Bệnh Dời Ăn hay Zona
HongYen 31.10.2006 02:33:10 (permalink)
Những người từ 60 tuổi trở lên nên chủng ngừa bệnh zona

26/10/2006




Người già thường dễ mắc bệnh zona
Một ủy ban tư vấn của chính phủ Mỹ đề nghị những người từ 60 tuổi trở lên nên chủng ngừa bệnh zona, là chứng bệnh gây ra những điểm phồng đau trên da và có khi làm đau nhức thần kinh kinh niên.

Người già thường dễ mắc bệnh zona, do vi rút đậu mùa gây ra. Vi rút này ở trong trạng thái ngủ yên nhưng có phần chắc sẽ hoạt động lại ở người già có hệ miễn dịch bị yếu đi.

Bệnh zona không có thuốc chữa. Hôm thứ tư, ủy ban tư vấn đề nghị người trên 60 tuổi tiêm chủng để ngăn chận vi rút này bằng thuốc Zostavax mới được phê chuẩn.

Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng những cuộc xét nghiệm phân hình qua máy vi tính có thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.

Cuộc nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học y khoa Weill Cornell ở thành phố New York cho thấy rằng những người trải qua cuộc xét nghiệm này và được chẩn đoán mắc bệnh ung thử phổi ở giai đoạn đầu có ít nhất 80% cơ hội được sống thêm 10 năm nữa, cao hơn nhiều so với tỉ lệ hiện nay.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-10-26-voa31.cfm
#1
    HongYen 06.11.2006 11:49:12 (permalink)
    Bệnh giời leo: Đề phòng điều trị nhầm

    22:30:00, 01/11/2006
    Liên Châu

    Trong những tuần gần đây, số người mắc bệnh "giời leo" đang gia tăng. Đây không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể lây lan hoặc dẫn đến viêm nhiễm do tự điều trị. Đặc biệt, "giời leo" cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác.


    Bác sĩ CKII Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu quốc gia cho biết nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị bệnh:

    - "Giời leo" - tên quen gọi trong nhân dân chính là bệnh viêm da do côn trùng. Bình thường bệnh nhân xuất hiện lác đác, rải rác, nhưng vào những dịp cuối năm, thời tiết thay đổi như chuyển mùa hiện nay, mật độ côn trùng tăng lên cũng kéo theo gia tăng số bệnh nhân mắc viêm da do côn trùng. Chúng tôi từng ghi nhận, có năm, số bệnh nhân đến khám lên đến 200 người/ngày. Hiện tại, số đến khám do bệnh này khoảng 50 bệnh nhân/ngày, cũng là cao hơn nhiều so với những tháng hè. Nguyên nhân gây bệnh do khi côn trùng bị đập chết, độc tố trong người chúng sẽ giải phóng ra và gây kích thích lên bề mặt da. Vùng da tiếp xúc với độc tố sẽ bị bỏng rát. Những vết bỏng rộp này cũng hằn theo những vết xoa, miết côn trùng trên bề mặt da. Vùng da viêm thường đỏ, ngứa. Ở trẻ em dễ viêm nhiễm nặng hơn, vì trẻ dễ gãi, gây trầy xước. Nên lưu ý, viêm da do côn trùng rất hay lây lan. Có thể bị ở tay, sau đó lại xuất hiện ở vùng da khác trên cơ thể: cổ, gáy, chân, mi mắt... Có bệnh nhân nam, do chăm sóc bôi thuốc cho vợ bị "giời leo", bàn tay tiếp xúc với chất tiết của côn trùng. Sau đó, có thể do vô ý, bàn tay người chồng không được giữ sạch, lại tiếp xúc với vùng kín của bản thân, nên "giời leo" cũng xâm nhập, gây sưng viêm bộ phận sinh dục ngoài. Do dễ lây như vậy, có gia đình, từ một người bị mắc bệnh, sau lại lan sang 2-3 người khác qua tiếp xúc thông thường.

    Điều chúng tôi muốn lưu ý: đây là bệnh không nguy hiểm nhưng rất dễ lây và nếu không được điều trị đúng, đầy đủ thì bệnh có thể bị kéo dài và có thể bị nhiễm trùng. Bệnh cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh da liễu khác. Nhầm lẫn phổ biến nhất, mà ngay cả cán bộ y tế thiếu kinh nghiệm điều trị cũng có thể nhầm, đó là kê thuốc điều trị "giời leo" bằng thuốc điều trị bệnh Zona.

