TRUYỆN KIỀU BẢN 1866

Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 91 đến 110 trên tổng số 110 bài trong đề mục
Tác giả Bài
sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:26:58
 





Mảnh trăng đã gác non đoài,

Một mình luống những đứng ngồi chưa xong.

Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,

2620    Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường,

Nhớ lời thần mộng rõ ràng,

Này thôi hết kiếp đoạn tràng là đây!

Đạm Tiên nàng nhé có hay!

Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta."

2625    Dưới đèn sẵn bức tiên hoa,

Một thiên tuyệt bút gọi là để sau.

Cửa phòng vội mở rèm châu,

Trời cao bể rộng một màu bao la.

TỪ rằng: "Công hậu đãi ta,

2630    Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.

Giết chồng mà lại lấy chồng,

Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời?

Thôi thì một thác cho rồi,

Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!"

2635    Trông vời con nước mênh mông,

Đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang.

SĨ quan theo vớt vội vàng,

Thì đà đắm ngọc tiềm hương cho rồi!

Thương thay cũng một thân người,

2640    Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!









Chú Thích:





Câu 2617:
Gác non đoài:  gác núi phía tây, ý nói đã quá nửa đêm rồi.

Câu 2618:
Đứng ngồi:  khi theo viên thổ quan về Vĩnh Thuận, Thuý Kiều buồn bã không sao ngủ được, cứ hết đứng lại ngồi ở trong khoang thuyền.

Câu 2619:
Tiếng đùng đùng:  tiếng thuỷ triều dâng lên nghe đùng đùng như sấm.

Câu 2620:
Hỏi ra:  Thuý Kiều hỏi viên thổ quan thì được biết đây là sông Tiền Đường.

Câu 2626:
Thiên tuyệt bút:  nguyên truyện có bài thơ lục tuyệt như sau:
Thập ngũ niên tiền hữu ước,
Kim triêu phương đáo Tiền Đường.
Bách thế quang âm hoả thước,
Nhất sinh thân sự hoàng lương.
Mười lăm năm xưa có hẹn,
Sớm nay mới đến Tiền Đường.
Trăm năm bóng câu chớp nhoáng,
Một đời giấc mộng hoàng lương.
Tiếng sóng dục người đi khuất,
Thênh thang trút nợ đoạn tràng.

Câu 2627:
Bồng:  mui thuyền lớn. "Cửa bồng": cửa thuyền ở hai bên mui.

Câu 2629:
Hậu đãi:  đối xử một cách trọng hậu, tử tế.

Câu 2630:
Việc nước:  nguyên truyện cũng để cho Thuý Kiều nói như vậy. Tản Đà cho rằng "Thuý Kiều khuyên Từ Hải ra hàng không phải là "vì việc nước". Chỗ đó chẳng là tác giả "vẽ rắn thêm chân" mà đã cho người trong truyện mang thêm tội lỗi trong ân nghĩa vợ trồng ru?"

Câu 2635:
Con nước:  chỉ nước thuỷ triều lên, ngày nước lên.

Câu 2637:
Theo vớt:  theo nguyên truyện thì viên thổ quan vội cứu không kịp, hô hoán quân sĩ thức dậy tiếp tay. Nhưng vì lúc đương gió to sóng cả, đứng còn không vững nói chi đến việc vớt người?

Câu 2638:
Đắm ngọc chìm hương:  ngọc và hương là hai thứ thường được dùng để ví người phụ nữ quí như ngọc, thơm như hương. Đây nói đắm ngọc chìm hương là khi nàng Kiều đã bị nước cuốn đi theo làn sóng dữ và chìm dưới đáy sông.
 
 
________________
 





Những là oan khổ lưu ly,

Chờ cho hết kiếp, còn gì là thân?

Mười lăm năm, bấy nhiêu lần,

Làm gương cho khách hồng quần thử soi!

2645    Đời người đến thế thì thôi!

Trong cơ dương cực âm hồi khôn thay.

Mấy người vì nghĩa xưa nay,

Trời làm chi đến lâu ngày càng thương!

Giác Duyên từ tiết giã nàng,

2650    Đeo bầu quảy níp rộng đường vân du

Gặp bà Tam Hợp đạo cô,

Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng:

"Người sao hiếu nghĩa đủ đường,

Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?"

2655    Sư rằng: "Phúc hoạ đạo trời,

Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.

Có trời mà cũng tại ta,

Tu là cội phúc, tình là dây oan.

Thuý Kiều sắo sảo khôn ngoan,

2660    Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.

Lại mang lấy một chữ tình,

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Vậy nên những tính thong dong,

Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.







Chú Thích:





Câu 2641:
Lưu ly:  lưu lạc, sống nay đây mai đó xa lìa quê hương.

Câu 2642:
Hết kiếp:  hết kiếp liễu bồ, hết kiếp đoạn trường.
  "Kiếp trần biết giũ bao giờ cho xong" (câu 2930)

Câu 2643:
Bấy nhiêu lần:  ý nói Thuý Kiều đã phải chịu nhiều lần oan khổ lưu ly, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Câu 2646:
Âm cực dương hồi:  theo lẽ tuần hoàn của tạo hoá thì khi khí âm đã tới cùng cực thì khí dương bắt đầu trở lại, tức là hết bĩ đến thái ví như cô Kiều đã khổ sở đến cùng cực thì sẽ được hưởng sự sung sướng.

Câu 2650:
Bầu:  bầu nước, cái bình làm bằng quả bầu khô đã nạo hết ruột dùng để đựng nước hoặc để đựng rượu.

Câu 2650:
Níp:  cái tráp dùng để đựng đồ dùng. Tản Đà cho rằng "níp" là cái tráp "thì cứ để luôn chữ "tráp" cho thuận tiện". Tản Đà đã sửa như vậy là sai với nguyên tắc hiệu đính.

Câu 2650:
Vân du:  đi chơi nay đây mai đó như đám mây vô định. Theo "nguyên truyện" thì Giác Duyên, sau khi từ biệt Kiều, liền đi vân du sang Việt Đông để tìm Tam Hợp đạo cô.

Câu 2652:
Thong dong:  thảnh thơi thong thả. Ý nói gặp gi rỗi rãi Giác Duyên mới hỏi đạo cô về cuộc đời của Thuý Kiều và nàng đã nhờ: "Vì tôi xin hỏi một lời chung thân".

Câu 2658:
Cội phúc:  nguồn gốc của mọi hạnh phúc ở đời.
 
 
_______________
 





2665    Ma đưa lối, quỉ đem đường,

Lại tìm những tính đoạn trường mà đi.

Hết hạn ấy đến nạn kia,

Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Trong vòng giáo dựng gươm trần,

2670    Kề răng hùm sói, gửi thân tôi đòi.

Giữa dòng nước dẫy sóng dồi,

Trước hàm rồng cá, gieo mình vắng tanh.

Oan kia theo mãi với tình,

Một mình mình biết, một mình mình hay.

2675    Làm cho sống đoạ thác đày,

Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!"

Giác Duyên nghe nói rụng rời:

"Một đời nàng nhé thương ôi còn gì!"

Sư rằng song chẳng hề chi,

2680    Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.

Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều,

Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm.

Lấy tình thâm, trả tình thâm,

Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!

2685    Hại một người, cứu một người,

Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng.

Thửa công đức ấy ai bằng?

Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.







Chú Thích:





Câu 2668:
Thanh lâu hai lượt:  Thuý Kiều phải vào thanh lâu hai lần; một lần ở Lâm Truy trong tay Tú bà và một lần ở Châu Thai trong tay Bạc Bà.

Câu 2668:
Thanh y hai lần:  Thuý Kiều phải làm con hầu hai lần: một lần ở nhà Hoạn bà và một lần ở nhà Hoạn thư. Kiều Oánh Mậu sửa lại là "một lần" thì cũng có lý vì tuy ở hai nơi (nhà Hoạn bà và nhà Hoạn thư) nhưng chỉ có một lần liên tục ở nhà họ Hoạn.

Câu 2670:
Kề răng hùm sói:  đây là lời của Tam Hợp đạo cô nói về cảnh Thuý Kiều bị lọt vào vòng gươm giáo thì ắt gặp phải bọn tướng dữ như hùm beo, ý chỉ Hồ Tôn Hiến và các tướng tá dưới quyền hắn.

Câu 2672:
Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh:  Đây là lời của Tam Hợp đạo cô nói về thân phân của Thuý Kiều phải chịu cảnh trầm mình xuống sông làm mồi cho loài cá dữ. Chữ "vắng tanh", KOM chú: "Đỗ thi": "Ngư long tịch mịch thu giang lãnh. Vắng tanh thị" = Thơ Đỗ Phủ: rồng cá lặng lẽ sông thu lạnh, cho nên chữ "vắng tanh" là đúng.

