NhàQuê
-
Số bài
:
2270
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 12.12.2006
|
Re:Những "ngôi trường xưa Em học"
-
19.03.2013 07:35:35
Những "ngôi trường xưa Em học" Đoản Rời : Tằm Câu Chuyện dẫn nhập: "ĐEM EM MÀ BỎ XUỐNG XUỒNGCHÈO RA KHÚC VINH LỘT T(ươi) EM RA " thì mà là : "NGHỀ ƯƠM TƠ TẰM " Bến Tre quê mình, Ba Tri là vùng đất rất thìch hợp cho cây Bông Vải và Cây Dâu Tằm. Có cây dâu tằm nên việc ươm tơ là công đoạn thứ hai vậy. Khoảng 60-70 năm về trước BaTri nổi tiếng về công việc nầy, nhất là "Tuýtxo (tussor) Batri" vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, SaiGon-ChợLớn cả đến Nam Vang Nghề dệt vải và lụa dùng khung khổ nhỏ- khoảng 40cm-gọi là "vải ta" để phân biệt với "vải tây"-khổ vải 80cm-100cm. Có lúc Pháp đem máy dệt khung sắt jacquart thử nghiệm, nhưng không thành công...nghề ươm tơ dệt lụa dần đi vào ... mai một . Về Tơ tằm, có một nghề phụ nữa là...có những nghệ nhân dùng những "cái kén" vàng ươm " bông hình" trông rất...nghệ thuật, đẹp khỏi chê , bà con ơi !(Phần râu ria, linh tinh về Tơ tằm nầy đến đây... là phải nhờ Anh NhàQuê phụ trợ, bổ túc thêm, cám ơn Anh lắm lắm...). TươiDương . Bác TươiDương ơi! Gởi yểm trợ vài tràng đây! Góp với ông bạn Tươi Dương, tôi xin gáy những gì tôi biết; Số là khi tôi còn nhỏ, lúc đó ở nhà tôi có dệt "vải ta" từ bông vải, nơi quê tôi lúc ấy hãy còn nhiều khung dệt và trồng rất nhiều bông nguyên liệu, có lẽ như thế nên con giồng quê tôi có tên là Giồng Bông chăng??? Còn về dệt lụa tơ tằm, thì gia đình chú ruột tôi truyền nhau nhiều đời, chú sống bên gia đình phía thím, đến lúc tôi bự rồi, tức học xong tú tài, mà chú thím tôi cũng còn dệt lụa. Khi gặp , thím tôi thường cho mấy lon hoặc chén nhộng đem về ăn cơm. Lúc nhỏ tôi giữ trâu cho gia đình chú tôi, chú thím tôi không có con trai, định nuôi tôi làm con mà cực quá nên tôi trốn về và thay đổi cuộc đời từ khởi điểm đó. Vì vậy tôi cũng biết chút ít về nghề tằm tang....Lâu quá tôi không còn nhớ nhiều chi tiết, tôi xin kể sơ lược nha! ** Lá dâu là món ăn "duy nhất" của tằm, có nhiều nhà trồng dâu để bán, bán nguyên một mùa lá, chứ không phải bán lẻ. Đối với người nuôi tằm, nếu vườn dâu của mình không đủ phải mua thêm, phải tính trước chứ không phải đợi "Nước Tới Trôn Mới Nhảy" mà tằm phải được cho ăn đúng mức, chúng "ăn phát ham" nên tục ngữ có câu:"Ăn Như Tằm Ăn Lên" giống như ngày nay người ta nuôi tôm vậy, đến lúc rộ nhứt bán luôn...cho tôm ăn đủ sức... Lá dâu hái xong phải xếp ngay ngắn vào cần xé hoặc bội, che đậy cẩn thận giữ cho tươi, xắt thiệt nhuyễn nếu tằm mới nở, còn rất là nhỏ. Nhỏ đến nỗi như mắt già hiện nay khó mà nhìn thấy chúng ** Giống: Một số lượng kén