(url) Các tác phẩm của L.Tônxtôi
Trăng Quê 01.11.2006 00:58:48 (permalink)
Lời giới thiệu

Những bài học nhân hậu

Năm 1978 là tròn 150 năm ngày sinh nhà văn Nga vĩ đại Lép Nhi-cô-lai-ê-vích Tôn-xtôi, con người đã để lại cho chúng ta trong sách của mình những kho báu tư tưởng và ngôn từ vô giá.

Tôn-xtôi sinh ra, lớn lên và phần lớn cuộc đời mình đã sống ở I-a-xnai-a Pô-li-a-na. Ông rất yêu trẻ nhỏ và đã viết cho trẻ con nông dân I-a- xnai-a Pô-li-a-na nhiều truyện ngắn và truyện đồng thoại.

Tôn-xtôi đã in những truyện ngắn và truyện đồng thoại của mình dành cho trẻ nhỏ trong những cuốn sách nhan đề "Sách học vấn" và "Những cuốn sách Nga để đọc". Nhiều em nhỏ đã học đọc và học viết theo những cuốn sách này.

Tôn-xtôi đã đưa vào những cuốn sách dành cho trẻ nhỏ nhiều câu chuyện và truyền thuyết lấy từ văn học cổ, từ cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Ông đặc biệt thích thú các truyện ngụ ngôn giản dị và ngắn mà nhà thông thái cổ Hy lạp Ê-dốp đã sáng tác ra.

Ê-dốp sống cách đây đã lâu, khoảng 2500 năm (vào thế kỷ IV trước công nguyên). Những truyện ngụ ngôn cổ chính là những bài học nhân hậu. Mà bài học nhân hậu thì không bao giờ bị lãng quên!

Ai không nhớ truyện ngụ ngôn về hai người bạn và con gấu? Một anh hoảng sợ leo tót lên cây, còn anh kia ở lại trên đường. Khi gấu bỏ đi, anh thứ nhất hỏi: "Gấu nói gì với cậu thế?" Anh thứ hai trả lời: "Nó bảo rằng, không được bỏ bạn trong hoạn nạn"...

Câu chuyện này có thể đọc trong các sách giáo khoa cấp một ở nước ta cũng như những cuốn sách đầu tiên của thiếu nhi. Thậm chí cả những đứa trẻ còn chưa biết đọc cũng đã quen biết nó. Nhưng ít ai biết rằng truyện ngụ ngôn này là do Ê-dốp sáng tác và Tôn-xtôi đã dịch ra tiếng Nga.

Hay một câu chuyện nổi tiếng nữa về thằng bé nông dân chăn cừu nghịch ngợm mấy lần kêu cứu: "Sói ! Sói !" đã làm mọi người lo lắng vô ích. Nhưng khi tai hoạ thực sự đến, nó lên tiếng kêu cứu thì không ai đáp lại, bởi vì mọi người đều nghĩ nó đùa như trước đây...

Đó cũng là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp do Tôn-xtôi dịch.

Nhiều truyện ngụ ngôn cổ mà độc giả được biết qua các bản dịch của I-van An-đrây-ê-vích Crư-lốp. Thí dụ, những truyện ngụ ngôn như: "Chuồn chuồn và kiến", "Quạ và cáo", "Sói và sếu"... Crư-lốp là nhà thơ và dịch truyện ngụ ngôn ra bằng thơ. Còn Tôn-xtôi là nhà văn và dịch cũng chính những truyện ngụ ngôn ấy ra bằng văn xuôi.

Tôn-xtôi đưa các bản dịch truyện ngụ ngôn của Ê-dốp xích gần lại với cách ngôn, tục ngữ ("Đắm thuyền") hoặc với truyện cổ dân gian ("Cáo và gà rừng"), hay biến nó thành truyện sinh hoạt ("Hai người bạn"). Ông chuyển sự kiện của truyện ngụ ngôn về môi trường thân quen. Chúng trở thành các truyện ngụ ngôn Nga, những tác phẩm tự hào của Lép Tôn-xtôi.

Thường thì các truyện ngụ ngôn cổ kết thúc bằng một kết luận hoặc một lời giáo huấn. Tôn-xtôi vứt bỏ những đoạn kết ấy, chỉ giữ lại hành động và tính cách của nhân vật, chắc là từ trẻ em cũng sẽ hiểu bài học nhân hậu nói về điều gì và dạy điều gì.

Để dịch được đúng Ê-dốp, Tôn-xtôi đã học tiếng Hy Lạp cổ, đọc rất nhiều sách. Nhiều mẩu chuyện về Ê-dốp còn được giữ lại. Một số người gọi ông là con người sung sướng, bởi vì, dường như ông hiểu được tiếng nói của loài vật, tiếng nói của thiên nhiên. Các truyện ngụ ngôn của ông về con sếu rút cái xương hóc trong họng sói, về con cáo không với được chùm nho, điều lý thú đối với trẻ em và người lớn, như các truyện cổ dân gian thần tiên. Trong đó, mọi điều đều hấp dẫn và có tính chất răn dạy. Nhưng truyện ngụ ngôn, khác biệt với truyện cổ dân gian, bao giờ cũng chứa đựng một sự chế giễu sắc nhọn như lông nhím, hay một sự ngăn ngừa như sư tử. Thêm vào đấy, bao giờ nó cũng dễ hiểu và ngắn gọn.

Số người khác gọi Ê-dốp là con người bất hạnh bởi vì ông muốn là một nô lệ nghèo nàn của tên nhà giàu Xan-phơ. Người ta còn nói rằng, sở dĩ Ê-dốp phải dùng lời bóng gió để giảng bài là bở vì ông sợ tên chủ của mình và không dám nói toạc ra. Nhưng Ê-dốp đâu có sự Xan-phơ. Và ông đã nói hết sự thật. Ông là một con người nghiêm khắc và dũng cảm mà chủ yếu, ông là một triết gia phong thái và nhân hậu. Ông bắt mọi người cười vui vẻ về những trò tinh nghịch của các nhân vật của mình. Và họ càng cười bao nhiêu, càng trở nên minh mẫn bấy nhiêu, bở vì như Puskin từng nói, "truyện cổ dân gian là điều không có thực nhưng trong đó có lời bóng gió là bài học cho những người thông minh, nhân hậu".

Nhiều câu chuyện về Ê-dốp còn được giữ gìn trong ký ức của nhân dân. Một trong những câu chuyện như vậy Tôn-xtôi đưa vào cuốn "Sách học vấn" của mình. Một lần Xan-phơ sai Ê-dốp đi dò xem đám cưới của người hàng xóm có nhiều người đến dự không. Ê-dốp đến nhà người hàng xóm, ném một súc gỗ xuống ngưỡng cửa nhà anh ta, rồi ngồi bên cạnh chờ khách khứa ra về. Tiệc tan, ai ra khỏi nhà cũng đều vấp phải khúc gỗ nhưng chỉ bực bội nhìn khúc gỗ rồi đi đường mình. Chỉ có một bà cụ sau khi bị vấp đã quay lại đẩy khúc gỗ dẹp sang bên để người khác không bị cản trở. Ê-dốp hài lòng trở về gặp chủ.

- Thế nào, ở đấy có nhiều người không? - Xan-phơ tò mò hỏi.

- Tất cả chỉ có một con người, mà đấy là một bà cụ già, Ê-dốp trả lời.

- Sao lại thế? - người chủ ngạc nhiên.

- Tất cả đều vấp phải khúc gỗ - Ê-dốp nói - mà không ai dẹp nó đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Riêng bà cụ già dẹp súc gỗ đi để người khác không bị ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà cụ là người.

Các nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Ê-dốp có đủ loại khác nhau. Ở đây có cả con người, cả thần thánh, cả loài vật. Nhưng nhà viết ngụ ngôn cổ có kể về ai đi nữa, trước hết ông nhằm nói với trẻ em. Có thể vì thế mà đôi khi, dường như các nhân vật của ông chỉ là những đứa bé đeo mặt nạ. Chỗ này, chỗ kia, thỉnh thoảng từ dưới cái mặt nạ bị bật ra bất chợt lại lóe sáng những đôi mắt nghịch ngợm và thông minh của trẻ thơ. Điểm đặc biệt này của truyện ngụ ngôn đã được hoạ sĩ Mi-kha-in Rô-ma-đin cố gắng giữ trong các bức vẽ của mình.

Tôn-xtôi cho in "Sách học vấn" và "Những cuốn sách Nga để đọc" lần đầu vào những năm 1874 - 1875. Nhiều truyện trong những cuốn sách này, các em nhỏ đã quen biết. Đó là "Phi-li-pốc", là "Ba con gấu", là "Người tù Cap-ca-dơ", cũng như "Sư tử và con chó con" và những truyện khác. Ngày nay, bên cạnh những cuốn sách mỏng đầu tiên đó, trong cuốn sách đọc của trẻ em có thêm các câu truyện ngụ ngôn của Lép Tôn-xtôi. Những truyện này được xếp theo thứ tự như Lép Tôn-tôi đặt để đưa in. Thoạt đầu là những câu chuyện đơn giản nhất, về sau phức tạp dần... Nhưng tất cả những truyện này đều dành cho những người nghe và người đọc bé nhất, những người bắt đầu yêu quý và hiểu biết tiếng nói mẹ đẻ từ vần chữ cái.

Ê-du-a Ba-ba-Ðôp
Các chuyện sau được đăng tải tại đây

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvnnn4n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=

Mục Lục

Lời giới thiệu
Ngựa đực và ngựa cái
Cáo và sếu
Khỉ con
Đại bàng, quạ và người chăn cừu
Đôi bạn đường
Chó sói và chó nhà
Đắm thuyền
Con chuột phát phì
Chuột và ếch
Ếch , chuột và diều hâu
Biển, sông và suối
Đại bàng và cáo
Mèo và cáo
Mèo đeo nhạc
Sư tử và lừa
Chó sói và cáo
Cáo và sói
Bác nông dân và niềm hạnh phúc
Cô bé và con chuồn chuồn
Rắn nước và nhím
Con quạ và cái bình
Con chim nhỏ
Anna Carenina - Phần 1
Anna Carenina - Phần 2
Anna Carenina - Phần 3
Anna Carenina - Phần 4
Ba Câu Hỏi
Truyện thơ ngụ ngôn tập 1
Truyện thơ ngụ ngôn tập 2
Truyện thơ ngụ ngôn tập 3

Have A Nice Day!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2006 11:25:32 bởi TTL >
#1
    Trăng Quê 05.11.2006 15:50:45 (permalink)
    L.Tônxtôi viết truyện vừa này trong những năm 1890 – 1891, 1895 và 1898.
    Khi nhà văn còn sống, truyện này chưa được xuất bản, lần đầu tiên nó được công bố trong tập II “ Các tác phẩm của L.Tôixtôi được xuất bản sau khi tác giả qua đời” vào năm 1912. Đây là một tác phẩm rất cảm động và đã được điện ảnh Xô- viết chuyển thể thành bộ phim mang cùng tên. Bạn Bùi Minh Tuệ đã đánh máy lại từ cuốn Lép Tônxtôi -Truyện chon lọc, nhà xuất bản Cầu vồng, Matxcơva, 1986.

    ĐỨC CHA XERGHI


    I

    Vào những năm bốn mươi ở Pêterburg đã xảy ra một sự kiện khiến mọi người sửng sốt: một người đẹp trai, một vị công tước, chỉ huy kỵ đội ngự lâm của trung đoàn kỵ binh nặng mà mọi người tiên đoán là sẽ được làm sĩ quan tuỳ tùng ngự tiền và bước đường công danh sẽ rực rỡ dưới triều hoàng đế Nhicôlai I, một tháng trước khi làm lễ cưới với một nữ quan đẹp tuyệt trần, được hoàng hậu đặc biệt ân sủng, đã xin về hưu, cắt đứt quan hệ của mình với vợ chưa cưới, đem cái trang ấp nhỏ của mình cho em gái, rồi vào tu viện với ý định trở thành tu sĩ. Sự kiện ấy tưởng như khác thường và khó giải thích đối với những người không am hiểu những nguyên do bên trong, còn đối với chính bản thân công tước Xtêpan Kaxatxki thì tất cả những chuyện đó đều tự nhiên, đến mức anh không thể hình dung mình có thể xử sự khác được.
    Ông thân sinh của Xtêpan Kaxatxki, một đại tá hồi hưu của quân ngự lâm, đã chết khi con trai ông mười hai tuổi. Mặc dù bà mẹ rất tiếc khi phải để cậu con trai xa nhà, bà đã không dám không thực hiện ý muốn của người chồng đã quá cố, lúc lâm chung ông đã dặn dò lại là không được để con trai ở nhà mà phải đua nó vào Trường quân sự đặc biệt, vì thế bà đã cho con vào Trường đó. Bản thân người đàn bà goá đã cùng với cô con gái Vácvara chuyển tới sống ở Pêterburg, nơi cậu con trai theo học và để đón cậu ta về nhà vào những ngày lễ.
    Cậu bé đã bộc lộ những khả năng xuất sắc và lòng tự ái rất lớn, do đó cậu dẫn đầu về các môn khoa học, nhất là về toán học mà cậu đặc biệt say mê và về môn đội ngũ cũng như môn cưỡi ngựa. Cậu đẹp trai và nhanh nhẹn dù vóc người có cao hơn mức bình thường. Hơn thế, căncứ vào tư cách, lẽ ra cậu phải là một thiếu sinh quân mẫu mực, nếu như cậu không có thói hay phát khùng. Cậu không uống rượu, không chơi bời phóng đãng và ngay thật lạ lùng. Chỉ có một điều ngăn trở khiến cậu không trở thành một người mẫu mực, ấy là những cơn giận dữ bùng lên trong người cậu, lúc ấy cậu hoàn toàn mất tự chủ và trở thành con mãnh thú. Có lần cậu đã suýt ném một thiếu sinh quân ra ngoài cửa sổ, vì anh này bắt đầu chế diễu bộ sưu tập các mẫu quặng của cậu. Một lần khác cậu suýt chết: cậu đã quăng cả một đĩa thịt băm viên vào người viên quản lí, lao vào viên sĩ quan và người ta nói rằng, cậu đã đánh ông ta vì ông ta nuốt lời và đã nói dối một cách trắng trợn. Có lẽ chắc chắn là cậu sẽ bị giáng xuống làm lính, nếu như ông hiệu trưởng không che dấu tất cả chuyện này và không đuổi cổ viên quản lí.
    Năm mười tám tuổi Kaxátxki tốt nghiệp, ra làm sĩ quan trong trung đoàn ngự lâm quí tộc. Hoàng đế Nhicôlai Páp-lôvích biết anh từ lúc anh còn theo học trường quân sự và đã để ý tới anh, cả sau khi anh về trung đoàn, bởi vậy mọi người đã tiên đoán rằng anh sẽ là sĩ quan tuỳ tùng của hoàng đế. Và Kaxátxki khao khát được như thế không phải chỉ vì lòng háo danh, mà chủ yếu bởi vì thời còn học ở nhà trường anh đã yêu mến say mê, đúng là say mê, hoàng đế Nhicôlai Páp-lôvich. Cứ mỗi lần Nhicôlai Páp-lôvich tới thăm trường, - mà ông tới thăm trường luôn, - khi ông hùng dũng bước vào, vóc người cao lớn, vận quân phục, ngực ưỡn, sống mũi chim ưng trên hàng ria mép với bộ râu quai nón tỉa tót, và cất giọng oai nghiêm chào hỏi các thiếu sinh quân, Kaxátxki có cái cảm giác hân hoan phấn khởi của một người đang yêu, sau này anh cũng trải qua cảm giác đó khi gặp người yêu của mình. Chỉ có điều là cảm giác hân hoan say mê Nhicôlai Páplôvích mạnh hơn. Anh mong muốn được phơi bày trước Người lòng trung thành vô hạn của mình, được hy sinh thân mình vì Người. NHicôlai Páplôvích biết rõ điều gì đã gây nên niềm hân hoan phấn khởi đó và ông đã cố ý làm như thế. Ông chơi đùa với các thiếu sinh quân, để họ quây quần quanh mình khi thì dung dị như trẻ con, khi thì thân ái, khi thì trang trọng uy nghi trong cách đối xử. Sau khi xảy ra chuyện va chạm gần nhất giữa Kaxátxki với viên sĩ quan, Nhicôlai Páplôvích đã không hề nói gì với Kaxatxki cả, nhưng khi Kaxátxki bước lại gần ông, ông đã gạt anh ra như đóng kịch và chau mày, giơ ngón tay lên đe doạ, rồi sau đó, lúc ra đi ông nói:
    --Anh hãy nhớ rằng việc gì ta cũng biết, tuy có một vài chuyện ta không muốn biết. Nhưng những chuyện đó ở đây này.
    Ông chỉ tay vào trái tim.
    Khi các thiếu sinh quân đã tối nghiệp, tới ra mắt ông, ông không nhắc nhở gì tới chuyện đó và nói, như thường lệ, rằng tất cả bọn họ có thể trực tiếp tâu bày thẳng với ông, rằng mong sao họ trung thành phụng sự ông và tổ quốc, còn ông sẽ mãi là người bạn gần gũi nhất của họ. Như thường lệ, tất cả mọi người đều cảm động, còn Kaxatxki, do nhớ tới câu chuyện đã xảy ra, anh khóc và hứa sẽ hết lòng hết sức phụng sự Sa hoàng yêu quí của mình.
    Khi Kaxátxki về trung đoàn, bà mẹ anh đã cùng cô con gái chuyển về Matxcơva, rồi sau đó về sống ở nông thôn. Kaxatxki đã cho em gái một nửa tài sản của mình. Phần tài sản còn lại chỉ đủ để anh duy trì cuộc sống xa xỉ trong trung đoàn của mình.
    Nhìn bề ngoài Kaxatxki dường như là một sĩ quan ngự lâm xuất sắc, trẻ trung, bình thường nhất,người đang lập công danh, nhưng trong lòng anh đang diễn ra cuộc đấu tranh phức tạp và căng thẳng. Cuộc đấu tranh đó bắt đầu ngay từ thời thơ ấu của anh, tưởng như đó vẫn chỉ là một, nội dung của cuộc đấu tranh đó là: trong mọi công việc mà anh gặp trên đường đời, phải đạt tới sự hoàn thiện và thành công khiến mọi người ngạc nhiên và ca ngợi. Dù đó là học tập hay khoa học anh đều lăn xả vào và làm việc kỳ cho tới khi mọi người khen ngợi anh và lấy anh làm gương cho kẻ khác. Đạt được việc này rồi, anh bắt tay vào việc khác. Do đó anh đã đứng đầu về các môn khoa học, chẳng hạn lúc còn học ở trong trường, có lần anh nhận thấy mình trò chuyện bằng tiếng Pháp còn chưa thạo, thế là anh đã học cho kỳ được để có thể nắm tiếng Pháp như tiếng Nga vậy. Và sau đó,lúc hãy còn ở nhà trường cả khi học chơi cờ, anh cũng đã đạt tới mức chơi một cách xuất sắc.
    Ngoài sứ mạng chung của cuộc đời là phụng sự Sa hoàng và tổ quốc, bao giờ anh cũng đặt cho mình một mục đích nào đó, và dù cho mục đích ấy nhỏ bé thế nào đi nữa, anh cũng đem hết sức mình để đạt cho kỳ được, và chỉ sống vì mục đích đó cho đến khi đạt được nó. Nhưng hễ anh đạt được mục đích đã định thì lập tức một mục đích khác lại nảy sinh trong đầu óc anh thay thế cái trước. Cuộc sống của anh tràn đầy khát vọng được nổi bật và khát vọng đạt tới mục đích để được nổi bật. Vì thế khi đã ra làm sĩ quan anh đã đặt cho mình mục đích là phải am hiểu thành thạo hết mức công vụ của mình và chẳng bao lâu anh đã trở thành một sĩ quan mẫu mực, tuy anh vẫn lại mắc cái tính hay phát khùng không kiềm chế được, thiếu sót này trong công vụ đã đẩy anh vào những hành vi không hay và có hại cho sự thành đạt. Sau đó, có lần qua câu chuyện với giới thượng lưu, anh thấy mình còn thiếu trình độ phổ thông,anh quyết tâm bổ sung cho mình và anh đã lao vào đọc sách, đạt cho kỳ được điều mình muốn. Thế rồi anh quyết định đạt cho được một vị trí tuyệt vời trong xã hội thượng lưu, anh học khiêu vũ một cách xuất sắc, và chẳng bao lâu anh đã được mời tới dự tất cả các vũ hội của giới đại thượng lưu và một số buổi tiếp tân. Nhưng địa vị đó chưa làm anh thoả mãn. Anh đã quen là người đứng đầu, mà trong công việc này thì còn xa anh mới chiếm được vị trí đó.
    Xã hội thượng lưu lúc đó, theo như tôi nghĩ, bao giờ và ở đâu cũng gồm có bốn hạng người:
    1) những người giầu có và những người gần gũi cung đình;
    2) những người không giàu có, nhưng sinh ra và lớn lên trong cung đình;
    3) những người giàu có xu phụ những người gần gũi cung đình và 4) những người không giàu có và cũng không gần gũi công đình, nhưng xu phụ hạng người thứ nhất và hạng người thứ hai. Kaxatxki không thuộc hạng người thứ nhất và hạng người thứ hai. Kaxátxki được vui lòng chấp nhận vào hai hạng cuối. Thậm chí khi bước vào xã hội thượng lưu, anh đã đặt cho mình mục đích là kết giao với một phụ nữ thượng lưu - và điều bất ngờ đối với anh là anh đã nhanh chóng đạt được việc đó. Nhưng anh đã nhanh chóng thấy rằng những giới mà anh vẫn thường lui tới là những giới thấp, còn có các giới cao hơn và trong các giới thượng lưu cung đình đó, thì tuy anh vẫn được họ tiếp đón, nhưng anh vẫn cảm thấy mình là người xa lạ; họ lịch thiệp đối với anh, nhưng toàn bộ cách đối xử của họ cho thấy họ có những người của họ và anh không phải là người của họ. Và Kaxátxki muốn ở đó anh được coi là người của họ. Muốn thế thì hoặc cần phải là sĩ quan tuỳ tùng ngự tiền - điều này anh đang chờ đợi, hoặc là cưới vợ trong giới đó. Và anh quyết định làm như vậy. Anh đã chọn được một cô gái, một người đẹp, gần gũi cung đình, cô không những là một người thuộc xã hội thượng lưu mà anh muốn gia nhập, cô còn là một con người mà những người có địa vị cao, và vững chắc nhất trong giới thượng lưu ra sức tìm cách gần gũi. Đó là nữ bá tước Kôrốtcôva. Kaxátxki theo đuổi Kôrốtcôva không phải chỉ vì chuyện công danh, cô là người có sức hấp dẫn phi thường và chẳng bao lâu anh đã yêu cô thật sự. Thoạt đầu, cô đặc biệt lạnh lùng đối với anh, nhưng sau đó mọi sự bỗng nhiên thay đổi, cô trở lên trìu mến, và bà mẹ cô hết sức ân cần mời mọc anh đến nhà.
    Kaxãtki đã ngỏ lời cầu hôn và được chấp nhận. Anh ngạc nhiên khi thấy mình đạt tới hạnh phúc một cách dễ dàng và nhận ra trong cách đối xử của bà mẹ và cô con gái có cái gì đặc biệt lạ lùng. Anh đã yêu quá say đắm và mù quáng, bởi vậy anh không nhận ra rằng hầu như tất cả mọi người trong thành phố đều biết người vợ chưa cưới của anh đã trở thành nhân tình của Nhicôlai Páplôvích từ một năm trước đây.

