.
Trần Quốc Vượng
Trần Quốc Vượng
12/12/2934-08/08/2005
là nhà Văn Hóa Sử Học
chủ trương Dân Chủ
không gia nhập Đảng Cộng Sản
luôn hết sức tận tâm nghiên cứu
và bồi đắp nền Văn Hóa Sử Việt Nam
Tiểu Sử Theo Wikipedia: Trần Quốc Vượng sinh ngày
12 tháng 12,
1934. Ông sinh trưởng tại Kinh Môn,
Hải Dương. Năm
1956 ông tốt nghiệp thủ khoa cử nhân
Sử –
Địa trường
Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm
1980 ông được phong hàm
giáo sư.
Các chức vụ đã đảm nhiệm: chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học, Đại học Tổng hợp Hà Nội; giám đốc Trung tâm nghiên cứu Liên văn hoá-Lịch sử, trưởng bộ môn Văn hoá học, khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội; phó tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hoá ẩm thực Việt Nam, phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghề truyền thống Việt Nam, tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội...
Ngày
22 tháng 9,
2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ hơn ông gần 30 tuổi (sinh năm
1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu.
Tác phẩm Ông được cho là đã đưa ra nhiều ý kiến mới và sắc sảo về các diễn tiến lịch sử.
Ông có hơn 30 đầu sách đã xuất bản:
Sách chuyên khảo:
1960, phiên dịch và chú giải Việt sử lược (khoảng thế kỷ 14, đây là bộ sách sử xưa nhất do người Việt viết còn truyền lại)
1973, chủ biên bộ Danh nhân Hà Nội (2 tập)
1975, đồng tác giả Hà Nội ngàn xưa (cùng Vũ Tuân Sán)
1976, đồng tác giả Mùa xuân và phong tục Việt Nam (cùng Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ)
1993, Trong cõi (NXB Trăm Hoa, California), tập tiểu luận
1995, Theo dòng lịch sử
1998, Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá
2000, Văn hoá Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm (1000 trang, tập hợp 74 bài viết)...
Sách giáo khoa: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam...
Ngoài ra, ông còn viết hàng trăm bài nghiên cứu đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước.
"Tứ trụ triều đình" sử học Việt Nam đương đại
Ông được xem là một trong "tứ trụ" ("Lâm, Lê, Tấn, Vượng", tức gồm Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của chính ông, đó là chuyện huyền thoại và có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữa thập kỷ 1950, ba ông “Lâm, Lê, Vượng” học cùng khoá, còn ông "Tấn" học sau (thủ khoa năm 1957). Sau đó, theo lệnh của khoa, ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựng ngành Khảo cổ học của khoa Sử... Vì năm 1954, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngành Khảo cổ Việt Nam chỉ còn là con số 0, không để lại một nhà khảo cổ học nào. Ông đã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 – 1960, cùng với sự giúp đỡ tư liệu của giáo sư Hà Văn Tấn.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2006 02:23:04 bởi TTL >