Đinh Hợi
HongYen 10.01.2007 23:18:47 (permalink)
Đinh Hợi

Đinh Hợi (chữ Hán: 丁亥) là kết hợp thứ 24 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Hợi (lợn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Tý và sau Bính Tuất.
  • 1947 (22 tháng 1, 1947 – 10 tháng 2, 1948)
  • 2007 (17 tháng 2, 2007 – 7 tháng 2, 2008)
  • 2067 (14 tháng 2, 2067 – 3 tháng 2, 2068)
  • 2127
  • 2187

    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_H%E1%BB%A3i

    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

    Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi.

    Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60.
    Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. Có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) nên gọi là Lục thập hoa giáp.

    Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến Quí Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181... cũng trở lại Giáp Tý. Ðó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi Triều Vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

    Chi/ can

    Giáp

    t

    Bính

    Ðinh

    Mậu

    Kỷ

    Canh

    Tân

    Nhâm

    Quí

    ***

    Tý, Sửu, Dần, Mẹo (Mão),Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi


  • Tháng:


    • Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng Dần
    • Tháng hai là Mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là Tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).
    • Tháng giêng của năm có hàng can Giáp hoặc Kỷ (ví dụ năm Giáp Tý, Kỷ Hợi) là tháng Bính Dần.
    • Tháng giêng của năm có hàng can Bính, tân là tháng Canh Dần
    • Tháng giêng của năm có hàng can Đinh, nhâm là tháng Nhâm Dần.

    Tháng giêng của năm có hàng can Mậu Quí là tháng Giáp Dần. 
    Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

    Ngày:  Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).
    Giờ: Một
    ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giò Tý (chính Tý lúc 0 giờ). giờ Ngọ (chính Ngọ lúc 12 giờ trưa).

    Ban ngày tính giờ Dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau.

    Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

    Tương xung: Có Lục xung hàng chi: Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
    Và tứ xung hàng can: Giáp xung Canh, Ất xung Tân, Bính xung Nhâm, Đinh xung Quí, (Mậu Kỷ không xung). Nhưng khi kết hợp Lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương khoá, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).
    Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) Giáp Tý xung khắc với tuổi nào?

    Tính hàng chi: Tý xung Ngọ, vậy Giáp Tý (xung với Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Ngọ, và Mậu Ngọ). Xem bảng "kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ Hành" ta thấy:
    Giáp Tý thuộc Kim: Giáp Ngọ thuộc Kim vì thế tương hoà, Canh Ngọ thuộc Thổ, Bính Ngọ thuộc Thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có Nhâm Ngọ thuộc Mộc, Mậu Ngọ thuộc hoả là tương khắc.

    Tính hàng can: Giáp xung Canh.
    Giáp Tý thuộc Kim: Canh Tuất, Canh Thìn đều thuộc Kim vì thế tương hoà, Canh Tý, Canh Ngọ đều thuộc Thổ đều tương sinh, chỉ có Canh Dần và Canh Thân thuộc Mộc là tương khắc.
    Vậy ngày (hoặc tháng năm), Giáp Tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là Nhâm Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Dần, Canh Thân.
    Tương hình: Theo hàng chi có : Tý và Mão (một dương, một âm điều hoà nhau). Tỵ và Dần Thân (Tị âm điều hoà được với Dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
    Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ.
    Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau: Tý và Mùi, Sửu và Ngọ, Dần và Tị, Mão và Thìn, Thân và Hợi, Dậu và Tuất. Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

    Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).


  • Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp Ngũ Hành và cách tính tuổi xung khắc 
     
    http://www.cuoihoivn.com/chon-ngay/lt_hoagiap.htm
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.01.2007 23:37:06 bởi HongYen >
  • #1
      HongYen 20.02.2007 09:34:23 (permalink)
      Con heo Đinh Hợi

       
      Lợn xuất hiện với hình ảnh dễ thương trong tranh Đông Hồ
       
       
       

      http://e-cadao.com/queta/dongho/Heo-lon.JPG
       
      (làng Ðông Hồ - Song Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh - VIETNAM)
       
      http://e-cadao.com/queta/Tranhdongho.htm


      Lợn từng được nuôi trên các đường phố Paris

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070216_year_of_pig.shtml


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/44F2009E3DB24C28872B0C0E48E2C45D.jpg">
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2007 09:38:06 bởi HongYen >
      Attached Image(s)
      #2
        HongYen 09.05.2007 20:48:00 (permalink)
        Lí lịch sinh học của heo và dấu vết
        văn minh nông nghiệp Đông Nam Á 