    II

    Hai tuần trước ngày cưới, Kaxátxki ngồi chơi tại biệt thự của người vợ chưa cưới của mình tại Txarxkôiê Xêlô(***). Đó là một ngày tháng Năm nóng nực. Cặp vợ chồng chưa cưới dạo chơi trong vườn và ngồi trên chiếc ghế dài nhỏ trên con đường rợp bóng cây đoạn. Maria đẹp lạ lùng trong chiếc áo dài trắng bằng sa. Cô dường như là sự hiện thân của sự trinh bạch và tình yêu. Cô ngồi đó, khi thì cúi đầu xuống, khi thì nhìn con người đẹp trai,cao lớn, đang nói năng rất thận trọng và trìu mến đối với cô, e ngại mỗi lời nói, cử chỉ của mình có thể xúc phạm tới vẻ trong trắng thiên thần của người vợ chưa cưới. Kaxátxki thuộc váo số người của những năm bốn mươi, những người ngày nay không có nữa, họ có ý thức cho phép mình và không thầm lên án mình về sự không trong sạch trong quan hệ tình dục, nhưng lại đòi hỏi ở vợ sự trong sạch thiên thần, lý tưởng, thừa nhận trong mỗi cô gái thuộc giới mình đều có sự trong sạch rất thiênthần đó và đã đối xử với họ như vậy. Quan niệm này chứa đựng nhiều điều không đúng và có hại, vì nó khiến đàn ông cho phép mình sống phóng đãng, nhưng đối với phụ nữ thì một quan điểm như thế, theo như tôi nghĩ, là có ích, quan điểm đó khác xa với quan niệm của thanh niên hiện nay - đó là những kẻ nhìn thấy trong mỗi cô gái một con cái đang đi tìm đực. Khi thấy mình được thần thánh hóa như thế, các cô gái đã cố gắng để có thể ít nhiều là những nữ thiên thần. Kaxatxki cũng giữ quan niệm như vậy về phụ nữ và cũng nhìn vợ chưa cưới của mình như vậy. Trong ngày hôm ấy anh yêu say đắm và không hề cảm thấy chút dục tình nào đối với vợ chưa cưới, ngược lại, anh âu yếm nhìn cô như nhìn một cái gì không thể động chạm tới được.
    Vươn thẳng vóc người cao lớn, anh đứng trước cô, hai tay tì trên thanh gươm.
    - Chỉ mãi tới bây giờ tôi mới được biết tới cái hạnh phúc mà một con người có thể nếm trải. Chính cô, em - anh nói, mỉm cười bẽn lẽn, - đã đem lại cho tôi hạnh phúc đó!
    Anh còn đương ở trong thời kì chưa quen miệng lắm với tiếng "em", và khi nhìn cô từ dưới lên một cách đứng đắn, anh cảm thấy kinh hãi khi thốt ra tiếng "em" với đấng thiên thần đó.
    - Tôi đã hiểu được mình nhờ có... em,tôi đã biết rằng tôi tốt hơn là tôi tưởng.
    - Tôi biết thế từ lâu. Chính vì thế nên tôi yêu ông.
    Chim hoạ mi lảnh lót ở gần đó, tán lá cây tươi xanh đung đưa trước cơn gió thoảng.
    Anh cầm tay cô và hôn, mắt ứa lệ. cô hiểu rằng anh cám ơn cô, vì cô đã nói là cô yêu anh. Anh đi đi lại lại, im lặng, sau đó bước lại gần và ngồi xuống.
    - Cô biết không, em biết không, thôi thì đằng nào cũng thế.Tôi gần gũi em không phải là vô tư, tôi muốn gây dựng quan hệ với giới thượng lưu, nhưng sau đó... Điều đó thật nhỏ nhen xiết bao so với em, khi tôi hiểu rõ em. Em không giận tôi về chuyện đó chứ?
    Cô không đáp và chỉ chạm tay vào tay anh.
    Anh hiểu cử chỉ đó có nghĩa là: " Không, em không giận đâu".
    - À mà em vừa nói... - Anh lúng túng, tưởng như mình quá sỗ sàng, - em nói rằng em yêu tôi, tôi tin, nhưng em thứ lỗi cho, ngoài cái đó ra còn có điều gì ngăn trở và làm cho em lo lắng. Đó là điều gì vậy?
    "Phải, bây giờ hoặc là chẳng bao giờ hết, - cô nghĩ.- Thôi thì đằng nào rồi anh ấy cũng sẽ biết. Nhưng bây giờ, anh ấy sẽ không bỏ đi. Chao ôi, nếu như anh ấy bỏ đi thì khủng khiếp xiết bao!"
    Và cô đưa cặp mắt yêu đương bao quát toàn bộ vóc dáng to lớn, mãnh liệt, cao thượng của anh. Giờ đây cô yêu anh hơn Nhicôlai, và giá như đó không phải là hoàng thượng, thì chắc cô đã đổi ông ta lấy anh.
    - Anh hãy nghe đây. Tôi không thể không thẳng thắn được. Tôi cần phải nói rõ mọi sự. Anh hỏi rằng đó là cái gì ư? Đó là vì tôi đã yêu…
    Cô đưa tay ngăn cử chỉ cầu xin của anh.
    Anh im lặng.
    - Anh muốn biết tôi yêu ai phải không? Tôi yêu Người, hoàng thượng.
    - Tất cả chúng ta đều yêu mến Người, tôi tưởng tượng lúc cô ở học viện...
    - Không, sau này cơ. Đó là một sự say mê, nhưng sau đó nó đã qua đi. Nhưng tôi phải nói rằng...
    - Cái gì mới được chứ?
    - Không, chuyện tôi không đơn giản đâu.
    Cô đưa tay che mặt.
    - Thế nào? Cô đã hiến thân cho ông ta à?
    Cô im lặng.
    - Nhân tình à?
    Cô im lặng.
    Anh chồm dậy, mặt tái nhợt như xác chết, gò má run bần bật, đứng trước cô. Lúc này anh sực nhớ khi gặp anh trên đại lộ Nhepxki, Nhicôlai Páplôvích đã âu yếm chúc mừng anh.
    - Trời ơi, tôi đã làm gì vậy, Xtêpan!
    - Đừng đụng, đừng đụng vào người tôi. Ôi, đau đớn biết chừng nào!
    Anh quay ngoắt người lại và bước vào trong nhà. Tại đây anh gặp bà mẹ.
    - Sao thế , công tước? Tôi...- Bà ta im bặt, khi nhìn thấy vẻ mặt anh. Máu bỗng phừng phừng dồn lên mặt anh.
    - Bà đã biết chuyện này và bà muốn dùng tôi để che đậy cho họ. Nếu như các người không phải là đàn bà, - anh hét lên, vung nắm đấm to tướng trước mặt bà ta, rồi quay ngoắt người, chạy ra khỏi nhà.
    Giá như tình nhân của vợ chưa cưới của anh là một người thường, chắc anh đã giết chết hắn, nhưng đây lại là Sa hoàng được sùng bái.
    Ngay ngày hôm sau anh đã xin nghỉ phép và xuất ngũ, rồi cáo ốm để khỏi phải gặp ai, anh đi về quê.
    Mùa hè anh sống tại làng quê mình, thu xếp mọi công việc của mình. Hết hè, anh không quay trở lại Pêterburg, mà đi vào tu viện và đã trở thành tu sĩ ở đó.
    Mẹ anh đã viết thư khuyên can anh chớ đi tới bước quyết liệt đó. Anh trả lời bà rằng sứ mạng của Chúa cao hơn mọi suy xét khác và anh cảm nhận thấy sứ mạng đó. Riêng cô em gái cũng kiêu hãnh và háo danh như ông anh, là hiểu được anh.
    Cô em hiểu rằng anh trở thành tu sĩ để đứng cao hơn những kẻ muốn chứng tỏ cho anh biết họ đứng cao hơn anh. Và cô đã hiểu đúng anh. Bước chân vào giới tu sĩ, anh tỏ cho thấy rằng anh khinh miệt tất cả những cái gì tưởng là rất quan trọng xiết bao đối với những người khác và đối với chính bản thân anh, khi anh còn tại ngũ và anh đã đứng trên một tầm cao mới, đến mức từ đó anh có thể nhìn xuống những kẻ mà trước đây anh từng ghen tị. Nhưng không phải chỉ có một tình cảm đó chi phối anh, như cô em gai Varvara của anh đã nghĩ. Còn có một tình cảm khác, thật sự có tính chất tôn giáo chi phối anh, cái tình cảm mà Varvara không biết tới, nó xen lẫn với lòng kiêu hãnh và ý muốn vươn lên hàng đầu. Nỗi chán chường đối với Maria ( người vợ chưa cưới ) mà anh tưởng là một thiên thần, và sự xúc phạm mạnh đến nỗi đẩy anh tới đâu? - tới với Chúa, với đức tin thời thơ ấu, cái đức tin không bao giờ bị huỷ hoại trong anh.

