DAK NONG * ĐẮC NÔNG
HongYen 18.12.2006 10:56:12 (permalink)
DAK NONG * ĐẮC NÔNG
 
Kỳ nầy vưà du lich vưà tìm việc làm kiếm nhôm dằn túi.
Vậy có ai thích nâng khăn sửa túi thì ghi tên. 
 
http://en.wikipedia.org/wiki/Image:VietnameseProvincesMap_edited2.png
 
>>>>>>>>>>>>>>>
 




Công ty Alcoa và Alumina của Australia đăng ký thăm dò dự án khai thác quặng bauxite và nhôm tại Việt Nam


01 May 2006
......
 
http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-05/2006-05-01-voa5.cfm?CFID=87192216&CFTOKEN=72212264
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>
 




Công ty nhôm lớn nhất của Nga có thể đầu tư 1 tỉ đôla để khai thác quặng bauxite ở VN


08/12/2006


Công ty sản xuất nhôm lớn nhất của Nga, công ty Rusal, có thể sẽ đầu tư 1 tỉ đô la cho một dự án khai thác quặng bauxite ở miền trung Việt Nam......
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2006-12-08-voa28.cfm
 
 


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/36CC09E1F5BA4E5FB1C58665A234BD51.JPG[/image]
Attached Image(s)
#1
    HongYen 18.12.2006 11:22:26 (permalink)

    bauxite

     
    Bauxite
     
    Mixture of Iron and Aluminium Hydroxides/Oxides
    Al, Fe, O, OH

     
    Formula
    Al2O3 + SiO2 + TiO2 + Fe2O3


    http://www.mineralszone.com/minerals/bauxite.html
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     
    Đắk Nông: Thừa hoang sơ
     
    Cách TP.HCM 230 km, Đắk Nông vừa tách ra từ Đắk Lắk, là một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng cho du lịch gần như là con số 0. Chính điều đó càng kích thích khách du lịch thích khám phá.
     
    Đắk Nông thuộc Nam Tây Nguyên, nằm trên cao nguyên M’ Nông, quê hương của tù trưởng anh hùng Nơ Trang Long. Sức hấp dẫn của Đắk Nông là cảnh quan thiên nhiên rất hoang sơ và văn hóa M’ Nông. Đó là nghệ thuật thuần dưỡng voi rừng, là tiếng đàn đá thánh thót, giai điệu cồng chiêng, tục cà răng căng tai vẫn còn lưu giữ...
     
    Sở Thương mại - Du lịch Đắk Nông chỉ mới khai thác cụm cảnh quan thác Đray Sap - thác Gia Long và khu du lịch Trinh Nữ. Thác Đray Sap được coi là thác đẹp nhất Tây Nguyên. Từ độ cao 20 m, thác Đray Sap tuôn trào, tung bọt trắng xóa, tạo nên một không gian mờ ảo. Chính vì vậy dân bản xứ gọi đây là thác khói. Đến cụm thác Dray Nu, du khách như có cảm giác đến chốn bồng lai tiên cảnh với những cảnh quan thiên nhiên huyền ảo.
     
    Từ Dray Nu, cách khoảng 4 km là địa phận thác Gia Long cực đẹp với không gian hoàn toàn cô tịch, chỉ có tiếng của rừng, tiếng của chim và tiếng của chính tâm hồn bạn. Cũng nằm trong cụm thắng cảnh này là khu du lịch Trinh Nữ (thác Trinh Nữ), chỉ cách trung tâm huyện Cư Jút 1 km. Đây là thác còn rất hoang sơ và vô cùng quyến rũ. Đặc biệt ở thác Trinh Nữ có những tảng đá bazan lớn, có kết cấu như than đá được tự nhiên xếp thành những hình thù kỳ dị, rất hấp dẫn du khách. Tại đây, hằng năm từ mùng 4 đến mùng 7 Tết có tổ chức Hội Rượu cần Trinh Nữ, là một sản phẩm du lịch lý thú. Đắk Nông còn nhiều vùng hoang sơ khác rất thích hợp cho những tour du lịch khám phá.
     
    http://www.vietnamtourism-info.com/tindulich/printer_8834.shtml
    #2
      HongYen 18.12.2006 21:59:16 (permalink)

      thác Đray Sap - thác Gia Long và khu du lịch Trinh Nữ

       
       
      Thác Đray Sáp lúc hoàng hôn.
       
      Dòng sông Sêsêpôk chảy qua địa phận hai huyện Cư Jút và Krông Nô đã tạo ra 3 thác lớn, khá gần nhau, thác Trinh Nữ (thuộc địa bàn huyện Cư Jút) và thác Đray Sáp, thác Gia Long (hai thác này thuộc địa bàn huyện Krông Nô).

      Từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột, đi khoảng 350km, rẽ phải và đi vào 2km là đến thác Trinh Nữ. Thác Trinh Nữ, không cao lắm, khoảng 4m nhưng lòng thác khá rộng, có nhiều tảng đá và hình thù của chúng là cách điệu của những con thú rừng, hiên ngang nằm đó mặc cho nước chảy khá xiết dưới chân đá. Từ thác Trinh Nữ đi vào khoảng 6 km là đến thác Đray Sáp. 

       
      Khác với thác Trinh Nữ, bề rộng của thác Đray Sáp hẹp hơn, ít có các tảng đá nhưng độ cao của thác này khoảng 10m, nước đổ mạnh và chảy xiết. Từ thác Đray Sáp đi vào tiếp khoảng 6km nữa là đến đỉnh thác Gia Long.

      Thác Gia Long là nơi gặp của cả thác Trinh Nữ và thác Đray Sáp. Lòng thác rộng và có một số tảng đá lớn, thác cao khoảng 7m, nước đổ khá mạnh và chảy xiết. Tuy nhiên, điều hấp dẫn của thác Gia Long chính là một bể nước khá rộng và chảy không xiết, lại có khá nhiều tảng đá nhỏ, tạo nên một không gian thoáng đãng để khách tham quan có thể hít thở khí trời trong lành, trước khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của thác nước. 

       
      Cách chân thác khoảng 100m, có “hồ bơi” khá bằng phẳng và khách tham quan có thể tắm tại hồ này. Người dân địa phương gọi đây là bãi tắm tiên. Thác Đray Sáp và thác Gia Long nằm trong địa phận của khu rừng đặc dụng, rộng mấy trăm hécta. Khách tham quan có thể vừa thưởng thức những thú vị đến bất ngờ của thác nước và tận hưởng không khí trong lành cũng như cảnh quan kỳ lạ của một khu rừng nguyên sinh. Chính những điều thú vị, bất ngờ và kỳ lạ của cụm 3 thác trên là thuận lợi lớn cho một khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

      • Hấp dẫn nhưng chưa thu hút khách
       
      Du khách cỡi voi vượt dòng Sêsêpốk.
       
