NHỮNG NGÀY THÁNG LÀM BẠN VỚI GIÓ SƯƠNG thái san
thaisan 15.01.2007 15:41:13 (permalink)
NHỮNG NGÀY THÁNG LÀM BẠN VỚI GIÓ SƯƠNG
 
Thường nghe nói trên con lộ 13 bị b52 trải thảm làm lỗ chỗ không còn lành lặn, từng hố này tiếp hố kia, ra đến nơi mới biết hố, mỗi hố bom miệng rộng có đến mười mét đường kính, hay hơn không chừng.
Tới nơi chưa kịp bước chân xuống con đường mười ba(QL13) hướng đi Bình long An lộc là đã rợn tóc gáy lên rồi. Ngay lề đường một mô đất được vun cao trông là  một nấm mộ  (không biết có người chết không chứ thiệt tình mà nói dễ sợ), trên mộ có ghi hàng chữ:
-Nơi an nghỉ của chuẩn úy Thu sinh ngày… tử trận ngay tại nơi này vì pháo kích trúng chiếc shinook vừa đáp xuống.
Bây giờ chiếc xi núc của chúng tôi cũng đáp xuống và cũng vừa bay lên.
Xong đảo nửa vòng rồi biệt tích, để lại chúng tôi.
Tiếng nhiều người cùng đi trên xe thở dài thườn thượt.
Gần như đồng ý nghĩ:
“-Chắc là lò nướng con người đây!!!” Tiếng của một chú bé khoảng chừng mười chín, nói là chú bé cũng sai vì đã đi lính được rồi cơ mà:
-Được tải quân bằng một chiếc xe be (một loại xe chỉ dành chở cây to, dài, có cái rơ moóc) nhưng không, có cái đuôi nhưng đã gác lại trên đầu xe và chúng tôi ngồi dưới), nay đã để trên nóc xe làm chiếc xe cao ngất ngưởng. Lại càng làm điểm chuẩn để trông chừng dễ sợ.
Tôi lặng thinh bước cùng nhau xuống đường cùng với đoàn quân.
Xe đến gần thị trấn tan hoang. Trên những đỉnh cây dừa đã cụt bằng bặn một nửa cây, đều thường có một anh lính gác và đang giơ tay vẫy chào. Tôi thầm nghĩ chắc anh ta mừng lắm khi chúng tôi ra là anh sẽ được về gặp vợ con, hay thăm mẹ già.
Tôi cũng khoa khoa cái tay cho anh cùng mừng.
Cái bảng của thị trấn là Bình long đã nát tan, lỗ chỗ vết đạn và rã dọc theo cổng cột phía phải cùng với quanh bờ rào hơn chục chiếc UH1H (máy bay trực thăng) mà tôi đếm được.
Ở tù trong khám lớn (khám Chí hòa) vừa ra được giải giao.
Vừa xuống đến đất, sau bao nhiêu gian truân từ lúc bị và được giải giao cho quân đội trở về sau khi ông dượng ghẻ (thiếu tướng phó đổng lý văn phòng bộ quốc phòng miền nam hay còn gọi là VNCH). Nay ông đã đi theo diện HO nhưng lại quay về Việt Nam rồi và không đi nữa.
Lợi dụng lúc T/T Thiệu đi vắng đã nhờ trung tướng Đặng văn Quang ký cho tôi một lượt ba lệnh:
1 Đình chỉ án lệnh.
2 Thu hồi án lệnh.
3 Phóng thích.
Thì số tôi của lính phải trả về lính, nhưng trả về với chức Lao Công Đào Binh. Đúng bốn giờ sáng trực chỉ Trại Nguyễn văn Giỏi rồi thẳng đường ra mặt trận đang hồi gay cấn năm bẩy mươi, hai tay áo phải cắt cụt không có ống để chống đỡ cái lạnh cắt da mùa đông những tháng cuối năm.
Thiếu quân tôi được mặc áo quần đầy đủ như lính và được hủy bỏ mấy chữ Lao Công Đào Binh với số tù QPMT 68.188168.
