Quảng Ninh * Vịnh Hạ Long
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
HongYen 10.01.2007 09:00:28 (permalink)
.
Quảng Ninh * Vịnh Hạ Long



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/014E7CF013344D419FEE7280037AF90F.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2007 22:39:23 bởi HongYen >
Attached Image(s)
#1
    HongYen 10.01.2007 09:10:38 (permalink)
    #2
      HongYen 10.01.2007 10:21:49 (permalink)
      Quảng Ninh
       
      Vị trí địa lý
       
      Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam.  

      T
      ỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.

      Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.    
             
      Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

      Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 (phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2.

       
      http://www.halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dieukientunhien/dktn_vitridialy.htm
      #3
        HongYen 10.01.2007 10:24:44 (permalink)
        #4
          HongYen 10.01.2007 10:34:20 (permalink)
          Địa hình
           
          Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có thể thấy các vùng địa hình sau đây:


          Vùng núi chia làm hai miền:
           
          Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ. 


          Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.


          Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.


          Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)


          Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.  
           
          http://halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dieukientunhien/dktn_diahinh.htm
          #5
            HongYen 10.01.2007 10:38:27 (permalink)



            Dân tộc

            Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét.
            Đó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm: Thái, Kh'mer, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô. Đây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số.
            Trong các dân tộc đông người, người Việt (Kinh) chiếm 89,2% tập trung chủ yếu ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời.
             
            Người Dao có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển. Người Tày, người Sán Dìu, Sán Chỉ ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước.
             
            Người Hoa gồm nhiều dân tộc thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất nhiều đợt. Một số ít là Hoa kiều sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Đông, còn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng.
             
            http://halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dancu/dc_dantoc.htm
            #6
              HongYen 23.02.2007 11:43:19 (permalink)



              Phật tử VN góp sức trùng tu ngôi chùa bằng đồng trên núi Yên Tử


              21/02/2007



              Tại xã Thượng Yến Công những tín đồ phật tử ở khắp mọi nơi trên khắp Việt Nam đã đóng góp công đức, cầu nguyện và leo núi trong nhiều giờ đồng hồ để trùng tu ngôi chùa bằng đồng duy nhất tại Việt Nam.
               
              Theo bài viết của phóng viên Reuters, ngôi chùa có hình bông sen đã được khai trương vào cuối tháng Giêng khi tấm vải lụa đỏ bao phủ ngôi chùa được tháo bỏ trong một buổi lễ cầu nguyện của các phật tử và tu sĩ.
               
              Đây là một trong ba thiền phái ở Việt Nam và thiền phái này đặc biệt bởi nó được chính các thiền sư Việt Nam sáng lập trong khi hai thiền phái khác do các tu sĩ Ấn Độ và Trung Quốc sáng lập. 
               
              Hàng ngàn phật tử sẽ tới thăm ngôi chùa trên núi Yên Tử này đặc biệt là trong tháng hai và tháng ba sau Tết Nguyên Đán.
               
              Việc trùng tu ngôi chùa cao 4 mét được làm toàn bằng đồng này kéo dài trong một năm. Ngôi chùa được làm từ 70 tấn đồng có diện tích 20 mét vuông.
               
              Hòa Thượng Thích Thanh Quyết người đã cử hành buổi lễ mừng sự kiện trùng tu của ngôi chùa cho biết, tổng chi phí để trùng tu ngôi chùa là 124 triệu đôla do người Việt Nam trên khắp thế giới đóng góp.

              http://www.voanews.com/vietnamese/2007-02-21-voa13.cfm
              #7
                HongYen 23.02.2007 11:55:51 (permalink)

                ngôi chùa bằng đồng

                 

                Lên Yên Tử Bằng Cáp Treo 





                Yên Tử là một địa chỉ du lịch hành hương nổi tiếng ở khu vực phía bắc. Hành hương Yên Tử thật là một cuộc leo núi đầy thú vị. Tuy nhiên bạn sẽ có cảm giác khác hơn nữa nếu một nửa hành trình được đi bằng phương tiện cáp treo để chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh Yên Tử từ trên cao. 