       
      Hiện nay, đường từ quốc lộ 14 vào đến 3 thác tuy không rộng lắm nhưng đã được trải nhựa khá bằng phẳng. Đây là một thuận lợi cơ bản về giao thông cho khu du lịch sinh thái. Tại thác Trinh Nữ, có một nhà hàng, hai phòng nghỉ nhỏ (2 người/phòng), hai nhà nghỉ tập thể có thể phục vụ cùng lúc 120 khách. Nếu khách đi theo đoàn đông, nghỉ đêm tại thác, có yêu cầu phục vụ văn nghệ cồng chiêng của bà con dân tộc Êđê vào buổi tối, sẽ được đáp ứng với giá 700.000 đồng/tối. 
      Tại thác Đray Sáp chỉ có duy nhất một nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách. Tại thác Gia Long, đây mới chỉ là khu thác nước nguyên sinh, chưa có cả nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách. Ít dịch vụ phục vụ khách tham quan, chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế là một trong những điểm chưa thu hút đông khách du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái đến với khu du lịch này.
      Để khai thác tốt các điểm du lịch này, điều tối thiểu là cách làm hàng rào sắt che chắn các khu vực nguy hiểm của cả 3 thác, nhằm đảm bảo an toàn cho khách lúc tham quan. Để có điểm nghỉ ngơi cho du khách cần làm vài chục căn nhà nghỉ nhỏ (phục vụ từ 2 đến 4 người/căn) và chục căn nhà nghỉ lớn, loại nhà rông bằng gỗ – tre – nứa tại khu vực rừng đặc dụng của thác Đray Sáp để phục vụ khách du lịch.

      Tại 3 thác nên đặt nhiều ghế ngồi bằng gỗ hay đá (sản phẩm của chính khu vực này) để khách có thể ngồi nghỉ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác nước. Buổi tối tổ chức đốt lửa trại và văn nghệ giao lưu giữa du khách với các đội văn nghệ của bà con người dân tộc (tiền trả cho đội văn nghệ, đưa vào tiền vé vào cổng). 

      Các lối đi xuống thác cần được cải tạo và mở rộng. Đường từ nơi gửi xe vào đỉnh thác Đray Sáp nên mở rộng và trải bê tông đá, tạo thuận lợi và không trơn trượt cho du khách khi trời mưa. Cùng với các công việc trên, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách tại 3 thác, nhằm tạo tiện nghi, thư giãn cho khách du lịch, đặc biệt là đối với khách du lịch người nước ngoài.

      Nét đẹp huyền bí, hoang sơ, nhiều điều thú vị và bất ngờ của cụm 3 thác nói trên là thuận lợi lớn cho việc xây dựng khu vực này thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

       
      TỐ LANG
       
       
       
      #3
        HongYen 18.12.2006 22:11:47 (permalink)
        Thác Đray Sap - thác Gia Long và khu du lịch Trinh Nữ
         
        * Bazan cột thác Trinh Nữ, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông: Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 20km về phía tây nam trên quốc lộ 14, có một điểm du lịch gọi là thác Trinh Nữ. Đất đá khu vực này là đá bazan mầu xám đen, nứt nẻ dạng cột, hình lăng trụ, có kích thước tới vài mét nằm chồng chất bên bờ suối, mùa nước về, suối chảy xiết tung bọt trắng xóa khi có ghềnh đá tạo nên một quang cảnh hùng vĩ, đẹp mắt.

        Bên bờ suối, có nhiều cây lớn, cành mọc uốn lượn, cheo leo theo vách đá, tạo nên vẻ nguyên thủy hoang sơ. Thác Trinh Nữ (cùng với thác Gia Long và Dray Sap) được tạo bởi dòng sông Sêrêpôk hợp lưu của hai dòng sông vợ và sông chồng (Krongana và Krong kno) với các bãi tắm tiên, khu rừng nguyên sinh sẽ là những địa điểm rất thích hợp cho du lịch dã ngoại.

        http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=53500
         
        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
         
        Đăk Nông, hay Đắc Nông, là một tỉnh ở Nam Trung Bộ Việt Nam, được tách ra từ sáu huyện phía nam của tỉnh Đắk Lắk năm 2004. Phía bắc tỉnh Đăk Nông giáp Đăk Lăk, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Bình PhướcCampuchia.
        Địa bàn tỉnh Đăk Nông gần như là địa bàn tỉnh Quảng Đức thời Việt Nam Cộng hòa, có thêm huyện Cư Jút của tỉnh Đăk Lăk.
         
        Đăk Nông nằm ở phía tây nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía đông. Phía tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.
         
        Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sêrêpôk (các nhánh Krông Bông, Krông Păk, Krông Ana, Krông Nô,..) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn.
         
        Đăk Nông có 7 đơn vị hành chính:

      • Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ)
      • Huyện Cư Jút (thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách từ huyện Đăk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột, thuộc tỉnh Đăk Lăk)
      • Huyện Đăk Glong (đổi tên từ huyện Đăk Nông tháng 6 năm 2005, sau khi lập tỉnh Đăk Nông)
      • Huyện Đăk Mil (có từ năm 1975, thuộc tỉnh Đăk Lăk)
      • Huyện Đăk R'lâp (thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1986, tách từ huyện Đăk Nông, thuộc tỉnh Đăk Lăk)
      • Huyện Đăk Song (tách từ huyện Đăk Nông và Đăk Mil, thuộc tỉnh Đăk Lăk)
      • Huyện Krông Nô
        Tuy đã thành lập các cơ quan hành chính riêng, cơ sở hạ tầng như tổng đài bưu điện của Đăk Nông cho đến tháng 2 năm 2006 vẫn còn sử dụng chung tài nguyên với tỉnh Đăk Lăk.
         
        Khí hậu
         

        Khí hậu vùng này tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 24°C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5°C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.
         
        Dân tộc
         

        Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có các dân tộc người Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày cùng sinh sống.
         
         Di tích, danh thắng
         
      • Thác Diệu Thanh
      • Thác Ba Tầng
      • Thác Đăk Nông
      • Đồi thông Nam Nung
      • Cao nguyên Jubát
      • Thác Trinh Nữ
      • Thác Dray sap
      • Thác Gia Long
      • Hồ Ea Snô
      • Sông Krông Nô
         

        http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C4%83k_N%C3%B4ng#.C4.90.E1.BB.8Ba_h.C3.ACnh
      • #4
          HongYen 18.12.2006 22:29:50 (permalink)
          Đắc Nông
           
          Kinh tế, nông nghiệp 

          Đăk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt tiêu... Tỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-xít dùng để sản xuất nhôm.

          Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là $370. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 17,8 % GDP năm 2005, từ 6,9 % năm 2000 (trước khi tách tỉnh)h vụ tăng lên 24,4 % từ 14,2 %. Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %.

          Văn hóa


          Nét đặc sắc của Đăk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đăk Lăk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đăk Lăk.
          Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

          Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đăk R'lâp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn Klông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.

          http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C4%83k_N%C3%B4ng#.C4.90.E1.BB.8Ba_h.C3.ACnh

          >>>>>>>>>>>>>>>>>>

           
          Biểu diễn và hòa tấu với đàn đá Đambri
           
          Bộ đàn đá Tây Nguyên có 24 thanh, được bố trí theo âm giai 12 cung chọn từ 400 thanh đá do anh Phan Trí Dũng vừa phát hiện khiến nhiều nhà chuyên môn bất ngờ. Tuy vậy, trong đánh giá ban đầu, họ đã có những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau.

          Giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ: Đúng thật là những thanh đàn cổ xưa!
          Tôi rất bất ngờ và vui mừng trước phát hiện của anh Dũng về bộ sưu tập đàn đá. Tôi đã xem xét, nghe tiếng đàn và có thể khẳng định những thanh đá này đúng là những thanh đàn cổ xưa. Vì những thanh đá này được tập hợp nhiều lần và sắp xếp lại theo bố trí sáng tạo của anh Dũng nên tôi không dám khẳng định tất cả các thanh là của chung một bộ đàn đá cổ xưa mà có thể đây là nhiều thanh thành phần của nhiều bộ đàn đá ghép lại.
           
          Theo kinh nghiệm của tôi, những thanh đá đàn này thuộc hệ thống đàn đá vùng cao, chúng thuộc loại đá sừng (mặt đá nhẵn, đen, âm thanh rất trong).

