(url) BÍCH HUYỀN

Tác giả Bài
sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
(url) BÍCH HUYỀN - 23.11.2006 05:09:33
.

BÍCH HUYỀN
 

 
.Cô Bích Huyền
Photo courtesy of

thuvienvietnam.com
 
Nhà Văn
Giáo Sư Việt Văn
Ký giả báo chí truyền thanh
 
Tên thật là Phạm Thị Nga
Sinh trưởng tại miền Bắc
Di cư vào Nam năm 1954
Phu quân là Cựu Tham Mưu Trưởng
trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lat.
Năm 1975, ông bị bắt đi cải tạo,
rồi bị đưa ra Bắc và mất ở đó năm 1979.
Sang Mỹ năm 1990, diện H.O
Hiện định cư tại California,
Cô Bích Huyền cộng tác với đài VOA
và không ngừng tiếp tay làm nhiều công tác từ thiện.
 
 
xin bấm vào để nhập
 
Câu chuyện của một người phụ nữ mất chồng trong cuộc chiến Việt Nam

2005.05.09
Trà Mi, phóng viên đài RFA


Một người sĩ quan cấp tá của quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỗng nhiên biến thành 1 tù nhân chính trị. Một người vợ trẻ bỗng chốc trở nên quá bụa. Một bé gái vừa chào đời đã mồ côi cha. Một gia đình tan nát.

Một nỗi buồn trong hàng ngàn vạn nỗi sầu ly tán của các gia đình miền Nam Việt Nam khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày cuối tháng tư năm 1975. Đó là câu chuyện của cô Bích Huyền, một cuộc đời rẽ lối vì cuộc chiến Việt Nam 30 năm về trước.
Cô Huyền sinh trưởng trong một gia đình nhà giáo miền Bắc. Theo làn sóng di cư năm 54, cô cùng gia đình vào Nam và sinh sống tại Sài Gòn. Khi miền Nam thất thủ cũng chính là lúc chồng cô, cựu Tham mưu trưởng trường đại học chiến tranh chính trị Đà Lạt bị bắt đi cải tạo tập trung, rồi sau đó bị đưa ra Bắc, bỏ lại người vợ trẻ cùng đứa con gái đầu lòng chưa tròn tháng tuổi.

"Cuộc đổi đời"

Người mẹ trẻ đơn độc, một tay chăm sóc con thơ, một tay nuôi chồng tù tội. Thế nhưng, nỗi đau ly tán chưa kịp nguôi ngoai thì chỉ 4 năm sau, nỗi đau mất mát đã giáng xuống cuộc đời người vợ trẻ, khi cô được tin người thân yêu nhất của mình đã vĩnh viễn nằm xuống trong trại cải tạo Vĩnh Phú.
Những chuỗi ngày tiếp theo đó, người quả phụ vẫn lủi thủi một bóng tảo tần nuôi con với đồng lương khiêm tốn của nghề giáo. Đến năm 1990, cô Huyền cùng đứa con gái 15 tuổi sang định cư tại California, Hoa Kỳ, theo diện HO vì có chồng là sĩ quan bị mất trong tù cải tạo.

Gìơ đây, tuy đã là một ký giả báo chí truyền thanh, nhưng cô giáo dạy văn ngày nào vẫn rất yêu nghề và luôn hướng về các thế hệ học trò tại Việt Nam. Cô cùng một số bạn bè của mình vẫn thường giúp đỡ tài chánh cho các em học sinh-sinh viên nghèo ở các tỉnh để các em có thêm điều kiện đèn sách. Bây giờ, mời quý vị hãy cùng Trà Mi gặp gỡ cô Bích Huyền nhé:


(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
 
Trang Phụ Nữ xin tạm biệt quý vị tại đây. Những chuyên đề về nữ giới đã được thực hiện trong thời gian qua có lưu trữ trên trang web của đài Á Châu Tự Do ở địa chỉ
www.rfa.org để quý vị có thể nghe và xem lại. Mong được đón tiếp quý vị trên làn sóng này vào tuần sau. Trà Mi kính chào.




http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/05/09/women_widow_VNwar_TMi/





Hai Tùy Bút trích từ Lối Cũ Chẳng Sao Quên – Bích Huyền – trên Thư Viện Việt Nam Thư Quán


<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2006 01:32:09 bởi TTL >

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: BÍCH HUYỀN - 23.11.2006 05:54:37
.


LỐI CŨ CHẲNG SAO QUÊN
 
 
 
 
 
Trích Giới Thiệu của Quỳnh Lưu
do sóng trăng đánh máy từ sách
 
 
Lối Cũ Chẳng Sao Quên

Bích Huyền


Đã có rất nhiều sách báo viết về trận chiến Việt Nam, tuy nhiên nếu ta muốn đọc tài liệu về số phận của những người phụ nữ Việt Nam có chồng bị bắt đi tù cải tạo thì thật là khó tìm. Lại càng khó tìm hơn nữa là sách bàn luận tới nỗi khó khăn của những người vợ đó. "Lối Cũ Chẳng Sao Quên" của Bích Huyền là một trong những cuốn hiếm hoi này. Đây là một tác phẩm mà Giáo sư Phạm Cao Dương thuộc Đại Học Irvine đã từng trích một số bài trong đó để dùng làm tài liệu giảng dạy.

Lần đầu tiên sau khi tôi đọc quyển "Lối Cũ Chẳng Sao Quên", tôi đã thấy thật bùi ngùi, thương cảm; mấy câu thơ Chinh Phụ Ngâm mà đã đượctác giả ghi lại cứ luẩn quẩn mãi trong đầu tôi:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?


Được biết tác giả từ ngày tôi còn bé, đi học tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, ngắm nhìn cô giáo Nga trong tà áo dài mầu tím, che cây dù tím, kẻ mắt cũng mầu tím... ai ngờ cuộc đời có thể phũ phàng, dập vùi một người đến thế. Càng nghĩ xa hơn, tôi lại nhận thức rằng tại Việt Nam, đã có hàng mấy trăm ngàn người phụ nữ khác, cũng đã phải chịu chung một số phận đau thương như vậy dưới chế độ phi nhân của Cộng Sản Việt Nam.

"Lối Cũ Chẳng Sao Quên" không phải chỉ là một quyển truyện kể lại cảnh đi thăm nuôi chồng của một người vợ. Đối với tôi, đây còn là một tài liệu lịch sử, ghi lại một vết đen ô nhục trong trang sử Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt nói riêng phải nhìn lại mà chiêm ngưỡng và bái phục sự hy sinh, chịu đựng, kiên trì, của thế hệ đi trước.

Ước mong rằng với bản dịch tiếng Anh của tác phẩm "Lối Cũ Chẳng Sao Quên", người trẻ Việt Nam sẽ có được một cái nhìn trung thực về chế độ tàn ác của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam; và người phụ nữ Việt Nam, sinh trưởng tại quốc ngoại sẽ cảm thấy hãnh diện về những đức tính trung kiên của người phụ nữ Việt.

Quỳnh Lưu
 
 

 
  Hai Tùy Bút trích từ Lối Cũ Chẳng Sao Quên – Bích Huyền – trên Thư Viện Việt Nam Thư Quán
 
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.11.2006 13:51:50 bởi sóng trăng >

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: BÍCH HUYỀN - 23.11.2006 14:28:40
.
 
 
 
CÂU CHUYỆN THƠ NHẠC
DO BÍCH HUYỀN THỰC HIỆN
 
 
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.11.2006 15:00:27 bởi sóng trăng >