    III

    Kaxatxki vào tu viện trong ngày lễ Đức Mẹ đồng trinh. Tu viện trưởng của tu viện là một nhà quí tộc, một văn nhân thông thái, một cha cả, nghĩa là ông kế tục cái truyền thống bắt nguồn từ Valakhia (1), của các vị tu sĩ nhẫn nhục, phục tòng bậc tôn sư và người hướng dẫn đã lựa chọn. Tu viện trưởng là môn đồ của cha cả Lêônít, môn đồ của Paixi Vêliskôpxki, Kaxatxki phục tòng vị tu viện trưởng này như phục tòng vị cha cả của mình vậy.
    Ngoài cái ý thức về ưu thế của mình đối với những người khác ở trong tu viện, cũng như trong mọi việc đã làm, Kaxatxki ngay cả ở trong tu viện cũng cảm thấy niềm vui khi đạt tới sự hoàn thiện cao nhất ở công việc bên ngoài cũng như trong nội tâm mình. Cũng như khi ở trung đoàn, ông không những chỉ là một sĩ quan không chê trách vào đâu được, mà còn là một con người đã từng làm nhiều hơn so với đòi hỏi và đã mở rộng khuôn khổ sự hoàn thiện, khi đã ;là tu sĩ ông cố gắng trở lên một tu sĩ hoàn thiện : bao giờ cũng chịu khó làm lụng, biết tiết chế, nhẫn nhục, hiền lành, trong sạch không chỉ qua việc làm, mà cả trong ý nghĩa và việc tuân thủ phận sự. Đặc biệt là việc tuân thủ phận sự, hoặc là sự hoàn thiện, đã làm cho cuộc sống của ông trở lên thanh thản. Có nhiều đòi hỏi trong cuộc đời tu sĩ ở cái tu viện có nhiều khách viếng thăm này mà ông không thích, tuy những cái đó cám dỗ ông, nhưng ông đã loại trừ chúng bằng việc tuân thủ phận sự : công việc của ta đâu có phải là xét đoán, công việc của ta là biết tuân thủ hpận sự theo như qui định, dù là túc trực bên thánh cốt, hát trong ban đồng ca, hay lập bảng thanh toán cho nhà khách. Bất kì khả năng hoài nghi nào đi nữa cũng đều đã được loại trừ bằng việc tuân thủ phận sự như vậy đối với vị cha cả. Giá như không có việc tuân thủ phận sự, thì chắc hẳn ông đã cảm thấy nặng nề vì những công việc lễ bái triền miên và đơn điệu của nhà thờ, vì sự lăng xăng của các khách viếng thăm và vì những nết xấu của đoàn tu sĩ, nhưng giờ đây không những ông đã chịu đựng tất cả những cái đó một cách vui vẻ, mà chúng còn tạo ra sự nâng đỡ và niềm an ủi trong cuộc đời ông. “Ta không biết vì sao mỗi ngày lại phải nghe tới mấy lần cũng những lời cầu kinh đó, nhưng ta biết rằng đó là điều cần thiết. Và một khi biết rằng đó là điều cần thiết, ta tìm thấy niềm vui trong những cái đó”. Vị cha cả đã nói với ông rằng cũng như món ăn vật chất cần thiết để duy trì cuộc sống, món ăn tinh thần - những lời cầu kinh của nhà thờ - cũng cần thiết để nâng đỡ đời sống tinh thần. Ông tin vào điều đó, và quả thực việc làm lễ ở nhà thờ mà đôi khi vào buổi sáng ông phải trỗi dậy một cách chật vật để tới dự, đã đem lại cho ông niềm vui và sự thảnh thơi chắc chắn. Ý thức về sự nhẫn nhục và không hoài nghi tất cả những hành vi do vị cha cả ấn định đã đem lại cho ông niềm vui. Hứng thú của cuộc sống không những chỉ ở trong việc chế ngự ngày càng mạnh ý chí của mình, trong sự nhẫn nhục ngày càng nhiều hơn, mà còn ở trong việc đạt được mọi đức hạnh Ki-tô giáo mà lúc đầu ông tưởng là dễ dàng. Ông đã hiến dâng toàn bộ gia sản của mình cho cô em gái, không tiếc rẻ. Ông không chây lười. Sự nhẫn nhục trước những kẻ dưới chẳng những dễ dàng đối với ông, mà còn đem lại cho ông niềm vui. Thậm chí ông dễ dàng thắng được những tội lỗi xác thịt như thói tham lam cũng như sự dâm đãng. Vị cha cả đặc biệt ngăn ngừa để ông khỏi phạm tội lỗi đó, nhưng Kaxatxki vui mừng thấy rằng ông đã thoát được nó.
    Chỉ có sự hồi tưởng về người vợ chưa cưới giày vò ông. Và không chỉ có hồi tưởng mà cả sự hình dung sinh động về những điều đã có thể xảy ra. Bất giác ông tưởng tượng ra người đàn bà ông quen biết được hoàng đế sủng ái, sau đó người ấy đi lấy chồng, trở thành một người vợ, người mẹ tuyệt vời trong gia đình. Chồng bà ta được bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng, có quyền hành, danh vọng và có một người vợ tốt, biết hối hận.
    Vào những giây phút tốt đẹp, những ý nghĩ đó không làm cho Kaxatxki xao xuyến. Khi nhớ lại chuyện đó vào những giây phút tốt đẹp ông vui mừng, vì thấy mình đã thoát khỏi những cám dỗ đó. Nhưng có những giây phút, khi bỗng nhiên tất cả những gì ông coi là lẽ sống mờ đi trước mắt ông, chẳng những ông thôi không còn tin vào những gì khiến ông đã sống, mà còn thôi không nhìn thấy, không gợi lại được trong mình những gì khiến ông đã sống, và hồi ức – nói ra thật khủng khiếp – cùng sự hối hận trong cách đối xử của mình choán lấy ông.
    Lối thoát trong tình trạng đó là việc tuân thủ phận sự nghĩa là làm việc và suốt ngày bận bịu với việc cầu kinh. Như thường lệ, ông đã cầu kinh, cúi gập người xuống lễ, thậm chí ông đã cầu kinh nhiều hơn thường lệ, nhưng ông cầu kinh bằng phần xác, chứ không phải phần hồn. Và việc đó kéo dài một ngày, đôi khi hai ngày, rồi sau đó qua đi. Nhưng một hoặc hai ngày đó thật khủng khiếp. Kaxatxki cảm thấy ông không nằm trong quyền lực của mình và không nằm trong quyền lực của Chuá, mà nằm trong quyền lực của một người xa lạ nào đó. Và tất cả những gì ông có thể làm và đã làm trong thời gian đó là những gì vị cha cả khuyên ông : tiết chế, không làm gì trong thời gian đó và chờ đợi. Nói chung, trong suốt thời gian đó, Kaxatxki đã sống không phải theo ý mình, mà theo ý của vị cha cả, và ông cảm thấy lòng mình đặc biệt thanh thản trong việc tuân thủ phận sự đó.
    Kaxatxki đã sống như vậy suốt bảy năm trong tu viện đầu tiên nơi ông vào tu. Vào cuối năm thứ ba, ông đã được cắt tóc và được phong là linh mục với pháp danh là Xerghi (1). Việc cắt tóc là một biến cố quan trọng trong tâm hồn Xerghi. Trước đây ông cũng đã cảm thấy niềm an ủi lớn và sự phấn chấn tinh thần khi làm lễ nhập thánh thể ; giờ đây khi chính ông phải làm lễ thì việc hoàn thành lễ prô-xkô-mi-đi-a (2) đã khiến ông hân hoan cảm động. Nhưng về sau cảm giác đó ngày càng chai lì đi, và có lần ông đã làm lễ trong một tâm trạng u uất thường có ở ông, lúc ấy ông cảm thấy rằng tâm trạnh đó rồi sẽ qua đi. Và quả thực cảm giác đó đã yếu đi, nhưng thói quen thì còn lại.
    Nói chung vào năm thứ bảy trong cuộc sống của mình tại tu viện, Xerghi bắt đầu thấy buồn chán. Tất cả những gì cần phải học tập, tất cả những gì cần phải đạt tới, và chẳng còn việc gì để mà làm nữa.
    Nhưng bù lại, trạng thái tê liệt ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn. Trong thời gian đó, ông được tin mẹ mình chết và Maria đi lấy chồng. Ông dửng dưng đón nhận những tin tức đó. Toàn bộ sự chú ý, toàn bộ các mối quan hệ của ông tập trung vào cuộc sống nội tâm.
    Vào năm thứ tư sau khi đi tu, vị giám mục tỏ ra đặc biệt trìu mến đối với ông và vị cha cả đã bảo ông đừng lên từ chối, nếu như người ta bổ nhiệm ông vào những giáo chức cao. Và lúc ấy thói háo danh của tu sĩ, cái thói đáng ghét nhất của các tu sĩ, nổi lên trong ông. Người ta bổ nhiện ông về coi sóc một tu viện ở gần thủ đô. Ông định từ chối, nhưng vị cha cả đã ra lệnh cho ông phải chấp nhận sự bổ nhiệm đó. Ông chấp nhận sự bộ nhiệm, từ biệt vị cha cả và chuyển tới một tu viện khác.
    Việc chuyển tới cái tu viện ở gần thủ đô này là một biến cố quan trọng trong cuộc đời của Xerghi. Có nhiều sự cám dỗ đủ mọi kiểu và mọi sức lực của Xerghi đều hướng vào việc chống lại những cám dỗ đó.
    Trong tu viện trước, việc cám dỗ của phụ nữ ít dày vò ông, ở đây sự cám dỗ đó lấn tới với sức mạnh khủng khiếp và đã đi tới chỗ có một hình thù nhất định. Có một phu nhân lừng danh vì tư cách xấu của mình bắt đầu xun xoe trước Xerghi. Bà ta trò chuyện với ông và ngỏ lời mời ông tới thăm bà ta. Xerghi đã nghiêm khắc từ chối, nhưng ông cảm thấy khiếp sợ trước ý muốn dứt khoát đó của mình. Ông sợ hãi đến nỗi đã viết thư cho vị cha cả về chuyện đó và hơn thế nữa, để mau chóng chấm dứt chuyện này, ông đã gọi người thầy dòng trẻ tuổi giúp việc mình tới và vượt qua nỗi xấu hổ, thú nhận với anh ta về sự yếu đuối của mình, yêu cầu anh ta theo dõi mình và đừng để mình đi đâu, ngoài việc làm lễ và nghe xưng tội.
    Ngoài ra, cám dỗ lớn nhất đối với Xerghi là ở chỗ tu viện trưởng của tu viện này, một người thanh lịch, khéo léo, đã làm nên công danh trong giáo hội, là kẻ mà Xerghi hết sức ác cảm. Dù Xerghi vật lộn với bản thân thế nào đi nữa, ông cũng không thể khắc phục được mối ác cảm đó. Ông đã cam chịu, nhưng trong thâm tâm vẫn không ngừng phê phán. Và tình cảm xấu đó bột phát.
    Chuyện đó xảy ra vào năm thứ hai trong quãng thời gian ông ở tu viện mới. Câu chuyện như thế này. Trong dịp lễ Đức Mẹ đồng trinh, cuộc lễ ban đêm được tiến hành tại nhà thờ lớn. Dân chúng tới dự đông. Đích thân tu viện trưởng làm lễ. Cha Xerghi đứng ở chỗ thường ngày của mình và đọc kinh cầu nguyện, nghĩa là ông ở trong trạng thái đấu tranh mà ông luôn luôn lâm vào lúc làm lễ, đặc biệt là trong nhà thờ lớn, khi chính bản thân ông không đứng chủ lễ. Cuộc đấu tranh đó là ở chỗ các khách tới dự lễ,các quí ông, đặc biệt là các quí bà làm cho ông bực tức. Ông cố không nhìn họ, không để ý đến tất cả những gì xảy ra : không nhìn xem người lính gạt dân chúng ra sao, đưa tiễn họ như thế nào, các phu nhân chỉ trỏ các tu sĩ cho nhau biết như thế nào, thường thường họ hay trỏ vào ông, vì ông nổi tiếng là một vị tu sĩ đẹo trai. Ông cố gắng che lấp sự chú ý của mình, không nhìn thấy gì hết ngoài ánh sáng các ngọn nến ở bàn thờ, các bức ảnh thánh và những người phụ lễ, không nghe thấy gì hết ngoài những lời cầu kinh ê a và không cảm thấy cảm giác nào khác ngoài cảm giác tự quên mình trong việc hoàn thành những gì cần phải làm, cái cảm giác mà ông thường trải qua khi nghe và lặp lại những lời cầu kinh đã được nghe trước đó biết bao lần.
    Vậy là ông đứng đó, nghiêng mình, làm dấu thánh giá lúc cần phải làm và đấu tranh bản thân, khi thì đắm mình vào sự phán xét lạnh lùng, khi thì cố ý làm cho những cảm nghĩ của mình lắng đi, vừa lúc người trông kho đồ lễ, cha Nhikôđim, cũng là một sự cám dỗ lớn đối với cha Xerghi, - Nhikôđim, mà ông bất giác trách cứ về thói lấy lòng và lịnh hót tu viện trưởng, - bước lại gần ông, cúi gập hẳn người xuống chào ông, nói rằng tu viện trưởng gọi ông vào chỗ ban thờ. Cha Xerghi vén áo choàng, đội chiếc mũ cao của tu sĩ rồi thận trọng đi ngang qua đám đông.
    - Lise, regardez à droite, c’est lui (*),ông nghe thấy một giọng nữ vang lên.
    - Òu, òu? il n’est pas tellement beau (**)
    Ông biết họ nói về ông. Khi nghe họ nói, và như thường lệ vào những phút bị cám dỗ như vậy, ông lặp đi lặp lại mấy tiếng: “ Và xin Người đừng dẫn chúng con vào cõi cám dỗ”, rồi ông cúi đầu và cụp mắt xuống , đi ngang qua đài giảng kinh và đi vòng qua đám trợ tế mặc áo thụng lúc đó cũng đang băng qua trước khung để tượng thánh, bước vào khuôn cửa ở phía bắc. Vào trong gian để bệ thờ, theo tuc lệ, ông cúi gập hẳn mình xuống, làm dấu thánh giá trước ảnh thánh, sau đó ôn ngẩng đầu lên và nhìn vị tu viện trưởng đang đứng cạnh một người ăn vận bảnh bao mà ông chỉ liếc mắt ngó qua, chứ không chú ý tới.
    Tu viện trưởng mặc áo lễ đứng ở gần tường, những bàn tay nần nẫn ngắn cũn cỡn thò ra khỏi áo lễ dặt trên bụng và tấm thân phì nộn, ông ta vừa xoa xoa chiếc ngù kim tuyến của áo lễ, vừa mỉm cười nói gì đó với một quân nhân mặc quân phục cấp tướng có thêu những chữ đầu tên họ và đeo dây thao, những thứ mà giờ đây cha Xerghi mới nhìn thấy rõ bằng cặp mắt quân sự quen thuộc của mình. Vị tướng này nguyên là chỉ huy trung đoàn này của họ. Giờ đây, rõ ràng ông ta đã giữ một địa vị quan trọng và cha Xerghi lập tức nhận thấy ngay rằng tu viện trưởng biết rõ điều đó, vui mừng vì điều đó, bởi thế hkuân mặt to bè, đỏ lựng với vầng trán hói của ông ta sáng bóng lên. Điều đó làm cho cha Xerghi bực bội, buồn rầu và cảm giác đó càng tăng thêm, hki ông nghe tu viện trưởng nói rằng việc gọi ông tới đây chẳng có lí do gì khác hơn là để thoả chí tò mò của vị tướng muốn được nhìn thấy người bạn đồng ngũ trước đây của mình, theo như cách ông ta nói.
    - Rất vui mừng được nhìn thấy ông trong hình dạng thần thánh này, - vị tướng nói, chìa tay ra, - tôi hi vọng rằng ông không quên người đồng ngũ cũ của mình.
    Toàn bộ khuôn mặt đỏ lựng, giưũa mái tóc bạc, đang mỉm cười của tu viện trưởng dường như tán thành điều vị tướng nói, bộ mặt núc ních của vị tướng với nụ cười tự đắc, mùi rượu vang từ miệng vị tướng và mùi thuốc lá xì-gà từ chòm râu quan nón của ông ta toả ra - tất cả những cái đó làm cho đức cha Xerghi nổi xung lên. Ông nghiêng mình một lần nữa trước tu viện trưởng và nói:
    -Bẩm cha cho gọi con ạ? - Rồi ông dừng lại, nét mặt và tư thế của ông như có ý hỏi : để làm gì?
    Tu viện trưởng nói:
    -Để gặp gỡ với tướng quân đây.
    -Trình cha, con đã rời bỏ cõi tục để cứu mình khỏi những cám dỗ, - ông nói, mặt tái nhợt và môi run rẩy. – Vì sao người đem con ra trước mặt họ ở đây? Trong giờ cầu nguyện và trong điện thờ của Chúa.
    -Cha đi đi, đi đi, - tu viện trưởng bực mình và chau mày, nói.
    Hôm sau, cha Xerghi xin tu viện trưởng và đoàn giáo sĩ tha thứ cho thái độ kiêu hãnh của mình, nhưng đồng thời sau một đeem cầu nguyện, ông quyết định là mình phải bỏ tu viện này và ông đã viết thư cho vị cha cả về việc đó, cầu xin vị cha cả cho phép ông quay trở về tu viện trước đây. Ông viết rằng ông cảm thấy mình yếu đuối và không có khả năng đơn độc chống lại những cám dỗ, nếu thiếu sự giúp đỡ của vị cha cả. Và ông đã tỏ ra ăn năn vì tội kiêu hãnh của mình. Chuyến xe thư sau đã mang thư trả lời của vị cha cả tới, trong đó nói rằng nguyên do mọi sự là ở thói kiêu hãnh của ông. Vị cha cả đã giải thích cho ông rằng cơn giận dữ của ông bùng ra là do ông đã cam chịu nhẫn nhuc, từ bỏ những nghi thức tôn giáo không phải vì Chúa, mà vì sự kiêu hãnh của mình, muốn tỏ ra rằng đấy, tôi là người như vậy dó, tôi chả cần gì cả. Chính vì thế mà ông đã không chịu được cách xử sự của tu viện trưởng. Vì Chúa mình đã khinh thuờng tất cả, vậy mà người ta lại đem mình ra trưng bày như một con mãnh thú. “ Nếu như con vì Chúa mà coi thường vinh hoa, thì chắc con đã chịu dựng được. Thói kiêu hãnh thế tục còn chưa tắt lặng ở trong con. Ta nghĩ tới con, Xerghi ạ,và ta đã cầu nguyện, và Chúa đã gợi ý cho ta bảo với con rằng: con hãy sống như trước đây và hãy khuất phục. Vừa lúc ấy có tin ẩn sĩ Ilariôn đã kết thúc cuộc đời thánh thiện của mình tại nhà tu nhỏ. Ông ta đã sống ở đó mười tám năm. Tu viện trưởng Tambinô hỏi xem có giáo sĩ nào muốn sống ở đó không. Vừa may nhận được thư con. Con hãy tới gặp đức cha Paixi ở tu viện Tambinô và xin được ở trong tu phòng nhỏ của Ilariôn, ta sẽ viết thư cho ông ta. Không phải vì con có thể thay thế được Ilariôn, mà vì con cần tới sự biệt lập để chế ngự thói kiêu hãnh của mình. Mong Chúa phù hộ cho con”
    Nghe lời vị cha cả, Xerghi đã đưa bức thư đó cho tu viện trưởng xem,rồi xin phép ông ta, trả lại tu phòng của mình cùng mọi đồ đạc cho tu viện, và đi tới tu viện Tambinô hoang vắng.
    Tu viện trưởng tại tu viện Tambinô là một chủ nhân tuyệt vời, xuất thân từ giới thương gia, ông ta đã tiếp đón Xerghi một cách giản dị và điềm tĩnh và xếp ông vào tu phòng của Ilariôn, thoạt đầu cấp cho ông một người hầu hạ, sau đó, theo ý nguyện của Xerghi, để ông ở một mình. Tu phòng là một cái hang đào trong núi. Ilariôn đã được chôn cất trong tu phòng đó, ở phía sau hang. Gần đó là một cái hõm dùng làm chỗ ngủ, có đệm rơm, có một chiếc bàn nhỏ và một cái giá để đặt ảnh thánh và sách. Ở bên ngoài cửa ra vào đóng chặt có một cái giá, hàng ngày một tu sĩ đem thức ăn tu viện ra để trên giá đó.
    Và cha Xerghi đã trở thành ẩn sĩ.

    *****
    (1)- Kaxatxki phải chịu nghi lễ Thiên chúa giáo tuyên nhập cuộc đời tu hành. Để chứng tỏ sự khước từ cuộc sống trươc đây, các tu sĩ được mang tên gọi mới.
    (2)- Lễ prô-xkô-mi-đi- a- một phần của buổi lễ trọng trong đó các lễ vật được dâng lên bệ thờ để làm phép thánh.
    (*) – Lida, nhìn về phía bên phải ấy, chính ông ta đấy ( tiếng Pháp).
    (**) – Đâu, đâu? Ông ta cũng chả đẹp lắm( tiếng Pháp)

    IV

    Xerghi đã tu hành ẩn dật được sáu năm. Vào dịp lễ tiễn mùa đông, từ thành phố bên cạnh, sau khi tiệc rượu no say, một tốp những người giàu có gồm cả đàn ông và đàn bà tụ họp vui vẻ, rong xe tam mã đi chơi. Tốp này gồm có hai luật sư, một địa chủ giàu có, một sĩ quan và bốn phụ nữ. Một bà là vợ viên sĩ quan, một người là vợ viên địa chủ, người thứ ba là em gái của viên địa chủ, còn bà thứ tư là người đã li dị chồng, một người đàn bà đẹp, giàu có và là một người kỳ quặc đã từng làm cho thành phố náo loạn và ngạc nhiên vì những trò oái oăm của mình.
    Thời tiết đẹp, đường phẳng lỳ như sàn nhà. Xe đi được độ một chục dặm, ra khỏi thành phố, họ dừng lại và trao đổi xem nên đi đâu, quay lại hay đi tiếp.
    -Thế con đường này dẫn tới đâu nhỉ? - Makốpkina, người đàn bà đã li dị chồng, người đẹp hỏi.
    -Đến Tambinô, từ đây đén đó còn mười hai véc-xta, - ông luật sư nói, ông ta đang ve vãn bà Makốpkina.
    -Thế còn sau đó?
    -Sau đó con đường dẫn tới L. đi qua tu viện.
    -Nơi cha Xerghi sống ấy à?
    -Phải.
    -Kaxatxki ấy à? Vị ẩn sĩ đẹp trai phải không?
    -Phải.
    -Thưa quí bà! Thưa quý ông! Chúng ta đi tới chỗ Kaxatxki. Ta sẽ nghỉ ngơi, ăn uống ở Tambinô.
    -Nhưng chúng ta sẽ không kịp về nghỉ đêm tai nhà.
    -Không sao, ta sẽ nghỉ đêm ở chỗ Kaxatxki.
    Ở đó có nhà khách của tu viện đấy và thật là tuyệt. Tôi đã ở đó khi bào chữa cho Makhin.
    -Không, tôi sẽ nghỉ đêm ở chỗ Kaxatxki.
    -Chà, ngay cả với mãnh lực toàn năng của bà cũng không thể thế được.
    -Không thể được à? Ông cuộc đi.
    -Được thôi, nếu bà ngủ đêm được ở chỗ ông ta, thì bà muốn gì, tôi cũng xin vâng.
    -A disce’tion. (*)
    -Bà cũng thế đấy!
    -Thôi được. Ta đi đi.
    Họ chuốc rượu vang cho các bác xà ích. Bản thân họ đã kiếm được một hòm bánh rán, rượu vang, kẹo. Các bà cuộn mình trong những chiếc áo bằng lông chó trắng. Các xà ích tranh cãi xem ai đi đầu và một người xà ích trẻ ngang tàng quay nghiêng người lại, huơ chiếc roi dài, thét to, - thế là nhạc ngựa vang lên và các càng trượt rít ken két.
    Những chiếc xe trượt tuyết rung lên và lúc lắc, con ngựa chạy bên lề phóng đều đều và vui vẻ, đuôi bị buộc chặt vào chiếc đai lưng, con đường phẳng phiu như bôi mỡ vun vút tụt lại phía sau, anh xà ích ngang tàng giật dây cương, ông luật sư, viien sĩ quan ngồi đối diện nhau, họ nói trạng gì đó với bà Makốpkina ngồi bên cạnh, còn bà này cuộn chặt mình trong áo choàng lông, ngồi bất động và nghĩ: “ cũng cùng một giuộc cả thôi và tất cả đều xấu xa : những bộ mặt đỏ lựng, nhẵn bóng sặc mùi rượu vang và thuốc lá, cũng vẫn những lời lẽ đó, vẫn những ý tưởng đó và tất cả đều xoay quanh chính bản thân sự xấu xa. Tất cả bọn họ đều hể hả và tin chắc rằng cần phải như thế và có thể tiếp tục sống như thế cho đến chết. Mình thì chịu. Mình tháy chán ngán. Mình thấy cần phải có một cái gì đó có thể làm đảo lộn, xới tung tất cả những thứ đó lên. Chà, giá cứ như những tay ở Xaratốp, hình như họ rong xe đi và đã chết cóng. Thế còn lũ mình thì có thể làm được cái gì? Chúng ta đã xử sự như thế nào? Chắc chắn là đã xử sự một cách ti tiện. Kẻ nào có lẽ cũng vì mình và ngay cả mình có lẽ cũng đã xử sự một cách ti tiện. Nhưng ít ra thì mình cũng còn đẹp. Họ biết như vậy. Thế còn vị tu sĩ này? Chả lẽ ông ta chưa hiểu được điều đó hay sao? Không đúng. Họ chỉ hiểu được có một điều đó thôi. Như hồi mùa thu với anh chàng học sinh sĩ quan đó. Hắn ta mới ngốc làm sao…”
    -Ivan Nhikôlaiêvích! – bà ta nói.
    -Bà bảo gì ạ?
    -Thế ông ta bao nhiêu tuổi?
    -Ai cơ?
    -Kaxatxki ấy mà.
    -Hình như khoảng ngoài bốn mươi.
    -Thế ông ta tiếp tất cả mọi ngưới chứ?
    -Tất cả, nhưng không phải lúc nào ông ta cũng tiếp.
    -Ông đắp chân cho tôi đi. Không phải thế. Ông vụng về làm sao! Nào, kéo dịch lên, tí nữa, thế, thế. Và không nên siết chặt chân tôi như vậy.
    Thế là họ đã đi tới khu rừng nơi có tu phòng.
    Bà ta xuống xe và bảo họ cứ đi tiếp. Họ khuyên ngăn bà ta, nhưng bà ta nổi nóng và ra lệnh cho họ cứ đi. Bấy giờ chiếc xe trượt tuyết đành bỏ đi và bà ta, mình vận chiếc áo choàng bằng lông chó trắng, bước đi trên con đường nhỏ. Vị luật sư xuống xe và đứng lại nhìn.