                Yên Tử thuộc địa phận thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ Hà Nội bạn đi đường quốc lộ 5 rồi rẽ sang quốc lộ 18 chạy tới nhà máy điện Uông Bí. Từ đây bạn tiếp tục rẽ theo đường mỏ Vàng Danh đến Lán Tháp. Từ Lán Tháp bạn tiếp tục rẽ con đường qua xã Thượng Yên Công và đi tiếp 9km nữa sẽ tới Yên Tử. Quãng đường từ Lán Tháp tới Yên Tử là đoạn đường đi giữa lòng thung lũng dài và hẹp, hai bên đường là những khu vườn sum suê cây ăn trái, những mảnh ruộng mía thân tím thẳng tít tắp... Suối Giải Oan trong veo chảy ngoằn ngoèo trong thung lũng trên nền đá cuội sỏi trắng, cắt con đường từ Lán Tháp vào Yên Tử 9 đoạn khiến cho du khách ngỡ là 9 con suối khác nhau. 
                 
                Yên Tử nổi tiếng bởi có hệ thống chùa chiền, nơi vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành từ năm 35 tuổi tới khi ông mất lúc 56 tuổi.  .
                  







                 

                 
                Chùa Giải Oan với câu chuyện về sự tận trung của 100 cung phi đối với vị vua Trần Nhân Tông. Từ chùa Giải Oan đến chùa Hoa Hiên trước đây chỉ có một con đường là phải leo núi, nhưng giờ đây bạn không phải lo ngại nữa vì đã có hệ thống cáp treo đưa bạn lên chỉ trong ít phút. 
                 
                 
                Hệ thống cáp treo Yên Tử
                 
                Hệ thống cáp treo Yên Tử có 16 ca bin với công suất vận chuyển 700 khách/giờ. Cáp treo sẽ đưa du khách từ độ cao khoảng 50m lên độ cao 450m (so với mặt nước biển). Trước đây thời gian đi bộ trên đoạn đường này mất khoảng 2 giờ thì nay đi bằng cáp treo chỉ mất 6 phút. Giá vé cáp treo 25.000đ/lượt, đi 2 lượt giá vé 45.000đ. 
                 
                Đi cáp treo Yên Tử không chỉ giúp du khách đỡ tốn công sức, thời gian mà còn giúp du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử với những khu rừng nguyên sinh từ trên cao, những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi  và hít thở không khí trong lành và lành lạnh trên cao... 
                 
                Sau khi xuống ga cáp treo ở gần chùa Hoa Hiên, bạn tiếp tục đi bộ lên đỉnh núi Yên Tử qua các các chùa: Một Mái, Bảo Sái, Vân Tiêu... Chùa Đồng là điểm cuối cùng trong chặng đường hành hương Yên Tử, ở độ cao 1.068m.
                 
                Theo Ban quản lý khu di tích Yên Tử, nhờ hệ thống cáp treo này, số lượng khách đến Yên Tử đã tăng mạnh. Cáp treo Yên Tử khai trương 3.3.2002, nhưng tới giữa tháng 9 đã đạt doanh số 4 tỉ đồng, tương đương với lượng du khách được vận chuyển khoảng 160.000 lượt.
                 
                SGTT 

                #8
                  HongYen 23.02.2007 12:11:53 (permalink)

                  Post #: 4
                  BẢN ĐỒ TỈNH QUẢNG NINH

                   
                  Vị trí địa lý
                   
                  Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam.  

                  T
                  ỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.

                  Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.     
                        
                  Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

                  Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 (phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2.
                   
                  http://www.halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dieukientunhien/dktn_vitridialy.htm
                  #9
                    HongYen 23.02.2007 12:15:55 (permalink)
                    Post #: 4
                    BẢN ĐỒ TỈNH QUẢNG NINH

                     
                    Thủy văn và Hải văn
                     
                    Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.  

                    Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường.
                     
                    Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13 độ C.

                    http://www.halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dieukientunhien/dktn_thuyhaivan.htm


                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2007 12:17:27 bởi HongYen >
                    #10
                      HongYen 23.02.2007 12:20:26 (permalink)
                      Post #: 4
                      BẢN ĐỒ TỈNH QUẢNG NINH

                       
                      Nước và Nước khoáng
                       
                      Quảng Ninh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc:

                      Nước mặt chủ yếu là nước sông hồ. Các sông lớn là: sông Ka Long (đoạn chủ yếu là đường biên giới quốc gia giáp Trung Quốc), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Míp, sông Uông, sông Đạm, sông Cầm và ranh giới phía nam tỉnh là sông Kinh Thầy nối với sông Đá Bạch chảy ra sông Bạch Đằng. Tổng trữ lượng tĩnh các sông ước tính bằng 175.106 m3 nước.