Nhưng theo tôi nghĩ:
-Ford chắc chỉ hòa đàm rồi bị mắc mưu chúng mà thôi, tức đã thua.
Đúng như thế.
-Dân quân miền nam là một  mặt trận thực thể do khi hòa đàm tại paris và đại sứ phát ngôn viên của ông Kỳ là Trần văn Tuyên bay cấp kỳ về để giải độc (sửa sai) ngay sau khi tướng Kỳ tuyên bố ẩu để chữa cháy lúc Tướng đang hội đàm.
Lúc đó tôi tự nghĩ:
-Giá mà Thiệu treo cổ tự tử thì sử sẽ ghi danh muôn thưở.
Nhưng có bao giờ. Khi người ta còn tham sống sợ chết. Với nữa còn vợ con và còn bao nhiêu quan quân làm sao mà chết cho được. Nói theo ý của Tôn tẩn thì thiếu trí trá hay là miền nam có sẵn trong tim nhiều hiền hòa vì nghĩ số phận người Việt không thể để cho người Mỹ quyết định được nên đỗi phải xẩy ra như thế này đây.
Ý định của Mỹ lúc này đã định buông xuôi VN. Khổ nỗi dù sao tướng Thiệu cũng bị mang tiếng đã mang theo 13, 5 tấn vàng, nhưng trên thực tế tình báo đã đi theo đến xe đến phi trường Đài bắc, lại bị một lần nữa thua lý do quá đễ dãi chẳng biết điều hành.
Việc đầu tiên của chúng tôi là kiếm chỗ ăn ngủ rồi canh gác.
Nhưng riêng mấy anh em chúng tôi muốn đi thị sát toàn bộ đến khu chợ mới xong rồi sẽ về vị trí đóng quân.
Ôi trời! khoảng độ hơn một trăm chiếc xe tăng T54 (tê năm tư) nằm ngổn ngang khắp thành phố Bình long cho đến tận con đường mà được gọi là (đại lộ hoàng hôn) trong đó có cả M48 nữa (loại xe thiết giáp của miền nam). Thấy vậy tôi đi đếm từng chiếc, đúng một trăm mười chiếc. Việc thứ nhì là thăm hỏi những người còn lại trong thị xã thì chỉ còn đúng năm mươi ba người, mà người con gái đẹp nhất là chị Trâm hay sao ý  mà (tôi quên tên chị) lúc đó chị đã năm mươi ba tuổi, nhìn lên tượng chúa đang đứng giang tay thì chỉ còn một bàn tay còn bàn kia xơ xác có gân bằng sắt, tôi nghĩ sẽ có dịp đắp lại.
Bước tiếp chúng tôi đi xuống chợ mới!
Oh! Đúng như lời thánh kinh nói:
-Không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào, thật khủng khiếp. Để trấn an lòng anh em binh sĩ tôi hô:
-Hảo, Long ra đây, kéo thêm mấy mặt tivi. Chúng làm theo. Tôi nói:
-Mày y tá hả?
-Vâng.
-Ngồi bắn trúng ba cái cho vỡ hết thì mình về cơm trưa. Nhưng thật ngờ nghệch, ngắm bắn nó quay tít vì chúng chẳng chịu ăn đạn. Cả bọn lên khí thế nhưng lại buồn rượi vì chẳng biết trưa nay ăn bằng gì. Tôi nói:
-Rau là món ngò dại dưới ruộng mà người đẹp tức chị còn lại đó, đang đi bán kìa. Mọi người nhìn theo chị người đẹp giơ tay vời lại mua rau. Chị chẳng lạ gì nói:
-Ai mới đến đây đều phải ăn thử rau ngò dại với uống nước thịt người thì mới là anh hùng chứ, nhắn nhó chúng tôi nói thêm. Có đứa hỏi:
-Ngoài ra còn món gì nữa. Chị trả lời:
-Mít xanh bóp gỏi.
-Thế sao? Còn gì nữa không?
-Còn món bầu dại kho muối với cá lòng tong.
