(url) Ônga Becgôn - tình yêu của tôi !
Trăng Quê 27.10.2006 11:14:52 (permalink)
Tôi yêu Ônga Becgôn (1910-1975) ngay lần đầu tiên cầm trên tay bài thơ Không đề của bà. Và tình yêu đó lớn đến mức tôi không còn đủ sức để ngưỡng mộ một nhà thơ nữ nào khác nữa.
Thơ của Ônga nữ tình dịu dàng mà vẫn đầy chất trí tuệ. Bà là người phụ nữ yêu hết mình yêu đến đắm say để thế giới muôn đời sau được đọc những bài thơ tình bất hủ.
Thơ của bà đọc lên như nước mát giữa trưa hè, như làn gió mát thổi từ biển xa để tâm hồn mỗi chúng ta dịu ngọt.
Nhiều khi đọc thơ bà tôi cứ nghĩ là tim mình đang hát, lời hát đắm thắm, nhớ thương và man mác đê mê.

Những tác phẩm nổi tiếng của bà là:
Thơ (1924 )
Khúc ca của sách ( 1936)
Trường ca Lêningrat (1942)
Con đường của anh (1945)
Ngoài ra bà còn viết kịch và Văn xuôi như Những ngôi sao ban ngày (1959)

Các bạn có thể đọc sơ lược tiểu sử của nữ sỹ tại đây
http://www.litera.ru/stixiya/articles/16.html

Tôi xin giới thiệu bài thơ đầu tiên của Ôn ga Béc gôn mà tôi đã đọc khi tuổi tròn trăng và bây giờ nó vẫn nằm trong cuốn sổ tay của tôi với nét chữ thơ ngây ngày nào. Cuốn sổ đã úa vàng với thời gian nhưng những gì tuổi đầu đời ghi lai vẫn đẹp mãi trong tôi.
Sau này tôi có dịp đến Lêningrat nơi quê hương của nữ sỹ càng thấy thêm cái hay cái đẹp của bài thơ. Tôi đã một mình lang thang bên bờ sông Nhe va trong một buổi chiều huyền ảo nơi ta chỉ cần giơ tay ra với là có thể túm được đám mây bay là tà trên đầu mình. Cái cảm giác thanh bình nhẹ nhàng ấy vẫn còn theo tôi đến bây giờ. Trong cuộc đời mình tôi đã đi qua nhiều nơi nhưng vẫn đắm say cho rằng Lêningrat là thành phố đẹp nhất thế giới. Và trong vẻ đẹp thiên nhiên kỳ diệu đó tôi lẩm nhẩm đọc thơ Ôn ga Béc gôn. Tôi bỗng hiểu sao nữ sỹ của thành phố này lại có thể viết nên những vần thơ làm mê đắm những kẻ đang yêu của cả thế giới này đến thế!

Перебирая в памяти былое,
я вспомню песни первые свои:
«Звезда горит над розовой Невою,
заставские бормочут соловьи...»

...Но годы шли все горестней и слаще,
земля необозримая кругом.
Теперь — ты прав,
мой первый и пропащий,—
пою другое,
плачу о другом...
А юные девчонки и мальчишки
они — о том же: сумерки, Нева...
И та же нега в этих песнях дышит,
и молодость по-прежнему права.


Ольга Берггольц
1940

Không Ðề

Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một bài thiếu nữ
"Ngôi sao cháy bùng trên sông Nhêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà"

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, anh xa cách thế
Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa.

Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta
Lại nhắc lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nhêva chiều tà ánh nước
Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh?
Bằng Việt dịch


Các bạn ơi hãy cùng tôi sưu tầm những tác phẩm của nữ sỹ tài hoa xinh đẹp này nhé!

Trăng Quê
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2006 11:38:21 bởi TTL >
#1
    jariya_doan 27.10.2006 15:57:14 (permalink)
    Chao trăngquê!
    Bài thơ này JD cung đã đọc từ hồi còn học phổ thông và nhơ đến tận bay giờ. Thinh thoảng JD vẫn đọc cho nguời yêu câu "Em bây giờ đã khác xưa, khóc khác xưa rồi và hát cũng khác xưa" - sau mỗi lần cai nhau.
    TQ post lên nhiều nhiều nữa nhé.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2006 15:58:21 bởi jariya_doan >
    #2
      Trăng Quê 27.10.2006 17:51:50 (permalink)
      Ольга Берггольц
      ЛИСТОПАД
      http://www.litera.ru/stixiya/authors/berggolc/osen-osen-nad.html

      Осенью в Москве на бульварах
      вывешивают дощечки с надписью
      "Осторожно, листопад!"

