Sốt xuất huyết: 10 điều cần biết
NKT 15.07.2004 21:45:59 (permalink)
Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết (SXH), ngày 14-6, Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS đã đưa ra các biện pháp khẩn cấp chống dịch trong thời gian tới. Sau đây là 10 điều bạn cần biết để phòng bệnh SXH trong mùa mưa

1. Nhận diện bọ gậy?

Bọ gậy (còn gọi là loăng quăng), trùng của muỗi vằn (Aedes egypti), là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

2. Vì sao phải diệt bọ gậy và muỗi?

Diệt bọ gậy là diệt nguồn sinh sôi nẩy nở của muỗi vằn, số muỗi vằn giảm nghĩa là nguy cơ lây lan bệnh SXH cũng giảm theo tức số người mắc bệnh (đa số là trẻ em) sẽ ít đi.

3. Diệt bằng cách nào?

Dẹp bỏ những nơi chứa nước là nơi muỗi sinh sản, lấp các vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thả cá bảy màu để diệt lăng quăng. Đây là biện pháp đơn giản mà hữu hiệu. Theo nhận định của Viện Pasteur thì thời điểm hiện nay không nên phun thuốc diệt muỗi vì làm tăng khả năng kháng thuốc của muỗi, khó tiêu diệt. Vấn đề chính là vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng.

- Phun thuốc diệt muỗi.
- Nâng cao ý thức phòng chống muỗi trong mỗi gia đình.

4. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh SXH?

Tại các khu vực có bệnh SXH đang phát triển, cần chú ý các triệu chứng:
- Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 5-7 ngày và bé không có triệu chứng gì đặc biệt. Bỗng nhiên, bé sốt cao đột ngột, nhiệt độ có thể lên đến 39oC-40oC và khó làm hạ sốt bằng những loại thuốc thông thường. Sốt kéo dài trong vài ngày. Bé mệt mỏi, khác thường, bứt rứt, lăn lộn không yên.
- Đau bụng, nôn ói, xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, tiêu phân đen.
- Triệu chứng nặng: tay, chân lạnh giá, mạch trụy.
Khi thấy bé có triệu chứng nghi ngờ thì nên đưa bé đi khám bệnh ngay. Cần nhớ rõ bé sốt được mấy ngày vì bệnh thường trở nặng gây kích xúc từ ngày thứ ba đến ngày thứ năm.

5. Cho uống thuốc Aspirine được không?

Tuy apirine, paracetamol cùng là thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng bé bị SXH nhẹ ở độ 1-2 thì chỉ nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol, không dùng Aspirin vì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết.

6. Cần làm những gì trước khi đưa bé đi khám?

- Cho bé dùng thuốc hạ sốt (paracetamol cho trẻ em), nếu bé nôn ói không uống thuốc được thì dùng thuốc đạn (suppositoire) hạ sốt nhét hậu môn.
- Bé sốt nhiều nghĩa là bé bị mất nước, cần bù lượng nước mất đi bằng dung dịch Oresol ( một gói pha trong một lít nước đun sôi để nguội, cho uống dần trong ngày).
- Cho bé dùng các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, xúp, nước trái cây giàu vitamin C. Điều quan trọng là theo dõi để phát hiện các dấu hiệu tiền sốc mà can thiệp đúng lúc. Nhanh chóng chuyển bé đến bệnh viện, đề phòng bé có thể bị sốc, lạnh tay chân, huyết áp kẹp tức huyết áp cực đại, cực tiểu gần nhau và thấp, mất mạch, môi tím tái. ở giai đoạn này, máu có thể đặc lại nên muốn hồi phục tuần hoàn người ta phải sử dụng dịch truyền vào tĩnh mạch bé.

7. Bệnh SXH nguy hiểm như thế nào?

Đây là bệnh gây tử vong do siêu vi gây ra và chưa có thuốc đặc trị. Bệnh lại dễ lây lan. Theo số liệu thống kê thì trong 2 tháng đầu năm 2004, số người mắc bệnh đã lên đến 6000 ca, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5 đã có 3 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân chết từ đầu năm lên đến 7 người&

8. Làm thế nào để phòng muỗi chích?

Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn Aedes egypti sống trong nhà và chỉ có muỗi cái mới chích người. Vì thế :

- Nên cho trẻ em ngủ mùng, kể cả ban ngày.
- Không để trẻ chơi nơi tối tăm, gầm giường, góc kẹt.
- Sử dụng nhang trừ muỗi, mùng tẩm hóa chất diệt muỗi và các thiết bị chống muỗi bằng sóng điện từ có bán nhiều trên thị trường.
- Dùng băng dán chứa tinh dầu sả, tinh dầu bạch đàn có tỏa mùi để xua đuổi muỗi. Băng dán có thể dán lên da hay áo quần.
- Mặc áo quần trắng thay vì sậm màu.