          Một điểm đáng quan tâm nữa là những thanh đá này tìm thấy ở Bảo Lộc, cũng chính là nơi đã tìm được bộ đàn đá đầu tiên của nước ta.
          Tiến sĩ Nguyễn Nhã (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, giảng viên môn Văn hóa Việt Nam Trường ĐH dân lập Hùng Vương TP Hồ Chí Minh):Bộ đàn đá Đambri là cơ sở để chứng tỏ tính bản địa của nhạc cụ đàn đá.

          Với số lượng các "thanh đá kêu" mà anh Dũng tìm được như thế (hơn 400 thanh), chứng tỏ nguồn nguyên liệu làm đàn đá có ở ngay nước ta. Đây là cơ sở để khẳng định một cách chắc chắn rằng đàn đá là một nhạc cụ mang tính bản địa dân tộc, được sáng tạo tại chỗ chứ không phải được du nhập từ nước khác.

          Đặc biệt, từ việc bộ đàn đá Đambri có thể chơi được nhạc hiện đại, tôi có ý tưởng: tại sao chúng ta không đồng thời vừa tái hiện lại bộ đàn đá theo đúng nguyên thủy của nó, vừa sáng tạo nên các bộ đàn đá hiện đại từ nguồn nguyên liệu "đá kêu" có thể đang có rất nhiều ở nước ta.
          Nhạc sĩ Nguyễn Đức Lộc (Viện Nghiên cứu âm nhạc TP Hồ Chí Minh): Đàn dân tộc chơi nhạc hiện đại dễ được giới trẻ đón nhận hơn
          Tôi thấy bộ đàn đá Đambri này rất hay và anh Dũng thật may mắn có được một bộ đàn đá nguyên thủy chuẩn theo hệ thống bán cung, có thể chơi được cả nhạc hiện đại. Đàn dân tộc chơi nhạc hiện đại dễ được giới trẻ đón nhận hơn. Tôi hiện đang nghiên cứu tạo nên một bộ đàn đá tương tự nhưng với kích thước nhỏ gọn hơn...

          Tuy nhiên nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam lại không hề ngạc nhiên trước thông tin này. Ông cười nói:
          - Tôi nhớ đến một câu chuyện rất buồn cười xảy ra cách đây không lâu. Có một nhạc sĩ về thăm một làng làm sành sứ ở Hải Dương, nhìn thấy người dân ở đây làm ra những miếng sành hình chữ nhật trông là lạ. Gõ thử thì thấy tiếng kêu cũng hay hay. Ông bèn ghép lại thành một bộ nhạc cụ, lấy đủ 12 âm, và đặt tên cho nó là đàn Sành.

          Cứ theo cách lắp ghép như thế thì người Việt Nam chúng ta có hàng tỷ loại đàn. Bây giờ tôi sẽ tìm ra cho anh loại đàn bằng... bát mẻ. Anh chỉ việc thu thập khoảng một vạn mảnh bát, tôi sẽ đo đếm âm thanh của nó để tìm ra một bộ không phải chỉ có 12 âm mà ngay đến 24 âm hay nhiều hơn cũng được.
          * Nhưng thưa ông, trong trường hợp đàn Dambri, nó không phải là tập hợp những viên đá tự nhiên, mà trên thân nó có những vết ghè đẽo một cách có chủ ý của người Tây Nguyên. Rõ ràng người ta đã sáng tạo ra nó như những nhạc cụ...
           
          - Sai lầm lớn nhất của chúng ta trong nhiều năm là đã nhầm lẫn giữa những viên đá kêu và đàn đá. Những viên đá kêu thì nhiều lắm, 400 thanh đá mà anh Dũng có đâu phải là nhiều, mà có hàng nghìn, hàng vạn viên, được dùng làm bờ rào chống thú dữ, để trong hang sâu, dưới lòng đất...
          Việc chế tác ra những viên đá kêu là một truyền thống rất phổ biến của đồng bào ở Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên... Họ sử dụng những loài đá sẵn có trên địa bàn, rất rắn chắc và có tiếng kêu rất vang thành những viên đá kêu. Rồi họ xâu chúng lại với nhau chăng ngang suối, hoặc treo lên cành cây. Những viên đá va đập vào nhau tạo ra âm thanh có tác dụng xua đuổi thú dữ, đồng thời nghe cũng vui tai, thậm chí rất hay nữa là đằng khác. Nhưng những âm thanh ấy không thể gọi là âm nhạc được.

          Trong hàng nghìn, hàng vạn những viên đá kêu, nếu đo đạc và ghép vào với nhau thành "bộ thì sẽ có đủ các âm, như tôi vừa nói, đâu chỉ 12 mà muốn có "bộ" bao nhiêu âm mà chẳng được. Nhưng như thế là không logic, không gọi là một bộ đàn đá được.


          * Vậy mấu chốt của vấn đề ở đây là gì?

          - Đàn phải là một tổ chức theo một thang âm nhất định. Mặc dù có vô vàn những viên đá kêu, nhưng số bộ đàn đá tìm được ở Tây Nguyên rất ít, theo tôi biết chỉ năm, sáu bộ là cùng.

          Về hình thức, các thanh của đàn đá và những viên đá kêu không khác nhau bao nhiêu, hay có thể nói, về hình thức là một. Nhưng ý thức chế tác cây đàn, với việc tạo ra những viên đá kêu dùng trong sinh hoạt là khác nhau một trời một vực. Không phải nhóm dân cư nào cũng chế tác được đàn đá, trong khi đó những viên đá kêu thì là một "sản phẩm thường thức" của cả vùng.

          * Âm thanh của các bộ đàn đá tìm thấy trước đây có mấy cung?
           
          - Bộ đàn đá đầu tiên được tìm thấy tình cờ vào năm 1947, khi người Pháp làm đường trên Tây Nguyên. Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Pháp G.Condominas đã làm một công trình nghiên cứu về nó. Bộ đàn đá có bảy thanh đàn nhưng chỉ năm âm, hết sức logic, và chắc chắn đó là một bộ đàn đá chứ không phải là những viên đá kêu lắp ghép vào với nhau.

          Đàn đá Khánh Sơn được phát hiện sau đó, đến nay đã trải qua mấy chục năm, nhưng vẫn còn tranh cãi. Phần lớn ý kiến đều thống nhất đây là một bộ đàn đá (vì các thanh đá nằm trong cùng một di chỉ), nhưng vẫn còn những ý kiến tỏ ra nghi ngờ, có thể đó chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên của những viên đá kêu. Hầu hết các đàn đá đều chỉ có năm cung. Đàn đá ở Đác Lắc thì chỉ có ba âm, nhưng chắc chắn nó là một bộ, vì nó chuẩn với dàn chiêng ở đây (cũng chỉ có ba âm).

          Ở đây tôi xin nhấn mạnh rằng, tất cả các nhạc cụ của Tây Nguyên từ xưa đến nay đều dựa vào thang âm của dàn chiêng mà lấy dây, hay nói cách khác, cồng chiêng tạo ra ngôn ngữ của các nhạc cụ Tây Nguyên (vì thế cồng chiêng xứng đáng được đề cử Danh hiệu Di sản thế giới). Mà cồng chiêng thì chỉ có đến thang năm âm.

          * Và chuyện nó có 12 âm như âm nhạc châu Âu là không chính xác?
           
          - Đấy là một sự ngộ nhận. Âm nhạc với thang năm âm, hay thang sáu, bảy âm không phải là riêng nước nào, mà là chung cho cả nhân loại.

          Âm nhạc Việt Nam cũng có thang bảy âm. Còn việc chia ra 12 âm bình quân là một sáng tạo lớn của thiên tài J. Bach, từ đó tạo ra nền âm nhạc cổ điển châu Âu, phát triển đến tận bây giờ.