    ****************
    (*) Tuỳ thích đấy nhé (tiếng Pháp)
    #2
      Trăng Quê 05.11.2006 15:53:40 (permalink)
      ĐỨC CHA XERGHI

      V.
      Cha Xerghi đã sống năm thứ sáu trong cuộc đời ẩn dật. Ông đã bốn mươi chín tuổi. Cuộc sống của ông thật gian truân. Không phải là do những khó nhọc trong việc ăn chay và cầu nguyện, đó không phải là những việc khó nhọc, mà do cuộc đấu tranh nội tâm ông không hề ngờ tới. Có hai nguyên do dẫn tới cuộc đấu tranh đó: sự hoài nghi và tình dục. Và cả hai kẻ thù này bao giờ cũng trỗi lên cùng một lúc. Ông tưởng như đó là hai kẻ thù khác nhau, trong khi chúng chỉ là một mà thôi. Hễ tiêu diệt được sự hoài nghi thì tức là đã tiêu diệt được tình dục. Nhưng ông tưởng rằng đó là hai con quỷ khác nhau và ông đã đấu tranh riêng rẽ với chúng.
      “Chúa tôi! Lạy Chúa tôi! – ông nghĩ. – Vì sao Người không cho con đức tin. Phải, tình dục, thánh Antôni và những người khác đã đấu tranh với nó, nhưng họ có niềm tin. Còn con có những giờ phút, có những ngày không có được đức tin. CẢ thế giới với toàn bộ vẻ mỹ miều của nó tồn tại để làm gì, nếu như nó đầy tội lỗi và cần phải từ bỏ nó? Vì sao Người đã tạo ra sự cám dỗ này? Sự cám dỗ ư? Nhưng có phải là sự cám dỗ không – cái việc ta muốn thoát ly khỏi những niềm vui trần gian và đang chuẩn bị một cái gì đó ở một nơi có lẽ chả có gì hết. – Ông tự nhủ và khiếp sợ, ghê tởm bản thân mình. - Đồ đê tiện! Đồ đê tiện! Thế mà cũng mong trở thành thánh “, - ông bắt đầu chửi rủa mình. Và quay ra cầu nguyện. Nhưng vừa bắt đầu cầu nguyện là ông đã hình dung ra một cách sinh động bản thân mình là người thế nào ở tu viện : đội mũ cao, mặc áo lễ, dáng vẻ uy nghi. Và ông lắc đầu: “Không , không phải như thế. Đó là sự dối trá. Nhưng mình lừa dối những ngưòi khác, chứ không lừa mình và lừa Chúa. Mình không phải là một con người uy nghi, mà là một kẻ thảm hại, nực cười”. Và ông gạt tà áo thụng ra, nhìn vào đôi chân thảm hại bó trong quần của mình. Rồi ông mim cười.
      Sau đó ông thả tà áo xuống và bắt đầu đọc kinh cầu nguyện, làm dấu và gập mình xuống lễ. “Chả lẽ cái giường này sẽ là quan tài của mình sao?” – ông xướng lên. Và tựa hồ có một con quỉ anò đó thì thào bên tai ông ; “Cái giường đơn độc, và nó cũng là chiếc quan tài. Sự dối trá”. Và ông đã nhìn thấy trong trí tưởng tượng đôi vai của người đàn bà goá mà ông đã từng chung sống. Ông giũ bỏ hình ảnh đó và tiếp tục đọc kinh. Sau khi đọc các giáo luật ông cầm lấy quyển kinh Phúc âm, mở ra và thấy ngay đoạn mà ông thường lặp đi lặp lại và thuộc lòng :” Con kính tin, lạy Chúa, xin người hãy giúp đỡ cho sự thiếu đức tin của con”. Ông đã thu lại mọi mối hoài nghi vưùa nó ra. Giống như người ta điều chỉnh một vật không đứng vững, ông lại điều chỉnh lòng tin của mình trên một cẳng chân chao đảo avf thận trọng rời xa nó, để khỏi xô đẩy và làm nó sụp đổ. Những tấm che mắt lại được kéo lên và ông đã cảm thấy yên tâm. Ông nhắc lại lời nguyên j cầu thời thơ ấu :”Lạy Chúa, xin Người hãy đón nhận lấy con”, - và không những ông chỉ cảm thấy nhẹ nhõm mà còn thấy hân hoan xúc động. Ông làm dấu thánh giá, rồi nằm lên tấm đệm của mình trải trên chiếc ghế băng hẹp, đặt dưới đầu chiếc áo lễ mùa hè. Và ông thiếp đi. Trong giấc mơ nhẹ nhõm, ông tưởng như nghe thấy tiếng nhạc ngựa. Ông không rõ đó là thực hay mơ. Nhưng tiếng gõ cửa đã đánh thức ông. Ông nhỏm dậy, không tin ở mình. Những tiếng gõ cửa được lặp lại. Đúng rồi, đó là tiếng gõ cửa gần lắm, ở cánh cửa phòng ông, và có tiếng đàn bà.
      “Lạy Chúa tôi! Chả lẽ điều mình đã đọc thấy trong chuyện đời các thánh, nói rằng con quỷ hiện hình thành đàn bà lại là thực…Đúng rồi, đây là giọng đàn bà. Một giọng nói dịu dàng, rụt rè và đáng yêu! Phỉ phui! – ông nhổ nước bọt. – Không, mình tưởng thế thôi”, - ông nói, rồi đi vào góc hầm, nơi kê một chiếc bàn cao để ảnh thánh, quỳ xuống bằng một động tác thành thạo quen thuộc và nhờ động tác đó, ông cảm thấy niềm an ủi và sự hài lòng. Ông quỳ xuống, tóc xoã xuống mặt và áp vầng trán đã trịu tóc xuống nền sàn ẩm ướit, lạnh lẽo. (Gió thổi trên sàn.)
      …ông đọc thánh thi, cha Pimen già đã bảo ông rằng thánh thi giúp cho người ta thoát khỏi cảnh quỉ ám. Ông nhẹ nhàng vươn tấm thân gầy guộc nhẹ bẫng của mình trên đôi chân cứng cáp giật giật và định đọc tiếp, nhưng ông không đọc mà bất giác giỏng tai lắng nghe. Ông muốn nghe. Im lặng hoàn toàn. Vẫn những giọt nước ấy tí tách rơi từ trên mái nhà xuống chiếc thùng gỗ nhỏ đặt ở một góc. Nhoài sân, sương mù và tuyết che lấp hết mọi vật. Lặng lẽ, lặng lẽ quá. Và bỗng nhiên có tiếng sột soạt ở cạnh cửa sổ và rõ ràng có người nói - vẫn là giọng nói dịu dàng, rụt rè, chỉ ở người đàn bà hấp dẫn mới có được giọng nói như thế:
      -Xin hãy mở cửa ra. Vì Chúa Ki-tô…
      Tưởng như tất cả máu huyết dồn vào tim và dừng lại đó. Ông không thở được nữa. “Chúa sẽ phục sinh và lập tức ban phát…”
      -Con không phải là quỷ đâu… - nghe rõ thấy cái miệng đang nói đó mỉm cười. – Con phông phải là ma quỉ, mà chỉ là người đàn bà tội lỗi, bị lạc đường, không phải theo nghĩa bóng mà theo nghĩa đen (bà ta cười vang), con đã bị lạnh cóng rồi và xin được trú nhờ…
      Ông áp mặt vào cửa kính. Ngọn đèn nhỏ rọi sáng và ánh lên khắp mặt kính. Ông áp lòng bàn tay vào hai bên mặt và nhìn ra. Sương mù, thân cây, và kia rối, ở mé bên phải. Bà ta. Đúng rồi, bà ta, người đàn bà mặc áo choàng lông có lớp lông trắng dài, đội mũ lông, khuôn mạt đôn hậu, sợ hãi, rất dễ thương, bà ta đứng cách đó cách khuôn mặt ông chừng hai véc-sốc(*), nghiêng về phía ông. Mắt họ gặp nhau và họ đã nhận ra nhau. Không phải là có lúc họ đã nhìn thấy nhau : họ chưa bao giờ gặp nhau cả, nhưng trong cái nhìn mà họ trao đổi cho nhau đó, họ (đặc biệt là ông) cảm thấy rằng họ biết rõ nhau, hiểu nhau. Sau cái nhìn đó, không thể nào còn nghi ngờ rằng đây là con quỷ, chứ không phải là một người đàn bà bình thường, đôn hậu, dễ thương và rụt rè.
      -Bà là ai? Bà đến đây làm gì? – ông nói.
      Xin cha hãy mở cửa ra đã, - bà ta nói vẻ độc đoán, đỏng đảnh. – Con lạnh cóng cả người. Con đã nói với cha là con bị lạc đường.
      - Nhưng tôi là tu sĩ, là ẩn sĩ.
      -Được rồi, cha cứ mở cửa ra đi, kẻo không thì hoá ra cha muốn con chết cóng ở dưới cửa sổ trong khi cha cầu kinh à.
      -Ừ, nhưng sao bà…
      -Con sẽ không ăn thịt cha đâu. Vì Chúa, xin cha hãy cho vào. Rốt cuộc con đã bị cóng rồi.
      Bản thân bà ta bắt đầu hoảng sợ. Bà ta đã nói câu đó hầu như bằng cái giọng đẫm nước mắt.
      Ông rời khỏi cửa sổ, nhìn lên ảnh Chúa Ki-tô giữa vòng hoa gai góc: “Lạy Chúa, xin người hãy giúp đỡ con, lạy Chúa, xin người hãy giúp đỡ con”, - ông thốt lên, làm dấu và cúi gập đôi người xuống, rồi bước về phía cửa ra vào, mở cửa ra buồng hiên. Ông mò mẫm tìm móc cửa trong buồng hiên và bắt đầu đẩy móc ra. Ông nghe thấy tiếng bước chân ở phía ngoài. Bà ta đi từ cửa sổ đến cửa ra vào. “Ôí!”- bỗng nhiên bà ta kêu thét lên. Ông hiểu rằng bà ta đã giẫm phải vũng nước đọng ở ngưỡng cửa. Tay ông run lên và ông không tài nào nhấc nổi cái móc bị cánh cửa ép chặt.
      -Cha làm sao thế, cho con vào đi. Con ướt hết cả người rồi. Con bị lạnh cóng. Cha nghĩ tới việc cứu rỗi linh hồn, còn con thì lạnh cóng.
      Ông kéo cánh cửa về phía mình, nâng chiếc móc lên và không tính tới sự va đập, ông đẩy mạnh cánh cửa ra phía ngoài, đến nỗi đập phải người bà ta.
      -Ôi, xin lỗi! – ông nói, bỗng nhien chuyển hoàn toàn sang cách đối đáp quen thuộc hồi xưa với các phu nhân.
      Nghe tiếng “xin lỗi” đó bà ta mỉm cười. “A, thế ra ông ta còn chưa đến nỗi đáng sợ lắm”, - bà ta nghĩ.
      -Không sao, không sao ạ. Cha tha lỗi cho con, - bà ta nói, đi ngang qua trước mặt ông. - Lẽ ra con chẳng bao giờ dám làm thế này, nhưng đây là một trường hợp đặc biệt.
      -Xin mời bà, - ông nói, đẻ cho bà đi ngang qua. Mùi nước hoa thanh khiết sực nức, đã từ lâu ông không ngửi thấy, xộc vào mũi ông. Bà ta đi ngang qua buồng hiên vào buồng chính. Ông đóng sập cửa ra vào bên ngoài, không cài chốt, bước qua buồng hiên, rồi đi vào buồng chính.
      “Lạy Chúa Giê-su, đức Thánh con, xin Người hãy thương con là kẻ tội lỗi, lạy Chúa, xin Người hãy thương con là kẻ tội lỗi”, - ông đọc kinh không ngớt, và không chỉ đọc nhẩm mà bất giác môi cũng lập bập.
      -Xin mời, - ông nói.
      Bà ta đứng ở giữa phòng, nước ở trên người mình chảy ròng ròng xuống sàn và bà ta ngắm nhìn ông. Cặp mắt bà ta cười.
      -Xin cha tha lỗi cho, vì con đã phá rối cảnh cô tịch của cha. Nhưng cha cũng thấy tình cảnh của con đấy. Chả là xe chúng con ra đi từ thành phố và con đã đánh cuộc là con sẽ đi một mình từ làng Vôrôbiốpca trở về thành phố, nhưng tới đây thì con bị lac đường, ấy thế là, giá con mà không lần tới được tu phòng của cha…- bà ta bắt đầu nói dối. Nhưng vẻ mặt của ông khiến bà ta bối rối, đến nỗi không thể nói tiếp được và bà đã im lặng. Bà ta hoàn toàn không ngờ ông lại như vậy. Ông không phải là một người đẹp trai như bà tưởng tượng, nhưng mắt bà ta vẫn thấy ông là đẹp. Mái đầu với những chùm tóc xoăn hoa râm và bộ râu, chiếc mũi dọc dừa thanh tú và cặp mắt rừng rực như hòn than khi ông nhìn thẳng, đã làm bà sửng sốt.
      Ông thấy là bà ta nói dối.
      -À, ra thế, - ông nói,ngước nhìn bà ta, rồi lại cụp mắt xuống. – Tôi sẽ vào trong kia, còn bà thì xin cứ tự nhiên.
      Ông nhấc cây đèn nhỏ, châm nến và nghiêng người rất thấp chào bà, rồi bước vào căn phòng nhỏ xíu ở đằng sau vách ngăn, và bà nghe thấy ông bắt đầu xê dịch cái gì ở đó. “Chắc ông ta đang dùng cái gì đó kê ngăn lại để trốn tránh mình”, - bà nghĩ, mỉm cười, hất chiếc áo choàng ngắn không tay bằng lông chó trắng xuống, bắt đầu tháo chiếc mũ lông quấn vào tóc và chiếc khăn dan ở dưới mũ. Bà ta không hề bị ướt khi đứng dưới cửa sổ, và bà đã nói mình bị ướt chỉ cốt lấy cớ để ông cho vào nhà. Nhưng lúc ở cửa ra vào, đúng là bà đã giẫm phải vũng nước, chân trái của bà đã bị ướt đến tận mắt cá, chiếc giày cao cổ và chiếc ủng lõng bõng đầy nước. Bà ngồi lên giường của ông – đó chỉ là tấm ván có phủ thảm lót – và bắt đầu cởi giày. Bà thấy tu phòng nhỏ này thật là đáng yêu. Buồng chật hẹp, chiều rộng ba ắc-sin, chiều dài bốn ắc-sin, sạch như lau như li. Trong buồng chỉ kê chiếc giường mà bà ngồi, phía trên giường là một giá nhỏ để sách. Trong góc buồng có chiếc bàn để ảnh thánh. Ở cửa ra vào có đinh treo áo choàng lông và áo lễ. Trên bàn để ảnh thánh là ảnh Chúa Ki-tô giữa vòng mận gai và chiếc đèn nhỏ.Phảng phất mùi vị là lạ của mỡ, mồ hôi và đất. Bà vừa ý với tất cả mọi thứ. Ngay cả mùi vị này.
      Đôi chân ẩm ướt, đặc biệt là bên chân giẫm phải nước khiến bà không yên tâm, bà vội vã cởi giày, miệng không ngớt mỉm cười, vui mừng vì chẳng những mình đã đạt được mục đích, mà còn vì bà thấy mình đã làm cho người đàn ông có duyên, khác thường, hấp dẫn lạ lùng như ông phải bối rối. “Chà, ông ấy mà không đáp lời, thì cũng chẳng tai vạ quái gì” – bà tự nhủ.
      -Thưa cha Xerghi! Thưa cha Xerghi! Dạ, gọi tên cha thế phải không ạ?
      -Bà cần gì? – ông khẽ đáp.
      -Dạ, xin cha tha lỗi cho con vì đã phá rối cảnh cô tịch của cha. Nhưng quả thật con không làm thế nào khác được. Lẽ ra con ốm rồi đấy. Ngay lúc này con cũng chả biết mình ra sao. Người con ướt hết cả, chân lạnh như cục băng.
      -Bà tha lỗi cho,- giọng nói khẽ khàng đáp lại, - tôi chẳng giúp gì được cả.
      -Không đời nào con lại làm phiền cha. Con chỉ trú nhờ đây đến rạng sáng thôi.
      Ông không đáp. Và bà nghe thấy ông thì thào gì đó, rõ ràng là ông đang cầu nguyện.
      -Cha không vào đây chứ ạ? – bà ta mỉm cười hỏi. -Kẻo con còn phải cởi quần áo để hong cho khô.
      Ông không đáp, tiếp tục đọc kinh bằng giọng đều đều ở sau vách.
      “Đúng, đó là một con người”, - bà nghĩ, chật vật rút chiếc ủng cao cổ òm ọp nước. Bà kéo, nhưng không rút được chiếc ủng ra, và bà thấy buồn cười. Bà suýt bật lên cười thành tiếng, nhưng biết rằng ông nghe thấy tiếng cười của mình và tiếng cười đó tác động tới ông đúng như ý bà mong muốn, nên bà cười to hơn, và tiếng cười vui vẻ, tự nhiên, đôn hậu đó quả thực đã tác động đến ông đúng như ý bà mong muốn.
      “Phải, có thể yêu một con người như thế này. Cặp mắt ấy. Và khuôn mặt giản dị, cao thượng – dù ông có lẩm bẩm cầu kinh gì đi nữa – trông say mê như thế! – bà nghĩ. – Ông không đánh lừa được bọn đàn bà chúng tôi đâu. Lúc ghé khuôn mặt vào cửa kính, ông ta đã nhìn thấy mình, đã hiểu, và đã nhận ra. Cặp mắt ông rực sáng và gây ấn tượng mạnh. Ông ta yêu thích và thèm muốn mình. Phải rồi, ông ta đã thèm muốn”, - bà nói, rốt cuộc bà cũng đã tháo được ủng, giày cao cổ và đang loay hoay tháo bít tất. Muốn tháo được những đôi bít-tất dài bằng láng đó phải vén váy lên. Bà ta cảm thấy xấu hổ và lên tiếng :
      -Cha đừng vào nhé!
      Nhưng không có tiếng nào đáp lại ở bên kia bức vách. Vẫn thấy tiếng lẩm bẩm đều đều kéo dài và tiếng xê dịch lịch kịch. “Chắc ông ấy lại quỳ xuống sát đất để lễ, bà nghĩ. – Nhưng ông ấy sẽ không lẩn tránh mình đâu, bà ta thốt lên. – Ông ấy đang nghĩ tới mình. Cũng như mình đang nghĩ tới ông ấy. Ông ấy đang nghĩ tới những cái chân này với cũng cùng một tình cảm đó”,- bà nói, tháo đôi bít- tất ẩm ướt ra và thu cặp chân trần lên giường, rồi ngồi gấp chân lại. Bà ta ngồi như thế một lát, vòng tay ôm lấy đầu gối và trầm ngâm nhìn về phía trước mặt “ Phải, nơi hoang vắng này, cảnh yên tĩnh. Và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có ai biết được…”
      Bà đứng dậy, mang đôi bít-tất lại chỗ lò sưởi, treo tất lên ống thông hơi. Cái ống thông hơi mới đặc biệt làm sao. Bà xoay nó lại, rồi sau đó nhẹ nhàng đi chân đất quay về giường và lại thu chân ngồi lên giường. Bên kia vách hoàn toàn im ắng. Bà nhìn chiếc đồng hồ nhỏ đeo ở cổ bà. Đã hai giờ sáng. “Cánh cùng đi với mình hẳn sẽ tới đây lúc gần ba giờ”. Còn không tới một giờ đồng hồ nữa.
      “Ô hay, mình sẽ ngồi một mình ở đây như thế này à. Vớ vẩn thật! Mình không muốn thế. Mình sẽ gọi ông ta ngay lập tức”.
      -Thưa cha Xerghi! Thưa cha Xerghi! Xergây Đmi-tơriêvích, công tước Kaxátxki!
      Sau cánh cửa im phăng phắc.
      -Cha hãy nghe đây, thật là tàn nhẫn. Lẽ ra con đã không gọi cha, nếu như con không thấy cần. Con ốm. Con không biết mình ra sao, - bà ta lên tiếng bằng giọng đau khổ: - Ôi, ôi! – bà ta rên lên và lăn đùng xuống giường. Và điều kỳ lạ là bà ta cảm thấy y như mình kiệt sức, mệt lả, đau nhừ khắp người và run lên bần bật vì cơn sốt.
      -Cha hãy nghe đây, xin cha giúp đỡ con. Con không biết mình bị làm sao ấy. Ôi! ôi! – bà ta cởi khuy áo dài, phơi bộ ngực ra và vén cánh tay áo để trần tới tận khuỷu: -Ôi! ôi!
      Trong lúc đó, ông vẫn đứng trong buồng xép chật hẹp của mình và cầu kinh. Đọc hết kinh nguyện buổi tối, giờ đây ông đứng bất động, mắt chăm chăm nhìn vào chót mũi và thầm lặp đi lặp lại lời nguyện cầu khôn ngoan: “Lạy Chúa Ki-tô, đức thánh con, xin Người hãy xá tội cho con”.
      Nhưng ông đã nghe thấy hết cả. Ông đã nghe thấy tiếng lụa sột soạt khi bà cởi áo, tiếng bước chân trần của bà bước trên sàn, ông đã nghe thấy bà dùng tay xoa chân. Ông cảm thấy rằng ông yếu đuối và bất cứ giây phút nào cũng có thể bị sa ngã và bởi vậy ông không ngớt cầu kinh. Ông cảm thấy một cái gì giống như cảm giác của một nhân vật trong truyện cổ tích, nhân vật này phải bước đi, không được ngoái nhìn trở lại. Cũng giống như vậy, Xerghi nghe thấy, cảm thấy nguy cơ và sự sa ngã ở đây đang vây bọc lấy ông, lơ lửng trên đầu ông và ông chỉ có thể thoát ra được bằng cách không ngoái nhìn bà ta một giây phút nào cả. Nhưng bỗng nhiên, ý muốn được nhìn xem thử xâm chiếm lấy ông. Đúng lúc ấy, bà ta nói:
      -Cha hãy nghe đây, quả thật là vô nhân đạo. Con có thể chết.
      “Phải, mình sẽ sang, nhưng mình sẽ làm như đức cha lấy một tay đặt lên mình con chiên lầm lạc, còn tay kia đặt lên lò lửa. Nhưng làm gì có lò lửa”. Ông ngoái nhìn. Cây đèn. Ông thò ngón tay lên ngọn lửa và nhăn mặt, sẵn sàng chịu đựng và ông tưởng như tuy kéo dài đã khá lâu, ông vẫn không cảm thấy gì, nhưng bỗng nhiên – ông còn chưa biết dứt khoát mình có đau đớn không và đau đớn đến mức nào, ông chau mày, rụt tay lại huơ huơ tay lên: “không, mình không thể chịu được điều đó”.
      -Vì Chúa! Ôi, Cha sang với con đi! Con sắp chết, ôi!
      -“Thế ra mình sẽ sa ngã ư? Không thể thế được”.
      -Tôi đến chỗ bà ngay đây, - ông thốt lên, rồi mở cửa buồng mình, không nhìn bà, đi ngang qua bà tới chỗ cửa mở ra buồng hiên, nơi ông bổ củi, ông mò mẫm tìm chiếc thớt gỗ mà ông dùng để bổ củi và chiếc rìu để dựa vào tường.
      -Tôi sang ngay bây giờ, - ông nói, rồi đưa tay phải nắm lấy chiếc rìu, đặt ngón tay trỏ của bàn tay trái lên chiếc thớt gỗ, vung rìu lên và chém phập xuống dưới đốt ngón tay thứ hai. Ngón tay văng ra, nhẹ nhàng hơn là những mảnh gỗ cùng độ dày như thế, bật ngược, rồi rơi xuống mép thớt, sau đó lăn xuống sàn nhà.
      Ông nghe thấy tiếng đầu ngón tay rơi xuống trước khi cảm thấy đau. Nhưng ông chưa kịp ngạc nhiên, vì thấy không đau, thì đã cảm thấy cơn đau buốt bỏng rát và máu nóng trào ra. Ông vội vã dùng tà áo bọc lấy ngón tay bị chặt đứt, ép sát nó vào hông, rồi quay lại, bước qua cửa vào phòng, dừng lại trước mặt người đàn bà, cụp mắt xuống khẽ hỏi :
      -Bà cần gì?
      Bà ta ngước nhìn khuôn mặt nhợt nhạt với má trái giần giật của ông và bỗng nhiên bà ta cảm thấy xấu hổ. Bà ta đứng bật dậy, chộp lấy chiếc áo choàng lông, choàng vào mình.
      -Vâng, con đau lắm…con bị cảm lạnh…con…Thưa cha Xerghi…con…
      Ông ngước mắt nhìn bà ta,cặp mắt loé lên niềm vui lặng lẽ và nói:
      -Cô em đáng yêu ơi, vì sao cô muốn huỷ hoại linh hồn bất tử của mình? Những sự cám dỗ phải đi vào thế gian, nhưng khổ thay cho kẻ nào bị sự cám dỗ xâm nhập…Cô hãy cầu kinh đi, xin Chúa tha thứ cho chúng ta.
      Bà ta lắng nghe ông nói và nhìn ông. Bỗng nhiên bà ta nghe thấy có tiếng chất lỏng nhỏ giọt xuống. Bà ta nhìn và trông thấy máu chảy từ tay lên chiếc áo thụng của ông.
      -Cha đã làm gì tay cha thế? – Bà ta sực nhớ tới cái âm thanh mà bà ta đã nghe thấy, chộp lấy ngọn đèn, bà ta chạy ra buồng hiên và trông thấy ngón tay đẫm máu ở trên sàn. Mặt tái nhợt hơn cả ông, bà ta quay lại và định nói với ông, nhưng ông lặng lẽ bước sang buồng xép và đóng chặt cửa lại.
      -Cha hãy tha lỗi cho con. Con lấy gì chuộc lỗi của mình bây giờ?
      -Cô hãy đi đi.
      -Cha để con băng bó vết thương cho.
      -Cô hãy đi khỏi đây.
      Bà ta vội vã và lặng lẽ mặc quần áo. Rồi khi đã mặc áo lông sẵn sàng, bà ta ngồi chờ đợi. Tiếng lục lạc vang lên ở trước sân.
      -Thưa cha Xerghi, cha hãy tha thứ cho con.
      -Cô hãy đi đi. Chúa sẽ tha thứ.
      -Thưa cha Xerghi, con sẽ cải đổi đời mình. Cha đừng bỏ mặc con.
      -Cô hãy đi đi.
      -Cha hãy tha thứ và ban phước cho con.
      -Nhân danh Cha và con và thánh thần, - nghe có tiếng nói sau bức vách. – Cô hãy đi đi.
      Bà ta oà khóc và bước ra khỏi tu phòng. Viên luật sư tiến lại phía bà ta.
      -Thế nào, mình thua rồi hả, chả làm gì được đâu. Bà đi đâu nào?
      -Đi đâu cũng được.
      Bà ta lên xe và cho tới lúc về tới nhà không nói một lời nào.
      Một năm sau, bà ta cắt tóc ngắn và sống cuộc đời khổ hạnh trong tu viện dưới sự dìu dắt của ẩn sĩ Ácxêni, người hoạ hoằn mới viết thư cho bà ta.
      VI.

