365 Lời khuyên sức khoẻ.
Quynh 16.12.2006 23:28:48 (permalink)
Cảm lạnh


Hàng ngày, luôn có con số chừng 80 triệu người Mỹ bị cảm lạnh với các triệu chứng ho, ngạt mũi và chảy nước mũi (sổ mũi). Một người bị cảm lạnh tới 3-4 lần trong nǎm, là điều bình thường. Nếu bạn chưa bị cảm lạnh, thì đấy là một điều hết sức may mắn, vì nguyên nhân chứng cảm lạnh do rất nhiều loại vi-rút gây nên, và sự lây lan thật dễ dàng.
Lúc bắt đầu, bạn có thể thấy ngạt mũi, chảy một ít nước mũi, hắt xì hơi hoặc sốt nhẹ (có thể tới 39oC), tiến tới đau họng và ho. Thường thì sau 3 ngày tới 7 ngày là khỏi.
Cảm dễ lây từ người này sang người khác qua đường không khí do người bệnh ho và hắt xì hơi. Kết quả việc nghiên cứu cho thấy, bàn tay người bệnh thường dính mũi hay đờm, do khi ho hay hắt hơi, người bệnh thường lấy tay che miệng hay che mũi, sau đó, lau miệng hay lau mũi bằng khǎn. Bởi vậy, khi có bệnh để tránh lây lan sang người khác, nên:
- Rửa tay luôn.
- Khi ho, hắt hơi hay xì mũi phải dùng khǎn che, rồi gấp lại.
- Tránh bắt tay và đụng chạm vào người khác. Những đồng tiền và giấy bạc của người bệnh cũng là những vật trung gian truyền bệnh.
Về phía người bệnh, nên:
- Nằm nghỉ, nhất là trường hợp bị sốt.
- Uống nhiều nước nóng hoặc lạnh cũng được. Nước làm tan và rửa sạch phần nào các chất đờm ở họng, làm thông đường hô hấp.
- Dùng thuốc aspirin hay acetaminophen để giảm đau, nhức. Chú ý, từ 19 tuổi trở xuống, không nên dùng aspirin.
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Uống nước trà pha mật ong nước chanh hay mút kẹo đều có tác dụng tốt để đỡ đau họng.
- Xông hơi.
- Món súp gà giò (gà nhỏ) có tác dụng thông mũi và ngắt bệnh


Làm thế nào khi bị sốt?


Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn đã bị sốt.
Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng 0,3oC.
Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể tưởng lầm rằng mình bị sốt. Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau:
- Mặc nhiều quần áo quá.
- Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh.
- Thời tiết nóng, ẩm.
- Lượng hoóc-môn tǎng, giảm (sau khi rụng trứng, thân nhiệt của phụ nữ thường tǎng cao).
Nếu thân nhiệt đo được từ 37o2 - 37o7C trở lên, chắc chắn là bạn đã bị sốt. Cần phải tới bác sĩ nếu hiên tượng này xảy ra:
- Với một trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Nếu thân nhiệt đứa trẻ cứ giữ ở 38o3C (lấy ở miệng) hay 38o8C (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm trong suốt 48 giờ.
- Cũng như vậy trong liền 5 ngày, đối với người lớn. Có các hiện tượng: cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, ỉa chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai.
Hiện tượng sốt dưới 40oC là bình thường. Nếu cao hơn 40oC và kéo dài, thì cần phải chữa trị.
Để làm dịu cơn sốt, hạ thân nhiệt, bạn nên:
- Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khǎn ướt thấm nước mát 21oC.
- Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách 3-4 giờ một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).
- Nằm nghỉ, không hoạt động.
- Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp chǎn, mền quá dày.
- Tránh cử động mạnh.


