Diễm Châu - Những bài thơ về sự ra đi

Tác giả Bài
gương soi
  • Số bài : 47
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.12.2006
Diễm Châu - Những bài thơ về sự ra đi - 07.01.2007 10:28:58
.
 
 
 
 
DIỄM CHÂU
(1937-2006)
 


Bài thơ


Thế là tôi đã lấp đầy một hình chim

bây giờ cánh chim không còn là của tôi nữa

nó là của mọi chiều không gian

của mọi màu đèn của mọi thành phố của mọi làng quê

của những cành xanh của những cành tím của cả những cành

không còn màu sắc

trên trái đất

bây giờ thơ của người đã truyền vào mạch máu

tôi trả lại người cho sự sống

hay sự chết

đang tìm đường trở lại

đang vu vơ hỏi thăm những đường phố

khi những bụi gai đang chờ tôi

những giọt máu cũng đang chờ tôi nữa

ai sẽ ngắt những bông hồng đỏ thẫm cho tôi

ai sẽ gạt đôi hòn sỏi làm đau thân xác

ai sẽ trồng nơi tôi cây đời thẳng đứng

và ai sẽ đem lại cho tôi dòng nước ngầm

từng tưới đẫm hồn tôi

bây giờ

cánh chim mà tôi tự rót đầy

bằng những đêm nhung đen

bằng những ngày hồng thắm

cánh chim mà tôi đã trang sức

bằng những vòng âu yếm

và cả những nụ hôn thầm lén

cánh chim mà tôi đã vây bủa

bằng những lời yêu thương

cánh chim ấy không còn là của riêng tôi nữa

 

 

 

Vĩnh biệt


Em không thể là người bạn đường của tôi

Em không thể chia sẻ với tôi những khát vọng thầm kín

Tại sao ta không thể nói thẳng với nhau điều ấy

Lại loanh quanh bắt bẻ nhau về những điều nhỏ nhặt?

Trên cõi thế này có biết bao kẻ ta thương mến

Đã không thể cùng ta chung một đường

Nhưng có sao nếu những nụ cười của họ ta vẫn gặp ở không trung

Và những bờ vai vô hình vẫn tựa vào nhau trong xa vắng

Thơ là điều có thật nhưng tôi đã hoài công tìm kiếm

Ở cõi đời kỳ quặc này đó em bởi sau cùng tôi đã hiểu

Ấy là mồi nhử của cuộc sống để đưa ta tới

Thơ muôn đời thơ vĩnh cửu không bao giờ tìm thấy ở trần gian

Ở đây nỗi đớn đau là có thật nhưng đền bù hạnh phúc

Vẫn là ở khóe mắt bờ môi – tạm bợ – dù với nụ cười buồn hay kiêu sa

Em thừa biết trên trái đất có con đường nào không chấm dứt

Kể cả con đường yêu kiều nhất của mọi người chúng ta

Hạnh phúc tìm được chỉ là một mùi hương thoảng qua

Còn lần khân ở lại trên mút đầu ngọn gió

Kỳ cục kỳ cục hết sức kỳ cục:

Làn hương không thể hiểu lời ca đã lịm tắt

Những giận hờn xé nát ruột gan...

Tôi không thể là người bạn đường của em

Nhưng tôi cũng không thể

Quên đi những bờ môi quá dịu dàng

Đôi bàn tay e ấp

Chéo khăn quàng khép lại thật kín

Mái tóc ngắn hất lên

Để lại một làn hương phai dần giữa phố phường đông nghẹt

Hà-nội của 5 g. sáng tiếng loa

Hà-nội của kế đó, rụt rè, rồi mạnh mẽ tuôn tràn dòng thác người và xe cộ

Mãi tới thinh lặng của đêm sâu

Hà-nội của buổi chiều ta gặp nhau

Em là tiếng chim hót đầu tiên của Sài-gòn hoảng hốt vào 2 g. sáng

Choàng dậy vì ánh hỏa châu và tiếng nổ đạn bom

Rồi ngủ lại ngay sau đó

Em là cánh bướm giữa vườn rau xơ xác

Buông từ trời cao xuống: những cánh hoa vàng hiếm hoi còn lại

Trên vườn cải đã tan hoang

Em là chiếc hộp cổ khảm xa-cừ

Chất chứa những nỗi niềm bí ẩn thèm khát nhất

Gợi nhớ tới nụ cười bần thần héo hắt của cha tôi

Khi người tỉa tót những cành hải đường

Em là tất cả những châu báu còn lại

Của một quá khứ đắm say và không thể nào quên

Cơn lũ tâm hồn vũ bão nhất

Còn tôi tôi chỉ là một người nhỏ nhoi từ quá khứ xa xôi trở về trong giây lát để rồi lại sửa soạn lên đường

Như cha mẹ tôi anh chị em tôi đã vội vã lìa bỏ quê hương

Tôi tôi chỉ là người may mắn nhất trong bọn họ:

Đã tìm lại được chiếc hộp cổ...

 

Em là người ở lại nhưng không phải là một kẻ lạ xa

Em cũng là của một thế hệ khác nhưng thời gian đã bị...bác bỏ

(con đường của chúng ta lẽ ra đã rất có thể là một

nhưng cuộc đời quái ác đã chia rẽ/ phân cách chúng ta...)

Xin hãy giữ gìn cẩn trọng ngôi nhà em đang ở

Xin hãy tiếp tục sống tự lập với niềm kiêu hãnh của riêng em

Vì em thuộc về kẻ có đủ sức để ở lại

Này Hồ Gươm là của em Chùa Một Cột cũng là của em

Hãy ở lại với tiếng loa

Hãy ở lại với những đổi thay nhộn nhịp trong quy định

Hãy phục vụ tốt ở bất cứ nơi nào em đang phục vụ

Và hãy coi tôi như một trong những kẻ lỡ cung đàn

Không thể góp tiếng với một dàn đại hòa tấu

Trí huệ lớn – Vinh quang lớn

Xin hãy quên mau

Một cánh chim lẻ loi ngày mai đây đã ở cuối trời

Vô vọng và tuyệt vọng

Một bóng mây góa bụa

Một tia nắng mồ côi

Một con tàu biệt xứ

Nhưng vẫn sống một đời

Vui

Vì đã một lần gặp em...

 

Trên cõi thế này có biết bao kẻ ta thương mến

Đã không thể cùng ta chung một đường

Nhưng có sao nếu những nụ cười của chúng ta vẫn gặp nhau ở không trung

Và những bờ vai vô hình vẫn tựa vào nhau trong xa vắng...

 

 

 

Tưởng niệm


Trần Tuấn Nhậm đã chết

Thế Nguyên - Trần Trọng Phủ đã chết.

Nguyễn Khắc Ngữ đã chết

Nguyên Sa đã chết

Đỗ Long Vân mới chết

 

chết

chết

chết

chết tai nạn

chết bệnh tật

chết xa nhà chết ở nhà

chết như mọi người phải chết

chết như những người chưa chết cũng sẽ chết

 

Những người chưa chết gửi lời chào những người đã

         chết :

Chết không phải là hết

chết là chết

 

 

 

Lời cuối cùng


không thể viết

lời vĩnh biệt

bởi lời chót hết

cũng là một khởi đầu

bất tuyệt

 

 

 

R.I.P.*


Có những kẻ vừa chợt cười chợt nói

đã biến đi trong khoảnh khắc vô tình

ở góc đường thường khi không chờ đợi

còn thấy được một bàn tay họ vẫy...

 

gót chân họ nhẹ nhàng như tà áo

đôi khi mềm như mái tóc dòng sông

nụ cười tươi và đôi mắt rất trong

còn thoáng hiện trong chiều vàng ảo não

 

họ đứng đợi dưới mái vòm thiên cổ

hoặc đuổi theo khi mình chợt bước nhanh

và buồn rầu trong tiếng gọi thất thanh

như báo trước những điều mình lầm lỡ...

 

hỡi chiếc bóng vừa nhìn tôi lần cuối

và theo tôi về dưới mái giáo đường

xin hãy khóc cùng tôi điều oan trái

và nghỉ yên trong tình mộng phi thường.

 

 

-------------------

* Requiescat in pace - ‘Xin hãy nghỉ yên’. (Diễm Châu)

 

 

 

 

 

http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=5436

 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.01.2007 10:35:00 bởi gương soi >

gương soi
  • Số bài : 47
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.12.2006
RE: Diễm Châu - Những bài thơ về sự ra đi - 07.01.2007 10:44:47

.
 
DIỄM CHÂUMƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI     Diễm Châu sinh tại thành phố Hải-phòng. Tổng thư ký tạp chí Trình bầy ở Sài-gòn trước 1975. Đã viết và cho in Hạnh hoa, Sáng muôn thu và Thơ Diễm Châu. Còn dịch một số thơ, truyện, kịch của thế giới.  Mười bài ở Paris & những mảnh rời in lần thứ nhất tại Lộ-trấn, Pháp vào cuối năm 1999 trong tủ sách TLT/ TB (Tư Liệu Thơ/ Trinh bầy), khổ 9.9 x 21, tái bản năm 2000 (có thêm một số bài)... Ấn bản khổ 10.5 x 14.85 in lần đầu vào năm 2000, tái bản năm 2001 (cũng có thêm một số bài). Ấn bản này (2002) là lần in thứ năm và bản chót. ________________ MƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI  
Rơi từ khoảng không tới khoảng không,
như một cánh chim rơi xuống để chết
và đột nhiên cảm thấy mình tiếp tục bay.
 