-Phải vậy không, mang tiếng ra đến An lộc mà không vậy thì mai này lấy gì khoe với người yêu nhỉ?
Đi thêm một quãng chúng tôi thấy một nấm mộ to kèm theo chiếc bảng bên cạnh ghi:
-An lộc sử ghi chiến tích.
Biệt kích dù vị quốc vong thân.
Nơi yên nghỉ của ba trăm anh hùng biệt kích tám mốt (BK81).
Nguyên chỉ bấy nhiêu thì đã rợn tóc gáy lên rồi. Chị còn nói:
-Mấy chú coi chừng ăn phải ngón tay hay là uống nước thịt người đó chứ đừng tưởng đến đây để du lịch ạ. Chị vừa nói xong nghe tiếng pháo ầm và tiếng rít lên nghe đến rợn gáy rùng mình. Cũng tiếng chị:
-Nằm ngay xuống, nó pháo đấy nó nhìn thấy đám đông đó mà, vì tiểu khu Bình long trên đồi. Cùng lúc hai tiếng nổ tung trời cách xa chúng tôi chỉ dăm mét. Thấy vậy chị hỏi:
-Thế mấy chú ở tiểu đoàn nào?
-Băm lăm (35) biệt động quân liên đoàn sáu.
-Phải ông Tống viết Lạc không?
-Phải.
-Sao không mang áo giáp súng xắc.

-Chưa biết bao giờ thì súng xắc gì?
Thằng bạn thấy nhiều cây đậu rồng quá bèn hỏi:
-Chị có quả giống nào không vậy cho tụi này đi.
-Lấy làm gì?
-Về làm giống cho mẹ, loại này sạch và không có thuốc.
-Có, lúc nào về nhớ đến gặp nhe sẽ đưa cho.
-Vâng nếu có thì cám ơn chị.
-Thì chắc chắn rồi, nhưng không có biết sống đến lúc đó không cơ chứ?
-Chắc là phải sống đến ngày về chứ.
Nghe chị nói nó nhìn thấy mình ư? Thật đáng sợ đối diện với nhau là kẻ thù. Tôi nói để cả mấy anh em cùng nghe:
-Chưa biết chừng lại là thằng em tôi không chừng. Nó nói tiếp nghe mà phát ớn:
-Có là cái chắc còn gì nữa ngộ nhận nhau trên chiến trường.
-Mình gọi đây là một cuộc nội chiến do Mỹ tạo ra để thử vũ khí đôi đàng của hai khối Cộng sản và Tư bản đó mà mang danh nghĩa là Dân chủ.
Xuống đến chợ Mới để kiếm gì về trưa nấu cơm chúng tôi thay các bà đi chợ nhưng đã có tiếng gọi:
-Chuẩn bị nấu cơm rồi, chỉ còn thiếu tí mắm càng tốt không thì thôi. Vừa nghe tiếng gọi đã có tiếng pháo kèm theo:
-Bùm…bùm… hai trái nổ quanh chúng tôi hoảng quá nằm sát. Chị nói:
-Mấy chú này chưa có chút tí kinh nghiệm nào mà mang ra đây chỉ có nướng sớm. Tức quá có thằng bèn hỏi:
-Kinh nghiệm là sao?
-Thì khi nghe tiếng đề ba (departement) là biết ngay như khi nằm xuống đừng nằm sát đất bao giờ chỉ chết "tức" đấy đừng tưởng bở mình là anh hùng nhé, nó dội lên là chết, tức dập tim đó. Có tiếng gọi về tập trung làm hầm.
Chúng tôi tản mát ra nhiều nơi không tập trung nữa, chia nhau ra đi làm hầm. Có tiếng nói của đàn bà tôi đoán là chị:
-Nhặt hết hộp thức ăn kia về chống dưới đáy hầm. Tôi chưa hiểu, sau này mới hiểu cũng khoảng vài ngày.