    * Vậy làm sao phân biệt và điều trị chính xác bệnh "giời leo"?

    - Bác sĩ Nguyễn Thành: "Giời leo" là viêm da tiếp xúc do côn trùng, còn Zona là bệnh do vi-rút. "Giời leo" có thể gặp bất kỳ tại vùng da nào trên cơ thể, trong khi đó, Zona lại là những vệt tấy đỏ viêm da chạy dọc kéo dài theo dây thần kinh trên cơ thể: dọc cánh tay, dọc thân sườn... Và Zona lại chỉ xuất hiện trên một nửa của cơ thể, hoặc bên phải hoặc bên trái. Chính vì vậy, chúng tôi đã gặp khá nhiều bệnh nhân bị "giời leo" tự điều trị hoặc điều trị không đúng chuyên khoa da liễu nên đã sử dụng nhầm thuốc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi bị giời leo, bệnh nhân nên khám sớm, lúc này, việc điều trị đơn giản, có thể chỉ với 2 loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu mát và điều trị chống viêm. Tuy nhiên khi có nhiễm trùng, việc chỉ định ngoài thuốc bôi sẽ cần uống kháng sinh. Nên khám chuyên khoa da liễu để được kê đơn chính xác.

    Liên Châu
    (thực hiện)


    http://www.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2006/11/1/168404.tno

    PS. Dời ăn hay Giời leo
    #2
      HongYen 27.11.2006 07:30:01 (permalink)
       
      Bệnh ZONA
       
      Zona hoặc tiếng Anh là Shingle, tên y học là Herpes Zoster. Tiếng việt gọi là Đới Bào Chẩn. Herpes = Thủy bào chẩn.
      Herpes là bệnh viêm ngoài da do các siêu vi trùng (virus) gây ra mà đặc điểm là có những mụn nước nhỏ. Có ba loại herpes thường gặp là H. Simplex với các vết bóng nước ở miệng, cửa mình, và viêm kết mạc; H. Genital lan truyền do giao hoan, với vết thương rất đau ở cơ quan sinh dục và H Zoster.
      Trường hợp của cụ nhà là thuộc loaị thứ ba này, mà bên ta gọi là Zona thần kinh.

      Nguyên nhân
      : Do siêu vi trùng varicella-zoster gây ra. Đây cũng là loại gây ra bệnh thủy đậu chickenpox. Sau khi bị bệnh thủy đậu, thì siêu trùng này có thể
      tàng phục cả nhiều năm trong giây thần kinh. Bệnh xuất hiện khi virus nằm ở rể sau thần kinh tủy tái hoạt động sau một thời gian tiềm tàng (latent). Bệnh thường thấy ở người nhiễm HIV hoặc người bị suy yếu tính miễn dịch. Virus tấn công gốc giây thần kinh tủy và khu ngoài da chiụ ảnh hưởng của giây thần kinh này.

      Triệu chứng
      Với lý do chưa được giải thích, các triệu chứng bệnh xuất hiện thành từng đợt, lớp này nối tiếp dấu hiệu kia.Cảm giác đầu tiên là đau hoặc cảm giác châm nhoi nhói, ngứa, cháy phỏng burning trong khi virus lan theo giây thần kinh ngoại vi xuất phát từ xương sống. Cảm giác này chỉ có ở nơi chịu ảnh hưởng của giây thần kinh đó. sau vài ba bgày thì những mụn nước nhỏ bé xuất hiện. sau dăm ngày thì mụn nước lan đầy một vùng da: có thể là một khuôn vuông ở thắt lưng bên cạnh sườn từ xương sống tới xương ức, trên đầu bàn chân, tay, hoặc một bên mặt, da đầu. các mụn nước khô đi trong vài ngày , để lại một cái vẩy. Vẩy rụng sau vài tuần kể từ ngày đầu.
      Bệnh có thể thấy ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay thấy vào sau tuổi 50. Bệnh có thể tái phát nhất là nếu ta dùng các dược phẩm làm giảm tính miễn dịch của cơ thể.
      Vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ ta với sự tấn công mới của siêu vi trùng thủy đậu , nên ta không bị lây bệnh zona từ người khác nếu trước đây ta đã bị thủy đậu. . Tuy nhiên ta có thể bị thủy đậu nếu ta chưa có tính miễn dịch và không được bảo vệ khi tiếp xúc với người bị bệnh zona ngoài da.

      Định bệnh
      căn cứ vào y sử và đặc điểm của các triệu chứng và các mụn nước trên da.