Câu 2675:
Sống đoạ thác đầy:  sống chết cũng bị đày đoạ tấm thân, như chết mà phải làm mồi cho loài cá dữ.

Câu 2677:
Rụng rời:  sợ quá đến nỗi tưởng như rụng rời cả tay chân.
  "Sư rằng": "Hoạ phúc... còn gì": đoạn này từ câu 2655 đến 2676 là lời của Tam Hợp đạo cộ.. "Nguyên truyện" viết: Sư Tam Hợp nói: "Người ta sinh ra trên đời, phúc bởi tu đức mà được hưởng, khổ vì tình phải chịu, nàng Kiều nhân vì ái tình gây lên cảnh khổ, bởi vậy dẫu cho ở nhà vàng cũng không dám ở lâu, mà chốn đoạn trường thường thường phải đày đến, nợ yên hoa phải chịu hai lầm, tội cảnh con hầu phải chịu một án, trong gươm giáo bạn với mấy tướng hùm beo, dưới sóng lớn làm mồi cho cá rồng, mới hết kiếp ấy".

Câu 2680:
Nghiệp duyên:  ("nghiệp": từ nhà Phật, theo thuyết luân hồi, người ta sống hết kiếp này lại hoá ra kiếp khác. Mỗi kiếp của ta lại đeo theo cái nghiệp do ta gây ra từ kiếp trước. Cái nghiệp do hành động của ta mà thành ra đó, chữ phạn gọi là karma, chữ Hán gọi là nghiệp báo hay nghiệp, ta thường gọi là nợ tiền kiếp; "duyên": cái nhân, nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên) căn duyên của việc làm thiện hay là ác như thiện nghiệp là nhân duyên gây nên thiên quả, ác nghiệp là nhân duyên gây nên ác quả.

Câu 2683:
Tình thâm:  tình cha con, tình máu mủ sâu xa của con cái đối với cha mẹ.

Câu 2683:
Nghĩa thâm:  nghĩa sâu, nghĩa dày (nghĩa là đạo phải).

Câu 2685:
Hại một người:  chỉ Từ Hải.

Câu 2687:
Thửa:  tiếng trợ từ để chỉ cái gì thuộc về ai.

Câu 2687:
Thửa công đức:  công đức ấy của Thuý Kiều.

Câu 2688:
Túc khiên:  ("túc": trước; "khiên": tội lỗi) tội lỗi kiếp trước đã phạm phải.
 
 
_____________________
 





Khi nên trời cũng chiều người,

2690    Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau.

Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau,

Tiền Đường đến một bè lau rước người.

Trước sau cho vẹn một lời,

Duyên ta mà cũng phúc trời chi không!"

2695    Giác Duyên nghe nói mừng lòng,

Lân la tìm thú bên sông Tiền Đường.

Đánh tranh chụm nóc thảo đường.

Một gian nước biếc, mây vàng chia đôi.

Thuê năm ngư phủ hai người,

2700    Đóng thuyền chực bến kết chài giăng sông.

Một lòng chẳng quản mấy công,

Khéo trong gặp gỡ cũng trong chuyển vần!

Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,

Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.

2705    Ngư ông kéo lưới vớt người,

Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa!

Trên mui lướt mướt (?) áo là,

Tuy dầm hơi nước chưa loà bóng gương.

Giác Duyên nhận thật mặt nàng,

2710    Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai.

Mơ màng phách quế hồn mai,

Đạm Tiên, thoắt đã thấy người ngày xưa.







Chú Thích:





Câu 2690:
Duyên sau:  Cái duyên với chàng Kim sau này lại được sum họp cùng nhau.

Câu 2697:
Thảo đường:  nhà lợp cỏ tranh. Đây chỉ cái am nhỏ của sư Giác Duyên tên là Vân Thuỷ am lập ở bên sông Tiền Đường. Vì am này, trên có mây, dưới có nước nên Nguyễn Du mời viết một cách bóng bảy rằng: "Một gian nước biếc mây vàng chia đôi".

Câu 2699:
Thuê năm:  thuê luôn cả năm để chờ vớt Thuý Kiều.

Câu 2699:
Ngư phủ ("phủ":  ông) cũng như "ngư" ông, người đánh cá.

Câu 2702:
Chuyển vần:  tạo hoá xoay vần, ý nói Giác Duyên gặp nàng Kiều cũng có cơ trời như sư Tam Hợp đã nói ở câu "Duyên ta mà cũng phước trời chi không".

Câu 2703:
Duyềnh ngân:  dòng nước trắng như bạc. Chữ "duyềnh" cũng viết là "doành": Doành ngân rửa mạc, non đoài treo cung (Chinh phụ ngâm).

Câu 2706:
Lời Tam Hợp:  Nguyên truyện: Sư Tam Hợp bảo rằng cái nghiệt cũ của Kiều đã tiêu, duyên mới được kết, đạo hữu có tình quen biết với nàng nên đợi lúc hết kiếp ở sông Tiền Đường sẽ chở bè sậy cứu vớt cho nàng, cũng là gieo một hạt giống trong ruộng phúc vậy.

Câu 2707:
Lướt mướt:  dáng ướt đầm.

Câu 2708:
Bóng gương:  ý nói sắc mặt còn tươi sáng, chưa bị tái mờ đi.

Câu 2710:
Giấc vàng:  giấc mê, giấc mộng. Đây ý nói Thuý Kiều còn chưa tỉnh giấc chiêm bao thấy Đạm Tiên. Xem chú thích câu 1715.

Câu 2711:
Phách quế hồn mai:  tức hồn phách, ý nói hồn của người ta trong lúc mơ màng, hai chữ "quế" và "mai" có thể chỉ được dùng cho đẹp lời.
 
 
_____________
 





Rằng: "Tôi đã có lòng chờ,

Mất công mười mấy năm thừa ở đây.

2715    Chị sao phận mỏng đức dày?

Kiếp này đã vậy, lòng này dễ ai!

Tấm thành đã thấu đến trời,

Bán mình là hiếu, cứu người là nhân

Một mình vì nước vì dân.

2720    Dương công cất một đồng cân đã già!

Đoạn trường sổ rút tên ra,

Đoạn trường thơ phải nghênh mà trả nhau.

Còn nhiều hưởng thụ về sau,

Duyên xưa đầy đặn, phúc lâu dồi dào!

2725    Nàng còn ngơ ngẩn biết sao,

"Trạc Tuyền!" nghe tiếng gọi vào bên tai.

Giật mình thoắt tỉnh giấc mai,

Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn.

Trong thuyền nào thấy Đạm Tiên?

2730    Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề.

Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,

Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư.

Một nhà chung chạ sớm trưa,

Gió trăng mát mặt, muối dưa chay lòng.

2735    Bốn bề bát ngát mênh mông,

Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau.







Chú Thích:





Câu 2716:
Lòng này dễ ai:  tấm lòng hiếu thảo dễ mấy ai bằng.

Câu 2717:
Tấm thành:  tấm lòng thành.

Câu 2720:
Âm công:  cái công sâu kín chỉ có quỉ thần biết mà thôi, cũng như âm đức.

Câu 2722:
Đoạn trường thơ:  nói đến mười bài thơ của Thuý Kiều làm đưa Đạm Tiên khi trước.

Câu 2723:
Hưởng thụ:  hưởng nhận được nhiều phúc trạch.

Câu 2727:
Giấc mai:  giấc ngủ say sưa; do tích Triệu Sư Hùng đời Tuỳ vào núi gặp người con gái bán hàng rượu cho uông say rồi nằm ngủ thiếp đi, đến lúc tỉnh dậy chỉ thấy mình nằm ở dưới gốc cây mai to.

Câu 2732:
Thảo lư:  nhà cỏ, nhà tranh, cũng như thảo đường.

Câu 2734:
Chay lòng:  ý nói trong lòng không bợn một chút bụi trần, xa hẳn thế tục, trong sạch hẳn tấm lòng.

Câu 2736:
Triều dâng:  nước thuỷ triều lên.
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.02.2007 04:37:37 bởi sóng trăng >

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:29:02
 





Nạn xưa trút sạch làu làu,

Duyên xưa chưa dễ biết đâu chốn này.

Nỗi nàng tai nạn đã đầy,

2740    Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương

Từ ngày muôn dặm phù tang,

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn phong cảnh cũ nay đà khác xưa.

2745    Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Xập xè én liệng (?) lầu (?) không,

2750    Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

2755    Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

2760    Hỏi chàng Vương quan cùng là Thuý Vân.







Chú Thích:





Câu 2738:
Duyên xưa:  duyên với Kim Trọng.