ROBERTO JUARROZ (1925-1995)
  Mười bài ở Paris:                                                 Du sei wie du, immer.                                                               Paul Celan ngày mainhững con ốc sên mi nuốt trong vườnsẽ trở lại đấtvà mikẻ âm thầm đãi bụitừ ngọn núi ngai vuami sẽ rời xa những lâu đài nhã tậpđem theo một thìa bóngvà bông mộc lan duy nhất còn lại ở một khu vườn của paris — gửi PKK., PN., và anh chị ĐMT.   *
 chữ N lớn nằm trên những bức tranh nhỏ:những đường gờ trồi lên rối rắm tháo tung và đọng lại thành những vết máumàu trắng màu hoàng thổ chế ngự một nền ngôn ngữ thẫm, vạm vỡnói cùng những chậu cây lùn đang quằn quại –sự sống là muôn thủa — tặng họa sĩ PN.   *
 dịu dàng & hối hảnhững người đàn bà nai nịt những nụ cười dọn bữa ăn trên cỏnhững bàn tay gọn gàng nâng ly rượu mừng ánh sáng ngoại ô một ngày tháng tám hối hả & dịu dàngnhững nụ cười tiễn biệtlát phẳng những con đường đã bắt đầu phân cách  *
 có thật thế không:         bông thược dược màu huyết dụ này,          chế bản truyện ngắn này,        nhát cá thát lát này là do cùng một bàn tay thực hiện? những câu hỏi thật hiển nhiên:bởi quê hương vạn dặm — gửi NNG.   *
 cái mũi xinh xắn như một trái mirabelle nụ cười hé mở như hai cánh hoa đậuvà đôi mắtđôi mắt tròn tinh anhmà tiếng nói đôi lúc phủ lên màu hổ pháchim lặng tích tụ một lằng sét   *
 ông ta bước vào nhà cùng với mọi ngườichào chủ nhân và xin phép ra vườnông ta ngồi xuống một chiếc bàn tròn trong vườnđốt điếu thuốc rồi xem xét cái lồng chimmà nan lồng đã han rỉ và cánh cửa không còn nữa(có phải con chim đang lách chách trên cành?) –chỗ ở cũ của con chim đã được những cơn mưa buổi sáng quét dọn lau chùilúc này tá túc một cây cải nhỏ xíuchủ nhân của con chim chẳng hề thố lộchỉ mỉm cười dịu dàng khi họ cùng nghe tiếng hót và nhận ra ông ta trở lại với một ngọn tháp đứng tách biệt giữa một khu phốđẩy cánh cửa hẹp nặng nề lách mình vào và thắp một ngọn nếntrong ánh sáng lờ mờ pho tượng ôm đứa bé và một cành huệ rũ cho ông hay:vị tu sĩ cuối cùng & người bạn chăm sóc hương hoađã đi tìm một trời mới đất mới –ở cuối phố  *
 im lặng làm gì có                    ở thế giới này hàng cây rì ràođường phố vang động tiếng người, thú                                                                xe cộngày đêm                    mặt trời nổ                                            những dòng nước; trong không                                gió                                                  vẫn bồi hồi im lặng – chuông thủy tinh chụp xuống tiếng nức nởmột linh hồn — tặng Th. A.   *
 từ núi rừng vosges trở lại một trung tâm ánh sángmi ngạc nhiên nhận thấy kẻ đón chào mi là một con sẻcon chim ấy cùng đi với lũ bạnsà tới chân mi                âu yếm                     trìu mến                                       ngước nhìn mi mi sục tìm trong túi xắc một mẩu bánhtúi xắc đầy bụikhông có lấy một hạt vừng như sự tích kẻ đi cầu vồngvà mi chợt nhớ tới một vách tường phủ đầy cây dây leo ở bắc mỹ nơi mi đã miệt mài –những con sẻ từng bầu bạn với mi ở đó đều phong lưu hay ít ra cũng to gấp đôi gấp bami cũng nghĩ tới một mái tranh còn lơ thơ rủ đôi mình trấu lép ở quê nhànhưng những con sẻ ở chốn xưa – những con sẻ ra ràng với đôi mép màu bơvẫn đậm hơn con chim trước mặtmi ngượng ngùng nói với nó:chào emcánh chim thương mến đầu tiên của đất liềntôi chỉ là một kẻ đãi bụi ở sông rhin –một khách qua đườngrồi mi quày quả rời sân gabỏ trốn một nụ cười hãy còn lơ lửng  *
                           in memoriam paul celan (1920-1970)  trong họng con thúgiữa tiếng hú hãi hùngchuyến xe điện ngầm đưa tôi trở lạicây cầu mà từ đó anh đã bay đi«bằng chính những vết thương của mình»cây cầumà một người ba-lan nọ đã khoác lên bài thơ nếu thời gian là dòng nước đen kiathời tôi đang đứng bên trên nókiếm tìm anhkẻ đã băng qua hàng cây trên bờ vẫn chỉ là hàng cây của hôm naykhông một chiếc nhẫn nào thức giấc trên chùm lá tôi chính là «nạm thóc» –«người anh em châu á»kẻ đã gục ngã trong bài thơ anhtôi đã đào tôi tới mãi tận anhbởi trong người không có đất nơi bãi biển trái tim tôi kêu gọi anh –kẻ mang thương tích một vì saokẻ kiếm tìm thực tế:     hãy đặt muối                đặt đá                            đặt ngôi sao của anh     trong đêm tối của tôi     trong nỗi bất hạnh một đời của chúng ta kìa người ba-lan đã ra hiệu:(không có một niềm vui nào sau nỗi đau cả) anh –kẻ không thể khẩn cầuhãy che phủ lấy nhaubằng «trấn thành quan yếu nhất»nơi «mất là không mất» — gửi martine broda   *
 tám cây vĩ cầm & đại vĩ cầmba người đàn bà & năm người đàn ôngáo quần xoàng xĩnh nhưng bộ điệu nghiêm chỉnhtrên sân ga miền đôngparis với lũ chó săn bịt mõm sẵn sàngnhững chiếc nón chào mào lập lờ trôi nổinhư muốn nhấn xuống đôi chút tiếng vỗ tay tán thưởngcủa những khách chờ tầu đường trường nằm ngồi la liệt bản nhạc vừa chấm dứttiếng nhạc lại bắt đầutám cây vĩ cầm & đại vĩ cầmtrên một chiếc bè tròng trành nghiêng ngả rời sân gaánh sáng vỡ trên đầu những chùm lá  & những mảnh rời:  
Trong hành trình ngắn ngủi của chúng ta trên trái đất, một quê hương vẫn thường được áp đặt lên mỗi
người chúng ta; quê hương ấy chỉ có ý nghĩa đối với chúng ta khi chúng ta tự ý biến đổi tình trạng
trên thành một tình yêu vô hạn hoặc vô điều kiện. Có lẽ thơ là một quê hương hay kẻ báo hiệu một
quê hương mà chúng ta thực sự có quyền chọn lựa, cái quyền bất khả nhượng cao quý mà thiếu nó,
chúng ta chỉ còn là người... Nơi quê hương trần thế của mỗi người chúng ta, phải nhìn từ xa
mới thấy hết, có lẽ thơ cũng là cõi... từ xa ấy.
DC.
(trích lời tựa Ở phía nam của tâm hồn tôi, 1995.)
  PHÍA NAM  Tôi không nhìn thấy em nhưng nghe tiếng ríu rítSơn caỞ mãi trên cao ấyPhía nam của tâm hồn tôi Bông mỹ nhân thấp thoáng trên cánh đồng lúa chín.  BÀI CA TRÊN BẾN BẮC  Tôi đi tìm con tôi trên chiếc xe đạp nàychiếc xe còn lại của cả một đời tôi hơn 80 năm..tôi không còn nhớ mình đã ăn sáng ăn trưa hay chiều tốitôi đi tìm con tôi, đeo tấm bảng: "Tôi đi tìm con tôi..."  *  ngày trước tôi đã mơ những cột báo chạy dài đến vô tận trên sóng biển ì ào ngày đêm của những giàn máy loan báo với mọi người mọi thế giới giấc mơ tôi tôi đã mơ một con ngựa trắng cao hơn hàng bao lơn của cha tôi một vườn cam bát ngát những đứa trẻ xoay vòng vòng quanh một ve sấu dầm và những trái nhót mọng hồng để lại ánh bạc          trên túi áo len ních những kẹo bi tôi đã mơ cả đến những gì rất hiện thực trên trái đất và lúc này tôi mơ những dấu chân chim phai dần để lại một nụ cười lặng lẽ         trên khoé mắt giấc mơ tôi   CA NGỢI BẢN THÂN  Tôi nói với không khí:tình trong và tình ngoài cũng là tình cả.. tôi đang đi giữa cánh đồng mùa đôngcả đến bầy quạ chiều nay cũng trốn rétlũ thỏ ẩn kín dưới hang sâuvài mảng tuyết trên đường rung rinh như kỷ niệm tôi bước tới chầm chậmnhững tầng mây cũng chậm lại theo tôimột lưỡi dao giải phẫulùa qua những vách mây tôi là một người bị phân xẻgiữa những gì tôi yêu & những gì tôi yêutôi nói tới một người, – một người trọn vẹnnhưng trọn vẹn tôi còn có nhiều tôi.. tôi đi giữa những bụm cỏ muộn phiền nhớ mình là một loài dế ánh sáng đùa rỡn trên vai:những sắc hồng sắc thắm mặt trời đảo lộnmùa tím than còn đọng mãi trên người tôi cất lời ngợi ca tôi và khoảng không rằng tình trong                        và tình ngoài                                             cũng là tình cả  KHAI BÁO THỰC TÌNH  Đã nhiều năm tôi làm nghề xuất bản, giả bộ xuất bản: mỗi tháng tôi in một tập thơ (vài triệu cuốn, thơ của mình thơ của người) gửi cho bạn bè người quen, các tạp chí văn nghệ... Tìm cách giải thích điều khó hiểu này, một bạn gái yêu thơ đã viết cho tôi: anh là người ham cho và người đời thời ham nhận... Phấn khởi vì khám phá ra chân lý, nàng hứa sẽ san sẻ những gì tôi gửi cho. Đôi khi tôi cũng tự hỏi: phải chăng đây chỉ là một cách níu bám dĩ vãng. Dĩ vãng—những gì đã qua hoặc sẽ qua? Giữa bọn cướp ngày và bọn giặc nước, chúng tôi không có quyền chọn lựa. Giữa những thảm bom và lối mòn đầy thây người vô thừa nhận, chúng tôi không thể chỉ biết khóc. Và tia lửa đã bùng lên... Và rốt cuộc, giữa những thây người mới hoài công thét gào anh em, chúng tôi đã gia nhập họ.. Đào. Chúng tôi tiếp tục ca múa trên sóng nước, – kẻ chìm vào bụng cá làm đấng tiên tri muôn thủa, đứa tiêu lòn trên ngọn mù u gọi hồn người dấu yêu... Không, dĩ vãng đã qua thật rồi, tôi tự nhủ, nhưng dĩ vãng vẫn tới. Tôi đang sống hôm nay cũng là sống dĩ vãng của ngày mai. Tờ tạp chí của người bạn gái đã "tự ý" đình bản. Nghe đâu cũng chỉ vì nàng là một kẻ ham cho và người đời thời ham nhận.. Ở đâu đó nổi trôi giữa đám bọt sóng vật vờ, đôi khi tôi vẫn còn nhìn ra một dòng thơ của nàng. Như một chiếc phao trên mặt biển im lìm tạm bợ. Như một vòng hoa dành cho một giấc mơ cũ kỹ. (Khi sống những gì các nhà thơ viết, tôi cũng sống những giấc mơ). Tội nghiệp. Chúng tôi vẫn ra sức níu bám những giấc mơ. Được bao lâu nữa? — Cho đến khi những áng mây chia lìa? — Không, cho đến khi những áng mây, vốn là những bông hồng, "lại trở thành những bông khác, không dứt"...* Vì chúng tôi quan niệm: Tất cả đều bắt đầu bằng những giấc mơ. Và giấc mơ trả lại cho chúng tôi tự do. Bây giờ & mãi mãi. ------------------------* Jorge Luis Borges.   BÀI CA TRÊN ĐỒI  giản dị như nụ cười ngày đầuđôi môi chúng ta lại gặp nhau13 năm thiêu trong vàng của gióparis ngoan như một bầy cừu  khói lò sát sanh nhạt nhòahoa muguet nởhơi thởchục 13thơ tập tành vần điệutim nhịp đôi giản dị như nụ cười không một hôm sauđôi vai chúng ta chỗ tựa đầu13 năm vàng thiêu trong gióparis tóc bạc quấn tóc nâu.  Sacré-Coeur, Paris 1996   SỮA ĐEN  từ bầu trời trắng đụcngười giao sữa đã tới:«sữa đendùng cho năm tuổi!»mi cúi đầu:cảm tạ.  CHO MỘT NHÀ THƠ  Hãy để người yên nghỉ trong cơn hôn mê nàyđừng nhắc nhởnhững gì người đã nói với những kẻ gần gụi– về một cơn mê trong đờivề một bọn người không mặt. Hãy cất đi những viên đạn đồng chữ nổi hay chìmnhững sài-gòn thủ đô văn hóa,hà-nội ở đâu đó..Hãy để người yên nghỉđừng xô lệch những miếu đền. Hãy mở rộng những lối mòn người khai phávà cầu chúc người đạt tới vĩnh hằngtrong con tim của những kẻđã tìm thấy lại những trái tim thất lạc. Hãy nắm lấy tay người thật lâuđể người nhận biết hơi ấmvà chúc lành cho chúng ta –những kẻ còn mê mệt đuổi theo mộng mị,bởi hà-nội    huế    sài-gòn(hay bất cứ nơi nào khác)vẫn có thể trở thành những thủ phủ của trái tim. Lộ-trấn, IX. 97.   CÁI CHẾT ĐÃ ỔN ĐỊNH                         tặng các bạn lao động                        Việt-nam ở Đông Âu  Vào giờ của định mệnhhay của bữa điểm tâm văn nghệ *chúng tôi lần lượt được gọi rađể nói về thiểu số của chúng tôi –những bầy người thất lạcở Ba-lan   Bosnie   Đức quốcRu-ma-ni   Tiệp-khắc..   châu Âu– ở khắp nơi trên mặt đất này Giữa những «nhà điêu khắc của lưu đày và bật gốc»giữa những người «gi-tan siêu hình của ngày lại ngày»giữa những hồn ma thi sĩ vừa trở lạitừ trại chết trại lao động vinh quang của các nướctôi nói về kinh nghiệm một thiểu số tuyệt đối –thiểu số của một ngườibị nghiền nát giữa hai thế giới... Và khi bạn «cất tiếng hát Đông phương» huyền nhiệmxoa dịu những vết thương của tình anh emtôi nghe những mũi gai của hiện thực đời mìnhnhững mũi gai đã lận vào bên trong;những đường gân xanh xaocuốn đi những hòn đảo tế bào phiêu dạt... Còn có nhịp cầu nào bắc qua châu Âu của các bạnmà sao, dưới lượn sóng ngầm, tôi vẫn nghe tiếng chim?Còn có những bàn tay nào vói qua châu Ámà sao từng cánh lá gục ngã trong lòng tôi? Thiểu số của một người!Trong lặng thinh khiếp nhược đồng lõacái chết đã ổn định. (1997) * đọc tại Đại hội lưỡng niên các nước Trung Âu (Biennale Mitteleuropa) lần thứ VI, ở Schiltigheim, Pháp.   LIỆT KÊ & MÔ TẢ MỘT SỐ VẬT DỤNG* Ở THẾ GIỚI BÊN KIA                                               tặng Roland Reutenauer  trong chuyến viễn du về thế giới bên kianhững người quá cố đã mang theo nhiều vật dụng của đời sống hằng ngày:giữa những vũ khí, nữ trang, đồ gốm và thủy tinhlà những con ngựa nhỏ thó bờm rậm mắt trònchân trước gập lại đính liền với chân sauấy những con ngựa ở Yên-sa thế kỷ 5 và 6, sau khi đế chế La-mã sụp đổ,dùng để kẹp áo quần. (1997) * có thể thấy tại Viện bảo tàng khảo cổ ở Lộ-trấn, Yên-sa, Pháp. (DC.)   NHỮNG BÔNG HỒNG  ngày trước có một kẻ thương mi nói:đây là giờ phút anh cần nghỉ ngơi và chăm sóc hoami đã buồn rầu giận dỗi,để hôm nay, khi bước ra vườnbắt gặp một bụi hồngvới hai đóa hoa đã nở từ mùa hạmiệng đầy sương giágắng mỉm cười với mi,mi bồi hồi nghĩ tới những chăm chút của hoavà chợt muốn ôm ghì lấy mảnh trăng liềm nhọn bén  ĐI DẠO  một con chim sẻ đội nón chào màothoăn thoắt trên con đường trải sạnvẫn một con chim ấy đã băng ngang đường hôm quavà có lẽ sẽ còn vội vã ngày mai nữahốt nhiên mi nhớ đến một người em gáicó nước da trái mận và những lọn tóc màu lúa chín giàgiữa những người xa lạ ở cố hương,và thiên nhiên khẽ rùng mình trong lớp lông thúkhông hề muốn trở thành manh áo lót khoác      trên người mi một con chim sẻ đội nón chào màothoăn thoắt thoăn thoắt thoăn thoắt mãitrên con đường trải sạn trong đầu mi  THUYỀN GIẤY  ... đập nát một viên ngói cũcũng chỉ thấy một mảnh trời xám màu chìmưa như chân nhện chấp chới trên lối đimột con thuyền giấy bềnh bồng bên dòng lũ! XII. 97   BI CA  trên cành mùa đôngmột trái cây vừa rụngmặt hồ nín lặngcon cá hỏi gợn sóng:ngươi là aichuyện gì đã xẩy ra chiếc ghế ông hoàng bỏ trốngcái nón kết ấy đi đâu... «nguyên sa/ nguyễn sảgiữa đám đôngnào có hề gì . . . », người đãkể, khi tôi cùng người & em lội gió trên xa lộ ở ca-li một ngày núi      lẫn với những bóng mâytrong mắt người & tôi, hoa,«người em gái không cùng họ»,không hẳn là một từ của người mù . . . * con cá hỏi vần mây xưa:vì đâu hoa & trái đều rụng  IV-IX . 98 ---------------- *  Hoa - một từ của người mù     (...)     Thêm một từ như thế, thời những chiếc búa     sẽ nẩy lên giữa không trung. (Paul Celan)  PHẾ TÍCH  Một ông già hết ngồi lại nằmNhìn hai tấm kính cửa và một bầu trời xám Những tiếng động trờ tới lui xa nhưng vẫn âm âmNhư một tiếng than dài không dứt... Ấy đời mi sau biết bao nămBon chen  ê chề  rã rượi  cùng kiệt Mi ở lại bên đường như một phế tíchDưới bầu trời xám. 14 mars 1999   LÀM SAO DỊCH HẾT THƠ CỦA MỘT NGƯỜI...  Tôi muốn dịchtất cả những bài thơcủa một ngườibởi mỗi bài thơphản ánhmột khía cạnhcủa cuộc đời ấy,tất cả những bài thơ... Nhưng không thể được. Hơn nữamột bài thơ (dịch)cũng chỉ là phản ánh của phản ánh. Tựa như trên chiếc lá giọt sươngphản ánh nhạt mờ của mấy sắccầu vồng Và cầu vồngcũng chỉ là... Làm saolàm sao dịch hết thơ củamột đời. . .  *  Cả những người cộng sản nữacũng cần thơ.Để nhìn thấytrong vinh quang chiến thắng của mìnhnhững giọt nước mắt ứa ra khi nằm xuốngnhững người không cộng sản.  NÓI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐI TỚI  Tôi biếtcác anh chị dùng từ tục tĩukhông phải là vì muốn tục tĩu(Các anh chị vốn là những người lễ độquá lễ độ nữa –) mà là vì muốn chặt vào ót xương sốngcủa những kẻ tục tĩunhững kẻ giả hìnhnhững kẻ bóp nát tự dotuyệt đối để tự khẳng địnhmình khác(mỗi người đều có quyền khácmọi người). Tội nghiệpngôn ngữ,khí cụ để cảm thông!Có những người ở lại mãi một tuổi đờikể cả tôi.  *  Bởi giấu mãi nên tôi không còn thấynhững gì mình đã giấu:một chút đam mê của buổi đầunửa mảnh timnhững hình ảnh vùi sâu trong trí nhớ...Khi vườn nho vàng lay động trên những sườn đồigiữa Yên-sa và nước Đứctôi biết thu vàng vẫn còn đó!Khi em thẫn thờ bên cụm cây ao cáở phía Namtôi thấy,in lờ mờ trên bóng nước,hình ảnh người chồng –kẻ tiếm đoạt –của em Ôi phía Namphía Nam bao giờ lại trở thành miền Namvới Sài-gòn yêu dấu!  *  Chuyện cấp bách với anh bây giờlà đôi chân –đôi chân có còn đủ độ dẻođể băng qua dĩ vãng rửng rưnghiện tại man mọitới một ngày mai hửng nắng.Trái đất này có biết bao con đườngnhưng tại sao chỉ có mình anhphải bước mãi giữa những lùm gai góc.Anh bắt gặp một con chónó vẫy đuôi: nó đã tìm ra một con đường...Còn anh?  http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=4295

