Chân dung các nhà thơ Nga

Tác giả Bài
Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
Chân dung các nhà thơ Nga - 27.10.2006 00:38:46
VÀI LỜI MÀO ĐẦU

Hưởng ứng "lời kêu gọi" của Mod Ngọc Lý, chúng tôi cũng xin được tham gia vào việc góp bài cho box "Thư viện ngoại văn". Trong topic này, chúng tôi sẽ lần lượt đăng những bài giới thiệu các nhà thơ Nga kèm theo một số tác phẩm của họ với các bản dịch do thành viên website NuocNga.net thực hiện. Các bài này đều đã được đăng tại trang chủ NuocNga.net, nhiều bài trong số đó đã được đăng tại chuyên mục "Chân trời văn học" của tạp chí Tài Hoa Trẻ (phụ bản của báo Giáo dục - Thời đại).

Với loạt bài viết này, chúng tôi muốn được giới thiệu với các độc giả yêu thơ phác họa chân dung của các nhà thơ Nga (và có thể cả các nhà thơ thuộc LX cũ) thực sự có tài, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chưa được nhiều người biết tới, như Veronika Tushnova, Marina Svetaeva, Fedor Sologub, Vladimir Nabokov, Rozhdestvensky Robert, Nikolai Rubtsov, Agnia Barto, v.v...

Riêng phần thơ dịch, trong phần lớn trường hợp, chúng tôi sẽ giới thiệu đồng thời từ hai đến nhiều phương án dịch khác nhau cho một bài thơ gốc, để bạn đọc có thể lựa chọn bản dịch mà mình ưa thích.

Trân trọng,
Nguyên Hùng.


Bài 1.
Veronika Tushnova
và cái nhìn về Mùa Xuân

Nguyên Hùng



Veronika Tushnova sinh ngày 14 tháng 3 năm 1915 tại Kazan. Bố là giáo sư ngành vi sinh, về sau là viện sĩ Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp Nga. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Veronika Tushnova cùng gia đình chuyển đến sống tại Leningrad. Theo nguyện vọng của cha, bà thi đỗ vào trường Đại học Y. Nhưng bà không tốt nghiệp ngành y dù đã học hết năm thứ 4. Bà chuyển sang học hội hoạ, và cũng chính vào thời gian này bà đã bị quyến rũ bởi thi ca.

Năm 1941 bà thi đỗ vào trường viết văn Goorki, nhưng cũng không nhập học. Chiến tranh nổ ra, bà bắt đầu làm việc tại một quân y viện. Trong trong điều kiện một mình nuôi con nhỏ và mẹ già đau yếu, bà vẫn tiếp tục làm thơ.

Năm 1945 nhà xuất bản “Cận vệ trẻ” đã cho xuất bản tuyển thơ của bà mang tên “Cuốn sách đầu tiên”. Năm 1950 bà công bố các trường ca “Đường đến Clukhor” và “Con đường”

Khiếu thơ của Veronika Tushnova càng được bộc lộ rõ trong thời kỳ cuối của sự nghiệp sáng tác qua những tuyển tập thơ “Ký ức con tim” (1958), “Hơi thở thứ hai” (1961) và “Một trăm giờ hạnh phúc” (1965). Tình yêu là đề tài xuyên suốt trong sự nghiệp thơ ca của bà, song hành với nó là những niềm vui và đau khổ, những mất mát và hy vọng, hiện tại và tương lai. Bà đã nói về tình yêu với tất cả tâm hồn, bà luôn kêu gọi mối quan hệ nhân ái giữa con người với con người. Thơ của bà đã rất nổi tiếng và được mọi người yêu mến.

Veronika Tushnova tự bạch rằng tất cả thơ của bà đều buồn, nhưng hoàn toàn không phải vì bà vốn là người ảm đạm như vậy trong cuộc sống, mà đơn giản bà chỉ làm thơ mỗi khi buồn lo và đau khổ. Ngược lại, khi không có gì phải buồn lo và đau khổ thì bà cười vui và chẳng viết gì cả.

Ngày 7 tháng Bảy năm 1965 sau một cơn bệnh nặng bà đã qua đời tại Moskva, lúc vừa tròn 50 tuổi.

Với độc giả Việt Nam, Veronika Tushnova là gương mặt khá xa lạ. Dưới đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu hai bài thơ của bà với phần dịch Nguyên Hùng, Việt Hùng và Thu Hương:

Bài thứ nhất

ВЕСНА

Туч взъерошенные перья.
Плотный воздух сыр и сер.
Снег, истыканный капелью,
по обочинам осел.

И упорный ветер с юга,
на реке дробящий льды,
входит медленно и туго
в прочерневшие сады.

Он охрипшей грудью дышит,
он проходит напролом,
по гремящей жестью крыше
тяжко хлопает крылом.

И кипит волна крутая
с каждой ночью тяжелей,
сок тягучий нагнетая
в сердцевины тополей.

Третьи сутки дует ветер,
третьи сутки стонут льды,
третьи сутки в целом свете
ни просвета, ни звезды.

Краю нет тоске несносной.
Третьи сутки в сердце мрак...
Может быть, и в жизни весны
наступают тоже так?

Mùa Xuân

Những đám mây bờm xờm
Khí trời toàn xám ướt
Bên đường từng đụn tuyết
Nhão dần thành nước trôi.

Gió nam thổi liên hồi
Trên sông băng vỡ vụn
Những khu vườn đen thẫm
Gió len vào nhọc nhằn.

Gió thở bằng ngực khàn
Mọi cản ngăn bất chấp
Gió mạnh phang cánh đập
Làm vang ầm mái tôn.

Sóng sủi bọt dựng bờm
Càng lúc càng hung dữ;
Những cây dương đầy ứ
Trong ruột dòng nhựa săn.

Gió hú ba ngày đêm
Ba ngày băng rầm rĩ
Ba ngày đêm cứ thế
Không mặt trời, trăng sao.

Ba ngày đêm u sầu
Nỗi buồn không bờ bến
Lẽ nào mùa Xuân đến
Trong cuộc đời vậy sao?

(Nguyên Hùng dịch)

Xuân đến

Mây
Sần sùi tướp tơ
Trời
xám xịt âm u
Tuyết
Tan dần thành giọt
Uớt nhão nhoẹt bên hè

Gió phương nam hùng hổ
Làm rạn mặt sông băng
Chầm chậm trườn từng bước
Vào khu vườn tối đen

Gió khàn giọng thở
Vượt mọi cản ngăn
Đập cánh ầm ầm
Mái tôn rung giật

Sóng sôi trào
Mỗi đêm một mạnh
Dồn ứ nhựa
Căng đầy thân dương

Ba ngày liền gió rít
Ba ngày liền băng rên
Ba ngày trời vần vũ
Không sao trời trong đêm

Ba ngày tối trong tim
Nỗi buồn không bờ bến
Lẽ nào xuân trong đời
Cũng nhọc nhằn khi đến?

(Thu Hương dịch)

Bài thứ hai:

Я давно спросить тебя хотела:
разве ты совсем уже забыл,
как любил мои глаза и тело,
сердце и слова мои любил...

Я тогда была твоей отрадой,
а теперь душа твоя пуста.
Так однажды с бронзового сада
облетает поутру листва.

Так снежинки - звездчатое чудо -
тонким паром улетают ввысь.
Я ищу, ищу тебя повсюду,
где же ты? откликнись, отзовись.

Как мне горько, странно, одиноко,
в темноту протянута рука.
Между нами пролегла широко
жизни многоводная река.

Но сильна надежда в человеке,
я ищу твой равнодушный взгляд.
Все таки мне верится, что реки
могут поворачивать назад.

Không đề

Em muốn hỏi anh tự rất lâu rồi
Chẳng lẽ anh đã quên đi tất thảy
Quên cả dáng em, trái tim, giọng nói
Quên đôi mắt này anh đã đắm say

Em từng là niềm vui suốt bấy tháng ngày
Sao không lấp nổi hồn anh giờ trống rỗng
Một sáng nọ giữa khu vườn gió lộng
Có chiếc lá vàng bứt cuống bay đi

Bông hoa tuyết kia - ngôi sao nhỏ diệu kỳ
Cũng tan nhẹ trong làn hơi mỏng mảnh
Em đi tìm anh, tìm anh mọi ngả
Ở nơi nào, trả lời nhé, anh yêu

Em cô đơn khi đêm tối lấn chiều
Chìa tay đỡ nỗi xót xa, cay đắng
Dòng sông lớn nước dâng tràn phẳng lặng
Chia chúng ta mỗi đứa mỗi bên

Nhưng hy vọng trong ta vô bờ bến
Em vẫn tìm - dù anh đã dửng dưng
Em vẫn tin, dù điều ấy chưa từng
Có thể khiến dòng sông quay trở lại.

(Việt Hùng dịch)

Không đề

Đã lâu em muốn hỏi anh
Lẽ nào anh đã lạnh lòng lãng quên
Rằng anh yêu cặp mắt em
Dáng hình, lời nói, trái tim nồng nàn...

Xưa em là nỗi hân hoan
Giờ lòng anh trống như ngàn mây bay
Một lần vườn ấy heo may
Lá kia rời cuống bay đầy không trung

Kìa bông tuyết nhỏ rưng rưng
Như sao mỏng mảnh tan dần trên cao
Em tìm em kiếm bạc đầu
Anh đâu, anh đáp một câu đi mà!

Lòng em cay đắng thãn thờ
Chìa tay đêm vắng mơ bờ vai ai
Cách ngăn một dải sông dài
Chia tình hai ngả đời ai héo mòn

Nhưng lòng hy vọng vẫn còn
Em mong anh liếc nhìn em lạnh lùng
Dù sao em vẫn đinh ninh
Sông kia chảy ngược để mình bên nhau.

(Thu Hương dịch)

Bài thứ ba:

Знаешь ли ты,
что такое горе,
когда тугою петлей
на горле?
Когда на сердце
глыбою в тонну,
когда нельзя
ни слезы, ни стона?
Чтоб никто не увидел,
избави боже,
покрасневших глаз,
потускневшей кожи,
чтоб никто не заметил,
как я устала,
какая больная, старая
стала...
Знаешь ли ты,
что такое горе?
Его переплыть
все равно что море,
его перейти
все равно что пустыню,
а о нем говорят
словами пустыми,
говорят:
"Вы знаете, он ее бросил..."
А я без тебя
как лодка без весел,
как птица без крыльев,
как растенье баз корня...
Знаешь ли ты, что такое горе?
Я тебе не все еще рассказала, -
знаешь, как я хожу по вокзалам?
Как расписания изучаю?
Как поезда по ночам встречаю?
Как на каждом почтамте
молю я чуда:
хоть строки, хоть слова
оттуда... оттуда...

Không đề

Anh có biết chăng
Thế nào là đau khổ?
Khi dây thòng lọng
Xiết dần trên cổ?
Khi trong tim, đắng cay
Thành bờ tích tụ,
Khi chẳng thể nào
Rên rỉ, khóc than?
Cầu Trời đừng ai thấy
Cặp mắt đỏ hoe
Làn da mờ đục,
Đừng ai thấy em - mỏi mòn,
Đau yếu - già nua...
Anh có khi nào
Nếm mùi đau khổ hay chưa?

Vượt qua khổ đau
Không khác gì bơi qua biển cả
Trải qua khổ đau
Cũng sánh ngang lết qua hoang mạc mênh mông.
Thế nhưng người đời
nói về nó với ngôn từ sáo rỗng:
"Hắn bỏ ả rồi, biết không..."

Còn em không có anh
Như thuyền không mái chèo,
Như chim cụt cánh,
Như cỏ cây lìa gốc...
Biết chăng anh thế nào là đau khổ?
Em vẫn còn chưa kể hết anh nghe,-
Anh đâu biết em đã thế nào
Khi lang thang qua những nhà ga?
Khi thẫn thờ đọc giờ tàu đến,
Khi ngóng trông từng chuyến tàu trong đêm lạnh
Khi khấn thầm trước mỗi trạm thư
Như cầu mong phép mầu-
Từ nơi kia, từ nơi anh -
Dẫu chỉ một dòng thôi
Dẫu chỉ một lời thôi
Sẽ đến...

(Thu Hương dịch)

Bài thứ 4:

Мне говорят:
нету такой любви.
Мне говорят:
как все,
так и ты живи!
Больно многого хочешь,
нету людей таких.
Зря ты только морочишь
и себя и других!
Говорят: зря грустишь,
зря не ешь и не спишь,
не глупи!
Всё равно ведь уступишь,
так уж лучше сейчас
уступи!
...А она есть.
Есть.
Есть.
А она - здесь,
здесь,
здесь,
в сердце моём
тёплым живёт птенцом,
в жилах моих
жгучим течёт свинцом.
Это она - светом в моих глазах,
это она - солью в моих слезах,
зренье, слух мой,
грозная сила моя,
солнце моё,
горы мои, моря!
От забвенья - защита,
от лжи и неверья - броня...
Если её не будет,
не будет меня!
...А мне говорят:
нету такой любви.
Мне говорят:
как все,
так и ты живи!
А я никому души
не дам потушить.
А я и живу, как все
когда-нибудь
будут жить!

Tự bạch

Mọi người bảo tôi:
Làm gì có tình yêu như thế.
Họ nói,
Cậu hãy sống
Như tất cả!
Cậu mong muốn quá nhiều,
Làm gì có những ngưòi như vậy!
Đừng làm khổ mình và mọi người thêm nữa,
Buồn làm chi,
Sao phải mất ăn mất ngủ,
Đừng ngốc nữa!
Đằng nào cậu cũng phải chịu thôi,
Thà ngay bây giờ
Chịu đi còn hơn!