Câu 2741:
Phù tang:  ("phù": giúp) giúp việc tang ma, chịu tang; cũng như hộ tang.

Câu 2743:
Vườn Thuý:  vườn có hiên Lãm Thuý. Khi Kim Trọng từ Liêu Dương trở về đã vội sang ngay vườn Thuý để tìm lại Thuý Kiều.

Câu 2746:
Song trăng quạnh quẽ:  đây không phải là tả cái song cửa về ban đêm có ánh trăng chiếu vào mà chỉ có ý nói đến cái song cửa xưa kia đẹp đẽ có ánh trăng chiếu vào nay trở nên quạnh quẽ.
  Chữ "trăng" cũng chỉ được dùng cho đẹp lời để đối với chữ "mưa" ở dưới.

Câu 2746:
Vách mưa rã rời:  bức vách bị mưa gió lâu ngày đã bị hư lở, rã rời cả.

Câu 2748:
Hoa đào năm ngoái:  câu này lấy ý ở câu "đào hoa y cựu tiếu đông phong" của Thôi Hộ đời Đường, ý nói đến việc Kim Trọng trở lại vườn Thuý thấy hoa đào năm xưa vẫn nở mà người cũ không gặp lại được. Có người thắc mắc Kim Trọng đi Liêu Dương tháng mấy mà về vườn Thuý lại đúng vào dịp đầu xuân, hoa đào còn nở? Nếu tính:
  Kim Trọng gặp Thuý Kiều Thanh minh tháng 3
  Kim Trọng ở bên vườn Thuý: hai tháng, tháng 4-5
  Kim Trọng đi Liêu Dương: một tháng, tháng 6
  Kim Trọng ở Liêu Dương: sáu tháng , tháng 7-12
  Kim Trọng về vườn Thuý: một tháng, tháng giêng.
  thì khi ấy Kim Trọng về lại vườn Thuý có thể vào dịp đầu năm, khi ấy hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Nguyễn Du đã dùng hai từ "năm ngoái" để cho ta thấy rằng Kim Trọng nhìn hoa mà chỉ nhớ đến hoa đào năm ngoái là cái hoa đào có Thu

Câu 2749:
Én liệng rường không:  én bay liệng ở quanh ngôi nhà bỏ không. Thơ Tiết Sanh: "Không lương lạc yến nê" = rường nhà bỏ không chim én làm tổ rơi xuống đất.

Câu 2753:
Như tờ:  chữ đọc là "từ" có nghĩa là ngôi đền. "Lặng như tờ": ý nói vắng tanh như ở ngôi đền không có ai. Cũng có người hiểu "tờ" là tờ giấy (thứ giấy bản ngày xưa) vì hai tờ giấy va chạm vào nhau vẫn êm, không gây tiếng động gì.

Câu 2757:
Tụng đình:  sân sử kiện, đây nói vụ kiện cáo do thằng bán tơ gây ra.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:31:09
 





Đều nay sa sút khó khăn,

Thuê may bán viết kiếm ăn lần hồi.

Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe chàng thoắt rụng rời xiết bao!

2765    Vội han di trú nơi nao,

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

Nhà tranh vách đất tả tơi.

Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa.

Một sân đất cỏ dầm mưa,

2770    Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!

Đánh liều lên tiếng ngoài tường.

Chàng Vương nghe tiếng vội vàng chạy ra.

Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái lầu Viên ngoại ông bà ra ngay.

2775    Khóc than kể hết niềm tây:

"Chàng ôi, biết nỗi nước này cho chưa?

Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

Gặp cơn gia biến lạ dường,

2780    Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

Trót lời nặng với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.







Chú Thích:





Câu 2762:
Lần hồi:  nấn ná cho qua thời, cho qua ngày tháng.

Câu 2765:
Han:  hỏi han, thăm hỏi tin tức.

Câu 2765:
Di trú:  dời chỗ ở đi nơi khác.

Câu 2766:
Đánh đường:  ý nói ra đi tìm đường không còn ngần ngại gì nữa để tới nhà viên ngoại.

Câu 2768:
Lau treo rèm nát:  treo một cái rèm lau nát.

Câu 2768:
Trúc cái phên thưa:  cái cái phên thưa đan bằng tre.

Câu 2777:
Như tờ:  như tờ giấy, ý nói rất mỏng.

Câu 2778:
Tóc tơ:  kết tóc xe tơ, duyên vợ chồng.

Câu 2779:
Gia biến:  biến cố rủi ro xảy đến cho gia đình.

Câu 2779:
Lạ dường:  lạ quá chừng.

Câu 2783:
Lang quân:  chàng, đây dùng có ý tôn xưng.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:33:23
 





2785    Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên.

Kiếp này duyên đã phụ duyên,

Dạ đài còn biết sẽ đền lai sinh.

Mấy lời ký chú đinh ninh,

2790    Ghi lòng để dạ cất mình ra đi.

Phận sao bạc mấy Kiều nhi,

Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?"

Ông bà càng nói, càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng dàu như dưa.

2795    Vật mình bão gió tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai!

Đau đòi đoạn, ghẻ đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.

Thấy chàng đau nỗi biệt ly,

2800    Nhận ngừng ông mới vỗ về lại khuyên:

"Bây giờ ván đã đóng thuyền,

Đã đành phận bạc khôn đền tình chung."

Quá thương chút nghĩa nham bòng.

Nghìn vàng thân ấy thì hòng bỏ sao?"

2805    Dỗ dành khuyên giải trăm chiều,

Lửa phiền khôn dập, càng khêu mối phiền!

Thề xưa giở đến kim hoàn,

Của xưa lại giở đến đàn với hương.







Chú Thích:





Câu 2788:
Dạ đài:  tức âm phủ.

Câu 2788:
Lai sinh:  kiếp sau.
  Đoạn này nguyên truyện viết: "Kiều xuất thời, chúc thác tương muội thị đại thường minh ước vị kim sinh bất đắc dữ nhĩ hài liên lý nguyện đáo lai sinh tục thử minh... " = Nàng Kiều lúc bước đi dặn do xin đem em nó thay lời thề thốt và nguyện kiếp này đã chẳng được cùng chàng kết tóc xin để kiếp sau lại nối lời thề.

Câu 2789:
Ký chú:  ghi để dặn lại.

Câu 2789:
Đinh ninh:  đây có nghĩa là chắc chắn, trước sau vẫn thế, không thay đổi. "Ca dao": Đá vàng nhưng dạ chẳng mòn, những lời hò hẹn vẫn còn đinh ninh.
  Cả hai câu 2789-2790 ý nói nàng Kiều dặn cha mẹ phải ghi lòng để dạ làm đúng như lời ký chú trước khi ra đi.

Câu 2795:
Vẫy gió:  vùng tay vật chân làm như vẫy gió.

Câu 2800:
Nhận ngừng:  nén lòng cầm nước mắt lại.

Câu 2801:
Ván đã đóng thuyền:  ý nói tấm ván đã đem đóng thuyền rồi, thời không còn đem làm gì được nữa cũng như Thuý Kiều đã bán mình rồi, đã đi lấy người khác rồi thì cũng không thể kết duyên với chàng Kim được nữa.

Câu 2802:
Tình chung:  tình chung đúc lại mà thương yêu riêng một người, đây chỉ tình Kim Trọng.
  Đoạn này "nguyên truyện" viết: Kim Trọng nghe nói khóc đến nỗi đổ máu tươi, chết ngất đi một lúc, tỉnh rồi lại khóc.
  Viên ngoại trước cũng khóc dữ lắm, sau thấy chàng Kim thương tiếc Thuý Kiều như thế, mới gạt nước mắt khuyên rằng: Ván đã đóng thuyền, khóc cũng vô ích, chỉ thêm hại cho sức khoẻ.

Câu 2804:
Thân ấy:  thân của Kim Trọng. Viên ngoại thấy Kim Trọng khóc quá mới khuyên rằng: không lẽ cái thân quí báu như nghìn vàng mà lại chẳng coi trọng sao?
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:35:44
 





Sinh càng trông thấy càng thương,

2810    Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

Rằng: "Tôi trót quá chân ra,

Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo.

Cùng nhau thề thốt đã nhiều

Những điều vàng đá phải điều nói không!

2815    Chưa chăn gối cũng vợ chồng.

Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?

Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,

Còn tôi, tôi một gặp nàng mới thôi!"

Nỗi thương nói chẳng hết lời,

2820    Tạ từ, sinh mới sụt sùi trở ra.

Vội về sửa chốn vườn hoa,

Rước mời viên ngoại ông bà cùng sang.

Thần hôn chăm chút lễ thường,

Dưỡng thân thay tấm lòng nàng ngày xưa.

