna Politkovskaya vào ngày 8 tháng 10, 2006, hàng trăm cuộc xuống đường khắp Mạc Tư Khoa để chống đối vụ ám sát Anna Politkovskay và sự tan vỡ của tinh thần Georgians. Cuộc biểu tình được đài phát thanh Echo of Moscow thuộc phe tự do đặt tại Mạc Tư Khoa diễn tả là “Cuộc xuống đường lớn nhất của phe chống đối tại Nga trong thời gian gần đây.” Trong ngày sau được tin về cái chết của Politkovskaya, một cuộc biểu tình và tưởng niệm quy tụ 500 người tại Mạc Tư Khoa, và 300 người tại St. Petersburg.
Ngày sau đó có trên ngàn người tụ tập trước tòa Đại Sứ Nga tại Helsinki, Phần Lan, để viếng Politkovskay. Cuộc biểu tình diễn ra trong im lặng, người người cầm nến tưởng niệm. Ba tác phẩm của Politkovskaya đã được dịch và xuất bản tại Phần Lan.
Ngày 10 tháng 10 năm 2006, 2000 người xuống đường chống đối Putin, gọi ông là “kẻ sát nhân” khi ông đến thăm Dresden tại Đức.
Phản ứng của các chính quyền: Chechen Republic of Ichkeria: Bộ Trưởng Ngoại Giao của nhóm Chechen Republic of Ichkeria, Akhmed Zakayev, tuyên bố:
Hết sức phẫn nộ trước án mạng, kêu gọi cộng đồng thế giới “lên án với những danh từ mạnh mẽ nhất về hành động ám sát một trong những quán quân về Nhân quyền và quyền Tự Do; và phải có một cuộc điều tra riêng của thế giới về hành động khủng bố đáng kinh khiếp này.”
Chechnya - Tổng thống Alu Alkhanov, trong cuộc phỏng vấn bởi Itar – Tass, diễn sự kinh tởm của ông về vụ mưu sát Politkovskaya:
“Những kẻ trách nhiệm phải nhận hình phạt nặng nề nhất.” Ông nói rằng tuy cái nhìn của ông về các diễn biến tại Chechnya rất khác với cái nhìn của Politkovskaya, ông đồng quan điểm với bà về điểm đến của dân tộc Chechen. Ông cũng ngỏ lời chia buồn với các đồng nghiệp của bà.
Chechnya: - Thủ Tướng Ramzan Kadyrov chối bỏ các tin đồn về cái gọi là “dấu vết Chechen” trong vụ ám sát Politkovskaya.
“Sự phỏng đoán trên tội ác đẫm máu này khi không dựa lên một nguyên nhân hay bằng chứng cụ thể nghiêm túc nào chỉ dừng lại ở mức tin đồn; nó không góp thêm gì cho giới truyền thông hay chính trị gia.” Kadyrov nhấn mạnh. Đồng thời, ông nói việc mưu sát một nhà báo cũng đồng nghĩa với ngăn chặn tự do ngôn luận. “Tuy không luôn luôn đồng ý với các nhận xét thiếu khách quan của nhà báo về Chechnya, tôi rất tiếc khi sự việc xảy ra như thế này,” vị thủ tướng nói.
Europe: Bộ Ngoại Giao Phần Lan đưa ra tuyên cáo sau đây, vì Phần Lan hiện đang giữ địa vị Lãnh đạo của Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu:
“Khối lãnh đạo của Liên Hiệp Âu Châu rất tiếc thương khi nghe tin án mạng tại Nga của Politkovskay, một nhà báo nổi danh và một chiến sĩ bảo vệ tự do ngôn luận tại Nga. Khối lãnh đạo chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra kỹ càng về tội ác tàn nhẫn này và đòi hỏi phải mang tội phạm ra trước sự phán xét của luật pháp.” Và “Nhân danh Liên Hiệp Âu Châu, khối lãnh đạo xin bày tỏ lòng chân thành phân ưu cùng gia quyến và bạn hữu của Anna Politkovskaya.”
Phần Lan: Tổng thống Tarja Halone nói bà bị chấn động mạnh và kinh khiếp trước án mạng, bà bày tỏ hy vọng Nga sẽ mau chóng tìm ra cách ngăn ngừa các tội ác tương tự.
“Tôi rất hy vọng nước Nga sẽ đạt được hai điều sau đây qua mọi cách. Một là sự kính trọng mọi ý kiến khác biệt, và Hai là củng cố luật pháp cho nghiêm minh, để người dân có thể được cảm thấy an toàn.” “Giết người, hành hạ kẻ khác, luôn là một điều đáng kinh khiếp. Nhất là khi rõ ràng là việc này có liên hệ đến sự vi phạm tự do ngôn luận, nó đã làm cho tội ác thêm đáng kinh tởm.”