          * Xin cảm ơn ông.

          (Theo Nhandan.com.vn)


          http://www.hnpt.vnn.vn/pages/tin_tuc_chitiet.asp?news_id=1738
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2006 22:36:14 bởi HongYen >
          #5
            HongYen 18.12.2006 22:41:32 (permalink)

            Chiêng đá

             
            Giáo sư - Nhạc sĩ Tô Vũ:
            Tây Nguyên là "cái nôi"
            của cồng chiêng Đông-Nam Á
             
             
             
            Một "vua chiêng" ở Kông Chro,Gia Lai, vẫn lưu giữ những
             bộ chiêng quý do tổ tiên truyền lại.
             
            Trước những ý kiến băn khoăn về "căn nguyên", "cội rễ" của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhạc sĩ Tô Vũ - một trong những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao nhất về lĩnh vực này - đã cho rằng, căn cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á.
             

            Tôi bắt đầu quan tâm nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, cũng phát hiện ra nhiều điều thú vị.
             
            Về cội nguồn, có thể nói cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá - trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo "quy trình tiến hóa" cồng đá, chiêng đá, chiêng... tre, rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng...
             
            Tôi cũng tán thành nhận định "Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á", bởi những yếu tố sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000 năm. Về lối đánh, "rất nguyên thủy", người Tây Nguyên vẫn "mỗi người một cái", chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng đơn giản càng gần ý nghĩa là "vật tổ"); hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn).
             
            Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v..., nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người.
             
            Trong khi ở các vùng Đông-Nam Á khác, cồng chiêng đã "tiến hóa" đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.
            Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng (mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm.
             
            * Thưa giáo sư, vậy thì có thể có mối liên hệ giữa cồng chiêng Tây Nguyên và cồng chiêng Việt (Mường...)? Xuất xứ của nó từ đâu khi mà người Tây Nguyên vốn dĩ không biết cách chế tác?
             
            - Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy giờ chỉ có cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biên giới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt.
            Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đời sống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấu ở vùng núi (bắt đầu sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác).
             
            Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam, vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằng trống đồng Việt có nguồn gốc từ... Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây Nguyên từng ở với nhau rất lâu đời rồi - sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng là hiển nhiên.
             
            Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng chiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về "nắn" lại thanh âm theo cách của mình - đó là những hoạt động "giao thương" theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay. Ngay cả "chiêng Lào" mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từ Lào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng Tây Nguyên cũng chính là cồng chiêng Việt.
             
            * Xin cảm ơn ông.

            Theo Lao động
            Nguồn http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=78&article=19057
             
            http://www.freewebtown.com/nhactaynguyen/nhac/baiviet/tncainoicongchieng.html
            #6
              HongYen 19.12.2006 09:26:01 (permalink)

              đàn T'rưng

               
              Cải tiến chiếc Ðàn T’rưng Việt Nam
              Nghệ sĩ Nguyễn Ðình Nghĩa
               

               
               
              Nói đến đàn T’rưng, chúng ta liên nghĩ ngay đến những cây đàn như Xylophone, Vibraphone của châu Âu hoặc cây đàn Thuyền của Thái Lan, Lào, Cambodia còn gọi là cây Lanat. Chung chung đây là một bộ gõ (percussion) có cao độ (có nghĩa là có định âm), nốt nhạc cao thấp được sắp xếp tùy theo hệ âm thanh của mỗi nước, mỗi xứ, mỗi miền mà người làm nhạc cụ thực hiện. Chẳng hạn người châu Âu họ xếp theo "dorian scale" (Dô Rê Mi), châu Á thường theo "pentatonic scale" Ngũ cung và Ngũ cung còn tùy theo xứ, vùng, miền. Nói tóm lại đây cây đàn gồm nhiều nốt nhạc được cấu tạo thành bởi mỗi thanh ("mảng") hoặc ống là mỗi nốt của cây đàn. Thành thử khi trình tấu, người nhạc công có thể gõ một lúc nhiều que gõ để tạo nhiều âm thanh phát âm cùng một lúc để có thể tạo ra “đa âm” như hợp âm (chord) chẳng hạn, hoặc có thể là giai điệu vừa đệm phần bè phụ.
               
              Trở lại cây đàn T’rưng Việt Nam, sở dĩ tôi giới thiệu đến các bạn trẻ và giới mộ điệu chiếc đàn này là vì cái độc đáo của nó cũng như chỗ đứng trong tương lai, để góp phần tạo một vị thế tốt đẹp cho gia tài nhạc cụ Việt Nam và thế giới.
               
              Ðàn T’rưng là tên gọi của đồng bào Kinh Việt Nam chúng ta, chứ người Thượng (đồng bào Cao Nguyên Trung phần, sắc tộc Bana hoặc Rađê họ gọi là Tokro hoặc Khinh Khung. Chiếc đàn T’rưng nguyên thủy được cấu tạo thường là năm ống trúc (hoặc lồ ô con, nứa, hóp v.v...). Ðược cột lại với nhau bằng hai đầu dây. Mỗi đầu do một người vịn và một người gõ để tạo âm thanh. Thường người Thượng họ dùng như một hình thức gõ để báo giờ nghỉ ngơi, cơm nước, tập họp trên nương rẫy, hoặc lễ hội buông làng. Người Bana sử dụng nhạc cụ này thường xuyên và rộng rãi, riêng người Rađê họ rất kỵ dùng trong nhà!
               
              Cái thú vị của giới trẻ ngày hôm nay là cây đàn T’rưng sau khi được cải tiến mở rộng “âm vực”, chẳng những tạo giai điệu trên chiếc đàn mà còn tạo được bè và hợp âm để nâng trình độ "thẩm âm", không khác gì khi nghe một tấu khúc trên cây đàn dương cầm (piano). Tôi xin trình bày điểm đặc biệt của đàn T’rưng nếu đem so sánh với các cây như Xylophone và Vibraphone nổi tiếng của thế giới thì quả là ta có cái độc đáo mà họ không có được.
               
              Khi so sánh với cây Xylophone và cây Vibraphone bên châu Âu: gõ vào thanh nhạc, có nghĩa là một thanh gỗ hoặc kim loại. Lúc thanh đó phát âm họ phải dùng thêm một ống rỗng (air column) có bầu cộng hưởng, cùng chung một tần số giao động với âm thanh mảng đó để mà khuyết đại âm thanh và làm tăng độ rền đến tai người nghe. Riêng người anh em lân cận chúng ta là Thailand, Cambodia, Lào có một nền âm nhạc lâu đời và được thế giới biết đến nhiều; cũng có chiếc đàn họ hàng với đàn T’rưng, đó là cây đàn Thuyền và còn gọi là cây Lanat (có lẻ là tên gọi của người Lào) có hình dáng như chiếc thuyền gồm nhiều thanh tre "mạnh tông" được cắt gọt thành từng "thanh" (tức là mỗi thanh là một nốt nhạc có hình dáng hình chữ nhật và được cột nối lại với nhau như một chiếc võng. "Bầu cộng hưởng" (thùng đàn) hình dáng giống như một chiếc thuyền. Khi nhạc công tấu (gõ), âm thanh của thanh tre "mạnh tông” (nốt nhạc) sẽ tiệp với tần số giao động của bầu cộng hưởng và "thùng cộng hưởng" với nhau mà khuyết đại độ vang cũng như độ rền đến tai người nghe.
               