        Nguyễn Văn Tuấn

             Lịch Việt Nam và các nước có liên quan đến văn hóa Trung Hoa dùng 12 con vật làm biểu tượng cho chu kì 12 năm.  Có lẽ lịch này có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á cổ xưa, khi mà con người và các loài vật còn sống gần nhau.  Mười hai con vật được sắp xếp thứ tự theo 6 cặp dương (+) âm (-): chuột (+), trâu (-); cọp (+), mèo (-); rồng (+), rắn (-); ngựa (+), dê (-); khỉ (+), gà (-); và chó (+), heo (-).  Không biết người xưa đã căn cứ trên cơ sở nào để sắp xếp 12 con vật theo thứ tự trên, nhưng cứ mỗi độ Tết về, chúng ta có dịp để chiêm nghiệm, suy nghĩ về chúng.  Theo tuần tự đó, năm nay là năm hợi hay nói nôm na là năm con heo, một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi; một con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa.  Bài này sẽ bàn về nguồn gốc của con heo và ý nghĩa nguồn gốc con người qua những nghiên cứu khoa học mới nhất.  

              Heo là con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả Âu châu.  Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo gần gũi đến độ được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du kí.  Đối với người theo đạo Ấn Độ giáo, thần Visnu có hình dạng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh.  Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài “chức năng” cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có, là quà cưới cho cô dâu, và có khi còn là đơn vị hàng hóa quan trọng trong thương trường.  Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia có địa vị như con người có danh xưng, được mặc áo nghiêm chỉnh, và mặt còn được trang điểm.  Heo thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn.  Ở Âu châu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản trong truyền thuyết Hi Lạp) ưa thích, và do đó heo còn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, trù phú.  Người thổ dân da đỏ ở Mĩ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn.  Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỉ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới [1].










        Hình Thái cực đồ trên do chúng tôi cắt ra từ trang “Đàn Lợn” của làng tranh Đông Hồ
         
                Dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con heo trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực.  Nói đến heo là ngừơi ta nói đến tính lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và ngu (ngu như heo), v.v...  Đó là chưa kể đến hình tượng nhục dục (phim con heo)!  Nhưng đứng trên phương diện sinh học mà nói, heo không ngu; trái lại, heo rất thông minh, dễ dạy, và thân thiện. 
         
              Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v...  Thuở sinh thời, cựu thủ tướng Anh từng tuyên bố “con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo thì nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì ngang hàng với chúng ta”.  Có lẽ đúng như thế.  Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa.  Nhưng trong bối cảnh và môi trường nào đã dẫn đến mối liên hệ mật thiết giữa con người và heo như ngày nay. 
         
        Tất nhiên là heo nuôi bây giờ có nguồn gốc từ heo rừng.  Nhưng chúng được thuần hóa từ hồi nào và ở đâu?  


              Đây là những câu hỏi quan trọng, vì thuần hóa cây cối và thú vật rừng là một phát triển rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa và văn minh của con người.  Thuần hóa là yếu tố khởi động và thúc đẩy văn minh, có ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, cấu trúc, và phân bố của dân số trên thế giới.  Thuần hóa động vật hoang dã là một phần quan trọng trong sự thay đổi hành vi và cách sống của con người, chuyển biến từ cuộc sống hái lượm và săn bắt sang cuộc sống canh tác nông nghiệp và ổn định.  Cuộc sống nông nghiệp có lẽ bắt đầu từ thời Pleisteocene (tức khoảng 12 đến 14 ngàn năm về trước) và cuộc sống này có lẽ do hệ quả của tình trạng bất định thời tiết, suy giảm về số động vật rừng làm mồi, và sự bành trướng các cộng đồng ổn định.  


        Quê hương của heo: Đông Nam Á  
              Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương xọ) được khai quật từ nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.  Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kì [2].  Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay [3].  


              Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn, và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo.  Phương tiện đó chính là gen, hay nói chính xác hơn là DNA.  Cũng như trong con người, đơn vị cấu trúc cơ bản của heo là DNA.  Khác với con người chỉ có 23 nhiễm sắc thể, heo chỉ có 20 nhiễm sắc thể.  Vì đặc tính di truyền của DNA, qua phân tích sự phân bố và đồng dạng của các chuỗi DNA giữa các giống heo, các nhà khoa học có thể truy tìm chính xác nguồn gốc của heo.
         