Phần Lan: Bộ trưởng Ngoại Giao Phần Lan, Erkki Tuomioja tuyên bố:
“Tôi vô cùng xúc động vì cuộc ám sát này. Tôi biết Anna và tôi rất quen thuộc với việc làm của Bà. Tôi biết bà rất can đảm, và vì các điều bà vạch trần, sự trực tính và thành thật của bà đã tạo cho bà nhiều kẻ thù. Án mạng như thế này sẽ làm người ta nghi ngờ tư cách của tập đoàn lãnh đạo Nga Xô. Hiện giờ chúng ta chờ xem nhà chức trách Nga Xô sẽ có thể làm việc tới mức độ nào để tìm ra kẻ tội phạm, theo bất cứ hướng nào mà các bằng chứng dẫn tới.”
Pháp: Tổng thống Pháp Jacques Chirac hôm thứ ba đã gửi thư đến hai con của Politkovskaya:
“Kẻ sát nhân đáng ghét đã làm tôi rất chấn động cũng như họ đã làm chấn động tất cả người Pháp và tất cả những ai tranh đấu cho tự do báo chí,” Chirac nói, “Mong các em hiểu việc làm tất cả mọi chuyện để tìm ra hung thủ giết hại mẹ các em và trừng phạt họ xứng đáng là điều rất quan trọng với nước Pháp.”
Đức: Chancellor Angela Merkel trong cuộc họp báo cùng với Tổng Thống Nga Putin đã diễn tả sự xúc động của bà về án mạng của Politkovskaya.
“Tổng thống Nga đã hứa với tôi sẽ làm tất cả mọi việc có thể để tìm ra hung thủ vụ án mạng này,” bà nói thêm.
Nga: Trong một tuyên cáo tại Dresden, Đức, đến trề 3 ngày sau cái chết của Politkovskaya, Tổng Thống Vladimir Putin hứa sẽ có “một cuộc điều tra kỹ lưỡng”, và hơn nữa:
“Bất cứ kẻ nào đã nhúng tay vào tội ác này, “ Putin nói, “và với bất cứ động lực nào, chúng ta đều tuyên cáo rằng đây là một tội ác vô cùng kinh tởm và tàn độc. Nó không thể được dung thứ, đó là sự dĩ nhiên.” Theo Putin, ảnh hưởng của Politkovskaya trên đời sống chính trị tại Nga “rất nhỏ”. Politkovskaya là một người chuyên chỉ trích nhà cầm quyền, Putin nói, và chúng ta không nên quá đề cao ảnh hưởng của bà. “Nó rất ít”, ông kết luận. “Bà ta được các hội đoàn báo chí và nhân quyền Tây Phương biết đến, nhưng tôi xin lập lại là bà ta không ảnh hưởng tới sinh hoạt chính trị tại Nga. Sự ám sát bà tạo ra nhiều vấn đề hơn là các tác phẩm của bà. Kẻ tội phạm sẽ bị trừng trị. “ Hai giờ sau đó, trong một cuộc họp tại St. Petersburg Dialog, vấn đề lại được nhắc đến. “Tất cả những ai trốn tránh luật pháp Nga Xô đang đồng ý hy sinh con người hầu tạo ra một luồng cảm tính chống nước Nga.” Putin nói.
Thụy Điển: Bộ Trưởng Ngoại Giao Thụy Điển, Carl Bildt, nói:
“Tôi vô cùng xúc động và đau buồn khi nghe tin về sự mưu sát Anna Politkovskaya. Sự tranh đấu của Bà cho Nhân Qyền và Tự Do là đóng góp rất quan trọng vào việc làm cho nước Nga tốt đẹp hơn, và từ đó, một cộng đồng Âu Châu tốt đẹp hơn. Tôi thành thực hy vọng nhà chức trách Nga sẽ làm hết sức để tìm ra thủ phạm và làm sáng tỏ các điều ẩn dấu phía sau án mạng này.”
Ukraine: Tổng thống Ukraine Viktor Yuschenko nói trong một lời tuyên bố vớ báo chí:
“Tại Ukraine, chúng tôi sẽ luôn luôn nhớ đến Anna Politkovskaya là một nhà báo can đảm và hết lòng với lý tưởng công bằng cùng sự bảo vệ Nhân quyền.”
United Kingdom: Trong một tuyên ngôn chung với Tổng Thống George W. Bush, Thủ tướng Anh Tony Blair nói:
“Chúng tôi lên án việc mưu sát Politkovskaya và kêu gọi một cuộc điều tra thật kỹ lưỡng về tội ác kinh tởm này.”
United States: - Tại Hoa Thịnh Đốn, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao, Sean Mc Commack, nói
“Hoa Kỳ rất xúc động và vô cùng đau buồn vì sự ám sát tàn nhẫn của nhà báo độc lập Nga là Anna Politkovskaya” và “ chúng tôi yêu cầu chính quyền Nga tiến hành ngay lập tức một cuộc điều tra kỹ lưỡng và chu đáo để tìm ra hung thủ và đem ra công lý tất cả những ai có trách nhiệm trong vụ án mạng tàn ác này.”
Nguồn: Wikipedia, the free encyclopedia
http://en.wikipedia.org/wiki/Anna_Politkovskaya Ngọc Lý chuyển ngữ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2007 08:58:39 bởi Ngọc Lý >