...Thế mà có tình yêu như thế!
Có mà.
Có dấy.
Nó ở đây này,
Ngay đây,
Ngay đây,
Trong trái tim tôi
Ấm áp như chú chim non
Trong huyết quản của tôi
Cuồn cuộn như đợt sóng dồn.
Tình yêu đấy - là ánh mắt tôi lấp lánh
Tình yêu đấy - là vị nước mắt tôi mằn mặn
Là mắt tôi nhìn, là tai tôi thấy,
Là sức tôi mạnh hơn hết thảy,
Là Mặt trời chói lọi,
Là núi cao, biển sâu!
Là thứ bảo vệ tôi khỏi sự lãng quên
Là cái bao bọc tôi khỏi gạt lừa dối trá.
Nếu không có tình yêu như thế
Thì tôi cũng chẳng còn!

...Thế mà mọi người
Cứ bảo rằng không có.
Bảo tôi:
Hãy sống như tất cả!

Tôi sẽ không để ai làm nguội lửa lòng mình.
Tôi đang sống một cuộc đời,
Như tất cả mọi người
đến một khi nào
Rồi cũng sẽ phải sống
Như tôi.

(Thu Hương dịch)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2006 21:49:17 bởi Nguyên Hùng >

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
RE: Chân dung nhà thơ Nga - 27.10.2006 10:21:45
Bài 2.
Marina Xvetaeva, người trẻ mãi

Nguyên Hùng

Cuộc đời và tác phẩm


M. Xvetaeva (1892-1941)

Marina Xvetaeva sinh ngày 26 tháng 9 năm 1892 trong một gia đình có truyền thống văn hóa. Bố là Ivan Vladimirovich, giáo sư Trường Đại học tổng hợp Moskva, nhà triết học đồng thời là nhà hoạt động nghệ thuật nổi tiếng. Mẹ từng là một nghệ sĩ dương cầm tài năng.
Xvetaeva đã trải qua thời thơ ấu của mình ở Moskva và Tarus. Năm 16 tuổi, một mình đến Paris để tham dự tại Sorbonn một khóa ngắn hạn về lịch sử văn học Pháp. Bắt đầu làm thơ từ lúc lên sáu (không chỉ bằng tiếng Nga mà còn cả bằng tiếng Pháp và tiếng Đức), được in thơ từ năm 16 tuổi, và hai năm sau cho xuất bản cuốn “Album hoàng hôn” ("Вечерний альбом") từng được các nhà phê bình đánh giá cao. Các tập thơ của Xvetaeva từ đó lần lượt theo nhau xuất hiện trước sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả nhờ sự độc đáo có phần lập dị của một phong cách thơ. Có thể nói, thơ Xvetaeva không thuộc một trào lưu văn học nào.

Năm 1912 Marina Xvetaeva lập gia đình. Chồng bà là Xergey Efron, ông đồng thời cũng là người bạn gần gũi nhất của nhà thơ. Những năm chiến thanh thế giới thứ nhất, cách mạng và nội chiến là thời gian mà Xvettaeva giành hoàn toàn cho sáng tác. Bà sống ở Moskva và viết nhiều, nhưng hầu như không công bố tác phẩm của mình. Bà không tham gia Cách mạng tháng Mười vì không ủng hộ những người khởi nghĩa. Trong giới văn học, như trước đây bà vẫn giữ được tính biệt lập của mình.

Tháng 5 năm 1922 Xvetaeva quyết định cùng con gái ra nước ngoài để đến với chồng, người còn sống sót sau cuộc thanh trừng Đenikin và hiện là sinh viên Đại học tổng hợp Paris. Thời gian đầu hai mẹ con Xvetaeva sống ở Berlin, sau đó sang sống ở Praha, và vào tháng 11 năm 2005 thì cả gia đình lại chuyển đến Paris cùng với cậu con trai mới sinh. Cuộc sống của Xvetaeva lúc bấy giờ là cuộc sống của người lưu vong, vô cùng túng bấn và khốn khó.

Dẫu thế, sức sáng tạo của Xvetaeva không hề tỏ ra yếu ớt: năm 1923 xuất bản cuốn “Nghề thủ công” ("Ремесло") ở Berlin, cuốn sách nhận được sự đánh giá tích cực của giới phê bình. Năm 1924, trong thời gian ở Praha, bà viết “Trường ca núi đồi”, “Trường ca sự kết thúc” ("Поэма Горы", "Поэма Конца"). Năm 1926 hoàn thành trường ca “Cái bẫy chuột” ("Крысолов") và bắt tay viết các trường ca “Từ phía biển” ("С моря"), “Chiếc thang gác” ("Поэма Лестницы"), “Không khí” ("Поэма Воздуха") v.v…
Đa số trong số các tác phẩm trên vẫn chưa được công bố: nếu như thoạt tiên, những người lưu vong Nga tiếp nhận Xvetaeva như người của mình, thì rất nhanh sau đó bà đã trở nên đơn độc hoàn toàn vì tính độc lập và không chịu thỏa hiệp trong lập trường của mình. Bà không tham gia bất kỳ một xu hướng chính trị nào. Tập sách cuối cùng khi nhà thơ còn sống được xuất bản năm 1928 ở Paris là cuốn “Sau nước Nga” ("После России"), bao gồm các tác phẩm thơ được viết trong những năm 1922-1925.

Năm 1939 Xvetaeva được khôi phục quốc tịch Liên Xô và theo chồng trở về nước. Bà từng mơ ước, với sự trở về lần này bà sẽ là một “vị khách được mong đợi”. Nhưng điều đó đã không xảy ra: chồng và con gái của bà thì bị bắt giữ, em gái thì vào tù. Như trước đây, Xvetaeva lại phải sống cuộc đời đơn độc ở Moskva qua bao nhiêu biến cố. Chiến tranh xảy ra, bà cùng với con trai bị ném tới Elabuga. Trong tình cảnh cô đơn, không việc làm và tuyệt vọng, nữ thi sĩ đã tự kết liễu cuộc đời vào ngày 31 tháng 8 năm 1941.

Với độc giả Việt Nam

Có thể nói rằng, dù là nữ thi sĩ Nga tài năng nhưng Marina Xvetaeva đối với độc giả Việt Nam hãy còn khá xa lạ. Điều này cũng dễ hiểu: ngay ở Nga, mãi đến những năm gần đây thì danh phận của nữ nhà thơ mới được thừa nhận. Hơn thế, sau biến cố tháng 8 năm 1991, do nhiều lý do khác nhau, việc giới thiệu và cổ súy văn học Nga và Xô viết nói chung và thi ca Nga nói riêng ở nước ta, dường như đã trở nên rất hiếm hoi trên các các phương tiện thông tin đại chúng.

Mấy năm trước, nữ nhà thơ Ý Nhi đã cho in một chùm thơ về Marina Xvetaeva, trong đó có bài “Xvetaeva - Người yêu”, để bày tỏ sự cảm thông với nhà thơ đã khuất:

Chưa một lần gặp gỡ
giữa bao nhiêu hỗn tạp của đời
bà chỉ nghe vang lên một cái tên yêu dấu
và đôi môi run rẩy
thầm thì nhắc lại.

Chưa một lần gặp gỡ
hằng đêm
bà nguyện cầu sự bình yên cho người ấy

Chưa một lần gặp gỡ
khóc lặng lẽ dưới hàng cây xanh
và muốn áp khuôn mặt mình vào cỏ.

Chưa một lần gặp gỡ
bà khước từ mọi mối tình khác
như một người tuyệt vời hạnh phúc
như một kẻ hoàn toàn vô vọng.

Chưa một lần gặp gỡ
bà gắn mối tình của mình
cùng tình yêu cay đắng với nước Nga.

Bà đi đến cuộc trùng phùng
trên đôi chân rớm máu.

Về phần mình, chúng tôi xin được giới thiệu sau đây trích đoạn trong tác phẩm “Cho người yêu dấu” (“Любимому”) và một số bài thơ của Marina Xvetaeva với phần dịch ra tiếng Việt của các thành viên của NuocNga.net:

Bài thứ nhất

Любимому

Мне нравится, что Вы больны не мной,
Мне нравится, что я больна не Вами,
Что никогда тяжелый шар земной
Не уплывет под нашими ногами.

Мне нравится, что можно быть смешной -
Распущенной - и не играть словами,
И не краснеть удушливой волной,
Слегка соприкоснувшись рукавами.

Мне нравится еще, что Вы при мне
Спокойно обнимаете другую,
Не прочите мне в адовом огне
Гореть за то, что я не Вас целую.

Что имя нежное мое, мой милый, не
Упоминаете ни днем, ни ночью - всуе...
Что никогда в церковной тишине
Не пропоют над нами: Аллилуйя!

Спасибо Вам и сердцем и рукой,
За то, что Вы меня - не зная сами! -
Так любите: за мой ночной покой,
За редкость встреч закатными часами,

За наши не-гулянья под луной,
За солнце, не у нас над головами, -
За то, что Вы больны - увы! - не мной,
За то, что я больна - увы! - не Вами!

Bản dịch của Quỳnh Hương:

Anh đau lòng đâu có phải vì em,
Em cũng thế, và em thích thế,
Em cũng thích trái đất này quay mãi
Mà chẳng thể nào trôi mất dưới chân mình

Em cũng thích cứ đầu bù tóc rối
Thiếu chỉnh tề một chút cũng chẳng sao
Không nói khéo cũng chẳng cần đỏ mặt
Khi vô tình để tay áo chạm nhau

Em càng thích anh ôm hôn ai khác
Trước mặt em, không giữ ý, ngại ngần
Chính vì thế em cũng không phải chịu
Lửa thiêu địa ngục khi hôn kẻ khác anh

Anh dịu hiền, anh không cần phải nhắc
Tên em trong bề bộn lo toan...
Nhạc hôn lễ trước bàn thờ Chúa
Mỗi chúng ta tự nghe bên người khác của mình

Cảm ơn anh với tất cả tấm lòng
Dù vô tình vẫn yêu em hơn tất thảy
Cảm ơn anh khi màn đêm êm đềm chảy
Và những hẹn hò thưa thớt lúc hoàng hôn

Cảm ơn anh - bên em không đi dạo dưới trăng
Mặt trời cũng không sưởi chung hai đứa
Anh đau lòng, than ôi, nhưng chẳng vì em nữa
Em cũng vậy, than ôi, đau chẳng phải vì anh

Bản dịch của Lưu Hải Hà:

Em rất vui vì anh không yêu em
Em rất vui vì em không yêu anh
Vì chẳng bao giờ trái đất này nặng trĩu
Lại trôi đi dưới gót chúng mình

Em rất vui vì em có thể nực cười
Chẳng cần chơi chữ, và có thể lả lơi
Và nếu như tay áo ta chạm khẽ
Thì em chẳng cần đỏ mặt đến nghẹn lời

Em rất vui vì khi em có mặt
Anh điềm tĩnh ôm một người khác đẹp xinh
Đừng rủa em phải cháy trong địa ngục
Vì người em hôn chẳng phải là anh.

Cả ngày lẫn đêm chẳng bao giờ anh nhắc
Tên em dịu dàng – thật vô ích quá mà
Và chẳng bao giờ trong nhà thờ yên tĩnh
Người ta hát mừng chúng mình “alleluia”

Cám ơn anh, bằng cả trái tim trọn vẹn
Vì dẫu chẳng ngờ, nhưng anh thật yêu em:
Anh chẳng quấy rầy sự yên tĩnh mỗi đêm
Ta chẳng cùng nhau đón hoàng hôn mấy tối

Vì ta không cùng đi dạo dưới trăng thanh
Vì mặt trời chẳng chiếu sáng đôi mình
Vì – thật tiếc rằng – anh không yêu em
Vì – thật tiếc rằng – em không yêu anh.

Bài thứ hai:

ПОСЛЕДНЯЯ ВСТРЕЧА

О, я помню прощальные речи,
Их шептавшие помню уста.
"Только чистым даруются встречи.
Мы увидимся, будь же чиста".

Я учителю молча внимала.
Был он нежность и ласковость весь.
Он о "там" говорил, но как мало
Это "там" заменяло мне "здесь"!

Тишина посылается роком, --
Тем и вечны слова, что тихи.
Говорил он о самом глубоком,
Баратынского вспомнил стихи;

Говорил о игре отражений,
О лучах закатившихся звезд...
Я не помню его выражений,
Но улыбку я помню и жест.

Ни следа от былого недуга,
Не мучительно бремя креста.
Только чистые узрят друг друга, --
Мой любимый, я буду чиста!

Bản dịch của Quỳnh Hương:

Lần gặp cuối

Ôi, em vẫn nhớ những lời từ biệt
Và đôi môi anh đã thầm thì.
"Duyên hội ngộ chỉ cho người trong trắng
Hãy giữ mình, em nhé, anh đi".

Em lặng im nghe những lời anh dặn
Anh - hiện thân của tình cảm dịu dàng.
Anh nói "đằng kia" mà sao lạ
Đối với em nghe như vẫn "ở đây"!


Rồi tất cả lặng đi vì số phận, --
Lời nói thành vĩnh viễn, bởi là thơ.
Anh nói về những điều sâu sắc nhất
Nhớ những dòng tác phẩm của người xưa

Anh nói về trò chơi hình và bóng
Nói miên man về những ánh sao xa...
Em nghe mà chẳng nhớ lời anh nói,
Chỉ nhớ nụ cười và cánh tay đưa.

Không còn dấu mảy may cơn bệnh cũ,
Cũng không còn gánh nặng thập tự hoa.
Chỉ những người trắng trong mong gặp lại,--
Anh yêu ơi, em sẽ giữ mình mà!

Bản dịch của Lưu Hải Hà:

Cuộc gặp gỡ cuối cùng

Ôi tôi nhớ những lời ly biệt,
Và đôi môi đã thốt chúng ra.
“Người thanh sạch mới cùng nhau gặp lại
Hãy thanh sạch nghe em, và ta sẽ gặp ta”

Tôi im lặng lắng nghe lời thầy giáo
Bao dịu dàng, bao âu yếm là đây.
Anh nói về “nơi đó”, nhưng “nơi đó”
Chẳng chút thay được cho tôi “nơi đây”!