được giữ lại để làm giống, số còn lại đem ươm để lấy tơ, tằm trong kén lúc đó đã thành Nhộng, trụi lũi màu vàng nên có tục ngữ "Truồng Như Nhộng" là vậy. Kén giống trong một thời gian bao lâu đó, con nhộng biến thành bướm, cắn kén ra ngoài; Bướm gieo và thụ giống giữa chúng và đẻ trứng. ** Trứng nở ra tằm con. Tôi không nhớ Bướm hay Tằm Con được gọi là con Ngài Tằm mới nở ăn dâu xắt nhỏ rức , càng lớn thêm, dâu cũng xắt lớn dần, cho đến khi chúng tự ăn thẳng lá dâu còn nguyên. Hình như do sức ăn của chúng hay số lần phải cho ăn trong ngày mà gọi là: Tằm ăn một, ăn hai ....Tuyệt đối giữ yên tĩnh trong khu vực các nông tằm, phải giăng mùng tránh muỗi cho chúng. Tóm lại là phải giữ cho chúng đừng mất sức lớn .... Tằm khi lớn đúng mức, khoảng nhỏ hoặc bằng ngón tay út đôi chút, hình dáng là một con sâu. Về màu sắc từ màu trắng, xám xanh đến đúng tuổi thì ửng vàng.Khi đó được đem thả lên giàn có bện rơm và nhánh cây cho chúng kéo kén, tức chúng làm tổ, nói cách khác là chúng nhả tơ để tự xây tổ KÍN riêng từ con một ** Hái Kén: Như đã nói, kén là tổ tự làm của một con tầm, chúng nhả tơ xây tổ, giấu kín mình trong đó " Ăn Dâu Thì Phải Nhả Tơ" mà người ta hay ví lấy từ sự kiện, hình ảnh đó Khi tơ đã hoàn toàn nhả hết, tằm lột xác thành Nhộng trong đó, hoàn toàn khác hẳn hình dáng của con tằm Tất cả kén được gỡ, hái từ giàn, tập trung chờ đem ươm sau khi chọn một số làm giống cho đợt kế tiếp .... ** Ươm: là công việc lấy tơ từ kén (như trái nhản, tơ vàng) thành sợi tơ, Kén được luộc trong nước nóng (Không phải nước sôi sùng sục... ???), người thợ ươm dùng đũa để kéo từng sợi tơ, quấn vào ống hoặc xa quay, trong lúc đó cũng dùng tay loại bỏ các "vướng" làm cho sợ tơ không suôn sẻ .... ** Kéo Chỉ: Các cuộn tơ khô được kéo thành chỉ (nhợ) đều đặn, sau đó chỉ mới được dệt thành lụa, việc nầy tương tự như dệt vải Người mua bán tơ,mua tơ trong giai đoạn chưa kéo chỉ hoặc đã kéo chỉ rồi. Vì số lượng một đợt tơ chưa đủ để dệt thành một tấm lụa kích thước như mong muốn. Số mua được tập trung nhiều đợt mới đủ ....Lượng tơ tính bằng cân... ** Nhộng mà ông Tươi Dương đố chìm và chín, ăn được, vớt ra từ TRÃ ươm, Nhộng ăn khá ngon nhưng nhiều người không ăn được vì cứ nghĩ đến hình ảnh con tằm ở dạng Sâu ....Việc ươm tơ cực lắm, đòi hỏi tỉ mỉ chứ không như các cô chít khăn mỏ quạ trên sân khấu trong điệu múa "Ươm Tơ Tằm, Ta Kéo Tơ Dệt Áo ..." đâu; Tôi thường nhìn "chết bỏ" mấy bạn nầy ....Trông Lạ Làm Sao Ấy, Chao Ôi!!!! *** Trong một Đặc San Xuân của Trường Trung Học Ba Tri một năm nào đó, cô Dương Thị Minh Ngọc, giáo sư của trường, người gốc Hà Đông, miền Bắc, có sưu tầm tài liệu nói về vì sao địa phương có tên