              Một nghiên cứu qui mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mĩ và Thụy Điển.  Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng, và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay [4]. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu, và ra các bán đảo Thái Bình Dương [4].  Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận đông, và Âu châu [4]. 
         
              Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mĩ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3000 năm trước đây [5].  Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu.  Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo ở Âu châu.  


              Cũng thú vị không kém là các nhà nghiên cứu Úc và Mĩ nhận xét rằng Việt Nam (quê hương của heo ở các bán đảo Thái Bình Dương) là một trong những vùng ở lục địa Đông Nam Á mà ngôn ngữ Nam Á (Austronesian) vẫn còn khá phổ biến.  Điều này cho thấy có thể có một mối liên hệ huyết thống giữa các dân tộc hải đảo này và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam.  


              Ước tính về thời điểm thuần hóa và tản mát trên cũng khá phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam.  Theo các di chỉ này thì nghề chăn nuôi heo ở nước ta được phát triển khá vào thời Hùng Vương.  Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc thời kì Hậu Đồ Đá Mới (tức khoảng 8000 đến 3000 năm trước đây) ở khu vực Phùng Nguyên, Đồng Đậu, và Hoa Lộc, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như heo, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt, v.v… [6].  Tại Đồng Đậu, di chỉ khảo cổ học cho thấy nuôi heo khá thịnh hành vào thời Hùng Vương, vì tỉ lệ xương heo trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương heo rừng và các gia cầm khác. 


              Trong sách Việt Nam thời cổ đại, tác giả Bùi Thiết thuật truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc [7].
         
        Dấu tích văn minh nông nghiệp 
              Trước đây vài năm, cũng qua phân tích DNA, các nhà khoa học khẳng định rằng gà và chó trên thế giới ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á.  Heo, gà, trâu, v.v… là các con vật thuộc nền văn minh nông nghiệp.  Các bằng chứng mới này càng phù hợp với giả thiết rằng nền nông nghiệp và quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là ở chung quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử).  Văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch [8].  Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch.  Nhận xét này cũng hợp lí bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. 


              Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn.  Theo Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng.  Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa [9].  Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại.  Do đó, 12 con vật trong lịch của Ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư). 


              Nhận xét trên có cơ sở.  Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây.  Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây [10].  Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây.  Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu [11-12] .  Một nghiên cứu mới nhất [13] phân tích DNA trong 2332 người từ các vùng Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc một lần nữa khẳng định nguồn gốc con người là Đông Nam Á.  Họ còn ước tính cuộc di dân về phương Bắc xảy ra vào khoảng 3000 đến 25000 năm về trước.
         
              Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người [12], và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay).  Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà da cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu.  Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp cổ xưa nhất của thế giới [14]. 

        Tài liệu tham khảo:  
        [1]  A. McElroy và P K Townsend.  Medical Anthropology.  Colorado: Wadsworth 1996.  
        [2]  J. Epstein, M Bichard, trong cuốn “Evolution of Domesticated Animals” do I L Mason biên soạn.  Longman, New York, 1984, trang 145-162.  
        [3]  G Giuffra, et al.  Genetics 2000; 154:1785-1791.  
        [4]  G Larson, et al.  Science 11/3/2005; 307:1618-1621. 
        [5]  J K Lum, et al.  Proc Natl Acad Sci USA 2006; 103:17190-17195. 
        [6]  Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh.  Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Viện khảo cổ học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội: 1983, trang 81.  
        [7] Bùi Thiết.  Việt Nam thời cổ xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên (không thấy đề năm in!)  
        [8] Chesnov Ja. V.  Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976.  (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. 
        [9]  Trần Quốc Vượng.  Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm.  Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.  Hà Nội, 2000.  
        [10]  Nguyễn Văn Tuấn.  Nhân năm khỉ bàn chuyện nguồn gốc con người.  Tạp chí Diễn đàn, số xuân Nhâm Thân 2004.  
        [11]  Chu JY, et al.  Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.  
        [12]  Su B, et al.  Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724 
        [13] Shi et al.  Am J Hun Genet 2005; 77:408-419 
        [14]  Trong cuốn Agriculture; origin and dispersal, Giáo sư C. O. Sauer viết: “… Tôi đã chứng minh rằng những động vật gia cầm được thuần dưỡng đầu tiên ở Đông Nam Á, và đây chính là trung tâm nông nghiệp quan trọng của thế giới”.
         
        http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_9/nvtuan_lilichheo.htm
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.05.2007 21:02:41 bởi HongYen >
        #3
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9