Sự yên lặng chắc là do số phận --
Lời vĩnh cửu vì lời lẽ lặng đi.
Anh ấy nói về những gì sâu sắc nhất,
Nhắc đến cả thơ của Baratưnsky.

Anh nói về trò đùa phản xạ
Về tia sáng của ngôi sao sắp tàn
Tôi không nhớ rõ những lời anh nói
Chỉ nhớ nụ cười và cử chỉ …

Không còn trĩu vai cây thập tự
Không còn dấu vết những cơn đau
"Anh yêu hỡi, em sẽ luôn thanh sạch!
Chỉ những người thanh sạch mới thấy nhau!”

Bài thứ ba:

ПОЦЕЛУЯ

-- "Какие маленькие зубки!
И заводная! В парике!"
Она смеясь прижала губки
К ее руке.

-- "Как хорошо уйти от гула!
Ты слышишь скрипку вдалеке?"
Она задумчиво прильнула
К его руке.

-- "Отдать всю душу, но кому бы?
Мы счастье строим -- на песке!"
Она в слезах прижала губы
К своей руке.

Bản dịch của Thu Hương:

Ba nụ hôn

"Răng nhỏ xíu thế này!
Dây cót, rồi tóc giả!" -
Cô bé cười xinh quá
Thơm tay hồng búp bê.

- Mình ra khỏi nơi ồn ã này đi
Anh có nghe tiếng đàn xa vọng lại?" -
Nàng thiếu nữ đăm chiêu e thẹn
Nép mình sát vai người yêu...

-Hiến dâng cả trái tim, nhưng cho ai cơ chứ!
Khéo lại như Dã Tràng, xây lâu đài trên bể!"
Cô gái trẻ nghẹn ngào
Cắn tay mình ngăn lệ...

Bản dịch của Quỳnh Hương:

Ba lần hôn

--"Ôi hàm răng nhỏ đẹp làm sao!
Có tóc giả! Lại được lên dây cót!"
Bé gái cười đặt đôi môi mềm mại
lên cánh tay êm.

--"Xa đám đông ồn ào dễ chịu biết bao nhiêu!
Anh có nghe tiếng vĩ cầm vang đâu đó?"
Thiếu nữ trầm ngâm lặng lẽ
Nép mình bên cánh tay người yêu.

-- "Dâng cả tâm hồn, nhưng biết cho ai?
Đàn bà chúng ta xây hạnh phúc nhầm trên cát!"
Để khỏi bật lên tiếng khóc
Thiếu phụ đưa tay khép chặt đôi môi.

Bài thứ tư:

РАЗНЫЕ ДЕТИ

Есть тихие дети. Дремать на плече
У ласковой мамы им сладко и днем.
Их слабые ручки не рвутся к свече, --
Они не играют с огнем.

Есть дети -- как искры: им пламя сродни.
Напрасно их учат: "Ведь жжется, не тронь!"
Они своенравны (ведь искры они!)
И смело хватают огонь.

Есть странные дети: в них дерзость и страх.
Крестом потихоньку себя осеня,
Подходят, не смеют, бледнеют в слезах
И плача бегут от огня.

Мой милый! Был слишком небрежен твой суд:
"Огня побоялась -- так гибни во мгле!"
Твои обвиненья мне сердце грызут
И душу пригнули к земле.

Есть странные дети: от страхов своих
Они погибают в туманные дни.
Им нету спасенья. Подумай о них
И слишком меня не вини!

Ты душу надолго пригнул мне к земле...
-Мой милый, был так беспощаден твой суд!-
Но все же я сердцем твоя -- и во мгле
"За несколько светлых минут!"

Bản dịch của Thu Hương:

Những đúa trẻ khác nhau

Có những đúa trẻ hiền hòa
Cả ban ngày cũng ngủ ngon bên gối mẹ
Chẳng khi nào vươn tay về ánh nến
Chúng không nghịch lửa bao giờ.

Có những đúa lại hiếu động vô cùng
Cứ tưởng như chính chúng là tia lủa
Hoài công khuyên: "Lửa nóng đấy, đừng sờ!"
Chúng bạo dạn vờn tay nghịch bỏng.

Lại có thứ trẻ lạ lùng: luôn luôn hãi sợ
Làm dấu thánh trong mỗi bước chân
Run rẩy, tái xanh tiến gần ngọn lủa
Rồi khóc òa chạy xa thật nhanh.

Cha thân yêu ơi, lời cha quá vô tình:
"Nếu sợ lửa, hãy chết trong bóng tối!"
Lời cha mắng làm tim con nhức nhối
Làm lòng con xấu hổ, đớn đau

Có những đúa trẻ lạ đời: chúng chết dần trong nỗi sợ của mình
Trong những ngày mây mù. Vô phương cứu chữa.
Nghĩ đến chúng mà xem cha ơi,
Và đừng kết tội con nặng nề như thế!

Cha làm con kinh sợ quá lâu
Cha thân yêu ơi, lời cha hà khắc quá
Nhưng dù sao con là con của cha
Trong bóng tôi cũng muốn mình thắp lửa!

Bản dịch của Quỳnh Hương:

Những đứa trẻ khác nhau

Có những đứa ngoan hiền. Suốt ngày mơ màng ngủ
Ngon giấc nồng trên vai mẹ yêu.
Tay yếu ớt chẳng đòi cây nến cháy
Chẳng thử trò nghịch lửa bao giờ.


Có những đứa -- như những tia lửa nhỏ:
Như lửa cháy bừng bừng - chúng nghịch chẳng sót gì.
Luôn can đảm thử đưa tay vào lửa
Mặc người lớn can ngăn: "Bỏng đấy, hãy tránh đi!"

Có những đứa lạ lùng: hiếu kỳ đầy sợ hãi
Lén làm dấu cầu xin che chở
Vẫn không dám lại gần và nhợt nhạt, tái xanh.
Chúng bỏ chạy cho xa mà nước mắt vòng quanh.

Người hỡi! Lời người không cân nhắc:
"Sợ lửa à? -- Chết trong bóng tối đi!"
Lời buộc tội làm tim tôi đau cắt
Và tâm hồn rơi xuống tận vực sâu.

Có những đứa lạ lùng: chúng chết vì nỗi sợ
Của chính mình trong những ngày mù sương.
Chẳng cứu chúng nổi đâu. Xin cảm thông
Và đừng buộc tội tôi nặng lời như thế

Hồn tôi người đạp xuống đất đen
- Người ơi, phán quyết sao nghiệt ngã.
Nhưng tôi thuộc về người với tất cả trái tim.
Trong bóng tối - ơn người cho vài phút sáng.

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
NGƯỜI LỮ HÀNH BỊ BẮT CÓC - 28.10.2006 21:45:31
Rozhdestvensky Robert
NGƯỜI LỮ HÀNH BỊ BẮT CÓC


Nguyên Hùng

Thân thế và tác phẩm Rozhdestvensky Robert


Rozhdestvensky Robert sinh ngày 20 tháng 6 năm 1932 tại làng Kosikha thuộc vùng Altai trong một gia đình quân nhân: bố là sĩ quan, mẹ là bác sỹ quân y. Từ năm lên chín, Robert đã phải sống trong trại trẻ vì cả bố và mẹ đều ra mặt trận. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh vào học Đại học tổng hợp Petrozavod và bắt đầu làm thơ với những bài thơ đầu tay được in vào năm 1950. Rời trường đại học tổng hợp, Robert trở thành sinh viên Trường viết văn Gorki và tốt nghiệp trường này vào năm 1956.

Từ khi còn là sinh viên trong trường đại học, Robert đã cho công bố các tập thơ “Những ngọn cờ của mùa xuân” (1955), “Thử thách” (1956) và cả trường ca “Tình yêu của tôi” (1955). Sau đó, các tập thơ khác lần lượt theo nhau được xuất bản: “Con đường phiêu dạt” (1959), “Gửi bạn đồng niên” (1962), “Những hòn đảo hoang” (1962), “Phạm vi ảnh hưởng” (1965), “Dâng hiến” (1970), “Hai mươi năm” (1973)…

Rozhdestvensky Robert thu hút được sự chú ý của nhiều tờ báo và nhà xuất bản bởi thơ ông mang đậm bản sắc dân tộc và tính nhân văn. Thơ ông cũng được chính ông phổ nhạc và để lại nhiều bài hát nổi tiếng: “Hãy là như thế”, “Bài ca những lẻ báo thù không bao giờ bị bắt”, “Bầu trời bao la”, v.v…

Năm 1971, Rozhdestvensky Robert cho ra mắt tập tùy bút “Và trái đất không có tận cùng”.

Năm 1980, một loạt các tuyển thơ và trường ca của ông được xuất bản: “Tiếng nói thành phố”, “Bảy trường ca”, “Lựa chọn”, “Thơ, ballat, ca khúc”, “Cho những người bạn”…

Vào những năm 199x, nhà thơ tiếp tục công bố các tập thơ “Thao thức” (1991), “Giao điểm” (1992), “Tư duy Aliosa” (thơ giành cho thiếu nhi, 1991).

Rozhdestvensky Robert mất ngày 20 tháng 8 năm 1994. Tập “Những bài thơ cuối cùng của Robert Rozhdestvensky” đã được in sau đó.

Con người Rozhdestvensky Robert

Rozhdestvensky là nhà thơ Nga cùng thế hệ với Voznesensky và Evtushenko; họ là ba nhà thơ chính thức được công nhận ở Liên Xô lúc đương thời. Và mặc dù rất khác nhau cả về thơ ca và con người, từ những năm 195x ba nhà thơ này đã trở thành những người bạn khá thân thiết. Theo cách nói của Voznesensky, họ “như ba người lữ hành đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau, bị bọn cướp bắt được nơi giao lộ rồi trói chung vào một gốc cây”.

Nếu như Evtushenko luôn thích được mọi người chú ý thì Rozhdestvensky lại muốn tránh tất cả mọi người để làm việc. Trong khi Voznesensky cùng với Evtushenko luôn tỏ ra thi đua với nhau xem ai là thi sĩ số một thì Rozhdestvensky lại trăn trở trước những bản thảo thơ của bạn bè và coi việc xuất bản thơ cho người khác là niềm vui.

Rozhdestvensky là người có tư tưởng tự do dân chủ và không e ngại thể hiện điều đó. Ngay từ những năm Stalin cầm quyền, ông đã tìm đọc và thuộc nhiều thơ cấm của B. Kornilov, P. Vaxiliev. Năm 1986, tại diễn đàn đại hội nhà văn ở Kremli, cùng với Voznesensky và Evtushenko, ông đã đứng lên yêu cầu dân chủ, dỡ bỏ chế độ kiểm duyệt, làm ấm lại niềm tin đang bị đóng băng trong giới viết văn. Rozhdestvensky cũng là người chủ trương viết thư cho Gorbachev vào năm 1990 với yêu cầu nhà nước phải lên án mạnh mẽ chủ nghĩa bài Do Thái.

Rozhdestvensky đồng thời cũng là một người yêu trẻ. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã giành nhiều tình cảm cho lứa tuổi trẻ thơ. Mảng thơ giành cho thiếu nhi của ông được Evtushenko đánh giá là “rất hấp dẫn và dễ thương”.

Rozhdestvensky Robert qua đời để lại niềm tự hào cho người vợ và hai cô con gái. Vợ ông, bà Alla Kireeva, nhà phê bình văn học, người từng là bạn học của nhà thơ tại Trường viết văn Gorki. Mỗi lần nhớ về chồng, Alla thường nói rằng những người như Robert bà sẽ không bao giờ gặp nữa, và sau khi ông mất đi bà cố không nghĩ về những tháng năm hạnh phúc, bởi sợ rằng nó sẽ làm vô vị mất phần đời còn lại của bà. Cô con gái lớn Ecaterina Rozhdestvenskaya là nhà báo, được đánh giá là viết rất hay về các đề tài điện ảnh và văn học. Nhưng cô luôn dùng bút danh dưới những bài viết của mình vì sợ rằng chúng chưa tương xứng với tên tuổi của người bố.

Một số bản dịch thơ Rozhdestvensky Robert

Thơ Rozhdestvensky Robert có thể còn xa lạ với nhiều độc giả Việt Nam, bởi các nhà thơ Nga thế hệ ông hầu như rất ít được dịch và phổ biến ở nước ta. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin giới thiệu sau đây một số thơ Rozhdestvensky qua các bản dịch của Nguyên Hùng, Quỳnh HươngLưu Hải Hà.

1.
На Земле безжалостно маленькой
жил да был человек маленький.
У него была служба маленькая.
И маленький очень портфель.
Получал он зарплату маленькую...
И однажды — прекрасным утром —
постучалась к нему в окошко
небольшая, казалось, война...
Автомат ему выдали маленький.
Сапоги ему выдали маленькие.
Каску выдали маленькую
и маленькую — по размерам — шинель.

...А когда он упал — некрасиво, неправильно,
в атакующем крике вывернув рот,
то на всей земле не хватило мрамора,
чтобы вырубить парня в полный рост!

1.
Nơi trái đất đáng thương bé nhỏ
Có một người nhỏ bé sống qua
Bằng việc làm bé nhỏ gọi là
Chiếc cặp bé cùng tiền lương bé nhỏ…
Một buổi sáng đẹp trời, bỗng ùa vào trước cửa
Cuộc chiến tranh, dường như chỉ nhỏ thôi
Anh được trao tiểu liên nhỏ bên người
Được phát ủng vừa đôi chân bé nhỏ
Chiếc áo choàng cho anh cùng cỡ
Chiếc mũ sắt đội đầu nhỏ bé như anh.

…Nhưng khi anh ngã xuống,
..................................dù dáng nằm không đẹp
Tiếng thét “xung phong” làm méo miệng dễ thương
Thì cả trái đất này không đủ đá hoa cương
Để tạc trọn dáng hình anh bé nhỏ.