      Bệnh nguy hiểm không
      ? Bình thường thì zona là bệnh không nguy hiểm. Nhưng người bệnh chịu một sự đau đớn ở vùng da bị bệnh liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm. Cái đau kinh khủng, gậm nhấm , cực khổ cả về thể xác lẫn tâm thần này thấy ở quá bán số bệnh nhân và lại có nhiều ở lão nhân trên 70 tuổi ( như trường hợp của cụ nhà). Zona tiêu hủy tế bào thần kinh và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. Có bệnh nhân tả nhiều loại đau xẩy ra kế tiếp hoặc cùng một lúc.
      Khi zona tấn công giây thần kinh tam thoa ở mặt , mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.. Có trường hợp, bệnh tấn công cả tai, mắt khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi.
      Tuy không nguy hiểm nhưng zona có thể trầm trọng nếu hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc khi bị các bệnh kinh niên tàn phá như ung thư .
      Một diễm nữa là, cơn đau sau bệnh (postherpetic neuralgia), nhất là ở quý vị cao niên . Các cơn đau này đôi khi kéo dài cả dăm tháng sau khi vết thương trên da đã lành. Trong các trường hợp này, đôi khi phải dùng đến dược phẩm có opiods . Gabapentin(Neurotonin) cũng giúp làm dàm cơn đau ( patient care Nov 2002 p 10)
      ( Trước khi mun nước xuất hiện ở một vùng da nào đo trên mặt hoặc một bên thân mìnhù, thì có những cảm giác đau ran hoặc nhói như kiến cắn đã xẩy ra. Những mụn nước nằm rải rác trên lớp da mầu hồng đỏ. Lớp da này rất nhậy cảm vàhơi sờ vào cũng thấy đau. Các cơn đau liên tục hoặc gián đoạn, đau nghỉ rất khó chịu. Nhiều trường hợp, cơn đau hành hạ bệnh nhân cả tháng, có khi cả năm.
      Về điều trị
      : Điều trị càng sớm càng tốt vì sẽ làm ngắn thời gian bệnh và có thể làm nhẹ bớt các cơn đau. Nếu trị liệu ngay khi thấy triệu chứng xuất hiện, chẳng hạn ngay ba ngày đầu khi có triệu chứng thì là lý tưởng. Chữa mau, chữa mạnh có thể ngăn chặn sự tàn phá của giây thần kinh và giảm thiểu đau. Các thuốc như acyclovir (zovirax) 800 mg mỗi 4 giờ X 7-10 ngày; ganciclovir, Famiclovir, (Famvir) 500 mg/ mỗi 8 giờ X 7 ngày; Valacyclovir (Valtrex) 500 mg/ngày X 7ngày có thể làm bớt đau. Các thuốc này tương đối an toàn, nhưng khá đắt.Dùng thêm các thuốc chống viêm và thuốc chống đau. Có nhiều bác sĩ dùng corticosteroid để làm giảm đau, nhưng kết quả còn nhiều tranh luận.Có tác giả cho rằng, dùng Corticosteroid có thể làm vết thương mau lành và giảm nỗi khó khăn của người bệnh. Đôi khi phải dùng tới cả thuốc chống trầm cảm như Ealavil... Che phủ vết thương để tránh cọ sát với quần áo cũng như nhiễm trùng , bằng lớp băng mỏng .
      (Căn bản là làm bớt đau. Có thể chườm khăn tay ướt hoặc dùng thuốc chống đau. Với người bị dàm miễn dịch tính : acyclovirIV, Famiclovir, Valacyclvir, acyclovir viên uống cũng có công hiệu giảm đau và mau lành.)
      Đó là nói chung về bệnh zona để quý vị có thêm kiến thức.Trường hợp Cụ nhà, xin có một số góp ý:
      1-Về tuổi, cụ năm nay 75 tuổi nên các cơn đau thường kéo dài khá lâu. Tôi đã từng thấy nhiều cụ bị cơn đau mỗi ngày đến nỗi bệnh nhân phát khóc, đôi khi cầu được đi sớm.
      2- Cụ đau đã cả tháng nay rồi, nên đề nghị ông bạn xin bác sĩ cho thêm thuốc đau và các thuốc tri virus mà tôi vừa kể trên. Chị Minh Nguyệt s đánh vần tên thuốc cho bạn.
      3- Về thuốc ta thì theo tôi có lẽ không công hiệu đâu, vì tôi không nghĩ là chưa có chất thuốc nào tiêu diệt được virus zona. Thuốc ta để giảm cơn đau thì chắc là có, nhưng xin bạn tham khảo ý kiến với thầy thuốc đông y trước khi dùng.
      Chúng tôi cũng xin nhắc chung là, zona do vi sinh vật virus gây ra, nên không có loại kháng sinh antibiotic nào tiêu dệt được virus cả, ngoại trừ vài dược phẩm mà chúng tôi vừa kể.
       