gương soi
  • Số bài : 47
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.12.2006
Diễm Châu - VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM - 07.01.2007 10:56:39
.
 
DIỄM CHÂU sinh tại Hải-phòng, thành phố cảng. Trở thành tổng thư ký tạp chí Trình bầy ở Sài-gòn trong những năm 70. Rời khỏi miền Nam Việt Nam từ năm 1983.
 
Thơ Diễm Châu phần lớn là thơ không vần, nhưng đôi khi cũng có vần. Thường là thơ “chính sự” hoặc “tình cảm” hoặc cả hai. Ông còn dịch thơ, truyện và kịch thế giới.
 
Việt Nam, tổ quốc và em in lần thứ nhất tại Lộ-trấn, Pháp vào năm 1993 trong tủ sách Thơ/ Trinh bầy, chia làm ba phần: “Người làm vườn và bông hoa”, “Việt Nam, tổ quốc và em” và “Đốm hương”, gồm một số bài viết từ 1969 đến 1993...
 
_________________
 
VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM
 
 Nothing happens unless first a dream.
CARL SANDBURG
 
rong rêu mình lướt cỏ mềm
ngàn trùng trở mộng một thềm hạnh hoa
cũng là gió táp mưa sa
nghìn xưa sau vẫn là ta với mình...
DC.
(trích Hạnh hoa)
 
 
Người làm vườn và bông hoa:
                                                     
Tặng Jean Reye.
Không có người, tất cả chỉ là ngụ ngôn;
không còn người, cả đến ngụ ngôn cũng hóa đá.
DC.
 
NHƯ MỘT ĐƯỜNG DÂY HÚT GIÓ

                                                —  gửi Ngô Kha
 
Từ biển cả mênh mang với những đồng cát trắng
tôi trở về thành phố ngủ yên
buổi chiều thức dậy trong khe núi
đá khô chờ giọt mưa rưng rưng
 
ôi quê hương của một dòng sông
với những triền ngô tỏa mềm ánh sáng
những con đò đan những vết thương
lên mình nước dàn đi
                                những mảnh đời rách nát
tôi trở về để nhìn tôi thiêu thân
và nhìn em đội vòng gai hận thù rướm máu
những ngọn đuốc năm xưa thắp màu hỏa hoàng lên áo ấy
và chiều buồn ru mình vào tiếng ve
những cánh dơi bay về cổ thành
và em làm giọt mưa lăn xuống má
ấy thương yêu gầy trong vành nón
và khổ đau lay từng gót chân nai
 
một buổi mai tôi tung tăng ngoài lộ
như bóng mây hồng còn đợi nắng phất phơ
tôi ngửa mặt đón làn sương mai
từ mẩu tre ngà khum vòng tay gió biếc
em lặng lờ như tiếng hát
trong vườn cây vả cũng đơm bông*
tôi níu chùm hoa dâng một ngày đã mất
và hương hoa làm ngây ngất hồn tôi
tôi đưa tinh tú về bên dẫy núi
đón tay em từng ngón vuốt ve
và thảm cỏ thở mùi tóc trầm
và viền môi quyện áng mây đưa
tôi ngửa mặt nhìn tôi trong ánh mắt
thấy em về trong cánh bướm hư vô
 
vào trong ngõ lá thuôn xác xơ màu tưởng niệm
tôi lạc mất tôi trong thành phố và em
khi những bước đi của loài rắn quanh co
còn vần vi bên trái táo
những vết chân của loài rất độc
còn cày sâu trên vừng trán dòng sông
những bụi cỏ lấp dần tiếng hót
của loài chim mang định mệnh trong hồn
tôi ngỡ ngàng đuổi theo em như một đường dây hút gió...
 
Huế, 1969
(Tạp chí Đất Nước)
 
-----------------
* Vì một “hạt sạn” ở dòng này khi đăng trên tạp chí Đất Nước, Ngô Kha cho tôi biết: cây vả đằng nhà không có hoa.— Ấy chính là lý do..., tôi đáp. (DC.)
 
 
NGỌN ĐÈN SOI KHÔNG TỎ

 
Thầy chết được năm ngày
xác đem về quàn đó
gạo bỏ vào rang, xay
miệng Thầy đầy một lọ
 
tóc tai Thầy mẹ chải
xống áo Thầy ông thay
hai vạn cỗ quan mới
Thầy nằm xuôi đôi tay
 
Chú Ba nhường thửa ruộng
đất này nung gạch đây!
Mưa rơi khi Thầy xuống
một thước nước đầy vơi
 
dập dềnh áo quan bơi
hai người dìm đầu cuối
mười người mình nhễ nhại
mai, cuốc đứng chuyên giài
 
bùn đât rồi bùn đất
giữ Thầy dưới huyệt nông
hai đầu bốn cành chông
vòng hoa bày trước mặt
 
Mẹ khóc rồi ông nói
nó chết hãy còn may
hai vạn cỗ quan mới
trả xong biết mấy đời
lũ bay còn nhỏ dại
tám đứa làm sao nuôi
nó chết rồi nằm đấy
chỉ khổ người sống thôi...
 
Thằng Đỏ và thằng Trắng
Khóc Thầy không ra hơi
Chú Ba ngồi im lặng
hất mẩu đất lên Thầy:
 
đất này nung gạch đây
đắp thêm lên chút nữa
thêm lên vậy khéo rồi
trâu đằm cũng chả sợ...
 
Ông về mẹ còn khóc
mẹ nhớ đã bảo Thầy
cố thêm chúng ăn học
Trời thương cũng có ngày...
Ngọn đèn soi không tỏ
con ngồi khóc thương Thầy
thằng Trắng và thằng Đỏ
day vú mẹ mãi thôi
 
mưa rơi rồi mưa rơi
mưa rơi hoài mưa rơi
mưa rơi đều như thế
mưa rơi mãi Thầy ơi
 
con ngủ mê hòa bình
mặt trời đen rưng rức
Thầy nằm dưới lòng vực
Thầy chết có một mình.
 
(Tạp chí Đất Nước)
 
 
 
DƯỚI CHÂN CẦU CÁI CÁ

 
Khi ánh chiều lãng đãng trôi theo dòng nước
và cánh bèo qua mau dưới chân cầu
lùa bóng đêm vào đầy tâm hồn tôi
thì nụ cười em chợt nở ra như một đóa hoa quỳ
và ở phía xa tôi nghe tiếng con tàu réo gọi
cùng đốm lửa chập chờn rồi tắt ngấm
người ra đi gửi về từng đợt sóng
và bụm cỏ cúi đầu nhận cái hôn
làn môi lạnh
                   biển khơi
ấy là lúc tôi quay về tìm em trong bóng tối
chung quanh tôi đời lãng đãng qua mau
những cánh bèo nhòa nhạt
cùng ánh chiều ước mơ
và nụ cười em như một đóa hoa quỳ
tôi chờn vờn trên tóc em tưởng mình là người hoa tiêu
một hôm rời quê hương với con tàu bạc phước
nhưng tôi không sao nghĩ tới những bờ cỏ
khi đóa hoa quỳ em nở trên môi
vì ở mãi tận phía xa
cuối những hàng dừa ôm từng khối bóng
chợt lóe lên những tia lửa phù du
ôi giây phút nó ngã xuống
– dưới một trời đầy sao –
réo gọi tên tôi rền rĩ...
ấy là lúc tôi quay về tìm tôi trên mình em trong bóng tối
chung quanh tôi đời loáng thoáng quay mau
những cánh bèo nhòe nhoẹt
cùng ánh chiều ước mơ
và nụ cười em chợt nở ra như một đóa phù dung.
 
Vĩnh Long, 1969
(Tạp chí Đất Nước)
 
 
 
TRÊN QUỐC LỘ 4

     — gửi Anh Chị Nguyễn Đồng
 
Tôi băng bưởi trên con đường lỗ chỗ
về miền Tây vựa lúa nước tôi
những cánh đồng mênh mông như lời mời gọi
những lạch sông rực ánh mặt trời
những cây cầu chênh vênh
những chuyến phà lộng gió
những món quà đượm hương đồng nội
những mẹ hiền và thiếu nữ thơ ngây...
 
tôi đi mãi vào miền hy vọng ấy
tưởng chừng như nhịp gót chân tôi
cả trăm vạn người xưa cùng bước
bàn tay nào mở mang bờ cõi
bàn tay nào dựng nước dựng nhà
khi khói vươn lên trên hàng dừa thẳng tắp
khi cá về đầy ắp bến sông
và lúa vàng rào rạt trổ bông
tôi biết rõ là hơi thở ấy
đã thổi vào lòng đất quê hương
tôi biết rõ những giọt mồ hôi ấy
đã làm sương phủ khắp cánh đồng
và tiếng chim kêu trên bờ lau
nhắc tôi tới những ngày nào đơn độc
cánh tay trần chống trả với thiên nhiên
con cá lội ngu ngơ giữa hai dòng nước biếc
mở cho tôi cánh cửa bình yên
của lao tác hiền hòa của kiên cường bất khuất
 
tôi kiêu hãnh nhìn quê hương lớn mãi
với giấc mơ một dân tộc anh hùng
tôi nghe tiếng người xưa thầm gọi
trong miên man triều sóng biển khơi
và tôi hiểu là đời tôi không thể
ở yên như núi xa
ở yên như dòng sông lặng lờ trôi cùng lục bình tưởng nhớ.
 
Cần Thơ, 1969
(Tạp chí Đất Nước)
 
 
TRONG NGUỒN CƠN ĐÓ

— gửi Sachiko
 
Nghĩ đến em bây giờ thật là buồn nghĩ đến em con
đường phơi ánh sáng xám ngắt mùa thu rộ lá phong
hồng cây cầu gỗ trơn dài những bước mềm của tuyết
 
nghĩ đến em bây giờ thật là buồn thât là buồn mùa xuân
không còn trên cỏ úa cánh chim xưa thôi vút qua làn khói
nhẹ vẩn vơ con tàu đài-trung lọt vào vùng mưa buổi sáng
 
nghĩ đến em nghĩ đến em nghĩ đến em mùa đông bắc-hải-
đạo băng qua thái-bình-dương đổ về nam-hải ngày sài-
gòn đêm sài-gòn những là heo may rét quá rét quá...
 
nghĩ đến em cơn lụt tới rần rần những óc trắng óc
xám trôi ra từng bè mây vờn sóng ngọn bút
sương mù quệt lên bọt bèo rác rến một
năm hai năm ba năm mười một
tháng em có nhớ
 
Cái gì đỏ thắm trên
môi em đó đôi môi mặt
trời ửng chín giữa một
mùa Thơ trắng toát
nụ hôn đầu hết
nồng nàn
như mới yêu khổ đau
đã tới khi được yêu thì vội đã chia ly
 
 
Cái gì loáng thoáng trên tóc em những hình lục lăng
tan mau như nước mắt hạnh phúc líu ríu trên tay nhau
giữa lòng phố hẹp ngả nghiêng những bóng tối cùng
bóng tím lùa từng miếng nhỏ qua chòm râu do-
thái gạ bán cho mình hai đứa ba chiếc nón
 
cái gì trong veo bỏng cháy như chén
cà phê ái-nhĩ-lan ở buena vista
khiến mình đã trèo lên
tầng lầu cao nhất
thế gian
để
nhìn
từng
bầy
tinh tú
lũ lượt
rong chơi cùng
những tinh cầu sắp tắt...
 
Ôi có nghĩ đến em bây giờ
cũng chỉ bằng như nghĩ đến quê hương.
 