2825    Đinh ninh mài giọt chép thơ,

Cắt người tìm tõi, đưa tờ nhắn gia.

Biết bao công mướn của thuê,

Lâm truy mấy độ đi về dặm khơi.

Người một nơi, hỏi một nơi.

2830    Mênh mông nào biết bể trời nơi nao?

Sinh càng thảm thiết khát khao,

Như nung gan sắt, như bào lòng son.







Chú Thích:





Câu 2812:
Trôi hoa dạt bèo:  ("dạt": cũng viết là "giạt") ý nói Thuý Kiều phải lưu lạc như hoa trôi bèo dạt ở nơi quê người.

Câu 2814:
Vàng đá:  chỉ những lời thề thốt vững chắc, bền như đá.

Câu 2820:
Tạ từ:  lời chào lúc ra về, khi chia tay.

Câu 2825:
Đinh ninh:  tin chăc, một lòng lo việc tìm kiếm Thuý Kiều.

Câu 2825:
Chép thư:  viết thư, cho người nhà cầm thư đi các nơi hỏi thăm tin tức của Thuý Kiều.

Câu 2828:
Lâm Thanh:  Kim Trọng cho người cầm thư về Lâm Thanh hỏi thăm tin tức của Thuý Kiều vì khi Mã Giám sinh đến Bắc Kinh mua Kiều có khai quê ở huyện Lâm Thanh.
  Theo nguyên truyện: "Người lính trạm đem thư tới Lâm Thanh thăm dò tin tức. Tháng sau người ấy trở về cho biết chẳng có một ai tên gọi là Mã Giám sinh hết thảy. Nghe tin thất vọng, chàng Kim luống những khóc hoài". Bản LVĐ 66 chép là "Lâm Truy".

Câu 2831:
Khát khao:  mong muốn được gặp lại Thuý Kiều.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:38:07





Ruột tằm ngày một héo don.

Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve.

2835    Thẩn thờ lúc tỉnh lúc mê.

Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao!

Xuân huyên lo sợ xiết bao.

Quá ra khi đến thế nào mà hay!

Vội vàng sắm sửa chọn ngày.

2840    Duyên Vân sớm đã se dây cho chàng.

Người yểu điệu, kẻ văn chương,

Trai tài, gái sắc xuân đương vừa thì.

Tuy rằng vui chữ thủ quy,

Vui này đã cất sầu kia được nào!

2845    Khi ăn ở, lúc ra vào,

Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa.

Nỗi nàng nhớ đến bao giờ,

Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng.

Có khi vắng vẻ thư phòng,

2850    Đốt lò hương, giở phím đồng ngày xưa.

Bẻ bai, rủ rỉ tiếng tơ,

Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm

Dường như bên ốc bên thềm,

Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng.

2855    Bởi lòng tạc đá ghi vàng,

Tưởng nàng nên lại thấy nàng về đây.







Chú Thích:





Câu 2833:
Héo don:  héo quắt lại.

Câu 2834:
Tuyết sương:  về mùa đông giá lạnh sương làm khô héo cây cối, ám chỉ những nỗi vất vả ở đời.

Câu 2834:
Mình ve:  mình gầy như con ve nhẹ bỗng, ý nói Kim Trọng nhớ nàng Kiều mà thân thể hao mòn hẳn đi.

Câu 2836:
Máu theo nước mắt:  khóc đến nỗi nước mắt có lẫn cả máu. "Tích xưa", Biện Hoà người nước Sở ngồi khóc ở ngoài nội, khi hết nước mắt thì máu chảy nối theo.

Câu 2836:
Hồn lìa chiêm bao:  lúc chiêm bao cứ mơ màng như hồn lìa khỏi xác để tìm gặp người yêu.
  Sách "Quốc sắc thiên hương", thơ nàng Du Nương gửi chàng Cô Sinh có câu: "Hảo cú mỗi tòng sầu lý đắc, ly hồn đa tự mộng" = câu hay nảy lúc tiêu tao, hồn lìa thường tự chiêm bao mơ màng.

Câu 2837:
Xuân huyên:  cha mẹ. Xem chú thích câu 759. Ở đây chỉ thấy nói đến cha mẹ của Thúy Kiều mà không hề nói đến cha mẹ của Kim Trọng. E có sự sơ xuất chăng? Chẳng lẽ Kim Trọng dám vượt cả quyền cha mẹ mình để giải quyết vấn đề hôn nhân của mình trong khi còn có tang chú.
  "Nguyên truyện" cũng viết: "Thân phụ thấy chàng đau thương quá độ, sợ thành bệnh bèn chọn ngày sắm lễ nạp thái để cưới Thuý Vân cho chàng".
  Chữ "phụ" đây có phải là thân phụ của Kim Trọng không?
  Hoặc chữ "phụ" ấy được dùng để chỉ Vương ông? Nguyễn Du thì dùng chữ "Xuân huyên" là chỉ cả cha mẹ nhưng nếu là cha mẹ của Kim Trọng thì sự xuất hiện ấy ở đây không hợp lý.

Câu 2843:
Vu qui:  chỉ con gái về nhà chồng. Ở đây nói chuyện Kim Trọng mà viết: "Tuy rằng vui chữ vu qui, vui này đã cất sầu kia được nào?" thì lại không ổn.

Câu 2846:
Âu:  âu yếm, yêu thương. Chữ này bản BK-TTK in lần thứ nhất là "âu", đến lần in thứ ba đã sửa lại là "sâu". Có sự in sai chăng?

Câu 2846:
Dào:  dạt dào.

Câu 2850:
Phím đồng:  phím đàn (vì cây đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng nên mới gọi như vậy).

Câu 2851:
Bẻ bai:  réo rắt (Việt Nam tự điển - KTTĐ).

Câu 2852:
Trầm baỵ.. lay rèm:  bình đốt trầm để bên của sổ khói toả lên, có gió thổi qua bức rèm làm cho nhạt đi.
  (Xem thêm chú thích chữ "song đào", câu 440)

Câu 2853:
Chái:  gian phụ cất nối (dựa) theo nhà chính. Nhà ba gian hai chái.

Câu 2854:
Tiếng kiều:  tiếng người con gái. Bản LVĐ, KOM và bản QVĐ đều viết (kiều = người con gái). Các bản nôm khác như Phúc Văn đường, Quảng Thịnh đường đều khắc chữ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chú: "... phần nhiều bản nôm để là Kiều, là tên của Thuý Kiều"... Chú như vậy thì sai. Bản BK-TTK cũng viết hoa chữ Kiều.

Câu 2855:
Bởi lòng... về đây:  hai câu 2855-2856 này, câu trên là thuộc về bài thơ lưu biệt của Kiều, câu dưới là thuộc về Kim Trọng. "Nguyên Truyện": "Thử kỳ biệt thi tinh thần ngưng trú, cố hiện ư vật giả như thử" = đó là tinh thần của bài thơ lưu biệt đọng lại mà rót ra cho nên thấy hiện ra như vậy. Đoạn này tả Kim Trọng cùng Thuý Vân ngâm một khúc thơ lưu biệt của Thuý Kiều, gảy một khúc đàn của Thuý Kiều và đốt một ít hương trầm. Ngâm thơ gảy đàn xong, đến khi khói trầm bốc lên thì nghe có "Tiếng Kiều đồng vòng, bóng xiêm mơ màng".
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:41:20
 





Những là phiền muộn đêm ngày,

Xuân thu biết đã đổi thay mấy lần?

Chế khoa gặp hội tràng văn.

2860    Vương Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày

Cửa trời rộng mở đường mây,

Hoa chào ngõ hạnh, hương bay dặm phần.

Chàng Vương nhớ đến xa gần,

Sang nhà Chung lão tạ ân chu tuyền.

2865    Tình xưa ân trả nghĩa đền,

Gia thân lúc mới kết duyên Châu Trần.

Chàng càng nhẹ bước thanh vân,

Nỗi chàng càng nghĩ xa gần càng thương.

Ấy ai dặn ngọc, thề vàng,

2870    Bây giờ kim mã ngọc đường với ai.

Ngọn bèo chân sóng lạc loài,

Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu ly.

Vâng ra ngoại nhậm Lâm Truy,

Khai sơn nghìn dặm, thê nhi một đoàn.

2875    Cầm đường ngày tháng thanh nhàn,

Sớm khuya tiếng hạc, tiếng đàn tiêu dao.

Phòng xuân trướng rủ hoa đào,

Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng.

Tỉnh ra mới rỉ cùng chàng,

2880    Nghe lời chàng cũng hai đường tin nghi.







Chú Thích:





Câu 2859:
Chế khoa:  khoá thi do ơn vua đặt ra, như khoa "Cát sĩ, Hành từ" không phải là khoa thường tổ chức đúng kỳ lệ.