Trị chứng đau họng vùng thanh quản


Đau thanh quản là bệnh của nhà chính trị, các tài tử, diễn viên, các thầy cô giáo: vì họ phải nói nhiều. Nhiều môn thể thao kích thích người la hét như jockey, bóng rổ cũng khiến các đấu thủ bị đau thanh quản.
Không khí ô nhiễm, một cǎn phòng nhiều khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Khi bạn bị đau thanh quản tiếng nói của bạn bị khàn, yếu, có khi khó nói hoặc nói không ra tiếng. Họng đau rát, có thể kèm theo hiện tượng sốt, ho, khó nuốt.
Những lúc đó, nếu tiếp tục hút thuốc, uống rượu, ra ngoài trời lạnh nói nhiều, hát, hét đều làm cho bệnh nặng thêm. Bình thường, phải nằm nghỉ, hạn chế nói ít nhất là 2 ngày.
Nếu bệnh kéo dài hơn một tuần lễ không thuyên giảm, lại kèm thêm các hiện tượng như sốt, ho ra máu hoặc đờm màu vàng - hay nâu sẫm thì nên lại bác sĩ ngay.
Trong các trường hợp nhẹ, có thể trị bệnh tại nhà và chú ý:
- Tránh nói, nếu cần có thể làm hiệu thay nói.
- Nếu giảm nói, nên nói khẽ.
Mở máy điều hoà làm ấm phòng ngủ; là chỗ bạn ở lâu trong ngày.
- Uống nhiều nước ấm (nước trà pha mật ong rất tốt).
- Tắm vòi hoa sen hay ngâm mình trong nước nóng.
- Không hút thuốc và tránh những nơi có hút thuốc.
- Ngậm thuốc đau họng.
- Nếu cần, dùng aspirin để giảm đau.


Làm thế nào để đỡ đau họng


Chúng ta đã nói tới chứng đau thanh quản. Vì thanh quản ở họng nên đau thanh quản cũng thấy đau họng. Trong bài này, chúng ta đề cập tới bệnh đau họng do vi rút hay do vi khuẩn.
Vi khuẩn có thể làm đau họng là loại streptococus thường gây sốt cao, nhức đầu, sưng họng kèm theo sự nổi hạch ở cổ. Nếu đau họng vì vi-rút thì không có các triệu chứng trên. Tuy vậy, nhiều trường hợp đau họng do vi khuẩn ở trẻ em đã làm bác sĩ lúng túng trong việc chẩn đoán vì cũng không triệu chứng gì, nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng như viêm thận, suy tim kể cả áp-xe. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán bệnh thuộc loại nào, để quyết định có cần cho thuốc kháng sinh hay không. Một liều thuốc kháng sinh có khi phải uống liền trong 10 ngày.
Chúng ta có thể làm họng đỡ đau rát bằng các biện pháp sau:
- Súc miệng luôn bằng nước muối ấm.
- Uống nhiều nước ấm, ǎn súp, uống trà pha mật ong ấm.
- Sưởi ấm phòng ngủ.
- Không hút thuốc.
Tránh ǎn chất cay hay kích thích như hạt tiêu, bột cà ri....
- Mút đường phèn hay kẹo cứng.
- Nếu sốt, có thể dùng thuốc như aspirin hay acetaminophen (acetamol). Cấn chú ý, từ 19 tuổi trở xuống không nên dùng aspirin. Người có bệnh đau dạ dày, không được uống aspirin.


Viêm xoang

Xoang nằm trên đường đi của không khí, qua mũi vào phổi. Khi đi qua xoang, không khí được sưởi ấm. Nếu xoang bị viêm nhiễm, sưng phồng bạn sẽ bị ngạt mui, nhức đầu, ho và nhiều khi đau đầu tới mức không ngủ được. Nếu bạn hút thuốc và có hiện tượng bất bình thường ở mũi, các triệu chứng trên sẽ nặng hơn, như:
- Đau đầu.
- Nghẹt mũi, rỉ mũi thường có màu vàng sẫm.
- Nhức đầu, ở trán và phần mặt trên, vùng mũi và hàm trên.
- Khi nằm, cảm giác đau nhức thường tái diễn mỗi khi trở mình và tạm ngưng khi ngồi dậy.
- Có thể sốt.
Hít một hơi không khí lạnh có thể làm dịu đau hoặc:
- Uống nhiều nước để mũi được thông.
- Uống aspirin hay acetaminophen để giảm đau.
- Dùng thuốc nhỏ mũi
Chú ý:
- Không dùng aspirin cho người từ 19 trở xuống.
- Không nên nhỏ mũi quá 3 ngày liền vì như vậy, mũi sẽ quen việc dùng thuốc, không có thuốc là mũi lại ngạt.
- Không nên dùng ống nhỏ mũi người khác đã dùng để tránh bị lây, nhiễm.
- Nếu việc điều trị ở nhà không có kết quả gì, nên đi khám bác sĩ TAI - MũI - HọNG, để nếu cần, sẽ phải uống thuốc kháng sinh.
Trường hợp xoang nặng, phải tiến hành tiểu phẫu thuật.