(Tạp chí Trình bầy, số Xuân Tân Hợi)
 
 
 
PHÚN THẠCH CỦA MÙA XUÂN KHẢI HUYỀN

 
Trên cánh tay mỏi mệt
trên nét mặt buồn thiu
trên chiếc áo sơ-mi nhàu nát
trên đôi giày gót vẹt
trên đôi vai xiêu xiêu chĩu đổ
trên trái tim mười bốn chặng đường khổ nạn
trên vừng trán tầm tã mồ hôi của cơn sốt xuất huyết
trên đôi môi héo khô của mật đắng giấm chua
mùa xuân trở về như lưỡi đòng đâm suốt bên người
những bông hoa đỏ thắm một ngọn đồi trọc
 
mùa xuân trở về với tiếng gà eo óc ở thôn xưa
với người lính già bần thần chối bỏ bình yên
với tình yêu run rẩy
trong ánh sáng xanh xao của đức tin hèn mọn
mùa xuân trở về với ba mươi chín lằn roi
với mão gai làm triều thiên cho người khốn khổ
với áo đỏ bết máu với cây sậy quyền uy
mùa xuân trở về với bảy mươi bảy lần sấp ngã
với những tảng đá loang máu người vô tội
với con đường bụi bặm dốc cao
với cánh đồng trống trơn lỗ chỗ những hố bom
rừng lớp lớp bày ra cảnh đìu hiu cách lạ:
những thân cây làm thập tự giữa trời
mùa xuân trở về với bầy thú săn đuổi con người
với tiếng reo hò của loài kên-kên đói khát
năm mươi vì sao giữa một nền trời gạch mặt quay cuồng
năm mươi cánh tay bạch-tuộc
                              chụp bắt
                                          giằng xé
                                                      hỏa thiêu
phún thạch đã khô trong ống điếu của nhà trí thức
ở phòng bột đen của hãng Pin lớn người công nhân không tìm thấy ánh sáng
– những con chuột chũi mãi đi trong bóng tối sự chết –
trên lề đường nhân ái chúa bị quăng ra
mùa xuân xối nước rửa tay
tiếng hò reo của bầy kên-kên
                                        bầy kên-kên
                                                        bầy kên-kên.
 
(Tạp chí Trình bầy)
 
 
TIẾNG NÓI
                — gửi Trần Tuấn Nhậm
                   & Cao Nghi Bình
 
 
Chim cánh trắng xôn xao
vùng biển xanh diệu vợi
tiếng còi tàu thét gọi
rền rĩ trong đêm thâu
 
trái tim cửa sổ mở
nhìn ra khu vườn này
gió lay ngọn bắp lay
ánh hồng trên gương vỡ
 
chúng ta ngồi bên nhau
chụm từng thanh củi nhỏ
kỷ niệm ngày xưa đó
khói lam bay ngang đầu
 
ngày vàng và đêm đen
niềm vui xen nỗi nhớ
mây trôi qua ưu phiền
lửa hồng soi rực rỡ
 
“thiêu trong vàng của gió”
những đêm dài u mê
bừng lên như hơi thở
rừng căng từng thớ gỗ
 
tiếng đàn trầm trong khe
uy nghi và lặng lẽ
đôi mi nào chớp khẽ
nhè nhẹ bước em về
 
ngày của ngày đã tới
run run những ngón hồng
trên vừng trán phương đông
mặt trời hiền đã gọi
 
quay lưng lại bóng tối
những người con nhân loại
những cánh tay dựng ngày
lưỡi rìu là tiếng nói
 
chim cánh trắng bay cao
lòng trời xanh vô hạn
giọt mồ hôi lấm tấm
đọng lại trên bông đào.
 
(Tạp chí Đứng dậy, số Xuân Đinh Tỵ)
 
 
PARIS TRONG TẦM TAY

                                — gửi mn.
 
Chỉ một vài ngày nữa anh sẽ lên máy bay
chiếc máy bay thân thẳng và trắng muốt
sẽ cất cánh đưa anh tới hạnh phúc
paris trong tầm tay!
 
anh sẽ bay mải miết anh sẽ bay
xa lánh những nhỏ nhen hận thù phân biệt
những đố kỵ ghét ghen những tủi hờn sợ sệt
paris trong tầm tay!
 
anh sẽ nhìn xuống từ trên máy bay
sài-gòn trong cơn mưa dầu nắng lửa
những mái nhà chật chội những cõi lòng tan vữa
paris trong tầm tay!
 
anh sẽ nhắm mắt để tận hưởng một chút say
cái ghế êm thoải mái cái cảm giác thoát chết
chiếc nón cối xa dần ảo tưởng cuối cùng đã hết
paris trong tầm tay!
 
rồi anh sẽ chệnh choạng bước thêm vài bước
để nôn tháo ra những ý nghĩ chua cay
và khi trở lại ghế ngồi anh sẽ khóc
paris trong tầm tay!
 
Sài-gòn, 7-1983
 
 
CƠN GIÔNG

 
Có những chiếc lá
trong gió vẫn tung tăng
như vầng trăng
khi ẩn hiện
cười trên mặt giếng
vẫn no đầy
 
như mây trong cơn say
bay mải miết
cuốn theo những mảnh trời da diết
bỏ lại cơn mưa
hạt đong đưa
trên hàng dừa ủ rũ
bỏ lại cơn mưa
bên dòng lũ
bụi sóng còn in trên vách tim
 
như muôn ngàn cánh chim
về cùng bóng tối
– những chuỗi giờ đứt nối –
bên đám tro
màu xanh xám ơ hờ
 
chúa ơi
có những chiếc lá rơi
nghiêng một trời giông bão.
 
 
 
LỜI CẢM ƠN CÁC BẠN Ở CANADA

                — gửi Nguyễn Khắc Ngữ, Đỗ Quý Toàn
                   & để nhớ Cao Bá Minh
 
 
Các bạn đã viết thư cho ta
các bạn đã gửi cho ta sách
các bạn còn tặng quà cho xấp nhỏ
cám ơn các bạn ở canada
những người bạn thật xa nay đã chợt gần!
 
cám ơn bụi forsythia vàng nhắc ta nhớ mùa xuân
cám ơn những ngày cuối cùng ở việt-nam
cám ơn ông Tố Như 164 năm sau còn có người nhớ
cám ơn ngọn gió rung cây ở trong dường có hương bay
cám ơn con sóng lút đầu đưa ta về phiến đá
 
cám ơn những đỉnh cao tuyết phủ
năm tháng ngủ dài nay vươn vai thức dậy
cám ơn cái giường cám ơn khung cửa mở:
mây còn đầy mưa trong mắt buổi sáng
cám ơn lời mời dự “đám cưới ở Brownsville”*
tiếng gọi âm thầm như nụ hôn trên cát
cám ơn con tàu đâm suốt trái tim ta
lời cảm ơn ngậm ngùi giữa một hồng đông lạnh
 
cám ơn m
ngọn lửa nhỏ bé dưới mồ không bao giờ tắt.
 
26. 4. 1984
 
----------
* Isaac Bashevis Singer, in Short Friday... (DC.)
 
 
 
HẠ KHÚC

                — gửi Nguyễn Đăng Thường, Phương Sinh & anh Tư
 
 
Ta nhặt được tờ thư từ thành phố sương mù
những hàng chữ sít sao như hoa phượng chen nhau trong một mâm xôi lớn
những hàng chữ lượn vòng như con đường chợt mở rộng
trước mặt ta là cánh đồng
sau lưng là hừng đông
ta men theo trí tưởng
trở về nơi có khói của một dòng sông
hạ khúc chói lòa
 
từ thành phố sương mù mây bạn trôi qua
hàng dừa tóc xõa
những nghĩ suy của ta phút chốc bỗng thăng hoa
trái tim ta thoi thóp
như bông gấc trắng ngà
 
ta nghe trong tiếng leng keng chiếc xe người phát sữa
tiếng nói cười từ thế giới bên kia
ta nhìn rõ trong đôi mắt mở to trên từng chén cà phê sóng sánh
bập bềnh những ước mơ
và bạn ta – người đảng viên già –
trong cơn say biến thành con ngựa đá
một ngày hạ đơn sơ
ta hóa thân loài côn trùng bi bô lời vô nghĩa
 
trở về từ quê hương hoài niệm
ta biết bạn không còn gì (nhưng ta còn bạn):
từ thành phố sương mù ta đã nghe nhịp đập
của trái tim xô từng lớp biển xanh
ta bước quanh nỗi buồn cất đi giọt nước mắt
tiếng sóng vỗ quanh bàn cuốn ta về với thành phố mù sương.
 
9. 5. 1984
 
 
 
DƯỚI CHÂN CẦU CÁI CÁ (II)

 
Ở ngoài khơi
có những đốm lửa chập chờn đi trên làn nước
ánh sáng nhạt nhòa ướt đầm ngọn cỏ
trong tôi có khung cửa ngỏ
mây em về theo con gió đêm
 
dưới chân cầu có dòng lũ miên man
mây em chìm trong ánh đèn mờ tỏ
quán bây giờ còn tấm biển không tên
tôi bây giờ còn khung trời gió
 
những bãi cát phơi vàng trong trí nhớ
những hàng dừa đuổi mãi một vòng tay
tôi chợt thấy hạt mưa cuối phố
ở lưng trời sao vỡ không hay!
 
bước nhè nhẹ lên cầu mây
tôi lần về khung cửa gỗ
a! tiếng ai cười như bông cỏ may
hoa móng tay rụng đầy bên bờ đá
 
có bão rớt ở đâu đây hay bão tố
chỉ riêng tôi:
buổi sáng còn thấy nhau buổi chiều đã mất
 
ở ngoài khơi
có những đốm lửa chập chờn
đi trên làn nước.
 
17. 5. 1984
 
 
NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI NÓI CHUYỆN TRÊN XE LỬA

                                                      — gửi Đỗ Quý Toàn
 
Không thể ném xuống sông một con mèo xinh đẹp như thế
một con mèo biết rướn đôi mày cong thả nhẹ làn khói thuốc và nghiêng đầu trên trang báo
 
không thể ném xuống sông bởi dòng nước mùa xuân
sẽ cuốn mau những mẩu thời gian băng giá nhất
 
không thể trả lời những câu hỏi đơn sơ (nhưng thật khó) như bây giờ là mấy giờ chuyến xe lửa này đã tới chưa ngoại trừ: chết rồi định làm gì
bởi câu trả lời nhất định phải là: yêu!
 
không thể sống cho lúc vừa qua và chút nữa – dù ở thiên đường xanh hay địa ngục vàng
bởi lúc này
ngôn từ đã trở thành đạo cụ với ngoại cảnh là đồng hoa – tất cả
chỉ là từ chương.
 
20. 5. 1984
 
 
ĐÊM Ở GIF-SUR-YVETTE

I
 
Chuyến tàu cuối cùng giận dữ bỏ đi
ánh lửa trong ga chợt tắt
cơn lạnh ùa ra như tên cướp
khép những mắt cửa sổ
con đường thì thầm lá khô
hàng đèn đứng im thật trắng
những trái hỏa châu rớt xuống sau đồi
tiếng róc rách ở bên kia rặng cây
ở bên kia
mái tóc đẫm bụi mưa
 
II
 
tiếng chim hót vào ba giờ khuya
giọt chuông loang trong gió buốt
người lính xen-đầm đi ngủ lại
những hộp rác kín bưng
ngôi nhà không ánh lửa
cánh cửa không người đợi
rừng rã rượi trong đêm
những bước chân gõ vào trái tim rỉ sét.
 
 
 
NHỮNG CỌNG TRÀ

 
Những cọng trà chơi vơi giữa chừng rồi đứng dựng
như hàng cọc trên sông
 
ôi em tôi đôi má rám hồng
em đợi cơn mưa chiều em trông sao buổi tối
bên sườn đồi thoai thoải
trong vườn cũ âm u
bước chân em nhẹ hơn lá mùa thu
bàn tay em thoăn thoắt
 
những búp non ngọt nhạt
loạt soạt trên áo bầu
em ngắt từng mảnh sao
chén cơm đầy trong mắt
 
— hồi hôm gần trạm Ma-gui* đột xuất
đã bắt được một người đàn bà bụng chửa:
toàn trà!
 
những cọng trà đứng dựng khi thủy triều rút.
 
--------------
* Ma-gui hay Ma-ra-gui (địa danh) có lẽ từ “Margouillis” (tiếng Pháp)?
 
 
 
NGƯỜI LÀM VƯỜN VÀ BÔNG HOA

 
                                Tôi, người làm vườn và bông hoa
                                Không đơn chiếc trong nhà tù thế giới...
                                                             O. E. MANDELSTAM
 
Khi chuyến xe buýt uể oải cuốn đi sợi cuối cùng của gió
ta chỉ còn một không gian thủy tinh
ở đấy nắng chảy xuống thành luồng như đổ lửa
và lá cỏ vươn dài như những lưỡi gươm xanh
 
buổi sáng đàn quạ kêu vang như lệnh vỡ
ta bước ra vườn em còn mặc áo già lam
trưa về ta ngồi sau song cửa
ai đã thay màu rực rỡ cho em?
 
ở chốn địa đàng ta không phải người tù duy nhất
trót đưa chân nên quanh quẩn với người
ta lục tìm trái tim với nỗi sầu chất ngất
kết cho đời một tràng chuỗi tinh khôi...
 
những lá cỏ cao dần theo con nắng
những lá cỏ phủ kín mình hoa
ta chỉ còn một vạt màu của biển
và kỷ niệm một khoảnh khắc tình ta.
 
11. 7. 1984
 
 
MỖI NGÀY

m yêu dấu
 
mỗi ngày anh viết một tờ thư
những lá thư chồng chất
không người nhận
mỗi ngày anh vẽ một con tem
mang hình một người bạn
những người bạn không còn nữa
mỗi ngày anh trút hơi thở lên trang giấy
hơi thở đóng băng
mỗi ngày anh nắn nót từng dòng chữ
dòng chữ hóa đá
 
anh đằm mình trong bụm cỏ
gặm nhấm ngày qua như một cọng rác
anh lau mặt bằng tình thương mòn mỏi
gạt những sợi tóc bạc dần...
 
mỗi ngày
tia nắng đầu tiên nhỏ một giọt lệ
anh lại viết một tờ thư.
 
9. 1984
 
 
 
NHỮNG MÓN HÀNG

 
Trên cánh bồ câu gần bào tàng viện Con Người 
đôi mắt một người đen xè xè bay lượn
 
ngày bắt đầu khi chúng tôi y hẹn
tới bày hàng bên chân tháp Eiffel
tôi bán dây da và bạn tôi bán hột soàn:
những hạt thủy tinh trong như nước mắt
những mảnh da màu cát
bạn tôi bán hột soàn cho người châu á và châu mỹ la-tinh
tôi chạy theo những khách mặc hàng trắng có đôi mắt xanh
nưóc mắt của bạn tôi có thể dùng làm món đồ trang sức
dây da của tôi để ăn diện hoặc quất lên những mảng lưng trần khi buồn bực
chúng tôi bán tất cả giá rẻ mạt và thường tặng thêm những nụ cười
 
trên cánh bồ câu gần bảo tàng viện Con Người
những món hàng của chúng tôi xập xòe bay lượn
mỗi ngày.
 
