:: Thơ Rabindranath Tagore ::
Viet duong nhan 14.01.2007 08:21:05 (permalink)
Rabindranah Tagore
(1861 - 1941)
 
 
- Ẩn tiểu sử tác giả
Nhà thơ, nhà văn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ, hoạ sĩ, đạo diễn Ấn Độ. Giải thưởng Nobel 1913. Sinh và mất tại Caleutta. Xuất thân trong một gia đình giàu có theo đạo Bà La Môn. Thích nghệ thuật, ưa cải cách xã hội. Năm 29 xuất bản tập thơ đầu tiên.

Tác phẩm chính: Gora (1910); Hoàng hôn của thế kỷ (1899); Khi tinh thần ta được giải phóng (1937); thi phẩm hay nhất là tập Thơ dâng (1910) gồm 103 bài.



Rabindranath Tagore (hay Rabindranath Thakur) (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao giải Nobel văn chương năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.

Tagore sinh tại Calcutta trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Cha ông là Devendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng.

Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài, ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (14 quyển), luận văn, truyện ngắn (12 tập), kí, kịch (42 vở), tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh.

Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông.
Huy chương giải Nobel


Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn...

Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh (Amritsar) năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.

Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951.

Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới.

Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương.

Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới.

Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư.

Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Rabindranath_Tagore
1. Đồ chơi
3. Những đoá hoa nhài đầu tiên
5. Thuyền giấy

2. Bản hợp đồng cuối cùng
4. Những lời chưa nói

Người làm vườn - The gardener

1. Bài số 5
5. Bài số 31
9. Bài số 52

2. Bài số 16
6. Bài số 34
10. Bài số 57

3. Bài số 28
7. Bài số 39
11. Bài số 73

4. Bài số 29
8. Bài số 49

Thơ dâng

1. Bài số 3
3. Bài số 29
5. Bài số 38

2. Bài số 28
4. Bài số 31


Trăng non

1. Hoa Chăm-pa
2. Mây và sóng

Hái quả - Fruit gathering

1. Bài số 25
2. Bài số 83

Những con chim bay lạc

1. Bài số 1
3. Bài số 277
5. Bài số 325

2. Bài số 88
4. Bài số 322
 
Nguồn : Thi Viện
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2007 18:01:08 bởi Viet duong nhan >
#1
    Viet duong nhan 14.01.2007 08:25:17 (permalink)


    Mây và sóng
    Rabindranah Tagore
     

    Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
    "Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
    Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
    Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."

    Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
    Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
    và đưa tay lên trời,
    em sẽ được nhấc bổng lên mây."

    Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà
    Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"
    Thế là họ cười rồi bay đi mất.
    Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
    Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
    Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
    Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

    Những người sống trong sóng nước gọi con:
    "Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
    Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
    mà không biết mình đã từng qua những nơi nào".

    Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao gặp được các người?"
    Họ bảo con: "Hãy đến chỗ gần sát biển
    và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
    là em sẽ được đưa lên trên làn sóng"
    Con bảo: "Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ-
    Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?"
    Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua.

    Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
    Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
    Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
    và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

    Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.
     
    (Người dịch: Đào Xuân Quý)
     

    Bài thơ này của R. Tagore thật dễ thương và cảm động tình con đối với Mẹ ...
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2007 08:45:20 bởi Viet duong nhan >
    #2
      Viet duong nhan 14.01.2007 08:44:30 (permalink)
      Quê Hương Nhân Loại

      Đó là chốn lẳng tăng khí cốt
      Đó là nơi khoáng đạt tâm hồn
      Là nơi bác ái chứa chan
      Là nơi chẳng có tương tàn tương ly
      Đó là chốn trí tri cách vật
      Đó là nơi nỗ lực thành công
      Là nơi đạo lý quán thông
      Thanh cao chẳng lẫn trong vòng tối tăm
      Đó là chốn vững cầm thiên ý
      Bước vào nơi ngõ trí đường nhân
      Thảnh thơi trong cõi tinh thần
      Quê hương nhân loại muôn phần tỉnh tươi.

      R
       
      Lời Cầu Nguyện

      Cầu nguyện đấng toàn năng toàn trí
      Đánh tan lòng vị kỷ đê hèn
      Cầu cho lòng được tự nhiên
      Khi vui vui thoảng khi buồn buồn qua
      Cầu cho được tài hoa lỗi lạc
      Để đem thân gánh vác việc đời
      Lòng ta nguyện với lòng trời
      Gần đời cao thượng xa đời nhỏ nhen
      Nguyện đừng khuất phục quyền uy vũ
      Nguyện đừng khinh bỏ kẻ khốn cùng
      Lòng trời xin tựa cho lòng
      Trong khuôn số mạng vui cùng Hóa nhi.