      Cha Xerghi còn trải qua cảnh tu hành ẩn dật thêm bảy năm nữa. Thoạt đầu, cha Xerghi đã nhận nhiều thứ mà người ta đem tới cho ông : nào chè, đường, bánh mì trắng, nào sữa, áo quần và củi. Nhưng càng về sau ông càng qui định cuộc sống của mình môt cách khắt khe hơn, từ chối mọi thứ không cần thiết và rốt cuộc ông đã đi tới chỗ không nhận cái gì ngoài bánh mì đen, mỗi tuần một lần. Mọi thứ người ta đem đến cho ông, ông đem phân phát cho những người nghèo đến với ông.
      Cha Xerghi đã dùng tất cả thì giờ của mình tại tu phòng để cầu kinh hoặc chuyện trò với các khách thăm viếng đến ngày càng đông. Mỗi năm, cha Xerghi chỉ ra nhà thờ có vài ba lần, cha cũng đi lấy nước hoặc lấy củi khi cần thiết.
      Ông sống như vậy được năm năm thì câu chuyện với Makốpkina nhanh chóng lan rộng khắp nơi : chuyến viếng thăm ban đêm của bà ta, sự chuyển biến của bà ta sau chuyện đó và việc bà ta vào tu viện. Từ đó danh tiếng của cha Xerghi bắt đầu lừng lẫy. Khách viếng thăm tới ngày càng nhiều, các tu sĩ đến trú ngụ cạnh tu phòng của ông, nhà thờ và nhà khách được xây dựng gần đó. Danh tiếng của cha Xerghi, như thường lệ, ngày càng lừng lẫy, làm tăng thêm các công tích của ông. Từ phương xa, người ta bắt đầu lũ lượt kéo về chỗ ông và bắt đầu đưa người ốm tới chỗ ông, quả quyết rằng ông sẽ chữa khỏi cho họ.
      Việc chữa lành bệnh lần đầu tiên xảy ra vào năm thứ tám trong cuộc đời ẩn dật của ông. Đó là việc chữa khỏi bệnh cho một chú bé mười bốn tuổi do bà mẹ đưa tới chỗ cha Xerghi với lời cầu xin ông đặt tay lên đầu nó và ban phước. Cha Xerghi cũng không hề nghĩ là mình có thể chữa khỏi bệnh cho những người ốm. Có lẽ ông coi ý nghĩ như thế là tội lỗi lớn của thói kiêu hãnh; nhưng người mẹ dẫn đứa trẻ tới cứ nằng nặc cầu xin ông, nằm lăn xuống chân ông, nói : vì sao ông chữa lành bệnh cho những người khác, mà lại không muốn giúp đỡ con trai bà ta, bà cầu xin ông hãy vì Chúa mà cứu giúp. Khi nghe cha Xerghi quả quyết rằng chỉ có Chúa mới chữa khỏi bệnh, bà ta nói rằng bà ta chỉ xin ông đặt tay lên đầu đứa trẻ và cầu kinh. Cha Xerghi từ chối và đi vào tu phòng của mình. Nhưng hôm sau (hồi đó là mùa thu và đêm đã lạnh) khi bước ra khỏi tu phòng lấy nước, ông lại trông thấy người mẹ với đứa con trai của mình, chú bé mươì bốn tuổi nhợt nhạt, hốc hác, và ông lại nghe thấy vẫn những lời cầu xin đó. Cha Xerghi sực nhớ tới câu chuyện ngụ ngôn nói về vị quan toà không công minh, và trước đây vốn tin chắc rằng mình phải từ chối, bây giờ ông cảm thấy hoài nghi và một khi cảm thấy hoài nghi, ông bắt đầu cầu nguyện và ông đã cầu nguyện cho tới khi nảy ra quyết định trong lòng mình. Quyết định đó là : ông phải thực hiện yêu cầu của người đàn bà, niềm tin của bà ta có thể cứu được đứa con trai, bản thân cha Xerghi, trong trường hợp này chỉ là một công cụ nhỏ mọn do Chúa lựa chọn.
      Thế là ông bước lại gần phía bà mẹ, thực hiện mong ước của bà ta, đặt tay lên đầu chú bé và bắt đầu cầu nguyện.
      Bà mẹ đem con trai ra về và một tháng sau chú bé khỏi bênh, danh tiếng của vị cha cả Xerghi có sức mạnh thần thánh chữa khỏi bệnh vang khắp vùng. Từ đó không có tuần nào là những người ốm không đi bộ, đi xe tới chỗ cha Xerghi. Và một khi đã không từ chối những người này, ông cũng không thể từ chối những người khác và ông đã đặt tay lên đầu người bệnh, cầu nguyện, nhiều người đã khỏi bệnh, danh tiếng của cha Xerghi càng ngày càng lan rộng.
      Chín năm trong tu viện và mười ba năm trong cảnh cô tịch đã trôi qua như vậy. Cha Xerghi đã có dáng vẻ của một vị cha cố: chòm râu của ông dài và bạc trắng như cước, riêng mái tóc ông tuy thưa, nhưng vẫn còn đen nhánh và loăn xoăn.

      VII.