9.10.1984
 
 
TỰ DO

                   — nhớ Thế Nguyên
 
Khi người nghệ sĩ bản địa múa ballet trên chiếc xe cọc cạch
kẻ thiên tài từ paris về giương ống kính
thâu hình một bóng ma
 
ôi tự do
mi đã cho anh trương chi đỏ những đồng francs yêu nước
mi đoàn kết những chuyến bay việt kiều đầy ắp
những món hàng thâu lợi gấp trăm
mi đã cho bạn bè ta mùi vị mật ong
ảo tưởng thiên đường hé mở
buổi chiều carnaval mi đeo mặt nạ
cột vào lưng ta chiếc pháo thăng thiên
từ chin tầng trời cao ngất
ta ngó nghiêng như cánh diều ác độc
nhìn quê hương quay theo vòng bánh xe
người nghệ sĩ múa ballet đầu cúi
xuống trái tim – nấm mộ
 
ôi tự do
mi cười như một con rối.
 
 
 
THƠ

 
Nếu em hỏi tôi thơ là gì tôi sẽ nắm tay em thật chặt và nói: chúng mình hãy đi uống bia nghe những người Bôlivia đánh đàn và thổi sáo
 
nếu em gặng hỏi tôi thơ là gì tôi sẽ chỉ cho em những đám mây trên ngọn tháp và nói: ở cánh đồng trên ấy có bầy ngựa trắng
 
nếu em vẫn không hài lòng với câu trả lời của tôi và tiếp tục hỏi thơ là gì tôi sẽ cắn vào môi chảy máu và nói: bông hồng của tim anh!
 
miếng bánh em ăn và ly rượu trên bàn
là thơ của bông lúa và chùm nho
 
thơ của lá phong ửng chín là dòng nhựa miên man nâng cơn say lên cùng nắng và gió
 
và thơ của em là mái tóc thơm mùi dưa hồng là đôi cánh tay tượng ngà nho nhỏ và chuỗi tiếng cười đuổi theo nhau như những hạt trân châu...
 
em đã thấy thơ của những người Bôlivia chưa?
— tiếng đàn của họ vàng như một cốc bia.
 
10. 1984
 
 
 
LỘ-TRẤN*

 
Đi theo Gustave Doré trên những con đường quanh co
tới ngọn tháp hồng ngất ngư dưới lá cờ ủ rũ
giã từ những áng mây nghệ sĩ – những vỉa hè đá cũ
bập bềnh trong tưởng niệm xa xưa
 
thành phố tiếng gót giày vọng lại từ bên kia sông Rhin
thành phố những phế tích lượn vòng quanh với bóng ma lãnh chúa
thành phố từng giọt chuông loang trong đêm màu lá úa
thành phố vườn hồng ngủ mơ trên thung lũng xanh
 
thành phố những bộ râu âm u thiếu mặt trời 
thành phố đỉnh tháp chìm trong sương nhớ bông cỏ bay ngày chớm hạ
thành phố bà mẹ ôm xác hai người con
                                  biến thành tượng đá
 
đi theo bông cỏ bay bay trong trí nhớ
nhét vội chuỗi ngày buồn
                                  trong túi một người câm
nghe tiếng sóng âm thầm
                                      xé toang lồng ngực gió.
 
Tiểu Pháp-quốc,
Lộ-trấn, 1985
 
------------------
* Strasbourg, Yên Sa (Alsace), Pháp. Gustave Doré là một họa sĩ thời danh của Lộ-trấn và thế giới. (DC.)
 
 
 
SAU MẶT KÍNH CỬA HÀNG

 
Vách tường loang bóng hoa 
dòng sông quên lớp sóng
cây cầu xoay lóng ngóng
con tàu trắng trôi qua
 
trong bình viên sỏi nhỏ
thấm miếng nước dần khô
nụ hồng không mở nữa
lá vàng theo cuống đỏ
 
những con cú bằng sứ
nhìn ta trong giấc mơ
thời gian như cơn mưa
dụi trên mi cửa ngỏ
 
những con cú bằng gỗ
nhìn ta xoay gót chân
một sợi mây phân vân
gợn trong tim rạn vỡ
 
trôi dần trên suối mê
những con cú bằng giấy
đôi mắt màu cỏ dại
rủ ta quên đường về.
 
Tiểu Pháp-quốc,
Lộ-trấn, 6.1985
 
 
 
HAI MƯƠI

 
Sương mù không thấy mặt
dòng lạnh quên trôi đi
nhớ anh về em dại
biển vắng bóng hải di.
 
 
 
MƯỜI SÁU

 
Trái rụng vườn sau
hoa rơi ngõ trước
bước đi một bước
nửa chừng nhớ nhau.
 
 
MƯỜI BA

 
Mưa Sài-gòn
tuyết sông Yên*
có chung một bóng
mây triền miên?
 
--------------
* Dòng l’ Ill của Lộ-trấn. (DC.)
 
 
 
R.I.P.*

 
Có những kẻ vừa chợt cười chợt nói
đã biến đi trong khoảnh khắc vô tình
ở góc đường thường khi không chờ đợi
còn thấy được một bàn tay họ vẫy...
 
gót chân họ nhẹ nhàng như tà áo
đôi khi mềm như mái tóc dòng sông
nụ cười tươi và đôi mắt rất trong
còn thoáng hiện trong chiều vàng ảo não
 
họ đứng đợi dưới mái vòm thiên cổ
hoặc đuổi theo khi mình chợt bước nhanh
và buồn rầu trong tiếng gọi thất thanh
như báo trước những điều mình lầm lỡ...
 
hỡi chiếc bóng vừa nhìn tôi lần cuối
và theo tôi về dưới mái giáo đường
xin hãy khóc cùng tôi điều oan trái
và nghỉ yên trong tình mộng phi thường.
 
19. 1. 1988
 
-------------------
* Requiescat in pace - ‘Xin hãy nghỉ yên’. (DC.)
 
 
 
THI SĨ

                — gửi Phương Sinh & NVBD.
 
Khi những nhà chép sử bỏ đi
anh vẫn có mặt
 
anh nhìn những bóng ma tất tả
và nhủ thầm sự thật
                           không phải là chén cơm
                                không phài những khẩu hiệu
 
anh mở toang trái tim mình
một con cánh cam xanh biếc bay lên
miên man với những cành phượng vĩ
 
và trở về với cơn mưa nghiêng
                                trên con phố dài kỷ niệm
ẩn dưới những nan hoa tháng ngày thấp thoáng
 
anh là nụ hôn đi tìm chiếc lông chim.
 
6. 6. 1989
 
 
 
 
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=4366
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.01.2007 11:12:20 bởi gương soi >

gương soi
  • Số bài : 47
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.12.2006
Diễm Châu - VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [II] - 07.01.2007 10:59:44
.
 
VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [II]   Việt Nam, tổ quốc và em:                                                       — tặng Jean Reye  Việt Nam, mi đã sinh ra ta và cho ta những lòng rãnh đầy bóng tốimi đã hái từng trái bàng xanh và đánh đáo lỗ với taVN, những ngày chạy bom đồng minh mi làm gì?VN, những ngọn đồi Kiến An, con đường Cầu Đất lầy lội còn in dấu chân taVN, trên dòng nông giang ta không kéo nổi những phuy xăng vào tềVN, những ngọn đèn hoa-kỳ của mi thắp bằng mồ hôi và nước mắt taVN, từ ngày mở mắt cho ta, mi đã cho ta cuộc đời hầm hốmi đã cho ta từng hạt thóc củ khoai bòn rút từ đất cằnmi đã cho ta miếng bánh đúc kẹo bột với bát nước chè xanh bốc khóimi đã cho ta 700 đồng bạc Đông-dương với ba hộp sữa khi ta lội từ đầu tới chân miVN, mi đã cho ta một người cha cháu chắt của lũ người bị phân sápvà một người mẹ chết trong cô đơn nghèo túng giữa sự bất lực của đàn conVN, năm ta hơn 20 tuổi mi đã gửi ta đi như một món quà tặng nước bạn thân yêutừ cái lò cừ ấy trở về ta đã trở thành một kẻ chống MỹVN, cuộc đời ta từ đấy gắn liền với những tờ giấynhững tờ giấy đen đủi của mi ngổn ngang tấm lòng taVN, ta đã nằm conex của nước bạn tặng miVN, những ngày ở thành phố HCM ta là một con chóta chạy trên những đường rày cong queo bên những toa tàu đổta làm kế hoạch lớn cho mi bằng cách lượm nước mắt khô và gói ghém những nỗi niềm thương nhớVN, bạn bè ta thất tán tứ phươngđứa bị thủ tiêu trên đường Cửa Thuậnđứa bặt tin từ Vĩnh Phú, Sơn Lađứa ngồi giảng đạo ở Hỏa Lò Hà Nộiđứa tuốt tranh ngoài Phú Giáo – Đồng Xoàiđứa ngược Buôn Hồ đứa xuôi Thái Mỹđứa tiếp tục đạp xe vào thành phố buổi sángđứa chơi vơi một cõi mù sương...VN, ta đã cõng một đảng viên già bị phản bội sau khi đánh ngã y bằng đế Gò ĐenTa tiếc thương cho một kẻ khùng điên suốt ngày mơ ước một anh Đặng Tiểu BìnhVN, ta còn ở Rạch Giá xác một người bạn khácVN, mẹ cha ta không còn mồ mả lũ anh em ta bây giờ xất bất xang banglũ cháu ta lúc này đạp xích-lô ghiền ma túy và chết cho Heng XomrinVN, hơn 100 tên đồ tể của mi ngồi cãi lộn với nhau về chế độ bao cấpTrong lúc người ta yêu bỏ xác ngoài biển khơiVN, mi thật là khốn nạn khi sinh ra ta đồng thời với bọn người ngựanhững tên bán Chúa phản thầy hạng cú diều độc địaVN, ta không còn ai để thở than những buổi tối buồnVN, những ngày cúp điện những đêm xét hộ khẩu mi ở đâu?mi còn nhớ dòng sông với những con đò buôn người chi chit như lá tre? mi còn nhớ khu vườn khoảng khoát sau vương cung thánh đường Sài-gòn nơi những thằng hề phương bắc công khai làm tình với gái đĩ miền nam?VN, mi còn chiếu phim con heo cho thủy thủ Liên Sô ở kho 5?bọn lính tàu bay nước ngoài ở khách sạn Độc Lập Tự Do của mi mỗi ngày dội nước dơ mấy lần xuống đám học trò trẻ nít?VN, mỗi ngày mi nướng bao nhiêu mạng người?VN, mi làm cách mạng sao dám nói dối?VN, mồ cha những thằng công an khu vực của miVN, mỗi ngày mi tra tấn bao nhiêu người vô tội ở Phan Đăng Lưu, Đại Lợi?VN, chừng nào mi mở khách sạn Hilton để bỏ tù thế giới?sao mi đào thêm mãi những con kinh nước mắt làm cạn nguồn sống của nông dân?VN, mi đã cướp của ta 8 năm trời đẹp nhất mi đã cắm vào sọ ta cái chùa Một Cột của mi với bọn lãnh đạo ngồi trênVN, ta xuất huyết từng giờ và mi vẫn thản nhiên ngồi vỗ béo lũ rệpmi phủ báo Nhân Dân lên những mưu mô thâm hiểm của mimi phất cờ Giải Phóng trên mỗi đồng tiền công trái những đồng tiền thắt họng những đồng tiền siết máumi giết những cụ già ám hại trẻ thơ và chia rẽ những người tình trong trắng VN, mi không còn xứng đáng với tình yêu của taVN, ta thù ghét mi nhưng vẫn không quên những con đường của mitrong buổi chiều nắng tàn lúc hàng dừa xõa tócVN, trong bước lưu đày ta nhớ hàng phượng rợp bóngta nhớ sân trường tiếng ve kêu ran và cơn mưa ngã phiêu phiêucơn mưa bay à à trên đường đẩy xuống lòng cống rãnhnhững mảnh đời dang dở những mối tình vô vọng những ước mơ mọn hènVN, ta thù ghét mi khi mi thả lũ con rừng rú xuống đồng bằng   ta thù ghét mi khi mi xua đuổi những nạn nhân hiền hòa ra biểnVN, sao mi đẩy ra xa những xác người giạt về quanh quẩn bên mi?VN, mi có nghe tiếng thét kinh hoàng đêm đêm?VN, ta đã gặp lại người ta yêu trong một đêm giông bãotrên con thuyền không người, người ta yêu tóc rũngười ta yêu quỳ xuống ôm lấy ta, vuốt tócngười ta yêu giọt nước mắt long lanhngười ta yêu đôi cánh tay gầy guộcngười ta yêu trần truồng như một loài thúVN, chính người ta yêu đã khép mắt cho ta chứ không phải mita với người ta yêu chạy chơi trên những nội cỏ thiên đườngta với người ta yêu không thèm nhắc tới mita với người ta yêu viết lại những bức thư tình ngày trướcchúng ta đã yêu nhau trên ba tầng tháp Eiffelbơi trên sông Seine như một con tàu hạnh phúcdưới bóng râm Nhà thờ Đức bà chúng ta vuốt ve một con lừatrên đồi Montmartre người ta yêu cắt bóng mình làm kỷ vậtchúng ta đã ăn cơm với cá kho tiêu gần điện Bách thầnvào cửa tiệm Lafayette mua quà gửi tặng cùng thế giớichúng ta đã bay khắp Paris để kỷ niệm ngày Nàng sinh ra taVN, mi có nghe trong bước chân và tiếng mõ dập dồn đêm naonhững hồn ma thơ thới trở về bên người còn sống?mi có thấy những vành khăn tang nở trắng trên những cành đướcnhững cành đước khổng lồ bấu chặt lấy tim ta? VN, ta thù ghét mi chỉ là một cách nóiVN, nếu quên đi là tha thứchúng ta đã tha thứ cho minhư những kẻ thất lạc nhau tình cờ thấy lạithật khoan dungVN, có phải không vết thương nào rồi cũng lànhvới thời gianvà ta chỉ cần quên điký ức một dòng máu?VN, trên cánh đồng còn chân rạ bốc cháybên những luống cày còn đẫm máu hôm quatừ chốn rừng sâu và giữa lòng sóng dữcùng với mẹ cha ta bạn bè ta và những kẻ đã hy sinhchúng ta nắm tay nhaubắt đầu bài ngợi ca tình yêu. Paris, 9.1984 – London, 11.1984   http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=4367

gương soi
  • Số bài : 47
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.12.2006
RE: Diễm Châu - VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [II] - 07.01.2007 11:08:07
.
 