Câu 2860:
Bảng xuân:  bảng niêm yết tên những người đậu thi hội vì hội thi thường mở vào mùa xuân.

Câu 2861:
Cửa trời:  chỉ cửa nhà vua.

Câu 2861:
Đường mây:  đường công danh nhẹ nhàng.

Câu 2862:
Ngõ hạnh:  tức ngõ hạnh viên là nơi các tiến sĩ (đời Đường) vào xem hoa và dự yến.

Câu 2862:
Dặm phần:  chỉ quê hương. Xem chú thích câu 2335. Cả câu ý nói thi đậu được vào dự yến xem hoa ở vườn thượng uyển và được vinh qui về làng vẻ vang danh tiếng.

Câu 2864:
Chu tuyền:  trọn vẹn đầy đủ.

Câu 2866:
Gia thân:  tăng thêm tình thân mật.

Câu 2866:
Châu Trần:  duyên vợ chồng. Xem chú thích câu 1458.

Câu 2867:
Thanh vân:  mây xanh, nói người thi đậu. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: "Đường mây rộng thênh thênh cử bộ, nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo".

Câu 2869:
Ấy ai:  chữ "ai" đây là chỉ nàng Kiều.

Câu 2870:
Kim mã ngọc đường:  chỉ cảnh làm quan sang (kim mã: xem chú thích câu 410, "ngọc đường": dinh thự của quan hàn lâm).

Câu 2870:
Với ai:  chữ "ai" đây chỉ người nào.

Câu 2873:
Ngoại nhậm:  những vị quan chức không tòng sự trong triều đình mà bổ đi các tỉnh, huyện gọi ngoại nhậm.

Câu 2874:
Quan sơn:  cửa ải và núi non, chỉ sự xa cách.

Câu 2874:
Thê nhi:  vợ con.

Câu 2875:
Cầm đường:  Tử Tiện ở thời Xuân Thu làm quan huyện ở nước Lỗ, thường gảy đàn chơi mà việc quan vẫn chạy. Sau người ta gọi dinh quan huyện là "cầm đường".

Câu 2876:
Tiếng hạt tiếng đàn:  đời Tống, Triệu Biện đi làm quan chỉ đem theo một con hạc và một cây đàn nhưng chính sự giản dị được dân tôn kính.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:43:37
 





Nọ Lâm Thanh với Lâm Truy,

Khác nhau một chữ, hoặc khi có lầm (?).

Trong cơ thanh khí tương tầm,

Ở đây hoặc có giai âm chăng là?

2885    Thăng đường nàng mới hỏi tra,

Họ Đô có kẻ lại già thưa lên:

"Sự này đã ngoại mười niên,

Tôi đà biết mặt biết tên rành rành.

Tú bà cùng Mã Giám sinh,

2890    Đi mua người ở Bắc kinh đưa về.

Thuý Kiều tài sắc ai bì,

Có nghề đàn lại đủ nghề văn thơ.

Kiên trinh chẳng phải gan vừa,

Liều mình thế ấy, phải lừa thế kia.

2895    Phong trần chịu đã ê chề,

Dây duyên sau lại gả về Thúc lang.

Phải tay vợ cả phũ phàng,

Bắt về Vô Tích toan đường bẻ hoa.

Dứt mình nàng phải trốn ra,

2900    Chẳng may lại gặp một nhà Bạc kia.

Thoắt buôn về, thoắt bán đi,

Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!

Bỗng đâu lại gặp một người,

Hơn người trí dũng, nghiêng trời uy linh.







Chú Thích:





Câu 2883:
Thanh khí tương tầm:  thanh khí tìm nhau. Xem chú thích câu 193 và 1287.

Câu 2884:
Giai âm:  tin tốt lành, tin may mắn.

Câu 2885:
Thăng đường:  ra chỗ làm việc ở công đường.
  "Nguyên truyện" viết: "Sáng sau, lúc thăng đường, Kim Trọng bèn gọi hai ban lệ dịch ra hỏị.. Bọn nha dịch thấy quan hỏi, đều đứng ngẩn người. Duy có một tên bạo dạn thưa rằng: "Đó là câu chuyện cách đây những 13 năm về trước, vậy chúng tôi đây là kẻ hậu sinh thì biết làm sao được. Ví bằng lão gia muốn hỏi công việc xưa ấy, trừ phi là hỏi ông Đô Lai Đắc thì mới biết được tin rõ ràng... " Kim Trọng thấy bọn nha dịch nói thế, bèn sai đi gọi lại Đắc... Đô Lai Đắc đã kể cuộc đời của Thuý Kiều từ lúc bị mua về Bắc Kinh cho đến khi lấy Từ Hải.

Câu 2893:
Kiên trinh:  bền gan giữ lòng trinh chính.

Câu 2894:
Thế ấy:  tức là họ Đô kể lại vụ Kiều tự tử ở nhà Tú bà.

Câu 2894:
Thế kia:  tức là họ Đô kể lại việc Kiều bị mắc vào kế hiểm độc của Tú bà - Sở khanh.

Câu 2898:
Bẻ hoa:  ý nói Hoạn thư cũng định hãm hại Thuý Kiều.

Câu 2899:
Trốn ra:  tức trốn khỏi Quan Âm các của nhà Hoạn thư.

Câu 2900:
Bạc kia:  tức Bạc Hạnh, người đã mua Thuý Kiều về rồi lại bán đi cho bạc bà.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:45:50
 





2905    Trong tay muôn vạn tinh binh,

Kéo về đóng chật một thành Lâm Truy.

Tóc tơ các tích mọi kỳ,

Oán thì trả oán, ân thì trả ân.

Đã nên có nghĩa có nhân,

2910    Trước sau trọn vẹn, xa gần ngợi khen.

Chưa tường được họ được tên,

Sự này, hỏi Thúc sinh viên mới tường."

Nghe lời Đô nói rõ ràng,

Tức thì nghênh thiếp mời chàng Thúc sinh.

2915    Nỗi nàng hỏi hết phân minh,

Chồng con đâu tá, tính danh là gì?

Thúc rằng: "Gặp lúc lưu ly,

Trong quân tôi hỏi thiếu gì tóc tơ.

Đại vương tên Hải, họ Từ,

2920    Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người.

Gặp nàng thì ở Thai Châu,

Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên.

Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,

Làm nên động địa, kinh thiên đùng đùng.

2925    Đại quân đồn đóng cõi đông,

Về sau chẳng biết vân mồng làm sao."

Nghe tường ngành ngọn tiêu hao,

Lòng riêng, chàng luống lao đao thẫn thờ.







Chú Thích:





Câu 2905:
Tinh binh:  quân lính tinh nhuệ.

Câu 2908:
Oán thì trả oán:  theo "nguyên truyện" thì Thuý Kiều đã ra lệnh xé xác tên mã Giám sinh, lột da Sở Khanh, đốt mụ Tú bà như ngọn đình liệu, đánh Hoạn thư một trăm roi, chém đầu lũ Ưng, Khuyển, băm xácBạc Hạnh, Bạc bà.
  Nguyễn Du đã để cho Thuý Kiều rộng lượng mà tha cho Hoạn thư không đánh một roi nào.

Câu 2912:
Hỏi Túc sinh:  "Nguyên truyện" đã không để cho ông già họ Đô kể tiếp mà lại chuyển qua Thúc sinh. Thúc sinh đã kể rõ cuộc đời Thuý Kiều khi lấy Từ Hải cho đến lúc Hồ Tôn Hiến dụ hàng, còn hiện tình ra sao thì không được rõ.

Câu 2914:
Thiếp:  tờ danh thiếp.

Câu 2917:
Loạn ly:  giặc giã rối loạn gây cảnh ly tán.

Câu 2918:
Tóc tơ:  ý nói từng sự việc nhỏ nhặt.

Câu 2920:
Đánh quen trăm trận:  tức đánh thắng cả trăm trận.

Câu 2922:
Quốc sắc thiên tài:  đây Thúc sinh cũng phải công nhận là Từ Hải và Thuý Kiều rất xứng nhau.

Câu 2926:
Vân mồng:  tin tức, tăm hơi.

Câu 2927:
Tiêu hao:  tin tức ("tiêu": tiêu tức; "tiêu" là diệt đi, "tức" là tăng lên, thời vận tuần hoàn, lên lên xuống xuống gọi là "tiêu tức" cũng có nghĩa là tin tức, "hao": tin tức).
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:48:04
 





Xót thay chiếc lá bơ vơ,

2930    Kiếp trần biết giũ bao giờ cho xong?

Hoa trôi nước chảy xuôi dòng,

Xót thân chìm nổi, đau lòng hợp tan.