(Nguyên Hùng dịch)

2.
Приходить к тебе, чтоб снова
просто вслушиваться в голос;
и сидеть на стуле, сгорбясь,
и не говорить ни слова.

Приходить, стучаться в двери,
замирая, ждать ответа...
Если ты узнаешь это,
то, наверно, не поверишь,

то, конечно, захохочешь,
скажешь: «Это ж глупо очень...»
Скажешь: «Тоже мне - влюблённый!» -
и посмотришь удивлённо,

и не усидишь на месте.
Будет смех звенеть рекою...
Ну и ладно. Ну и смейся.
Я люблю тебя такою.

2.
Giá được đến bên em, để thêm một lần
Được đơn giản lắng nghe giọng nói
Để được ngồi trên ghế, lưng hơi cúi
Và để không cần nói một lời .

Giá được đến nhà em, và gõ cửa
Và thót tim chờ đợi tiếng trả lời
Và nếu như em biết điều đó nhỉ
Thì có lẽ là em chẳng tin tôi .

Thì tất nhiên em sẽ cười khanh khách
Em sẽ nói rằng "Ồ, ngốc nghếch, nực cười ..."
Em sẽ nói "Anh cũng yêu cơ đấy!"
Và sẽ nhìn rất đỗi ngạc nhiên .

Và em sẽ chẳng ngồi yên một chỗ
Tiếng cười sẽ vang lanh lảnh thành sông
Thôi cũng được. Cứ cười đi em nhé.
Em là thế nên anh mới phải lòng.

(Lưu Hải Hà dịch)

3.
Будь, пожалуйста, послабее.
Будь, пожалуйста.
И тогда подарю тебе я
чудо запросто.

И тогда я вымахну - вырасту,
стану особенным.
Из горящего дома вынесу
тебя, сонную.

Я решусь на всё неизвестное,
на всё безрассудное -
в море брошусь, густое, зловещее,
и спасу тебя!..

Это будет сердцем велено мне,
сердцем велено...
Но ведь ты же сильнее меня,
сильней и уверенней!

Ты сама готова спасти других
от уныния тяжкого,
ты сама не боишься ни свиста пурги,
ни огня хрустящего.

Не заблудишься, не утонешь,
зла не накопишь,
Не заплачешь и не застонешь,
если захочешь.

Станешь плавной и станешь ветреной,
если захочешь...
Мне с тобою - такой уверенной -
трудно очень.

Хоть нарочно, хоть на мгновенье -
я прошу, робея, -
помоги мне в себя поверить,
стань слабее.

3.
Em ạ, em hãy là phái yếu
Anh xin em yếu đuối một chút thôi
Để anh có thể tặng em
Giản đơn điều kỳ diệu trên đời.

Và khi đó anh sẽ vươn vai
Rùng mình, trở thành người đặc biệt
Để nâng em đang say ngủ trên tay
Mang khỏi ngôi nhà đang cháy.

Anh sẽ dám làm điều rồ dại nhất
Mọi điều chưa ai ngờ đến bao giờ
Nhảy xuống biển, dù bão dông gầm thét,
Cứu em, và mang đi...!

Anh làm theo mệnh lệnh của trái tim
Trái tim ra lệnh cho anh
Nhưng sao em mạnh hơn anh thế?
Mạnh hơn và thừa tự tin!

Cứu mọi người khỏi những nỗi buồn
Em luôn đầy sức lực
Em chẳng hề sợ bão tuyết gào
Và ngọn lửa rít trong giận dữ.

Em không thể bị lạc, không thể bị chìm
Em không chất chứa trong tim điều dữ
Em không khóc và cũng không than thở
Bởi em muốn thế mà.

Nếu muốn, em có thể dịu hiền và bay bổng.
Bên một cô gái tự tin đến thế
Anh thấy mình bỗng như thừa.
Em ơi, anh xin em, hãy cố
Yếu mềm đi, dù chỉ một phút giây.
Giúp anh nhé, anh lấy lại sự tự tin
Trong khoảnh khắc em vờ yếu đuối

(Quỳnh Hương dịch)

---------------------------------

(Một số bản dịch khác sẽ được giới thiệu tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2006 21:48:17 bởi Nguyên Hùng >

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
RE: NGƯỜI LỮ HÀNH BỊ BẮT CÓC - 30.10.2006 08:00:21
THƠ ROZHDESVENSKY - CÁC BẢN DỊCH KHÁC

Bài 1.

Trên Trái đất nhỏ nhoi thảm hại này
Từng có một chàng trai nhỏ bé.
Anh làm việc tại một công sở nhỏ,
Mỗi sáng mang theo mình một chiếc cặp nhỏ thôi.
Hàng tháng lĩnh lương món tiền còi...

Nhưng bỗng nhiên vào một sáng đẹp trời
Tin dữ đến với từng ô cửa sổ
Chiến tranh, dường như không lớn, đã bắt đầu...
Anh nhận khẩu súng trường tự động xinh xinh
Đôi ủng lính vừa chân cỡ nhỏ
Chiếc mũ sắt vừa mái đầu thanh tú
Và áo khoác ngoài số nhỏ nhất của quân nhân.

...Thế mà khi anh hy sinh – thế ngã dù không đẹp,
Tiếng thét xung phong làm biến dạng đôi môi
Tìm khắp Trái đất này cũng chẳng đủ hoa cương
Để tạc tượng cho xứng tầm anh đứng thẳng!

(Qùynh Hương dịch)

Ngày xửa ngày xưa có một người bé nhỏ
Sống trên Trái đất này - cũng nhỏ đến phát thương
Anh ấy có một công việc nhỏ bé bình thường
Và cái cặp - cũng rất là bé bỏng
Anh ấy nhận tiền lương - cũng nhỏ bé thôi

Nhưng có một lần - vào một sáng tuyệt vời
Một cuộc chiến tranh tưởng như nhỏ bé ...
Chiến tranh gõ cửa nhà anh nhè nhẹ
Anh được phát khẩu súng trường nhỏ bé
Anh được nhận đôi ủng cũng nhỏ thôi
Anh được phát cả một chiếc mũ sắt bé
Và áo khoác ngoài - cỡ cũng nhỏ - bình thường

... Và khi anh ngã - không đẹp, không đúng kiểu
Trên miệng vẫn còn tiếng thét xung phong
Thì trên khắp trái đất này đá hoa cương không đủ
Để tạc tượng anh cho thật xứng tầm!

(Lưu Hải Hà dịch)

Bài 2.

Anh lại đến bên em, chỉ để thêm một lần
Chăm chú lắng nghe em nói
Để lại ngồi còng lưng trên ghế
Chẳng thể nào nói được một câu.

Anh lại đến và gõ cửa
Rồi lặng người chờ một tiếng mời vào
Nếu như em biết điều này
Chắc em không tin đâu nhỉ.

Chắc em, dĩ nhiên là thế,
Cười to, và bảo: “Nghe mới ngốc làm sao...”
“Thế mà cũng đòi - phải lòng say đắm!”
Rồi ném một cái nhìn ngạc nhiên

Và bởi vì em không thể ngồi yên
Em sẽ không kìm tiếng cười chảy như sông.
Cũng được. Hãy cứ cười em ạ
Vì anh yêu em như thế cơ mà.

(Qùynh Hương dịch)

Bài 3.

Này em ơi, anh xin em một chút
Này em yêu, hãy yếu đuối chút đi
Và khi đó hẳn là anh có thể
Dễ dàng tặng em những diệu kỳ

Và khi đó anh vung tay, anh sẽ
Lớn thành người thật đặc biệt trên đời
Nếu em mê mệt trong ngôi nhà cháy
Anh sẽ mang em ra, dễ dàng thôi

Anh sẽ làm tất cả gì chưa rõ
Làm tất cả những gì táo bạo
Dẫu bao điềm gở biển kia có báo
Thì anh cũng nhảy vào để cứu em ra!

Đó sẽ là lệnh của trái tim
Lệnh của trái tim anh nóng hổi.
Nhưng em mạnh mẽ hơn, em hỡi
Em mạnh hơn và tự tin hơn!

Em sẵn sàng cứu bao người khác
Khỏi những ngày chán ngán ủ ê
Em không sợ lửa bừng bừng thiêu đốt
Hay bão tuyết kia gầm rú não nề

Em sẽ không lạc đường, không chết đuối
Và không bao giờ gom góp hờn căm,
Nếu em muốn, em sẽ không rên rỉ
Và sẽ không ngồi khóc âm thầm

Nếu em muốn, thì em sẽ nhẹ dạ
Nếu em muốn, em cũng mềm dẻo thôi
Em tự tin quá, nên anh thấy
Khó xử bên em, khó lắm, em ơi

Ôi ngại quá, anh cầu xin em đấy
Hãy giúp cho anh được tự tin
Dù cố ý, dầu chỉ trong vài phút
Anh xin em, em hãy yếu đuối hơn!

(Lưu Hải Hà dịch)

Bài 4. ДОЧКЕ

Катька, Катышок, Катюха -
тоненькие пальчики.
Слушай, человек-два-уха,
излиянья папины.

Я хочу, чтобы тебе
не казалось тайной,
почему отец теперь
стал сентиментальным.

Чтобы всё ты поняла -
не сейчас, так позже.
У тебя свои дела
и свои заботы.

Занята ты долгий день
сном, едою, санками.
Там у вас, в стране детей,
происходит всякое.

Там у вас, в стране детей -
мощной и внушительной, -
много всяческих затей,
много разных жителей.

Есть такие - отойди
и постой в сторонке.
Есть у вас свои вожди
и свои пророки.

Есть - совсем как у больших -
ябеды и нытики...
Парк бесчисленных машин
выстроен по нитке.

Происходят там и тут
обсужденья грозные:
«Что на третье дадут:
компот или мороженое?»

«Что нарисовал сосед?»
«Ёлку где поставят?..»
Хорошо, что вам газет -
взрослых - не читают!..

Смотрите, остановясь,
на крутую радугу...
Хорошо, что не для вас
нервный голос радио!

Ожиданье новостей
страшных и громадных...
Там у вас, в стране детей,
жизнь идёт нормально.

Там - ни слова про войну.
Там о ней - ни слуха...
Я хочу в твою страну,
человек-два-уха!

Gửi con gái

Kát-ka, Ka-tư-sốk, Ka-chiu-kha!
Những ngón tay mảnh mai xinh xắn
Nghe này con, cô-bé-hai-tai-vểnh
Như đúc khuôn giống hệt tai ba.

Ba muốn con hay
Một điều bí mật
Vì sao giờ đây
Ba thành "mít ướt"ị

Để con sau này
Tận tường mọi sự,
Khi công việc nhiều
Cùng bao lo nghĩ.

Con bận mỗi ngày
Ngủ, ăn, trượt tuyết
Thế giới trẻ thơ
Biết bao công việc!

Vương quốc các con
Oai phong hùng mạnh.
Bao chuyện lo toan,
Bao người sinh sống

Có kẻ nên tránh
Đừng lại gần thêm
Có cả thủ lĩnh
Cả đấng thần tiên.

Có hạng mách lẻo
Có nhóm than van
Bãi xe, của hàng
Khác gì người lớn!

Chỗ này chỗ nọ
Xôn xao luận bàn:
"Tráng miệng gì nhỉ -
Kem hay nước cam?"

"Hàng xóm vẽ gì?
Thông đặt đâu đấy?.."
Thật may các con
Không đọc tin sớm

Các con hãy ngắm
Cầu vồng lung linh
May sao tai xinh
Tiếng đài không lọt

Không cần theo dõi
Tin tức kinh hoàng
Thế giới trẻ con
Vẫn bình yên lắm!

Không tin chiến trận
Không chuyện giao tranh...
Này Bé-tai-xinh,
Ba cũng muốn mình
Bién thành con trẻ!

(Thu Hương dịch)

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
GƯƠNG MẶT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRONG VĂN HỌC - 31.10.2006 08:21:11
Bài 4.

Vladimir Nabokov
GƯƠNG MẶT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRONG VĂN HỌC

Nguyên Hùng


Vladimir Nabokov (1899-1977)
Trong lịch sử văn học thế kỷ 20, Vladimir Nabokov giữ vị trí độc nhất vô nhị, là tác giả viết giỏi đồng thời bằng hai thứ tiếng: Nga và Anh. Sinh ra ở nước Nga, ông luôn mang theo mình những hồi ức về quê hương, thể hiện chúng qua hàng chục tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau và xứng đáng trở thành một trong những gương mặt hàng đầu của nền văn học Nga. Đồng thời, ông cũng được coi là nhà kinh điển của nền văn xuôi Mỹ hiện đại, là người mà các nhà văn “bản xứ” như K.Wonnegut, J. Bart, T.Pinchon, T.Sazern tôn vinh là vị tiền bối gần gũi của mình. Với mảng tác phẩm được viết bằng Anh ngữ, dường như Nabokov là nhà văn được sinh ra ở bên kia bờ Đại Tây Dương chứ không phải là một người con của nước Nga.

Có thể nói rằng, Vladimir Nabokov đang giữ một giá trị sáng tạo kỷ lục; và điều đó chứng tỏ một điều rằng, “xuất xứ của nhà văn chỉ là điều thứ yếu, sự nghiệp sáng tạo của anh ta mới là tờ giấy thông hành đích thực”. Với những đóng góp to lớn của mình cho nền văn học thế giới, năm 1974, Vladimir Nabokov từng được đề cử xét tặng thưởng giải Nobel về văn chương cùng với Graham Greene và Saul Bellow.