 
VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [III]
 
 
Đốm hương:
 
  Tình yêu của một đốm hương rực sáng trước bàn ông Thiên
có soi đủ mặt những đứa con trong đêm tối của Mẹ?
 
                                                  DC.
 
 
KHI KHA-LUÂN-BỐ TÌM ĐƯỜNG

 
Khi Kha-luân-bố tìm đường đi vòng quanh thế giới
ông gặp Tân thế giới
khi tôi tìm đường đi vòng quanh sự sống
tôi gặp em
ở nơi em tất cả đều là châu Mỹ
biển mênh mông sóng nước
đập vào những dấu hỏi triền miên
và con thuyền tôi ngơ ngác sau cơn hồng thủy
đậu trên đỉnh cao một thiếu nữ
tôi giắt đôi dòng thơ như Noé bước xuống một triền dốc
gặp tiếng cười em lảnh lót
và khi tôi nép mình bên một khóm hồng
tôi nhận ra tiếng hót kia cũng là một bông hoa
tôi không nhìn thấy em
nhưng làm sao lẫn được một mùi hương
em tỏa quanh tôi một làn âu yếm
và tôi kẻ khô cằn vì gió bão
tôi cảm thấy vòng tay em siết lại
vòng tay vô hình ấy mềm như nhung
hay như những sợi tơ vàng quấn trên khóm lá
em là một chuỗi bướm
rơi từ không trung thất lạc của tuổi thơ
rơi vào hồn tôi cõi trống
rơi xuống trái tim
em là nguồn suối mà da thịt tôi đã nghe
những mũi kim của dòng nước thoáng nhẹ
làm bừng lên sự sống
trên những mỏm rêu
a có lẽ em không phải là hoa là bướm là nguồn suối
cũng chẳng phải tiếng chim
em chỉ là châu Mỹ
của một kẻ mang nặng dĩ vãng dẫu không còn dĩ vãng
của một kẻ thất lạc quê hương từ tuổi thơ
 
khi Kha-luân-bố tìm đường đi vòng quanh thế giới
ông không tìm ra nơi mình muốn tới
ông tìm ra Tân thế giới
và đưa về cho nữ hoàng của ông
một vùng trời kiêu hãnh
khi tôi mưu cầu sự sống cho bản thân
tôi tìm ra nơi mình phải tới
và còn lại với sự vắng mặt vô bờ bến của em:
quê hương tôi tìm kiếm.
 
 
 
NGÀY CUỐI TUẦN

 
Ngày cuối tuần thường ra là một ngày nghỉ ngơi
ngày của thăm hỏi ngày của bạn bè
ngày của những người lính vô danh còn sống vẫn đứng gác xanh tươi trên đường phố
mà lâu lâu mình mới nhìn ra
ngày của những cuốn sách mới những tấm bìa không giấu giếm
những trang giấy lẳng lơ quyến rũ
ngày của những cô hàng sách tạm
lo ngại mình không ở lại với sách được lâu
ngày của buổi chiều vàng xõa tóc trên nỗi nhớ dòng sông
hay những nụ tuyết hôn lất phất lên những mình tuyết khác
nhưng ngày cuối tuần không có thư em
không phải là một ngày của
 
 
 
CẨM THẠCH HỒNG VÀ CỎ XANH

 
                               Rau muống với bèo bồng
                               nở hoa đồng màu tím nhạt
 
Em ngủ trên đỉnh cao giữa trời quang mưa tạnh
cẩm thạch hồng và từng búi cỏ xanh còn nhớ dấu chân
em ngủ trong hồn tôi một buổi chiều mịt mù sương
thế kỷ tàn
xin em cứ ngủ yên
để tôi được nhìn ngắm những mộng mị em hồng
trên đôi má...
hỡi những hạt bụi đường đừng tiếp tục chờn vờn trước mắt
hãy chờ tới một buổi mai hỡi những hạt sương giá
cẩm thạch hồng và cỏ xanh
hãy trả lại ta mọi dấu chân
 
như trong bài thơ họ Bạch
em tới em đi — “hoa, phải chăng hoa...”
nhưng đêm nay tôi xin em
cứ ngủ yên trong hồn tôi như thế
để tôi được tiếp tục nhìn ngắm những mộng mị em hồng...
 
một búi cỏ xanh và cẩm thạch hồng
cẩm thạch hồng và cỏ xanh
 
 
 
HÔM NAY TRỜI MỊN MÀNG

 
Hôm nay trời mịn màng như một người yêu
da trời màu ngọc xám
long lanh một tiếng hót chim sâu
và rưng rưng ngọn cỏ
tôi cảm thấy mình đầy đủ:
một lần nữa, tôi đã nghe tiếng em
– giữa cánh đồng bát ngát –
bài thơ em mới viết
trên trang giấy còn thơm
tôi đã đọc thơ em xa khuất mọi nẻo đường
bài thơ của một người tình viết cho một người ngày xưa
tỏ bày nỗi xót xa không thể lặp lại những lời yêu thương cũ
và sự tiếc nuối khôn nguôi của điều không thể ấy...
tôi nhìn năm tháng
và thầm nhủ
có lẽ nào...
và tôi chợt thấy những vòng bánh xe
bánh xe lớn bánh xe nhỏ
vô số những vòng bánh trong một đời người
những vòng bánh giao nhau loang loáng
qua mau
thoáng đó
đã chẳng còn thấy nhau
những vòng bánh bị nhấc hổng
nằm bên một miệng vực
còn quay được bao lâu
những vòng bánh vụt qua
trên khoảng đường bụi mù
có trở lại trong một kiếp nào sau...
và tôi lại thấy những lá cỏ
có một lần vô tình tôi đạp phải trên đường
một con chim sâu đã lấm lét nhìn tôi
rồi hốt hoảng bay đi
siêu vẹo
cuống quit
dưới đám mây chết đuối
của một vùng trời
vùng trời không thể ở
vùng trời có ngọn cỏ bầm nát
vùng trời có con chim lấm lét nhìn mi
rồi hoảng hốt bay đi
vùng trời mà mi cũng chỉ đi qua
và qua đi
như những vòng bánh
như chim...
tôi thấy mình muốn nói đôi điều
cùng cánh chim và ngọn cỏ
nhưng chung quanh chỉ có cánh đồng hoang vắng
trang giấy trắng
bài thơ
 
hôm nay tôi cảm thấy mình đầy đủ
khi đọc lại bài thơ em mới viết
và chợt nhận ra mình không có trong đó
tôi đầy đủ như cánh đồng
trống trơn
tôi đầy đủ như một bông quỳ
thiếu nắng
và tôi khám phá ra cái thói hư nhiễm phải từ thơ dại:
cái thói ngầm giấu những vết thương.
 
 
 
CƠN BÃO ĐÃ ĐI QUA

 
cơn bão đã đi qua
còn lại với ta bây giờ
                chỉ là
                       mùa đông của trời đất
ngươi là cát
cát của sông Hằng
cát biển Đông
cát của khu vườn đã khép lại
                trên giàn nho
                       con bướm
                               cánh chim
cát
     trên đôi vai mỏi mệt
          trên đường chỉ tay chằng chịt những vết nối
                trên đôi hồ nước đã cạn khô
cát
     dưới hàng cây
          giọt đèn
                thành phố
     cuộc mưu sinh
          rời rã
 
cơn bão đã đi qua
còn lại với ta bây giờ:
                                trời
                                       đất
                                              im lặng
                                                            cát & ta
 
 
 
 
NỖI NHỚ

 
Nỗi nhớ như hạt thóc
rơi từ bông lúa
rơi xuống sân phơi
còn ấm nắng những mùa ngậm sữa
lúa con gái
lúa nghiêng ngả đòng đòng
đất và nước tỏa hơi sương buổi sáng
vải thô thơm mùi mồ hôi
cánh tay âu yếm cũng là lưỡi hái
hạt thóc như nỗi nhớ
rơi từ con tim
rơi xuống đêm sâu
cuốn theo chuỗi tiếng cười rực rỡ
 
hạt thóc như nỗi nhớ
chưa biết khóc
 
 
 
HÃY CHO TÔI UỐNG

 
                               Hãy cho tôi uống, tôi không khát
                                                ÁLVARO DE CAMPOS
 
Dưới đáy chiếc ly có một vòng tròn
vòng đáy của chiếc ly
vòng vàng
óng ánh
bên trên là những mùa giông bão
những bắp thịt của sóng
dòng cuồng lưu
bên trên nữa là những cành rong
môi san hô
nắng mới pha màu hổ phách
chiếc giường lông chim ảo ảnh
khát vọng sủi tăm
bên trên nữa là mặt hồ thầm lặng
những vườn nho soi bóng êm đềm
mắt biếc nằm trên tay
ôi vòng mắt chim khuyên
chiếc nhẫn của con gi sừng...
 
hãy cho tôi uống...
 
 
 
NỖI ĐAU

 
Như một đoàn tàu luôn luôn hối hả
đi từ đường hầm của hư không tới mùa gặt bão
 
như một bãi biển trống vắng
đôi khi ngọn triều ập tới và rút ra quá vội
để lại đợi trông
một chấn thương không dấu tích
 
như một kẻ gây mê bằng châm cứu trước khi giải phẫu
tôi tìm về em
nỗi đau làm quên hết mọi nỗi đau
 
 
 
 
CON TRÂU KHÔNG PHẢI LÀ BẠN CỦA CON NGƯỜI

 
                           Cả đến loài thú đôi khi cũng vô nhân đạo
                                                                 ARVO VALTON
 
Con trâu không phải là bạn của con người
con trâu là bạn của lưỡi cày
mô đất cụm mây
đôi khi một con sáo
đôi khi một dòng sông
con trâu phì phò với con sáo
hì hụp với dòng sông
kéo gánh nặng của lưỡi cày
xẻ mô đất
hất tung những chân rạ còn bướng bỉnh
nhai đôi cọng cỏ khô
đôi khi gối đầu trên cụm mây
 
con trâu không phải là bạn của con người
 
 
 
ĐÒ NEO GIÓ

               — gửi Khế Iêm
 
Đò neo gió đợi người
hay neo người đợi gió
cũng vậy thôi
khi trái tim treo
trên lửa
khi đời
thủy tinh vỡ
ẩn ức như hơi thở lênh đênh
bộ lạc xa
rồi    tiếng chim rơi
đã chin một bờ môi
                    đò nhớ sóng
hay bông bụt còn lập lòe bên giậu vắng
                                                            đò
                            ơi
 
 
 
 
NHỮNG CHIẾC BÓNG

 
Một đêm trở về với khu rừng cổ tích
tôi tìm lại được chiếc bóng
chiếc bóng đã chăm chút
đã thương yêu âu yếm vuốt ve
tuổi thơ tôi chập chững
chiếc bóng ngồi bên bờ giếng
trong sâu thẳm núi rừng việt-bắc
đôi khi có tiếng cựa mình của một khóm trúc
đôi khi một giọt nước
trong thành giếng
cách xa
tôi chợt nhớ tới cha tôi khi người từ miền xuôi trở lại
cha tôi với ngọn đèn dầu
đêm đầu tiên người gặp lại chiếc bóng
chiếc bóng âu yếm
chiếc bóng vuốt ve
chiếc bóng muốn hôn lên người
chiếc bóng muốn nói một điều gì đó
nhẹ như hơi thở của bóng
chiếc bóng muốn thì thầm
rằng chiếc bóng nhớ
vành tai
vành tai đã nghe những tiếng quát tháo
vành tai đã nghe những tiếng khóc ngất
vành tai đã nghe lửa cháy
vành tai chỉ còn nghe những tiếng vút của mũi tên
vành tai chỉ còn nghe tiếng thở rền của những người chết
vành tai chỉ còn nghe chính hơi thở của mình còn sống sót
nhưng chiếc bóng không có tiếng nói
chiếc bóng chỉ biết nói bằng ánh mắt
chiếc bóng không thể cãi lại
nỗi đau của vành tai
nỗi đau của một vành tai không còn nhìn ra chiếc bóng
vẫn một chiếc bóng
khổ đau lầm lũi
câm nín
nhưng vành tai không thể nhìn ra chiếc bóng mình
vành tai chỉ còn nhận ra những chiếc bóng khác
những chiếc bóng dãy dụa
những chiếc bóng đổ sập
những chiếc bóng khóc ngất
khi chiếc bóng lao mình xuống giếng
cái giếng khơi ngoài vườn
cái giếng khơi còn lại giữa núi rừng việt-bắc
như một vết thương
như một nỗi nhớ
thì vành tai
vành tai biến thành một chiếc bóng khác
và trở lại miền xuôi
 
khi tôi trở về với núi rừng quê hương
tôi đã tìm lại được chiếc bóng
chiếc bóng lầm lũi
chiếc bóng thân thương
chiếc bóng ngồi bên bờ giếng
như vẫn chờ một vành tai
nhớ lắm
nhưng chiếc bóng vẫn không có tiếng nói
nhưng chiếc bóng không còn nhận ra tôi
tôi bây giờ khác
giữa núi rừng hà khắc
tôi bây giờ là một bông hoa
một bông hoa không bao giờ có thể mọc bên một bờ giếng
tôi muốn khóc
tôi muốn kêu lên mẹ ơi
nhưng tôi không còn tiếng nói
tôi đã trở thành một chiếc bóng
 
phải trả lại tiếng nói cho những chiếc bóng
 
 
 