      Осень, осень! Над Москвою
      Журавли, туман и дым.
      Златосумрачной листвою
      Загораются сады.
      И дощечки на бульварах
      всем прохожим говорят,
      одиночкам или парам:
      "Осторожно, листопад!"

      О, как сердцу одиноко
      в переулочке чужом!
      Вечер бродит мимо окон,
      вздрагивая под дождем.
      Для кого же здесь одна я,
      кто мне дорог, кто мне рад?
      Почему припоминаю:
      "Осторожно, листопад"?

      Ничего не нужно было,-
      значит, нечего терять:
      даже близким, даже милым,
      даже другом не назвать.
      Почему же мне тоскливо,
      что прощаемся навек,
      Невеселый, несчастливый,
      одинокий человек?

      Что усмешки, что небрежность?
      Перетерпишь, переждешь...
      Нет - всего страшнее нежность
      на прощание, как дождь.
      Темный ливень, теплый ливень
      весь - сверкание и дрожь!
      Будь веселым, будь счастливым
      на прощание, как дождь.

      ...Я одна пойду к вокзалу,
      провожатым откажу.
      Я не все тебе сказала,
      но теперь уж не скажу.
      Переулок полон ночью,
      а дощечки говорят
      проходящим одиночкам:
      "Осторожно, листопад"...
      1938


      MÙA LÁ RỤNG
      Ônga Becgôn

      Mùa thu ở Matxcơva người ta thường treo
      những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ :
      "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng"

      Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
      Mátxcơva, lại đã thu rồi!
      Bao khu vườn như lửa chói ngời
      Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ,

      Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
      Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi
      Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
      "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
      Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi
      Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
      Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
      Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn
      ở đây tôi cần ai, khi xuôi ngược một mình,
      Tôi có thể yêu ai, ai làm tôi vui sướng:
      "Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"
      Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

      Nếu không có gì ao ước trong tôi
      Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất!
      Anh từng ở nơi đây, từng là người thân nhất
      Sao phút này làm người bạn cũng không?.
      Tôi chẳng hiểu vì sao, cứ ngùi ngẫm trong lòng
      Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn...
      Anh - con người không vui, con người bất hạnh
      Con người đi cô độc quá trên đời!
      Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
      Thôi hãy biết kiên tâm. Mọi điều đều phải đợi...
      Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
      Cơn mưa rơi thầm thì lúc chia li
      Mưa tối rầm, nhưng ấm áp nhường kia
      Mưa run rẩy trong ánh trời lấp loá...
      Anh hãy cố vui lên, con đường hai ngả,
      Tìm hạnh phúc yên lành trong ấm áp cơn mưa!...

      Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
      Một mình với mình thôi, không cần ai tiễn biệt.
      Tôi không biết nói cùng anh đến hết
      Nhưng bây giờ, còn phải nói gì thêm!
      Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm
      Những tấm biển dọc đường càng thấy trống
      "Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"

      Bằng Việt dịch

      Các bạn có thể đọc các bài thơ của nữ sỹ tại đây ( nguyên tác)
      http://www.litera.ru/stixiya/authors/berggolc.html

      #3
        Ngọc Lý 28.10.2006 05:04:14 (permalink)
        .

        Cảm ơn Trăng Quê cho một bài giới thiệu nữ thi sĩ Berggolc thật hay và mênh mông hương vị của giòng sông thời gian,


        Trích đoạn: Trăng Quê

        Tôi xin giới thiệu bài thơ đầu tiên của Ôn ga Béc gôn mà tôi đã đọc khi tuổi tròn trăng và bây giờ nó vẫn nằm trong cuốn sổ tay của tôi với nét chữ thơ ngây ngày nào. Cuốn sổ đã úa vàng với thời gian nhưng những gì tuổi đầu đời ghi lai vẫn đẹp mãi trong tôi.