Chị tận tình với lính đi nhặt cho anh em chúng tôi mấy miếng ván ép, lót trên mấy lon đồ ăn chưa khui như hộp thịt ba lát, patê gan heo, heo bầm..v. v… chứ cứ như chúng tôi chẳng ai biết mà làm. Tôi diễu:
-Này chị đứng lên cho tôi ôm hôn chị một cái nào thay lời cám ơn của trung đội một. Chị tiến tới liền.
Kể từ ngày ấy đến giờ chị vẫn sống với anh em mới ra may làm cho anh em chúng tôi thêm vui chứ cũng chẳng biết ai để mà nhờ mà cậy. Tôi hỏi chị:
-Sao phải lót lên cao như thế nó bập bênh thì sao.
-Cái thằng này không biết thì chị chỉ cho:
-Tức là khi trái pháo một trăm ly nó vào không bị dập mật hoặc lách em ạ, nó không nhẹ nhàng như những trái vừa rồi đâu mà xuyên thủng qua hai tầng nắp hầm cho nên cái dội của nó chỉ hại đến thân xác mà thôi, tung cả người lên đó, cho nên các (băng cơ) hầm đều làm ba nắp em không thấy sao?
Tôi sửng sốt đúng là học sinh ra chiến trường.
-Cám ơn chị tôi lại ôm chầm lấy chị lần nữa. Chẳng thằng nào ghen tỵ với tôi nhưng hình như ông trời chẳng muốn tôi có lấy dù chỉ một người bạn.
Chị chỉ cho:
-Hướng kia là sơn tây, phía này bắc là đồi gió hướng Hớn quảng, còn phía kia là Quảng lợi. Chợt chị hỏi:
-Mấy chú ở hướng nào rảnh thì chị đến đưa bán rau cho.
-Chắc hướng Sơn tây hay chênh chếch lên một tý. Hương tây bắc.
-Thế thì nguy hiểm lắm đó, ai nghe kỹ cũng nghe được tiếng chúng gọi nhau. Chị nói tiếp:
-Hình như họ đào lỗ đóng chốt tại đó đó.
-Sao ghê vậy. Kể từ đó tôi rùng mình cảm thấy như cuộc sống không yên lành nữa. Tôi nói với thằng y tá:

-Người ngợm bẩn thỉu như thế chắc khi băng bó cho người sẽ bị nhiễm trùng mất:
-Mày với thằng Long đi chuẩn bị hầm hết rồi, có sẵn. Chợt có tiếng:
-Vào hàng phắc. Chắc có sĩ quan cấp tá đến đây.
Một người to béo mập mạp đến. Bây giờ chính thức mới biết thiếu tá Huỳnh thiên Mạnh đến. Theo luật nhà binh tôi đứng dậy, ông đã cất tiếng hỏi:
-Anh là thiếu úy dù?
-Thưa vâng. Ông hỏi tiếp:
-Ngoài ra anh còn biết gì nữa không?
-Tôi là một nhà văn và biết họa, đắp tượng danh hiệu là điêu khắc gia Gáo ạ.
-Anh tên Xứng. Nhà văn ra trận ư?
-Dạ đúng vậy thưa.
-Anh sẽ sửa chữa tượng Chúa lại.
-Xin tuân lệnh, nhưng thưa khi nào, phải có đồ đạc mới làm được chứ ạ?
-Bữa cần anh về Sài gòn lấy nhé.
-Thưa vâng, xin tuân lệnh.
-Có tướng Tr tổng cục tâm lý chiến sẽ gặp anh trong ngày mai đó chuẩn bị tư tưởng nhé.
-Ai ạ?
-Trung tướng Trung chứ ai.
-Dạ thưa xin tuân lệnh. Nhà tôi ở Biên Hòa.
-Thì có xe đưa đến nơi mà.
-Vâng.
-Cho tôi điện thoại đỏ về trước để lấy cái tay đúc sẵn?
-Ừ được. Vậy nhà anh ở ngay Long bình à.
-Dạ, cậu tôi ở đó ngay tiểu đoàn ba mươi ctct mà.
