Autobiography of Nguyễn Chí Thiện
silverbullet 07.12.2006 13:49:31 (permalink)
NGUYỄN CHÍ THIỆN, AN IMMORTAL PRISONER
AND A VICTORIOUS POET

Nguyễn Thiên Thụ


Nguyen Chí Thien was born on February 27, 1939 in Hanoi . His natal village is My-Tho in the district of Binh-Luc, Ha-Nam province. His father, Nguyễn-Công Phụng, was a low-ranking official of the Hanoi Tribunal. From 1949 to 1956, he received education from Nguyen Hue, Minh-Tan, Van Lang, Albert Sarraut, and Khai-Thanh high schools. In 1954, his family decided to stay in Hanoi, but his brother, Nguyễn Công Giản, who was mobilized to the National Army in 1954 was the only one who went South, by traveling with the Army. Later, he was a lieutenant-colonel. After the fall of Saigon, he was put in various prisons in North Vietnam for thirteen years.

From 1961 to 1991, Nguyen Chí Thien was imprisoned several times for 27 years in Lao Cai, Phu-Tho, Yen-Bai, Ninh Bình and Hanoi prisons. On July 16, 1979, Nguyen Chí Thien dashed into the British Embassy in Ha Noi with his manuscript of four hundred poems. British diplomats welcomed him and promised to send his manuscript out of the country.

When he got out of the Embassy, security agents waited for him at the gate. Dragged to Hoa Lo prison, the famous Ha Noi Hilton now full of US flyers, he spent another twelve-year imprisonment. In 1980, poems from the first collection began to circulate among the Vietnamese in the U.S., France and other countries From 1988 to 1991, he was transferred to many prisons as B14, Z10, Ba Sao. By the intervention of the Parliament and the President of France, Jacques Chirac, and the US Humanitarian Program, especially efforts of a retired U.S. Air Force colonel Noboru Masuoka, on November 1, 1995, he came to the US and lived with his brother family (Nguyen Công Giản) in Herndon, Virginia.

WORKS: Before 1979, he had about 400 poems. After 1995, in USA, he continued composing a lot of poems.
His collection of Poems entitled ''Hoa đia Nguc'' was translated into many languages and have many different names.
- Flowers of Hell (Poems)
- Hỏa Lò Prison (short stories)
In 1984, Flowers From Hell, an English translation by Huynh Sanh Thong was published as the first volume in the Lac Viet Series by the Council on Southeast Asia Studies at Yale University.
In 1996, Nguyen Ngoc Bich translated his collection into English, named ''Flowers of Hell'', consisted of 151 poems in Vietnamese and English, published by THXBMD (Viet General Publishing House of the Eastern United States).

Nguyen Chi Thien was an immortal prisoner because he was still alive after 27 years living in the communist prisons. He was a brave prisoner, as he dashed into the British Embassy in Ha Noi with his manuscript. He was a brave poet because he won fear in his heart. He was also a victorious poet because his poems were sent out of country and in 1980, poems from the first collection began to circulate among the Vietnamese in the U.S., France and other countries. His poems were the weapon to fight his enemies. The publication of Flowers of Hell was his first victory:
Hoa Địa Ngục Tập hai mà xuất bản,
Trận thứ hai ta lại thắng quân thù.
( Những ghi chép vụn vặt, 212)
 
If "Flowers of Hell II" would come out
I will win the second war.
 
As a result of his bravery, the Parliament and the President of France, Jacques Chirac, especially U.S. Air Force colonel Noboru Masuoka, launched campaigns to save him. Consequently, on November 1, 1995, he came to USA. He was a victorious poet because his poetry has made a conquest of the Vietnamese and people’s hearts around the world.

Different from other poets, he followed realism. He proclaimed his school of art, the school of realism:

Thơ của tôi không có gì đẹp.
Như cướp vồ, kìm kẹp, máu ho lao.
Thơ của tôi không có gì cao,
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng. . .
(Thơ của tôi)
Nothing is beautiful in my poetry,
It is like fetters, blood of tuberculosis, and robbery,
And it is not lofty
But like death, perspiration and butt end.
( My poetry)

In fact, his poetry had many themes: love, love of family, landscape scenes and poetic meditations, but the major theme was political protest. His poetry "was the cruel realities of life of war and prison, the sound of sobbing of my oppressed and mercilessly tortured compatriots".