        Sau này tôi có dịp đến Lêningrat nơi quê hương của nữ sỹ càng thấy thêm cái hay cái đẹp của bài thơ. Tôi đã một mình lang thang bên bờ sông Nhe va trong một buổi chiều huyền ảo nơi ta chỉ cần giơ tay ra với là có thể túm được đám mây bay là tà trên đầu mình. Cái cảm giác thanh bình nhẹ nhàng ấy vẫn còn theo tôi đến bây giờ. Trong cuộc đời mình tôi đã đi qua nhiều nơi nhưng vẫn đắm say cho rằng Lêningrat là thành phố đẹp nhất thế giới. Và trong vẻ đẹp thiên nhiên kỳ diệu đó tôi lẩm nhẩm đọc thơ Ôn ga Béc gôn. Tôi bỗng hiểu sao nữ sỹ của thành phố này lại có thể viết nên những vần thơ làm mê đắm những kẻ đang yêu của cả thế giới này đến thế!



        Ngọc Lý biết rất ít về đất nước con người Nga, hôm nay nhờ Trăng Quê và Anh Nguyên Hùng mà hiểu thêm tâm tình rất lãng mạn của họ. Nhờ Trăng Quê mà Ngọc Lý đi tìm thấy hình ảnh giòng sông Neva thật thanh bình:






        Trích đoạn: Trăng Quê

        Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ
        Khúc hát ngây thơ một bài thiếu nữ
        "Ngôi sao cháy bùng trên sông Nhêva
        Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà"

        Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
        Em mới hiểu bây giờ anh có lý
        Dù chuyện xong rồi, anh xa cách thế
        Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa.

        Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta
        Lại nhắc lại vị ngọt ngào thuở trước
        Vẫn sông Nhêva chiều tà ánh nước
        Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh?

        Bằng Việt dịch

        Trăng Quê



        Cảm ơn Trăng Quê rất nhiều,
        Chờ đọc thêm bài của Trăng Quê trong mục này nhe...



        Ngọc Lý
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2006 08:34:07 bởi Ngọc Lý >
        #4
          Trăng Quê 28.10.2006 13:03:30 (permalink)

          Trích đoạn: Ngọc Lý

          .
          Cảm ơn Trăng Quê cho một bài giới thiệu nữ thi sĩ Berggolc thật hay và mênh mông hương vị của giòng sông thời gian,

          Ngọc Lý biết rất ít về đất nước con người Nga, hôm nay nhờ Trăng Quê và Anh Nguyên Hùng mà hiểu thêm tâm tình rất lãng mạn của họ. Nhờ Trăng Quê mà Ngọc Lý đi tìm thấy hình ảnh giòng sông Neva thật thanh bình:

          Cảm ơn Trăng Quê rất nhiều,
          Chờ đọc thêm bài của Trăng Quê trong mục này nhe...

          Ngọc Lý



          Anh hãy trở về


          Ôn ga Béc gôn

          Anh hãy trở về trong giấc mơ em
          Dẫu trong mơ anh không còn như ảnh
          Anh một thuở như cuộc đời như chim, như nắng
          Như tuổi thanh xuân hạnh phúc vô bờ.

          Anh bây giờ đã ở rất xa
          Khoảng cách bao la xoá nhoà hình dáng
          Chỉ còn lại trong tim nắm tro tàn ảm đạm
          Chẳng thể nào cháy lửa nũa đâu anh.

          Chỉ mình em có lỗi, chỉ mình em
          Vì đã vội buông anh ra quá sớm
          Vì vẫn sống trái tim đầy kiêu hãnh
          Ôi lòng thèm khát chẳng thể nào nguôi...

          Anh hãy trở về trong giấc mơ em
          Dẫu trong mơ anh không còn như ảnh
          Anh một thuở của cuộc đời như chim, như nắng
          Như tuổi thanh xuân hạnh phúc vô bờ.

          Vì năm tháng đổi thay em bây giờ đã khác
          Hát khác xưa rồi, và khóc cũng khác xưa
          Em đã khác xưa rồi, em đã khác xưa
          Ôi cuộc đời sao trôi nhanh quá!
          Em đã già đi anh không nhận ra nữa
          Hay là anh có nhận ra chăng?

          Em không cầu xin tha thứ nơi anh
          Cũng chẳng thề nguyền những điều vụng dại
          Nhưng em tin nếu anh quay trở lại
          Nếu anh còn nhận được ra em
          Những bực tức nhau ta sẽ nguôi quên
          Ta sẽ lại bên nhau sóng bước
          Ta sẽ khóc như chưa bao giờ được khóc
          Mà chỉ hai ta mới hiểu vì sao
          .



          Chào các bạn, chào Ngọc Lý!