 
NHỮNG TÍN HIỆU

 
Cuộc đối thoại giữa những người chết bắt đầu
chúng tôi sử dụng những máy khuếch âm cực mạnh
để có thể tiếp nhận những âm ba nhỏ yếu nhất
từ thế giới bên kia
 
qua những mùa đông dài dặc
chúng tôi nghe không thiếu những nhiễu âm
có khi chỉ đôi tiếng vo ve từ một ngôi cổ miếu
có khi cả những tiếng đàn hặc từ một triều vua
nhưng trong những đêm hè xanh biếc
những đêm gợi nhớ những đóa hồng nhung
chúng tôi bắt được một âm thanh thật lạ
không phải tiếng khóc đã quá quen
cũng không phải tiếng cười vay mượn của những mặt nạ
ấy là một làn sóng
dập dồn và dai dẳng
cả những khi bị lấp nghẹn vì gió lá
làn sóng ấy vẫn tiếp tục vẳng tới
đều đặn như một nhạc cụ xưa hay một mình sinh vật siết trên da cây
trong âm thanh ấy
chúng tôi nghe cả mùi đất đá
đồng cỏ
những dòng sông
lửa rực như những đóa hoa
và đôi khi tiếng nói câm nín của những vuông vải xé vội
phất phơ trên những cành đước
hòa lẫn những bước chân
hay tiếng trống ngực
 
 
 
KHI SÀI-GÒN CHẠNG VẠNG LÊN ĐÈN
                 
                                     — gừi Cao Bá Minh
 
Khi Sài-gòn chạng vạng lên đèn
chúng ta đã bay trong những đường phố
như trong không gian của những tấm tranh
lộ thiên...
 
níu trên vai anh tôi đã bay
với đôi cánh thiên thần
khi anh thầm thì
“kẻ thù của chúng ta
chính là thời gian...”
với cơn gió rít ngang tai chúng ta đã bay
trong tác phẩm lớn nhất của đời mình
tác phẩm chưa phát hiện
cả đến cho cây cọ
cả đến cho vành môi
chúng ta đã bay chúng ta đã bay
cả thế giới nào hay hai đốm lửa nhỏ nhất
có thể bay đến tận cùng trái đất
khi mức tới không phải mức ăn thua
và chuông giáo đường chưa điểm
chúng ta đã bay
vào chính cơn say chói lòa
với mái tóc làm ngọn cờ
và không gian ngang dọc chỉ còn là một khung tranh nhỏ nhít
(đêm vẫn còn đầy sao trong mắt chúng ta)
...
Tôi đã bước vào đường hầm của “nụ cười thầm lặng”
trước anh
tôi vẫn nhớ từng màu sắc
của “con chim thiên đường”
dưới mái tranh
và đêm nay
dõi theo hạt mầm của ai “vung vãi trên thảo nguyên”
tôi đã tìm lại được lời anh thì thầm...
và tự hỏi
ở đâu đó trên trái đất
có còn những cơn say...
 
 
 
NGÀY MAI CÓ NGƯỜI VỀ

 
Ngày mai có người về Sài-gòn
người ấy sẽ bay
người ấy sẽ đáp xuống
người ấy sẽ nhìn quanh
dường như những chiếc áo vàng vẫn còn chạy
ngoài khung cửa kính của hãng máy bay
trên đường phố
những chiếc áo vàng
một người bị kêu án –
có tiếng tắc-kè
từ công trường hòa bình tới bờ sông
– một người sài-gòn bị kêu án
con đường ấy giờ mang tên gì nhỉ
những con tắc-kè... ồ không
một người sài-gòn bị kêu án –
những con tắc-kè không đổi màu
nhiễu âm của câm nín
dưới gậm cầu
cuối dòng người và xe
một người –
những chiếc áo vàng
cuối dòng người và xe
những chiếc áo...
– sài-gòn bị kêu án
... vàng vẫn chạy
trong khói
một người sài-gòn bị – tiếng tắc-kè
– kêu án
những đốm lửa của muôn ngàn sạp thuốc lá
thắp đêm
tiếng tắc kè
một người... bị kêu án
tiếng –
ngã sáu miệt nhà thờ cha Tam
– tắc-kè
mưa
những chiếc áo
những chiếc áo vàng
cháy
 
một người sài-gòn – bị kêu án
ngày mai có người về sài-gòn tìm người ấy
 
 
 
TIẾNG KÊU

 
Có tiếng kêu nào không tới từ xa
có tiếng kêu nào không kể từng tội ác
nhưng sao đêm nay tôi nghe tiếng m gần gũi:
hãy viết cho m
hãy gửi thư cho m
               ... đừng quên
 
đêm nay
tôi vẫn còn nghe tiếng chim chiêm chiếp gọi hè
nhưng hoa phượng
hoa phượng đã nở dưới vực sâu
chúng ta không còn thời gian cho hận thù và cả đến tiếng khóc ngất
chúng ta chới với gọi nhau
ôi những tiếng kêu có trôi giạt về đâu
dòng hợp lưu nào dưới địa cầu
những trái tim
như mây
 
27. 6. 1993
 
 
 
TỪ TRONG VẾT GẤP CỦA TRÁI TIM

 
Từ trong vết gấp của trái tim
bóng m tuôn ra như mạch suối
mải lần về nguồn nước tôi không nghe tiếng m hỏi:
– chừng nào n trở lại với m?
 
những đứa trẻ
ngây thơ và tàn ác
ném mãi những bông cẩm trướng vào mắt tôi
trong lúc tiếng chuông chiều vẫn điểm
từng cánh hoa trinh nữ rời rã
 
– chừng nào n trở lại
biên tập cho m vở tuồng lộn xộn vô cùng nồng cháy
bên ngọn đèn âm u ta đã từng đạo diễn và là diễn viên
chừng nào n
những đêm xanh còn biếc ước mơ
 
 
 
MÙA NÀY HẠT BẮP

 
Hỡi cuộc tình còn thiếp ngủ
vừa trở mình trong nỗi nhớ
mùa này lá xanh lại trổ trên những cành phong
nhựa luyện với nhựa nguyên lại dâng tràn
những mình liễu rủ mềm đong đưa với gió
nắng say rượu nằm trên dòng sông
 
mùa này
lá bắp tả tơi
rã rời là thân bắp...
 
... bên kia sông thủa ấy là khu nhà mới cất
những ngôi nhà chưa có cửa
không gian thân thiết làm bằng đêm
và chúng ta biến thành khát vọng...
 
mùa này tóc đã bạc nhiều và
những mô đất rậm rì những cỏ
đôi khi xẹt ngang đầu có những con cu ngói
lốm đốm hoa
 
mùa này hạt bắp
mưng đầy sữa
 
 
 
HY VỌNG

 
Hy vọng là một thứ tình cảm hoang đường
khi nắng mới đương lên và trời xanh thơm ngát
và tiếng ai gần gũi còn vang dội bên tai
tôi nghe tiếng m thong thả hát
trong cơn mưa mùa cũ ban mai
con đường ấy chắc chắn là nhiều gai
những viên sỏi vẫn còn làm đau gót chân nai thủa trước
m làm gì khi không thể khóc được
m nghĩ gì khi loay hoay
với những con rối
những con rối vẫn hoài
múa may
con đường dài bất hạnh vẫn nối vòng tay với
tương lai
mưu sinh là một chữ đen tối
nhưng hy vọng còn soi một màu tối đen hơn:
... biếc xanh như đôi cánh thiên thần
nó chìm dần vào cõi ấy
và bỗng nhiên rực cháy
 
 
 
NIỀM BÍ ẨN

 
Tôi và m không được gần nhau 
bởi quê hương còn nhiều rào cản
những rào cản đôi khi phủ đầy hoa
hoặc ngụy trang dưới lớp sơn dân tộc...
với tình thương bao la
những người trẻ chúng ta
vẫn thường là những nạn nhân chọn lọc
dưới đáy giếng
lưới nhện giăng mắc
thỉnh thoảng rơi rớt một hòn sỏi
người ta nghe tiếng va chạm vào thành giếng xa vời
rồi thôi
dưới đáy giếng
là con nhện duy nhất đúng
– người hiệp sĩ thủa xưa lộ nguyên hình tên chủ nô –
kẻ trưng thu cả đến những yêu thương còn sót lại
từ những họng súng
và không thiếu gì những người tuổi trẻ biến thành những chiếc loa đồng tình
trong và ngoài vực thẳm
cuộc sống vẫn tiếp tục, cố nhiên
cuộc sống không hơn gì cái chết trả góp...
 
tôi tôi vẫn là tôi của một thủa nào
vẫn thiết tha vẫn căm hận vẫn buồn thương
cô đơn như một người, tóm lại
và thơ tôi rốt cuộc cũng vẫn là một sản phẩm của thời đại
phải, nếu muốn,
người ta có thể (?) phân xẻ thơ tôi ra làm hai
(thơ chính sự và thơ tình cảm)
nhưng đây là niềm bí ẩn –
một niềm bí ẩn thật rõ rệt:
tôi bao giờ cũng chỉ là một
bởi trọn vẹn tôi bao giờ cũng muốn ở lại bên m
nơi quê hương không rào cản
 
 
 
BÀI THƠ

 
Thế là tôi đã lấp đầy một hình chim
bây giờ cánh chim không còn là của tôi nữa
nó là của mọi chiều không gian
của mọi màu đèn của mọi thành phố của mọi làng quê
của những cành xanh của những cành tím của cả những cành
không còn màu sắc
trên trái đất
bây giờ thơ của người đã truyền vào mạch máu
tôi trả lại người cho sự sống
hay sự chết
đang tìm đường trở lại
đang vu vơ hỏi thăm những đường phố
khi những bụi gai đang chờ tôi
những giọt máu cũng đang chờ tôi nữa
ai sẽ ngắt những bông hồng đỏ thẫm cho tôi
ai sẽ gạt đôi hòn sỏi làm đau thân xác
ai sẽ trồng nơi tôi cây đời thẳng đứng
và ai sẽ đem lại cho tôi dòng nước ngầm
từng tưới đẫm hồn tôi
bây giờ
cánh chim mà tôi tự rót đầy
bằng những đêm nhung đen
bằng những ngày hồng thắm
cánh chim mà tôi đã trang sức
bằng những vòng âu yếm
và cả những nụ hôn thầm lén
cánh chim mà tôi đã vây bủa
bằng những lời yêu thương
cánh chim ấy không còn là của riêng tôi nữa
 
 
 
TỪ VỰC SÂU CỦA VỰC SÂU

 
Từ vực sâu của vực sâu
trong thung lũng nước mắt
bao năm trước tôi còn nghe tiếng ai nói:
“tất cả những người làm thơ
đều là người do-thái...”*
tôi nghĩ tới một nghĩa trang lâu đời ở Tân-phố**
và lần ấy em đã hát bài thánh ca
theo nhịp ca hiện đại
và tôi lại nhớ tới em của lần đi thăm hồng hạc
em chỉ cây đa xum xuê:
— nếu cái cây biết bay?
— thì... trái đất cũng bay theo!
bây giờ kỷ niệm về em đã chìm khuất
dưới dòng nước xanh lục chúng ta đã cùng rõi theo...
từ một nhà hàng nằm sâu dưới lòng đất
cái cây không bao giờ biết bay
và trái đất vẫn quay cuồng như thế
những người... do-thái – phần lớn – đã hóa thành mây
và cuốn vần tập đọc của họ bây giờ
là xóa bỏ hận thù
với những kẻ tiếp tục quật mồ trên trái đất
người do-thái chưa bao giờ biết tới nghỉ yên
dù nằm sâu dưới vực sâu của vực sâu
lúc này –
              em có khoẻ không
em làm gì sau những cơn mưa ngắn ngủi của Tân-phố?
 
-------------------
* Marina Tsvetaeva (1892-1941), theo Paul Celan.
** Tân-phố: Singapore. Ở Tân-phố có cả một nghĩa trang lớn của người do-thái, không biết tới đây từ bao giờ. (DC.)
 
 
 
TRONG KHI CHỜ CÔNG CHÚA

 
Trên trái đất
tôi già ngay từ nhỏ
tôi đã qua hai ba lần chết nhưng lần nào cũng sống lại
và mỗi lần, em hiểu, là lại yêu lại nhớ lại khổ đau...
nhưng học lại những... khổ đau đôi khi chỉ làm mình già thêm
mà không thể bật cười
như mình vẫn cười khi còn bé bỏng
ngã quay lơ mà chẳng có ai nâng...
một lần thấy mình già đi không thể đảo ngược
tôi quyết định trẻ lại
tôi tập yêu tập nhớ và học đánh vần hai chữ cát bụi – khổ đau
từ bước chân vững chãi
tôi học đi như con chim sẻ mới ra ràng
từ cái nhìn chính xác lạnh lùng
trước mắt tôi một tấm voan hồng phơ phất
và trái tim tôi rộng mở
tưởng chừng như một đóa hoa vĩnh viễn của Shangri-la*
nhưng rồi nét mặt đăm chiêu của em
khiến tôi nhớ tới khu nhà rộng lớn bên bãi biển nghỉ mát ấy**
tiếng reo cười trên sân gôn họ Lee trở thành mũi nhọn
bài thánh ca thổn thức
từ ngọn cờ hồng cắm giữa tuổi thơ
dưới trăng liềm
một vệt máu tươi bỗng chốc trào ra...
tình yêu lặp lại
bẻ hết những chồi non mới nhú
của đắm say vụng dại thơ ngây
và tôi chợt hiểu:
tuổi trẻ không phải bao giờ cũng tới
với những kẻ lội ngược dòng về... với tuổi trẻ
tuổi trẻ lúc này là một bước ngoặt
bứt xa mọi ngã tư tưởng tiếc và hiểu biết già nua
tôi chỉ có thể yêu nhắm mắt nếu muốn là một người hoàn toàn trẻ...
 
và tôi đã trở thành một cây gậy vùi sâu dưới lòng đất mẹ
trong khi chờ công chúa Tiên dong
khiến tôi mọc rễ và ra lá
và chim chóc và gió sẽ tới dậy tôi yêu
như em đã yêu tôi
trên trái đất thủa xưa
 
---------------------
* Xứ trẻ-mãi-không-già huyền hoặc, được dùng làm tên cho một khách sạn lớn ở Tân-phố (Singapore).
** Nhà tù chính của họ Lí ở Tân-phố. (DC.)
 