In labor camps in Phu-Tho province and Yen-Bai province, he created about 100 poems on the subjects of the prison scene and anticommunism.

Nguyễn Chí Thiện described a communist prison:

Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng,
Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh.
Ở rúc chui trong mấy dẫy nhà tranh,
Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối.
Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối.
Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi,
Bảo đây là kiếp sống của con người,
Của trâu chó? So làm sao khó quá.
Làm kiệt lực nếu không giây trói đó,
Ốm ngồi rên , báng súng thúc sau lưng.. .
( Chúng tôi sống)

We live in a valley
With the mountains surrounding,
In thatched cottages full of bug and mosquitoes flying
And we live with sweat, disease and in dark
Despair is slowly developing
Our body and soul are broken.
Are we men or animals?
It is difficult to compare.
We have to work so hard due to the rope and chains.
If we moan and stop working,
They will dig butts end to our back.
( We live)

In 1988, in USA, he recounted life in a jail:

ỐM ĐAU
Ốm đau cùm kẹp,
Xác thân ọp ẹp,
Dạ dày lại lép
Mà như có phép,
Cứ sống vật vờ
Thần chết cũng sợ
Quân thù man rợ,
Cũng không thể ngờ
Ngỡ ta chết bẹp,
Ngờ đâu trên thép
Nở một vườn thơ.

SICKNESS
I am sick and shackled
My body is skinny,
With a stomach that is always empty
Maybe due to a miracle
I survive.
That scares the Death,
And my barbaric enemies.
Who think I would die
They cannot understand why
A garden of Poetry
Would blossom on steel.

He revealed the real face of Ho Chi Minh, a Satan's face:

Hang Pác Bó hóa thành hang ác thú,
Bác Hồ già hóa dạng bác hồ ly.
( Hoa Địa Ngục- Đồng lầy)

Pac Bo cave is a cave of wild beast,
Uncle Hồ is Uncle Fox !

He criticized Karl Marx and MaoTsé-tung. Communism is a kind of imperialism or colonialism:

Độc lập là chuyện hảo,
Khi đứng gần bác Mao.
Tự do là tù lao,
Khi cúng thờ cụ Mác.
Hạnh phúc là khoác lác,
Khi gạo tem đói rạc.
( Độc lập)

If you stand well with MaoTse-tung,
Independence will be slavery.
If you worship Karl Marx
Freedom is prison.
When you are hungry
Happiness means misery ( Independence)

He described human lives under the inhuman regime.

ĐẤT NÀY
Đất này chẳng có niềm vui,
Ngày quệt mồ hôi
Đêm chùi lệ ướt
Trại tù, trại lính người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba.
Trẻ con đói xanh như tàu lá,
Cày bừa phụ nữ đảm đang.
Chốn hương thôn vắng bóng trai làng,
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả,
Chỉ cái loa là vui.

THIS LAND
On this land, people are living in misery,
By day they are sweating
And tears flow nightly.
They were continuously sent to prisons
Or forced to go to frontiers
by military mobilization
But few men come back.
Children are very hungry
Women have to plough on the rice fields.
No men in the country
The death letters come continually.
Everybody is sad
Only the loud speakers are happy.

His poems aimed to struggle for human rights and freedom in Vietnam. He dreamed of a beautiful day:

Sẽ có một ngày con người hôm nay,
Vất súng
Vất cùm,
Vất cờ
Vất đảng .
. . . . .
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông,
Khai sang kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng.
(Sẽ có một ngày)

ONE DAY
People today
will throw away
their gun
their fetters
their flag
And desert their party.
. . . . . . .
They will put the crows of flowers
on the graves of their fathers
A new century begins
The white diaper
triumphs over
the red flag. . . .
(One day)

Nguyễn Chí Thiện's poetry is his dream, a dream to awake his compatriots and people around the world about the Communist catastrophe for mankind:
My dearest wish was, is, and will be to see everyone wake up to the fact that Communism is a great catastrophe of mankind, as people have awakened to the Nazi scourge.
 
