(url) Bùi Mai Hạnh - "Lê Vân - Yêu và sống"
sóng trăng 10.11.2006 08:40:32 (permalink)
.

BÙI MAI HẠNH




Lê Vân và Bùi Mai Hạnh - người chấp bút cho cuốn tự truyện

      Và tôi trở thành người bốc mộ.
      Nhặt nhạnh những mẩu xương. Rửa bằng rượu mạnh. Xông hương thơm xếp vào tiểu sành cho trọn vẹn một hình hài…
      Thủa nhỏ, tôi rất mê những người làm nghề bốc mộ. Họ là những người biết uống rượu với ma. Họ vừa tu chai rượu trắng, vừa phun phì phi vào cái đầu lâu người. Rất say sưa.
      Cuộc chuyện trò cũng không kém say sưa giữa tôi và Lê Vân không diễn ra trong nghĩa địa người mà ở một nghĩa địa cá mùa ế khách, có rượu nếp quê, có đĩa lạc rang, có rất nhiều gió mùa đông bắc, có đám ma ông chủ hồ cá vừa chết bất đắc kỳ tử… và có không biết bao nhiêu là linh hồn cá. Bọn cá được câu lên cùng tiếng cười ha hả sung sướng. Rồi lại được ném xuống nước mình đầy thương tích…, chầm chậm chết.
      Ngộ thật. Dường như câu chuyện của chúng tôi còn được dẫn dắt bởi những linh hồn cá…
      Giờ thì cuốn sách Lê Vân Yêu và Sống đã khép lại. Hi vọng rằng, mỗi bạn đọc sẽ có một hình dung rõ nét nhất về một Lê Vân theo cách của riêng mình.
      Sài Gòn ngày 6.8.2006
      Bùi Mai Hạnh


NSƯT Lê Vân - nhà thơ Bùi Mai Hạnh:
Một tác giả nhân đôi!

29-10-2006 06:26:00 GMT +7

Đó là tuyên bố thay lời cảm ơn của NSƯT Lê Vân dành cho nhà thơ Bùi Mai Hạnh trong buổi giao lưu thân mật diễn ra chiều hôm qua, 28-10, tại hội trường Cung Văn hóa Lao động TPHC

Xuất hiện trong trang phục giản dị, dù NSƯT Lê Vân và MC của chương trình cố tình gợi ý, nhà thơ Bùi Mai Hạnh vẫn cười, giữ sự im lặng và khiêm tốn nhường sân khấu cho nhân vật chính của tự truyện Lê Vân - yêu và sống.

15 giờ, chương trình giao lưu mới bắt đầu nhưng khán giả đã đến chật hội trường nhiều phút trước đó. Trên hàng ghế đầu, NSƯT Lê Vân trong vòng vây khán giả, luôn tay ký tặng. Cạnh bên chị, nhà thơ Bùi Mai Hạnh như một trợ lý đắc lực, giúp Lê Vân lật giở từng quyển sách để khán giả không phải đợi lâu.

Thỉnh thoảng, sau khi xin xong chữ ký của Lê Vân, một vài khán giả trẻ xin luôn chữ ký của Bùi Mai Hạnh. Nhà thơ lại cười: “Em xin luôn cả chữ ký của chị à?” Sự dịu dàng, khiêm nhu toát lên từ từng cử chỉ của người phụ nữ dành cho bạn đọc, dù chính chị là người thổi hồn vào những ký ức của NSƯT Lê Vân.

Sau lời mời của BTC, rất nhiều câu hỏi đã được gởi lên sân khấu. Kể lại cuộc đời mình trong tự truyện là một cách sám hối, liệu bây giờ NSƯT Lê Vân đã được tha thứ chưa? Mười năm đằng đẵng cho một mối tình tuyệt vọng, đến bây giờ, Lê Vân có thấy hối hận? Tại sao Lê Vân chấp nhận xem người mình yêu, một người đã có gia đình là thần tượng trong khi lại “lên án” NSND Trần Tiến - bố mình - mải mê chạy theo tình yêu ngoài luồng... Khán giả được nghe NSƯT Lê Vân trải lòng.

Sau ngần ấy năm lui vào bóng tối, tránh tiếp xúc với truyền thông, báo chí, hôm nay, khi xuất hiện, Lê Vân vẫn được khán giả nồng nhiệt đón nhận, đó cũng là biểu hiện của sự tha thứ cho một người đàn bà tài hoa nhưng đã gây nên sự đổ vỡ hạnh phúc của nhiều người đàn bà khác. Chạy theo tình yêu bao nhiêu năm, đã có lúc tưởng chừng như bế tắc, nhưng đến tận bây giờ, Lê Vân cũng không cảm thấy có điều gì phải hối tiếc. Với Lê Vân, tự truyện là một cách trải lòng, là nơi để những ký ức xưa chảy về.

Quá khứ, niềm đau và cả lỗi lầm của Lê Vân được ghi lại như một cách để sám hối. Lê Vân của hiện tại đã tìm được chốn bình yên, một bờ vai đủ rộng để nương tựa. Người nghệ sĩ vẫn không ngừng trăn trở: “Hạnh phúc cũng như một cái cây, không chăm chút, gầy dựng sẽ chóng héo tàn”. Ước mơ và phấn đấu của Lê Vân cho một cuộc sống gia đình thực sự có tình chứ không chỉ có nghĩa như người ta thường thấy.

Nhiều tràng pháo tay vang lên sau những câu trả lời của Lê Vân. Rồi một khán giả ngắt ngang: “Hình như chúng ta đã quên mất người làm nên sức sống cho quyển tự truyện này”. Sự chú ý bắt đầu tập trung vào nhà thơ Bùi Mai Hạnh. Đến lúc này, nhà thơ mới từ tốn: “Tôi như một vị cha xứ, lắng nghe tội lỗi của con chiên trong giờ xưng tội nhưng vị cha xứ không biết mặt con chiên còn tôi thì có. Tôi đã khóc, đã sống cùng với tội lỗi mà con chiên của mình phạm phải”.

Trong vòng tay ôm siết của NSƯT Lê Vân, cả hai người phụ nữ đều bật khóc. “Có những lúc chúng tôi đã cáu bẳn với nhau đấy, đã muốn buông xuôi đấy nhưng trong tập sách này, chúng tôi là một. Xin đừng gọi chúng tôi là đồng tác giả. Mượn lời nhà văn Châu Diên, mọi người hãy xem Bùi Mai Hạnh - Lê Vân là một tác giả nhân đôi”. Sự cảm thông, sự tinh tế của phụ nữ đã kéo hai người trước đây chưa từng quen biết, đã đến với nhau thật gần. Phải chăng sự cộng hưởng này chính là yếu tố đã đem lại thành công cho cuốn tự truyện Lê Vân- yêu và sống?

Phương Quyên

Chỉ trong hơn 2 giờ giao lưu với độc giả, gần 300 ấn phẩm mà Công ty Fahasa chuẩn bị đã được bạn đọc mua sạch. Đại diện Công ty Fahasa, đơn vị phát hành tập sách này, tiết lộ trong vòng 1 tuần lễ trước đó, 10.000 bản sách này đã được tiêu thụ hết. Hiện Công ty Fahasa đang thương lượng để có thể tiếp tục in thêm cuốn Lê Vân - yêu và sống để đáp ứng nhu cầu bạn đọc cả nước.

Trích Người Lao Động
_____________________________________

Bùi Mai Hạnh - "Lê Vân - Yêu và Sống" trên VNTQ

.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2006 09:30:46 bởi TTL >
#1
    HV09 15.11.2006 09:30:23 (permalink)
    Bảo Ninh nói về tự truyện Lê Vân

    Coi nghệ sĩ Lê Vân là nhân vật của tác phẩm, tôi thấy Bùi Mai Hạnh rất thành công ở nhân vật này. Đáng trọng, đáng yêu và đáng sợ. Tôi nghĩ là bất kỳ người viết tiểu thuyết nào cũng ước sao "làm ra" được trong tác phẩm của mình một nhân vật nữ tinh tế và có chiều sâu đến như vậy.

    Sau khi đọc một mạch đến dòng cuối tự truyện Lê Vân yêu và sống, suy nghĩ đầu tiên của tôi là muốn có lời xin lỗi mấy ông nhà văn ở Nhà Xuất bản Hội, ông Trung Trung Đỉnh chịu trách nhiệm bản thảo và ông Tạ Duy Anh biên tập. Bởi vì thú thực là khi chưa đọc, chỉ mới cầm cuốn sách lên giở qua, thấy tên hai ông ấy ở bìa sau tôi đã có ngay trong đầu một sự chỉ trích: Quái thật, cái gì cũng in, thế mà cũng là nhà xuất bản của giới nhà văn! Dù mới là trộm nghĩ thế thôi chứ chưa nói ra lời với ai, tôi vẫn thấy chán cho mình vì đã nghĩ vậy. Một ý nghĩ hoàn toàn vô căn cứ mà nặng nề định kiến làm sao, nông nổi và già cỗi làm sao.
    Mặc dù có cuốn tự truyện này từ rất sớm nhưng tôi mãi không đọc. Chính bởi hai chữ "tự truyện" mà không muốn giở cuốn sách ra. Tự truyện là nghĩa làm sao? Thật kỳ cục là tôi đã tự hỏi như vậy. Cho tới khi đã đọc xong Yêu và sống, tôi mới ngẫm ra và nhớ ra rằng trong số những tác phẩm văn xuôi Việt Nam mà bản thân mình yêu thích nhất có không ít tự truyện: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Chiều chiều của Tô Hoài... Có thể sự ngần ngại của tôi đối với hai chữ "tự truyện" là bởi tôi liên tưởng và nghĩ lẫn tự truyện với hồi ký, một thể loại tôi không thích đọc.

    Tuy nhiên ngay cả có nghĩ lẫn như vậy thì tôi cũng đã quên mất rằng trong số những tác phẩm văn xuôi Việt Nam mà bản thân mình yêu thích nhất có hai cuốn thuộc thể loại ấy: Nhật ký của nhà văn Chu Cẩm Phong và hồi ký Tây Nguyên ngày ấy của bác sĩ Lê Cao Đài, Viện trưởng Quân y viện 211.

    Những độc giả khác tất nhiên có lựa chọn khác, song chắc là trong kiến thức văn chương của mỗi độc giả văn học Việt đều có ít nhất một cuốn tự truyện hoặc một cuốn hồi ký. Văn chương không hư cấu, viết cụ thể về một con người có thật và đương thời, với nhân vật đích danh, là một thể loại đã xuất hiện từ lâu ở ta với số lượng tác phẩm không nhỏ, trong đó có những tác phẩm xứng đáng là hạng nhất của nền văn học, ấy thế nhưng không hiểu bởi duyên do làm sao mà thể loại ấy lại không được chú trọng và đánh giá cao ở ta. Trước tiên là các nhà văn, hầu hết đều thờ ơ, bỏ qua, không viết dạng văn này. Thật đáng tiếc. Tại sao phải điên cái đầu để hư cấu cơ chứ, khi mà trong sự đời hoàn toàn không hư cấu có vô vàn chuyện tuyệt hay để viết.

    Nhà thơ Bùi Mai Hạnh mà nay đích thị là một nhà văn, tác giả văn xuôi, đã viết một cuốn sách hay. Hay như thế nào thì mong sao một nhà phê bình đồng cảm với chúng tôi, những người ưa thích cuốn sách, sẽ phân tích, sẽ lập luận kỹ lưỡng rành rẽ để chỉ ra những ưu điểm của tác giả và tác phẩm, còn chúng tôi, độc giả, chỉ biết một chữ "hay" để thể hiện cảm nhận của mình.

    Khi đang đọc Lê Vân yêu và sống của Bùi Mai Hạnh, tôi chẳng còn biết rằng chị đang viết ở thể loại văn chương gì, tự truyện hay tiểu thuyết, mà hoàn toàn nhập tâm và lôi cuốn theo câu chữ. Văn của tác phẩm rất hay. Khó tính thì có thể chê đoạn này đoạn khác song cũng phải là một hồi lâu sau khi đã gấp sách lại. Rất nhiều trang Yêu và sống xô cuốn độc giả vào sự hồi tưởng của chính bản thân mình, mường tượng lại những năm tháng của chính mình cho dù mình chẳng liên quan gì và chẳng giống gì những nhân vật trong tác phẩm, rất nhiều trang bắt buộc độc giả phải tự ngẫm.

    Cũng phải nói thêm rằng trong khi đọc tự truyện này, với tôi nghệ sĩ Lê Vân đơn thuần là một nhân vật của tác phẩm ấy. Dĩ nhiên tôi cũng biết ngoài đời chị là một diễn viên điện ảnh có tài và cũng từng xem Chị Dậu với Bao giờ cho đến tháng Mười, nhưng quả thật chỉ thế thôi. Cho nên tôi và chắc là chẳng riêng tôi đã không vì Lê Vân mà đọc Yêu và sống, không vì ngưỡng mộ, thán phục hay trái lại vì ghét, càng không vì tò mò và muốn thóc mách mà đọc.

    Tôi hình dung rằng Lê Vân tâm tình và lần hồi kể chuyện đời mình cho nhà văn Bùi Mai Hạnh nghe. Nhà văn sử dụng những lời kể của Lê Vân thành "khối tư liệu" để viết thành tác phẩm. "Tôi" trong tác phẩm là Lê Vân, dĩ nhiên, song cũng là cả cái Tôi của nhà văn. Nhiều nhà văn khác cũng đã viết tác phẩm của mình trên cơ sở hoàn toàn "người thật việc thật" như thế. Thành ra những ý kiến cho rằng Lê Vân yêu và sống là một sự tự đánh bóng, là sự chơi trội của Lê Vân rõ ràng là ý kiến võ đoán và không công bằng, chí ít là chẳng liên can gì tới thực chất của cuốn sách.