Lời xưa đã lỗi muôn vàn,

Mảnh gương còn đó, phím đàn còn đây.

2935    Đàn cầm khéo ngẩn ngơ dây,

LÒ hương biết có kiếp này nữa thôi?

Bình bồng còn chút xa xôi,

Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an!

Rắp mong treo ấn từ quan,

2940    Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

Giấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử hoạ là thấy nhau.

Nghĩ điều trời thẳm vực sâu,

Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn!

2945    Những là nấn ná đợi tin,

Nắng mưa đã biết mấy phen đổi dời?

Năm mây bỗng thấy chiếu trời,

Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành.

Kim thì cải nhậm Nam Bình,

2950    Chàng Vương cũng cải nhậm thành Duy Dương

Sắm xanh xe ngựa vội vàng,

Hai nhà cũng thuận một ngày phó quan.







Chú Thích:





Câu 2929:
Chiếc lá:  ngụ ý bị chia lìa, lá rụng lìa cành.

Câu 2934:
Mảnh hương:  theo "nguyên truyện" thì: Kim Trọng cùng Thuý Vân ngâm một khúc thơ lưu biệt của Thuý Kiều, gảy một khúc đàn Hồ cầm của Thuý Kiều và đốt một ít hương thừa của Thuý Kiều. Vậy "mảnh hương" là đúng.

Câu 2937:
Bình hồng:  cánh bèo và cỏ bồng, trôi lênh đênh trên mặt nước, để ví với người lưu lạc.

Câu 2938:
Đỉnh chung:  cái vạc, cái chuông, dùng để nói sự hưởng dụng của nhà phú quí.

Câu 2939:
Treo ấn từ quan:  không muốn làm quan nữa thời treo ấn để đó trả lại nhà vua mà về ở ẩn.

Câu 2939:
Pha:  dấn thân vào, nghĩa là "xông pha".

Câu 2941:
Can qua:  giáo mác, cũng như nói binh đao.

Câu 2947:
Năm mây:  tức mây năm sắc.

Câu 2947:
Chiếu trời:  tức chiếu của nhà vua (có vẽ mây năm sắc).

Câu 2948:
Khâm ban:  ("khâm": kính) vua ban cho.

Câu 2948:
Sắc chỉ:  lời vua truyền ở trong tấm sắc.

Câu 2949:
Cải nhậm:  đổi đi làm quan ở nơi khác.

Câu 2950:
Duy Dương:  theo nguyên truyện thì là Dương Châu.

Câu 2952:
Phó quan:  ("phó": đi tới chỗ đã định trước) đi tới chỗ được bổ nhiệm làm quan.
  "Nguyên truyện": Qua ba năm, Kim Trọng đổi sang huyện Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến làm chức huyện lệnh. Vương Quan cũng trúng giáp bảng (tiến sĩ) được bổ chức lệnh Tứ phủ ở Dương Châu.






 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=123&IDcat=153


sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:50:21
 





Xảy nghe thế giặc đã tan,

Sóng êm Phúc Kiến, lửa tàn Chiết Giang.

2955    Được tin Kim mới rủ Vương.

Tiện đường cùng lại tìm nàng sau xưa

Hàng Châu đến đó bấy giờ,

Thật tin hỏi được tóc tơ rành rành.

Rằng: "Ngày sớm nọ giao binh,

2960    Thất cơ Từ đã thu linh trận tiền.

Nàng Kiều công cả chẳng đền,

Lệnh quân lại bắt ép duyên thổ tù.

Nàng đà gieo ngọc trầm châu,

Sông Tiền Đường đó, ấy mồ hồng nhan!"

2965    Thương ôi! Không hợp mà tan,

Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng.

Chiêu hồn thiết vị lễ thường,

Giải oan lập một đàn tràng bên sông.

Ngọn triều non bạc trùng trùng,

2970    Vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo.

Tình thâm biển thảm lạ điều,

Nào hồn tinh vệ biết theo chốn nào?

Cơ duyên đâu bỗng lạ thay?

Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.

2975    Trông lên linh vị chữ bài,

Thất kinh mới hỏi: "Những người đâu ta?"







Chú Thích:





Câu 2954:
Phúc Kiến, Chiết Giang:  hai tỉnh ở phía nam Trung Quốc, nơi Từ Hải đã chiếm giữ được.

Câu 2957:
Hàng Châu:  tên phủ, nay là thủ phủ tỉnh Chiết Giang.
  Hàng Châụ.. thật tin hỏi được... : Từ câu 2959 đến câu 2964 là lời một người ở Hàng Châu kể lại việc Từ Hải chết và việc Thuý Kiều bị ép duyên với một viên thổ tù nên đã trầm mình ở sông Tiền Đường.

Câu 2959:
Giao binh:  giao chiến giữa quân sĩ hai bên.

Câu 2960:
Thất cơ:  lầm lỡ cơ mưu, thua mưu kẻ địch.

Câu 2960:
Thu linh:  thu linh hồn, như nói khí thiêng về thần tức là chết.

Câu 2962:
Thổ tù:  tức viên tù trưởng Vĩnh Thuận.

Câu 2963:
Gieo ngọc trầm châu:  gieo mình xuống sông tự tử.

Câu 2968:
Giải oan:  làm lễ cầu Phật để cởi bỏ nỗi oan cho Thuý Kiều.

Câu 2969:
Ngọn triều non bạc:  ngọn sóng tung lên cao như ngọn núi trắng xoá.

Câu 2970:
Cánh hồng:  chỉ hình ảnh Thuý Kiều lúc gieo mình xuống sông như cánh chim hồng.

Câu 2972:
Hồn tinh vệ:  hồn oan của Thuý Kiều. ("Tinh vệ" là một giống chim nhỏ ở bãi biển. Chuyện xưa kể rằng con gái vua Viêm đế chết đuối hoá làm chim tinh vệ, ngày ngày ngậm đá ở núi Tây Sơn về lấp biển Đông cho hả giận).

Câu 2975:
Linh vị:  bài vị thờ linh hồn người chết (làm bằng gỗ hay dùng mảnh giấy dán vào cái thẻ, giữa có bên tên hèm, tên hiệu người chết để thờ).

Câu 2975:
Chữ bài:  chữ đề.

Câu 2976:
Thất kinh:  giật mình sợ hãi.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:52:52

Với nàng thân thích gần xa,

Người còn sao bỗng làm ma khóc người?"

Nghe tin nhơ nhác rụng rời,

2980    Xúm quanh kể họ, rộn lời hỏi tra.

"Này chồng, này mẹ, này cha,

Này là em ruột, này là em dâu.

Thật tin nghe đã bấy lâu,

Pháp sư dạy thế, sự đâu lạ dường!"

2985    Sư rằng: "có quả với nàng,

Lâm Truy buổi trước, Tiền Đường buổi sau.

Khi nàng gieo ngọc trầm châu,

Đón theo, tôi đã gặp nhau rước về.

Cùng nhau nương cửa bồ đề,

2990    Thảo am đó, cũng gần kề chẳng xa.

Phật tiền nhà bạc lân la,

Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây."

Nghe tin nở mặt nở mày,

Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?

2995    Từ phen chiếc lá lìa rừng,

Thăm tìm luống những liệu chừng nước non

Rõ ràng hoa rụng hương bay.

Kiếp sau hoạ thấy, kiếp này hẳn thôi!

Minh dương đôi ngả chắc rồi.

3000    Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên!









Chú Thích:





Câu 2983:
Thật tin:  tin đích xác hỏi được.Câu 2958: Thật tin hỏi được tóc tơ ràn rành.

Câu 2984:
Pháp sư:  nhà Phật gọi đạo là "pháp" cho nên tôn xưng các nhà sư giảng đạo là "pháp sư".

Câu 2985:
Nhân quả:  tức quả kiếp nhân duyên nghĩa là kiếp trước làm điều thiện thì kiếp sau được thiện báo, kiếp trước làm điều ác thì kiếp sau bị ác báo.
Câu này và câu sau ý nói: Giác Duyên với Thuý Kiều có nhân duyên kết quả với nhau, cho nên Giác Duyên trước đã gặp nàng ở huyện Lâm Truy, sau lại vớt nàng ở sông Tiền Đường.

Câu 2987:
Gieo ngọc trầm châu:  ý nói gieo mình xuống sông.

Câu 2989:
Cửa bồ đề:  cửa chùa. (Bồ đề do chữ phạn Bodhi có nghĩa là tỏ biết lẽ chân chính, thông đạo lý, giác ngộ đạo lý, hiểu rõ hai cảnh của pháp: lý và sự. Người Trung Quốc dịch là "chính giác". Bên Ấn Độ có một cây tất bạt la, vì Phật tu đắc đạo ở dưới gốc cây ấy nên mới gọi là cây bồ đề).