      Đã mấy tuần nay, cha Xerghi sống với một ý nghĩ ám ảnh : liệu ông có làm được điều tốt không khi ông vâng theo cái hoàn cảnh do cha bề trên và tu viện trưởng đặt ông vào nhiều hơn là do tự ý ông muốn. Điều đó bắt đầu sau khi chú bé mười bốn tuổi khỏi bệnh, từ đó tháng nào, tuần nào , ngày nào Xerghi cũng cảm thấy cuộc sống nội tâm của mình bị thủ tiêu và thay thế bằng cuộc sống bề ngoài. Y như thể người ta đã lộn trái ông ra vậy.
      Xerghi thấy ông đã trở thành công cụ lôi cuốn khách viếng thăm và dâng cúng cho tu viện, và vì thế những người cai quản tu viện đã tạo cho ông những điều kiện để ông có thể có ích nhiều nhất. Chẳng hạn như người ta hoàn toàn không để cho ông phải lao động. Người ta cung cấp cho ông tất cả những thứ gì ông có thể cần tới và chỉ yêu cầu ông không từ chối ban phước cho các khách tới viếng thăm ông. Để thuận tiện cho ông, người ta đã quy định ngày tiếp khách của ông. Người ta đã xếp đặt phòng tiếp đón các khách nam và một nơi có các gióng ngăn cách để cho các khách nữ khỏi xô ngã ông, khi họ lao tới với ông, - một nơi để ông có thể ban phước cho các khách viếng thăm. Nếu như người ta nói rằng ông cần thiết cho mọi người, rằng để thực hiện luật lệ tình thương của Chúa Ki-tô, ông không thể từ chối yêu cầu của mọi người muốn được gặp ông, rằng việc xa lánh những người đó có lẽ là tàn nhẫn, ông không thể không đồng ý như thế, nhưng càng dấn mình vào cuộc sống đó ông càng cảm thấy cuộc sống nội tâm của mình đã chuyển thành cuộc sống bề ngoài, nguồn nước thần khô cạn ở trong ông, những gì ông đã làm là làm vì con người nhiều hơn, chứ không phải vì Chúa.
      Dù ông lên tiếng dạy bảo mọi người hay chỉ ban phước một cách đơn giản bằng việc cầu nguyện cho những người ốm, dù ông khuyên bảo mọi người về cách sống của họ hay ông lắng nghe lời cảm ơn của những con người đã được ông hoặc là chữa giúp cho lành bệnh, như người ta nói với ông, hoặc ban cho lời dạy bảo, ông đều không thể lấy đó làm vui, không thể không quan tâm tới những hiệu quả hoạt động của mình, tới ảnh hưởng của hoạt động đó đối với mọi người. Ông tưởng như mình là một ngọn đèn đang cháy, và càng nghĩ như thế ông càng cảm thấy ánh sáng thần của chân lý yếu ớt đi, lụi tắt ở trong ông. “Mình làm bao nhiêu vì Chúa và bao nhiêu vì con người?” – đó là câu hỏi thường xuyên giày vò ông và chẳng những ông không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi đó, mà ông còn không dám quyết định trả lời mình. Trong thâm tâm, ông cảm thấy rằng con quỷ đã đem hoạt động vì con người đánh tráo lấy toàn bộ hoat động vì Chúa của ông. Ông cảm thấy thế bởi lẽ, cũng như trước đấy ông thấy khó chịu khi người ta dứt ông ra khỏi cảnh cô tịch, thì bây giờ cảnh cô tịch của ông khiến ông khó chịu. Ông thấy nặng nề vì khách khứa viếng thăm, ông mỏi mệt vì họ, nhưng trong thâm tâm ông thấy vui sướng vì họ, vui sướng vì những lời ca tụng vây bọc lấy ông.
      Thậm chí, đã có lúc ông quyết định bỏ đi trốn. Ông đã nghiền ngẫm mọi nhẽ xem nên trốn đi như thế nào. Ông chuẩn bị cho mình chiếc áo cánh của nông dân, những mảnh vải quấn chân, áo choàng dài káp-tan và chiếc mũ lông. Ông giải thích rằng ông cần tới những thứ đó để cho những người cầu xin. Và ông đã giữ những áo quần đó ở cạnh mình, nghĩ xem nên mặc như thế nào,cắt tóc và bỏ đi ra sao. Thoạt đầu ông sẽ đi xe lửa, đi được độ ba trăm véc-xta thì xuống tàu, đi đến các làng. Ông đã hỏi một người lính già xem nên đi như thế nào,người ta cho phép đi và bố thí ra sao. Người lính đã kể cho ông biết những nơi nào người ta cho đi dễ dàng và bố thí hậu hĩnh và thế là cha Xerghi mong muốn làm theo lời chỉ dẫn đó. Thậm chí có lần vào ban đêm ông đã mặc quần áo và định ra đi, nhưng ông không biết : ở lại hay bỏ đi, đằng nào hay hơn. Thoạt đầu ông do dự, sau đó sự do dự qua đi, ông đã quen dần và khuất phục con quỷ, và chiếc áo nông dân chỉ còn gợi nhắc cho ông nhớ tới những cảm nghĩ của mình.
      Khách viếng thăm tới với ông mỗi ngày một nhiều và càng ngày ông càng ít có thì giờ để củng cố tinh thần và cầu nguyện. Đôi khi, trong những phút giây trong sáng, ông nghĩ rằng mình giống như cái nơi trước đây có ngọn nguồn của một con suối. “Đã từng có nguồn nước thần mảnh mai lặng lẽ chảy ra từ mình ta, qua mình ta. Đó là cuộc sống thật sự, khi “bà ta” (ông luôn luôn thấy hứng thú mỗi lần nhớ tới đêm hôm đấy, và nhớ tới bà ta, giờ đây là nữ tu sĩ Agơnia) cám dỗ ta. Bà ta đã hớp thứ nước thần ấy. Nhưng từ đó nước còn chưa kịp dồn đọng lại, thì những người khát nước đã tới, chen chúc nhau, xô lấn nhau. Và họ đã xéo nát tất cả, chỉ còn bùn trơ lại” Trong những giây phút trong sáng hiếm hoi, ông đã nghĩ như vậy, nhưng trạng thái bình thường nhất của ông là : mệt mỏi và thương xót mình vì sự mệt mỏi đó.
      Ấy là vào mùa xuân đêm trước ngày lễ Prê-pô-lôlvê-ni-ê(*). Cha Xerghi làm lễ ban đêm tại nhà thờ đặt trong hang núi của mình. Mọi người chen vào kỳ cho bằng hết chỗ, khoảng độ hai chục người. Tất thảy đều là các quí ông và thương gia, nghĩa là những người giàu có. Cha Xerghi để cho tất cả mọi người vào dự lễ, nhưng sự lựa chọn này là do một tu sĩ được sắp xếp ở cạnh ông, và người trực nhật do tu viện hằng ngày cử tới chỗ ông, quyết định. Đám đông dân chúng, khoảng độ tám chục người hành hương, đặc biệt là đàn bà, tụ tập ở phía ngoài, chờ cha Xerghi ra và ban phước.Cha Xerghi đã làm lễ xong và khi bước ra, ông lại gần quan tài vị tiền bối của mình để cầu kinh ca ngợi…ông lảo đảo và suýt ngã. nếu như người lái buôn và vị tu sĩ làm trợ tế đứng sau ông không đỡ lấy ông.
      -Cha làm sao thế, thưa Cha? Cha Xerghi! Cha thân yêu! Lạy Chúa! - nhiều giọng phụ nữ vang lên. - Người rũ ra như tàu lá kìa.
      Nhưng cha Xerghi đã hồi sức ngay và tuy nét mặt rất nhợt nhạt, cha gạt người lái buôn và viên trợ tế ra, rồi tiếp tục hát lễ. Cha Xêrapiôn, viên trợ tế, những người hát lễ và bà quý tộc Xôphia Ivanốpna – bà này luôn sống trong cảnh ẩn dật và chăm sóc cha Xerghi – bèn yêu cầu ông ngừng làm lễ.
      -Không sao, không sao, - cha Xerghi thốt ra, thoáng mỉm cười sau hàng ria mép, - các vị đừng làm đứt quãng buổi lễ.
      “Phải, các vị thánh vẫn thường làm như thế”, - ông nghĩ.
      -Vị thánh! Thiên thần! -giọng nói của Xôphia Ivanốpna lập tức vang lên sau lưng ông và thêm cả giọng nói của người lái buôn đã đỡ ông. Ông không nghe lời khuyên nhủ của họ và tiếp tục làm lễ. Mọi người lại chen chúc nhau,tất cả kéo thành hàng daì quay trở về nhà thờ nhỏ, tại đó, cha Xerghi đã làm hết lễ nguyện ban đêm, tuy có hơi rút ngắn lại.
      Sau khi làm lễ, cha Xerghi ban phước cho những người có mặt ở đó, rồi bước ra chiếc ghế dài đặt dưới cây du ở cửa hang. Ông muốn nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành, cảm thấy điều đó là cần thiết đối với mình, nhưng ông vừa bước ra cửa hang, đám đông dân chúng đã lao tới ông, xin ban phước và xin ông khuyên bảo, giúp đỡ. Trong số này có những người đàn bà hành hương, luôn luôn đi từ đất thánh này tới đất thánh kia, từ vị cha cả này tới vị cha cả khác và bao giờ cũng mủi lòng trước bất kỳ vật thiêng nào và bất kỳ vị cha cả nào. Cha Xerghi biết rõ hạng người bình thường, lạnh lùng, ước lệ, chẳng có tính chất tôn giáo tí nào này; ở đây có những người đàn ông hành hương, phần lớn là lính đã xuất ngũ, bị bật ra khỏi cuộc sống định cư, rơi vào cảnh túng quẫn và phần lớn là những ông già say bét nhè, lang thang từ tu viện này đến tu viện khác chỉ cốt để no bụng; ở đây cũng có cả những nam nữ nông dân quen cùng với những đòi hỏi ích kỷ muốn chữa khỏi bệnh của mình là muốn giải quyết những mối nghi ngờ trong những công việc thực tiễn nhất : về việc gả chồng cho con gái, về việc thuê cửa hiệu, về việc chuộc ruộng đất, hay về việc gạt bỏ cho mình tội vô ý ngủ đè chết con, hoặc sinh ra đứa con hoang. Cha Xerghi từ lâu đã quen thuộc và không thích thú tất cả những chuyện đó. Ông biết rằng ông sẽ chẳng hiểu thêm điều gì mới từ những nhân vật đó, họ không gợi trong ông một tình cảm tôn giáo nào, nhưng ông thích nhìn thấy họ như là nhìn một đám đông coi lời ban phước của ông, những lời lẽ của ông, là cần thiết và quí giá, bởi vậy tuy vất vả vì đám đông này, ông đồng thời vẫn thấy thú vị với nó. Cha Xêrapiôn đã toan xua đuổi họ, nói rằng cha Xerghi mệt, nhưng về phần ông, khi nhớ tới những lời trong kinh Phúc âm: “Đừng ngăn cản chúng( trẻ con) đến với ta”, ông thấy xúc động và đã bảo để người ta cho họ vào.
      Ông đứng dậy, bước lại gần các gióng chắn - họ tụ tập ở cạnh đó – và bắt đầu ban phước cho họ và trả lời những câu hỏi của họ bằng giọng nói yếu ớt khiến chính ông cũng tự mủi lòng. Nhưng tuy có ý muốn tiếp tất cả mọi người, ông đã không thể làm được : mắt ông lại hoa lên, ông lảo đảo và bám lấy gióng chắn. Ông lại cảm thấy máu dồn lên đầu, rồi thoạt tiên mặt ông tái nhợt, sau đó ông thấy người bỗng nhiên bừng bừng.
      -Thôi, có lẽ mai nhé. Lúc này tôi không thể tiếp tục được, - ông nói và sau khi ban phước chung cho tất cả mọi người, ông đi tới chiếc ghế dài. Người lái buôn lại đỡ lấy ông, dìu ông đi và đặt ông ngồi xuống.
      -Thưa cha! – có tiếng nói vang lên trong đám đông. – Thưa cha! Xin cha đừng bỏ rơi chúng con. Không có cha chúng con sẽ tiêu ma!
      Sau khi đặt cha Xerghi ngồi lên chiếc ghế dài dưới cây du, người lái buôn lãnh lấy trách nhiệm cảnh sát và xua đuổi mọi người một cách rất kiên quyết. Qủa thật ông ta nói khẽ đến nỗi cha Xerghi không thể nghe thấy được, nhưng ông ta đã nói một cách kiên quyết và tức giận :
      -Giải tán đi, giải tán đi. Cha đã ban phước rồi, các người còn cần gì nữa nào? Bước cả đi, không tôi sẽ vặn cổ, thật đấy. Này, này! Cái nhà mụ quấn xà cạp đen kia, đi đi, đi đi. Mụ len đi đâu thế hả? Đã bảo đủ rồi mà lại. Đã bảo đến mai Chúa sẽ ban phước, còn bây giờ thì đi cả đi.
      -Thưa ông tôi chỉ muốn được liếc mắt nhìn mặt Người một tí thôi ạ, - một bà lão nói.
      -Tôi sẽ chú ý, mụ len đi đâu thế hả?
      Cha Xerghi nhận thấy người lái buôn hành động có phần nghiêm khắc, ông cất giọng yếu ớt bảo người giúp việc của tu phòng ngăn bác lái buôn đừng xua đuổi mọi người nữa. Cha Xerghi biết rằng dẫu sao người lái buôn cũng sẽ xua đuổi và ông cũng rất muốn được ngồi một mình nghỉ ngơi, nhưng ông vẫn phái người giúp việc tu phòng ra bảo vơí người lái buôn như thế để gây ấn tượng.
      -Được, được. Tôi không xua đuổi, tôi khuyên can họ đấy chứ, - người lái buôn đáp, - bởi vì họ chỉ cốt làm cho người ta chết mệt. Họ có thương xót gì ai đâu, họ chỉ nghĩ đến mình thôi. Không được đâu, tôi đã bảo mà. Đi đi. Đến mai.
      Và người lái buôn đã xua đuổi tất cả.
      Người lái buôn sốt sắng như thế, bởi vì ông ta thích trật tự, thích xua đuổi dân chúng, ngược đãi họ, và chủ yếu vì ông ta cần tới cha Xerghi. Ông ta goá vợ, có một đứa con gái độc nhất, ốm đau, chưa lấy chồng và ông ta đã dẫn nó đi một nghìn bốn trăm véc-xta đường tới chỗ cha Xerghi để cha chữa bệnh cho. Trong hai năm, ông ta đã chạy chữa cho con gái ở nhiều nơi. Thoạt đầu tại bệnh viện của trường đại học tổng hợp ở tỉnh lỵ - không ăn thua; sau đó ông ta đem con đến chỗ một người mu-gích ở Xamara – hơi đỡ, sau đó ông ta đưa con tới một vị bác sĩ ở Mátxcơva, trả nhiều tiền, - không ăn thua gì. Bây giờ người ta nói với ông rằng cha Xerghi chữa lành bệnh, và thế là ông ta dẫn con tới. Bởi vậy, khi đã xua hết dân chúng đi, người lái buôn bước lại gần cha Xerghi và không rào đón gì, quỳ sụp xuống, cất giọng oang oang nói:
      -Thưa Đức cha chí thánh, xin Người hãy ban phước cho đứa con gái đau ốm của tôi, chữa cho nó khỏi đớn đau bệnh hoạn. Tôi đánh bạo quỳ sụp dưới chân thánh thiện của Người. - Rồi ông ta khum lòng bàn tay nọ lên bàn tay kia. Ông ta nói và làm những điều đó tựa hồ như làm một việc gì đó đã được phong tục và luật lệ xác định rõ ràng chắc chắn, tựa hồ như cần phải cầu xin chữa bệnh cho con gái bằng chính cách thức đó, chứ không phải cách nào khác. Ông ta làm như thế với niềm tin vững chắc, đến nỗi ngay như cha Xerghi cũng tưởng cần phải nói và làm đúng như thế. Tuy vậy cha đã bảo ông ta đứng dậy và kể cho rõ sự tình. Người lái buôn kể rằng con gái ông ta, cô gái hai mươi hai tuổi, bị bệnh hai năm trước đây, sau khi mẹ chết đột ngột, nó kêu “ối” lên một tiếng, ông ta nói thế, và từ đó lâm bệnh. Và thế là ông ta đã đưa nó đi suốt một nghìn bốn trăm véc-xta tới đây, hiện nay nó đang ở ngoài nhà khách chờ cha Xerghi cho phép đưa nó vào. Ban ngày, nó không đi lại vì sợ ánh sáng, nó chỉ có thể ra ngoài sau lúc hoàng hôn.
      -Thế ra nó yếu lắm à? – cha Xerghi nói.
      -Không, cháu người to vóc và không yếu ớt gì đặc biệt, chỉ phải cái nó bị suy nhược thần kinh, như lời bác sĩ nói. Thưa cha, nếu bây giờ Cha cho phép đưa nó tới, chắc con sẽ vô cùng phấn khởi. Thưa Đức cha chí thánh, xin Người hãy làm cho trái tim của kẻ làm cha khỏi héo hắt, Người hãy phục hồi dòng giống cho nó, dùng lời cầu nguyện của mình cứu lấy đứa con đau ốm của nó.
      Và người lái buôn lại quì sụp xuống và nghiêng đầu trên hai bàn tay khum lại, lặng người đi. Cha Xerghi lại bảo ông ta đứng dậy. Ông nghĩ bụng công việc của ông thật nặng nề xiết bao, và mặc dầu như vậy ông vẫn nhẫn nhục gánh lấy công việc đó, ông thở dài nặng trĩu, im lặng giây lâu, rồi nói :
      -Thôi được, chiều tối ông hãy dẫn nó tới đây. Tôi sẽ cầu nguyện cho nó, còn bây giờ tôi mệt rồi. - Rồi ông nhắm mắt lại. – Lúc ấy tôi sẽ phái người ra.
      Người lái buôn nhón chân đi trên cát, vì thế tiếng giày của ông ta nghe lạo xạo mạnh, ông ta đi ra và cha Xerghi ở lại một mình.
      Suố đời cha Xerghi bận bịu với các buổi lễ và khách khứa viếng thăm, nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt vất vả. Buổi sáng, một quan chức quan trọng đã tới thăm và trò chuyện lâu với ông; sau đó là bà quí tộc cùng với con trai. Người con trai ấy là một giáo sư trẻ tuổi, không tín ngưỡng, mà bà mẹ - một người sùng đạo nồng nhiệt và trung thành với cha Xerghi – đã dẫn tới đây và cầu xin cha Xerghi trò chuyện với anh ta. Cuộc trò chuyện rất nặng nề. Chàng thanh niên rõ ràng là không muốn tranh luận với vị tu sĩ, đã đồng ý với ông về tất cả mọi điều, như với một con người kém cỏi, nhưng cha Xerghi thấy rằng anh ta không tin, tuy anh ta cũng cảm thấy thú vị, nhẹ nhõm và thanh thản. Giờ đây cha Xerghi bực mình nhớ lại cuộc trò chuyện đó.
      -Xin rước cha dùng bữa, - người giúp việc tu phòng nói.
      -Được, anh đem cái gì tới đây.
      Người giúp việc đi vào tu phòng xây cách cửa hang chừng một chục bước, còn cha Xerghi ngồi lại một mình.
      Đã qua lâu rồi cái thời cha Xerghi sống một mình, tự mình làm lấy mọi việc và nuôi thân bằng độc có bánh lễ và bánh mì. Đã từ lâu người ta chứng minh với ông rằng ông không có quyền coi thường sức khoẻ của mình và người ta đã nuôi ông bằng những món ăn chay, nhưng bổ béo. Ông ăn ít, nhưng nhiều hơn trước đây, và thường ăn với sự hài lòng đặc biệt, chứ không ăn với vẻ kinh tởm và ý thức về tội lỗi như trước đây. Lúc này cũng vậy. Ông ăn món cháo đặc,uống một cốc nước chè và dùng nửa chiếc bánh mì trắng.
      Người giúp việc tu phòng đi ra ngoài và ông ngồi lại một mình trên chiếc ghế dài dưới gốc cây du.
      Đó là một buổi tối tháng Năm kì diệu, tán lá cây chỉ vừa mới xoà rộng ra trên những cây bạch dương, hoàn diệp liễu, dã anh, những cây du và cây sồi. Những bụi dã anh ở đằng sau cây du đã nở rộ hoa và chưa bị tàn lụi. Đàn chim hoạ mi, một con đậu rất gần và hai hay ba con khác ở ngay phía dưới bụi cây ven sông, hót ríu rít và lảnh lót. Từ mặt sông xa xa vang lên tiếng hát, chắc là của những công nhân đi làm về, mặt trời đã khuất sau rừng cây, loé những tia sáng xuyên qua đám lá cây xanh. Toàn bộ phía ấy đều xanh rờn, sáng rực, còn phía có cây du sẫm tối. Những con bọ dừa bay lên, đập cánh và rơi xuống.
      Sau bữa ăn tối, cha Xerghi bắt đầu đọc thầm kinh nguyện: “Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, đức thánh con, xin Người hãy xá tội cho chúng con”, sau đó ông đọc thánh ca và bỗng nhiên, giữa lúc ông đang đọc, một con chim sẻ không biết từ đâu tới, bay từ bụi cây xuống đất, kêu lích chích và nhảy lách chách lao về phía ông, nó sợ sệt cái gì đó và vội bay đi. Ông đọc kinh nguyện trong đó nói về việc mình từ bỏ thế gian, và vội vã đọc nhanh cho hết để còn phái người ra gặp người lái buôn với đứa con gái đau ốm: ông quan tâm đến đứa con gái đó. Nó làm cho ông quan tâm vì đây là một sự giải trí, một nhân vật mới, bố nó và nó xem ông như một vị thánh mà lời nguyện cầu hằng được thực hiện. Ông đã phủ nhận điều đó, nhưng trong thâm tâm ông tự coi mình là một vị thánh như vậy.
      Ông thường ngạc nhiên không hiểu vì sao điều đó đã xảy ra, vì sao ông, Xtêpan Kaxátxki, đã trở thành một vị thánh phi thường như vậy và có thể nói là một người có phép lạ như vậy, nhưng việc ông trở thành thánh như vậy thì chả còn có gì phải hoài nghi nữa cả: ông không thể không tin vào những phép lạ mà chính ông đã nhìn thấy, bắt đầu từ chú bé ốm đau cho tới một bà lão mù gần đây đã nhìn được do lời cầu nguyện của ông.
      Dù điều đó kỳ quặc đến thế nào đi nữa, thì sự thật vẫn là như vậy. Bởi thế cô con gái người lái buôn khiến ông quan tâm, vì cô ta là một nhân vật mới, cô ta tin tưởng ở ông và cũng còn vì qua cô ta tài chữa bệnh và danh tiếng của ông lại được khẳng định. “Người ta đã đi hàng nghìn véc-xta tới, họ viết trên báo, hoàng đế biết, mọi người ở châu Âu, ở cái châu Âu không tín ngưỡng biết”, - ông nghĩ. Và bỗng nhiên ông thấy hổ thẹn vì thói háo danh của mình, ông lại bắt đầu cầu Chúa. “Lạy Chúa, vua ở trên trời, người an ủi, linh hồn của chân lý, xin Người hãy tới và nhập vào chúng con, tẩy rửa cho chúng con khỏi mọi điều xấu và cứu rỗi cho linh hồn chúng con. Người hãy tẩy rửa cho chúng con khỏi hư danh xấu xa của người đời đang xâm chiếm con”, - ông lặp lại và sực nhớ ông đã cầu nguyện biết bao lần như thế và cho đến nay những lời cầu nguyện của ông về phương diện này vẫn vô hiệu quả: những lời cầu nguyện của ông đã tạo nên phép lạ cho những người khác, nhưng ông đã không thể cầu xin Chúa giải thoát cho mình khỏi cái dục vọng nhỏ nhen này.
      Ông sực nhớ tới những lời cầu nguyện của mình trong thời gian đầu tu hành ẩn dật, khi ông cầu nguyện Chúa ban cho ông sự trong sạch, nhẫn nhục và tình thương, và lúc đó ông tưởng như Chúa đã nghe thấy lời nguyện cầu của ông, ông đã trở lên trong sạch, đã chặt đứt một ngón tay của mình, và đã nhặt mẩu ngón tay nhăn nheo đó lên, hôn nó, ông tưởng như ông cũng đã trở lên nhẫn nhục vào lúc ông luôn luôn xấu xa vì tội lỗi của mình, và ông tuởng như ông đã có được tình thương, khi ông sực nhớ tới hồi ấy ông đã cảm động xiết bao khi đón tiếp người lính già say rượu tới gặp ông xin tiền và khi đón tiếp bà ta. Nhưng bây giờ? Và ông tự hỏi mình: ông có yêu ai không, có yêu Xôphia Ivanốpna không, có yêu cha Xêrapiôn không, có yêu thương tất cả mọi người tới với ông ngày hôm nay không, có yêu chàng trẻ tuổi uyên bác mà ông đã trò chuyện để răn bảo, chỉ cốt phô trương trí tuệ của mình với anh ta và tỏ ra không lạc hậu về học vấn so với anh ta không? Ông thấy thú vị và cần đến tình yêu của họ, nhưng ông đã không cảm thấy tình yêu thương đối với họ. Giờ đây trong ông chẳng có tình thương yêu, chẳng có sự nhẫn nhục, cũng như chẳng có sự trong sạch.
      Ông thú vị khi được biết rằng con gái người lái buôn hai mươi hai tuổi, và ông muốn biết cô ta có đẹp hay không. Và khi hỏi về sự ngẩn ngơ của cô ta, chính là ông muốn biết cô ta có cái vẻ hấp dẫn của phụ nữ hay không.
      “Chả lẽ mình đã sa đoạ đến thế? – ông nghĩ. - Lạy Chúa, xin Người hãy phục hồi con, vị chúa tể và Đức chúa của chúng con”. Rồi ông chắp tay lại và bắt đầu cầu nguyện. Bầy chim hoạ mi hót lảnh lót. Một con bọ dừa bay lên người ông và bò lên gáy. Ông gạt nó đi. “Có Chúa hay không nhỉ?Sự thể sẽ ra sao, khi ta gõ cửa một ngôi nhà khoá chặt ở ngoài...Khoá ở trên cửa ra vào và có lẽ ta đã nhìn thấy cái khoá ấy. Cái khoá đó là bầy chim hoạ mi, những con bọ dừa, thiên nhiên. Có lẽ anh chàng thanh niên ấy nói đúng”. Ông bắt đầu lớn tiếng cầu nguyện và cầu nguyện mãi tới khi những ý nghĩ đó biến mất và ông cảm thấy mình trở lại thật bình tĩnh, tin tưởng. Ông kéo chuông và bảo người giúp việc tu phòng là lúc này hãy để cho người lái buôn dẫn con gái vào.
      Người lái buôn khoác tay con gái, dẫn nó vào tu phòng, rồi lập tức đi ra ngay.
      Đó là một cô gái tóc vàng, trắng nõn, tái nhợt, phốp pháp, cực kỳ hiền lành với vẻ mặt trẻ thơ sợ sệt và với thân hình phụ nữ rất phát triển. Cha Xerghi ngồi lại trên ghế dài ở cửa ra vào. Khi cô gái đi ngang qua và dừng lại gần ông, ông đã ban phước cho cô, và ông thấy khiếp sợ bản thân mình, khi ông ngắm nghía cơ thể cô ta. Cô ta đã đi qua, còn ông cảm thấy mình như bị ong đốt. Qua nét mặt cô ta, ông thấy cô ta là người ham tình dục và ngẩn ngơ. Ông đứng dậy và đi vào tu phòng. Cô ta ngồi trên chiếc ghế đẩu và chờ ông.
      Khi ông vào phòng, cô ta đứng dậy .
      -Con muốn đến với ba con cơ, - cô nói.
      -Con đừng sợ, - ông nói. – Con đau thế nào?
      -Conđau khắp cả, - cô nói và bỗng nhiên khuôn mặt cô ta ánh lên nụ cười.
      -Con sẽ khoẻ mạnh, - ông nói. – Con hãy cầu nguyện đi.
      -Cầu nguyện làm gì, con đã cầu nguyện rồi, chẳng ăn thua gì. – Và cô ta vẫn cứ mỉm cười. – Cha hãy cầu nguyện và đặt tay lên mình con đi. Con đã nằm mơ thấy cha.
      -Con đã thấy như thế nào?
      -Con thấy cha dã đặt tay lên ngực con như thế này này. – Cô cầm lấy tay ông và áp lên ngực của mình. – Đây, chỗ này.
      Ông chìa tay phải cho cô.
      -Tên con là gì? – ông hỏi, toàn thân run bắn lên và cảm thấy mình đã chiến bại, tình dục đã vượt ra khỏi sự kiềm chế.
      -Maria. Sao cơ ạ?
      Cô ta cầm lấy tay ông và hôn, sau đó dùng một tay ôm lấy ngang lưng ông và ép sát vào mình.
      -Con làm gì thế? – ông nói. – Maria. Con là ma quỉ.
      Chà, có lẽ chả sao đâu.
      Và cô ta ôm lấy ông, ngồi cùng với ông ở trên giường.
      Lúc rạng sáng ông bước ra ngoài thềm.
      “Chả lẽ mọi nguyện đó đã xảy ra? Ông bố sẽ tới. Cô ta sẽ kể chuyện lại. Cô ta là ma quỷ. Mình sẽ làm gì nhỉ? Đây kia, chiếc rìu mình đã dùng để chặt đứt ngón tay”. Ông vớ lấy chiếc rìu và đi vào tu phòng.
      Người giúp việc tu phòng gặp ông.
      -Cha sai bổ củi ạ? Cha cứ để rìu đấy cho con.
      Ông trao chiếc rìu. Ông bước vào tu phòng. Cô ta nằm ngủ. Ông khiếp sợ nhìn cô ta. Ông đi vào cuối phòng, lấy chiếc áo nông dân mặc vào, lấy kéo cắt tóc, rồi bước ra lần theo con đường nhỏ ở sườn đồi dẫn xuống sông, nơi đã bốn năm nay ông không đặt chân đến.
      Con đường lớn chạy dọc ven sông; ông đi theo con đường đó đến tận giờ ăn trưa. Tới giờ ăn trưa ông bước vào ruộng lúa mạch và nằm trong đó. Chiều tối ông đi tới một làng ở ven sông. Ông không đi vào trong làng, mà đi tới chỗ bờ dốc đứng ở ven sông.
      Đó là buổi sáng sớm, trước lúc mặt trời mọc độnửa tiếng đồng hồ. Mọi vật đều mờ xám và ảm đạm, ngọn gió lạnh lẽo lúc ban mai thổi tù phía tây tới. “Phải rồi, cần phải kết thúc. Không có Chúa. Kết thúc thế nào nhỉ? Lao mình xuống sông à? Mình biết bơi, nên sẽ không chết đuối. Tự treo cổ chăng? Ừ, dây lưng đây, treo mình lên cành cây kia”. Điều đó tưởng như có thể và gần gũi quá, đến nỗi ông thấy khiếp sợ. Ông muốn cầu kinh như thường lệ, vào những giây phút tuyệt vọng, nhưng chẳng có ai để mà cầu nguyện. Có Chúa đâu. Ông nằm, chống khuỷu tay. Và bỗng nhiên ông cảm thấy buồn ngủ đến mức không thể dùng tay đỡ đầu lâu hơn nữa, ông duỗi tay ra, kê dưới đầu và lập tức thiếp đi ngay. NHưng giấc ngủ đó chỉ kéo dài trong khoảnh khắc, ông lập tức bừng tỉnh dậy và bắt đầu nhìn thấy nửa như trong giấc mơ, nửa như trong hồi tưởng.
      Và thế là ông nhìn thấy mình hầu như hãy còn là một chú bé ở trong nhà mẹ tại làng quê. Một chiếc xe ngựa đi tới gần nhà và từ trên xe bước xuống là: bác Nhikôlai Xergâyêvích với chòm râu đen rậm, xoè ra như cái quạt, cùng với cô bé Pasenka gầy gò với cặp mắt to hiền lành và bộ mặt bẽn lẽn tội nghiệp. Thế là họ đưa cô bé Pasenka này tới nhập bọn với lũ trẻ con trai. Phải chơi đùa với cô bé, nhưng chán ngắt. Cô ta ngốc nghếch. Rốt cuộc lũ trẻ trêu chọc cô bé, bắt cô ta phải chứng rỏ là cô biết bơi. Cô ta nằm trên sàn và làm động tác trên cạn. Lũ trẻ cười khanh khách và biến cô thành con bé lố bịch. Cô ta thấy rõ như vậy, nên đỏ bừng mặt và trở nên đáng thương, đáng thương đến mức xấu hổ, và không bao giờ có thể quên được nụ cười nhăn nhó hiền lành, nhẫn nhục ấy của cô ta. Và Xerghi nhớ lại lúc gặp cô ta sau đó. Ông đã gặp cô ta rất lâu về sau, trước khi ông trở thành tu sĩ. Cô ta đã lấy một điền chủ nào đó, người này phá tán hết tài sản của cô và đánh đập cô. Cô có hai đứa con: một trai và một gái. Đứa con trai chết lúc còn nhỏ.
      Xerghi nhớ lại ông đã trông thấy người đàn bà bất hạnh đó như thế nào. Sau đó ông gặp bà ta ở tu viện, lúc này bà đã goá chồng. Bà vẫn như thế - không thể nói là ngốc ngếch, nhưng vô duyên, tầm thường và đáng thương. Bà đã cùng với con gái và chồng chưa cưới của nó tới thăm tu viện. Họ đã nghèo túng rồi. Sau đó ông nghe nói bà sống đâu như ở một huyện lỵ và bà rất nghèo túng. “Mà tại sao mình nghĩ tới bà ta nhỉ? – ông tự hỏi. Nhưng ông không thể thôi không nghĩ tới bà. – Bà ta ở đâu? Tình cảnh bà ta ra sao? Bà ta vẫn bất hạnh như khi phải nhoai mình trên sàn nhà làm động tác bơi lội chăng? Vì sao mình lại nghĩ tới bà ta? Mình làm sao thế? Phải kết thúc thôi”.
      Ông lại cảm thấy khiếp sợ và để thoát ra khỏi ý nghĩ đó, ông lại xoay ra nghĩ về Pasenka.
      Ông nằm như thế hồi lâu, suy nghĩ khi thì về cái kết cục không thể tránh được của mình, khi thì về Pasenka. Ông hình dung Pasenla như là một sự cứu rỗi. Sau cùng ông ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ ông thấy một vị thần bay tới với ông và nói: “Con hãy tới chỗ Pasenka và hỏi bà ta xem con cần phải làm gì, tội lỗi của con do đâu và đâu là sự cứu rỗi của con”.
      Ông bừng tỉnh dậy và sau khi quyết định rằng đây là sự báo mộng của Chúa, ông cảm thấy vui mừng và quyết tâm làm theo những điều Chúa phán bảo ông trong giấc mơ. Ông biết cái huyện lỵ, nơi bà sinh sống, - huỵên đó ở cách đây khoảng ba trăm véc-xta, - và ông đi tới đó.
      #3
        Trăng Quê 05.11.2006 15:57:14 (permalink)
        ĐỨC CHA XERGHI
        VIII.