Việc chống muỗi đốt cho trẻ em cần phải thực hiện cả ngày và đêm vì muỗi vằn truyền bệnh sốt huyết chủ yếu chích vào ban ngày.

9. Ngoài SXH, muỗi còn gây ra những bệnh nào khác?

Ngoài bệnh SXH, muỗi là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm có thể lây lan thành dịch như:
- Bệnh sốt rét: Do muỗi anopheles làm trung gian truyền bệnh. Số liệu thống kê đưa ra lời cảnh báo, cứ 30 giây lại có một trẻ em châu Phi bị chết vì sốt rét và căn bệnh này cũng là mối đe dọa lớn với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh ở châu lục này.
- Bệnh viêm não Nhật Bản: Thường xuất hiện theo mùa, nhất là cuối hè, đầu mùa mưa. Tác nhân truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus thường có ở nông thôn. Người là ký chủ trong chu trình truyền bệnh, và thường trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn.

10. Các biện pháp trong tương lai

- Thuốc diệt muỗi chế từ cà chua
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã chắt lọc được hóa chất IBI-246 từ cà chua có tác dụng chống muỗi, rệp, bọ, gián.
- Chiến tranh hóa học chống lại muỗi
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghĩ cách diệt muỗi hữu hiệu hơn bằng cách: Thay đổi cơ cấu di truyền của muỗi để muỗi cái không thể mang ký sinh trùng sốt rét; thay đổi các thụ thể nhận mùi của muỗi để muỗi chích động vật thay vì chích người; sử dụng công nghệ triệt sản côn trùng (Sterile Insect Technique=SIT): chiếu tia gamma vào muỗi đực để tạo ra giống muỗi đực triệt sản không còn khả năng thụ tinh để giảm mật độ duy trì nòi giống muỗi. Địa bàn thực hiện sẽ là châu Phi.
Các nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực chống muỗi vẫn còn đang tiếp tục

Bổ sung: Sốt xuất huyết bắt nguồn do siêu vi khuẩn có tên Plasmodium vivax gây nên, đây là một trong những loài vi khuẩn có vòng đời đơn giản, ký sinh trong các loại vật chủ khác nhau, nhưng chủ yếu là trong tuyến nước bọt của một loài muỗi vằn có tên Anophent.
< Sửa đổi bởi: casanova -- 15.7.2004 19:33:52 >
#1
    Asin 09.08.2004 11:28:48 (permalink)
    Phát hiện sớm và xử trí đúng sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue ở tuyến cơ sở


    ThS. BS. Nguyễn Thanh Hùng

    Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh



    1. MỞ ĐẦU

    Nhiễm vi rút Dengue có thể nhẹ không triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng biểu hiện sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue. Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) được đặc trưng bởi hiện tượng thất thoát huyết tương dẫn đến sốc giảm thể tích và rối loạn đông máu gây ra xuất huyết. Sốc giảm thể tích và xuất huyết là nguyên nhân chính gây tử vong trong SXH Dengue nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam, 70% trường hợp SXH Dengue xảy ra ở trẻ em (£ 15 tuổi), trong đó trẻ nhũ nhi (1- 11 tháng tuổi) chiếm khoảng 5- 8%, còn người lớn (> 15 tuổi) chiếm khoảng 30% trường hợp. Bệnh SXH Dengue là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ em. Giảm tỉ lệ tử vong do SXH Dengue là một mục tiêu quan trọng trong chương trình SXH quốc gia.

    Tuyến y tế cơ sở (trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực) đóng vai trò quan trọng trong phát hiện sớm và xử trí đúng các trường hợp SXH Dengue sớm giúp giảm tỉ lệ tử vong của bệnh này. Toàn bộ nhân viên của tuyến y tế cơ sở, các y bác sĩ hành nghề y dược tư nhân ở địa phương, nhân viên sức khỏe cộng đồng phải được huấn luyện về các dấu hiệu của bệnh SXH Dengue và phác đồ xử trí SXH dành cho tuyến cơ sở. Công tác huấn luyện này do y tế tuyến trên như bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, chương trình SXH quốc gia đảm nhiệm.


    2. DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

    2.1. Dấu hiệu lâm sàng sốt Dengue:

    Bệnh nhân sốt 2- 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

    · Đau đầu.