 
 
ĐỨA TRẺ THẤT LẠC

 
Những lúc rảnh rỗi tôi làm gì ư
những lúc “rãnh rỗi” tôi chẳng làm gì cả
tôi tìm một bóng râm bằng hữu
ngả mình trên thân cây hồi tưởng
mượn một ngón bút vô hình của hoài niệm
và vẽ
 
tôi đã vẽ chân dung thực của những người tôi yêu mến
kẻ còn lăng xăng trong vườn cây ăn trái
người đã vùi thây nơi đầm nước mặn
tôi chuyện trò thân mật với họ trước khi sửa sang đôi nét
(thực ra chiếc bóng của họ sửa giùm tôi)
 
người đã khuất vẫn tươi cười hăm hở
như còn đang đứng trước bao người trên sân khấu cuộc đời
cơn giặc nước của chúng tôi bọt bèo không hơn gì mây chó
hôm ấy anh đứng trước cái máy in chang-yung chạy số báo chót
lặng lẽ bảo tôi ta bỏ núi bỏ rừng
                                           vì nghe mi gọi
                  giờ đây...
giờ đây anh đã nghỉ yên (?) mặc biển cả thét gào
 
đôi ống tay áo lụa của nàng lẫn với những gốc me
mà chấm lá non xanh còn vương trên những lọn tóc hoe vàng
tình yêu đầu đời có lẽ là một vết nhọn không phai
nay chỉ còn để lại một bãi bờ hoang dại
nhưng màu sắc chân thực của nàng là một màu hồng tím
của những trái bồ quân giận dữ
của tuổi thơ không bao giờ tìm thấy lại
nàng tiếp tục đạo diễn đời mình trong một hài kịch rất bi quan
 
tôi lại vẽ chân dung người thiếu nữ áo lam
có mảnh đời màu nâu của con chim sẻ
dung nhan của nàng có lẽ tôi không tài nào vẽ
ấy là một nụ hôn muôn đời chúm chím
nàng đứng trên một ngọn núi lửa đã tắt
vốc từ nắm đất đen
vun cho sắc máu của đóa hồng đời tôi
khi những cánh hồng của riêng nàng tàn tạ...
 
tôi nào biết rằng mình đã tự họa
qua những bức chân dung
và khi vẽ chính là mình tìm kiếm
cái đứa trẻ thất lạc
của cuộc đời bé mọn
cái hạt cát dấu yêu
của biển Đông vô cùng lầm lũi
phải
tôi đã chỉ tự họa qua những bức chân dung ấy
trong lúc một bên tai nghe thời gian rỉ rả
và bên kia đã triền miên một biển côn trùng
và giờ đây tôi vẽ đến khoảng không
không cần người mẫu
 
tôi làm gì ư những giờ tôi rảnh rỗi
tôi chẳng làm gì tôi lắng nghe
ở trong tôi hay ở đâu đây
tiếng thút thít của một đứa trẻ
tôi lặng nhìn đời tôi:
một chút đen của mực in đã loãng
một giọt máu chim sẻ
và rất nhiều tro than...
đôi khi tôi cũng tưởng mình là cái cây mùa đông
và tôi rùng mình nghe tiếng chim hót
 
 
 
ÔI CICERO...

 
Ôi Cicero của “Têrenxia hiền thê”
và De Senectute*
một tuổi trẻ ta đã miệt mài dưới mái nhà trường
ở miền bắc thân yêu...
tại sao những người La-mã ta thương đều có những buổi chiều buồn thảm
như cánh đồng khoác áo màu lam dưới làn mưa bay
ta nhớ tới cây cải ngồng vô dụng
những đốm hoa vàng
và người thử vũ khí chỉ còn một tay
kẻ vẫn cùng ta đánh cờ tướng
                                     – chấp đôi xe
chính những đêm đông xuôi vô khối những dòng sông
đôi tay ấy đã ấp ủ ta ngon giấc
ta nhớ tới những khóm cúc tần ven đê
đã cho ta màu đen đậm
của những miếng bánh khúc trắng tươi hạt nếp mới
và người thiếu phụ chết thay ta
trên miệng hầm trú ẩn
giữa đất nâu
trong vườn bắp cải còn ngậm sương
                                                     khi giặc về...
 
Hỡi Cicero Caesar Tertullius...**
tại sao các người khiến ta già đi khi ta còn đương hoa
tại sao cũng chính các người khiến ta trổ nụ khi ta đã già?
Hãy chỉ cho ta những kẻ thiếu nợ ta
tuổi trẻ
 
-----------------
* De Senectute (“Về tuổi già”): một tác phẩm tiếng la-tinh của Marcus Tullius Cicero (106 – 43 trước Tây lịch), chính khách và diễn giả tài ba.
** Một số tác giả tiếng la-tinh ở nhà trường. (DC.)
 
 
 
NỤ HÔN
 
              —  gừi Shuntarô Tanikawa
 
Những ý nghĩ tản mạn
từ một vành môi này tới một vành môi khác
trở thành nụ hôn màu hoa đào
 
nụ hôn muốn đậu lên làn da phớt hồng của một đôi má
nhưng làn má ấy còn mải gạt một vài sợi tóc
nụ hôn muốn uống lấy hạt sương
toan nhuộm màu lạnh lẽo trên quầng sáng của một nhà thơ
nhưng nhà thơ bận vuốt ve một nỗi niềm riêng
nụ hôn muốn rong chơi cùng bầy chim non
nhưng những đứa “ranh con” ấy còn tinh ma hơn anh chị chúng
và chỉ thích mổ hạt cườm
cuối cùng nụ hôn nhìn thấy một em bé
một em bé thực
không phải cái đứa đang ngoẹo đầu ngoẹo cổ nũng nịu
không phải cái đứa đang hì hục vẽ tranh để chú bác nó triển lãm
triển lãm cái tài chăm sóc bầy trẻ thế hệ điện tử
thời đại mà những đứa trẻ chỉ biết tới con chuột con gà
trong tủ kính hoặc bao ny-lông
cũng không phải cái đứa đang đóng phim ở truồng
cho cha mẹ nó có dịp lãnh những oscars
về tình thương yêu hoàn toàn miễn phí
giữa những mắt đèn rọi của thiên hạ
nụ hôn nhìn thấy một em bé thực
một em bé chưa sinh ra
nhưng đã tươi cười vẫy gọi
trên bậc thềm của thế kỷ đang tới
đang vùn vụt lao tới
với tốc độ của cuộc chạy đua tiếp sức súc vật làm chủ
với tốc độ của xí gạt tự do trình diễn
với tốc độ của nhân mãn bệnh tật ngu dốt đói nghèo thêm mãi
với tốc độ của mọi thứ xe-hòm
nụ hôn nhìn thấy em bé tươi cười vẫy gọi trên một bậc thềm
nhưng bậc thềm không xây trên gì hết
chung quanh nó là trống trơn
chung quanh nó là vực thẳm
chung quanh nó là đèn rọi
của một lũ yêu tinh
nụ hôn muốn bao bọc lấy em bé
bằng những gì nồng nàn nhất
nụ hôn muốn ấp ủ em bé
bằng hương yêu nhẹ nhàng
nụ hôn muốn lên tiếng kêu gọi bé
nhưng nụ hôn không phải là một tiếng nói
nhưng em bé chưa có tên
 
giữa vành môi và vành môi
đã xao động những không gian
đã chập chờn những chiếc bóng
và ngả nghiêng bậc thềm
nụ hôn màu hoa đào của những ý nghĩ tản mạn
không thể biến thành cánh cửa
không thể biến thành chiếc mái
không thể biến thành bức tường
và cả đến một bụi găng
và cả đến một viền mi
nụ hôn ở lại trong màu hoa đào
và vây bọc lấy em bé bằng một điệu ru lặng lẽ
 
 
 
 
KẺ VƯỢT TRƯỜNG SƠN BÂY GIỜ

 
                                 — gửi Thái Tể Trị & thế hệ đi tới
 
 
Kẻ vượt Trường Sơn bây giờ đi giải độc cho bạo lực về chiều 
kẻ rải thuốc khai quang
hối thúc nhau xưng tội với quái thai và các dòng sông
kẻ mím môi hô sát
tiếp tục xây bảo tháp cho các vị bồ tát
những chuyên viên đảo chánh
ưa nói chuyện hòa bình và mở siêu thị
kẻ biện minh cho máu trong cải cách ruộng đất
thăm dò “tọa độ” ông Trường Tộ
kẻ mang theo quê hương ở đâu đó
chuyển quê hương sang phần hội nhập mỹ-việt đề huề
nhà chí sĩ muộn màng
luận thông chỗ bài tiết của một ẩn sĩ
người quân tử cuồng chân
hô hào hiệp thương văn hóa với cái cối xay và dựng nước cộng hòa... khổng giáo
tin mới nhất:
hết thảy những người do-thái trong các lò thiêu
đã ra quyết nghị đòi xóa bỏ hận thù với đức quốc xã
người bạn cũ của tôi, nhà thơ bận rộn với những trái tim hèn mọn
nhỏ một giọt nước mắt âm thầm bên những mẩu phim câm cuộc đời...
còn anh, kẻ long đong chạy giặc và tay chưa lấm máu
anh tính làm gì sau cái quảng cáo chuyển ngân và những chuyến bay
và em
người chưa sinh ra nhưng đã được hóa giải... một chân
ở cõi nhân gian thất cách? *
 
------------------
* Nhân gian thất cách: tên một tác phẩm tiểu thuyết của Thái Tể Trị (Dazai Osamu). (DC.)
 
 
 
GỬI MỘT NHÀ THƠ Ở NAM BÁN CẦU

 
Một biển hoa hồng chào đón anh
khi anh không còn đó
khi anh không bao giờ tới nữa
anh
người suốt một cuộc đời đã lục lọi khắp các mê lộ
để tìm một bông hồng
để tìm một nắm cát
làm thay đổi dạng thức của sa mạc
anh
người đã kết hôn vắng mặt với một bông hồng
kẻ từ tạ một dòng sông
để đi nốt một dòng sông khác
hay cũng là một dòng sông ấy
anh
người lúc này có lẽ đang tiếp tục học nói
một cổ ngữ của các vì sao
để phiên dịch cho mọi thế giới
hơi thở nồng nàn
của bông hồng không bao giờ tới được
 
xin tặng anh một cơn mưa của trái đất
xin tặng anh một chiếc lá phong hồng
chúc anh đi bình yên
 
-------------------------
* Xin xem các chi tiết về Jorge Luis Borges trên Tiền Vệ. (DC.)
 
 
 
TÔI TRỞ LẠI VỚI CON SÔNG ĐÀO CỦA LỘ-TRẤN

 
Tôi trở lại với con sông đào của Lộ-trấn*
con sông đào như một vòng ôm
một vòng ôm như mọi thèm khát ước ao của con người
chỉ toan be bờ giữ chặt lấy những gì mình yêu dấu
dù đó chỉ là nơi gặp gỡ của bụi chiến trường
hay nơi tạm nghỉ của những mảnh tim tan nát
 
tôi trở lại với dòng Yên-hà
nơi chiều nay khi chợt nhớ tới em
tôi đã bước vào một nhà bưu điện nho nhỏ ở bên sông
tình yêu liên-lục địa cũng chính là cõi tinh thần thuần túy
mây trời chĩu nặng
khói sóng nhẹ dâng
một bông tuyết lặng lẽ
chao xuống tay tôi
 
trước sau gì tôi cũng sẽ phải rời xa Lộ-trấn
rời xa vòng ôm của dòng Yên-hà
rời xa máu và những dòng sông của thế giới
để tới một nơi không có trong trí nhớ
dù là trí nhớ của bụi
tôi sẽ mang theo bông tuyết ấy
 
---------------------
* trích đoạn cuối “Đây là dòng Yên-hà”, một bài thơ dài về Lộ-trấn. Sông Yên hay Yên-hà, chính là dòng L’ Ill của Strasbourg, là một con sông thiên nhiên, chỉ có một phần là sông đào. (DC.)
 
 
 
NHỮNG ĐOÀN TẦU

 
Thật không sao hiểu được
vì đâu lại có những đoàn tàu dài đến thế
những đoàn tàu kéo suốt đêm thâu
những đoàn tàu đi hết đêm này qua đêm khác
những đoàn tàu di chuyển từ mùa đông sang mùa xuân
những đoàn tàu nối tiếp nhau chạy vòng quanh trái đất
chạy vòng quanh giấc ngủ và mất ngủ
xuyên qua tiếng chuông khuya
xuyên qua từng giọt giờ đều đặn
không ai còn muốn biết nhịp điệu của thời khắc
khi những đoàn tàu ròng rã ấy đi qua
những đoàn tàu chạy mãi trong tim
như một sợi dây mảnh lần nhưng không đứt
những đoàn tàu không một vòng bánh
không một tiếng còi thét trong đêm
ngay cả khi trái đất im.
 
1993
 
 
__________________
 
VIỆT-NAM, TỔ QUỐC & EM
gổm ba phần:
 
Người làm vườn và bông hoa
Việt Nam, tổ quốc & em
Đốm hương
 
 
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=4368
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.01.2007 11:17:36 bởi gương soi >

huytran
  • Số bài : 1458
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.10.2004
RE: Diễm Châu - Những bài thơ về sự ra đi - 09.01.2007 09:37:48
Tò mò một chút: bạn gương soi có thể cho biết vì sao bạn chọn lựa những font chữ khác nhau cho từng bài thơ? Phải chăng điều đó cũng có 1 ý nghĩa gì?
 
Tôi hỏi vì gần đây ở trong nước bắt đầu xuất hiện một khuynh hướng sáng tác vận dụng cả font chữ và màu sắc vào làm cách điệu (có lẽ) sự liên hệ giữa các ý tưởng. Như truyện của Nhật Chiêu chẳng hạn.

gương soi
  • Số bài : 47
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.12.2006
RE: Diễm Châu - Những bài thơ về sự ra đi - 10.01.2007 03:48:17
.
Chào bác Huytran,
 
Cảm ơn bác Huytran đã đọc thơ, để ý, và thắc mắc.
Thực ra, các bài thơ này gương soi chỉ "sao y bản chính" trong Tiền Vệ, và mang vào diễn đàn mà thôi. Sự thay đổi font chữ là từ nguyên bản ở Tiền Vệ.
 
Như một nén hương nhỏ với chút lòng thành tiễn nhà thơ và dịch giả Diễm Châu.
 
Riêng về các tác phẩm của Nhật Chiêu, thì gương soi có hơi "nghịch ngợm" với màu sắc một chút. Đang lo nếu Nhật Chiêu nhìn thấy và mắng thì đành phải "xin lỗi", sửa lại bài,  và chịu phạt mà thôi ...
 
Chúc bác Huytran vui,
 
.