Viêm phế quản (cuống phổi )


Nếu bạn lên một cơn ho không sao nén lại được, cơn ho tưởng chừng như bốc từ dưới ngón chân bốc lên, thấm thía toàn thân, thì đúng là bạn bị viêm cuống phổi, còn gọi là viêm phế quản rồi.
Người ta phân biệt viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính, cǎn cứ vào thời gian bệnh tồn tại và hậu quả của bệnh.
Viêm phế quản cấp tính thường sinh ra do lớp màng nhầy ở phế quản bị vi-rút tấn công, hoặc bị viêm nhiễm vì môi trường (khói thuốc lá chẳng hạn), khiến phế quản bị sưng và đau rát. Viêm phế quản thường dẫn tới viêm xoang hoặc viêm các đường hô hấp. Bệnh có thể lâu từ 3 ngày tới 3 tuần lễ.
Triệu chứng đầu của viêm phế quản cấp tính là ho, người ớn lạnh, sốt thấp, đau họng và bắp thịt.
Cách chữa trị:
- Xông mũi bằng cách hít hơi nước nóng (nếu có dụng cụ hay máy hít càng tốt).
- Phun thuốc bằng máy phun vào họng.
- Dùng thuốc kháng sinh.
- Dùng aspirin hay acetaminophen để trị sốt và đau nhức.
- Dùng thuốc long đờm và kích thích ho để tống đờm ra.
- Nằm nghỉ
- Uống nhiều nước.
- Không hút thuốc.
Để sức khỏe phục hồi hoàn toàn, nhiều khi phải cần tới 1 tháng. Nếu sau khi chữa trị 1 tuần, không thấy bệnh thuyên giảm, cần đi khám bác sĩ, vì có thể bệnh chuyển sang thành viêm phổi.
Người bị viêm phế quản mạn tính ho nhiều và có nhiều đờm hơn, bệnh có thể kéo dài từ 2 tháng tới 2 nǎm - phần lớn là đàn ông. Cǎn bệnh thường làm các phế nang bị tổn thương ảnh hưởng tới chức nǎng thở ra, hít vào của phổi nên có ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống hô hấp.
Những triệu chứng của viêm phế quản mạn tính là:
- Hơi thở ngắn khi hít vào.
- Thời gian nghỉ giữa thở ra hít vào, ngắn.
- Ho có đờm đặc, vàng.
Những người dễ mắc chứng viêm phế quản mạn tính là những người ở trong vùng không khí bị ô nhiễm của khu công nghiệp; những công nhân tiếp xúc với bụi kim loại, sợi bông, vải; những người hút thuốc lá.
Đề phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, nên:
- Tránh những nơi ô nhiễm. Nếu cần thiết phải có mặt, nên có bǎng che mũi, miệng.
- Không đi ra đường trong thời gian khí bị ô nhiễm nặng.
- Dùng các thứ thuốc long đờm, thông khí quản và các thuốc kháng sinh khi bị bệnh, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Nếu bệnh kéo dài quá một tuần, nhất thiết phải đi khám bệnh, coi có phải bệnh tiến triển thành viêm phổi hay không.


Bệnh ngứa trong mùa đông


Mùa đông, người ta hay bị ngứa. Nguyên nhân là da khô đến mức có chỗ bị nứt nẻ và sưng phồng.
Chữa bệnh ngứa mùa đông là làm thế nào cho da giữ được độ ẩm, không mất nước trong khi không khí ở ngoài khô. Bởi vậy, không nên tắm nhiều lần trong ngày vì nước và xà phòng làm tan chất nhờn bảo vệ da. người cao tuổi, lượng chất nhờn này có xu hướng giảm.
- Dùng loại xà phòng nhẹ, đặc biệt.
- Tắm xong nên dùng khǎn thấm nước trên mình, hơn là lau khô.
- Tránh ngâm tay vào nước nóng và những chất tẩy rứa. Nếu cần thiết, nên dùng gǎng tay bảo vệ.
- Tránh ngồi gần lò sưởi quá.
Dùng máy phun, giữ độ ẩm cho phòng ở.