                      Trong tổng số 72 hồ đập có 28 hồ lớn với tổng dung tích là 195,53 triệu m3 nước. Lớn nhất là hồ Yên Lập ngăn cửa sông Míp (còn gọi là sông Đồn, sông Yên Lập), dung tích 118 triệu m3. Hồ Cao Vân ngăn sông Diễn Vọng dung tích 8,92 triệu m3. Hồ Khe Chè (Đông Triều) dung tích 6,43 triệu m3. Sau đó là các hồ Khuất Đông, Trúc Bài Sơn, Khe Táu, Đoan Tĩnh, Khe Ươn, Khe Chếnh, Yên Trung, Bến Châu, Trại Lốc, Rộc Cả, An Biên đều có dung tích trên 1 triệu m3.  
                      Nước ngầm ở Quảng Ninh khá phong phú. Ngay trên các đảo lớn đều có nguồn nước ngầm có thể khai thác. Hiện nay chưa thăm dò hết, tại 13 khu vực đô thị và công nghiệp đã khảo sát và ước tính có thể khai thác tại đây 64.388 m3/ ngày.  

                      Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Nước khoáng uống được tập trung ở khu vực km 9 (xã Quang Hanh, Cẩm Phả), hiện nay đã có 15 lỗ khoan thăm dò và tính sơ bộ trữ lượng là 1.004 m3/ ngày, trong đó 4 lỗ khoan đã đưa vào khai thác (đóng chai và nạp thêm khí cacbonic) và đã trở thành mặt hàng nước uống được ưa chuộng. Nước khoáng Quang Hanh trong suốt không màu, không mùi, có vị hơi mặn, độ khoáng hoá từ 3,5-5,05 g/l. Thành phần vi lượng chủ yếu là: Na, K, Ca, Mg, Cl, SO­­4, H2CO3 hàm lượng thay đổi tuỳ vị trí lỗ khoan. Với các vi lượng này, nước khoáng Quang Hanh rất có lợi cho giải khát và tiêu hoá.

                      Nước khoáng không uống được tập trung ở khu vực km 11 và km 12 Cẩm Phả và ở xã Tam Hợp (cũng thuộc thị xã Cẩm Phả). Loại nước khoáng này có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 350C nên có thể tận dụng điều trị một số bệnh.  
                       
                      http://www.halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dieukientunhien/dktn_nuockhoang.htm
                      #11
                        HongYen 23.02.2007 12:23:34 (permalink)

                        Post #: 4
                        BẢN ĐỒ TỈNH QUẢNG NINH

                         
                        Hệ động thực vật
                         
                        Quảng Ninh là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh thái cũng phát triển đa dạng và rất phong phú về chủng loại.

                        Động vật: Trước hết là gia súc có trâu, bò, lợn, bê,... gia cầm có gà, ngan, ngỗng, vịt... Chăn nuôi đại gia súc khá phát triển ở miền núi. Đáng chú ý là Quảng Ninh có giống lợn Móng Cái nổi tiếng vì dễ nuôi, chóng lớn, nạc nhiều, sinh sản tốt. Các huyện miền Đông còn nuôi nhiều ngan lai vịt, tiếng địa phương gọi là "cà sáy" thịt ngon, chóng lớn. Quảng Ninh cũng là nơi nhập nhiều giống ngoại: trâu Mu-ra ấn Độ, bò Sinơ ấn Độ, bò sữa Hà Lan, ngựa, cừu, dê Mông Cổ. Tuy nhiên có một số giống không thích nghi được chỉ phát triển một thời. Nay trong đàn gia súc có thêm hươu sao.  

                        Động vật hoang dã xưa có nhiều. Xa xưa có cả voi, tê giác, gần đây có hổ báo, gấu, chim công, chim yến, bồ nông... Nay đáng chú ý là còn có khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng, nhiều loại chim di cư (như sâm cầm, chim xanh), và tắc kè, tê tê, rùa gai, rùa vàng... nhưng số lượng giảm nhiều.  