    Thú thực là trước đây, do một định kiến trời ơi đất hỡi không đâu vào đâu, tôi đã có một cách nghĩ rất phũ và vô lý về giới nghệ sĩ biểu diễn, những ngôi sao, những con người của công chúng. Thế nhưng Lê Vân trong Yêu và sống đã khiến loại người có kiểu nghĩ như tôi phải thay đổi lập tức cách nghĩ.

    Tuy nhiên cuốn tự truyện và tác giả Bùi Mai Hạnh cũng có những cái dở rành rành. Trong Yêu và sống của Lê Vân thì "sống" được viết hay hơn "yêu". Yêu, qua các trang sách khiến người đọc có cảm giác là đã được tác giả viết kém sinh động hơn nhiều so với lời kể của Lê Vân.

    Nhưng đặc biệt không hay, làm giảm giá trị của tác phẩm, là những đoạn nhà văn Bùi Mai Hạnh thể hiện hình ảnh người cha của Lê Vân, nghệ sĩ Trần Tiến. Nhân vật người cha là một thất bại của cuốn tự truyện, một sự non yếu rõ ràng của nhà văn.

    Hầu hết những độc giả tương tự như tôi, ngoại đạo với giới nghệ sĩ, không biết gì nhiều về nghệ sĩ Trần Tiến. Những "thông tin" đầu tiên về ông đến với chúng tôi chính là ở cuốn sách này. Có thể thấy là Lê Vân đã kể đúng như vậy với nhà văn, các chi tiết đáng buồn, đáng sợ, rành rành từng nét, từng lời, từng cử chỉ và cư xử của người cha, và nhà văn hẳn là cũng đã viết lại chính xác khách quan những lời kể ấy. Tuy nhiên chính sự "khách quan" ấy lại cho người đọc thấy rõ thái độ thiếu khách quan và cách nhìn người nhìn đời còn rất thiếu tầm của tác giả đối với không chỉ nhân vật người cha mà cả nhân vật Lê Vân.

    Lê Vân và chắc chắn là cả Bùi Mai Hạnh phải thừa hiểu rằng một nghệ sĩ cỡ như Trần Tiến chẳng những không phải là dân cạo giấy mà còn không phải là đám trí thức muôn đời và trăm vẻ phải đạo. Những chuyện mà Lê Vân tâm tình về cha mình với Bùi Mai Hạnh, giới nghệ sĩ không phải không biết, có khi còn biết nhiều hơn, nhưng không ai đánh giá về nhân phẩm của người nghệ sĩ lớn ấy theo cái cách mà Bùi Mai Hạnh muốn độc giả ngoài giới cảm nhận.

    Càng thô vụng hơn nữa khi ở những trường đoạn rất quan trọng này của tình cha con, nhà văn đã không hiểu hoặc đã không thể hiện được sắc thái tuy hai mà một giữa nỗi oán thán vô hạn và niềm thương yêu vô hạn của những con người vô hạn yêu thương nhau. Hai cha con họ là như vậy đấy, Trần Tiến và Lê Vân, có điều người đọc hiểu sự "tuy hai mà một" ấy từ suy luận gián tiếp qua những đoạn khác của cuốn sách và rõ là ngoài ý muốn của tác giả.

    Tự truyện Lê Vân còn có đôi điều "bất cập" khác nữa. Chẳng hạn tại sao, cha mẹ, các em gái của Lê Vân thì nêu đích danh, còn hai phần ba số những người đàn ông sâu nặng với đời Lê Vân lại ẩn danh? Hay là, mặc dù tự truyện sinh động bởi rất giàu chi tiết chân thực và thuyết phục, nhưng khi bàn về ngành điện ảnh và giới nghệ sĩ điện ảnh, làm bằng cứ cho những lời chỉ trích gay gắt và nghiêm trọng (mà chắc là cũng đúng) thì lại đưa ra rất ít chi tiết và tên tuổi đích danh?

    Theo tôi đấy là những hạt sạn và chắc là còn nhiều nữa của Lê Vân yêu và sống. Tuy nhiên, dù có thế, đây vẫn là một tác phẩm văn học hay, đích thực văn học và rất đáng đọc. Tác phẩm này chắc chắn sẽ góp phần khôi phục lại vị thế của tự truyện trong văn chương nước mình. Các nhà văn sẽ có thêm một hướng đi hay, khó khăn nhưng thú vị và hấp dẫn ngòi bút.


    #2
      HV09 15.11.2006 09:34:54 (permalink)
      .

      Đỗ Hoàng Diệu
      Rùng mình

      Rùng mình. Không phải sau khi đọc xong tự truyện Lê Vân. Rùng mình vì ai đó đã rùng mình “khinh bỉ” đọc nó và phát biểu rành mạch trên báo bằng thái độ rùng mình kinh hoàng. Kinh hoàng vì thái độ của người đối với người trong xã hội này.

      Tôi không đánh giá, phê bình, phán xét đúng sai cuốn tự truyện của Lê Vân ở đây. Tôi có cảm nhận của riêng mình với thái độ của một độc giả. Cảm nhận đó không phải và không thể là phê bình nên không dám nhăng cuội. Làm phê bình đâu có dễ, đâu cứ mang mấy chữ nghĩa ra gán ghép với nhau để tỏ thái độ. Thậm chí có nhà phê bình đang vu khống mà không “lường hết được hậu quả”. Nếu xã hội này thực sự hành xử theo pháp luật, e rằng họ không dám viết: sách của Lê Vân đã bôi nhọ xã hội, vì tác giả hoàn toàn có thể khởi kiện. Nhưng chắc chị cũng không muốn kiện, vì tôi chắc chắn sẽ có ai đó viết ngay rằng: Lê Vân đang cố tình tạo scandal để sách bán chạy hơn. Họ cứ ra vẻ họ nằm trong bụng người khác nên biết tất cả. Họ không hiểu rằng người thông minh và có nhân cách sẽ biết ngay con nào là rắn độc trong một bầy ngoe nguẩy.

      Cũng phải nói ngay rằng tôi không thân Lê Vân để làm anh hùng đứng ra bênh vực chị như rồi ai đó sẽ nói. Hay rồi họ sẽ nhồi vào tai nhau rằng: chúng nó cùng một phường với nhau nên bênh cũng phải! Đúng, mỗi người vốn mang một tần số riêng, có thể hút vào nhau cũng có thể xung khắc là điều thường tình. Chỉ e khối người nhìn rõ sự thật mà vẫn cố cao giọng trong sạch. Tôi đang muốn nói đến thói đạo đức giả của một số người xung quanh nhiều bài viết và lời phát biểu về cuốn tự truyện, về con người Lê Vân.

      Tôi rùng mình về thái độ, về cách hành xử của con người với nhau. Chính điều đó đang ảnh hưởng xấu đến đầu óc thế hệ trẻ và có thể làm họ hung ác hơn chứ không phải những trang đời đau thương của Lê Vân, thưa quý vị mang trong mình một thùng đạo đức.

      Đa số những người lên án Lê Vân vì chị đã yêu ba người đàn ông đang có vợ. Đã thế, không biết giấu ỉm đi, còn công khai thành sách với những lời sám hối giả tạo. Họ nói chị đáng khinh. Đa phần họ là phụ nữ, và rất có thể đang hạnh phúc đề huề, thứ hạnh phúc rất có thể giả tạo, họ lo sợ, họ phản ứng như vậy cũng không ngạc nhiên. Nhưng cái cách họ phản ứng mới ghê gớm làm sao. “Đó là trò chơi gian ác của một kẻ thiếu nhân tâm”, “người đàn bà lăng loàn”, “hãy trả lại những thứ chị đã ăn cắp của người phụ nữ khác”… Ôi chao ôi, nàng Nora trong vở kịch Nhà búp bê của đại thi hào Ibsen do Lê Khanh thủ vai đã luôn miệng kêu lên như vậy về nhân tình thế thái. Và tôi cũng rất muốn kêu lên như vậy vì lòng người. Mà cùng là phụ nữ với nhau. Phụ nữ vốn nhân hậu, vị tha, nhạy cảm lắm cơ mà. Sao nhẫn tâm buông lời độc địa như vậy với một người phụ nữ khác. Nhưng nói như thế lại bảo thiếu nhân tâm thì đáng phải nhận lời như vậy. Xin thưa các quý bà, những người đang lên án và xỉ vả Lê Vân, các quý bà có dám đảm bảo quý bà chưa bao giờ một lần trong đời có cảm giác rung động đối với một người đàn ông đã có gia đình hay chưa? Có quý bà nào dám khẳng định điều đó không nào? Tôi không muốn lặp lại lời Chúa Jesus nói với đám đông khi họ đang cầm đá bu quanh Madeleine đáng thương năm xưa mà xúc phạm Lê Vân. Vì chị hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu thanh thản, chị không đáng thương. Chỉ có đáng thương thay là những người hậm hực đạo đức giả mà thôi. Ô hay, sao không lên án những người đàn ông đã bỏ vợ con để theo Lê Vân. Ô hay, sao không bảo họ thiếu nhân tâm. Vì chính họ, nếu có tội, chính họ là người có tội. Ai mà chẳng một lần gặp những cám dỗ trong đời. Đàn ông nào mà không bị đàn bà đẹp hút hồn. Nhưng cái cách họ hành xử thế nào trong chuyện ấy mới đáng bàn. Và thực sự trong chuyện này, bỏ vợ bỏ con để chạy theo sự quyến rũ hay không, chính đàn ông là người quyết định. Sao người chồng ấy không nói với Lê Vân thế này: Anh đang hạnh phúc với gia đình của mình. Anh yêu họ và không thể sống thiếu họ đựợc. Anh trân trọng tình cảm của em nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế ấy! Sau đó thì kiên quyết giữ thái độ đúng mực của một người anh, người thầy đối với cô nghệ sĩ quá bản năng Lê Vân. Thì có xảy ra chuyện gì ghê gớm đâu. Tôi biết khối người đàn ông đã hành xử như vậy. Quý bà không trách cứ quý ông, sao lại lăng nhục phụ nữ chân yếu tay mềm chúng mình? Quý bà vẫn hô hào nữ quyền, sao quý bà lại đang gián tiếp hạ thấp nữ quyền bằng cách tổng xỉ vả, bôi nhọ một người đàn bà đẹp như vậy? Song nói như vậy, không phải tôi cho rằng Lê Vân hoàn hảo trong chuyện này. Chỉ biết rằng chị là một người đàn bà quá nhạy cảm, mỏng manh, yếu đuối, sống hoàn toàn bằng bản năng của một người đàn bà, một nghệ sĩ. Giá như những người đàn ông ấy đã cảnh báo chị, đã kiên quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình, kiên quyết giúp chị nhìn nhận thực tế, biết đâu mọi chuyện đã khác. Thưa quý bà, xin quý bà hãy bình tâm suy xét.

      Ghê gớm hơn, quý bà nào đó còn “cầu nguyện” cho con trai mình sau này lớn lên sẽ không phải gặp người phụ nữ như Lê Vân! Ôi chao ôi, còn gì cay độc hơn để chửi một phụ nữ. Tất nhiên, lời cầu nguyện của quý bà sẽ thành sự thực. Vì vẻ đẹp như Lê Vân, không phải lúc nào cũng có, cũng nhan nhản ngoài đường để quý tử của quý bà có thể nghiêng ngó, thưa bà. Tôi thực sự rùng mình, đến kinh hoàng khi đọc lời “cầu nguyện” của người mẹ này. Và tôi chợt hiểu tại sao xã hội chúng ta có nhiều người nói dối, có nhiều thanh niên hư hỏng như hiện nay. Vì họ không được tôn trọng từ khi còn là những đứa trẻ. Các quý bà lại sẽ gào lên là chúng tôi dành hết tình cảm, hy sinh tất cả, sẵn sàng chết vì con, tại sao lại nói như vậy? Quý bà không hiểu một điều, khi quý bà nói như vậy là không tin tưởng vào con trai mình, mà không tin tưởng là không tôn trọng. Lòng tin và sự tôn trọng có thể làm thay đổi một con người hoặc ngược lại. Tại sao quý bà không dành thời gian chỉ bảo cho con mình điều hay lẽ phải trong cuộc đời, dạy cho nó cách sống làm một người đàn ông đứng đắn, để nó có một nền tảng đạo đức thật vững chãi. Thế thì sau này dù một người đàn bà đẹp đến mấy nó gặp, nó cũng sẽ có vài giây rung động nhưng không về nhà bỏ vợ, bỏ con để đi theo. Tại sao quý bà lại không tin tưởng con trai mình, lại nghĩ rằng có thể con trai mình sẽ không làm tròn trách nhiệm gia đình? Quý bà hoàn toàn không có đủ tự tin vào cách giáo dục của mình với con cái, đã gián tiếp thiếu tôn trọng con trai mình mà không hề biết.
      Quý bà khác lại không muốn con cái mình đọc cuốn sách vì cho rằng nó ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, tình cảm, cách sống của chúng. Ôi chao ôi, tôi không hiểu trang đời nào của Lê Vân đã sống, đã kể có thể làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai? Hay là chúng sẽ hiểu thêm về quá khứ để biết hôm nay chúng đang sống sung sướng thế nào. Hay là chúng sẽ hiểu cuộc đời không phải lúc nào cũng bình lặng, cũng đạt được điều mình mong muốn nên phải đối diện, không được tuyệt vọng. Hay là chúng sẽ học được cách nói thật trong cuộc sống, chúng sẽ phải học cách đối thoại thẳng thắn để tránh đau khổ do sống khép kín mà số kiếp đã bắt Lê Vân gánh chịu. Vậy quý bà muốn con cái mình đọc loại sách nào ạ? Và muốn dạy chúng nó theo phương pháp thế nào ạ? Liệu đọc loại sách khác thì những công tử có tránh được việc chơi thuốc lắc, tụ tập xem phim sex, hiếp dâm tập thể, giao cấu với trẻ em đang ngày một gia tăng hay không? Tôi nổi da gà khi phải nhớ lại những vụ việc như vậy. Và liệu con cái quý bà sẽ có lòng vị tha hay không, tình thương bao la hay không khi chúng thấy bố mẹ chúng nói những câu như vậy về Lê Vân? Mai này, thay vì khuyên bảo nhẹ nhàng vợ con, chúng sẽ chửi bới, mạt sát, bạt tai bằng khí sắc bừng bừng căm giận, chắc đó là mục tiêu của quý ông, quý bà?