          Quả là TQ thích được khen nên đã nghe theo lời " rủ rê" của Ngọc Lý mà tạo ra Box này!
          Bạn thật là một nhà ngoại giao có " tầm cỡ quốc tế" của VNTQ!

          Cảm ơn Ngọc Lý đã khuyến khích và khơi gợi lại những năm tháng tuyệt vời thời sinh viên của mình ở Liên Xô cũ!
          Ngày ấy cứ như hôm qua vậy mà vẫn ngọt ngào lãng mạn... " vớ vẩn" kiểu TQ! hi..hi

          Và Trăng lại sáng giữa ban ngày dù yếu ớt mỏng manh, sức càn lực kiệt...những cố gắng " thảm hại" đã được Ngọc Lý không tiếc lời khen!

          Các bạn ơi, hãy giúp mình nhé, cùng duy trì mục này! Vì ai không yêu những vần thơ dịu dàng đến nhường kia thì chắc chắn người đó chỉ vì " không biết yêu" mà thôi!

          Thân mến và chúc cuối tuần vui vẻ!
          Trăng Quê
          #5
            Trăng Quê 30.10.2006 14:58:38 (permalink)
            Olga Berggolts và những bài thơ mùa thu

            1- Petersburg và Olga Berggolts

            Olga Berggolts trải qua một cuộc đời với rất nhiều thăng trầm, thử thách cũng như chính thành phố Saint Petersburg. Bà sinh năm 1910 trong một gia đình bác sỹ ở Petersburg. Bà tốt nghiệp khoa ngôn ngữ trường đại học tổng hợp Petersburg và trải qua ba năm làm phóng viên cho tờ tạp chí “Thảo nguyên Liên Xô” tại nước cộng hòa Kazakhstan. Trong thời gian này bà đã cho ra đời cuốn sách “Nơi heo hút”. Năm 1933 Olga Berggolts trở lại Saint Petersburg và đã gắn bó cuộc của mình với thành phố này cho đến những ngày cuối cùng của đời mình.

            Người ta biết đến tên tuổi của Olga Berggolts từ năm 1935, sau khi bà cho ra đời ba tuyển tập truyện ngắn và thơ mang tên “Những năm xung phong”, “Đêm trong thế giới mới” và “Tuyển tập thơ”.

            Năm 1938, cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn Nga khác, Olga Berggolts bị bắt vì tội “chống lại nhân dân” và phải ngồi tù 7 tháng. Mãi tới giữa năm 1939 bà mới được trả tự do và hòan tòan được phục hồi danh dự. May mắn hơn nhiều người khác, bà được trở về với đời thường, nhưng dấu ấn của những ngày tháng trong tù còn đeo đuổi theo bà suốt cả cuộc đời. Bà viết trong cuốn nhật ký bí mật của mình như sau: “Năm tháng sau khi đã được trả tự do, nhưng tôi không chỉ cảm thấy, ngửi thấy mùi nhà tù, mà còn cảm thấy cả cái cảm giác nặng nề của người ở trong tù nữa. Một cảm giác vô vọng, không lối thóat khi phải đi lấy cung. Người ta tìm cách dốc ngược tâm hồn của tôi, dùng những ngón tay bẩn thỉu mà moi móc trong đó, nhổ tọet vào nó rồi lộn ngược trở lại và phán một câu chỏng lỏng: sống đi!.”

            Những dòng hồi ký này của bà chỉ mới vừa được công bố vào năm 2001, nghĩa là 26 năm sau khi bà đã mất.

            Olga Berggolts đã chia sẻ với Petersburg suốt cả 1000 ngày đêm bị bao vây trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bà làm việc trong đài phát thanh của thành phố và chính thời gian này tên tuổi của bà đã được biết đến như một nhà thơ vừa trữ tình vừa quả cảm của thành phố Petersburg.

            Cũng như Pushkin, Olga Berggolts không chỉ làm thơ, mà còn viết rất nhiều truyện ngắn, truyện vừa, trường ca, tiểu luận... Ngay cả thơ của bà cũng gồm nhiều chủ đề khác nhau và tình ca chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó. Nhưng những bài thơ vượt thời gian đến với chúng ta hôm nay chủ yếu lại là những bài thơ đượm chất trữ tình.

            Hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn hai bài thơ đặc sắc nhất của bà, cả hai bài đều là những bài thơ tuyệt tác về mùa thu. Bài “Mùa lá rụng” để diễn tả mùa thu ở Moskva và bài “Mùa hè rớt” để nói về mùa thu ở Saint Petersburg. Olga Berggolts mất năm 1975 tại Petersburg. Tên của bà được đặt cho một con phố giữa trung tâm của Petersburg, ngang hàng với những tên tuổi đã làm nên lịch sử và cuộc sống của thành phố này.

            2- Mùa thu nước Nga

            Trước khi nói về những bài thơ mùa thu, Lan Hương muốn nói đôi chút về mùa thu ở Nga. Theo lịch thiên nhiên, mùa thu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Nhưng trên thực tế, mùa thu mà các nhà văn, nhà thơ, họa sỹ hay nói đến không kéo dài lâu như vậy. Cái khỏanh khắc mà người ta ca ngợi chỉ kéo dài lâu nhất là 1 đến 2 tuần lễ. Cuối tháng 9, trước khi những đợt gió lạnh, và những cơn mưa dài lê thê đổ xuống, thiên nhiên hào phóng ban tặng cho mặt đất một khỏang thời gian ấm áp, đẹp đẽ lạ thường. Cái khỏang thời gian tuyệt đẹp đó các nhà thơ gọi là mùa hè rớt, hay mùa hè của các bà, mùa lá rụng, còn các họa sỹ thì gọi đó là mùa thu vàng. Dù được gọi bằng cái tên gì, thì khỏanh khắc tuyệt đẹp đó cũng chỉ là một. Nó vừa ngắn ngủi, vừa mong manh, vừa hiếm khi gặp được, bởi nó kéo dài nhiều nhất cũng chỉ hai tuần và không phải năm nào cũng có. Một đợt mưa đến sớm, mặt trời không xuất hiện, những trận gió bất ngờ...thế là hỏng cả mùa thu mong đợi.

            Mãi đến thời kỳ của Pie Đại đế trị vì vào thế kỷ thứ 18 nước Nga mới đón Năm mới vào ngày 1 tháng 1 như bây giờ. Trước đó, trong nhiều thế kỷ, người Nga đón Năm mới vào ngày 1 tháng 9. Tháng 9 là thời điểm các công việc đồng áng vất vả đã chấm dứt, các lãnh chúa cũng như địa chủ đã thanh tóan tất cả tiền công cho nông dân. Bắt đầu từ ngày lễ Thánh Ivan Đại Trai 29 tháng 8, khắp nơi trong nước Nga người ta tổ chức các hội chợ. Hội chợ vừa là nơi mang bán các nông sản phẩm thu họach được, vừa là nơi hội hè, vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Chính vào thời điểm này, thiên nhiên ban tặng cho con người một khỏang thời gian ấm áp cuối cùng trước khi mùa đông đến, và ở Nga người ta tận hưởng những ngày ấp áp đẹp đẽ này để tổ chức lễ hội, các bà các chị rủ nhau may áo mới, đi hát đối tại các hội chợ, làm những lọai bánh ngon nhất để thết đãi các đức ông chồng, các chàng trai đang ngấp nghé dạm hỏi.

            Chính vì vậy mà khỏang thời gian mùa thu ấp áp này được gọi là mùa thu của các quý bà hay là mùa hè rớt. Người ta ví, mùa xuân như cô dâu chưa về nhà chồng, rực rỡ, e lệ và đỏng đảnh, mùa hè như cô vợ mới cưới , nồng nàn, cháy bỏng và bồng bột, còn mùa hè rớt như người phụ nữ hồi xuân vừa đằm thắm, vừa thiết tha mà vẫn không kém phần tuyệt mỹ.

            3- Hai bài thơ tình của Olga Berggolts

            Olga Berggolts để lại rất nhiều bài thơ tình, nhưng có lẽ hai bài thơ về mùa thu của bà là tuyệt sắc nhất. Hai bài thơ mùa thu của bà không chỉ đẹp về ngôn ngữ, sâu sắc về nội dung mà nó còn hết sức đậm đà nữ tính.