              Tôi sơ lược để các bạn nhận thức được, có khái niệm tổng quát là khi muốn tạo nhạc cụ trên, người làm nhạc cụ gồm có hai bộ phận phải thực hiện là:

              1. âm thanh (nốt nhạc) từ thanh tre còn gọi là mảng hoặc ống, phát ra một cao độ nào đó.

              2. bầu cộng hưởng tức là ống hơi có độ giao động cùng chung một tần số với độ rung của mảng thì khi khởi động nốt nhạc, âm thanh đó mới phát âm thực sự là âm thanh của âm nhạc bằng không thì âm thanh sẽ thành một loại ồn ào, tiếng động hổn tạp hoặc là âm thanh câm.
               
              Riêng âm thanh phát âm nốt nhạc của chiếc đàn T’rưng là cái độc đáo mà nhạc cụ thế giới không có ở chỗ cấu tạo của đàn T’rưng, là sự kết hợp chung cùng một thanh. Ống trúc cộng với bầu cộng hưởng cùng có chung một tầng số giao động, cùng dính liền chung trên một mảng khi gỏ vào ống trúc. Ví dụ ống đó cho ta tần số giao động là 420 hoặc 440 Hz, tức chiều dài của ống được cùng cắt xén và phù hợp với cột hơi của ống (bầu cộng hưởng), là cùng chung một tần số giao động của mảng. Cho nên khi gõ vào ống đàn T’rưng, chúng ta sẽ có được một âm thanh "âm nhạc thực sự" mà không cần phải dùng đến bầu cộng hưởng (thùng đàn) phụ nào khác.
               
              Lúc tôi giới thiệu trên Diễn Ðàn Sân Khấu Thế Giới, tôi tạm gọi cấu trúc này là "Resonance box was built in" ở chỗ độc đáo là tự nó cấu tạo thành từ trong ống lồ ô của nó. Chúng ta chỉ có, gọt cắt và định hình, cũng như định âm nó qua phương pháp là vừa thổi vừa nghe cột hơi để mà điều chỉnh cùng một lúc với chiều dài của ống. Ðây là kỹ thuật để cho hai tần số giao động giữa mảng ống và cột hơi của ống cho có phù hợp chung một tần số giao động. Một khám phá độc đáo của người xưa khi đo cột hơi mà không cần đến một thứ máy móc gì cả!
               
              Nói đến đàn T’rưng thật là nhiều nhiêu khê. Từ độ dầy của ống, động nặng, đóng, mỡ mắt tre, hình dáng phỏng đoán để làm ở nốt nào cho thích hợp với âm thanh đó. Hiện nay chưa có một tài liệu nào chính xác xuất bản, chỉ có qua kinh nghiệm từng cá nhân và góp nhặt chung chung để làm kiến thức cơ bản. Phải thú thật qua kinh nghiệm cũng giống như ông Stradivari khi xưa làm cây vĩ cầm (violin) qua kinh nghiệm mà lúc ông dùng mảnh chai bể hoặc mảnh sành mà bào mặt thùng đàn violin vừa gõ vừa nghe âm vang của độ dầy mỏng mà định hình để tạo "resonance box" (thùng cộng hưởng) cho cây đàn. Như vậy lúc tôi gọt cây đàn T’rưng chẳng khác nào như thế. Khi cầm lên một ống trúc hoặc lồ ô con, tôi có cảm giác ngay là phải làm ở một nốt nào và phải gọt ra sao để thích hợp với nốt đó. Xuyên qua quá trình gọt đẽo và tính về cộng hưởng (accoustic), tôi đã gọt không những tính trên số lượng hàng trăm mà phải nói hàng ngàn ống, thành thử kinh nghiệm tích lũy mà tôi sẽ ghi lại để các bạn trẻ sau này không phải mất thời gian tìm tòi như tôi ở trên (sẽ chỉ dẫn ở một bài khác).
               
              Khi đặt chân đến Mỹ, tôi đã chinh phục được cảm tình khán thính giả ở đất nước này và để họ yêu thích chiếc đàn T’rưng Việt Nam. Ðể hấp dẫn hơn cho người nghe, tôi đã giới thiệu, trình bày thêm một bước tiến nữa đó là cải tiến âm thanh của ống T’rưng từ màu âm đẹp hơn (color of the sound) đến độ vang to hơn cũng như độ ngân lâu hơn (duration) nốt nhạc có thể vang rền lâu như một nốt nhạc của cây piano. Tôi tạm gọi là "stimulate the cell of the bamboo for the duration", có nghĩa là kích thích tế bào tre nứa để có độ rung, ngân rền lâu dài ở những nốt có giao động tần số chậm và trung. Tôi đã thành công ở những biên độ giao động này và nới rộng khoảng hai "bát độ”. Trong tương lai nếu có điều kiện thuận lợi, tôi sẽ mở rộng thêm hai bát độ nữa ở khóa Fa Trầm cho cây đàn T’rưng Bass. Còn ở biên độ giao động cao tôi đã thực hiện thành công khi tạo ra những ống T’rưng thật ngắn nhỏ ở những nốt thật cao, có nghĩa là đã tạo được nốt nhạc thật sự ở những mảng ống thật ngắn và tạo được “cột hơi” bằng cách mở rỗng hai đầu ống (nếu quí vị nào có nghiên cứu về tác động luồng không khí chuyển động trong ống sáo - turbulance, thì sẽ hiểu dụng ý khi tôi mở rộng hai đầu cột hơi. Tôi sẽ có một bài viết tường tận về phần này khi trình bày về cây sáo cải tiến mười một (11) lỗ bấm của tôi.
               
              Giai đoạn đang xúc tiến nghiên cứu hiện nay là "cách sơn đã ngưu", tôi tạm đặt tên như thế vì ở những nốt thật cao tuy đã cải tiến mà âm thật sự là âm thanh của âm nhạc nhưng phần ngân rền bị hạn chế. Vì thế tôi sẽ dùng vật thể cũng là tre nứa và được cấu tạo cộng hưởng với âm thanh có cùng chung biên độ giao động và tần số giao động này được hướng dẫn, danh từ khoa học tạm gọi là "velocity waves frequency” để khi gõ một ống T’rưng ở nốt thật cao, thì âm thanh của nốt này cách vật thể kia sẽ truyền qua không gian có hướng dẫn (velocity waves) làm kích động đến nốt ở vật thể giao động kia và cho ta một âm thanh có màu âm đẹp và độ ngân rền vừa phải, đáp ứng được sự đòi hỏi và thỏa mản lỗ tai người nghe. Thành thử âm thanh nguyên thủy rất là cục mịch ngắn, đó là khuyết điểm của đàn T’rưng cho nên không chinh phục được người nghe cũng như giới mộ điệu để học chơi đàn này!
               
              Với sự cải tiến của tôi, âm thanh được hoàn chỉnh trở nên tuyệt hảo, có những "nốt quí" bạn nghe vang như tiếng chuông đồng, không nghĩ rằng nó phát xuất từ một ống tre. Quả là kỳ diệu cho chiếc đàn T’rưng cải tiến Việt Nam chúng ta. Cộng thêm que gõ "dùi hai đầu" và độ cứng, mềm được bố trí thành bốn góc ở vị trí khác nhau, càng làm phong phú thêm cho màu âm khi trình tấu. Ðây là một loại nhạc cụ dùng luật cộng hưởng thiên nhiên (acoustics), không phải điện tử, để góp mặt trong gia tài nhạc cụ Việt Nam và trình làng với thế giới cái hay cái đẹp của nó. (Nếu bạn nào chưa nghe tiếng đàn T’rưng cải tiến, có thể liên lạc với chúng tôi). Trong một ngày gần đây quí bạn sẽ được nghe CD “Mozart in Bamboo” nhạc Mozart trong tre nứa, cũng như CD “Christmas in Bamboo” nhạc Giáng Sinh trong tre nứa do Nguyễn Ðình Nghĩa trình tấu và thực hiện.
               