(Nguyen Chi Thien: Autobiography of Nguyễn Chí Thiện)
Nguyễn Thiên Thụ
(Ottawa - Canada, November 2006)
Nguồn: Vietmarkting [eForum-DFW]
#1
    sóng trăng 07.12.2006 14:26:58 (permalink)
    .
    Vài hàng về Nguyễn Chí Thiện


                                                                    Lâm Thu Vân

    Đúng ra cho đến ngày hôm nay, trong giới bảo vệ Nhân Quyền và tranh đấu cho tự do dân chủ trên thế giới, hầu như không ai không biết tên tuổi của Nguyễn Chí Thiện. Tuy nhiên, với thời gian, nhiều thế hệ trẻ ra đời, bận rộn trong cuộc mưu sinh, không còn gắn bó với nhũng vấn đề của đồng bào và tổ quốc Việt Nam, có vài người không rõ rằng cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Chí Thiện gắn liền với quê hương Việt Nam vì nhiều lý do.
    Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội, nhưng từ năm 1956, ông cùng gia đình vào Hải Phòng sinh sống.



    Nguyễn Chí Thiện đã không di cư vào Nam năm 1954 như người anh là ông Nguyễn Công Giân vì lúc Cộng Sản Việt Nam vừa cướp chính quyền, thế hệ trẻ như Nguyễn Chí Thiện đã tin vào sự tuyên truyền của Cộng Sản. Nhưng sau khi chứng kiến các cuộc đấu tố trong “cải cách ruộng đất”, Nguyễn Chí Thiện đã hiểu rõ sự dối trá và tàn ác của những kẻ cầm quyền. Từ đó, ông làm thơ chống lại sự bất công và độc tài của chính quyền . Chính vì những bài thơ của ông mà Nguyễn Chí Thiện phải 3 lần vào tù, tổng cộng là 27 năm, sống trong nhiều trại giam khắc nghiệt nhất của miền Bắc.
     
    Lần thứ nhất, lúc tuổi 22, Nguyễn Chí Thiện bị bắt và kết án 2 năm, nhưng đã phải bị giam 3 năm rưỡi vì tội đã giảng dạy một bài sử cho học sinh trong đó ông đã cải chính những điểm bịa đặt của chính quyền để đề cao vai trò của Liên Xô trong Đệ Nhị Thế Chiến.
     
    Lần thứ hai, ông bị bắt giam từ 1966 đến 1977, trên 11 năm tù, không có án lệnh, không xét xử, vì ông đã làm thơ chống chế độ.
     
    Lần thứ ba, từ 1979 đến 1991, Nguyễn Chí Thiện vào tù vì hành động táo bạo của ông : Ông nhất quyết phải tìm cách đưa ra nước ngoài những bài thơ ông đã sáng tác trong những năm bị giam giữ, để cho thế giới biết hoàn cảnh nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam và tính cách phi nhân của chế độ Cộng Sản, với hi vọng thế giới sẽ giúp dân Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của tập đoàn Cộng Sản. Để thực hiện điều đó, ông đã đột nhập vào tòa Đại Sứ Anh tại Hà Nội và trao tập thơ “ Hoa Địa Ngục ” cùng một bức thư viết bằng tiếng Pháp nhờ tòa Đại Sứ chuyển tập thơ ra ngoại quốc và phổ biến trên thế giới. Ông bị bắt ngay khi ra khỏi tòa Đại Sứ Anh và trải qua 12 năm tù.
     
    Năm 1991, dưới áp lực quốc tế, Nguyễn Chí Thiện được cho ra khỏi tù, nhưng vẫn phải sống cơ cực như tất cả những người thuộc thành phần chống chế độ.

    Tổng cộng 27 năm sống trong ngục tù Cộng Sản, Nguyễn Chí Thiện luôn giữ tiết khí, không đầu hàng những kẻ cố tình vùi dập ông. Với quyết tâm chống lại cái ác, tìm cách nói lên sự thật do chế độ độc tài che dấu, ông chỉ dùng một phương tiện ôn hòa – đó là lời thơ – một vũ khí sắc bén của người trí thức.
     