        Đã lâu Pasenka không còn là Pasenka nữa mà là Praxkôvia Mikhailốpna già nua, héo hắt, da nhăn nheo, mẹ vợ của Mavrikiép, một viên chức nghiện rượu, một kẻ không thành đạt. Bà sống ở huyện lỵ, nơi làm việc cuối cùng của con rể, và tại đây bà làm lụng nuôi sống gia đình: nuôi cả con gái, con rể đau ốm vì bệnh loạn thần kinh, lẫn năm đứa cháu. Bà nuôi sống họ bằng cách đi dạy âm nhạc cho các cô gái con lái buôn, mỗi giờ năm mươi kô-pếch. Mỗi ngày bà dạy bốn, đôi khi năm tiếng đồng hồ, bởi thế mỗi tháng bà kiếm được khoảng sáu chục rúp. Cho tới nay trong khi chờ xin một chỗ làm mới, họ sống bằng số tiền đó. Để kiếm việc cho con rể, Praxkôvia Mikhailốpna đã gửi thư cầu xin tới tất cả bà con thân thuộc và những người quen biết của mình, trong đócó Xerghi. Nhưng bức thư đó đã không đến tay ông.
        Đã thứ bảy rồi, Praxkôvia Mikhailốpna tự mình nhào bột mì với sữa và nho khô để làm thứ bánh mà người đầu bếp nông nô của cha bà đã từng làm rất khéo. Praxkốpna Mikhailốpna muốn chiêu dãi các cháu nhân dịp ngày lễ sáng hôm sau.
        Masa con gái bà, đang chăm sóc đứa con nhỏ nhất, những đứa lớn, một trai một gái, đi học. Người con rể đêm không ngủ được, nên bây giờ ngủ thiếp đi. Tối hôm qua Praxkôvia Mikhailốpna mãi vẫn không ngủ được, vì còn phải cốdẹp cơn thịnh nộ của con gái đối với chồng.
        Bà thấy con rể là một kẻ yếu đuối, không thể nói năng và sống khác thế được, những lời trách móc của vợ đối với anh ta chẳng ăn thua gì và bà đã đem hết sức ra để xoa dịu họ, để không có những lời trách móc, không có chuyện độc ác. Hầu như bà không thể chịu đựng được về mặt thể chất những quan hệ không tốt đẹp giữa người và người. Bà thây rõ rằng những quan hệ kiểu đó không thể dẫn tới điều gì tốt đẹp hơn, mà tất cả sẽ ngày càng tệ hơn. Thậm chí bà cũng không nghĩ tới chuyện đó, bà chỉ cảm thấy đau khổ trước cảnh hằn thù, giống như bà khổ sở trước mùi hôi, âm thanh chói tai, hoặc những đòn đánh vào người.
        Bà vừa mới đắc ý dạy cho Lukêria cách nhào bột như thế nào, thì Misa, đứa cháu lên sáu tuổi, mặc áo có yếm, chân đi đôi tất đã mạng vá, chạy vào bếp với vẻ mặt sợ hãi:
        -Bà ơi, có một ông lão trông kinh lắm hỏi bà.
        Lukêra nhìn ra ngoài.
        -Đúng thế, một người hành hương nào ấy, thưa bà.
        Praxkôvia Mikhailốpna cọ hai cẳng tay gầy guộc vào nhau, lau tay vào tạp-dề và đã toan bước vào trong nhà tìm ví lấy năm kô-pếch để bố thí, nhưng sau bà sực nhớ là không có tiền lẻ nhỏ hơn đồng một hào, nên bà quyết định sẽ cho bánh mì và bà quay lại phía chiếc tủ, nhưng bỗng nhiên bà đỏ mặt khi thấy mình tiếc của, thế là ra lệnh cho Lukêria cắt một khoanh bánh mì, rồi tự mình leo lên lấy mười kô-pếch. “Thế là nhà ngươi bị trừng phạt nhé, - bà tự nhủ,- lại phải cho gấp đôi”.
        Bà đã đem những thứ đó cho người hành hương, vừa cho vừa xin lỗi và khi đem cho như vậy, không những bà không thấy hãnh diện vì sự hào phóng của mình, mà ngược lại bà cảm thấy hổ thẹn vì mình cho quá ít. Vẻ mặt người hành hương trông trang trọng quá.
        Mặc dầu ông đã nhân danh Chúa đi suốt ba trăm véc-xta tới đây, quần áo rách rưới, người gầy tọp đi, da đen nhẻm, mái tóc ông đã cắt ngắn, chiếc mũ lông kiểu nông dân cũng tàng tàng như thế, mặc dầu ông đã nghiêng mình chào một cách khiêm nhường, Xerghi vẫn giữ được vẻ trang trọng đầy sức hấp dẫn như vậy. Nhưng Praxkôvia Mikhailốpna không nhận ra ông. Bà không thể nào nhận ra ông được, vì hầu như đã ba chục năm nay bà không gặp ông.
        -Xin ông lượng thứ cho. Có lẽ ông muốn ăn phải lhông?
        -Praxkôvia. Tôi đến với bà. Xin bà hãy đón nhận tôi.
        Và cặp mắt đen đẹp của ông nhìn bà chằm chằm, ra ý khẩn cầu, long lanh nước mắt. Dưới hàng ria bạc trắng, đôi môi ông run lên một cách đáng thương.
        Praxkôvia Mikhailốpna ôm lấy bộ ngực héo hắt, hé miệng và cụp tròng mắt xuống, lặng người đi nhìn khuôn mặt người hành hương.
        -Chả có lẽ nào! Xtêpan! Xerghi! Cha Xerghi.
        -Đúng, chính hắn đấy, - Xerghi khẽ thốt lên. - Chỉ có điều đây không phải là Xerghi, không phải là cha Xerghi mà là kẻ tội trọng Xtêpan Kaxátxki, con người đã chết rồi, kẻ có tội trọng. Xin bà hãy đón nhận, hãy giúp đỡ tôi.
        -Nhưng chả có lẽ nào, mà sao trông ông cam phận như thế? Ta vào nhà đi.
        Bà chìa tay ra, nhưng ông không nắm lấy bàn tay đó và đi theo sau bà.
        Nhưng biết dẫn ông vào đâu? Căn hộ nhỏ qúa. Thoạt đầu đã ngăn ra một phòng nhỏ xíu, gần như cái buồng xép nho nhỏ, dành riêng cho bà, nhưng sau đó ngay cả cái buồng xép nho nhỏ đó bà cũng cho nốt đứa con gái. Và lúc này Masa ngồi trong đó, đưa nôi cho đứa con còn bú.
        -Ông ngồi đây, hiên giờ thì thế đã, - bà nói với Xerghi, chỉ tay lên chiếc ghế dài ở trong bếp.
        Xerghi lập tức ngồi xuống và tháo gỡ chiếc túi dết khỏi vai này, rồi đến vai kia, rõ ràng là bằng động tác quen thuộc.
        -Trời ơi, trời ơi, sao mà trông ông cam phận quá! Danh tiếng vang lừng như thế, ấy thế mà bỗng dưng lại...
        Xerghi không đáp và chỉ mỉm cười một cách hiền lành, đặt chiếc túi ở gần mình.
        -Masa, con có biết ai đây không?
        Rồi Praxkôvia Mikhilốpna thì thào kể cho con gái biết Xerghi là ai và họ cùng nhau đem chăn nệm và chiếc nôi ra khỏi buồng, dọn sạch cho Xerghi.
        Praxkôvia Mikhailốpna dẫn Xerghi vào căn buồng bé tí đó.
        -Ông sẽ nghỉ ở đây. Xin ông lượng thứ cho. Còn tôi có việc phải đi.
        -Bà đi đâu?
        -Tôi có giờ dạy ở đây, nói ra thật xấu hổ - tôi dạy âm nhạc
        - Dạy âm nhạc thì tuyệt quá. Chỉ có điều, Praxkôvia Mikhailốpna ạ, tôi đến chỗ bà có chút việc. Khi nào thì tôi có thể nói chuyện với bà?
        -Tôi rất sung sướng được ông tới thăm. Chiều được không?
        - Được, chỉ xin bà một điều: bà đừng nói tôi là ai. Tôi chỉ bộc lộ với bà thôi. Không ai biết tôi đi đâu. Cần phải như vậy.
        -Chao, thế mà tôi đã nói với con gái tôi rồi.
        -Vậy thì bà hãy xin cô ấy đừng nói.
        Xerghi tháo giày, nằm xuống và lập tức thiếp đi ngay sau một đêm không ngủ và chặng đường bốn chục véc-xta.
        Khi Praxkôvia trở về nhà, Xerghi đã ngồi trong căn buồng nhỏ xíu của mình và chờ đợi bà. Ông không ra dùng bữa trưa mà ăn cháo và xúp do Lukêria đưa vào cho ông.
        -Sao bà về sớm hơn giờ đã hẹn thế? –Xerghi nói. – Bây giờ có thể nói chuyện được không?
        -Do đâu mà tôi có diễm phúc được đón một vị khách như thế này? Tôi đã bỏ giờ dạy. Để sau…Tôi đã từng luôn mơ ước đi tới chỗ ông, viết thư cho ông, thế mà bỗng nhiên lại có cái may mắn này.
        -Praxkôivia! Xin bà hãy xem những lời tôi nói với bà lúc này đây là lời thú tội, là lời tôi nói trước mặt Chúa lúc lâm chung. Praxkôivia! Tôi không phải là một con người thánh thiện, thậm chí cũng không phải là một con người bình dị, thông thường: tôi là kẻ có tội,một kẻ có tội bẩn thỉu, xấu xa, lầm lạc, kiêu hãnh, tôi không biết mình có xấu hơn tất cả không, nhưng xấu hơn những con người tồi tệ nhất.
        Thoạt đầu Praxkôivia trố mắt ra nhìn ; bà đã tin. Sau đó, khi đã tin hoàn toàn, bà chạm bàn tay vào tay ông và mỉm cười thương hại, nói:
        -Xtêpan, có lẽ ông nói qúa chăng?
        -Không, Praxkôivia ạ. Tôi là một kẻ lầm lạc, một tên giết người, một đứa sàm báng và một thằng lừa dối.
        -Trời ơi! Sao lại như vậy? – Praxkôivia Mikhailốpna thốt lên.
        -Nhưng cần phải sống. Và tôi, kẻ từng nghĩ rằng mình hiểu biết hết, mình đã dạy người khác nên sống như thế nào, - tôi chẳng hiểu gì hết và tôi xin bà dạy bảo tôi.
        -Sao thế, Xtêpan. Ông cứ diễu cợt. Vì sao bao giờ ông cũng diễu cợt tôi như vậy?
        -Thôi được, cứ cho là tôi giễu cợt đi ; chỉ có điều bà hãy nói cho tôi biết bà sống như thế nào và cuộc sống đã trôi qua ra sao?
        -Tôi ấy à? Tôi đã sống cuộc đời ti tiện xấu xa nhất và bây giờ Chúa trừng phạt tôi, quả là đáng đời, tôi sống tồi tệ quá, tồi tệ quá…
        -Thế bà đã đi lấy chồng như thế nào? Bà đã sống với chồng ra sao?
        -Tất cả đều tồi tệ. Tôi đã đi lấy chồng, đã yêu một cách xấu xa nhất. Ba tôi không tán thành chuyện đó. Tôi đã không suy xét gì cả và đi lấy chồng . Và khi lấy chồng rồi, đáng lẽ phải giúp đỡ chồng, tôi đã giày vò nhà tôi bởi cái máu ghen mà tôi không thể nào chế ngự được.
        -Tôi nghe nói ông ấy rượu chè.
        -Phải, nhưng còn tôi thì đã không biết cách can ngăn ông ấy. Tôi đã trách móc nhà tôi. Mà đó là một căn bệnh. Ông ấy không thể kìm mình được, còn tôi bây giờ nhớ lại, lúc ấy tôi đã không cho ông ấy tiền để uống. Thế là giữa chúng tôi xảy ra những cảnh lục đục khủng khiếp.
        Và khi hồi tưởng lai chuyện đó,bà ngước cặp mắt đẹp, đau khổ nhìn Kaxátxki.
        Kaxátxki nhớ lại, người ta đã kể cho ông biết chồng Praxkôvia đánh đập bà ta. Và giờ đây khi nhìn cái cổ gầy gò, héo hắt với những mạch máu lớn ở phía dưới tai và cụm tóc thưa màu hung nhạt đã điểm bạc, tựa hồ như ông đã nhìn thấy cảnh đánh đập đó diễn ra như thế nào.
        -Sau đó tôi sống một mình với hai đứa con và chẳng có chút của nả gì cả.
        -Bà có trang trại cơ mà.
        -Ngay từ thời còn sống với nhà tôi, chúng tôi đã bán sạch cả…và đã tiêu hết ráo…Cần phải sống, vậy mà tôi chả biết làm gì, giống như tất cả lũ tiểu thư chúng tôi. Nhưng lúc ấy tình cảnh của tôi đặc biệt tồi tệ và bất lực. Chúng tôi sống cực khổ, tôi dạy dỗ lũ trẻ - bản thân tôi cũng đã học hành được chút ít. Michia học đến lớp bốn, thì bị ốm và Chúa đã rước nó đi. Masa yêu Vania, anh con rể tôi. Biết làm sao được, anh ta là người tốt, chỉ có điều bất hạnh. Anh ta ốm đau.
        -Mẹ ơi, - con gái bà ngắt lời bà. - Mẹ hãy đón thằng Misa cho con, con không thể xẻ mình làm đôi làm ba được.
        Praxkôvia Mikhailốpna giật mình, đứng dậy và đi nhanh trên đôi giày vẹt gót, bước qua cửa và quay trở lại ngay, bế chú bé ngật người về đằng sau và đưa đôi bàn tay bé xíu túm lấy đuôi khăn của bà.
        -À mà tôi nói đến đâu rồi nhỉ? Ấy thế, con rể tôi cũng kiếm được một chỗ làm tốt đáo để, quan trên cũng dễ thương, nhưng Vania không thể đi làm được và đã xin về hưu.
        -Anh ta ốm bệnh gì?
        -Suy nhược thần kinh, đấy là một căn bệnh khủng khiếp lắm. Chúng tôi đã bàn bạc là cần phải đi nơi khác, nhưng tiền nong không có. Tuy vậy tôi vẫn hy vọng rồi mọi việc sẽ qua đi. Anh ấy không đau đớn gì đặc biệt, nhưng…
        -Lukêria! - giọng nói của anh ta vang lên, tức bực và yếu ớt. – Lúc cần đến nó là y như rằng bao giờ người ta cũng sai nó đi đâu ấy. Mẹ ơi!...
        -Tôi vào ngay đây, - Praxkôvia Mikhailốpna lại ngắt lời. – Anh ấy chưa ăn trưa. Anh ấy không thể ăn cùng với chúng tôi được.
        Bà bước ra ngoài, thu xếp gì ở đó, rồi quay trở lại, lau tôi tay gầy guộc, rám nắng.
        -Đấy, tôi sống như vậy đó. Cứ luôn luônphàn nàn và luôn luôn không hài lòng, ấy thế nhưng, lạy Chúa, lũ cháu tôi tất cả đều kháu khỉnh khoẻ mạnh, nên còn có thể sống được. Với lại nói đến tôi làm gì.
        -Vậy thì bà sống bằng cái gì?
        Tôi cũng kiếm ăn được chút ít. Tôi đã từng chán ngấy âm nhạc, vậy mà nay âm nhạc cũng có ích cho tôi đấy.
        Bà đặt bàn tay nhỏ nhắn lên chiếc tủ nhỏ cạnh chỗ bà ngồi và lướt những ngón tay gầy guộc như thể dạo một bài tập về âm nhạc.
        -Thế người ta trả bà bao nhiêu một giờ?
        -Người ta trả khi thì một rúp, khi thì năm mươi kô-pếch. Tất cả bọn họ đều tốt bụng với tôi lắm cơ.
        -Thế học trò học hành tiến bộ chứ? -mắt thoáng cười, Kaxátxki hỏi.
        Praxkôvia Mikhailốpna không tin ngay rằng đó là một câu hỏi nghiêm chỉnh và bà ngước mắt nhìn ông có ý dò hỏi.
        -Học trò cũng có tiến bộ. Có một cô bé cừ khôi lắm, con gái ông hàng thịt. Cô bé hồn hậu, tốt bụng. Giá như tôi là một phụ nữ chín chắn thì cố nhiên, dựa vào những chỗ quen biết của cha tôi, chắc tôi đã có thể tìm được chỗ làm cho con rể. Ấy thế nhưng tôi chả biết cách gì cả, và thế là tôi đã dẫn tất cả chúng nó tơí nông nỗi này.
        -Ra thế, - Kaxátxki cúi đầu. –À, bà Praxkôvia này, bà có tham dự vào sinh hoạt của nhà thờ không? – ông hỏi.
        -Chao ôi, ông đừng nói làm gì. Tôi đã xao nhãng, tồi tệ lắm. Tôi cũng ăn chay cùng với lũ trẻ và đi nhà thờ, ấy thế nhưng có khi hàng tháng tôi không đi. Tôi cho lũ trẻ đi.
        -Thật tình mà nói, - bà đỏ mặt lên, - đi nhà thờ mà ăn vận rách rưới thì ngượng với con cái và lũ cháu lắm, quấn áo mới không có. Với lại chẳng qua là tôi lươì thôi.
        -Vậy bà cầu nguyện ở nhà à?
        -Tôi cầu nguyện, mà kinh kệ gì đâu, tôi đọc một cách máy móc thế thôi. Tôi biết là không nên thế, nhưng không có tình cảm thật sự, chỉ có tất cả sự xấu xa của mình thôi, ông ạ…
        -À, ra thế, ra thế đấy, - Kaxátxki đế vào như thể tán thành.
        -Tôi vào ngay, vào ngay đây, - bà đáp lại tiếng gọi của con rể và sau khi sửa lại bím tóc trên đầu, bà bước ra khỏi phòng.
        Lần này mãi bà mới trở lại. Khi bà quay lại, Kaxátxki vẫn ngồi nguyên trong tư thế đó, khuỷu tay tựa trên đầu gối và đầu cúi xuống. Nhưng chiếc túi đi đường của ông ta đã được đeo lên lưng.
        Khi bà bước vào phòng cùng với chiếc đèn sắt tây không có chụp, ông ngước cặp mắt đẹp, mệt mỏi của mình nhìn bà, rồi thở dài rõ sâu.
        -Tôi không nói cho chúng nó biết ông là ai, - bà bắt đầu nói một cách rụt rè, - tôi chỉ nói rằng đây là một người hành hương trong số những con người cao quý và tôi có quen biết. Ta đi sang phòng ăn uống trà đi.
        -Không…
        -Thế để tôi đem đến đây vậy.
        -Không, không cần gì cả. Chúa sẽ cứu vớt bà, Praxkôvia ạ. Tôi đi đây. Nếu bà thương tôi, bà đừng nói với ai là đã gặp tôi. Nhân danh Chúa hằng sống, tôi van xin bà: bà đừng nói với ai. Cám ơn bà. Giá tôi quỳ sụp xuống chân bà thì phải, nhưng tôi biết rằng làm như thế khiến bà bối rối. Cám ơn, vì Chúa, xin bà lượng thứ cho.
        -Xin ông hãy ban phước.
        -Chúa sẽ ban khước. Vì Chúa. Xin bà hãy lượng thứ cho.
        Ông định đi, nhưng bà không cho ông đi và đem bánh mì, bánh vòng và bơ tới cho ông. Ông nhận tất cả và bước ra khỏi phòng.
        Trời đã tối và ông ra đi mới cách độ hai nhà, bà đã không nhìn thấy ông nữa, và chỉ căn cứ vào tiếng con chó của vị tu sĩ trưởng sủa theo ông, bà mới biết là ông đang đi.