Câu 2990:
Thảo am:  chùa nhỏ lợp cỏ tranh.

Câu 2991:
Nhà bạc:  dịch từ chữ "bạch nhật". Thơ Lý Bạch có câu: "Bạch nhật hà đoản đoản, bách niên khổ dị mãn" = ngày bạc sao lại ngắn, trăm năm khổ dễ qua. Sách "Gia huấn" có câu: "Bạch nhật mạc nhàn quá, thanh xuân bất tái lai" = ngày bạc chớ lãng qua, tuổi xuân không trở lại. Chữ ngày bạc như vậy có nghĩa là ngày thường, ngày nào cũng như ngày nào sống đạm bạc ở chỗ thảo am.

Câu 2995:
Chiếc lá lìa rừng:  ví với cảnh Thuý Kiều phải lìa nhà mà lưu lạc.

Câu 2996:
Nước mây:  chân mây mặt nước, ý nói nơi xa xôi.

Câu 2997:
Hoa rụng hương bay:  ý nói Thuý Kiều đã bị chết.

Câu 2999:
Minh dương:  ("minh": tối) cõi âm và cõi dương.

Câu 3000:

Cửu nguyên:  chỉ âm phủ, cũng như chữ "cửu tuyền". Nguyên xưa là chỗ mộ địa của các quan khanh, đại phu nước Tấn chôn ở đất Cửu nguyên nên đời sau mới dùng chữ ấy để gọi chỗ mộ địa.


http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=125&IDcat=153
 
_______________
 





Quây nhau lạy tạ Giác Duyên,

Bộ hành một lũ theo liền một khi.

Bẻ lau vạch cỏ tìm đi,

Tình thâm luống hãy hồ nghi nửa phần.

3005    Quanh co theo dải giang tân,

Khỏi trăng lao đã tới sân Phật đường.

Giác Duyên lên tiếng gọi nàng,

Phòng trong vội dạo sen vàng bước ra.

Sảy xem đủ mặt một nhà,

3010    Xuân già còn khoẻ, huyên già còn tươi.

Hai em phương trưởng hoà hai,

Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa!

Tưởng bây giờ là bao giờ,

Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao!

3015    Giọt châu thánh thót quẹn bào,

Mừng mừng sợ sợ xiết bao sự tình.

Huyên già dưới gối gieo mình,

Khóc than mình kể sự mình đầu đuôi:

"Từ con lưu lạc quê người,

3020    Bèo trôi sóng vỗ, chốc mười lăm năm!

Tính rằng sông nước cát lầm,

Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây!"

Ông bà trông mặt trao tay,

Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra.







Chú Thích:





Câu 3004:
Tình thâm:  tình ruột thịt, tình sâu cha con, anh em.

Câu 3005:
Giang tân:  ("tân": bến) bên sông.

Câu 3008:
Sen vàng:  gót chân của người con gái đẹp. Xem chú thích câu 190.

Câu 3011:
Phương trưởng:  khôn lớn.

Câu 3011:
Hoà hai:  cả hai.

Câu 3015:
Quẹn bào:  thấm ướt áo. Chữ có người đọc là quyễn, quyến, quén.

Câu 3017:
Huyên:  mẹ. Xem chú thích câu 224.

Câu 3020:
Bèo trôi sóng vỗ:  ý nói thân bị trôi nổi lênh đênh như bèo bị sóng vỗ.

Câu 3021:
Sông nước cát lầm:  ý nói bị chìm đắm dưới sông nước và bị vùi lấp trong cát lầm, tức bị chết chìm.

Câu 3022:
Còn cầm:  còn hòng, còn mong.

Câu 3024:
Dung quang:  diện mạo con người, vẻ đẹp.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=126&IDcat=153
 
______________
 





3025    Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,

Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.

Nỗi mừng ông lấy gì cân,

Lời tan hợp, chuyện xa gần thiếu đâu?

Hai em hỏi trước han sau,

3030    Đứng trông, nàng đã trở sầu làm tươi.

Quây nhau lạy trước Phật đài,

Tái sinh trần tạ lòng người từ bi

Kiệu hoa giục rước tức thì,

Vương ông dạy rước cùng về một nơi.

3035    Nàng rằng: "Chút (?) phận hoa rơi,

Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.

Tính rằng mặt nước chân mây,

Lòng nào còn tưởng có rày nữa không?

Thì rày tái thế tương phùng,

3040    Khát khao đã thoả tấm lòng lâu nay!

Đã đem mình bỏ am mây,

Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa.

Mùi thiền đã bén muối ích,

Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.

3045    Sự đời đã tắt lò lòng,

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!

Dở dang nào có hay gì?

Đã tu, tu trót qua thì thì thôi!







Chú Thích:





Câu 3025:
Dãi nguyệt dầu hoa:  tức dãi dầu nguyệt hoa, ý nói bị đày đoạ trong cảnh nguỵêt hoa ("nguyệt hoa" chỉ sự tình ái giữa trai gái) khi bị ép phải vào thanh lâu.

Câu 3030:
Chàng cũng trở sầu làm tươi:  "Nguyên truyện": "Vương Quan, Thuý Vân đô thượng tiền xả túc tróc tí khiếu hoán thư thư. Kim Trọng bất tiện thướng tiền, chỉ hỉ đắc mi hoan nhỡn tiếu" = Vương Quan và Thuý Vân đều chạy tới nắm lấy tay Kiều và gọi: Chị! Chị! Chàng Kim không tiện tiến tới, chỉ đứng đấy mà vui vẻ nở mày tươi mắt.

Câu 3032:
Tái sinh:  làm cho sống lại.

Câu 3032:
Trần tạ:  ("trần": bày tỏ) tỏ lòng tạ ơn.

Câu 3032:
Người từ bi:  "người" ở đây chỉ Giác Duyên."Nguyên truyện": Viên ngoại nói: "Cứ như lời đó thì người là cha mẹ trùng sinh của con đấy". Nói đoạn, nghiêng mình sụp lễ Giác Duyên, Vương bà, Kim Trọng, Vương quan và Thuý Vân đều lễ theo.

Câu 3039:
Tái thế tương phùng:  được sống lại và được gặp lại nhau.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=127&IDcat=153
 
_________________
 





Trùng sinh ân nặng bể trời,

3050    Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi?"

Ông rằng: "Bỉ thử nhất thì,

Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền.

Phải điều cầu Phật cầu tiên,

Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?

3055    Độ sinh nhờ đức cao dày,

Lập am rồi sẽ rước thầy ở chung."

Nghe lời, nàng đã chiều lòng,

Giã sư, giã cảnh đều cùng bước ra.

Một đoàn về đến quan nha,

3060    Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy.

Tàng tàng chén cúc dở say,

Đứng lên Vân mới giãi bày một hai.

Rằng: "Trong tác hợp cơ trời,

Hai bên gặp gỡ một lời kết giao.

3065    Gặp cơn bình địa ba đào,

Vậy đem duyên chị buộc vào cho em.

Cũng là phận cải duyên kim,

Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao?

Những là rày ước mai ao,

3070    Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình!

Bây giờ gương vỡ lại lành,

Khuôn thiêng lừa đảo đã dành có nơi.







Chú Thích:





Câu 3049:
Trùng sinh:  ý nói lại đẻ ra mình lần thứ hai.

Câu 3050:
Nghĩa người ra đi:  người đây chỉ Giác Duyên như chữ người trong câu: Tái sinh trần tạ lòng người từ bi.

Câu 3051:
Bỉ thử nhất thì:  tức bỉ nhất thì, thử nhất thì. Mạnh tử đáp Sùng Ngu: Tiền nhật dư thường ngôn, quân tử bất oán thiên bất vưu nhân nhi kim nhược hữu bất dự cái bỉ nhất thì thử nhất thì dã. (Thầy Mạnh tử đáp lời hỏi của Sung Ngu: Ngày trước ta thường nói người quân tử không oán trời, không trách người, mà nay lại có điều chẳng bằng lòng, vì tuỳ việc mỗi lúc một khác).
  Ở đây Vương ông muốn nói phải tuỳ hoàn cảnh mà xử sự không thể cứng nhắc được.

Câu 3052:
Tòng quyền:  tức ngộ biến tòng quyền, người ta khi gặp cảnh biến thì phải theo đạo "quyền" nghĩa là phải xử sự cho thích hợp với hoàn cảnh lúc biến, không thể giữ đạo "kinh" là cách xử sự vào lúc bình thường.

Câu 3055:
Độ sinh:  cứu sống lại.