              Tóm lại trong tương lai, đàn T’rưng Việt Nam tôi tin sẽ có nhiều người chơi, chẳng những ở chỗ âm thanh đẹp, hấp dẫn của nó mà còn giúp cho người ít hoạt động chân tay khi tấu nhạc đàn T’rưng thường xuyên sẽ giúp cho họ như một hình thức tập thể dục. Cách tấu nhạc trên đàn T’rưng phải vận dụng đôi tay năng động và nhuần nhuyễn, rất có lợi cho sức khỏe.

              Ðể bố trí vá sắp xếp các ống (nốt nhạc) đàn T’rưng thành một giàn hoặc hai giàn, tùy theo người sử dụng. Tôi xin giới thiệu sơ lược như sau:
              1. Giàn một: sắp theo Ngũ cung Bana
               


               
              Ở giàn một này, quí bạn có thể xếp hai cung này thành hai giàn riêng rẽ khi trình tấu dễ hơn khi ta chạy "arbege" xem như hình thức chữ A trên cây đàn Tranh Việt Nam. Tuy nhiên theo tôi thì quí bạn nên xếp chung thành một giàn sẽ có lợi hơn trong tương lai khi ta tấu những nhạc khúc theo "dorian scale" có thăng giáng. Khi xếp 2 cung này với nhau tôi gợi ý là như thế này:
               

               
              Khi cột những ống này, dính liền với nhau quí bạn có thể mở rộng thêm hai, ba hoặc bốn âm vực tùy ý.
               
              2. Giàn hai:
               

               
              Khi giàn hai này được xếp gần bên giàn một, lúc trình tấu chúng ta có đủ nốt thăng giáng cho một âm giai “đồng chuyển” (chromatic scale) tức là chạy từ nửa cung nối tiếp nhau. Riêng giàn hai nếu chuyển qua khóa giảm thì chúng ta sẽ đọc như sau:
               

               
              Khi chạy Arbege những nốt này, tôi gợi ý quí bạn nên chạy từ cao xuống thấp.
               
              Vì đây là âm giai có sự trùng hợp với âm giai của giai điệu Nhật Bản, họ gọi là "Insen" có nghĩa là âm giai "mềm" hay còn tượng trưng như một loại "gamme mineur" âm giai thứ của Nhật Bản (Ngũ cung). Nên biết trong âm giai insen của Nhật Bản khi chạy từ nốt thấp lên nốt cao hoặc ngược lại thì có một nốt phải thay đổi chứ không dùng chung từng đó nốt như quí bạn đã thấy ở các giai điệu khác trên thế giới. Ví dụ: từ thấp lên cao sẽ là:
               

               
              và từ cao xuống thấp sẽ là:
               

               
              Như vậy quí bạn thấy khi chạy từ trên cao xuống thấp, họ không dùng nốt Rê (D) nữa mà thay vào nốt Ðô (C) cũng vì lẽ đó tôi đề nghị khi bạn chạy arpeggio đàn T’rưng ở giàn hai nên chạy từ cao xuống thấp khi ta tấu giai điệu Nhật Bản mới thích hợp. Ghi nhớ đàn T’rưng của chúng ta khi xếp ống cho giàn hai khởi đầu từ nốt Fa, thành ra chúng ta có giai điệu Ngũ cung Nhật như sau:
               

               
              nốt thứ 5 là Mi giảm (Eb)
               
              Trong giàn hai không có; nếu muốn tấu nốt nhạc này chúng ta phải mượn ở giàn một nốt Rê thăng (D#) tức là Mi giảm (Eb) và khi chạy từ trên cao xuống thì chúng ta có đủ nốt ở giàn hai.
               

               
              không dùng nốt (Eb) nữa mà thay thế bằng nốt Rê giảm (Db)
               
              Ðể làm phong phú và hấp dẫn hơn khi trình diễn trên sân khấu ở đoạn “cadenza” tức đoạn “trổ ngón”, là đoạn cao điểm của người tấu nhạc cụ phô bài cái hay và độc đáo của ngón đàn. Tôi có sáng chế ra cây sáo chỉ sử dụng có “một tay”, tôi tạm đặt tên là "Insen Flute". ở đoạn này người biểu diễn một tay sử dụng sáo trúc và tay khác thì tấu đàn T’rưng cùng một lúc, có nghĩa là một tay sử dụng nhạc cụ bộ hơi và tay kia sử dụng bộ gõ, xem như một tay vẽ hình tròn và tay kia vẽ hình vuông cùng một lúc. Với trổ ngón này gây được sự ngạc nhiên cho khán giả và hiệu quả rất thành công. Cây sáo này chỉ dùng âm điệu Nhật Bản trong bài "Sakura". Ðây là cây sáo Insen độc đáo mà cả nước Nhật tôi nghĩ là cũng chưa có ngoài tôi ra!
               
              Ðể gợi ý quí bạn đã từng làm đàn T’rưng, tôi tạm ghi lại một số quá trình cải tiến ống đàn T’rưng mà tôi đã thực hiện thành công và có cầu chứng (patent and trademark) tại Mỹ. Quí vị có thể áp dụng phương pháp này mà thực hiện cho mình một chiếc đàn theo ý muốn. Chỉ có điều kỹ thuật cải tiến này nếu được dùng để sản xuất thương mại thì xin các bạn chịu khó thương lượng trước để tránh phiền toái về sau theo luật Tác Quyền. Ðàn T’rưng cải tiến ở giai đoạn 3 là một công trình cải tiến của Nguyễn Ðình Nghĩa từ năm 1981, còn gọi là "kích thích tế bào tre nứa" có độ ngân dài hơn ống T’rưng bình thường và khi qua Mỹ tôi có thêm một vài sửa đổi nhỏ làm tăng khả năng phong phú hơn.
               
              Khái niệm tổng quát và cải tiến về cấu trúc một thanh đàn T’rưng.
              1. Ống T’rưng nguyên thủy:
               

               
              2. Cải tiến đợt I:
               
              Cho những ống có nốt trầm chiều dài khoảng 0.5m đến 1m hoặc dài hơn.Tạo ống T’rưng có hai cột hơi cộng hưởng áp dụng cho những ống nốt trầm có giao động sóng âm chậm (âm vực trầm). Tiếng đàn T’rưng sẽ có độ rền và vang to hơn ống khoét theo nguyên thủy.
               

               
              3. Cải tiến đợt II:
               
              Ống T’rưng cải tiến đợt hai cho những ống có nốt cao chiều dài khoảng một gang tay hoặc lớn nhỏ một chút, tạo cho màu âm của những nốt cao đẹp hơn và thực sự là âm nhạc. Cải tiến này áp dụng luật cộng hưởng giao động của cột hơi trong ống để tạo được những ống có âm vực cao.
               

               
              4. Cải tiến đợt III:
               
              Tạo cho tiếng đàn T’rưng kéo dài - kích thích tế bào tre.Trên thực tế khi ta dùng dùi gõ vào mặt ống đàn T’rưng ở điểm A (A = antinode) tức là điểm có giao động chính và rộng của sóng âm thì toàn bộ thân ống sẽ bị chấn động tạo âm thanh; cộng thêm nhờ vào biên độ giao động của cột hơi có cùng chung một tần số với độ rung của mãng ống làm cho âm thanh lớn và tải đến tai người nghe. Tuy nhiên tế bào tre thuộc về thảo mộc, độ rung, đàn hồi bị giới hạn nên tiếng ngân rất ngắn, không đáp ứng được nhu cầu cần thiết tối thiểu cho câu nhạc. Ðể cải thiện phần này, chúng ta cần có độ ngân dài hơn.
               