(Sưu Tầm)





#1
    Quynh 16.12.2006 23:42:44 (permalink)
    Mắt mệt mỏi vì máy tính

    Những người phải làm việc với máy tính ở công sở thường kêu than về đôi mắt bị mỏi mệt kèm với những chứng đau lưng, nhức vai và thần kinh cǎng thẳng.
    Tuy màn hình của máy không phát ra những tia có hại, nhưng hiện tượng ngồi lâu ở một tư thế, nhìn lâu vào một loại ánh sáng mờ, phải chú ý theo dõi các hàng chữ nhỏ, đó là nguyên nhân của những hiện tượng trên. Những người nặng "duyên nợ" với máy vi tính như thế, có thể làm giảm những tác động không tốt của máy với mình bằng các biện pháp sau:


    Để bảo vệ mắt:
    - Nên đặt máy xa cửa sổ để tránh bị chói vì ánh sáng trực tiếp ngoài trời, hay ánh sáng phản chiếu trên mặt hình vào mình. Những đèn từ trần rọi xuống nên cho qua kính mờ. Nếu có điều kiện, đặt thêm tấm chống chói trước màn hình. Nên để những giấy tờ cần nhìn lúc làm việc với máy
    gần mắt để dễ đọc. Thường, người ta dùng những giá nâng.
    - Độ chếch của màn hình với đường nhìn xuống của mắt vào khoảng từ 10 tới 15o so với mặt bàn (l/3 của góc vuông).
    - Chú ý lau sạch mặt màn hình luôn.
    - Chú ý chớp mắt nhiều để con ngươi mắt không bị khô.
    - Nên đi khám mắt và cho bác sĩ biết mình là nhân viên vi tính. Khi làm việc không nên đeo những đồ trang sức cho mắt (lông mi giả, kính màu...). Kính hai tròng không thích hợp vì thường tròng thứ hai được đặt để nhìn thẳng xuống sách báo, không hợp với độ chếch của mắt và màn hình.
    - Nếu các nét trên màn hình bị mờ, chập, nhảy, nên chữa máy ngay.
    Để tránh mỏi, và khi thấy mỏi mắt, nhức đầu, nên:
    - Dùng ghế tựa và chỉnh ghế với độ cao hợp với quan hệ MắT - MàN HìNH.
    - Rời máy, đi bách bộ từ 1 - 2 giờ.
    - Nên nghỉ giải lao có định kỳ trong thời gian làm việc để tập một số động tác về cổ, vai và lưng như:
    + Nghiêng đầu về bên trái, phải, trước sau rồi lắc tròn ngược đi, ngược lại.
    + Nhún vai lên, xuống rồi quay tròn.
    + tư thế đứng hay ngồi, cúi xuống phía trước mặt, hai bên phải, trái rồi quay tròn.


    Làm gì theo thời tiết?


    Bạn thật may mắn, nếu đang ở nơi nào có nhiều mùa, vì bạn có thể thay đổi các môn tập cho phù hợp với thời tiết. Như vậy, các môn tập sẽ phong phú hơn, đỡ nhàm chán. Tuy vậy, bạn có thể nhận xét để giữ lấy một số kinh nghiệm cho mình về việc chọn môn tập: có những môn tập rất thích thú trong mùa hè, nhưng lại không hợp hoặc trở nên nguy hiểm trong mùa đông.
    Khi tập vào mùa đông, nên:
    - Mặc quần, áo dài để che gió và chống ẩm, lạnh.
    - Đội mũ. Không có mũ hoặc khǎn che đầu, bạn có thể mất tới 40% nhiệt lượng của đầu trong suốt thời gian tập
    - Mặc 3-5 chiếc áo nhẹ ấm hơn 2 chiếc áo dày. Không nên mặc áo quần bằng chất polypropylen (vải áo mưa), vì những loại quần áo như thế giữ độ ẩm và cuối cùng sẽ làm bạn bị lạnh. Lúc mới tập, nên đi hoặc chạy ngược chiều gió để lúc về đi chạy theo chiều gió. Lúc này, người bạn đã ra mồ hôi, chạy ngược chiều gió dễ bị cảm lạnh.
    - Nên chạy ở những đường có nhà cửa vì tầng nhà sẽ che gió cho bạn.
    - Không nên hút thuốc và uống cà phê hoặc rượu, vì chính những thứ đó lại dễ làm bạn nhiễm lạnh.
    Trong mùa hè, nên:
    - Mặc quần áo mỏng, dễ thấm nước. Không mặc quần dài, áo dài và những loại vải không thấm làm mồ hôi khó bốc hơi.
    - Đeo kính để tránh ánh nắng chói
    - Bắt đầu tập từ từ
    - Trước khi tập cũng như trong khi tập, nên uống nhiều nước, dù bạn không khát.
    - Nên tập vào thời gian mát nhất trong ngày - lúc sáng sớm - hay buổi chiều - khi vắng ánh mặt trời.