      Như đã nói từ đầu, tôi không đưa bất kỳ lời phê bình nào về tự truyện của Lê Vân. Tôi chỉ kể lại việc tôi đã rùng mình từng cơn thế nào khi đọc những lời căm phẫn về con người Lê Vân của quý vị. Và qua lời căm phẫn của quý vị, tôi cũng rõ quý vị là người thế nào chứ không phải là hiểu về Lê Vân như quý vị mong muốn. Ai đó cho rằng có nhiều sự thật mà Lê Vân đã không kể trong sách. Ô hay, Vân muốn kể chuyện nào và không kể chuyện nào thì đấy là quyền của cô ấy, sao cứ bắt cô ấy phải kể tất cả? Nếu kể hết, liệu mấy chục cuốn sách mới xong một cuộc đời hồng nhan truân chuyên? Hôm trước, có nhà báo còn nói đùa với tôi là chị cũng nên viết tự truyện đi, tôi đùa lại: chẳng lẽ chị viết để kể mỗi ngày đánh rắm mấy lần à? Mỗi người dù trút lòng mình ra đến đâu, vẫn có những điều giấu sâu trong hố thẳm tâm hồn đến chết cũng không ai biết. Trong đám cưới con gái của quý vị, quý vị có dám phát biểu trước đám đông rằng con gái tôi đã phá thai năm 15 tuổi không? Giới hạn, Lê Vân có bản năng đến đâu thì vẫn có lý trí. Chưa kể, chị chỉ kể lại cuộc đời mình cho nhà văn Bùi Mai Hạnh nghe, và sau đấy nhà văn viết; chọn lựa chuyện nào kể chuyện nào không nên kể trong sách cũng một phần do nhà văn. Vâng, sự thật được nói ra là sự thật và sự thật riêng tư không nói ra cho hàng vạn người nghe không có nghĩa là nói dối!

      Lại có chuyện khôi hài. Không rùng mình nữa mà cười nghiêng ngả. Cười nhưng có cát trong miệng. Cười vì nhà văn tài hoa của Nỗi buồn chiến tranh tự nhiên bị lợi dụng để phục vụ ý đồ chửi bới Lê Vân. Họ đã cố tình cắt tay cắt chân một câu văn của Bảo Ninh để thoả mãn nhu cầu kết tội cuốn sách. Nhưng gậy ông đã đập lưng ông, họ để lộ sự ngây ngô đến mức tôi không nghĩ một người có đủ năng lực hành vi lại đọc, nghĩ và viết như thế. Về cuốn sách của Lê Vân, Bảo Ninh viết rằng đầu tiên cũng trách hai ông bạn biên tập ở NXB Hội Nhà văn tại sao lại cho in loại sách như vậy, nhưng sau khi đọc xong sách mới thấy không phải như vậy, suýt nữa thì trách nhầm bạn. Đại ý của Bảo Ninh là vậy. Rõ ràng là như vậy. Rõ ràng Bảo Ninh khen cuốn sách. Nhưng quý ông quý bà đã trích dẫn phần đầu câu văn của Bảo Ninh và kết luận ngang nhiên rằng nhà văn tài hoa đã không hiểu sao bạn mình lại biên tập và đồng ý cho in cuốn sách ấy! Là loại sách làm hư hỏng. Chắc tôi không cần phải nói gì thêm. Thật là một chuyện khôi hài cho cái sự nghĩ của quý ông quý bà. Và xin lỗi nhà văn Bảo Ninh nhưng tôi đã vô tình nghe anh nói với nhà văn Tạ Duy Anh hôm chúng ta gặp nhau tại đám ma bố chị N.C một câu rất hay. Tôi chép ra đây, xin anh đừng giận. “Báo Văn nghệ Trẻ muốn tôi viết bài ‘luộc’ ông và ông Đỉnh nhưng đọc xong thấy hay quá, cái Vân nó kể xúc động quá…” Anh nói giống như anh đã viết.

      Con người không ai hoàn hảo. Không ai đặt ra luật lệ cho tình yêu, giới hạn cho tình yêu. Lê Vân đã sống và yêu chân thành bằng trái tim nhạy cảm và đớn đau. Chị không kể chuyện đời mình để làm nguyên mẫu cho thế hệ trẻ bắt chước. Tôi hiểu, những ai thực sự đọc trang đời của Lê Vân bằng một tấm lòng trong sáng, họ sẽ tự rút cho mình những bài học quý báu. Đó có lẽ là hãy cố gắng dùng lý trí kìm hãm trái tim bất kham, nếu muốn cuộc đời bình yên. Lê Vân đẹp. Lê Vân nổi tiếng. Chị không có tội về điều đó. Xin quý ông, quý bà hãy bình tĩnh suy ngẫm và bỏ đi thói đạo đức giả vốn không thiếu trong con người chúng ta đang làm quý ông bà thất điên bát đảo mà nặng lời với chị như vậy. Người Việt Nam chúng ta vốn tử tế, có phải vậy không nhỉ? Xin đừng làm thế hệ trẻ phải rùng mình kinh hãi vì những lời cay độc của con người phán xét con người không phải trong văn chương.

      Hà Nội 11.2006
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2006 14:28:34 bởi Ngọc Lý >
      #3
        HV09 15.11.2006 09:37:03 (permalink)
        .
        Trịnh Thanh Sơn
        Yêu và sống, tự truyện của Lê Vân: Một cuốn sách bôi nhọ và tự bôi nhọ
        (Thư ngỏ gửi nhà văn Bảo Ninh)

        Cuốn Lê Vân yêu và sống, tự truyện của nữ diễn viên Lê Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, vừa được nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành ngày 16.10 vừa qua và đang là một sự kiện gây tranh cãi sôi nổi trong đời sống văn hoá Việt Nam. Được sự đồng ý của các tác giả, chúng tôi xin giới thiệu hai bài viết vừa đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ về cuốn sách này.
        talawas
        Kính gửi nhà văn Bảo Ninh

        Đọc xong bài “Đọc tự truyện của Lê Vân” của ông in trên Văn Nghệ Trẻ số 45, ra ngày 5-11-2006, tôi hết sức sửng sốt! Nhà văn Bảo Ninh, bạn tôi, cha đẻ của Thân phận tình yêu mà lại khen hết lời cuốn sách mà tôi coi là một sự nhục nhã cho những người cầm bút – Yêu và sống, tự truyện của Lê Vân - ư? Đành rằng, tôi vẫn biết, xưa nay, người đọc sách có nhiều loại, nhiều thang bậc khác nhau, do trình độ văn hoá khác nhau, tuổi tác khác nhau, kinh nghiệm sống và nhất là “gu” thẩm mỹ khác nhau. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, chuyện đồng sàng đồng mộng là lẽ thường, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã cũng là lẽ thường, nhưng… đây lại là Bảo Ninh, nhà văn Bảo Ninh, một bạn văn thân thiết mà tôi hằng quí trọng. Tôi cứ vân vi nghĩ, đã có gì không ổn đang xảy ra trong bộ não xưa nay vốn nhiều thổn thức, trong trái tim bấy lâu đã trở nên mụ mị của ông rồi! Không mụ mị, không có vấn đề gì đó “lãng đãng” trong đầu óc, không thích “nói ngược”, hẳn ông không hạ bút viết những dòng tán dương HẾT SỨC BỐC ĐỒNG VÀ HOANG ĐƯỜNG này:

        “Nhà thơ Bùi Mai Hạnh mà nay đích thị là một nhà văn, tác giả văn xuôi, đã viết một cuốn sách hay. Hay như thế nào thì mong sao một nhà phê bình đồng cảm với chúng tôi, những người ưa thích cuốn sách, sẽ phân tích, sẽ lập luận kỹ lưỡng rành rẽ để chỉ ra những ưu điểm của tác giả và tác phẩm, còn chúng tôi, độc giả chỉ biết một chữ “hay” để thể hiện cảm nhận của mình. Khi đang đọcYVS của Bùi Mai Hạnh (Sao lại của Bùi Mai Hạnh?), tôi chẳng còn biết rằng chị đang viết ở thể loại văn chương gì, tự truyện hay tiểu thuyết, mà hoàn toàn nhập tâm và lôi cuốn theo câu chữ. Văn của tác phẩm rất hay! Khó tính thì có thể chê đoạn này, đoạn khác, song cũng phải là một hồi lâu sau khi đã gấp sách lại…”

        Với những lời tán tụng ấy, nếu Bảo Ninh là uỷ viên hội đồng chấm giải Nobel thìYVS của Lê Vân chắc được đăng quang tại Hoàng gia Thuỵ Điển rồi!

        Yêu và sống của Lê Vân (do Bùi Mai Hạnh ghi) là một cuốn sách hay ư? Vậy nó hay ở chỗ nào? Mỗi người cầm bút có lòng tự trọng và có ý thức, xưa nay, trước khi đặt bút đều phải tự trả lời ba câu hỏi: Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì? Bằng vào cuốnYVS của Lê Vân, chúng ta có thể thấy ba câu trả lời sẽ là: 1/Viết về chính tôi và những người ruột thịt, bạn bè đồng nghiệp, người tình, chồng con của tôi. 2/ Viết cho tôi và mọi người cùng đọc. 3/ Viết để bôi nhọ mọi người và tự bôi nhọ mình! Viết để tung hê tất cả mọi giá trị đạo đức, nhân phẩm, mọi gương mặt văn nghệ hiện hữu ở nước mình. Tư tưởng chủ đạo của cuốn sách là: Vạch áo cho người xem lưng, là sám hối trước những lỗi lầm mà mình đã gây ra trong cuộc đời. Để cho bạn đọc tin, Lê Vân thề sẽ trung thực đến tận đáy, không giấu diếm bất cứ điều gì!

        Chúng ta hãy xem “cái lưng” trần của Lê Vân nói gì?


        1. Trước hết hãy xem cô sống:

        Lê Vân sinh năm 1958 (Mậu Tuất) tại Hà Nội, trong một gia đình nghệ sĩ, cha là Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Trần Tiến, mẹ là nghệ sĩ Lê Mai, có hai em gái là NSND Lê Khanh và Lê Vi. Sau khi cha mẹ cô ly hôn, cha nhận nuôi Lê Vy, mẹ nhận nuôi Lê Khanh, cô cảm thấy mình là một kẻ thừa ra trong gia đình và cô không thể nào “yêu bố được”! Cô mô tả gia đình cô giống như gia đình nhà Thénardier trong Những người khốn khổ của Hugo, đọc mà phát kinh. Bố mẹ cô chửi bới cắn xé nhau suốt đêm này qua đêm khác vì ghen tuông, bà ghen ông rồi ông lại ghen bà. Giữa những cơn cắn xé nhau trong thù hận và tuyệt vọng ấy, bố cô còn nói với mẹ cô rằng: Lê Khanh không phải là con tôi! Trong mắt cô, từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ, bố cô là một người đàn ông vô tích sự, một người đàn ông hèn hạ, không bao giờ đưa nổi một đồng lương cho vợ nuôi con, bao nhiêu tiền đem bao gái hết, dập dìu hết cô nọ đến cô kia. Mẹ con cô cư xử thế nào mà bố cô, nghệ sĩ Trần Tiến đáng yêu và đáng kính phải kêu lên: “Ra đường, người ta quí tao như vàng, về nhà chúng mày coi tao như đống cứt!” Tôi thực sự bàng hoàng khi đọc những dòng chữ ấy, những dòng chữ được thoát thai từ miệng Lê Vân, một đứa con, con gái, nghệ sỹ ballet, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), ngôi sao màn bạc! Tục ngữ có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!” Đạo lý phương Đông không cho phép bất kỳ đứa con nào, dù nó là nghệ sĩ hay ông giời đi chăng nữa, được phép nói hỗn hào với bố mình như vậy. Hành vi ấy, ứng xử ấy chỉ có tên là BẤT HIẾU mà thôi.