Rời khỏi nước Nga

Nabokov sinh ra trong một gia đình luật sư có tư tưởng tự do, là con cháu của nhà quý tộc V.Đ.Nabokov. Ông nội của nhà văn, Đ.N.Nabokov, từng giữ chức bộ trưởng tư pháp dưới thời Aleksandr II. Mẹ ông, Elena Ivanovna, là con gái của nhà tỷ phú công nghiệp khai thác vàng Rukavishnikov. Tuổi thơ của nhà văn trôi qua ở Peterburg, nơi mà mỗi mùa hè gia đình ông đều đi đến vùng đất riêng của mình ở Batovo. Cạnh Batovo là lãnh địa Thiên chúa giáo rộng lớn và giàu có của người bác, ông V.I.Rukavishnikov, người sau đó đã để chúc thư truyền lại cho cháu mình, nhà văn tương lai. Nơi đây đã khắc sâu trong tâm khảm Nabokov suốt cả cuộc đời về sau. Ngay trước sự kiện Cách mạng tháng Mười Nabokov đã kịp tốt nghiệp trường kỹ thuật Tenishevsky, nơi anh đã đạt thành tích xuất sắc trong cả hai lĩnh vực học văn hóa và thể thao. Năm 1918, chàng thanh niên Nabokov cùng với gia đình sơ tán đến Krưm, sau đó một năm thì rời khỏi nước Nga. Gia đình Nabokov định cư ở Brlin, và V.Nabokov vào học trường Đại học tổng hợp Kembrizsky. Ra trường, Nabokov lập nghiệp tại Berlin trong vòng 15 năm (1922-1937). Sau đó số phận run rủi ông đến Pháp trong hai năm, rồi cùng vợ con đi Mỹ vào năm 1940, ngay trước khi những sư đoàn đầu tiên của phát-xít Đức tiến vào Paris. V.Nabokov ở lại Mỹ trong thời gian gần 20 năm, vừa dạy học vừa viết văn. Năm 1945, Nabokov nhận quốc tịch Mỹ. Tại đây ông đã tạo dựng tên tuổi trước hết với tư cách là nhà côn trùng học chuyên sưu tầm, nghiên cứu về bướm và đã phát triển thú đam mê từ thời thơ ấu này thành một trò giải trí chuyên nghiệp. Đây là một điểm khá thú vị trong sự nghiệp của Nabokov, và sinh thời đã từng có không ít ý kiến cho rằng, thú chơi bướm chẳng qua chỉ là một cách “đánh bóng tên tuổi”, “làm bộ làm tịch” của nhà văn.

Nước Nga trong Nabokov

Năm 1959 Nabokov trở về châu Âu và định cư tại Thụy Sỹ cho đến những ngày cuối đời. Dù ở đâu - Berlin, Paris hay Mỹ, V. Nabokov luôn chiếm được vị trí xứng đáng trong văn học. Nước Nga trong ông không giống nước Nga của Bunin, Kuprin, I.S.Smeliev, B. K.Zaitsev. Trong tác phẩm Nabokov không có các thành phố, các làng mạc được chỉ tên, không có những hình tượng nhân vật có thể gọi theo kiểu Nga, cũng không mảy may có sự miêu tả trực tiếp các thảm họa gây chấn động lịch sử dân tộc trong thế kỷ qua. Nước Nga của Nabokov – đó là bóng dáng của một thời thơ ấu hồn nhiên đã mất, đó là thời mà “mỗi lời khẩn cầu, một câu hỏi được ném lên trời thì lập tức sẽ nhận được câu trả lời đầy ngạc nhiên và quý báu”. Nabokov đã viết như thế trong “Massenka” (1926), cuốn tiểu thuyết đã mang đến cho tác giả sự nổi tiếng đầu tiên, và lối ẩn dụ này được ông tiếp tục với nhiều dạng văn phong khác nhau trong suốt sự nghiệp sáng tạo của nhà văn, cho tới bộ sách đồ sộ cuối cùng của mình bằng tiếng Nga là “Những bến bờ khác”.

Nước Nga của Nabokov – đó là một thứ ngôn ngữ riêng hoàn hảo, điều mà ông coi là thế mạnh chủ yếu của mình. Trong lời mở đầu cho tiểu thuyết “Những bến bờ khác”, Nabokov viết: “Năm 1940 tôi quyết định chuyển sang viết bằng tiếng Anh, và điều tai hại là ở chỗ, trước đó trong vòng hơn 15 năm trời tôi viết bằng tiếng Nga, từng để lại dấu ấn riêng lên các “công cụ và trợ thủ” của mình. Khi chuyển sang một ngôn ngữ khác, vô hình trung tôi phải từ bỏ thứ tiếng của Avvakum, Puskin, Tolstoy và các ấn phẩm Nga”. Cuối cùng, nước Nga của Nabokov – đó là nền văn học Nga kinh điển. Về đóng góp của Nabokov trong mảng văn học ngoài tiếng Nga, đã có ý kiến cho rằng, phương Tây chịu ơn ông vì các bản dịch ra tiếng Anh (và một số ra tiếng Pháp) các tác phẩm của Puskin, lermontov, Chiutchev.

Quan điểm sáng tạo của Nabokov

Hơn hết thảy, Nabokov căm ghét, căm ghét một cách sâu sắc điều mà ông gọi là “sự tầm thường” trong sáng tạo, khi đưa vào khái niệm này một nội dung rất rộng lớn.

Sự tầm thường – đó là sự xâm hại về mặt đạo đức, triết học, lịch sử đến các lằn ranh có chủ quyền của nghệ thuật. Nabokov đã công kích một cách thù địch những tác giả như Tomas Mann, Andre Malro, thậm chí cả Đostoevsky, và phủ nhận một cách miệt thị nhận định phổ biến về Gogol như là người lên án các tệ nạn xã hội, là người thương cảm “những thân phận bé nhỏ”. Sự tầm thường – đó cũng là đòi hỏi về tính dân tộc trong văn học. Như một họa sĩ, một nhà nghiên cứu văn học và triết học, một giáo sư đại học, Nabokov luôn trong tình trạng đấu tranh không ngừng với các truyền thống của nền phê bình ở nước Nga.

Cuối cùng, sự tầm thường – đó là các chế độ độc tài, được phản ánh một cách sinh động qua các tiểu thuyết: “Giấy mời đến pháp trường” (1938), “Những đứa con hoang” (nguyên bản tiếng Anh là «Bend Sinister»), các truyện ngắn “Hoàng đế” (1933), “Tiêu diệt cuồng bạo” (1936), “Hồ, đám mây, bể nước” (1937), kịch “Sự phát minh điệu Van-xơ” (1938) và trong một loạt tác phẩm khác.

Nabokov - nhà văn Mỹ

Các đề tài trung tâm và cơ sở mỹ học chính của V. Sirin (bút danh cho các tác phẩm bằng tiếng Nga của Nabokov) đã tìm được sự kế tục và phát triển trong giai đoạn sáng tạo bằng tiếng Anh của Nabokov.

Ngôn ngữ điêu luyện và độc đáo của Nabokov không chỉ là công cụ và trợ thủ, mà còn là nhân vật trong tất cả các cuốn sách của ông. Người ta đã từng so sánh Nabokov với Joseph Conrad, người cũng trở thành nhà kinh điển của văn học không bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (Joseph Conrad là người Ba Lan), nhưng điều đó đã xúc phạm tác giả tiểu thuyết “Lolita”, vì thực tế thì Joseph Conrad có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh tốt hơn nhiều so với Nabokov, và nhà văn này cũng không hề bị chi phối bởi hệ thống của ngôn ngữ sla-vơ.

Về tác phẩm chính được viết bằng tiếng Anh của Nabokov, có thể kể: các tiểu thuyết “Cuộc sống thực của Sebastian Knight” (The Real Life of Sebastian Knight, 1941), “Những đứa con hoang” (Bend Sinister, 1944), “Ngọn lửa xanh xao” (1962), truyện hài Pnin (1957), nhiều tác phẩm hồi ký độc đáo (“Chứng cứ xác thực”, 1951, “Những bến bờ khác”, 1954, “Ơi tri giác, hãy lên tiếng”, 1966).

Theo cách diễn đạt của nhà nghiên cứu văn học Nga N.A. Anastasev (Н. А. Анастасьев), Nabokov là nhà văn của các nhà văn, và sự nghiệp sáng tạo của ông là văn học của văn học, là một thư viện lớn. Trên các trang sách của ông không ngừng vang lên tên tuổi của Shakespeare, Lev Tolstoy, Shiller và Kolridj, Edgar Po và Bodler, Dante và Gotorn, Shekhov và Rembo và hàng loạt các tên tuổi vĩ đại khác. Trong đó, Puskin giữ một vị trí đặc biệt, vì đối với Nabokov, Puskin là một tên tuổi mẫu mực, là nhà thơ vĩ đại, xứng đáng để ông bỏ ra cả chục năm trời dịch ra tiếng Anh trường ca “Evgheni Oneghin”, bản dịch từng gây náo động trên văn đàn và trong dư luận bạn đọc.

Nabokov và Thơ

Trong kho tàng văn học của Vladimir Nabokov, ngoài các tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Nga và tiếng Anh, còn có một số lượng không nhỏ các tác phẩm thơ bằng tiếng Nga. Trọn cả cuộc đời sáng tạo sống xa tổ quốc, nhưng thơ Nabokov vẫn luôn đau đáu một tình yêu giành cho quê hương đất nước:

Ta không giận vẩn vơ
Không nguyền rủa cũng không van vỉ
Ta vẫn yêu Tổ quốc ta xưa cũ
Như cô nàng từng phụ tình ta.
(Gửi nước Nga - Quỳnh Hương dịch)

Vladimir Nabokov là gương mặt nổi tiếng trên văn đàn thế giới, nhưng do nhiều lý do khác nhau, nên hầu như chưa được độc giả Việt Nam biết đến. Để góp phần giúp bạn đọc có thêm một số thông tin về Nabokov, ngoài những điều khái quát trên đây, sau đây Tài Hoa Trẻ xin giới thiệu một số tác phẩm thơ của ông với các bản dịch của Tạ Phương, Nguyên Hùng, Thu Hương và Quỳnh Hương.

1. ЖУРАВЛИ

Шумела роща золотая,
ей море вторило вдали,
и всхлипывали, пролетая,
кочующие журавли

и в небе томном исчезали,
все тише, все нежней звеня.
Мне два последних рассказали,
что вспоминаешь ты меня...
24 октября 1918

1. Đàn sếu

Rừng thưa xào xạc lá vàng
Xa xa sóng biển rộn ràng ngân nga
Lưng trời đàn sếu bay qua
Tiếng kêu giã bạn thiết tha, cháy nồng

Bóng chim tan giữa thinh không
Lời yêu dần nhỏ, lắng trong tim này
Đôi chim sau rốt giãi bày:
Rằng em vẫn thế, hằng ngày nhớ anh.

(Nguyên Hùng dịch)

2.
Есть в одиночестве свобода,
и сладость — в вымыслах благих.
Звезду, снежинку, каплю меда
я заключаю в стих.

И, еженочно умирая,
я рад воскреснуть в должный час,
и новый день — росянка рая,
а прошлый день — алмаз.

2. Không đề 1

Tự do có trong cô đơn
Và ngọt ngào – trong mộng ước.
Giọt mật, ánh sao, bông tuyết
Tôi gom trong một câu thơ.

Và sau mỗi đêm hấp hối
Tôi mừng sớm mai sống lại.
Ngày mới - giọt sương thiên đường
Còn ngày qua - hạt kim cương.

(Tạ Phương dịch)

3. ВЬЮГА

Тень за тенью бежит - не догонит,
вдоль по стенке... Лежи, не ворчи.
Стонет ветер? И пусть себе стонет.
Иль тебе не тепло на печи?

Ночь лихая... Тоска избяная...
Что ж не спится? Иль ветра боюсь?
Это - Русь, а не вьюга степная!
Это корчится черная Русь!

Ах, как воет, как бьется - кликуша!
Коли можешь - пойди и спаси!
А тебе-то что? Полно, не слушай...
Обойдемся и так, без Руси!

Стонет ветер все тише и тише...
Да как взвизгнет! Ах, жутко в степи...
Завтра будут сугробы до крыши...
То-то вьюга! Да ну ее! Спи.

3. Bão tuyết

Bóng tối trên tường dồn bóng tối,
Hãy nằm yên, trằn trọc làm chi!
Gió rên rỉ thì thây kệ gió
Hay mi chưa đủ ấm bên lò?

Đêm tai ương...Nỗi nhớ căn lều nhỏ
Mi khó ngủ ư, hay sợ gió rồi?
Đâu phải là thảo nguyên bão tuyết,
Là nước Nga trăn trở lúc tối trời!

Nào rú rít, giật rung, gào thét!
Có sức thì ra cứu giúp đi!
Sao thế nữa? Đủ rồi, bưng tai lại...
Sẽ qua thôi, dù nước Nga chẳng bên mi!

Tiếng gió rên khe khẽ yếu dần
Rồi lại tru lên... Ôi, thảo nguyên đáng sợ!
Sáng mai ra, băng ngập dày kín cửa...
Bão tuyết cơ mà! Thôi kệ nó, ngủ đi!

(Thu Hương dịch)

4.
О чем я думаю? О падающих звездах...
Гляди, вон там одна, беззвучная, как дух,
алмазною стезей прорезывает воздух,
и вот уж путь ее -- потух...

Не спрашивай меня, куда звезда скатилась.
О, я тебя молю, безмолвствуй, не дыши!
Я чувствую -- она лучисто раздробилась
на глубине моей души.
26 августа 1918

4. Không đề 2

Tôi nghĩ gì ư? Về những sao băng
Em nhìn kìa, thêm một ngôi, như linh hồn lặng ngắt
Bay vút qua không gian vệt sáng kim cương
Đến tận cùng đường, và lụi tắt.

Đừng hỏi tôi, sao rơi nơi đâu
Tôi xin em, hãy lặng im và nín thở!
Tôi cảm thấy ngôi sao đang tan vỡ
Thành muôn tia trong sâu thẳm hồn mình.