    Qua cuộc sống trong các trại giam suốt 27 năm và cuộc sống ngoài đời dước chế độ toàn trị của Cộng Sản, Nguyễn Chí Thiện đã ghi lại- trong trên 600 bài thơ – những đau khổ, tủi nhục cùng cực của đồng bào và của bản thân ông, bên cạnh những dối trá, dã man của những kẻ cầm quyền. Tập thơ “Hoa Địa Ngục” như đã nói ở trên, đã ra đời ở hải ngoại trong khi tác giả còn trong tù. Đến năm 1996, trong những tháng đầu cuộc đời lưu vong, nhà thơ có ghi thêm được khoảng 200 bài thơ cũng đã được sáng tác trong nước và xuất bản ở hải ngoại dưới tựa đề “Hạt Máu Thơ”

    Nhưng rồi, sau đó, Nguyễn Chí Thiện không còn làm thơ nữa. Đầu năm 2001, Nguyễn Chí Thiện hoàn thành tập truyện ngắn “Hỏa Lò”. Có phải đây là một chuyển hướng của tác giả hay ông đã quyết định chọn thể văn xuôi thích hợp hơn cho những gì ông cần ghi lại trong số những ký ức và suy tư của ông?
     
    Từ ngày ra hải ngoại, Nguyễn Chí Thiện đã để rất nhiều thời giờ đi gặp đồng bào và các tổ chức nhân quyền, để nói chuyện về chế độ phi nhân tại Việt Nam. Ông đã đáp lời mời diển thuyết ở khắp nơi trên thế giới – trừ Việt Nam.
     
    Tập thơ Hoa Địa Ngục đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh,Pháp, Đức, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Tiệp Khắc ....Biểu tượng của ý chí bất khuất trước bạo lực, Nguyễn Chí Thiện đã từng được vinh danh bởi hội International P.E.N. và các hội Văn Bút Pháp, Anh, Hòa Lan, Canada. Hội Văn Học Rotterdam (Hòa Lan) đã tặng Nguyễn Chí Thiện giải thưởng thơ 1985.














    http://www.vnpaltalk.com/NguyenChiThien02.html
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2006 14:28:18 bởi sóng trăng >
    #2
      sóng trăng 07.12.2006 14:32:43 (permalink)
      .
       
      KHÔNG CHỈ LÀ THƠ
      Viết bởi Nataly Teplitsky -
      Phóng viên Epoch Times San Francisco
      May 29, 2006, 18:08

            HOA ĐỊA NGỤC

            Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt
            Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan
            Hoa trưởng sinh trong tù bệnh, cơ hàn
            Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt




      HOA ĐỊA NGỤC:
      Nhà thơ Việt nam Nguyễn Chí Thiện
      đứng trước bức tượng nổi tiếng của Rodin
      "Những Cánh cửa của Địa ngục"
      tại Đại học Stanford.
      Tất cả những bài thơ do ông viết
      đã được phát hành bằng Việt ngữ
      với tên sách "Hoa Địa Ngục"
      do nhà xuất bản
      East Coast Vietnamese Publishers Consortium
      tại Virginia, Hoa kỳ xuất bản.
      Tập thơ Hoa Địa Ngục
      đã được dịch ra nhiều thứ tiếng
      như Anh,Pháp, Đức, Hòa Lan,
      Tây Ban Nha, Trung Quốc, Tiệp Khắc ....
      Biểu tượng của ý chí bất khuất trước bạo lực,
      Nguyễn Chí Thiện đã từng được vinh danh
      bởi hội International P.E.N.
      và các hội Văn Bút Pháp, Anh, Hòa Lan, Canada.
      Hội Văn Học Rotterdam (Hòa Lan)
      đã tặng Nguyễn Chí Thiện
      giải thưởng thơ 1985.

      Tác phẩm Hoa Địa Ngục
      xin bấm vào để đọc





      Đây là một câu chuyện về lòng dũng cảm của một nhà thơ bất khuất không những đã vượt thoát khỏi tay tử thần trong suốt 27 năm dài đăng đẳng, đã chịu đựng những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi trong lao tù cộng sản, nhưng mà cũng là người mà trong nổi đau khổ đó, đã sáng tác được hai tập thơ rất nổi tiếng.

      Trong suốt 27 năm ngục tù, Nguyễn Chí Thiện bị giam cầm tại Việt nam, ông ta đã rèn luyện trí nhớ vô song của mình để học thuộc hàng trăm bài thơ mà ông ta sáng tác trong tù, vì ông ta không được phép có giấy hay viết để ghi chép lại những bài thơ này.

      Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 trong một gia đình trung lưu và được theo học cả văn hoá Pháp và Việt nam tại các trường Pháp và Việt. Ông vẫn nhớ "tình thương vô bờ bến, sâu thẳm" của cha mẹ ông khi ông khám bệnh và biết rằng ông bị lao phổi khi mới 15 tuổi, sau đó cha mẹ ông phải bán nhà tại Hà nội và di chuyển đến Hải Phòng để được gần biển và tốt cho sức khoẻ của ông.

      Vào năm 1954, mới 15 tuổi, ông ta hoan nghênh sự ra đời của Cộng sản Bắc Việt, nhưng cũng giống như nhiều người dân miền Bắc, ông ta đã phản đối chế độ sau những chiến dịch bạo động của chế độ.

      Trong suốt thời kỳ "hợp tác xã" theo kiểu Liên Xô và Trung quốc vào năm 1953 đến 1956, hàng vạn người dân bị xử bắn và rất nhiều người bị bắt giam vô thời hạn và cũng là nơi mà họ trút hơi thở cuối cùng.

      Trong thời gian đó Nguyễn Chí Thiện bắt đầu sáng tác thơ chỉ trích chế độ, và không bao lâu những bài này được truyền khẩu rất nhanh chóng trong dân gian.

      Vào năm 1961, lúc ông 22 tuổi, ông bị bắt và giam trong 3 năm rưỡi, cũng lúc trong tù, ông đã viết những giòng thơ cho cha mẹ:

        Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
        Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi

        I am fully aware that in my broken life
        I cannot do much in return for your love…


      Thật ra, ông không viết ra được những giòng thơ đó ở trong tù, vì ông không có giấy viết. Mặc dầu có thể ông cũng kiếm được giấy viết, nhưng điều đó rất nguy hiểm cho ông. Vì thế, ông chỉ sáng tác và phải học thuộc trong đầu.

      Trong lần bị giam đầu tiên, Thiện sáng tác khoảng 100 bài thơ.

      "Những người sống trong thế giới tự do" ông ta nói "không thể tưởng tượng nổi hoàn cảnh sinh sống của tù nhân. Họ luôn luôn bị đói, họ ăn bất cứ thứ gì mà họ bắt được: chuột, nhện, rắt rít, thằn lằn..v..v. Chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các con vật như thế chung quanh trại tù đều bị bắt ăn sống hết. Tù nhân phải làm điều này hết sức bí mật, nếu bọn cai ngục thấy họ ăn những thứ đó, thì người tù nhân bị còng xích ngay lập tức. Tù nhân bị giết chết dần mòn. Những người còn thể trông thấy được, thì rất nhiều mộ phần rải rác chung quanh khu vực trại tù."

      Dường như không ai có thể vượt thoát được điều kiện sinh sống như thế, nhưng Thiện luôn luôn có những giòng thơ như một người tình bên cạnh luôn luôn an ủi và khích lệ ông.
        Tôi Lấy Thơ

        Tôi lấy thơ thuở còn đi học
        Buổi gặp nhau đầu thơ đã biết tôi yêu
        Thơ của tôi hồi ấy đẹp như Kiều
        Lộng lẫy như Tần cung nữ!
        Những cô Lý, cô Hình, cô Sử
        Tôi quên, tôi quá yêu rồi.
        Thơ thường buồn, thơ cũng như tôi
        Chỉ có bạn là mơ, là mộng
        Thơ lấy tôi vì tôi không thể sống
        Không thơ an ủi bên mình
        Đám cưới chúng tôi, một đám cưới tình
        Chỉ có mộng, mơ phù dâu, phù rể
        Thơ giờ đã tay bồng, tay bế
        Tù lao, đày đoạ, xanh gầy
        Thơ dọn nhà ra khỏi cung mây
        Từ buổi mộng, mơ hoá thành ngu xuẩn!
        Đời chê thơ nhiều hờn đau, buồn giận
        Không chịu bôi hồng, chát phấn
        Bán mình cho Đảng nuôi thân
        Gắn bó cùng tôi, thơ khổ vô ngần
        Chia sẻ bao sầu, bao hận
        Thơ chịu âm thầm chung thủy tận khi nao?
        -Tận khi nào
        Anh nói với thơ lời dối trá!