        “Đấy, giấc mộng của ta có nghĩa là như vậy đấy. Praxkôvia chính là mẫu người mà ta phải đạt tới và ta đã không đạt được. Ta đã sống vì người đời, lấy cớ là sống vì Chúa, bà sống vì Chúa, nhưng lại tưởng tượng rằng mình sống vì người đời. Phải rồi, chỉ một việc làm tốt đẹp, một chén nước đem cho mà không nghĩ tới phần thưởng, còn quý hơn những gì ta đã ban ơn cho mọi người. Nhưng cũng có một phần ý muốn thành thực phụng sự Chúa chứ?” – ông tự hỏi và trả lời :”Phải, nhưng tất cả những cái đó đã bị hư danh của người đời bám vào, làm cho nhơ nhớp. Phải, đối với những kẻ như ta, sống vì hư danh của người đời, thì không có Chúa. Ta sẽ đi tìm Chúa”.
        Và ông ra đi, như ông đã đi tới nhà Praxkôvia, từ làng này tới làng kia, gặp gỡ và chia tay với những người đàn ông và đàn bà hành hương và cầu Chúa kiếm miếng bánh ăn và chỗ nghỉ đêm. Thỉnh thoảng một bà chủ độc ác xỉ vả ông, một bác nông dân say bét nhè chửi bới ông, nhưng phần lớn người ta cho ông ăn uống, thậm chí cho ông thức ăn đi đường. Bộ dạng quý tộc của ông khiến một số người có thiện cảm với ông. Ngược lại, một vài người chừng như thể hể hả vì thấy một nhà quý tộc cũng đã rơi vào cảnh cùng khốn. Nhưng vẻ hiền lành của ông đã chinh phục tất cả mọi người.
        Thường thường khi thấy trong nhà có cuốn kinh Phúc âm, ông đọc to lên, và mọi người ở khắp nơi, bao giờ cũng xúc động và ngạc nhiên như thể họ nghe ông đọc một cái gì mới mẻ, đồng thời đã quen thuộc từ lâu.
        Nếu như ông đã giúp đỡ được mọi người hoặc bằng lời khuyên bảo, hoặc bằng vốn học vấn, hay bằng lời can ngăn những kẻ cãi nhau, thường ông không nhận sự cám ơn, vì trước đó ông đã bỏ đi. Và Chúa đã bắt đầu thoáng xuất hiện ở trong ông.
        Có lần ông đi cùng với hai bà già và một người lính. Một ông và một bà quý tộc ngồi trên chiếc xe ngựa hai bánh thắng con ngựa chạy nước kiệu và một người đàn ông cùng một phu nhân cưỡi ngựa chặn bọn ông lại. Chồng của bà quý tộc cùng với cô con gái cưỡi ngựa, còn trên xe có lẽ là bà quý tộc đi cùng với một nhà du lịch người Pháp.
        Đám người quý tộc chặn bọn ông lại để chỉ cho nhà du lịch Pháp thấy les pe’le’rins(1), theo thói mê tín cố hữu của dân Nga, những người hành hương này đáng nhẽ làm việc thì lại đi lang thang từ nơi này đến nơi kia.
        Đám quý tộc nói tiếng Pháp, tưởng rằng bọn ông không hiểu họ nói gì.
        -Demandez leur, - người Pháp nói, - s’ils sont bien surs de ce. que leur pe’le’rinage est agre’ agre’able à dieu (2)
        Đám quý tộc hỏi bọn ông. Các bà lão đáp :
        -Chúa tiếp nhận như thế nào là tuỳ ý Người. Chúng tôi đi bằng đôi chân mình, thành tâm là ở đấy chăng.
        Đám quý tộc hỏi người lính. Người lính nói rằng, có một mình biết đi đâu được.
        Đám quý tộc hỏi Kaxátxki rằng ông là ai.
        -Nô lệ của Chúa.
        -Qu’est ce qu’il dit? il ne re’pond pas(3).
        -il dit qu’il est un serviteur de dieu(4).
        -Cela doit être un fils de prêtre. il a de la race. Avez vous de la petite monnaie?(5).
        Người Pháp có tiền lẻ. Và hắn phân phát cho tất cả mọi người, mỗi người hai mươi kô-pếch.
        -Mais dites leur que ce n’est pas pour des cierges que je leur donne, mais pour qu’ils se re’galent de the’(6). Chè, chè, - hắn ta mỉm cười,- pour vous, mon vieux(7), - hắn nói, đưa bàn tay đeo găng vỗ vai Kaxátxki.
        -Chúa sẽ cứu rỗi, - Kaxátxki đáp, không đội mũ lông vào và nghiêng mái đầu hói của mình cúi chào.
        Kaxátxki đặc biệt vui mừng vì cuộc gặp gỡ đó, bởi vì ông đã khinh thường dư luận của người đời và đã làm cái việc hời hợt, hão huỳên nhất – ông đã nhẫn nhục cầm lấy hai mươi kô-pếch và đã cho một người bạn của họ, một người hành khất mù. Càng ít coi trọng dư luận của người đời, thì càng được cảm nhận thấy Chúa một cách mạnh mẽ hơn.
        Kaxátxki đã đi phiêu bạt như vậy được tám tháng, tới tháng thứ chín ông bị người ta bắt giữ tại một quán trọ ở tỉnh lỵ, nơi ông nghỉ đêm cùng với những người hành hương, và vì không có giấy thông hành nên người ta đã đưa ông về đồn cảnh sát…Trả lời câu hỏi giấy thông hành của ông đâu và ông là ai, ông đáp rằng ông không có giấy thông hành và ông là nô lệ của Chúa. Người ta xếp ông vào hạng người lang thang, kết án và đày ông đi Xibiri.
        Tại Xibiri ông ngụ trong trại của một nông phu giàu có và bây giờ vẫn sống tại đó. Ông làm lụng trong vườn rau của chủ nhà, dạy trẻ học và đi chăm sóc người ốm.

        HÊT

        -----------------------
        (1) Những người hành hương (tiếng Pháp).
        (2) Anh hãy hỏi họ xem, -họ có tin chắc rằng cuộc hành hương của họ làm cho Chúa hài lòng không (tiếng Pháp).
        (3) Lão ta nói gì thế? Lão ta không trả lời (tiếng Pháp).
        (4) -Lão ấy nói rằng lão là kẻ tôi tớ của Chúa (tiếng Pháp).
        (5) -Chắc lão là con một cố đạo. Ra dáng con nhà nòi lắm. Anh có tiền lẻ đấy không? (tiếng Pháp).
        (6) -Nhưng anh hãy bảo với bọn họ rằng tôi cho họ tiền không phải để mua nến mà để họ làm một chầu nước chè (tiếng Pháp).
        (7) -Cho ông đấy, ông lão ạ (tiếng Pháp).
        #4
          Trăng Quê 05.11.2006 16:03:53 (permalink)
          Các bạn thân mến!
          Đây là một câu chuyện rất hay của L. Tônxtôi nên mình mới mang về đây để cho vào thư viện cho mọi người tra cứu trên mạng cùng đọc.

          Câu chuyện về số phận của một con người. Một công tước lúc đầu đã định dùng tình yêu để tiến thân nhưng cuối cùng chính cuộc đời ông ta đã bi tình yêu chinh phục và quật ngã bởi hết bi kịch này đến bi kịch khác.

          Trở thành người tu hành nhưng không trọn, có lần đã phải dùng rìu chặt ngón tay để kiềm chế sự ham muốn, cũng có lần đã qua đêm với một người phụ nữ khác...nhưng cuối cùng vẫn lê lết trở về với người tình xưa để thú nhận tình yêu của mình trong thân tàn man dại.

          Câu chuyện về những người yêu nhau nhưng không thể tha thứ cho nhau để cuộc đời ba chìm bảy nổi như một cơn lốc xoáy hết bi kịch này đến bi kịch khác...

          Biết rằng truyện hơi dài và mọi người không có nhiều thời gian để đọc nhưng TQ vẫn khuyến cáo mọi người đọc kỹ để cảm nhận thêm được tài năng xuất chúng của nhà văn. Câu chuyện đầy kịch tính nhưng vẫn lôgic và rất nhân văn, rất con người.

          Thế mới biết sức mạnh ghê gớm của tình yêu trong mỗi số phận một con người, nó có thể làm cho ta tốt lên hoặc xấu xa tồi tệ...

          Đọc xong rồi chắc có người sẽ tự hỏi rằng liệu mình đã bao giờ yêu và được yêu trong cuộc đời này ???

          Chúc các bạn đọc Ngày Chủ Nhật vui vẻ!

          Trăng Quê
          #5
            Trăng Quê 09.11.2006 12:37:29 (permalink)
            KHI MÙA THU ĐẾN
            LEV TOLSTOI (NGA)

            Mùa thu đến, lá trong vườn đã rụng
            Lá vàng bay, bay theo gió. Ngoài đồng
            Phía xa xa, ngay sát rìa thung lũng,
            Đang khoe mình, đỏ rực cả hàng phong.

            Anh khẽ nắm bàn tay em - một lúc
            Buồn và vui lẫn lộn. Giữa trời chiều
            Anh nhìn em, khóc lên vì hạnh phúc,
            Vì vụng về không biết nói anh yêu....

            Thái Bá Tân dịch
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9