    Luyện tập, cần ǎn tốt


    Trong thời gian luyện tập, bạn cần phải có chế độ ǎn, uống tốt.
    Những chất hydro - cacbon trong bánh, bột, khoai...và trái cây cung cấp cho bạn nguồn nǎng lượng cần thiết cho việc luyện tập. Nhưng không nên ǎn vội vàng ngay trước khi tập. Bạn phải ǎn trước đó từ một tới hai giờ. Nhưng thức ǎn như bánh sữa, bánh mì, chuối và một ly nước cam sẽ góp phần tích cực của mình vào thành tích tập luyện của bạn.


    Nên ǎn vào lúc nào?


    Tập rồi án hay ǎn rồi tập? Tại sao nên chú ý tới vấn đề này?
    - Không nên ǎn rồi tập ngay vì trong khi tập, phần lớn máu được dồn tới các bắp thịt. Bộ phận tiêu hoá của bạn không được chú ý tới nên thiếu nǎng lượng để hoạt động. Bởi vậy, nên tập 2-3 giờ sau một bữa ǎn no và 1-2 giờ, sau một bữa ǎn nhẹ.
    - Nên giữ chế độ ǎn điểm tâm đều. Trước khi tập buổi sáng, trước khi điểm tâm, bạn có thể ǎn qua một mẫu bánh, uống một ly nước quả trước khi ra bãi tập 15-20 phút.
    - Nếu bạn tập vào buổi chiều, nên ǎn no bữa trưa và ǎn bữa tối hơi muộn.


    Làm gì khi bị sái khớp hay đau nhức?


    sái tay, chân, đau khớp, đau nhức bắp thịt...là điều thường gặp khi tập luyện thể dục hay thể thao. Khi bị đau mà bạn vẫn cố tập hoặc chơi tiếp tục thì chỗ đau có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng.
    Khi thấy bị đau, nên:
    - Nghỉ và chú ý không để chỗ đau phải hoạt động trong 24 - 48 giờ.
    - Chườm nước lạnh hay nước đá từ 5 - 20 phút mỗi giờ, trong vòng từ 2 - 3 ngày, cho tới khi cảm thấy hết đau và sờ chỗ đau không thấy nóng.
    - Buộc chặt chỗ đau bằng bǎng đàn hồi tốt, trong 30 phút. Tháo bǎng rồi buộc chặt lại trên trong 15 phút. Làm như vậy nhiều lần.
    - Khi ngủ hay nằm, kê chỗ đau cao lên.
    Nếu cần, uống aspirin để giảm đau, với nhiều nước hay sữa để tránh tác dụng xấu của aspinn tới dạ dày.
    Nên tới bác sĩ, nếu:
    - Bị đau hay sái chân, tay nặng.
    - Có hiện tượng bị tê hệt.
    - Da có chỗ bì thâm tím.
    - Xương những chỗ khớp không thẳng hàng với nhau.
    - Không cử động được vì chỗ đau.


    Luyện tập phù hợp với tính người


    Việc luyện tập không chỉ cǎn cứ vào dáng người, mà còn phụ thuộc vào cả tính nết từng người. Có người thích tập nơi đông người, ngoài trời, lại có người thích tập một mình ở trong nhà... Bởi vậy, nếu có thể chọn những môn tập phù hợp với ý thích của mỗi cá nhân thì người tập cũng thích thú hơn.
    người cứ tới cuối tuần thì cứ sôi lên sùng sục nên được mệnh danh là "Người lính chiến cuối tuần". Nếu bạn có máu như vậy, nên tham gia những môn tập đòi hỏi dai sức (đạp xe xa, bóng đá, bóng rổ, chạy marathon..), và lưu ý giữ gìn cẩn thận để tránh tai nạn vì mình "hǎng hái" quá.
    Người thuộc loại "cuồng tín". Với những người này, tập vừa vừa cũng tốt, nhưng tập nhiều càng tốt hơn. Họ thích hợp với những môn thể thao có ǎn thua, đòi hởi có sự cố gắng. Họ ấm ức lâu khi thất bại. Nên khuyên họ: thể thao là giải trí, không nên cay cú!
    Loại "Bướm": Thích tham gia các môn tập có nhiều người và thay đổi các môn tập. Lời khuyên của huấn luyện viên: khi tập luyện, nên tin cậy vào bản thân mình là chính, không nên dựa vào các người khác nhiều quá.
    Loại "Chóng tàn": Rất hǎng hái lúc đầu nhưng lại dễ bỏ cuộc
    Lời khuyên: Kết quả luyện tập chỉ thu được 10- 12 tuần. Nên cố gắng vì 2- 3 tuần chẳng ảnh hưởng tới sức khoẻ là bao nhiêu.
    Loại "Lý thuyết": Thích sưu tầm sách và tài liệu đủ thứ về thể dục thể thao. Tham gia môn gì thì tốn tiền mua đủ các loại dụng cụ về môn đó. Hay thuyết các bạn bê về đủ các lợi ích và ưu điểm của môn mình tập.
    Lời khuyên: hãy cố gắng thực hành được 50% những điều bạn đã đọc.