       (Thi Sĩ Đông Hồ dịch)

      Rabindranah Tagore
      (1861 - 1941)
      R
      #3
        Viet duong nhan 14.01.2007 08:47:52 (permalink)
        Đồ chơi

        Em bé ơi, em sung sướng biết bao
        Khi em ngồi suốt cả buổi mai trong đất bụi
        Chơi với một cành cây gẫy.
        Ta mỉm cười chế giễu
        Cái trò chơi với cành cây gẫy của em.
        Ta, ta còn bận những công việc tính toán,
        Còn lo cộng những con số hàng giờ chưa hết
        Có lẽ em liếc nhìn ta và nghĩ:
        “Sao lại phí cả buổi mai vào một trò chơi dại dột nhường kia!”
        Em bé ơi,
        Ta đã quên mất lòng say mê
        đối với những cành cây
        và những viên bùn, viên đất.
        Ta tìm kiếm những đồ chơi rất đắt
        Và nhặt thu khối bạc, khối vàng.
        Với bất cứ một thứ gì em đã tìm ra
        Em đều tạo được những trò chơi thú vị.
        Ta đã tiêu phí cả thời gian và sức khoẻ
        Vào những vật ta sẽ không chiếm được bao giờ
        Ta ngồi trong một chiếc thuyền con
        Và cố sức vượt qua biển đục
        Ta quên rằng việc này đây cũng chỉ là một trò chơi.

         
        (Người dịch: Đào Xuân Quý)

        #4
          Viet duong nhan 14.01.2007 08:49:47 (permalink)
          Những đoá hoa nhài đầu tiên
           
          Ôi, những đoá nhài này,
          những đoá nhài trắng này!
          Tôi tưởng như nhớ lại cái ngày đầu tiên
          khi tôi ôm đầy tay
          những đoá nhài này,
          những đoá nhài trắng này;
          Tôi đã từng yêu ánh nắng, bầu trời,
          và đất xanh màu lá;
          Tôi đã từng nghe tiếng rào rạt của dòng sông
          qua bóng tối đêm khuya;
          Cảnh mặt trời lặn mùa thu đã đến với tôi
          ở khúc đường quanh, trong chỗ hoang vu, quạnh quẽ.
          Như một cô dâu
          lật tấm mạng lên đón nhận người yêu.
          Thế mà ký ức của tôi
          vẫn còn ngào ngạt mùi hương
          những đoá hoa nhài trắng đầu tiên
          mà tôi đã ôm trong tay
          khi hãy còn thơ dại.
          Đời tôi đã có lắm ngày vui,
          Và tôi đã từng cười vang trong những đêm dạ hội
          với những người bạn cũng bàn.
          Những buổi mai xám xịt, trời mưa
          Tôi đã từng hát những bài ca uể oải
          Tôi đã từng quàng vào cổ
          Cái vòng hoa Bakula buổi tối
          do bàn tay tình yêu đan dệt cho tôi.
          Thế nhưng lòng tôi vẫn ngạt ngào mùi hương kỷ niệm
          của những đoá nhài tươi mát đầu tiên
          mà tôi đã ôm đầy tay
          khi hãy còn thơ dại

           
          (Người dịch: Đào Xuân Quý)

          #5
            Viet duong nhan 23.01.2007 23:04:56 (permalink)
            Thuyền Đời Ta

            Mây than thở: Ta ngất ngây đêm tối,
            Ta chìm vào rực rỡ ánh chiêu dương.
            Niềm đau thương thỏ thẻ : ta còn đây,
            Thầm lặng sâu như dấu chân thục nữ.
            Và triền miên cuộc sống cứ vang lên:
            Ta ngất lịm trong tràn đầy thỏa mãn.
            Địa cầu reo: vạn thuở vẫn huy hoàng,
            Bao tư tưởng hào quang đều vương vấn:
            Thần Yêu Đương lại cùng ta tâm sự:
            Ngày trôi qua nhưng ta vẫn đợi chờ.
            Rồi Tử Thần đến, thiết tha nhắn nhủ:
            Thuyền đời ta sẽ vượt sóng đại dương.
            (La Barque de ma vie)
            Tiến sĩ Thái Văn Kiểm dịch
             
            La Barque de ma vie
            Rabindranath Tagore
            (Prix Nobel 1913)

            Le nuage m’a dit : je m’évanouis
            Et la nuit plonge dans l’aurore ardente.
            La douleur m’a dit : je demeure
            Et le silence est profond comme
            l’empreinte de ses pas.

            Je meurs dans la plénitude,
            A répondu ma vie.
            La terre m’a dit : mes lumières
            baisent tes pensées à ton heure.
            Les jours passent, m’a dit l’Amour,
            Mais je t’attends
            Et la Mort je conduis la barque
            De ta vie à travers la mer.
            (Gitajali : Offrande Lyrique et Corbeille de Fruits)
             
            R
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2007 02:18:19 bởi Viet duong nhan >
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9