        (1963)

      Sau khi được trả tự do vào năm 1964, ông tiếp tục sáng tác và đọc những bài thơ của ông cho những người bạn thân thiết từ trong trí nhớ của mình. Không bao lâu, những giòng thơ đó rất thịnh hành khắp phố phường Hà nội và Hải phòng. Vào năm 1966, công an mật nghi ngờ những bài thơ đó là của ông, những bài thơ đã phổ biến rộng rải trong cộng đồng dân chúng tại Việt nam, và mặc dầu ông ta chối là ông không sáng tác thơ "phản cách mạng", và không có một phiên toà xét xử nào, ông bị bắt giam trong 12 năm.

      Nguyễn Chí Thiện sáng tác khoảng 300 bài thơ trong thời gian 12 năm tù này.

      Trong bất cứ hoàn cảnh khốn cùng, nay trại tù này, mai trại tù khác, ông vẫn tìm được - chỉ có Thượng đế biết - sức mạnh và niềm tin, bật khởi để viết:

        Nên trời đêm dù thăm thẳm ngòm sâu.
        Dường như vô giới hạn ở trên đầu.
        Tôi vẫn nguyện cầu.
        Vẫn sống và tin.
        Bình minh tới bình minh sẽ tới.

      Vào tháng Bảy năm 1977, hai năm sau khi cộng sản chiếm Miền Nam Việt nam, Nguyễn Chí Thiện được trả tự do để dành chỗ trong nhà tù nhốt những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà. Khi trở về quê hương củ tại Hải Phòng vào năm đó, thì hỡi ơi! tưởng là được đoàn tụ với mẹ cha, ai ngờ chỉ còn là hai nấm mồ hoang lạnh bên ngoài thành phố.

      Xóm giềng gọi ông là "bộ xương người biết đi" khi ông mới trở về: ông cao chừng 1.75 mét, nhưng nặng chưa được 35 kí lô. Là một tù nhân chính trị, ông ta không được phép đi làm bất cứ việc gì. "Không tài nào kiếm sống được, tôi thường đi ngủ trong khi bụng đói," nhà thơ nhớ lại.

      "Tôi quyết định gởi những bài thơ của tôi ra nước ngoài. Những bài thơ này kết quả hai mươi năm sáng tác của tôi. Tôi không thể đem chôn nó khi tôi chết được"

      Nguyễn Chí Thiện quyết định đến Toà đại sứ của Pháp hay của Anh quốc tại Hà nội. Ông mất 3 ngày lẫn đêm để viết xuống 400 bài thơ.

      Ông không đến được Toà đại sứ Pháp vì nó được canh gác rất nghiêm nhặt. Vì thế vào ngày 16 tháng Bảy năm 1979, ông khéo léo vượt qua tên lính canh tại Toà Đại sứ Anh quốc, và đưa cho ba nhà ngoại giao tập thơ viết bằng tay mà ông ta dấu dưới tay áo.

      Lá thư viết bên ngoài tập thơ, mà ông viết bằng tiếng Pháp, kèm theo tập thơ của ông với nhan đế là Hoa Địa Ngục, nói rằng "Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội dưới chế độ độc tài...Tôi kêu gọi các bạn phổ biến tập thơ này tại quốc gia tự do của bạn ... Trong cuộc đời đau khổ còn lại của tôi, tôi chỉ có một ước mơ: đó là để cho càng nhiều biết được rằng chủ nghĩa cộng sản là một thảm hoạ vô cùng cho nhân loại."

      Các nhà ngoại giao Anh quốc trân trọng hứa hẹn sẽ phổ biến tập thơ của ông và bắt tay ông. Sau khi ra khỏi Toà Đại sứ Anh bằng ngả sau, Nguyễn Chí Thiện bị bắt ngay lập tức
            TIẾNG VỌNG TỪ ĐÁY VỰC

            Trong muôn ngàn tiếng muốn tìm ra
            Tiếng nào thiết tha
            Tiếng nào trung thực
            Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực.


      Hoa Địa Ngục
      xin bấm vào để đọc





      Viết bởi Nataly Teplitsky -
      Phóng viên Epoch Times San Francisco
      May 29, 2006, 18:08


      http://daikynguyen.com/artman/publish/article_940.shtml
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2006 14:40:38 bởi sóng trăng >
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9