        Lên 10 tuổi, Lê Vân được tuyển vào trường múa, học chuyên ngành múa ballet. Cô tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật, thừa hưởng cái gien nghệ sĩ của cha mẹ, vì vậy cô được thầy cô giáo và bạn bè cưng chiều. Nhưng cô không thèm biết đến điều ấy, cô chỉ thấy mái trường như một “trại tập trung” mà ở đó, cô đói khát đến run cả chân tay không múa được. Tiêu chuẩn nhà nước nuôi cô mỗi tháng 21kg gạo, nhưng cô vẫn đói, bởi nhà kho, nhà bếp đã ăn chặn tiêu chuẩn lương thực và thực phẩm của cô. Cô mất tự do vì những đội “cờ đỏ” trong trường, cô sợ tiếng kẻng tập thể dục buổi sáng. Cô chỉ có hai người bạn thân, thì cả hai đều phản cô, không tích cực ủng hộ cô vào Đoàn, để “được làm cánh tay phải của Đảng”, theo cách cô giễu cợt! Thầy cô giáo dạy múa thì cũ kỹ, kém cỏi, không biết dạy, mãi sau này, cô mới có được thầy giáo tốt, vừa tu nghiệp ở Liên Xô về, dạy cô biết “múa như bông tuyết rơi đầu mùa!” Gia đình, trường học, bạn bè đã vậy, còn đồng nghiệp thì sao? Đồng nghiệp của cô toàn một lũ bất tài, ghen tuông với vị trí solist của cô, nói xấu và tìm cách hại cô. Ra trường, về công tác tại Nhà hát Hợp xướng nhạc vũ kịch, cô càng không có bạn. Rồi, run rủi thế nào cô được đạo diễn Nông Ích Đạt mời đi đóng phim Kim Đồng, rồi Những con đường. Sau khi bén duyên điện ảnh, cô nổi lên như cồn, có vai chính liên tiếp trong hàng chục bộ phim nổi tiếng sau đó. Chị Dậu trong phim cùng tên của đạo diễn Phạm Văn Khoa, cô Duyên trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười của Đặng Nhật Minh, Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì và Kiếp phù du của đạo diễn Hải Ninh… Với vai Duyên trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh, cô đoạt danh hiệu Diễn viên nữ xuất sắc nhất trong Liên hoan Phim Quốc gia (1985). Các đạo diễn và cả ngành điện ảnh phim truyện dường như đã dành cho cô tất cả lòng ưu ái, công kênh cô lên thành ngôi sao màn bạc siêu hạng, cho cô đi liên hoan phim (LHP) nước ngoài liên tục, làm cho các nghệ sĩ khác phải phát thèm, thậm chí phát ghen.

        Vậy mà, trong tự truyện của mình, cô coi ngành điện ảnh Việt Nam là thứ điện ảnh nghiệp dư, được vận hành bởi một lũ bất tài, tham lam vô độ, giả dối vô độ, chỉ nhăm nhăm mượn cớ làm phim để vơ tiền nhà nước đút vào túi mình. Các đạo diễn đáng kính đã hết lòng nâng đỡ cô, bị cô chê trách, phỉ báng, bôi nhọ thậm tệ.

        Cô bảo vợ chồng đạo diễn Nông Ích Đạt (bố mẹ nuôi của cô) cùng uống thuốc ngủ tự tử vì uất ức không được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú!? Cô bảo đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong khi làm phim đã tán tỉnh cô, tuổi hơn tuổi bố cô mà còn muốn lấy cô làm vợ!? Cô bảo, cô cùng đạo diễn Hải Ninh đi tàu sang Moskva dự LHP quốc tế, bị xếp chung một phòng trên tàu, cả đêm cô không dám ngủ cùng phòng với ông Hải Ninh, cô sợ ông già ấy, đành ra đầu toa ngồi chịu rét tê người suốt đêm?! Cô bảo, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã dám mắng cô khi cô nói sai lời thoại trên trường quay, từ đó cô “tuyệt giao” với đạo diễn này. Không những thế, vợ đạo diễn Đặng Nhật Minh còn bắn tiếng đánh ghen với cô. Rồi cô mô tả ông đạo diễn này tóc tai bơ phờ, chạy chọt vận động hành lang để cố giữ lấy cho bằng được cái ghế Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ hai! Cô bảo tất cả các Liên hoan Sân khấu, Liên hoan Điện ảnh quốc gia là một thứ trò hề, là nơi để người ta trả những món nợ ân oán giang hồ, để chia bôi huy chương, bông sen vàng, bạc, để đãi đằng các địa phương bỏ tiền đăng cai tổ chức. Cô bôi nhọ từ cá nhân nghệ sĩ đến các sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật do Bộ Văn hoá Thông tin chủ trì. Cô coi cái danh hiệu NSND của bố cô do Nhà nước phong tặng và những danh hiệu tương tự của bao người khác là trò vớ vẩn, không thèm để ý. Cô bảo rằng: cô chỉ cần ở lại với nghệ thuật, ở lại với sân khấu và màn ảnh vài năm nữa thì cũng sẽ nắm chắc cái danh hiệu NSND trong tay! Nhưng cô chán rồi, cô không thèm! Cô mơ ước nước mình có một đạo diễn như Trương Nghệ Mưu để cô được thành Củng Lợi! Tóm lại, cô phỉ báng và bôi nhọ tất tần tật nền văn nghệ đương đại của nước nhà, coi như một thứ văn nghệ nghiệp dư, một thứ nói leo ăn theo chơi trèo chơi trội, điếc không sợ súng, thấy công múa thì quạ cũng múa. Cô nói để người đọc hiểu rằng: chỉ mình cô là nghệ sĩ thứ thiệt, chỉ mình cô mới nhận ra chân giá trị của nghệ thuật mà thôi! Cha mẹ sinh thành ra cô, Nhà nước nuôi dạy, đào tạo cô từ tấm bé để cô thrở thành “sao”, cô nỡ trả ân nghĩa cho mọi người như thế sao?


        2. Lê Vân yêu như thế nào?

        Trên kia là Lê Vân sống, còn đây là Lê Vân yêu. Cô kể, cô yêu từ năm 20 tuổi, từ khi rời trường múa, nhận công tác ở Nhà hát Giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam. Người yêu đầu tiên của cô, mối tình đầu của cô là với một người đàn ông trung niên, “tóc đã bạc”, đã có một vợ hai con, đang sống rất hạnh phúc, tuổi xấp xỉ bố cô, cùng học trường Chu Văn An với bố cô. Ông ta học đạo diễn opera ở Liên Xô về, công tác cùng Nhà hát với cô. Biết “người ấy” (dù tuyên bố sẽ “thành thực” đến tận đáy, nhưng nhiều nhân vật trong cuốn tự truyện, Lê Vân chỉ gọi phiếm chỉ như vậy - T.T.S.) đã có gia đình, biết tình yêu của hai người là tội lỗi, nhưng cô vẫn lao vào như một con thiêu thân, bất kể chuyện gì xảy ra, miễn là cô giành được trọn vẹn người đó cho riêng mình. Cuộc tình kéo dài 10 năm của cô, từ tuổi 20 đến tuổi 30, cũng là 10 năm hai người đàn bà chiến đấu để giành giật người đàn ông cho riêng mình. Cuối cùng, nhờ tuổi trẻ và nhan sắc, Lê Vân đã thắng một cách tuyệt đối. Người ấy ra toà ly hôn, bỏ vợ và hai con thơ dại để chờ cưới Lê Vân. Nhưng oái oăm thay, chàng hôn phu dại gái ấy đã ăn một quả lừa nảy đom đóm mắt.


        Trong một chuyến đi làm phim ở Sài Gòn, Lê Vân quen một gã lãng tử Tây lai và thế là một mối tình sét đánh đã xảy ra. Cô trao thân cho chàng Tây lai, ruồng bỏ vị hôn phu ngoài Hà Nội đang hối hả sắm đồ cưới, mỏi mắt trông chờ!

        Chao ôi, chỉ vì dại gái mà anh chàng đạo diễn opera đáng thương kia, sau 10 năm đeo đẳng, nay tan nát gia đình, bỏ vợ bỏ con, thân bại danh liệt. Anh ta chỉ còn biết giơ hai tay lên trời mà than: “Cô (Lê Vân) là đồ rắn độc!”

        Rắn độc thì rắn độc, Lê Vân quyết lấy anh Tây lai lãng tử kia làm chồng. Cô biết, bên Canada, anh ta đã có vợ và hai, ba con gì đấy, đang chung sống rất hạnh phúc. Mặc kệ, cô đã thích là cô lấy. Anh Tây lai lãng tử hăm hở bay về Canada, đùng đùng bỏ vợ, bỏ con để được lấy người đẹp. Anh ta không giàu, Lê Vân nói vậy, nhưng cũng đủ tiền mua đất, xây nhà khang trang cho cô ở phố Thuỵ Khuê. Rồi lại xây thêm một cái nhà to đùng nữa bên bờ Hồ Tây, cho Tây thuê, lấy tiền xài rủng rỉnh. Mười năm chung sống với người đẹp, chẳng hiểu thế nào mà không thấy con cái gì, bạn bè cho rằng Lê Vân bị “tịt”. Anh Tây lai lãng tử thương cô lắm, vì dù sao, anh cũng có con bên kia đại dương rồi. Đùng một cái, sau một chuyến đi dự LHP châu Á - Thái Bình Dương tại Indonesia, Lê Vân gặp và yêu một nhà ngoại giao Hà Lan, làm việc cho Liên Hợp Quốc. Ăn ở với nhau mấy ngày, mấy đêm ở nước ngoài, cô đã có bầu. Hoá ra, cô không “tịt” như bạn bè tưởng! Cái gì phải đến thì đã đến. Cô kéo xềnh xệch anh Tây lai lãng tử ra toà, ly hôn, để cô lấy nhà ngoại giao Hà Lan sang trọng kia. Anh Tây lai dại gái ngẩn ngơ như bị sét đánh, khóc than xin cô rộng lòng tha cho, anh hứa sẽ coi con cô như con mình, chăm nuôi tử tế. Nhưng đâu có được, bỏ là bỏ. Hai cái nhà đấy, chia ra, anh một, tôi một, thế là sòng phẳng, gút bai! Anh Tây lai lại thân bại danh liệt, thảm thê như chàng đạo diễn opera năm nào! Thương thay!

        Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, oái oăm làm sao, nhà ngoại giao Hà Lan kia lại cũng đã có một vợ hai con nơi chính quốc! Có vợ chưa bỏ thì làm sao kết hôn với người đẹp cho đàng hoàng được? Thôi thì, cứ già nhân ngãi, non vợ chồng mà sống đại đi, đẻ con đại đi, đến đâu thì đến! Ngoài cái thai đầu phải cắn răng nạo đi, Lê Vân còn đẻ thêm hai con trai nữa, hai đứa con không cần giấy giá thú. Nói theo ngôn ngữ bình dân là con hoang! Cô mong ngày, mong đêm nhà ngoại giao bỏ vợ nơi chính quốc để cưới cô làm vợ chính thức, nhưng không hiểu vì lẽ gì, nhà ngoại giao đáng kính kia cứ khất lần, dùng dằng đến nay, đã 10 năm rồi chưa thực hiện.

        Như vậy, Lê Vân kể, cô yêu ba lần, lấy chồng hai lần, ly hôn hai lần, làm tan vỡ hoàn toàn hai gia đình đang yên ổn, hạnh phúc, và rất có thể làm tan vỡ gia đình thứ ba, gia đình nhà ngoại giao Hà Lan đáng kính! Người ta đồn rằng: ngôi sao chiếu mệnh của Lê Vân là hắc tinh, là sao Quả Tạ, nó chiếu vào người đàn ông nào thì chỉ có thân tàn ma dại, thân bại danh liệt mà thôi. Ngẫm ra, cái tuổi Mậu Tuất, dương nữ kinh khủng thật!

        Một cuốn sách viết cứ nhâng nháo như thế, khơi khơi như thế, tự bôi nhọ mình và bôi nhọ tất tần tật như thế mà ông Bảo Ninh đáng kính lại khen hết lời là “hay” ư? Cái Chân, Thiện, Mỹ của văn chương ông cất ở đâu rồi?! Cứ cho rằng, tự truyện của Lê Vân là sự thực (Chân) 100% đi, nhưng còn Thiện ở đâu? Mỹ ở đâu?

        Những sự thực ô uế, một nhân cách phi luân, bẩn thỉu đó viết ra cho ai, viết để làm gì? Nếu tất cả các nữ nghệ sĩ Việt Nam cũng như Lê Vân, cũng lăng loàn, tham vàng bỏ ngãi, cũng chà đạp lên luật pháp và những qui ước xã hội về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ Á Đông… thì xã hội Việt Nam hôm nay sẽ ra làm sao?

        Tuyên truyền cái lối sống ích kỷ, rừng rú, hoang dại ấy cho các em, các cháu con nhà lành học tập hay sao? Có bố mẹ nào dám cho con gái mình đọc sách Lê Vân, học theo cách sống của Lê Vân hay không? Liệu ông Bảo Ninh có mong con gái mình học sống và yêu theo Lê Vân, người có cuốn tự truyện mà ông khen ngợi hết lời?!

        Dù thân thiết với Bảo Ninh đến mấy, tôi cũng không sao chịu nổi cái thói “xuýt chó vào bụi rậm” của ông! Nếu tôi nói có gì không phải, xin ông lượng thứ! Chào ông!

        Hà Nội 6-11-2006
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2006 14:27:22 bởi Ngọc Lý >
        #4
          HV09 15.11.2006 09:39:10 (permalink)
          Đau đớn vì tự truyện của con

          NSND Trần Tiến từ chối gặp mặt báo chí, dù ngày nào ông cũng nhận được cả chục cú điện thoại từ Nam ra Bắc muốn biết ý kiến của ông. Ông sợ phải khoét thêm vào nỗi đau mà đến giờ phút này ông còn chưa vượt qua nổi!