Tôi sống trong trại chỉ một đêm nên nghĩ:
-Mình phải hưởng thụ đúng một đêm cái đã. Quay qua quay lại đã đến noen, cả đêm đó may không một tiếng súng. Tôi được diễm phúc trang trí một cây thông giáng sinh bằng chính hình tôi vẽ, qua vài đêm được về lại SG lấy đồ đạc chuẩn bị làm bàn tay Chúa trên tháp cao phía sau sân hội trường của khu thị trấn Bình long. Cả đám ai cũng bảo rằng tôi số đỏ, nhưng tôi cảm thấy mình trơ trọi. Đêm giáng sinh anh em lính được một mẻ chơi bời thiệt vui vì hưu chiến đúng hăm bốn giờ, tuy nhiên chúng hễ động đến bắn qua thì chúng bắn lại, rất sợ và trong lòng không yên ổn chút nào.
Chiến trường chắc ai khi nhắc đến hai từ này ta tất hiểu ngay nó là gì. Nhưng lại không phải kẻ thù mới chết chứ, toàn là anh em Việt mình cả.
Ở đây đối mặt với kẻ thù (lúc đó tôi đi theo ý hướng con đầu đàn) nên trên chiến trường không có quyền cãi bất kỳ.
Lúc này là lúc bị chỉ huy cho nên chỉ im lặng và đề đạt mà thôi. Tất nhiên là cái chết sẵn sàng chừ chờ chực rình rập đến lúc nào không hay.
Tôi lặng thinh đi xuống suối xem có ý tưởng suối mơ như Văn cao không nào. Bên cạnh đó cũng mấy thằng đang giặt đồ.
Phải nói con người thích nghi với hoàn cảnh nhanh thiệt, vừa cùng ngồi trên xe xuống chúng đã đầy dẫy ở suối, kẻ lấy nước nấu cơm, kẻ rửa rau giặt đồ….
Gặp tôi chúng hỏi:
-Thưa anh có thấy sợ không nào?
-Sợ cũng chết là chết mà không sợ chưa chết thì vẫn chưa chết mà.
Tên Đồng trả lời:
-Vâng đúng như thế ạ, cái thằng này nói chuyện xui xẻo. Cầu xin trời Phật phù hộ thôi, số ai được trời gọi sẽ :
-Dạ hoặc vâng, ngừng lại một chút tôi hỏi lại để ngẫm nghĩ tôi mới nói:
-Có đúng không nào, ê này vậy trước mình, thì đã có cả một sư đoàn năm phải không nào.
-Đúng rồi người ta thường gọi là (sư đoàn lóc ạ)
-Ừ. Chắc cũng đi mất nhiều, vì đối diện với ngay cuộc chiến. Theo bài hát chúng thường hát:
-Năm anh em trên một chiếc xe tăng vậy chắc đi đái cũng khá.
-Chớ nói vậy nhe, đừng bất nhân quá vì cũng đều là người Việt mình cả mà. Tôi hỏi tiếp:
-Vậy chú có thấy buồn không nào?
-Nhưng mà biết làm sao hở bây giờ, phải bắn, phải giết, thế mới đau khổ chứ ạ. Thưa còn tượng chúa thì bao giờ anh đắp hà?
-Về lấy đồ nghề đã. Bất chợt tôi chỉ thằng Đăng:
-Em có muốn về với anh không nào?
-Thưa cũng được ạ. Về rồi vào liền đó mà có sao đâu. Theo thiển ý em chắc anh kỳ này ra đi vĩnh viễn luôn quá hà.
Nói đến đó có thằng đang đi tới trên ba lô dù có cả áo giáp, sau lưng còn đeo một cái xe đạp be bé cũng còn mới. Tôi quay qua hỏi hắn:
-Chiến tranh lấy cái này chi?
-Mang về nhà cho thằng cu của em mới có ba tuổi chẵn à. Mới nói đến đó tiếng đề ba bắt đầu, tôi quát to:
-Mọi người đều nằm xuống.
