VĂN HOÁ LƯỠI
sunflower 10.07.2004 02:48:48 (permalink)
0
Đời xưa tội nặng bị cắt lưỡi là chết luôn . Máu chảy không cầm được . Không ăn được . Không nói được .

Hiện đại đã có người máy và bao nhiêu máy móc khác , nhưng hình như chưa có gì thay được lưỡi con người . Nếu có một lĩnh vực văn hoá ẩm thực thì chính là do cái lưỡi . Nếu có một lĩnh vực rộng lớn hơn là giao tiếp , nói năng , có âm thanh trầm bổng , có ca hát , thì thầm … cũng là do cái luỡi . Như thế có thể gọi một cách vui vui rằng có một nền văn hóa lưỡi .

Nhà nghiên cứu kết luận cái mũi con chó có thể đánh hơi được khoảng năm vạn mùi khác nhau . Con người có thể phân biệt bao nhiêu mùi , bao nhiêu vị ? chưa có kết luận nhưng chẳng có gì tinh tế bằng lưỡi .

Văn hóa ẩm thực làm con người sung sướng được hưởng thụ moị thứ ngon lành , chính vì là biết phân biệt được vị này với vị khác , mà cái máy “kiểm tra chất lượng” là cái lưỡi .

Trong lời nói , cái lưỡi làm ra ngay thẳng hay cong queo , thực thà hay dối trá , thanh lịch và thô lỗ , tao nhã và tục tĩu , cứu người và giết người , đúng và sai , kịp thời hay lỡ làng , an và nguy … vì thế mới có câu thành ngữ : “ sẩy chân còn đỡ được chứ sẩy miệng thì …. Cái lưỡi cả đấy .

Cùng một vị đắng mà cái lưỡi có thể phân biệt ra bao nhiêu mức độ và sắc thái khác nhau . Đắng trong ngọn rau cải , đắng của trái mướp đắng ( khổ qua ) , đắng trong trái dưa chuột (dưa leo) khi caí cây tức thân cây bị tách đôi hoặc trái nhiễm thuốc trừ sâu , đắng của nước hàng ( kẹo đắng hay nước màu ) nêm qúa tay , đắng trong trái mơ non , đắng trong củ sắn trồng gần cây xoan …. Hoặc vị cay không giống nhau giữa hạt tiêu và ớt , giữa qủa ớt sừng bò và qủa ớt chỉ thiên (ớt hiểm ) . Cay lá trầu không khác cay của gừng già … Vị ngọt nữa chẳng hạn , ngọt mía khác ngọt chuối , ngọt dưa hấu khác ngọt bưởi mùa đông , ngọt nước dừa tươi khác ngọt mứt hạt sen trần , ngọt đường khác ngọt đạm , canh cá rô ngọt khác canh sườn hay sáo măng , ngọt miếng thit beefseak khác ngọt khứa cá rán (chiên ) … Bao nhiêu vị khác ,mỗi nguời đã từng nếm qua suốt cuộc đời mình , cứ nhẩm tính sẽ thấy cái lưỡi phân biệt rất rõ ràng , chẳng hạn chua chanh , chua khế , chua chuối nâú , chua dấm bỗng , chua mẻ , chua ruột bánh mì thiu .

Không kể điều kiện và mức sống khác nhau mà tạo ra người sành ăn hay người “thực bất tri kì vị” , người kĩ càng hay anh chàng được chăng hay chớ , kẻ kén chọn hay sô bồ … cái lưỡi làm việc suốt mấy chục năm không hề già nua không hề chểnh mảng , hông hề “chờn” đi chút nào , mà ngược lại càng lâu dài , cái lưỡi được tôi luyện đến mức tinh vi .

Cái gai trên lưỡi con mèo dài hơn trên lưỡi con người , nhưng cái lưỡi mèo không thể so được với lưỡi người , phải chăng vì chính con người mới biết dùng cái lưỡi mình chính xác để làm cho cuộc sống phong phú , đa dạng , tận hưởng mọi lạc thú trên đời qua món ăn , đồ uống , qua hương vị chua cay , mặn chát ngọt bùi , đậm nhạt .

Chỉ thêm hoặc bớt một chút con con muối mà chén canh ngon lành hay nhạt đớ lưỡi hoặc mặn chát không nuốt nổi . Chỉ thêm bớt một chút đường mà ly nước chanh ngon lành thành chua nhăn mặt không uống được … Cái lưỡi tự động phân tích độ thừa thiếu đến mức chính ta cũng lấy làm kinh ngạc .

Một đầu bếp giỏi đến mức được phong nghệ nhân có thể quen tay mà tra gia vị vừa đủ so với một người tinh tế sành ăn mới nếm qua đầu lưỡi đã biết ngon hoặc không ngon , ai hơn ai , ai giỏi hơn ai ?

Bách nhân , bách khẩu , không cái lưỡi nào giống cái lưỡi nào . Con gái thích chua , trẻ em thích ngọt , người miền Trung thích cay, người miền biển ưa tanh , người già ưa đắng … Miếng trầu có vị ra sao ? rau diếp và rau xà lách khác nhau thế nào ? sao có người thích ăn thịt trâu , thịt bò với tỏi , nhưng người khác lại thích gừng ? Thói quen và tập tục , địa phương và truyền thống … có thể goị là văn hóa chăng ?

Không nói đến nghĩa bóng của hương vị như qủa đắng ,lời nói ngọt , câu xỉ vả chua cay , mối tình nồng mặn … chỉ nghĩ đến những vị thật sự trong ăn uống , cái lưỡi đưa từng vị ấy lên não , ở trung khu nào , phân tích ra sao … thật càng hông hiểu được bí mật của tạo hóa . Có thể khẳng định con người trước đây vài vạn năm với người ngày hôm qua , cái lưỡi con người hẳn đã khác xa nhau về trình độ tinh sành , sung sưóng hoan hỉ vì nó đã tiến triển vượt bậc .

Văn hóa Nghe Nhìn đang lấn át văn hóa đọc . Cái lưỡi để nói sẽ ra sao , chưa biết , nhưng trong lĩnh vực ăn uống thì cái lưỡi vẫn là vị chủ soái đầy uy tín .


BĂNG SƠN ( theo VHNTAU )
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9