    Chọn môn tập thích hợp với dáng người


    Sức khoẻ mỗi người một khác. Cấu tạo xương, cơ bắp gân cũng vậy. Cho nên, mỗi loại người lại có một số môn tập thích hợp riêng. Thí dụ:
    Loại 1, gồm những người có vẻ dáng:
    - Mũm mĩm, tròn, dáng mềm mại
    Không nên tập luyện bài yêu cầu nhảy nhiều
    Nên: đi bộ, đạp xe, bơi lội và những bài tập nhẹ nhàng ít vặn, xoắn người
    Loại 2, gồm những người:
    - Xương to, nhiều bắp thịt
    - Vai rộng, ngực nở
    - Nhìn có vẻ "lực điền"
    Nên: đi bộ, chạy quãng ngắn (5 km trở lại)
    Không nên: Chạy marathon, tập võ có thi đấu, các môn thể dục yêu cầu giữ thǎng bằng, sức khoẻ và sự khéo léo (tennis hay thuyền buồm)
    Loại 3, gồm nhưng người:
    - Cao, cổ dài
    - Vai, hông hẹp, ngực nhỏ
    - Chân tay dài
    - Cổ tay, chân nhỏ
    - Người nhỏ, hơi béo
    - Trong luyện tập, khó có bắp thịt
    Không thích hợp các môn: bơi lội và chạy nhanh.
    Thích hợp với các môn: bóng rổ, tennis, chạy dai sức...


    Đi bộ có lợi gì?


    Đi bộ là một phương pháp giữ gìn sức khoẻ mà ai cũng có thể thực hiện được. Đi bộ có những điều lợi sau:
    - Làm sự tuần hoàn máu ở tim và mạch nhanh hơn
    - Làm tǎng nhiệt lượng trong cơ thể
    - Làm tǎng sức bền bỉ của các cơ bắp
    - Tǎng sức chịu đựng của cơ thể
    - Tiêu hoá dễ và đều
    - Điều hoà huyết áp
    - Cảm thấy khoẻ mạnh
    Khi đi bộ nên:
    - Đi chậm 2-3 phút lúc đầu, coi như thời gian khởi động
    - Trước và sau khi đi, nên ngồi duỗi chân độ 2-3 phút
    - Nên đi giầy khớp với chân
    - Khi bước đặt gót xuống trước rồi mới uốn cong các ngón chân bước đi.
    - Khi đi giữ tư thế người cho thẳng, đầu hơi ngẩng, vai nhang đung đưa theo chiều đánh của cánh tay.
    - Hít vào sâu và thở ra hết
    - Trước khi ngừng, đi chậm lại 3-5 phút


    Đạp xe có ích cho sức khoẻ


    Đạp xe đạp vừa tốt cho cả cơ thể lẫn tinh thần vì bạn có thể đi tới những nơi có không khí trong lành, làm tǎng sự tuần hoàn của máu và bạn sẽ cảm thấy mình khoẻ hơn. Không cần đạp thật nhanh như các tay đua. Sau đây là các biện pháp tránh bị chuột rút chân và đau các cơ bắp:
    - Tay cầm và nệm ngồi phải thích hợp với chiều cao của mình. Tốt nhất là điều chỉnh yên xe thế nào để có thể duỗi chân được hết cỡ khi đạp xe.
    - Khi đạp xe tới nơi, nên có ít phút nghỉ duỗi tay, chân, lưng. Trước khi đạp xe cùng vậy.
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9