Một trái đầu đã trúng ngay chính hằn và đã banh lồng ngực, văng chiếc ba lô kèm trên cái xe đạp cũ cho con. Tôi hét lên:
-Ra lỗ châu mai. Cùng lúc tôi ôm chặt thằng vừa bị trái pháo khóc thật to chắc chẳng ai nghe thấy chuyện này dù mai ngày có kể chuyện cũng vẫn chưa chắc ai tin. Lồng ngực nó bị banh toác máu chảy xối xả. Tôi tháo chiếc băng đeo cạnh sườn băng cốt chỉ để giữ thịt và tim khỏi văng ra ngoài. Tiếng tôi khóc, biết làm như vậy là sai quân kỷ nhưng nó chết trên ngay tay tôi làm sao không xúc động. Các anh em chạy nhanh bay ra hầm. Tôi ngồi nhìn chiếc xe  tan tành và vài hột đậu rồng giống của nó mang theo rơi lả tả như những giọt máu đang chảy từ người, từ ngực, từ miệng của người lính chiến trường.
Chiều sau bàn chuyện hành quân, ai cũng sợ. Tôi bèn nói:
-Lệnh hành quân ai dám cãi nào?
Toán khinh binh đi trước trong đó có tôi đi đầu vì, thứ nhất mới ra, hai làm gương cho lính. Đang đi bỗng nghe tiếng roạt rồi tiếng ồ ạt, thì ra một đoàn trâu được huấn luyện bởi người trong rừng dùng toán trâu là kho đạn di động thiệt tài, trên lưng chúng mang biết bao nhiêu đạn, thứ để giết người, nhưng chỉ chúng mới lấy được vì đàn trâu chỉ nghe lời người mặc quần áo xà lỏn, làm tôi phát ớn. Lẽ ra tôi cũng chưa được cầm súng, vì có một chuẩn úy mới ra trường chỉ huy trung đội một quá tệ nên tôi phải thay thế.
Khi tập trung quân tôi nói:
-Muốn diệt đàn trâu tôi có cách.
Ngoài ra những giờ rảnh rỗi nhiều anh em đi bòn gio đãi sạn khi đó đến bới từng đống gạch vụn trong bất kỳ một gia đình để kiếm, tìm những gì của họ đã tan nát, có những người thu lượm cả vàng bạc, châu báu.
Cái đó không hay nhưng đó là những việc của chiến tranh xẩy đến. Tôi thấy vậy bất nhân nên không cho anh em đến nữa.
Trên giường, trên võng, thấy tôi thường viết lách, nhiều anh em hỏi?
-Vậy chứ anh viết gì nhiều thế hở.
-Ghi lại những gì mình đã nhìn thấy thế cho nhật ký trong tù, càng tốt mai ngày có người đọc để hiểu thêm về đất nước thân yêu của mình chứ sao. Bị chúng dồn vào thế nội chiến tương tàn vô tình hay hữu ý của giặc đã làm nơi thí nghiệm súng đạn.
Tôi vô tình khi đi hành quân đã rơi xuống lỗ của trái bom thả nhưng chưa nổ thì bề ngang chỉ khoảng sáu bảy tấc mà thôi, khi nổ rồi thì miệng rộng ra như nói ở trên.
Chúng tôi là lính mới ra nên cũng hoảng. Có một thằng đang nằm trong giường nghe nổ vội chui lọt tuốt qua cái khe chỉ bé tí xíu mà ngày thường chẳng qua được.
Thằng Đăng chết đi với bao mong ước về nhà trồng đậu rồng và mang theo cái xe cho con nhưng  cuối cùng nằm lại trong nghĩa trang quân đội, thế là ngày mai tôi chuẩn bị đưa hắn về trong khu Long bình sau đó hậu cứ chuyển về nhà cho gia đình hắn một cái xe đạp và nắm đậu rồng mà tôi nhặt hết lại.