(Tạ Phương dịch)

5. России

Не предаюсь пустому гневу,
не проклинаю, не молю;
как изменившую мне деву,
отчизну прежнюю люблю.

Но как я одинок, Россия!
Как далеко ты отошла!
А были дни ведь и другие:
ты сострадательной была.

Какою нежностью щемящей,
какою страстью молодой
звенел в светло-зеленой чаще
смех приближающийся твой!

Я целовал фиалки мая,--
глаза невинные твои,--
и лепестки, все понимая,
чуть искрились росой любви...

И потому, моя Россия,
не смею гневаться, грустить...
Я говорю: глаза такие
у грешницы не могут быть!
1921?

5. Gửi nước Nga

Ta không giận vẩn vơ
Không nguyền rủa cũng không van vỉ
Ta vẫn yêu Tổ quốc ta xưa cũ
Như cô nàng từng phụ tình ta.

Nhưng ta cô đơn, ôi nước Nga!
Giờ đây người đã xa ta quá!
Qua mất rồi những ngày ta vẫn nhớ:
Người với ta chung một niềm đau.

Tiếng người cười như vang vọng tới ta
Từ thẳm sâu cánh rừng Nga xanh mát!
Dịu dàng quá khiến tim ta đau thắt
Và tràn đầy đam mê trẻ trung.

Ta khẽ hôn đóa đồng thảo tháng năm,
Đôi mắt Nga thơ ngây trong vắt,-
Những cánh hoa dường như cũng hiểu,
Long lanh sương đáp lại tình ta...

Và vì thế, ơi nước Nga của ta,
Ta chẳng dám bao giờ buồn giận...
Ta luôn nói: Mắt trong veo đến vậy
Kẻ lỗi lầm chẳng có nổi đâu!

(Quỳnh Hương dịch)
-------------------------------
(Các bản dịch khác sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.10.2006 08:22:38 bởi Nguyên Hùng >

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
RE: GƯƠNG MẶT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRONG VĂN HỌC - 01.11.2006 09:18:19
Thơ Vladimir Nabokov - Một số bản dịch khác

1. ЖУРАВЛИ - Đàn sếu

Xào xạc cánh rừng vàng
Biển xa vang tiếng dội,
Đàn sếu nức nở bay
Tới miền cư trú mới.

Trên bầu trời mệt mỏi
Tiếng chim lịm tắt dần,
Hai con sếu sau chót
Nhủ: em còn nhớ anh.

(Tạ Phương dịch)

Rừng thưa lấp lánh vàng xào xạc
Phía xa kia biển hoà giọng hát cùng
Và nghẹn ngào kêu những tiếng não nùng
Bay ngang trời những con sếu bạc.


Dần mất dạng trên bầu trời mệt mỏi
Vệt sếu bay và tiếng sếu trong ngân
Hai con sếu rốt đàn kể cho anh biết
Ngày ngày em vẫn nhớ tới anh.

(Quỳnh Hương dịch)

Cánh rừng thưa xào xạc lá vàng,
Biển xa xăm hoà đồng tiếng hát.
Trên trời cao đàn sếu bay ngang,
Văng vẳng tiếng gọi đàn thê thiết.

Bóng chim khuất trong mây lững thững
Tiếng sếu ngân nhỏ bớt, dịu dần
Có hai con cuối đàn kể lại:
Nơi quê nhà em vẫn nhắc tới anh.

(Thu Hương dịch)

Cánh rừng vàng xào xạc
Biển xa vọng ngân nga
Những con sếu di trú
Thổn thức bay ngang qua

Xa mờ trên trời nhạt
Tiếng chúng dịu lắng dần
Hai con cuối đàn kể
Rằng em hằng nhớ anh ...

(Phan Chí Thắng dịch)

Rừng vàng khẽ rung xào xạc
Biển xa nhắc lại bồi hồi
Đàn sếu bay đi tránh rét
Tiếng kêu nức nở ngang trời

Tiếng sếu dịu dần rồi tắt
Trên bầu trời mệt thẫn thờ
Hai con cuối đàn kể chuyện
Nơi xa em nhớ ... bây giờ

(Lưu Hải Hà dịch)


Cánh rừng vàng xào xạc
Biển cũng hát rì rào
Đàn sếu bay mê mải
Tha thiết gọi bạn yêu

Bầu trời như thể mất
Đàn sếu và bài ca
Hai con cuối kể lại
Em vẫn thường nhớ anh !

(Minh Nguyệt dịch)

2. Không đề 1

Tự do có trong đơn côi,
Ngọt ngào có trong mộng đẹp.
Sao trời, tuyết bay, giọt mật
Tôi giam cả vào thơ.

Rồi hàng đêm sau mỗi lần hấp hối,
Lại sướng vui đón giờ khắc phục sinh,
Mỗi ngày mới như giọt sương tiên cảnh,
Mỗi ngày qua - là kim cương long lanh

(Thu Hương dịch)

Trong cô đơn luôn sẵn có tự do,
Trong mộng ảo - vị ngọt ngào mơ ước.
Ánh sao, giọt mật và bông tuyết
Tôi giam vào chỉ một câu thơ.

Và mỗi đêm là một lần hấp hối,
Tôi vui mừng mỗi rạng sáng hồi sinh.
Sương thiên đường lấp lánh ngày mới đến
Khi ngày qua - thành kim cương long lanh.

(Quỳnh Hương dịch)

3. ВЬЮГА – Bão tuyết

Trên tường chập chờn bóng tối
Nằm yên đi, thôi đừng có càu nhàu.
Gió thét gào? Ừ thì kệ gió.
Nằm bên lò sưởi chẳng ấm sao?

Đêm tai hoạ... Buồn chán trong nhà gỗ...
Sao khó ngủ thế này? Ta sợ gió hay sao?
Nước Nga đấy, đâu phải là bão tuyết!
Là nước Nga đen tối chuyển mình thôi!

Chà, tiếng rú gào, tiếng gió rít rợn người!
Nếu có thể - hãy đi ra mà cứu lấy!
Ta á? Đủ rồi, thôi đừng nghe xui dại...
Ta lo được cho mình, dù chẳng có nước Nga!

Tiếng gió gào như đang dần lặng đấy...
Lại đột ngột rít lên! Ôi đáng sợ thảo nguyên...
Rồi sáng ra chất chồng từng đống tuyết...
Đến tận mái nhà! Thôi mặc bão! Cứ ngủ ngon.

(Quỳnh Hương dịch)

Bóng đen trên tường đuổi nhau rối rít
Hãy nằm yên, mi trằn trọc mãi chi
Gió rền rĩ? Ừ thì mặc gió
Hay bên lò chưa đủ ấm sao, mi?

Đêm ương ngạnh... Mái lều tranh thổn thức...
Khó ngủ ư? Hay mi sợ gió gào?
Đây nước Nga, đâu phải thảo nguyên bão tuyết –
Nước Nga đêm đen đang vật vã, lộn nhào.

Tiếng gió rít, tiếng rú gào thảm thiết
Nếu mi có gan, có thể cứu - hãy ra!
Ồ sao thế? Đủ rồi, vậy đừng nghe nữa...
Không có nước Nga, ta vẫn vượt được mà.

Gió rên rỉ, ngày càng lắng dịu...
Lại tru lên... Ôi hoang dã thảo nguyên...
Ngày mai tuyết ngập mái nhà, từng đụn...
Bão tuyết mà! Thây kệ nó, hãy ngủ yên!

(Tạ Phương dịch)

4. Không đề 2

Tôi nghĩ về gì nhỉ? Về những vì sao rơi...
Nhìn kìa, thêm một ngôi, như linh hồn lặng lẽ
Cắt qua không gian một vết ánh kim cương,
Rồi tắt ngấm vĩnh viễn trong đêm trường...

Xin đừng hỏi nhé em, điểm đến của vì sao.
Van em đấy, hãy lặng im và tạm ngừng hơi thở!
Tôi thấy như vì sao đang vụn vỡ
Thành ngàn tia sáng nơi thẳm sâu của hồn tôi.

(Quỳnh Hương dịch)

Anh nghĩ gì ư? - Về những thoáng sao rơi...
Em thấy không, kia một ngôi, như linh hồn câm lặng
Vạch trời đêm ánh kim cương lấp lánh,
Rồi giữa không trung - tắt lặng, chẳng còn chi...

Đừng hỏi anh, sao bay đi đâu.
Van em đấy! Lặng yên, đừng thở nữa!
Anh cảm thấy sao kia đã vỡ
Thành muôn tia sáng rỡ trong sâu thẳm hồn anh.

(Thu Hương dịch)

5. России - Gửi nước Nga

Ta chẳng ngợp trong giận hờn vô nghĩa,
Rủa nguyền, van vỉ cũng không;
Ta vẫn yêu Tổ quốc mình sau trước,
Như yêu ai đã đổi dạ, thay lòng.

Nhưng, ơi nước Nga, ta cô độc quá chừng!
Người với ta giờ ngàn trùng cách trở!
Vậy mà từng có những ngày quá khứ:
Người cùng ta chia sẻ, bao dung!

Ta cảm nhận nỗi đau êm dịu
Niềm đam mê rất đỗi trẻ trung
Khi từ cánh rừng xanh tươi vọng lại
Tiếng Người cười tựa nhạc ngân rung.

Ta từng hôn đoá hoa đồng thảo tháng năm, -
Những con mắt Nga ngây thơ, trong trắng, -
Và những cánh hoa, chừng hiểu lòng ta,
Những giọt lệ-sương yêu lấp lánh…

Và vậy đó, ơi nước Nga của ta,
Ta đâu dám giận hờn, sầu tủi…
Ta biết rằng ánh mắt sáng trong kia
Chẳng thể có ở người lầm lỗi.

(Tạ Phương dịch)

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
Andrei Voznesensky – Kiến trúc sư của thơ Nga hiện đại - 03.11.2006 10:05:40
Andrei Voznesensky
Kiến trúc sư của thơ Nga hiện đại


Nguyên Hùng

Andrei Voznesensky là nhà thơ độc đáo và tài năng. Ông vốn là người có ý thức về thời đại, là người mang tham vọng về tính đa trị của hình tượng, là nhà thơ đầy chất trữ tình. Sự nghiệp sáng tạo của ông được đặc trưng bởi những sự kết hợp cô đọng và lối ẩn dụ, phóng đại với vốn tân ngữ phong phú. Ông không giống bất kỳ một nhà thơ nào khác. Voznesensky là người làm việc nhiều, nghiêm túc và đã xuất bản hơn mười tập thơ.

A.Voznesenski sinh ngày 12 tháng 5 năm 1933 tại Moskva trong một gia đình công chức khoa học. Năm 1957 tốt nghiệp đại học kiến trúc Moskva. Những bài thơ đầu tiên được đăng vào năm 1958. Năm 1960, hai tập thơ và trường ca của ông lần lượt được xuất bản: “Parabol” và “Bức khảm”. Tiếp theo sau đó là các tập “Vũ trụ” (1964), “Sự cám dỗ” (1979), “Bản năng” (1981), “Nước Nga, thơ ca” (1991), “Thơ - Trường ca - Văn xuôi” (2000), v.v…
Phương tiện ưa thích nhất của A.Voznesenski là lối ẩn dụ, phóng đại, còn thể loại chính là thơ tự sự trữ tình, ballad và kịch thơ. Andrei Voznesenski giành sự chú ý đặc biệt tới giới trí thức, “các nhà vật lý và các nhà thơ trữ tình”, những người lao động sáng tạo. Đóng góp quan trọng nhất của ông không phải ở các vấn đề tâm lý xã hội mà chính là các phương tiện và hình thức nghệ thuật thể hiện chúng.

Kết cấu các cuốn sách thơ ca và các tác phẩm riêng lẻ của A.Voznesensky thường được xây dựng trên các nguyên tắc cấu trúc học, trong đó, khi xây dựng những cuốn sách mới nhà thơ thường chia ra những chương đặc biệt gồm những gì được tuyển chọn từ các tác phẩm trước đó.

Là người cổ súy cho phong trào vì tiến bộ khoa học và kỹ thuật, A.Voznesensky từng là một trong những người đầu tiên cảm nhận được khát vọng mãnh liệt trong sự “yên tĩnh”. Nhà thơ cần sự yên tĩnh để giao hòa vào thiên nhiên, cần yên tĩnh cho tình yêu, để tập trung cho những suy tư về cuộc đời, để hiểu được những cảm xúc đa chiều trong con người. “Oza”, bản trường ca về tình yêu là một tác phẩm liên quan đến sự yên tĩnh dạng đó. Đề tài về phụ nữ tựu trung được thể hiện rất rõ nét trong thơ ca của A.Voznesensky, cụ thể có thể kể đến các tác phẩm “Đám cưới”, “Mùa thu”, “Bài ca Ofely”, v.v…Thiếu tình yêu giành cho phụ nữ và cảm xúc mãnh liệt trước thiên nhiên thì “con người sụp đổ”, và “tất cả các quá trình chỉ là vô dụng”.

Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là một trong những đề tài quan trọng nhất trong thơ của Andrei Voznesensky. Đó là những “Ballad của năm 1941”, “Gôia”, “Cái hố”, “Bác sỹ Mùa thu”, v.v…

Đề tài về sự suy đồi xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của nhà thơ, nhưng ý nghĩa tồn tại của nó thì thay đổi theo thời gian: nếu vào những năm 1960-x A.Voznesensky nói về sự suy đồi của những cái xưa cũ, về những hình thức lỗi thời của đời sống và nghệ thuật, thì vào những năm 1980-x và 1990-x ông lại nói về sự suy đồi của các giá trị tinh thần (“Khúc cuồng tưởng của sự suy đồi”).

A.Voznesensky coi thơ ca và nghệ thuật, sự hoạt động quả cảm của giới trí thức Nga và sự phục hưng các giá trị Ki-tô giáo là thứ thuốc giải dùng để chống lại thói vô cảm và sự tàn ác.