    · Đau sau hốc mắt.

    · Đau cơ/ đau khớp

    · Rash da

    · Buồn nôn và nôn.

    · Xuất huyết (dấu dây thắt dương tính hoặc xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh).

    · Thử máu có bạch cầu giảm.

    2.2. Dấu hiệu lâm sàng SXH Dengue:

    · Sốt cao: đột ngột, liên tục trong 2-7 ngày.

    · Xuất huyết:

    - Dấu dây thắt dương tính.

    - Chấm xuất huyết dưới da, vết xuất huyết, bầm chỗ chích.

    - Chảy máu mũi, chảy máu nướu răng.

    - Ói ra máu, tiêu ra máu.

    · Gan to.

    · Sốc (trụy mạch): thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, biểu hiện bởi trẻ bứt rứt, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhẹ và huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu £ 20 mm Hg) hoặc huyết áp tụt; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp.

    · Thử máu bệnh nhân có cô đặc máu (Dung tích hồng cầu (Hct) tăng ³ 20% giá trị bình thường) và tiểu cầu giảm £ 100.000/mm3.

    3. PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SỐT DENGUE/SXH DENGUE Ở TUYẾN CƠ SỞ

    Phác đồ xử trí Sốt Dengue/SXH Dengue ở tuyến cơ sở được biên soạn theo chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI) của Tổ chức y tế thế giới và hướng dẫn chẩn đoán, xử trí sốt Dengue/ SXH Dengue của Bộ Y Tế.

    Nhân viên Trạm y tế, các thầy thuốc tư nhân, nhân viên sức khỏe cộng đồng nên sử dụng phác đồ này để đánh giá, phân loại và xử trí trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên có triệu chứng sốt cao từ 2- 7 ngày:

    1. Bắt đầu với ô trên cùng của phác đồ. Đánh giá xem trẻ có dấu hiệu chân tay lạnh, ẩm và mạch nhanh nhẹ, hoặc không bắt được; huyết áp kẹp hoặc không đo được không?

    1.1. Nếu trẻ CÓ các dấu hiệu này à Đánh giá trẻ này bị SỐC SXH.

    Xử trí:

    - Nếu tuyến y tế cơ sở có thể chích vein truyền dịch tĩnh mạch được thì truyền Lactate Ringer hoặc Normal saline (NaCl 0,9 %) với liều 15-20ml/kg/giờ và chuyển gấp bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

    - Nếu tuyến y tế cơ sở không có khả năng truyền dịch thì chuyển gấp bệnh nhân đến bệnh viện để được truyền dịch chống sốc.

    1.2. Nếu trẻ KHÔNG các dấu hiệu này à Xem tiếp các dấu hiệu ở ô kế tiếp bên dưới.

    2. Đánh giá xem trẻ có một trong các dấu hiệu như kích thích, bứt rứt, hoặc ói nhiều, hoặc gan to, đau bụng, hoặc chảy máu mũi hoặc chân răng, hoặc ói máu hoặc tiêu ra máu, hoặc chấm xuất huyết dưới da, hoặc dấu dây thắt dương tính.

    2.1. Nếu trẻ CÓ một trong các dấu hiệu này à Đánh giá trẻ này bị SXH CÓ THỂ NẶNG.

    Xử trí: Chuyển gấp đến bệnh viện.

    2.2. Nếu trẻ KHÔNG có một dấu hiệu nào à Xem tiếp các dấu hiệu ở ô kế tiếp bên dưới.

    3. Nếu trẻ không có các triệu chứng trên và không tìm thấy nguyên nhân nhiễm trùng khác gây sốt à Đánh giá trẻ này SỐT DENGUE HOẶC NHIỄM SIÊU VI KHÁC.

    Xử trí:

    - Cho thuốc hạ sốt paracetamol 10 - 15mg/kg/lần, 4 - 6 lần mỗi ngày

    (tối đa£60ml/kg/24 giờ).

    - Dặn dò bà mẹ cách chăm sóc cho trẻ tại nhà và các dấu hiệu bệnh trở nặng (trẻ bứt rứt, kích thích; hoặc tay chân lạnh, vả mồ hôi; hoặc ói nhiều, đau bụng; hoặc có dấu hiệu xuất huyết) để đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

    - Khám lại trẻ mỗi ngày cho đến khi hết sốt liên tục 2 ngày.

    - Nếu sau 7 ngày trẻ vẫn còn sốt cao thường là do các nguyên nhân khác SXH, trẻ phải được chuyển đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị thích hợp
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9