là BA TRI. Là chữ Việt Hán, Ba có nghĩa SÓNG , ý nói VÂN trên lụa ...nhiều tài liệu biên khảo về Bến Tre, về Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng có nói tới Ở đây tôi muốn nêu lên là Ba Tri có thời nổi tiếng về Tơ Lụa và nghề Tằm Tang (để dâu nuôi tằm) thịnh hành như một loại công ăn việc làm...nhiều tỉnh ven biển miền Trung cũng có nghề nầy và trước hơn....có lẽ cây dâu dễ trồng, xum xuê nhiều lá trên loại đất ven biển chăng??? Ngày nay người đông, đâu còn chỗ trống nào để trồng dâu nuôi tằm nữa....Có việc trùng hợp là trái dâu có hình dáng y chang con tằm, vị ngót ngót như trái trâm, nhưng chỉ lén lén hái vì chủ vườn sợ mình oằn hay leo làm gãy nhánh dâu .... Khi hái lá trên cao người ta dùng thang... Việc dệt Vải Ta cũng tương tự, khác là sợi từ bông vải . Nếu Các Bạn Không Thắng Bớt Lại Thì NHÀQUÊ tôi NỔ tiếp cho đến khi có lịnh mới à.....Như việc rình rình hái lén trái bông non, ăn cho đở buồn miệng ... dưa chua giá bông vải ... giá bông vải xào tùm lum...Tôi biết nhiều bạn chưa "thưởng thức" món nầy lần nào .... Tiện đây tôi xin kể một số loại dưa chua mà ở thành thị ít có bán hoặc không thấy bao giờ: Dưa môn nè, dưa bồng bồng nè, dưa giá bông vải nè, dưa củ cải con nè, dưa màng màng nè….Tất cả các loại dưa chua nầy chấm nước cá kho thì ….coi chừng thiếu cơm! Đó là chưa kể một số ở dạng làm chua cấp tốc tức bóp xổi Khoảng năm 1955, họa sĩ Văn Cầm ở Ba Tri có dùng kén tằm để ghép thành hình của Lãnh Tụ thời ấy, NhàQuê tôi thấy hình rất giống, vì NQ chưa thấy người thiệt!!!!! Sau hơn có lần được nhìn Long Nhan Tấm hình được đem trưng bày trong Hội Chợ Tỉnh năm 1957 (?), sau đó nghe nói đem treo nơi Cụ ngự, trong cái đêm Cụ kinh lý và ngủ lại BT. Không nghe nói họa sĩ có được tưởng thưởng gì không!! Nhiều người mướn ông họa lại hình ông bà cha mẹ để thờ, NQ thấy ông cặm cụi kẻ ô vuông trên hình cũ và vẽ hình mới theo kích thước đặt hàng. Cái đặc biệt là người quá cố nào cũng được ông tặng cho đôi tay búp măng, ngón tay mũi viết, chân mang hài hoa hoặc giày hàm ếch ....được người nhờ vẽ ngợi khen vì ông bà cha mẹ mình trở nên sang trọng quá .....NQ tôi biết chắc chắn quý cụ ấy, tay chai sần sùi lao động đồng áng, guốc máng cán dù vì lâu lâu đi đám cưới mới mang một lần bị phồng chân, chưa bao giờ xỏ chân vào đôi giày.... Ba tôi cũng được vẽ trong trường hợp đó, tôi thuyết phục mãi trong gia đình mới chịu thay thế bằng tấm hình chụp mà tôi đã nhờ tiệm hình phóng to lên, lúc đầu còn để một lúc cả hai khung... Họa sĩ Văn Cầm còn làm thêm công việc giặt nón nỉ ....sau nầy còn thêm mở nhà trọ .... Đó có lẽ là Nghệ Nhân mà bác Tươi Dương muốn nói chăng??? NhàQuê May 21, 2007
|