              Ðể đáp ứng cho nhu cầu này, trước tiên áp dụng cải tiến bước I để có âm thanh to lớn và chúng ta có toàn thân ống không bị gọt mất ở điểm N. (ống đàn T’rưng nguyên thủy người Bana miền thượng du Việt Nam, vì để tạo phần "Lam" của ống T’rưng nên đã gọt mất phần dưới thân làm mất đi điểm tựa).



              A: điểm bụng
              E: dây đàn kim loại
              N: điểm nút
              D: cầu giao động
              B: điểm mắc dây
              F: khoảng điều chỉnh
              C: điểm lên dây

              Ðể biết thế nào là kích thích tế bào tre làm cho tiếng đàn T’rưng ngân dài. Trên nguyên tắc khi ta dùng dùi gõ vào ống đàn T’rưng ở điểm (A) của mặt ống, làm cho ống giao động ở một tần số nào đó và có cùng chung tần số của 2 cột hơi bên trong ống làm cho âm thanh được khuyếch đại và đưa đến tai người nghe. Tuy nhiên âm thanh rất ngắn vì độ rung của tre nứa bị giới hạn. Ðể cải tiến, ta gắn thêm 2 cầu (B) và (C) điểm mắc dây và lên dây; dây đàn kim loại - 2 dây đàn ta gọi là vị trí điểm (E). Giữa dây đàn và ống T’rưng ta đặt một khúc tre ngắn nhỏ tạm gọi là "cầu giao thông" (D). Khi ống đàn T’rưng chuyển động tạo âm thanh thì cầu giao động (D) cũng rung chuyển (vì được đặt ở vị trí giao động tạo của sóng âm trên thân ống) vì là dây kim loại nên độ rung kéo dài lâu hơn tre nứa.
               
              Khi ống T’rưng không còn khả năng rung nữa, nhưng nhờ dây đàn còn hoạt động nên chuyền qua cầu giao động trợ lực cho ống T’rưng tiếp tục rung nữa. Hiệu quả tạo cho tiếng đàn T’rưng kéo ngân dài hơn bình thường. Chẳng những âm thanh được kéo dài mà màu âm của ống T’rưng tựa hồ như phát ra từ tiếng chuông đồng.
               
              Ðể kết thúc bài này, tôi hy vọng các bạn thực hiện cho mình một chiếc đàn như ý muốn. Có điểm nào thắc mắc, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi, hoặc xem đây như tập tài liệu cho căn bản hiểu biết về cây đàn T’rưng Việt Nam. Tôi sẽ có bài đặc biệt kế tiếp cho sáo trúc Việt Nam với đợt cải tiến mười một (11) lỗ bấm, có khả năng tấu nhạc cổ điển Tây phương và những bài sáo lớn được soạn đặc biệt cho sáo trúc Việt Nam và Ðông Nam Á mà tôi đã ba lần đoạt giải trong những năm 1994, 1998, 2000. Giải được gọi là “The Individual Artist Award” do thống đốc tiểu bang Maryland trao phát. Ðây là giải dành cho cá nhân nhạc sĩ được tấu nhạc xuất sắc nhất cũng là một loại giải văn học nghệ thuật của tiểu bang Maryland. Hẹn gặp lại quí bạn trong số báo tới.

               
              Nguyễn Đình Nghĩa

              (bài nói chuyện với sinh viên VN tại Mỹ năm 2001)
              Nguồn : http://www.ivce.org/magazine/ns7/ns23.html
               
              http://www.freewebtown.com/nhactaynguyen/nhac/baiviet/dantrungcaitien.htm
              #7
                HongYen 19.12.2006 09:39:58 (permalink)
                Đàn T'rưng
                 
                 
                Với người Tây Nguyên lời ca tiêng đàn luôn luôn là nguồn cổ vũ trong đời sống. Đêm đêm quan ngọn lửa hồng dưới mái nhà rông người ta kể Khan, kể H'mon và hát lên những làn điệu dân ca Jôn-jơ, đợi chờ, giã gạo...
                 
                Nói tới âm nhạc Tây Nguyên không thể không nhắc tới kho tàng nhạc khí hết sức phong phú với nhiều loại, nhóm và chất liệu khác nhau. Hầu hết các nhạc khí cổ thường dùng chất liệu sẵn có trong thiên nhiên như sáo, tiêu, goong rel, tù và, k'lông pút và T'rưng.
                 
                Đàn T'rưng là một loại nhạc khí "thô" được chế tác từ những khúc gỗ bóc vỏ phơi khô hoặc những ống nứa vót một đầu, chặt theo những độ dài khác nhau để tạo nên những âm vực ưng ý đem treo lên một cái giá đủ trở thành một cây đàn gõ "phím" cho một hoặc hai người diễn tấu bằng cách cầm những dùi tre gõ vào phím này.
                 

                 
                Đàn T'rưng thường được diễn tấu bên trong nhà rông hoặc ngoài trời vào các dịp lễ hội truyền thống hay trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc người Banah, Jarai, Êđê...
                 
                T'rưng có khả năng diễn tấu phong phú và đa dạng. Với nguồn âm thanh bất tận khi êm nhẹ theo giai điệu trữ tình của một khục hát giao duyên, khi hoà cùng dàn nhạc tấu lên bản hợp tấu của núi rừng hùng vĩ... Trong giao lưu văn hoá T'rưng cũng xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc hiện đại phụ hoạ theo tiếng hát rực lửa của những người con Tây Nguyên, nâng cánh cho những giọng ca vàng vang đến mọi nơi chốn xa xôi.
                 
                Là một loại nhạc cụ đặc sắc trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên, âm thanh độc đáo của T'rưng không chỉ lôi cuốn làm say đắm tâm hồn các dân tộc anh em trên đất Việt, mà còn ra khỏi biên giới ngân vang đến tận những vùng đất xa xôi và được các bạn bè khắp năm châu, bốn bể nhiệt tình đón nhận.
                 
                Trải qua quá trình sàng lọc với bao biến thiên của lịch sử, đàn T'rưng đã và sẽ tồn tại mãi mãi cùng với các dân tộc Tây Nguyên và cộng đồng dân tộc Việt.
                 
                http://www.chuck-haiyen.com/nhaccuVN.htm
                #8
                  HongYen 19.12.2006 09:44:49 (permalink)

                  đàn Klông pút

                   
                   
                  Một trong số không nhiều nhạc khí dành cho nữ giới. Tên gọi tiếng Xê-đăng này đã trở nên phổ thông để chỉ loại nhạc khí hơi của một số tộc trên Tây Nguyên như Xê - đăng, Bâhnar, Gia - rai, Hrê...
                   
                  Klông pút là một dàn gồm 2 - 3 cho tới 5 - 12 ống nứa, lồ ô hoặc tre cỡ tương đối lớn. Đường kính các ống khoảng 5 - 8 cm, chiều dài 60 - 120 cm, có khi 20 - 200 cm. Có loại klông pút kín một đầu và có loại rỗng hai đầu. Khi diễn tấu các ống được đặt nằm ngang vừa tầm tay người vỗ trong tư thế đứng lom khom hoặc quỳ. Dùng hai bàn tay khum vỗ vào nhau trước miệng ống, các cô gái tạo nên luồng hơi lùa vào ống làm vang lên âm thanh.
                   