Tôi la toáng cho thường vụ thượng sỹ chuẩn bị cho mang xác về, với vị trí của tôi không dám khóc thương cho thằng Đăng vì ngoài mặt trận làm nản lòng anh em, lại nữa trong một vài điều quân kỷ nên chỉ nhìn trân nó cứng cả miệng cúi nhìn nó qua đi với mơ ước nhỏ nhoi. Tôi nói theo to:
-Cho trung sĩ Tý gửi cho con nó chiếc xe mới do tiểu đoàn cấp. Nhưng thực tế tôi xuất tiền túi tặng cho mấy đứa con cùng goá phụ.
-Vâng em sẽ làm đầy đủ và đúng anh ạ. Tôi hét to:
-Còn chuẩn úy Liêm đâu? Tác chiến thế vào vị trí của Đăng. Có nghe tiếng trả lời lớn:
-Xin tuân lệnh trung đội trưởng.
-Có gì thoái thác không.
-Dạ không.
-Chiều nay đi hành quân xong về ăn noen.
-Dạ tuân lệnh. Nghe nói chiều nay có đoàn nhạc ra đây anh ạ.
-Đoàn gì?
-Hoa tình thương của Hoàng thi Thơ sao đó mà.
Đến chiều một chiếc shinook đáp xuống sân tác chiến với đầy đủ ca nhạc sĩ  dọn nhanh đến sân sẵn với bao đồ đạc lỉnh kỉnh. Tôi nói:
-Ca nhạc sĩ chiến trường sao ôm đồm nhiều chi thế? Có lẽ đây lại là một cái sai nữa. Phải nhanh gọn chứ như thế này là không phải. Lòng còn mang nhiều đau xót khi Đăng qua đi. Tôi nhìn mặt bao nhiêu anh chàng trẻ có mang bao nhiêu ngây ngô. Rồi đây sẽ đau khổ với chiến trường sự hận thù do đế quốc tạo ra. Mình phải chịu. Hàng ngàn người nằm xuống cho cây xanh tươi tốt làm xanh cho đất mẹ. Hàng ngàn góa phụ chờ chồng và tiền của chồng để sống với bao ngày tháng vất vả khổ sở, hồi hộp hoặc tại nhà khu gia binh hay nhà mình.
Cái tội này ai gánh chịu, ai mang theo???
Những câu hỏi được đặt ra và tự trả lời. Vì chính ai là thanh niên và thường là chủ gia đình thì đã bị, đều bị vào lò nướng chiến tranh. Còn ai xây dựng đất nước, còn ai nói lên những câu chuyện tình lãng mạn của miền quê thân yêu. Còn những câu hỏi được đặt ra rồi đây đất mẹ Việt Nam sẽ đi về đâu, đời sẽ như thế nào vân.vân…
Tôi về tới nhà lúc trời nhá nhem tối.

Ngồi xuống đất, áo quần nhuốm đất đỏ dễ sợ, nhưng đó lại là một tin hay. Ông em tung tin:
-Người hùng An lộc về.
Mọi người xúm xít lại xem thấy bộ quần áo lính dơ bẩn. Tôi có vẻ tự hào vì đã sống nguyên chưa sứt mẻ với gia đình và hàng xóm.
Nhưng vài ngày sau lại phải trả lại đơn vị, không dám bỏ vì còn mang nhiều trọng trách.
Sau đó tôi kiếm cớ trở về đơn vị cũ vì lúc đi hầu tòa tôi cầm sự vụ lệnh ngày đi thì có ngày về thì không những tưởng ai nghĩ là tôi sẽ bị tù tội.
Nhưng nay tôi về đơn vị nhìn thấy lạ vì sao đi tù mà lại về được.

Nay đã hơn ba chục năm, xét cho cùng tôi cũng chẳng phải là người hèn nhát, nhưng tự nghĩ thấy cuộc chiến này quá phi lý. Người Mỹ đã để anh em đến độ tương tàn chém giết nhau lại biến thành có lý do để bào chữa dù rằng chính quyền mới chưa hòa nhập cùng anh em cùng mẹ như vẫn chưa giải tỏa nghĩa trang Biên hòa và vẫn chưa đưa ra chính sách hợp tình, lý cho những người thương tật hai miền.

Đó là điều chưa chấp nhận được. Thật không tốt.
 

 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9