            Bài thơ “Mùa lá rụng”, Olga Berggolts làm năm 1938, khi mới 28 tuổi. Bài thơ được làm trong bối cảnh mùa thu của Moskva, thành phố nơi người yêu của bà đang sống.
            Mùa thu Moskva có gì lạ. Chúng ta hãy nghe Olga Berggolts tả lại:

            Những đàn sếu bay qua, sương mù và khói tỏa
            Trên Mạc Tư Khoa lại đã thu rồi
            Những khu vườn như lửa cháy sáng ngời
            Vòm lá sẵm, ánh vằng lên rực rỡ
            Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
            Nhắc những ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi,
            Nhắc cả những ai cô độc trên đời
            “Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng”

            Olga Berggolts lên thăm người yêu, nhưng cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng khi tình yêu tan vỡ, để rồi một mình ra ga trong những tiếng mưa rơi. Nhưng rất lạ, những cơn mưa mùa thu thường lạnh buốt, cũng như tình yêu khi tan vỡ thường làm người ta tuyệt vọng. Nhưng Olga Berggolts đã đủ nghị lực để nhìn thấy cái ấm áp của cơn mưa, cũng như nhìn thấy cuộc đời vẫn tiếp tục, dù tình yêu tan vỡ

            Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
            Cơn mưa thầm thì trong lúc chia tay
            Mưa chan hòa, mưa ấm áp nhường nào
            Mưa run rẩy trong ánh chiều nhấp nhóang
            Anh hãy vui lên dẫu con đường hai ngả
            Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa...

            Mùa thu Moskva rất lạ, trên khắp những đường phố có cây xanh, người ta gắn những tấm biển nhỏ: đừng động vào cây mùa lá rụng. Người Nga cũng rất hay dùng câu thành ngữ: “đừng rắc muối lên những vết thương lòng”. Phải chăng cái mong manh như lá mùa thu đã dậy cho con người bài học biết bao dung, tha thứ và yêu thương?

            “Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng”
            Nhắc suốt đừơng cũng chỉ bấy nhiêu thôi...


            Bài “Mùa hè rớt” Olga Berggolts ấp ủ trong suốt 4 năm từ năm 1956, đến năm 1960 mới hòan thành, khi đó bà đã 50 tuổi, đúng là cái tuổi của “mùa hè rớt”, cái tuổi để biết nhẫn nhịn và quý trọng tình yêu hơn.

            Có một mùa trong sáng diệu kỳ
            Sức nóng êm ru, mầu trời không chói
            Mùa hè rớt cho những người yếu đuối
            Cứ ngỡ ngàng như trời mới vào xuân

            Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng
            Se sẽ như không, nhẹ nhàng phơ phất
            Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất
            Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu

            Những trận mưa rào đã tắt từ lâu
            Tất cả thấm trên cánh đồng lặng sẫm
            Hạnh phúc được yêu đã ít hơn xưa
            Ghen tuông dù chua chát cũng thưa hơn...

            Đấy, Olga Berggol đã diễn tả mùa hè rớt như vậy đó: vừa dịu dàng, vừa rực rỡ vừa nhẫn nại chịu đựng. Mùa thu là lúc người ta tận hưởng thành quả của cả mùa hè và mùa xuân vất vả lao động. Mùa thu dậy cho con người biết quý trọng những hạnh phúc đơn sơ mà mình có được: những bông hoa cuối cùng, những tia nắng ấm cuối cùng, một bầu trời xanh hiếm muộn ló ra, cũng như người ta bỗng cảm thấy thật hối tiếc khi nghĩ về một cuộc tình đẹp đẽ tan vỡ thời tuổi trẻ.

            Ôi cái mùa độ lượng rất thân thương
            Tôi tiếp nhận người, vì người sâu sắc quá
            Nhưng vẫn nhớ, trời ơi tôi vẫn nhớ
            Tình yêu ơi, người đang ở phương nào?

            Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm
            Tôi biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt
            Nhưng chỉ đến bây giờ tôi mới biết
            Yêu thương, giận hờn, tha thứ, chia tay...

            Người ta thường nghĩ, mùa thu là mùa của chia ly, mùa của tàn tạ và có cảm giác sợ mùa thu. Nhưng Olga Berggolts chỉ cho chúng ta thấy một thông điệp hòan tòan khác của thiên nhiên: “Hãy biết quý trọng tất cả những gì chúng ta đang có. Hạnh phúc cũng mong manh như lá thu, hãy nâng niu khi nó còn ở trên cành”.

            Lan Hương

            Moscow 11/08/2006
            http://www.trexanh.com/TảnMạn/OlgaBerggoltsvànhữngbàithơmùathu/tabid/308/Default.aspx
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9