      BS NGUYỄN Ý ĐỨC
      Texas
       
      http://www.ykhoanet.com/bsnguyenyduc/nyd004.htm
      #3
        HongYen 29.11.2006 09:43:19 (permalink)
         Zona hay Giời leo
         

        Kế họach điều trị và phòng ngừa Bệnh Giời leo và chứng Đau Thần kinh sau Giời leo.


        Trong số báo Clinical Geriatrics vol 14,No 1, Jan. 2006, Kenneth Schmader viết một bài tổng luận về giời leo. Bệnh Giời leo hay zona do siêu vi varicella-zoster (VZV) ở hạch cảm giác họat động trở lại và truyền vào dây thần kinh tới trong điều kiện tuổi, bệnh tật và thuốc làm giảm tình trạng miễn dịch tế bào đối với VZV.


        Tỉ lệ phát bệnh tăng theo tuổi, thể hiện bằng tiền chứng đau theo dermatome do viêm thần kinh cấp, sau đó siêu vi nhiễm tế bào da, gây ra ngọai ban (rash) điển hình. Triệu chứng đau sau giời leo được coi là mãn tính nếu kéo dài quá 90-120 ngày.

        Điều trị giời leo gồm:
        - thuốc chống siêu vi như acyclovir, famciclovir, valacyclovir;
        - chống viêm bằng corticosteoids không ngăn ngừa được chứng đau thần kinh sau giời leo mà lại hay có tác dụng phụ bất lợi ở người lớn tuổi;
        - giảm đau bằng thuốc có hoặc không có á phiện, bloc thần kinh, gabapentin, thuốc chống trầm cảm vòng.

        Điều trị đau thần kinh sau giời leo gồm:
        - cao dán lidocain, có hiệu quả đáng kể,
        - thuốc chống kinh phong như gabapentin, pregabalin có tác dụng nhanh hơn, thuốc chống trầm cảm (tricyclic antidpressants TCA) nortriptyline tác dụng tương đương mà lại ít tác dụng phụ trên tim hơn amitriptyline,
        - thuốc giảm đau á phiện có hịệu quả đáng kể, tramadol cũng có tác dụng.

        Ngừa giời leo và đau thần kinh sau giời leo gồm:
        - chủng ngừa trái rạ, đã làm giảm tỉ lệ phát bệnh trái rạ một cách đáng kể. Tỉ lệ phát bệnh của giời leo và đau thần kinh sau giời leo có thể giảm khi số trẻ em đã được chủng ngừa trái rạ lớn lên trong khi tiếp tục chủng ngừa cho những người chưa có miễn dịch. Có lo ngại cho rằng siêu vi của thuốc chủng, cư trú ở hạch cảm giác có thể họat động trở lại và gây giời leo. Tuy nhiên giời leo do thuốc chủng ít xảy ra và nhẹ hơn vì siêu vi đã được làm cho yếu đi nhiều. Có người lại lo ngại rằng tỉ lệ phát bệnh của giời leo có thể tăng lên khi tỉ lệ phát bệnh của trái rạ giảm vì giảm sự tiếp xúc của dân chúng với VZV làm giảm tác dụng tăng cường miễn dịch đối với VZV, vì vậy tăng nguy cơ tái họat động của VZV.

        - Chủng ngừa giời leo.
        Vì tính miễn dịch tế bào đối với VZV giảm theo tuổi, một liều thuốc chủng VZV tăng cường ở người lớn tuổi có thể bảo vệ chống lại giời leo. Theo nghiên cứu của Oxman MN và csv, thuốc chủng giời leo đã giảm tỉ lệ phát bệnh 51.3%, chứng đau thần kinh sau giời leo 66.5%.

         
        Khi bài này được viết vào tháng Giêng 2006, thuốc đang chờ FDA cấp bằng chấp thuận.

        Bs Nguyễn Văn Ðích
        Ðọc và phổ biến ngày June 2, 2006

         
        http://www.yduocngaynay.com/7-7%20topic%2017.html
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9