          Một mình NSND Trần Tiến lủi thủi giữa căn nhà mênh mông và vắng lặng bên đường Thụy Khuê. Con gái ông, NSƯT Lê Vân, sống cùng nhà nhưng đã bay ra nước ngoài với chồng từ hơn một tuần trước. Trước sự quan tâm dồn dập của dư luận khi cuốn tự truyện "Lê Vân - yêu và sống" ra đời, hình như chị muốn tạm xa báo giới.

          NSND Trần Tiến không muốn phát biểu gì lúc này, để mặc "người ta" muốn nói gì thì tuỳ, vả lại, "cũng biết nói gì được nữa?". Nhưng ông cũng khẳng định: Tôi không phải là con người xấu xa và tàn bạo như nói trong cuốn sách.

          Những cơn ho và nhịp thở dốc nhọc nhằn, âm giọng rời rạc cho thấy tình trạng sức khỏe của người nghệ sĩ. Vì thế, "lúc này, điều quan tâm lo lắng của tôi cũng như họ hàng là sức khỏe của tôi. Nhiều lúc tôi đã sợ tôi không trụ nổi. Nhưng tôi phải sống!", ông bảo.

          Theo lời ông kể giữa những nhịp thở ngắt quãng, thì "sau khi “Lê Vân - yêu và sống” xuất bản, NSƯT Lê Vân đã đưa, à biếu bố cuốn sách". Ông thận trọng chữa lại từ "đưa" bằng từ "biếu", chứng tỏ ông vẫn rất muốn giữ gìn danh tiếng cho con. Ông định không nhận cuốn sách, nhưng rồi cũng cầm và đọc.

          Khi Lê Khanh đến thăm bố, khuyên ông không nên đọc, ông mới để đấy. Nhưng thế cũng đủ để ông rơi vào một nỗi đau mà dù cố nén và cố giữ bình tĩnh.

          Nhưng ông không muốn lên tiếng cải chính, vì ông bảo ông đã chịu đựng được hơn 40 năm nay rồi, nên tuỳ mọi người hiểu ông thế nào cũng được, còn ông trước sau vẫn là con người ông, không thể khác.

          Ông đọc hết những bài phản hồi xung quanh cuốn sách và còn giữ được bình tĩnh như lúc này chính là nhờ có sự chia sẻ, an ủi và động viên chân thành của bạn bè, đồng nghiệp và họ hàng.

          Ông bảo: Sau chuyến đi chơi xa với các bạn văn vừa về, ông đã "lại người" một chút đấy, chứ ngay sau khi cuốn sách ra đời, cơn "sốc" khiến ông tiều tụy lắm! Tâm hồn người nghệ sĩ, vốn luôn nhạy cảm nên càng dễ vỡ.

          Giọng ông trầm sâu: "Cả đời tôi chưa bao giờ mắng Vân một câu. Lê Khanh vẫn nhớ và nhắc lại: Quá lắm thì bố cũng chỉ lấy mấy cọng rơm dọa chứ đã bao giờ đánh chúng con đâu! Chỉ là dọa thôi! Vậy mà… Tôi không hiểu nổi vì sao Vân lại viết như thế?".

          Và việc ông đã mấy mươi năm không đi bước nữa đã chứng tỏ tình yêu và sự hy sinh cho các con của ông. "Đấy là sự thật". Ông khẳng định.

          Nỗi đau này với ông dường như quá lớn. Nếu được chia sẻ, ít ra sẽ được dịu bớt, đằng này, ông cứ phải chịu đựng, trong cay đắng và âm thầm. Bởi ông còn trái tim và nhân cách của một người cha.

          Chúng tôi hỏi thêm rằng, trong 3 cô con gái, việc ông lựa chọn góp chung tiền để ở chung với Lê Vân những năm tháng cuối đời đã chứng tỏ ông yêu thương và hợp với chị nhất, thì ông im lặng và thả ánh mắt ra ngoài khoảng sân tràn đầy cái nắng hanh hao của một ngày cuối thu.

          Suốt cuộc nói chuyện, giọng ông lúc nào cũng tỏ ra đau đớn, giằng xé và cố giấu tâm trạng nhưng không nổi. Ông bảo, nếu là người khác thì ông còn có thể lên tiếng, đằng này, lại chính là con gái ruột của mình.

          Vì thế, dù có chết ông cũng chấp nhận, chứ không muốn nói đi nói lại về những điều cuốn sách đã nói.

          Sự suy sụp tinh thần nơi người nghệ sĩ vốn rất tài hoa và hóm hỉnh này cho thấy, cuốn tự truyện của cô con gái yêu đã tác động tới ông thế nào. Với người nghệ sĩ cao tuổi này, điều đó là bất ngờ và quá sức tưởng tượng!

          "Thôi thì con dại cái mang". Ông cứ nhắc đi nhắc lại câu nói ấy với một âm hưởng xót xa và cam chịu, trong đó, ẩn chứa cả tấm lòng bao dung, vị tha của một người cha.

          Sau khi cuốn sách được phát hành khiến ông bị "sốc", thì NSƯT Lê Vân có thái độ gì với ông không, ít ra là một sự áy náy, ân hận, nhất là khi 2 bố con đang ở trong cùng một ngôi nhà?

          NSND Trần Tiến lắc đầu: Nó vẫn lạnh lẽo thế. Nó có xin lỗi, nhưng là trên báo chí đấy! Nhưng mọi điều đã quá muộn khi dư luận đã ầm ĩ lên thế này?

          Còn chuyện Lê Vân nói, sau khi cuốn sách ra đời, 2 cha con đã có một cuộc nói chuyện hết sức thông cảm, thì ông nói ông không biết chuyện đó!

          Vào những ngày suy sụp nhất, ông còn có được niềm an ủi là cô con gái Lê Khanh ngày nào cũng đến thăm ông, chăm sóc chu đáo và tận tình, như để bù đắp cho ông những đau khổ mà ông đang phải gồng mình chịu đựng.

          Ông biết, Lê Khanh không muốn đọc tự truyện của Lê Vân, nhưng chẳng biết, sau khi cuốn sách gây dư luận, 2 chị em có gặp nhau không? Nhưng ông thấy Lê Khanh chưa bao giờ lên tiếng về cuốn sách. Còn Lê Vi, vẫn điện về an ủi và động viên ông rất nhiều.

          Không chỉ riêng chúng tôi mà rất nhiều người đang cùng chia sẻ tâm tư của NSND Trần Tiến, một người cha trong một gia đình nổi tiếng. Mấy mươi năm qua, bản thân ông đã là một nghệ sĩ được công chúng yêu mến và đồng nghiệp khâm phục.

          Gia đình ông luôn là mẫu mực của sự thành đạt. Vậy mà giờ đây, dù muốn dù không, hình ảnh của ông đã có phần bị "chuyển màu" trong suy nghĩ của nhiều người, nhất là khi những câu chuyện lại do chính người ruột thịt của ông đưa ra, nên sức thuyết phục độc giả không phải không có.

          Niềm tự hào và kiêu hãnh về một gia đình đầy hy sinh và cũng rất thành công với nghệ thuật biết có còn được nhắc tới trong mỗi bài phỏng vấn các thành viên trong gia đình nghệ sĩ Trần Tiến - Lê Mai nữa không? Thật tiếc về những gì Lê Vân nói trong cuốn sách đã làm tổn thương những người ruột thịt của chị nặng nề đến thế!

          Theo Thanh Hằng
          Công an Nhân dân
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2006 09:42:27 bởi HV09 >
          #5
            HV09 16.11.2006 07:23:41 (permalink)
            Hồ Anh Thái
            Đúng nghĩa là tự truyện

            Cuốn tự truyện Lê Vân yêu và sống đã nhận được nhiều lời khen và sự đồng cảm. Đồng thời nữ nghệ sĩ cũng nhận được những ý kiến trái ngược. Chính là những ý kiến phản ứng này càng chứng tỏ một điều: Lê Vân yêu và sống là một cuốn tự truyện thực sự.

            Sao lại thế? Bởi lẽ, lâu nay ta thường đọc những hồi ký hoặc tự truyện chỉ kể lại những điều tốt đẹp của chính mình, của bạn bè người thân mình. Một thứ sirô ngòn ngọt, các đối tượng được nhắc tên khi đọc xong đều thở phào, đều đẹp lòng như vừa nhìn vào một cái gương nịnh mặt. Những hồi ký không né tránh như của Vũ Bằng, Tô Hoài... trở thành của hiếm. Bây giờ, tự truyện của Lê Vân có thể bổ sung vào danh sách của hiếm như vậy.

            Phẩm chất quan trọng bậc nhất của tự truyện là sự thẳng thắn, trung thực. Sử dụng việc viết tự truyện vào mục đích tô vẽ cho mình, thanh toán với người với đời... là thất bại. May mắn, nữ nghệ sĩ được trời phú cho bản tính thẳng thắn, thẳng thắn đến nghiệt ngã. Ngay thẳng đến mức nói điều gì là nói cho tận gan ruột, đến mức không chỉ chính chị sẽ ở vào thế bất lợi, mà kể cả viết về cuốn sách của chị như thế này cũng có thể hứng chịu sự bất bình. Lê Vân chia sẻ với độc giả những đau xót, cay đắng về nghề, về đồng nghiệp, về tình yêu. Chị không ngần ngại mổ xẻ chính mình, không do dự bộc lộ mặt trái của vinh quang (cứ tưởng đến với chị một cách tự nhiên, nhẹ bỗng), không ngập ngừng chỉ ra những khúc quanh của quản lý nhà nước, quản lý văn nghệ. Thế thì vì lẽ gì ta lại muốn chị tránh mổ xẻ gia cảnh của chính mình? Tâm lý phương Đông, nói gì thì nói nhưng cứ phải tránh gia đình mình ra, nếu không muốn bị độc giả dán những cái mác là "ác", là "bạc". Một nửa cái bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không còn là sự thật nữa, Lê Vân tâm niệm như vậy.

            Chính ở chỗ này, người viết tự truyện phải lựa chọn hai lối đi: một là phải kể cho bằng hết. Trung thực không phải là nói hết mọi điều, nhưng đã nói đến cái gì là phải nói cho bằng hết. Hai là chọn sự im lặng, không viết. Rất nhiều người có danh đã chọn con đường thứ ba: viết một nửa sự thật, chỉ kể lại những gì đèm đẹp mà thôi. Như vậy mới thấy để viết được tự truyện, người ta cần can đảm. Nghe thì tưởng đơn giản, nhưng làm được không dễ. Đời sống nhiều giả dối lừa lọc quá đi, hít thở mãi cái không khí ô nhiễm bụi và khói xăng mà thành quen, người ta cũng bụi bặm lem nhem lúc nào không biết. Quen đi nhờn đi trong môi trường ấy, Lê Vân hoàn toàn có thể tự an ủi: mình từng là ngôi sao điện ảnh hàng đầu, là ngôi sao ba-lê của nhà hát, mình đã may mắn được làm việc với những đạo diễn quan trọng, đóng những vai quan trọng, mình là người vừa có nhan sắc vừa có tri thức, vừa tài vừa tâm... Nhưng chị đã nghĩ ngược lại. Có quá khắc nghiệt không? Có đỏng đảnh ra vẻ ta đây hay không?

            Kinh nghiệm sống của mỗi người là hữu hạn. Mỗi cuốn tiểu thuyết đích thực cho ta thêm một kinh nghiệm sống. Mỗi cuốn tự truyện đích thực cho ta cơ hội được sống thêm một cuộc đời bằng xương bằng thịt. Điều này làm nên phẩm chất quan trọng nữa của tự truyện. Cuốn sách vì vậy phải tái hiện cho được tính cách của nhân vật có thật. Ta thấy được gì ở Lê Vân? Những ưu điểm của bản thân trước mắt người đời đều được chính chị vạch ra mặt trái của nó. Nhược điểm của thẳng thắn là sự khô khan, cứ như là "cứng lòng". Nhược điểm của lòng tự trọng là những phân vân ngập ngừng và tự tra tấn mình. Nhược điểm của sự nhạy cảm là chìm đắm trong đau xót và dễ bị tổn thương. Cũng là một hành vi một câu nói đó thôi, người đời chưa đau thì chị đã đau và di chứng nhiều năm sau còn hằn vết. Nhược điểm của việc lý tưởng hóa đời sống là sự ngây thơ "cứ như giả vờ", lý tưởng hóa nghệ thuật đến mức không thực sự cảm nhận được vinh quang của mình, mà hờ hững, coi đó chưa phải là nghệ thuật thực sự, rồi dẫn đến việc xuống tóc, tuyệt giao với nghệ thuật. Chắc là có những nghệ sĩ đích thực chia sẻ với chị sự "vỡ ra" này, sự "bàng hoàng tỉnh mộng" này. Còn nếu ngộ nhận về bản thân và về nghề chắc sẽ cho là chị "ngạo mạn, đỏng đảnh, vờ vĩnh"...