                  Klông pút được coi là nhạc cụ gắn với sản xuất nông nghiệp và là nơi trú ngụ của Mẹ Lúa. Vì vậy klông pút là nhạc cụ của giới nữ và chỉ được chơi trên rẫy vào mùa tra lúa và trong buôn làng vào ngày lễ đóng cửa kho lúa hoặc vào dịp tết của tộc và lễ hội ăn lúa mới với số lượng bài hạn chế. Ngày nay klông pút đã được đưa lên sân khấu ca múa nhạc chuyên nghiệp để diễn tấu nhiều loại bài bản khác nhau.
                   
                  http://www.chuck-haiyen.com/nhaccuVN.htm
                  #9
                    HongYen 05.01.2007 22:48:40 (permalink)
                    Tour "Con đường xanh Tây Nguyên"
                    Nguồn Báo HNM
                    Ngày 4/7/2006, 07:42
                     
                     
                    Biển Hồ ở Gia Lai
                     
                    Tổng cục Du lịch đã khảo sát các điểm du lịch ở 5 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng để xây dựng tour du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”. Tour du lịch này nối các điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên, tạo thành một sản phẩm độc đáo, thu hút du khách bởi tính khám phá và mạo hiểm, nhất là đối với những người yêu thích thiên nhiên hay vùng đất cao nguyên đầy nắng gió... 
                     
                    “Con đường xanh Tây Nguyên” bắt đầu từ thành phố Đà Nẵng theo đường Hồ Chí Minh lên Kon Tum. Trên tuyến này, du khách có thể tham quan những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn ở phía Bắc Tây Nguyên (Chư Mô Ray, Sa Thầy...), tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người Ba Na, Xơ Đăng..., đặc biệt là lễ đâm trâu của người Ba Na. Tại thị xã Kon Tum, du khách có thể ghé thăm ngục Kon Tum, một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ và các chiến trường xưa như: Đắc Tô, Tân Cảnh, đồi Charlie, sân bay Phượng Hoàng... Từ Kon Tum đi thuyền sang thủy điện Yaly, Gia Lai, du khách có dịp để ghé thăm biển Hồ, một khu du lịch nổi tiếng. Đến Buôn Ma Thuột, du khách được ghé thăm điện Bảo Đại, tham dự lễ hội cồng chiêng của người M’nông hay thưởng thức thú ẩm thực của người Tây Nguyên. Từ Buôn Ma Thuột, đi khoảng 30km là đến thác Gia Long ầm ầm nước đổ, bọt tung trắng xóa giữa rừng cây rậm rạp hay xuôi về vài kilômét, du khách sẽ gặp thác D’ray Nur, một trong những thác nước đẹp nhất Tây Nguyên, trông như một bức tường nối liền 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Rời “thủ phủ Tây Nguyên”, du khách sẽ đến Đắk Nông, vùng đất được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”, với địa hình như chiếc bát úp, đồi núi chập chùng. Đắk Nông nổi tiếng với hệ thống thác Đ’ray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ. Rời Đắk Nông, du khách sẽ được đặt chân tới Đà Lạt, thành phố ngàn hoa. ở Đà Lạt, du khách sẽ có dịp dạo chơi ở thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương, đồi thông Hai Mộ, khu du lịch Đan Kia-Suối Vàng, khu du lịch Tuyền Lâm hay đỉnh Langbiang hùng vĩ.
                     
                    Với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, “Con đường xanh Tây Nguyên” chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia.
                     
                    © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)

                    #10
                      HongYen 05.01.2007 22:54:10 (permalink)

                      lễ đâm trâu của người Ba Na

                       
                       
                      Lễ hội đâm trâu của đồng bào Ba na
                      16:18', 1/7/ 2004 (GMT+7)
                      Cũng như nhiều cộng đồng các dân tộc khác, người Ba na có tục đâm trâu khi làng có sự kiện trọng đại, hoặc khi mở hội mừng xuân. Con trâu vào hội thường là trâu to khỏe, được tắm chải sạch sẽ và buộc vào cột bằng nhiều sợi dây rừng mềm nhưng dai, chắc.
                      Theo Bok Ny - một già làng ở Kon Tơlơt (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thạnh) - thì người Ba na có 3 việc cần giết trâu. Việc thứ nhất là khi trong làng có nhiều người đau ốm, già làng đức ra khấn vái cho người trong buôn làng bình yên; khi buôn làng đã tai qua nạn khỏi thì dân làng tổ chức đâm trâu để tạ ơn Giàng. Việc thứ hai là khi trong làng có chuyện vui trọng đại, dân làng mổ trâu ăn mừng. Việc thứ ba là khi trong làng có người chết, người nhà mổ trâu để tiếp đãi những người xung quanh đến chia buồn như một cách để người chết chia tay với những người ở lại.

                      Con trâu vào hội thường là trâu to khỏe, được tắm chải sạch sẽ và buộc vào cột bằng nhiều sợi dây rừng mềm nhưng dai, chắc. Khi con trâu được cột vào gưng, cũng là lúc bà con trong làng tập trung lại. Mọi người ngồi nói chuyện, uống rượu cần. Suốt đêm hôm ấy bà con dân làng thức với con trâu, khóc thương con trâu, bày tỏ tình cảm của mình với con trâu bằng bài hát "Khóc trâu". Bài hát mang nội dung là lâu nay trâu sống với con người, giúp đỡ người trong công việc đồng áng nặng nhọc, nhưng vì làng có việc trọng đại, cần đến trâu để tạ ơn Giàng, mong trâu hiểu được tình cảm của mọi người để vui vẻ thực hiện nhiệm vụ của mình.
                      Thường thì lễ đâm trâu tế Giàng được tổ chức vào sáng sớm, lúc mặt trời vừa lên. Chủ lễ là già làng, người có uy tín nhất cộng đồng khấn trời đất, cầu chúc mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh, hoa trái mùa màng tốt tươi… Khấn Giàng xong, con trai, con gái nhảy múa vòng tròn theo nhịp cồng chiêng rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Giữa tiếng cồng chiêng thúc giục, những chàng trai lực lưỡng múa lao xông lên… Huyết trâu, gan trâu, thịt trâu là các cỗ vật thiêng liêng để con người giao tiếp với thần linh, là những món đồ ăn thức uống có năng lực siêu nhiên dùng để tẩy rửa xui xẻo, cầu mong bình yên và hạnh phúc cho buôn làng và cho mỗi người.
                      Lễ hội đâm trâu thực sự là ngày hội của đồng bào Ba na, là một phong tục độc đáo được lưu truyền từ bao đời nay. Tuy nhiên hiện nay, họa hoằn lắm người Ba na mới giết trâu.
                      . Mỹ Linh
                      (Vĩnh Thạnh)
                      http://www.baobinhdinh.com.vn/564/2004/7/12213/
                       
                      #11
                        HongYen 05.01.2007 23:12:16 (permalink)
                        Lễ hội bò tót ở Tây Ban Nha qua ảnh
                         
                        Thứ bảy, 8/7/2006, 16:44 GMT+7
                         
                         
                        Những người tham dự chạy dọc những con phố nhỏ lát đá quanh co ở Pamplona, đằng sau là đàn bò tót rượt đuổi. Mỗi buổi sáng vào lúc 8h, từ ngày 7 đến 14/7 hằng năm, 6 con bò được thả chạy dọc đoạn đường dài 825 mét đến sàn đấu bò. Tại đây, chúng bị giết trong cuộc đấu vào buổi chiều. Ảnh: AP.
                         
                         
                         
                        Một người bị một con bò húc trúng. Ảnh: Reuters.
                         
                         
                        Một võ sĩ đấu bò Tây Ban Nha biểu diễn tại sàn đấu của Pamplona. Ảnh: Reuters.
                         
                         
                         
                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9