Tác phẩm của A.Voznesensky với nội dung tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật của mình đã được đón nhận một cách rộng rãi qua các hý trường, nhà hát, sân khấu. Trên cơ sở tác phẩm của ông, Iu.Liubimov đã dựng vở kịch “Vũ trụ”. A.Rybnikov viết vở rock-opera “Junona và Avos”, và M. Zakharov thì dựng nó tại Nhà hát mang tên “Đoàn thanh niên cộng sản Lê-nin”.

A.Voznesensky đồng thời cũng không ngại thử nghiệm trong các thể loại nghệ thuật khác như dựng các video mà ở đó thơ được phối hợp với tranh ảnh và thư pháp.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu hai bài thơ của A.Voznesensky qua các bản dịch của Quỳnh Hương:

SAGA

Tới bình minh em hãy đánh thức anh
Rồi cứ để chân trần em tiễn anh đi nhé.
Em sẽ không bao giờ gặp lại anh lần nữa.
Em sẽ không bao giờ quên anh đâu.

Che chở em khỏi cái lạnh lúc rạng đông
Anh nhủ thầm: «Chúa lòng lành có thấu!
Anh sẽ không bao giờ gặp lại em lần nữa
Anh sẽ không bao giờ quên em đâu».

Mặt nước ngã ba sông sóng lăn tăn
In bóng Bộ Hải quân và Phòng chứng khoán
Anh sẽ không bao giờ quên cảnh đó
Dù sẽ không bao giờ được thấy lại nữa đâu.

Những cây anh đào tuyệt vọng sạm nâu
Nhựa đổ dòng như lệ rơi bởi gió
Quay đầu lại luôn luôn là điềm gở
Anh sẽ không bao giờ gặp lại em đâu.

Cả khi ta tái sinh trong kiếp khác
Thêm một lần sống trên Trái đất này
Thì vĩnh viễn với nhau ta lạc mất.
Anh sẽ không bao giờ gặp lại em đâu.

Và những hiểu lầm từ trước tới nay
Bỗng trở nên nhỏ nhoi không đáng nói
Trước tiền định của cuộc đời sắp tới
Giữa hai ta là khoảng trống không người.

Treo lửng lơ trên cao vời vô nghĩa
Là đôi câu ám ảnh suốt không thôi:
«Ta sẽ không bao giờ quên nhau trong đời.
Ta sẽ không bao giờ gặp lại nhau lần nữa».

(Quỳnh Hương dịch)

BĂNG GIÁ ĐẦU ĐỜI

Trong cabin điện thoại em gái cóng rồi
Áo khoác mỏng manh không đủ che khỏi lạnh
Khuôn mặt nhỏ đẫm đầy nước mắt
Phấn son trôi không giấu được tái xanh.

Dùng hơi thở tạm sưởi từng ngón tay
Giá như băng. Đôi hoa tai cũng thế.
Ngại ngùng trước đường về em đơn lẻ
Con phố vắng người đã phủ một lớp băng

Băng giá đầu đời lần đầu tiên em gặp
Băng giá đầu đời từ điện thoại lạnh lùng
Vết băng giá trên má em lấp lánh.
Băng giá phũ phàng từ những người dưng.

(Quỳnh Hương dịch)

-----------------------
САГА

Ты меня на рассвете разбудишь,
проводить необутая выйдешь.
Ты меня никогда не забудешь.
Ты меня никогда не увидишь.

Заслонивши тебя от простуды,
я подумаю: «Боже всевышний!
Я тебя никогда не забуду.
Я тебя никогда не увижу».

Эту воду в мурашках запруды,
это Адмиралтейство и Биржу
я уже никогда не забуду
и уже никогда не увижу.

Не мигают, слезятся от ветра
безнадежные карие вишни.
Возвращаться — плохая примета.
Я тебя никогда не увижу.

Даже если на землю вернёмся
мы вторично, согласно Гафизу,
мы, конечно, с тобой разминёмся.
Я тебя никогда не увижу.

И окажется так минимальным
наше непониманье с тобою
перед будущим непониманьем
двух живых с пустотой неживою.

И качнётся бессмысленной высью
пара фраз, залетевших отсюда:
«Я тебя никогда не забуду.
Я тебя никогда не увижу».

ПЕРВЫЙ ЛЁД

Мёрзнет девочка в автомате,
Прячет в зябкое пальтецо
Всё в слезах и губной помаде
Перемазанное лицо.

Дышит в худенькие ладошки.
Пальцы - льдышки. В ушах - серёжки.

Ей обратно одной, одной
Вдоль по улочке ледяной.

Первый лёд. Это в первый раз.
Первый лёд телефонных фраз.

Мёрзлый след на щеках блестит -
Первый лёд от людских обид.

1959
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2006 10:08:18 bởi Nguyên Hùng >

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
Agnia Barto – Người còn mãi với tuổi thơ - 05.11.2006 20:16:45
Bài 6
Agnia Barto
NGƯỜI CÒN MÃI VỚI TUỔI THƠ


Nguyên Hùng

Agnia Barto là nhà thơ thiếu nhi mà ở Nga hầu như đứa trẻ nào cũng biết đến thơ của bà. Sách do Agnia Barto viết ra được in với số lượng hàng triệu bản. Bà là một người phụ nữ đặc biệt, cả cuộc đời mình bà giành trọn cho trẻ thơ: ngoài việc làm thơ cho thiếu nhi, bà còn tham gia tích cực các hoạt động vì thiếu nhi, bảo vệ thiếu nhi. Nói về bà, R.Gamzatov đã từng viết “bà luôn sẵn sàng đón nhận một thế hệ khi đưa tiễn một thế hệ khác”…

Agnia Barto sinh ra ở Moskva trong một gia đình bác sỹ thú y. Bắt đầu làm thơ từ những lớp dưới ở trường trung học. Từng mơ ước trở thành nghệ sỹ ba-lê và đã tốt nghiệp trường múa.

Agnia Bart bước chân vào lĩnh vực văn chương một cách khá tình cờ. Ở trường trung học, tại kỳ thi tốt nghiệp, Barto đã đọc bài thơ của mình, “Hành khúc đám ma”, với sự có mặt của A.Lunacharsky, nhà hoạt động xã hội đồng thời là nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Sau đó ít ngày, Lunacharsky mời cô nữ sinh Agnia đến chỗ ông và quả quyết rằng, cô được sinh ra là để viết những bài thơ vui nhộn.

Năm 1925 Barto được nhận vào làm việc ở Ban biên tập Văn học thiếu nhi của Nhà xuất bản Quốc gia. Tại đây, Barto bị cuốn hút hoàn toàn vào công việc. Bà có dịp được học hỏi nhiều bên cạnh các nhà thơ đàn anh như Maikovsky, Chukovsky, Marshak…

Năm 1937 Barto đến Tây Ban Nha với tư cách là đại biểu của Hội nghị quốc tế về bảo vệ văn hóa. Hội nghị diễn ra dưới các trận ném bom ở Barcelona, trong sự bao vây ở Madrid. Đề tài bảo vệ hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc từ đó đã đi vào các tác phẩm thơ ca của nữ thi sỹ.

Trong thời gian Chiến tranh vệ quốc, Barto thường phát biểu qua đài phát thanh, từng ra mặt trận với tư cách phóng viên của tờ “Komsomolskaia Pravda”. Để viết trường ca về lứa tuổi vị thành niên, những người vì chiến tranh mà phải trưởng thành trước tuổi, phải làm việc và nuôi gia đình, nữ thi sỹ đã cùng họ miệt mài học nghề thợ tiện, thậm chí đạt trình độ của một người thợ thủ công.

Những năm sau chiến tranh Agnia Barto trở thành nhà tổ chức của phong trào tìm kiếm những gia đình bị ly biệt trong chiến tranh, một phong trào có quy mô rộng lớn trong phạm vi toàn Liên bang Xô viết. Chương trình “Tìm người” trên sóng của đài phát thanh “Maiak” đã giúp cho 927 gia đình có được ngày được sum họp sau nhiều năm ly tán. Rất nhiều thư của bạn nghe đài từ khắp nơi được gửi đến Barto và bà trở thành một nhân vật được công chúng ngưỡng mộ.

Trong sự nghiệp sáng tạo của mình Agnia Barto đều đặn cho ra đời nhiều tập thơ. Vào thời gian đầu, đó là: “Những người anh em” (1928), “Cậu-bé-ngược-đời” (1934), “Đồ chơi” (1936), “Chim hồng tước” (1939). Trong khoảng 1940-1950, bà xuất bản các tập thơ “Bé gái lớp một”, “Thành phố chuông”, “Thơ vui”, đồng thời viết kịch bản cho các phim thiếu nhi, như “Đứa con rơi”, “Chú voi và sợi dây”, “Aliosa Ptitsyn rèn luyện tính cách”. Năm 1958, Barto viết một loạt thơ trào phúng rất dày dặn cho thiếu nhi - các tập “Leshenka, Leshenka”, “Ông cháu”, v.v...

Có thể dễ dàng thấy rằng thơ Agnia Barto có một vị trí rất đáng kể trong nền văn học thiếu nhi Nga xô viết. Thế nhưng, đối với độc giả Việt Nam, đặc biệt là các độc giả nhỏ tuổi, bà vẫn còn khá lạ lẫm. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu dưới đây chùm thơ của bà qua các bản dịch của Quỳnh Hương, Thu Hương và Nguyên Hùng.

1) Nguyên Hùng dịch:

МИШКА
Уронили мишку на пол,
Оторвали мишке лапу.
Всё равно его не брошу -
Потому что он хороший.

Chú gấu
Họ ném gấu xuống sàn
Họ vặt chân của nó
Mặc kệ, em không bỏ
Vì nó tốt lắm mà.

ЗАЙКА
Зайку бросила хозяйка -
Под дождём остался зайка.
Со скамейки слезть не мог,
Весь до ниточки промок.

Thỏ con
Cô chủ quẳng thỏ con
Nằm dưới mưa lạnh run
Thỏ không rời ghế nổi
Vì lông ướt hết trơn!

МЯЧИК
Наша Таня громко плачет:
Уронила в речку мячик.
- Тише, Танечка, не плачь:
Не утонет в речке мяч.

Qủa bóng
Em gái tôi gào khóc:
“Kìa, bóng chìm xuống kênh!”
- Nín ngoan nào, bé ngốc
Bóng rớt kênh, nổi phềnh!

ВОТ ТАК ЗАЩИТНИК!
Я свою сестрёнку Лиду
Никому не дам в обиду!
Я живу с ней очень дружно,
Очень я её люблю.
А когда мне будет нужно,
Я и сам её побью.

Vệ sĩ là thế
Bé Lida, em trông
Đừng hòng ai ăn hiếp!
Chúng em rất đoàn kết
Em yêu bé rất nhiều
Chỉ khi nào cần chiều
Em tự mình đét bé!

В ШКОЛУ
Почему сегодня Петя
Просыпался десять раз?
Потому что он сегодня
Поступает в первый класс.

Он теперь не просто мальчик,
А теперь он новичок.
У него на новой куртке
Отложной воротничок.

Он проснулся ночью темной,
Было только три часа.
Он ужасно испугался,
Что урок уж начался.

Он оделся в две минуты,
Со стола схватил пенал.
Папа бросился вдогонку,
У дверей его догнал.

За стеной соседи встали,
Электричество зажгли,
За стеной соседи встали,
А потом опять легли.

Разбудил он всю квартиру,
До утра заснуть не мог.
Даже бабушке приснилось,
Что твердит она урок.

Даже дедушке приснилось,
Что стоит он у доски
И не может он на карте
Отыскать Москвы-реки.

Почему сегодня Петя
Просыпался десять раз?
Потому что он сегодня
Поступает в первый класс.

Đến trường

Vì sao đêm nay Pechia
Phải đến chục lần thức giấc?
Bởi vì hôm nay cậu ta
Ngày đầu đến trường đi học.

Giờ cậu không còn trẻ con
Giờ cậu là người khác hẳn
Giờ cậu khoác áo mới coong
Cổ áo bẻ như người lớn.

Tỉnh giấc giữa đêm tối thui
Lúc chỉ mới ba giờ kém
Cuống cuồng, cậu gọi ới ời
Sợ rằng giờ học đã điểm.

Cậu mặc rất nhanh áo quần
Chộp từ trên bàn cặp vở
Bố chạy đuổi theo rần rần
Kịp thời túm tay sau cửa.

Hàng xóm cạnh nhà thức dậy
Đèn đóm lần lượt sáng trưng
Hàng xóm sau tường thức dậy
Để rồi lần nữa lên giường.

Cậu đánh thức cả căn hộ
Đến sáng, chẳng trừ một ai
Thậm chí bà như mơ ngủ
Thấy mình đang lúc ôn bài.

Thậm chí ông như mơ thấy
Mình đang đứng cạnh bảng đen
Nhìn lên bản đồ, sông ấy
Nằm đâu, sao thật khó tìm.

Vì sao đêm nay Pechia
Có đến chục lần thức giấc?
Bởi vì hôm nay cậu ta
Trở thành học sinh lớp một.

2) Thu Hương dịch:

ПОМОЩНИЦА
У Танюши дел немало,
У Танюши много дел:
Утром брату помогала, —
Он с утра конфеты ел.

Вот у Тани сколько дела:
Таня ела, чай пила,
Села, с мамой посидела,
Встала, к бабушке пошла.

Перед сном сказала маме:
— Вы меня разденьте сами,
Я устала, не могу,
Я вам завтра помогу.

Người giúp việc

Ta-nhi-a luôn bận rộn
Biết bao công chuyện suốt ngày
Sáng giúp anh mình ăn kẹo
Ăn hoài, đến tận trưa nay.