            Thay cho việc thu nhận thêm một kinh nghiệm sống từ tự truyện, phần nhiều thiên hạ có xu hướng áp đặt quan niệm sống của mình (vốn đầy rẫy thành kiến, định kiến) và đòi hỏi người kể chuyện "giá mà" cứ nương theo một khuôn mẫu chung, dễ được xã hội chấp nhận. Thay cho việc mở lòng ra đón nhận, rồi tự phân tích lý giải ngay cả những ca hy hữu nhất, thì thiên hạ dễ sa vào phán xét từ góc độ cũng rất cá nhân, cũng rất hẹp. Cách tiếp nhận ấy là tự làm nghèo kinh nghiệm và hiểu biết của mình, tự thu hẹp khả năng cảm thông chia sẻ, gây ra một chuỗi hiểu lầm tiếp theo và cả những ngộ nhận về chuẩn mực. Thêm nữa, một số cách phán xét trên mặt báo có khi còn đạt đến độ khiếm nhã theo kiểu lời đàm tiếu (sao dễ đẻ thế mà không chịu đẻ với người chồng thứ hai? Có phải là để tự do?...). Đôi khi người ta quên rằng bài phê bình một cuốn tự truyện (bình luận về đời một con người có thật) khác với việc phê bình một cuốn tiểu thuyết.

            Đó là những phản ứng mà một cuốn tự truyện đã và sẽ thu nhận được. Một Lê Vân sau bao nhiêu trải nghiệm chỉ toát lên một ao ước: được sống bình thường. Không chọn sống với vinh quang có thật nhưng thực ra là phù du, không muốn bươn chải với đời như một người đàn ông mà chỉ muốn làm người đàn bà của gia đình, người đàn bà thực sự. Dường như sau nhiều trả giá, chị cũng đang đạt được điều đó. Cuốn sách đời chị được Bùi Mai Hạnh thể hiện thành một tự truyện đúng nghĩa. Từ chuyện đời một con người, độc giả có thể nhìn thấy hình bóng cả một thời cuộc.

            Nguồn: Người Đại biểu Nhân dân, 6-11-2006
            #6
              Ct.Ly 19.11.2006 21:40:36 (permalink)
              Lê Vân - Một ví dụ đúng
              Chúng ta đang tranh luận về cuốn tự truyện của Lê Vân với nhiều ý kiến khác nhau. Có không ít ý kiến không đồng ý với Lê Vân trong những đoạn chị viết về người cha của mình hoặc một vài vấn đề khác. Mấy ngày trước, tôi gặp nhà văn Chu Lai ôm một đống thiếp mời cưới con trai. Gương mặt ông thật hạnh phúc cứ như ông chuẩn bị đám cưới của mình. Nhưng khi nhắc đến tự truyện… ông phản đối ngay lập tức. Ông cho rằng Lê Vân đã phạm vào một nguyên tắc nào đó mang tính truyền thống. Nghĩa là không được nói những câu chuyện buồn liên quan đến người thân của mình mà đặc biệt là cha mẹ mình. Nhưng cũng có rất nhiều người đọc cuốn sách đó với một sự chia sẻ và họ mang theo một nỗi buồn nào đó về cuộc đời này. Tôi là một trong những người đó. Tôi đã nhìn thấy Lê Vân một lần cách đây vài năm trong một lần đến thăm NSND Trần Tiến. Tôi nhìn thấy Lê Vân đi lướt qua một khoảng trống ngoài sân và biến mất. Tất cả chỉ có thế. Và bây giờ là cuốn tự truyện.

              Cuốn tự truyện do nhà văn Bùi Mai Hạnh thủ bút. Nghĩa là Lê Vân đã ngồi xuống và kể lại cuộc đời mình. Chị đã kể lại rất bình tĩnh. Tôi chắc chắn là như vậy. Bởi chị phải mất một thời gian dài để nhớ và kể lại cho Bùi Mai Hạnh ghi và viết thành sách. Rồi chị một mình đọc lại bản thảo đó rất kỹ. Cuối cùng chị quyết định hạ bút “ký” để cuốn tự truyện vào nhà in và ra mắt bạn đọc. Chị kể lại cuộc đời mình để làm gì? Để nổi tiếng chăng? Không. Chị đã là người nổi tiếng và chị chưa bao giờ cho thấy mình là một người ham danh tiếng. Chị cần tiền chăng? Không. Chị không cần tiền đến mức như thế. Tôi tin chị là người khá giả. Chị kể lại như một lời tâm sự về những buồn vui trong cuộc đời mình. Chị là người ít nói và ít xuất hiện trước công chúng. Chị là người sống có vẻ “biệt lập” trong nhiều năm trở lại đây. Và đến một ngày nào đó, những giày vò, những u buồn và những thổn thức trong chị vỡ oà ra. Tôi lại tin rằng: sau khi cuốn tự truyện ra đời với bao dị nghị, bao phản đối, bao bĩu môi, bao mỉa mai… thì chị lại thanh thản hơn khi chị ở trong một vẻ ngoài nhu mì và cách biệt. Con người là vậy. Chúng ta là vậy. Kể cả với những người mắc lỗi lầm mà không ai biết. Nếu anh ta (chị ta) được nói ra sự thật thì lòng họ sẽ nhẹ đi rất nhiều. Rất nhiều người có nhu cầu nói ra sự thật của cuộc đời họ hơn là che giấu nó. Những câu chuyện của Lê Vân kể đâu có gì sai trái, đâu có gì không đúng với nhân cách của một con người xét cho tận cùng ý nghĩa của nó. Nếu tự truyện của Lê Vân là một tiểu thuyết do nhà văn Bùi Mai Hạnh sáng tạo ra thì chẳng có ai phản đối chị điều này hay điều nọ. Có quá nhiều câu chuyện tương tự đã được sáng tạo, được viết ra và được ra mắt bạn đọc nhưng chúng ta không để ý. Có khi chúng ta lại giành tình cảm cho nhân vật như thế của chúng ta. Nhưng nhân vật ở đây là Lê Vân, một nhân vật hiển hiện và quen biết chúng ta. Một nhân vật có quan hệ với quá nhiều những nhân vật phụ khác trong cuốn sách. Lê Vân đã nói về cha mình một cách chân thành đến làm cho những người khác sợ hãi. Nhưng sau những lời nói thật ấy, liệu chúng ta đã biết gì về quan hệ thực sự của cha con chị sau này. Chúng ta không biết gì mà chỉ võ đoán mà thôi. Tôi tin quan hệ ấy phải tốt hơn và hiểu biết hơn. Nó phải thế. NSND Trần Tiến có nghe thấy tiếng kêu của con gái mình không? Có. Tôi tin ông đã nghe thấy. Có thể bây giờ ông bị một phần dư luận làm cho lúng túng. Và có thể ông cũng ừ ào với những thăm hỏi đầy tính tò mò. Nhưng ông nghe thấy và ông hiểu con gái mình. Chúng ta từng chứng kiến những đứa con kêu lên trước người cha hoặc mẹ. Một tiếng kêu tủi thân, đơn độc và da diết đến đau lòng. Tôi hình dung khi Lê Vân ngồi kể lại một phần cuộc đời mình, chị mang gương mặt xa xôi và một đôi mắt buồn. Không bao giờ ở đó ánh lên sự cay độc hay thù hận. Tự truyện là một câu chuyện vui buồn mà mỗi chúng ta đều có nhưng nhiều người đã giấu nó. Tất nhiên, không phải tự truyện là kể ra tất cả những gì mỗi chúng ta đã sống, đã hành động và suy ngẫm trong cuộc đời. Im lặng hay kể ra là quyền của mỗi người. Hơn thế là nhu cầu tự trong đáy lòng của mỗi người. Lê Vân đã nói thật. Chị đủ thông minh để hình dung dư luận sẽ như thế nào khi cuốn tự truyện ra đời. Nhưng chị cũng tin những gì chị kể ra là chân thành và không có mưu mô gì. Mặc dù có thể lời kể của chị có chút nào đó ở chỗ nào đó chưa rành mạch, chưa tự tin và mang một lỗi lo lắng mơ hồ nào đấy và cả nỗi sợ hãi mơ hồ nào đấy. Nhưng chị đã được nói thật. Quyền lực của sự nói thật đã quyến rũ chị và mang cho chị sức mạnh. Chính thế mà chị đã suy nghĩ rồi ngồi xuống và kể lại những năm tháng đã đi qua của cuộc đời mình. Và cũng có thể những lời kể của chị ở một đoạn nào đó chưa được nhà văn Bùi Mai Hạnh lột tả hết hay lột tả đúng tâm trạng của người kể. Không ai lại nói mình là người có hiếu với cha mẹ mình. Nhưng tôi có thể nói tôi không bất hiếu với cha mẹ tôi trên những điều cơ bản của một đứa con. Và thế tôi thấy từ trong sâu thẳm những gì Lê Vân nói về cha mình không phải sự vô ơn hay vạch áo cho người xem lưng. Nếu bây giờ chúng ta xem một bộ phim có cảnh đứa con gào lên đau khổ trước người cha: “Cha, sao cha lại làm thế” thì đó là sự kết tội cha mình hay là tiếng kêu đau đớn của tình yêu thương và nỗi cô độc vô hình của đứa con? Sự thật là như thế. NSND Trần Tiến hiểu điều đó. Tôi tin vậy bởi tôi hiểu con người ông.

              Lê Vân không phải là người quen của tôi. Chị cũng không phải là thần tượng của tôi. Bởi vậy tôi nói về chị là nói về một sự thật. Sự thật này cần bình tĩnh để hiểu đúng và chia sẻ. Tôi rất quý trọng chị bởi chị đã nói lên sự thật với bao nỗi giày vò và cả vật vã. Dẫu rằng sự thật chị nói cho chúng ta nghe không phải là một sự thật "chết người ". Đó chỉ là sự thật giản dị về một cuộc đời như muôn vàn cuộc đời khác. Những điều chị nói chẳng hề ảnh hưởng đến vị thế của cha mẹ hay các em gái chị. Tôi vẫn kính trọng NSND Trần Tiến. Tôi vẫn quý trọng tài năng của NSND Lê Khanh và nghệ sỹ Lê Vi và người mẹ của ba cô con gái "vàng". Thực ra sự xuất hiện cuốn tự truyện chẳng có gì phải ầm ĩ như thế. Những gì chị kể trong cuốn tự truyện đó chẳng có gì giật gân. Nhưng tôi đọc nó bởi sự xúc động mạnh mẽ rằng: chúng ta đang bắt đầu tập nói thật. Việc nói thật không một chút dễ dàng đối với hầu hết chúng ta trong đó có tôi. Và tôi cất giọng nói về cuốn tự truyện của chị chỉ bởi vì tính trung thực và dũng cảm của một con người. Chúng ta đã nói khéo với nhau quá lâu rồi. Sự khôn khéo giả tạo của chúng ta đã làm cho chúng ta thấy cuộc sống trở lên nhàm chán mà chính chúng ta không đủ can đảm từ bỏ nó. Nói thật là một ý thức sống mà chúng ta phải học từng phút, từng giây và cho đến cuối đời. Chúng ta đã quá vô cảm và quá mệt mỏi với lối sống "đóng cửa bảo nhau" hay "rút kinh nghiệm trong nội bộ". Lối sống đó chỉ là cách chúng ta trốn chạy sự thật mà thôi. Khi chúng ta càng trốn chạy sự thật thì chúng ta càng đến gần sự dối trá. Cho dù chúng ta nói ra sự thật với sự vụng về và nhiều lúc làm đau đớn người khác thì nó vẫn có giá trị hơn ngàn lần những từ ngữ sáo rỗng của thói đạo đức giả.

              NSND Thanh Hoa cũng sẽ ra mắt tự truyện. Rồi sẽ còn nhiều người nữa (có thể cả tôi) muốn viết lại những năm tháng buồn vui của cuộc đời mình như một lời tâm sự, như tìm kẻ tri âm, như để lòng mình thanh thản hơn cho những ngày đang đến. Tự truyện như Lê Vân yêu và sống dù thế nào cũng là một hành động sống trung thực và can đảm. Và Lê Vân là một ví dụ đúng cho hành động sống ấy.

              © 2006 talawas



              Phụ lục

              Tạ Duy Anh
              Mấy lời cho lần tái bản thứ nhất

              Sau sự kiện Nhật ký Ðặng Thuỳ Trâm, không mấy ai, cả từ phía những người làm sách đến độc giả, chờ đợi lại có một cuốn sách nào đó gây nên một cơn sốt tương tự. Nhưng rồi điều đó đã xảy ra với Lê Vân yêu và sống. Hàng chục ngàn cuốn sách vừa ra khỏi nhà in đã hết vèo. Trong khi việc nối bản đang tiến hành gấp rút thì những cuốn sách in lậu cũng chỉ phần nào đáp ứng được cơn bức xúc của độc giả. Lần đầu tiên thị trường sách ế ẩm của Việt Nam xảy ra điều thú vị: Hàng chục hiệu sách do không thể có nguồn cung, đành trương lên tấm bảng “Ở đây không có Lê Vân yêu và sống” để khỏi cứ phải trả lời khách hàng mà họ không lỡ cáu gắt do quá mệt mỏi.

              Vậy điều gì ở cuốn tự truyện này thu hút sự quan tâm của bạn đọc mọi lứa tuổi mạnh mẽ như vậy?

              Thứ nhất, quả thật là người ta có lý do để tìm đọc cuốn sách trước hết vì Lê Vân là một nghệ sĩ khá đặc biệt. Ðặc biệt từ hoàn cảnh xuất thân, những vai diễn xuất sắc trên màn ảnh đến những mối tình éo le qua tin đồn. Ðặc biệt hơn nữa khi người đàn bà xinh đẹp, tài hoa và đa đoan đa tình ấy bỗng vào một ngày rũ bỏ tất cả và gần như biến mất, không để lại tăm dạng, không có bất cứ lời giải thích nào khi những gì mà một nghệ sĩ mơ ước đang ngay trong tầm tay, để lại biết bao tiếc nuối và những lời đàm tiếu. Suốt mười năm ấy Lê Vân đi đâu, làm gì, sống và yêu ra sao, tại sao chị lại hành động như vậy... chắc chắn vẫn là những thắc mắc chưa mờ phai hẳn trong mối quan tâm của những người hâm mộ chị. Thì nay, bằng sự ra đời của cuốn tự truyện, họ hy vọng tự tìm được sự thoả mãn.