                        Động vật thuỷ sinh ở Quảng Ninh rất phong phú, ở vùng nước ngọt, ngoài các loài cá, tôm, cua, ốc vùng Đông Triều có con rươi, con ruốc nổi theo mùa. Nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là các loài hải sản. Do địa hình vùng biển và đáy biển đa dạng; chỗ là dòng chảy; chỗ là vùng kín gió lặng sóng, đáy biển; chỗ là cồn đá, chỗ là bờ bãi phẳng; chỗ là rạn san hô mênh mông nên Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại thuỷ sản của Việt Nam. ở đây có nhiều đàn cá lớn và có nhiều giống cá quý như song, ngừ, chim, thu, nhụ... Trong các loài tôm có giống tôm he núi Miều đứng hàng đầu về chất lượng tôm Việt Nam. Ngoài biển còn có nhiều loại đặc sản như trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, tôm hùm,... ven bờ có sò huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sái sùng,... Ven bờ biển và trên vịnh đang phát triển nuôi trồng các loại hải đặc sản. Ngư trường rộng và sự đa dạng về chủng loại thuỷ sản vẫn luôn luôn là nguồn lợi quan trọng, một thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh.

                        Thực vật ở Quảng Ninh có thế mạnh ở rừng và đất rừng. Đất canh tác hẹp và kém phì nhiêu nên sản lượng lúa, ngô, khoai thấp song bù lại là tiềm năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loài cây công nghiệp. Hiện nay Quảng Ninh đang mở rộng diện tích cây ăn quả, trong đó có vùng vải thiều Đông Triều 3.000 ha đã cho thu hoạch, vùng chè Quảng Ninh đã cho chè búp chất lượng tốt. Trước đây Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, nay diện tích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ. Rừng bạch đàn, keo cũng đang mở rộng để vừa phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công nghiệp mỏ (chống lò). Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và những cây dược liệu. Trong đó ở Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng. Với 3/4 diện tích tự nhiên là rừng và ít rừng, nếu được bảo vệ và trồng thêm nhiều, rừng Quảng Ninh sẽ phát huy thế mạnh và là một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh.  

                        Nhìn chung, Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt. Đó là những tiềm năng to lớn để Quảng Ninh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công, nông, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là Quảng Ninh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Chính vì vậy mà Quảng Ninh đang là một trung tâm, một trọng điểm, một chân kiềng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là một tỉnh trong vùng tam giác kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
                         
                        http://www.halong.com/halongcom/v_pages/quangninh/dieukientunhien/dktn_dongthucvat.htm
                        #12
                          HongYen 23.02.2007 13:23:23 (permalink)

                          Post #: 7
                          ngôi chùa bằng đồng duy nhất tại Việt Nam

                           
                          Reuters - Thu Jan 25, 1:58 PM ET
                           
                          Chùa Đồng tọa trên núi Yên Tử, Uông Bí, Quãng Ninh cách Đông Bắc Hà Nội  150 km (93 miles).  Ngôi chùa đo được 22 mét vuông (66 square ft) đã được đổ khuôn với khoảng 70 tấn đồng.
                          Chùa ở trên đỉnh núi Yên Tử cao 1,068m (3,504 ft)(so với mặt biển).  Chùa đang được trùng tu và sẽ hoàn thành vaò cuối Tháng Giêng 2007.
                            REUTERS/KHAM (VIETNAM)


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/CBBA422FF73B4FFABC5969EAA2D46266.jpg[/image]
                          Attached Image(s)
                          #13
                            HongYen 23.02.2007 13:35:10 (permalink)
                            #14
                              HongYen 23.02.2007 14:00:08 (permalink)
                              Chùa Đồng Hoàn Tất
                               
                              Việt Báo Thứ Tư, 1/31/2007, 12:02:00 AM
                               
                              Nhiều tín đồ Phật Tử đã thành kính cầu nguyện trong buổi lễ hoàn tất Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử, 150 km phía đông bắc Hà Nội hôm 30-1-2007.
                               
                              Chùa Đồng rộng chỉ có diện tích 20 mét vuông (66 square-feet) và làm bằng 70 tấn đồng, đúc trên đỉnh Yên Tử ở cao độ 1,068 mét.
                               
                              Chùa này cao chỉ 4 mét thôi, nhưng đồng ròng tốn kém tới 1.32 triệu đô la bởi các nghệ sĩ tỉnh Nam Định.
                               
                              Đây sẽ là điểm thu hút du lịch cho vùng chùa Yên Tử xưa cổ 800 năm, nơi đó đường dây cáp sẽ đưa du khách tới 2 cây cổ thụ xưa 700 năm và các ngôi chùa cổ.
                               
                              Nơi này hy vọng thu hút 400,000 du khách mỗi năm.
                               
                              http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=101797
                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9