Em thật sự là rất bận
Nào ăn cơm, nào uống trà
Nào ngồi ở bên cạnh mẹ
Nào đứng dậy ra với bà

"Tối rồi, ngủ thôi, mẹ nhỉ,
Áo em, mẹ tự cởi đi!
Mệt quá em không cởi được.
Mai em giúp mẹ chứ gì!"

РЕЗИНОВАЯ ЗИНА
Купили в магазине
Резиновую Зину,
Резиновую Зину
В корзинке принесли.
Она была разиней,
Резиновая Зина,
Упала из корзины,
Измазалась в грязи.
Мы вымоем в бензине
Резиновую Зину,
Мы вымоем в бензине
И пальцем погрозим:
Не будь такой разиней,
Резиновая Зина,
А то отправим Зину
Обратно в магазин.

Bé Sao bằng cao su

Bé Sao bằng cao su
Bé Sao bằng cao su
Mẹ mua trong cửa hiệu
Xinh xinh trông rất điệu
Trong giỏ xách mơ màng.
Xúng xính, rồi ngó nghiêng
Thế là rơi khỏi giỏ
Lem luốc đôi ba chỗ
Phải rửa bằng ét-xăng
Bé gí tay dọa Sao:
- Chớ dại như thế nữa
Nếu không chị giận dữ
Trả Sao cho cửa hàng!

3. Quỳnh Hương dịch:

ОДНАЖДЫ Я РАЗБИЛ СТЕКЛО
Нет, в жизни мне не повезло,
Однажды я разбил стекло.

Оно под солнечным лучом
Сверкало и горело,
А я нечаянно - мячом!
Уж как мне нагорело!

И вот с тех пор,
С тех самых пор,
Как только выбегу
Во двор,
Кричит вдогонку кто-то:
- Стекло разбить охота?

Воды немало утекло
С тех пор, как я разбил стекло.

Но стоит только мне вздохнуть,
Сейчас же спросит кто-нибудь:
- Вздыхаешь из-за стекол?
Опять стекло раскокал?

Нет, в жизни мне не повезло,
Однажды я разбил стекло.

Идет навстречу мне вчера,
Задумавшись о чем-то,
Девчонка с нашего двора,
Хорошая девчонка.

Хочу начать с ней разговор,
Но, поправляя локон,
Она несет какой-то вздор
Насчет разбитых окон.

Нет, в жизни мне не повезло,
Меня преследует стекло.

Когда мне стукнет двести лет,
Ко мне пристанут внуки.
Они мне скажут:
- Правда, дед,
Ты брал булыжник в руки,
Пулял по каждому окну?-
Я не отвечу, я вздохну.

Нет, в жизни мне не повезло,
Однажды я разбил стекло.

Có một lần tớ trót làm vỡ kính

Trong cuộc đời tớ chẳng gặp may
Có một lần tớ trót làm vỡ kính.

Kính cửa sổ dưới mặt trời lấp lánh
Sáng rực và tươi cười,
Còn tớ chơi bóng – hoàn toàn tình cờ thôi!
Thế mà tớ khổ mãi...

Từ bấy đến giờ
Từ bấy đến tận giờ,
Hễ tớ chạy xuống sân
Lập tức có ai đó,
Hét sau lưng:
- Này, cẩn thận, kính nhà ai sắp vỡ?

Dù từ cái ngày không may đó
Bao nhiêu là năm tháng đã trôi qua.

Cứ hễ tớ thở dài
Lập tức có người quan tâm hỏi:
- Lại gây chuyện gì thế?
Thêm kính nhà ai vỡ hay sao?

Không, trong cuộc đời tớ chẳng gặp may
Có một lần tớ trót làm vỡ kính

Ngay như ngày hôm qua đấy,
Cô bé xinh xinh bên hàng xóm
Đi ngược chiều, vừa đi vừa nghĩ ngợi
Cơ hội hay quá đi thôi.
Tớ vừa mới định hỏi han,
Thế mà cô nàng
Nhắc lại chuyện kính vỡ đã tám đời,
Dù vẫn không quên sửa đôi bím tóc.

Trong cuộc đời tớ chẳng gặp may
Những mảnh vỡ cứ theo tớ suốt.

Chắc còn theo đến ngày tớ hai trăm tuổi mất,
Khi lũ chắt bám theo hỏi tò mò:
- Cụ ơi, có phải
Ngày còn là trẻ nhỏ
Cụ lang thang dưới từng cửa sổ,
Với hòn đá trong tay?
Tớ thì đã quên mất, tớ chỉ biết thở dài...
Không, rõ là đời tớ chẳng gặp may
Chỉ một lần tớ trót làm vỡ kính.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.11.2006 08:19:43 bởi Nguyên Hùng >

Nguyên Hùng
  • Số bài : 308
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2006
Samuil Marshak - NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH CHO THIẾU NHI - 08.11.2006 08:18:06
Bài 7
Samuil Marshak
NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH CHO THIẾU NHI

Nguyên Hùng

Samuil Marshak (1887-1964)

Marshak (1887-1964) là nhà thơ Nga, tác giả kinh điển của văn học thiếu nhi xô-viết (bao gồm thơ, truyện cổ tích, kịch). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ triết học, thơ trào lộng, các áng văn châm biếm chống phát-xít; ông đồng thời là người dịch các tác phẩm nổi tiếng của Burns, Shakespeare, Black và các truyện cổ tích của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Marshak là dịch giả đã làm giàu nền thơ ca Nga xô-viết bằng những bản chuyển ngữ tài hoa các bản sô-nê của Shakespeare, những bài ca và ballad của R.Burns, W.Black, U.Vordsworth, Dj.Keats, R.Kipling, A.Milton và nhiều nhà thơ Ucraine, Belarus, Lítva, Armenia…

Samuil Marshak sinh ra tại Voronedzh trong gia đình một kỹ thuật viên đồng thời là nhà sáng chế có tài, người luôn ủng hộ các con hướng tới tri thức, quan tâm đến thế giới và mọi người. Thời thơ ấu của Marshak trôi qua tại thị trấn Ostrogojrsk ở Voronedzh. Từ hồi còn ở trường trung học, Marshak đã được thầy giáo ngôn ngữ truyền cho tình yêu giành cho thơ ca cổ điển, qua đó khơi dậy trong anh năng khiếu văn học của một nhà thơ tương lai. Một trong những cuốn vở ghi chép thơ ca của Marshak tình cờ rơi vào tay V. Stasov, nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng Nga, người rất có ảnh hưởng tới số phận của giới trẻ. Với sự giúp đỡ của Stasov anh đã chuyển đến Peterburg, học tại một trong những trường trung học tốt nhất, có điều kiện đọc sách vào bất kỳ lúc nào tại thư viện nơi Stasov làm việc.

Năm 1904, tại nhà Stasov, Marshak làm quen với M.Gorky. Nhà văn Nga nổi tiếng tỏ ra đặc biệt chú ý đến Marshak và đã mời anh đến nhà nghỉ của mình ở Biển Đen. Tại đây Marshak được chữa bệnh, học tập, đọc rất nhiều sách và được gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Khi gia đình Gorky buộc phải rời Krưm vì sự khủng bố của chính phủ Nga hoàng sau cách mạng 1905, Marshak trở lại Peterburg, nơi bố anh cũng vừa chuyển đến làm việc trong một nhà máy gần Nevskaia.

Chính nơi đây Marshak đã bắt đầu những năm tuổi trẻ đầy khó khăn: vừa đến trường, vừa cộng tác với các tạp chí và các tuyển thư văn học. Mấy năm sau, Marshak rời Peterburg đi học ở Anh, đầu tiên là Trường cao đẳng kỹ thuật, sau đó là trường Đại học tổng hợp London. Vào những kỳ nghỉ Marshak thường đi bộ tham quan khắp nước Anh, nghe các bài dân ca của xứ sở sương mù. Và ngay từ lúc đó, anh đã bắt đầu các bản dịch ballad Anh mà về sau đã góp phần làm rạng danh Marshak.

Năm 1904 Marshak trở về nước, làm việc ở tỉnh, lần đầu tiên công bố các bản dịch của mình tại các tạp chí “Những ghi chép phương Bắc” và “Ý tưởng Nga”. Trong những năm chiến tranh, ông tham gia tích cực các hoạt động cứu trợ trẻ em của các gia đình chạy loạn.

Từ những năm đầu của thập niên 20 (1920-x), Marshak tham gia vào việc tổ chức các nhà trẻ ở Krasnodar, thành lập nhà hát thiếu nhi và tại đây bắt đầu sự nghiệp sáng tạo của một nhà văn thiếu nhi.

Năm 1923, trở lại Petrograd, Marshak bắt tay viết những câu chuyện đặc sắc đầu tiên của mình bằng thơ, như “Câu chuyện về con chuột ngu ngốc”, “Cháy”, “Bưu cục”, dịch từ tiếng Anh các bài dân ca thiếu nhi, như “Ngôi nhà Djrek xây”…Thời gian này ông đồng thời là người lãnh đạo một trong những tạp chí thiếu nhi xô-viết đầu tiên – “Robinzon mới”, nơi tập hợp được nhiều nhà văn thiếu nhi tài năng. Marshak là cộng tác viên đầu tiên của M.Gorky, người thành lập Nhà xuất bản văn học thiếu nhi (Detgiz).

Thơ của Marshak viết cho thiếu nhi, những bài hát của ông, các câu đố, những mẩu chuyện và những lời mào đầu cho các truyện cổ tích, những vở kịch cho nhà hát thiếu nhi đã được tập hợp thành tuyển “Truyện cổ tích, bài hát, câu đố” từng được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Năm 1937 Marshak chuyển về Moskva. Trong thời gian những năm 1930-x ông viết truyện trào phúng “Ngài Tvister”, tác phẩm thơ “Chuyện kể về người anh hùng vô danh”, v.v…Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc ông hợp tác tích cực với các tờ báo – mảng thơ trào phúng, văn đả kích của ông đã góp tiếng nói chế nhạo, vạch mặt kẻ thù. Những năm sau chiến tranh, ông cho xuất bản các tập sách thơ “Bưu điện thời chiến”, “Truyện cổ tích”, bộ bách khoa toàn thư thơ ca “Cuộc hành trình vui nhộn từ A đến Z”. Ông cũng dành nhiều thời gian cho công việc dịch Shakespeare, Burns, Black, U.Vordsworth, Dj.Keats, R.Kipling, A.Milton, v.v…

Về các sáng tác kịch của Marshak, có thể kể đến những tác phẩm đặc biệt nổi tiếng, như các vở kịch “12 tháng”, “Những đồ vật thông minh”, “Ngôi nhà mèo”… Ngoài ra, Marshak cũng đã để lại dấu ấn của mình trong các tác phẩm điện ảnh với tư cách là nhà biên kịch, như “Những chuyện phiêu lưu của chú Tễu” (1937), “Frits trẻ thơ” (1943), “Chipollino” (1973).
Năm 1963, tập “Thơ trữ tình chọn lọc” được xuất bản. Đây có thể được coi là cuốn sách cuối cùng của Marshak.

Là tác gia kinh điển của nền văn học Nga thế kỷ XX được công chúng thừa nhận, yêu mến và tìm đọc, Marshak đã được trao tặng các danh hiệu cao quý nhất: bên cạnh giải thưởng Lê-nin là giải thưởng quốc gia các năm 1942, 1946, 1949, 1951.

Samuil Marshak mất ngày 4 tháng sáu năm 1964 tại Moskva, hưởng thọ 77 tuổi.
Nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi, chúng tôi xin giới thiệu dưới đây chùm thơ – câu đố của Samuil Marshak với các bản dịch của Nguyên Hùng được thực hiện từ nguyên bản tiếng Nga.

1.
Nó ồn ào vườn cây
Nó rào rào ruộng lúa
Em không ra khỏi cửa
Khi nó còn ngoài sân.


Шумит он в поле и в саду,
А в дом не попадет.
И никуда я не иду,
Покуда он идет.


2.
Hai càng tay kéo vắt tai
Cặp bánh xe tròn khoanh mắt
Yên ngựa leo sống mũi ngồi
Người già thường cần nó nhất.


Что такое перед нами:
Две оглобли за ушами,
На глазах по колесу
И седелка на носу?


3.
Ta đi, “hai đứa” theo ta
Giống nhau như thể chúng là em, anh
Ta ăn, chúng nghỉ dưới bàn
Mỗi lần ta ngủ, chúng “lăn” gậm giường.


Всегда шагаем мы вдвоем,
Похожие, как братья.
Мы за обедом — под столом,
А ночью — под кроватью.


4.
Xuân hè áo xống đủ đầy
Thu về cởi áo thân gầy đến thương
Ngày đông giá lạnh, bên đường
Áo lông em khoác tuyết nhường cho em!


Его весной и летом
Мы видели одетым.
А осенью с бедняжки
Сорвали все рубашки.
Но зимние метели
В меха его одели.


5.
Bước vào nhà trước thềm năm mới
Trông phương phi, đầy đặn, hồng hào
Nhưng mỗi ngày, thân mỗi gầy hao
Cho tới lúc hoàn toàn biến mất.


Под Новый год пришел он в дом
Таким румяным толстяком.
Но с каждым днем терял он вес
И наконец совсем исчез.


6.
Chúng tôi chạy đêm thâu
Chúng tôi chạy ngày dài
Nhưng chẳng đi đến đâu
Chẳng bỏ đi nơi khác;
Chúng tôi báo chính xác
Cho bạn cứ mỗi giờ
Bạn ơi, đừng xử ác
Ném làm chúng tôi hư!


Мы ходим ночью,
Ходим днем,
Но никуда
Мы не уйдем.
Мы бьем исправно
Каждый час.
А вы, друзья,
Не бейте нас!


7.
Nó mời em vào nhà
Nó tiễn em ra ngõ
Đêm nằm im dưới khóa
Giữ mơ hồng cho em.


Она меня впускает в дом
И выпускает вон.
В ночное время под замком
Она хранит мой сон.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.11.2006 08:21:44 bởi Nguyên Hùng >