              Thứ hai, có thể tâm lý hiếu kỳ đã tạo nên một phần không khí nóng bỏng xung quanh cuốn tự truyện, nhưng liệu chỉ để thoả mãn sự hiếu kỳ thì người ta có truyền tay nhau cuốn sách, hào hứng mách nhau chỗ mua sách, bàn tán bình phẩm về nội dung, câu chữ... rầm rộ và nghiêm túc như đang xảy ra không? Câu trả lời chắc chắn là không. Chỉ cần lướt qua hàng trăm trang báo viết, báo mạng trong thời gian qua bạn đọc có thể yên tâm về khẳng định đó. Người ta bị cuốn hút trước hết vì hầu như cho đến nay chưa từng có một cuốn tự truyện nào (bao gồm cả những cuốn ghi là hồi ký) mang âm hưởng của một lời thú tội thực sự như vậy, hay nói như Lê Vân là chị chỉ có một nhu cầu duy nhất là sám hối. Người đàn bà này đã trừng phạt nghiêm khắc bản thân bằng cách tự “giải mật” đời mình, sòng phẳng một lần trước những gì chị cho là tội lỗi, điều mà một người khôn ngoan thông thường luôn biết cách để không làm. Vì chúng được kể ra bằng ngôn ngữ của trái tim nên cũng dễ dàng đến thẳng với trái tim người đọc. Có lẽ vì thế mà đa số độc giả tin ngay vào tính chân xác của những sự kiện bị cuốn theo cuộc đời chị, do đích thân chị kể lại. Ðiều này không phải cứ muốn mà được.

              Và cuối cùng, khi những tò mò, những cơn xúc động hay nỗi giận dữ lắng lại, người ta chợt nhận ra sự cuốn hút thực sự của cuốn sách lại ở chỗ nó có tất cả mọi phẩm chất của một tác phẩm văn học chất lượng cao. Ngày càng khó tìm được thứ văn phong đẹp, giản dị và tinh tế, lại đậm đặc chất trữ tình như vậy. Làm nên điều này là cây bút trẻ Bùi Mai Hạnh. Cuốn sách là một sự nhập thân kỳ diệu giữa hai người đàn bà can đảm, đến độ người thể hiện biến mất trong những lời kể của nhân chứng mà chị kiên nhẫn ghi lại với một cảm hứng có thể nói là cũng vô cùng kỳ lạ. Từ chuyện kể về số phận một nghệ sĩ, Bùi Mai Hạnh đã khéo léo phác lại cả một bức tranh toàn cảnh rộng lớn mà mỗi chúng ta hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều góp vào làm nên độ tối sáng của nó. Ðiều đó cũng rất đáng kể tạo ra diện mạo và tầm vóc của cuốn sách khiến nó xứng đáng là một sự kiện văn học và chắc chắn sẽ tiếp tục được tìm đọc.

              Hà Nội 29-10-2006

              (Lời tựa cho lần tái bản thứ nhất, 2006, do công ti Phương Nam ấn hành)
              #7
                HV09 11.12.2006 08:46:05 (permalink)
                NGƯU ‘’đầu’’ – MÃ ‘’viện’’: Nói Với Nhà Phê Bình Trịnh Thanh Sơn
                Dương Cường

                 
                SCL trích thư : Tôi cứ băn khoăn, trăn trở với chủ đề phiếm đàm về cuốn sách của Lê Vân. Mặc dù anh NH SCL đã cho biết nên dừng các bài viết loại này . Thế nhưng như vậy tôi thấy áy náy. Vì bài viết trước, do ở xa không được đọc toàn văn bài viết của Bảo Ninh, tôi chỉ dựa vào đoạn trích dẫn - nên có ý nghĩ sai về Bảo Ninh. Hối cũng không kịp chỉ đành viết bài khác nhằm xin lỗi Bảo Ninh. DƯƠNG CƯỜNG  
                Lê Vân – Yêu và Sống của Lê Vân- Bùi Mai Hạnh đang gây dư luận hai chiều cho người đọc, với những suy nghĩ, cảm thụ, những cấp độ đồng tình, phản đối khác nhau. Có người đã chuyển từ cảm nhận khi đọc tác phẩm sang  ‘’mạt sát’’ các tác gỉa sáng tác, thậm chí còn ‘’chửi rủa’’ cả người đọc khi họ thông cảm, đồng tình với các tác gỉa, tác phẩm nhưng không đồng thuận với nhà phê bình. Hiện tượng này, thời điểm này, biểu hiện đó không bình thường. Trong số những người ‘’Cực đoan’’, điển hình - có nhà phê bình Trịnh Thanh Sơn (TTS).
                 
                Trên bài Yêu và Sống, tự truyện của Lê Vân: Một cuốn sách bôi nhọ và tự bôi nhọ - (đăng ở Văn Nghệ Trẻ ngày 12/11 vừa qua), TTS chẳng những lấy nhà văn Bảo Ninh để ’’Xả Súp Pap’’ mà còn nhân đà, chửi rủa cả những người đồng tình, khen LV- YVS rồi trút lên đầu Lê Vân cơn thịnh nộ:
                ’’... nhà văn Bảo Ninh khen hết lời cuốn sách... mà tôi coi là sự nhục nhã cho những người cầm bút... viết những dòng tán dương hết sức BÔC ĐỒNG và HOANG ĐƯỜNG này’’.
                ’’Tôi vẫn biết, xưa nay, người đọc... trình độ văn hóa khác nhau... chuyện đồng sàng đồng mộng là lẽ thường, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã cũng là lẽ thường...’’.
                ’’… Viết để tung hê tất cả mọi gía trị đạo đức, nhân phẩm... là vạch áo cho người xem lưng… đọc mà phát kinh’’
                Vân vân và v.v... Nghĩa là còn nhiều câu, đoạn - nếu không sợ làm mất thì giờ - của độc gỉa, tôi đã bê nguyên xi những đoạn ’’bức xúc’’ của ông Sơn vào đây.
                 
                Nhưng thôi !
                TTS có thể, có quyền phô diễn kiến thức phê bình của mình, tỏ ra mình đứng trên ’’trụ’’ của chữ Hiếu vững chắc để lên án người ông cho là BẤT HIẾU (Lê Vân…). Đó là cách thưởng thức Văn chương. Mỗi người có cách cảm thụ khác nhau về các tác phẩm. Thế nhưng chẳng hiểu sao TTS lại ’’hăng lên’’ đến độ, coi những người có ý kiến trái ngược với học thuật của mình là đối kháng, xem họ như ’’lũ Trâu- Ngựa’’ - tìm đến với nhau, đồng cảm nhau khi đánh gía LV- YVS, là (bọn) Ngưu tầm Ngưu, Mã Tầm Mã (...). Tôi không nhắc lại ý kiến của mình sau khi đọc, cảm nhận về Lê Vân- Bùi Mai Hạnh - như nhiều người đã làm, nhiều báo đã đăng tải. Tôi muốn nói về phương pháp tư tưởng – phê bình của TTS.
                 
                Nhà phê bình (NPB), tối kị - để cho dòng cảm xúc bột phát, dâng trào - sau khi đọc mà không khống chế, chọn lọc - đã vội viết ra. Bởi vì như vậy, anh ta sẽ trở nên hồ đồ, lấn át ý kiến người khác, ép một cách thô bạo - tư duy của thiên hạ theo mình. Trong bài viết của ông Sơn trên đây, sự ’’tư duy cực đoan’’ còn được đẩy lên đến mức ’’thù địch’’ đối tượng không đồng thuận với mình. Đọc TTS cứ tưởng đây là giọng của một người phê bình mới cầm bút nào đó, chứ không phải nhà phê bình TTS đã từng có nhiều bài viết sắc sảo, được đào tạo bài bản.
                 
                Khoan nói về Lê Vân và cuốn sách Tự truyện. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về cái trụ cột ’’Chữ Hiếu’’ mà TTS dựa vào để phê phán tác gỉa và những người đồng tình vơi các tác gỉa nhưng trái ngược với đánh gía của TTS.
                 
                Chữ Hiếu là một phần hệ thống tư tưởng của đạo Khổng. Từ đó được cụ thể hóa bằng quy tắc sống của người quân tử khi xưa:
                ’’Quân xử Thần tử, Thần bất tử - bất trung!
                Phụ xử Tử tử, Tử bất tử - bất hiếu!  
                (dịch nghĩa: Vua bắt bầy tôi chết – bầy tôi không dám chết là không có lòng Trung Quân (Ái Quốc). Cha bắt con chết, con không nghe lời là Bất hiếu)’’. Với hệ tư tưởng này, chữ Trung - Hiếu trói buộc con người bao đời. Từ đó, giới cung đình triển khai, áp đặt: Bất kì cái gì do Vua đưa ra - cho dù đó là điều sai, thậm chí giết dân vô cớ - thần dân cũng không được phép làm trái, phản đối.
                 
                Cha cho con cuộc đời (đẻ ra con) - bắt con chết, con cũng phải chết chứ đừng nói đến việc phê phán cha... Đạo lí này được du nhập vào Việt Nam một cách máy móc và tồn tại cùng dân tộc, đất nước bao đời. Có lúc trực tiếp, gían tiếp nó đã gây tai họa cho dân tộc. 
                 
                Thế nhưng ngày nay, cũng ngay cái nôi của đạo Khổng - nước Trung Hoa - đã có cái nhìn, quan điểm khác về Trung - Hiếu. Thể hiện sự chuyển động tư tưởng này, trong một số tác phẩm văn chương - nhất là Điện ảnh - đã đưa ra các thí dụ có tính thông điệp về chữ Hiếu trong thời đại mới. Rất nhiều tác phẩm Điện ảnh có chủ đề Trung - Hiếu được du  nhập, phổ biến rộng rải ở Việt Nam. Điển hình bộ phim Kỳ tài Kỷ Hiểu Lam. Trong Phim có một trường đoạn, các tác gỉa xây dựng nhân vật Cha là tên quan cai trị ở một vùng – (Dương Đình Trung). Y, đã toa rập với Hòa Thân - đại thần nhất phẩm trong triều - ăn cắp công qũy, hối lộ,  phóng hỏa, giết người... con gái của y (Dương Thiết Tâm), đã nhiều lần can ngăn không được. Cực chẳng đã - nhằm ngăn chặn tội ác cha mình đang và sẽ tiếp tục - cô ra trước tòa tố cáo... và cha cô đã bị xử tội chết. Chữ Hiếu mà TTS nêu cao, bảo vệ, hi vọng không ngoại trừ cả việc bảo vệ tội ác và tư tưởng Quân, Thần cổ hủ -  kia!   
                 
                Ông Sơn đang tự coi mình là trung tâm tư duy nhằm bảo vệ Truyền thống, đạo lí ’’Phương đông’’(như ông nói trong bài viết). Thế nhưng bây giờ gìới Văn Nghệ Sĩ Trung Hoa (TH) – nơi sản sinh ra đạo Khổng, nơi thủy tổ của đạo Khổng (Khổng Phu Tử) ra đời - đã mạnh dạn đề cập sự cần thiết phải thay đổi quan niệm về chữ Hiếu. Giới sĩ phu, nhà văn, nhà phê bình, điện ảnh Trung Hoa chấp nhận. Cơ quan quản lí tư tưởng TH có tiếng ‘’Khắt khe’’ - chẳng những cho phép phát hành trong nội địa, mà còn muốn nước lân cận (Việt Nam...) – nơi đạo Khổng ngự trị không kém phổ biến - là có lí do. Các nhà quản lí tư tưởng, văn hóa của Việt Nam cũng chấp nhận, cho phép phát hành rộng rãi những tác phẩm loại này - cũng có lí do. ’’Găng Xtơ phê bình’’  Trịnh Thanh Sơn – (như nhiều người ghán cho) - muốn đốt ngọn đuốc giữa ban ngày để bảo vệ gía trị tư tưởng truyền thống cho ’’phương Đông’’ bao gồm cả Trung Hoa. Điều này có cần thiết không?
                 
                Ông Sơn có thật là người có kiến thức cảm thụ nghệ thuật hơn hẳn những người mà ông cho là ‚’’Trâu - Ngựa’’ kia không? Chỉ lấy môt thí dụ ngay trong bài viết của mình, TTS chửi rủa nhà văn Bảo Ninh đã thấy rõ ông ta ’’hàm hồ’’. Bởi vì, Bảo Ninh – tác giả của Nỗi Buồn Chiến Tranh, được nhận giải thưởng Văn Học và khá nhiều trang viết, tác phẩm - được người đọc tán thưởng. Ý kiến nhận xét về LV- YVS của Bảo Ninh (cả suy nghĩ... lẫn hành văn) có hai chiều. Đúng mực. Trong khi TTS chỉ suy nghĩ một chiều nhằm lấy lòng những ông Bố ‘’mất nết’’, tôn vinh chữ Hiếu cứng nhắc, máy móc.
                 
                TTS hiểu câu Tục ngữ trích sau đây cũng chưa tường: ’’Con không chê cha mẹ khó. Chó không chê chủ nhà nghèo’’ – làm chủ đích để phê phán Lê Vân- Bùi Mai Hạnh là khập khiễng. Con không chê cha mẹ Khó - chứ không phải ‘’không được chê’’ cha sai, lầm.
                 
                Cha mẹ nghèo, con sợ nghèo khó, ích kỉ, vô trách nhiệm với người sinh ra mình – mà bỏ đi là bất hiếu. Điều đó đúng! Nhưng phê bình cha khi cha sai là chuyện khác.
                 
                Nếu đã dùng câu tục ngữ trên để làm lẽ sống thì phải dùng luôn câu khác nữa:
                ’’Con hơn Cha là nhà có phúc’’! Thử hỏi; Nếu cha mẹ lạc hậu- phạm tôi hình sự, Tham Nhũng (có cơ... dựa cột), mà con biết nhưng vì giữ ‘’chữ Hiếu’’ – như kiểu suy nghĩ của TTS - không đấu tranh ngăn chặn, đó có phải thực sự Hiếu tử không?
                 
                Thời nay, không thiếu những ông bố, bà mẹ quan niệm ’’làm vậy…’’ là vì tương lai của con cái – ý nói tham ô, ăn cắp công qũy là để cho con cái mai sau có tiền sống sung túc. Từ đó bất chấp luật pháp, đạo lí, thể hiện, triển khai chữ ’’làm Vậy’’ bằng cách: Buôn lậu, thụt két, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán Ma túy, cướp của, giết người (kiểu Năm Cam...). Những cậu Ấm, cô Chiêu trong các gia đình loại này không ít người biết bố mẹ phạm tội, nhưng ‘’cứ’’nhắm mắt cho qua để tiếp tục hưởng thụ tiền bạc phi pháp - chứ họ không phải hoàn toàn vì Hiếu đễ mà họ im lặng! Trong thâm tâm họ không đồng tình, lo sợ... nhưng vì ích kỉ, không lên tiếng để cuối cùng gia đình lãnh nhận hậu qủa: Bố, Mẹ lãnh án vào tù, (Hoặc xử tội chết) - gia đình tan nát.
                 
                Thử hỏi: Nếu ngay khi phát hiện ra chuyện động trời kia, con cái can ngăn... căn ngăn kiên quyết, kịch liệt đến độ ông bố tự ái dừng tay, không phạm tội, gia đình vẹn toàn - thì sự can ngăn (qúa mức kia), và kết qủa thu được - có đáng không?
                 
                Lại nữa, đã có tình trạng, hiện tượng:Ông Bố phạm tội, Con cái bằng cách này hay cách khác - tố cáo (...), Bố đi tù - vậy thì ở đây chữ Hiếu và chữ Trung, dưới nhãn quan của nhà phê bình Trịnh Thanh Sơn hôm nay - sẽ được phán quyết như thế nào?
                 
                Không phải bây giờ, thời đại này chữ Hiếu mới, được người đương thời quan tâm, đặt ra. Thời xa xưa người ta cũng đã từng đặt câu hỏi: Thế nào là Trung - Hiếu vẹn toàn? Xin nhắc lại câu chuyện cổ trong thời Đông Chu Liệt Quốc bên Trung Hoa. Chuyện về Ngũ Tử Tư:
                 
                Cha, Anh Ngũ Tử Tư đều làm quan trong triêu. Vua nghe lời bọn xu nịnh dèm pha, trị tội Cha (lúc đó hai anh em Ngũ Tử Tư ở xa). Trước khi giết, vua đòi Cha Ngũ Tử Tư gọi hai con về hứa sẽ tha chết nhưng thực ra sẽ  giết cả 3 cha con để trừ hậu hoạn. Nhận được tin, 2 anh em họp bàn. Anh Trai kiên quyết về theo lời gọi của cha. Em không nghe can ngăn vì biết rằng về là cả 3 cha con đều chết. Anh giữ tròn đạo Hiếu không nghe - về. Qủa nhiên Cha, Anh Ngũ Tử Tư đều bị giết. Biết tin, Ngũ Viên khóc và thề bằng mọi cách sẽ trả thù cho Cha, Anh...
                Sau Ngũ Tử Tư mượn được quân của Ngô Vương Phù Sai về, quyết định trả thù cho cha theo cách của mình. Người bạn thân biết chuyện khuyên giải đại ý: Kẻ thù đã chết, có làm gì thân nhân của anh cũng không sống lại. Đừng vì thù cha , đừng vì ’’Ngu Hiếu’’ mà làm qúa quắt... Ngũ Tử Tư không nghe: quật mồ tên vua kia để thực hiện lời hứa... Trời báo ứng: Ít lâu sau, ông cũng lại bị họa ‘’nịnh thần’’ làm hại, bị ngay Phù Sai chém, bêu đầu trước cổng thành để ’’ ta nhìn thấy’’ hậu duệ của kẻ thù - tiến vào tiêu diệt nước Ngô….
                 
                Từ câu chuyện cổ chúng cũng rút ra được bài học qúy: Hiếu, thực hiện Chữ Hiếu máy móc - chính là không Hiếu đễ!
                 
                Tục ngữ của ta có câu: Thuốc đắng dã tật, Nói thật mất lòng. Tuy lời khó nghe, đắng khó nuốt nhưng người nghe, người nuốt sẽ sáng mắt, khỏi bệnh. Không nói thật, bệnh kéo dài. Nói thẳng, nói thật để biết mà tìm thuốc chữa - sẽ hết bệnh. Con Bệnh nên chọn đường nào?
                 
                Chẳng lẽ những đứa con cứ để cho cha mình tiếp tục sai lầm chết người - mà không lên tiếng can ngăn, cảnh báo? Đôi khi, những đứa con dám nói thật, nói hết khuyết tật khuyên cha, lời khó nghe thậm chí ‘’hỗn xược’’ - làm cho ông Bố có lỗi, bực mình… sửa chữa - thì đó cũng là tốt. Những ông Bố không có lỗi với con cái, việc gì mà tự ái ầm ĩ . Những ai dị ứng với chữ Hiếu, cần phải bình tĩnh suy xét, không nên hùa theo ’’ầm ĩ hộ’’ - trừ phi bị chạm nọc (!?)
                 
                Còn sợ con em chúng ta đọc LV- YVS sẽ có hại - như bà (ông) Hoài Phương viết, TTS bám lấy cái cũ phong kiến lỗi thời rồi lớn tiếng  hù doạ bâng quơ, là: Lo bò trắng răng, thực chất coi thường thế hệ trẻ! Họ đã trưởng thành, đủ sức, đủ trí tuệ phân biệt đúng sai, không cần nhà phê bình lo hộ!
                 
                Trịnh Thanh Sơn có thật là NPB nghiêm túc - cầm cân nẩy mực không?
                Ông đã dám nói thẳng, nói thật về một đề tài khá nhậy cảm này. Gía mà tất cả các bài phê bình của ông đều ’’có mùi’’ của bài viết phê bình LV -YVS... và ’’chửi’’ các đối tượng cần chửi để thúc đẩy nền Văn học nước nhà đi lên kịp bước tiến của thời đại. Chửi để ‘’tiệt nọc’’ các loại Đạo - Ăn cắp : Văn, Thơ, Nhạc, Họa, Ảnh, Sách, Bản quyền… đang nhan nhản diễn ra hàng ngày - như chửi ’’bọn Trâu, Ngựa’’ trên kia - thì tốt biết bao. Đáng tiếc TTS lại không dám làm thế. Ngược lại, ông dành phần lớn bài viết (...) - bới móc đời tư, xoi mói khiếm khuyết của Lê Vân. Đọc bài viết của ông, tôi thấy lòng mình gờn gợn : Trịnh Thanh Sơn! Ông là ’’Nam Nhi Đại Trượng Phu’’ ngời ngời. Là nhà phê bình có tí chút danh nhưng các đoạn văn ông ‘’bới, móc’’ Lê Vân thật độc địa. Đọc lên, có cảm gíac như nghe tiếng Người đàn bà mất gà đang chửi vì nghi ngờ hàng xóm ăn cắp… giống hình ảnh, khung cảnh, nhân vật của cố nhà văn Nam Cao – đang sống lại. Tôi băn khoăn tự hỏi: Phải chăng Trịnh Thanh Sơn cũng đã bị ’’họa đàn bà’’, bị đàn bà cho nếm mùi chua cay - nên mới có áng văn phê bình ’’tuyệt tác’’ kia?
                 
                 
                Lê Vân – Yêu Và Sống là cuốn tự truyện.
                Người kể, người chắp bút trung thực cùng các sự kiện của đời sống họ. Người đọc cần và thích đọc những trang viết chân thực như thế chứ không thích các trang viết tự đánh bóng mình và sự kiện... Lê Vân (và cả Bùi Mai Hạnh) bộc bạch cõi lòng trên nền của sự thật đã trải nghiệm. Các ông : Bảo Ninh,Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều (họ khá nổi tiếng) - đã viết, cả khen lẫn chê - chỉ ra những ưu, khuyết của LV- YVS. Chúng ta có thể tin cậy và đồng tình với các tác gỉa này cả về tư cách lẫn nghiệp vụ viết cùng tác phẩm của họ. Viết như TTS không phải là phê bình. Đó là trả thù, vùi dập, thóa mạ ! Tiếc thay, thời nào cũng có các mâu thuẫn giữa Nhà văn và Nhà phê bình. Chả vậy, lúc sinh thời, Cụ Nguyễn Tuân trong một lần uống rượu với cụ Tô Hoài, nói vui: ...Khi tôi chết, nên chôn theo tôi một tay Phê Bình để xuống dưới ấy cùng anh ta tiếp tục đàm đạo văn chương... (1)
                 
                Lê Vân- Yêu và Sống là lời phán quyết của đứa con đối vời ông bố trong gia đình nhà Lê - Trần. Lời cảnh báo này không chỉ cho riêng một gia đình. Nó là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi gia đình, trước hết là gia đình có những ông bố, không đàng hoàng, không ra dáng làm bố!
                 
                Đó cũng là sự nhắc nhở những ’’Bố - Mẹ-  Dân’’ trong Đại gia đình Việt Nam. Trước ‘’Con Dân’’ của mình - các vị hãy cẩn trọng. Hãy làm hết trách nhiệm của người làm ‘’Cha - Mẹ’’. Nếu con cái có bức xúc - như Lê Vân (hoặc còn hơn Lê Vân) - tốt nhất các vị hãy xem lại hành vi của mình chứ đừng tiếp tục thực hiện đạo lí cũ, xưa: ’’bắt chết, phải chết’’! Cha mẹ, con cái - không phải là kẻ thù. Không bao giờ bỏ được nhau. Đó là sự thật mà tạo hóa, thượng đế đã ban cho. Muốn giải tỏa được bất đồng muôn đời -‘’Cha và Con – hai thế hệ’’ để gia đình hòa thuận, yên ấm, hạnh phúc, Cha - Mẹ cần có tấm lòng bao dung, thương con và thực lòng xám hối trước lổi lầm hiển nhiên của mình!
                 
                Cuối cùng cần nói về hai nhân vật Ngưu-Trâu ; Mã - Ngựa:
                Hai nhân vật này có truyền thuyết hẳn hoi. Họ vốn gốc ‘’người’’ ở thế giới khác – Âm phủ. Các vị được người đứng đầu thế giới kia phong : NGƯU ĐẦU , MÃ VIỆN. Họ có nhiệm vụ gíup Diêm Vương rèn dũa, uốn nắn các linh hồn kiếp trước qúa ác độc - từ trên dương thế thác xuống. Mục đích, nhiệm vụ của Ngưu đầu- Mã Viện là ‘’nện’’ các kẻ ác kia, thử thách họ… nếu số ác đó sửa chữa khuyết điểm, ăn năn hối cải với lỗi lầm (kiếp trước) của mình thì sau đó họ trình báo, Diêm vương cho bọn kẻ ác này đi đầu thai, chuyển  kiếp. Nếu không sửa chữa, hoặc tội ác của chúng trên dương thê vào loại ’’Trời không dung- Đất không tha’’, theo chỉ thị của Diêm Vương, Ngưu, Mã sẽ đựa bọn chúng đày xuống 18 tầng địa ngục, vĩnh viễn không siêu thoát…
                Do dưới Âm phủ chỉ làm nghề đánh người, về gìa họ giải nghệ nhừơng chức đó cho lớp Ngưu – Mã trẻ - cũng được đi đầu thai. Nhưng vì ‘’Kiếp trước’’ cũng làm ‘’nghề ác’’, họ về dương thế để trả báo – làm kiếp trâu ngựa, kéo cầy trả nơ, để cho con người cưỡi và chịu chung số phận bị Giết, Mổ.
                Lên dương thế, Trâu, Ngựa cùng Bò - là bạn thân thiết của con NGƯỜI.
                 
                Trịnh Thanh Sơn bảo những người khác chính kiến mình là Trâu, Ngựa, thì… ’’Ngưu, Mã’’ lại cũng sẽ ví Trịnh Thanh Sơn là... ’’Bò’’. Vì Trâu- Ngựa- Bò đều rất gần nhau về nòi, giống, đều ăn... Cỏ! Đều là gia súc có ích!
                Nhưng dân Việt vẫn ’’Phân biệt chủng tộc’’, xếp Trâu, Ngựa – ’’thông minh’’ hơn... Bò !
                 
                15/11/2006
                 (1) – Cát Bụi Chân Ai  - Tô Hoài, nxb Hội Nhà Văn năm 2000

                DƯƠNG CƯỜNG
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9