Câu 3055:
Đức cao dày:  chỉ ơn đức cao dày của trời đất và của đức Phật.

Câu 3059:
Quan nha:  chỗ huyện sở, chỗ làm việc quan. Theo "nguyên truyện" thì gia đình Viên ngoại về nhà trọ mở tiệc đoàn viên rồi Kim Trọng cùng Vương ông, Vương bà, Thuý Kiều, Thuý Vân sang tỉnh Phúc Kiến để nhậm chức huyện lệnh Nam Bình. Riêng Vương Quan và vợ thì đi nhậm chức ở huyện Dương Châu.

Câu 3060:
Đoàn viên:  ("đoàn": tròn, "viên": hình tròn) quây quần sum họp.

Câu 3061:
Chén cúc:  chén rượu cúc.

Câu 3062:
Một hai:  một đôi điều, một vài điều.

Câu 3063:
Tác hợp:  Kinh Thi có câu Thiên tác chi hợp = trời tác thành cho đôi bên trai gái hợp nên vợ chồng.

Câu 3064:
Kết giao:  giao ước kết hợp với nhau.

Câu 3065:
Bình địa ba đào:  ("ba": sóng, "đào": sóng lớn) đất bằng nổi sóng; đây chỉ cảnh gia biến.

Câu 3067:
Phận cải duyên kim:  duyên phận vợ chồng. Xem chú thích câu 769.

Câu 3071:
Gương vỡ lại lành:  ý nói bị chia lìa rồi lại được đoàn tụ.
  "Tình sử": Từ Đức Ngôn lúc từ biệt công chúa Lạc Xương đã đập cái gương vỡ làm hai mảnh, mỗi người giữ lấy một mảnh, sau gặp nhau ghép hai mảnh gương lại và lại được đoàn tụ.

Câu 3072:
Lừa lọc:  ("lừa": do chữ "lựa" chuyển thanh) lựa đi lọc lại, ý nói trời khéo khuôn xếp cho.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=128&IDcat=153
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.02.2007 04:42:29 bởi sóng trăng >

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:54:53
 





Còn duyên may lại còn người,

Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.

3075    Quả mai ba bảy khi vừa,

Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!"

Dứt lời, nàng vội gạt đi:

"Sự muôn năm cũ, kể chi bây giờ?

Một lời tuy có ước xưa,

3080    Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều.

Nói càng hổ thẹn trăm chiều,

Thì cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi!"

Chàng rằng: "Nói cũng lạ đời,

Dẫu lòng kia vậy, còn lời ấy sao?

3085    Một lời đã trót thâm giao,

Dưới trời có đất, trên cao có trời!

Dẫu rằng vật đổi sao dời,

Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh.

Duyên kia có phụ chi tình,

3090    Mà toan chia gánh chung tình làm hai?"

Nàng rằng: "Gia thất duyên hài.

Xót lòng ân ái, ai ai cũng lòng.

Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,

Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương.

3095    Chữ Trinh đáng giá nghìn vàng,

Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa.







Chú Thích:





Câu 3075:
Quả mai ba bảy:  Kinh Thi, bài "Phiếu mai": "Phiếu hữu mai, kỳ thực tam hề... " (Quả mai rụng, mười phần chỉ còn lại bạ.. ). Bài thơ ý nói quả mai đã rụng còn bảy phần rồi, còn ba phần nhưng vẫn còn là mùa mai, chưa hết xuân. Thuý Kiều cũng vậy, tuy đã qua tuổi đôi mươi nhưng vẫn còn đang vừa thì nên phải sớm nối lại duyên xưa.

Câu 3076:
Đào non:  cô Kiều lúc này đã ngoài ba mươi tuổi rồi mà Nguyễn Du còn nói là "đào non" nên Tản Đà cho là thật buồn cười.

Câu 3078:
Muôn năm:  ý nói việc đã cũ lắm rồi.

Câu 3082:
Ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi:  ý nói thà cho trôi qua luôn, đừng nhắc đến làm gì nữa.

Câu 3084:
Lời ấy:  lời thề xưa giữa hai người.

Câu 3085:
Thâm giao:  giao ước nặng tình với nhau.

Câu 3087:
Vật đổi sao dời:  ý nói có nhiều thay đổi.

Câu 3088:
Lời tử sinh:  lời thề sống chết với nhau.

Câu 3090:
Chung tình:  ("chung": đúc kết lại) mối tình đúc kết vào một người.

Câu 3091:
Gia thất duyên hài:  đẹp duyên vợ chồng, cửa nhà vui vẻ thuận hoà.

Câu 3094:
Phong nhị:  nói bông hoa còn giữ nguyên cái nhị chưa bị bướm ong hút mất.

Câu 3096:
Đuốc hoa:  đèn thắp trong đêm hợp cẩn.

Câu 3096:
Mai xưa:  buổi đầu tiên, tức đêm động phòng hoa chúc.
  Cả câu ý nói: nếu nàng Kiều giữ được chữ trinh quí giá như ngàn vàng thì dưới ngọn đuốc hoa của đêm hợp cẩn mới không thẹn về cái buổi ban đầu ấy.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:57:29
 





Thiếp từ ngộ biến đến giờ,

Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.

Bấy chầy gió táp mưa sa,

3100    Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn.

Còn chi là cái hồng nhan,

Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?

Nghĩ mình, chẳng hổ mình sao?

Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!

3105    Đã hay chàng nặng vì tình,

Trông hoa đèn, chẳng tủi mình lắm ru!

Từ rày khép cửa phòng thu,

Chẳng tu thì cũng là tu mới là!

Chàng dù nghĩ đến tình xa,

3110    Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.

Nói chi kết tóc xe tơ,

Đã buồn cả ruột, mà dơ cả đời!"

Chàng rằng: "Khéo nói nên lời,

Mà trong lẽ phải có người có ta!

3115    Xưa nay trong đạo đàn bà,

Chữ Trinh kia cũng có ba bảy đường.

Có khi biến, có khi thường,

quyền nào phải một đường chấp kinh?

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

3120    Bụi nào cho đục được mình ấy vay?







Chú Thích:





Câu 3097:
Ngộ biến:  gặp cảnh gia biến.

Câu 3104:
Trần cấu:  bụi bẩn, ý nói đến tấm thân đã bị "dãi nguyệt dầu hoa" ở chỗ thanh lâu đâu còn trong sạch gì nữa.

Câu 3104:
Bố kinh:  ("bố": vải; "kinh": gai) do chữ "kinh thoa bố quần" là cái thoa bằng cỏ gai, cái quần bằng vải thô, chỉ người vợ hiền vì xưa nàng Mạnh Quang (vợ của Lương Hồng) đời Hậu Hán chỉ dùng những thứ đồ ấy.
  Cả câu ý nói không dám đem tấm thân dơ bẩn mà làm vợ.

Câu 3107:
Phòng thu:  phòng của người phụ nữ đã luống tuổi, trái với phòng xuân là phòng của người con gái.

Câu 3110:
Cầm sắt:  đàn cầm và đàn sắt. Kinh Thi có câu: Thê tử hảo hợp, như cổ cầm sắt = vợ chồng hoà hợp như tiếng đàn cầm, đàn sắt gảy hoà vào với nhau.

Câu 3110:
Cầm cờ:  cây đàn và cuộc cờ, chỉ tình bạn bè chỉ vui chơi với nhau bằng thú gảy đàn và đánh cờ.
  Cả câu ý nói đem tình vợ chồng đổi ra tình bầu bạn.

Câu 3116:
Dường:  do chữ "dạng" mà ra, có nghĩa là dáng vẻ, sắc thái.
  "Nguyên truyện": Phàm sự trinh tiết của con gái, có khi lấy sự không chịu thất thân làm trinh, cũng có khi lấy sự phải nhục thân làm trinh nghĩa là có lúc thường lúc biến vậy. Như sự nhục thân của hiền thê sẽ gặp cảnh biến mà làm trọn điều đó. Tuy sa vào nơi bùn nhơ mà không nhiễm. Sự được gặp nhau ngày nay, có thể gọi là hoa tàn mà lại nở, trăng khuyết rồi lại tròn.

Câu 3118:
Quyền:  thế biến, không thường.

Câu 3118:
Chấp kinh:  giữ phép thường khi không gặp sự biến.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 14:59:58
 





Trời còn để có hôm nay,

Tan sương biết ngõ, áng mây giữa trời.

Hoa tàn mà lại thêm tươi,

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.

3125    Có điều chi nữa mà ngờ,

Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu!

Nghe chàng nói đã hết điều,

Hai thân thì cũng quyết theo một bài.

Hết lời khôn lẽ chối lời,

3130    Gót đầu, nàng những vắn dài thở than.

Nhà vừa mở tiệc đoàn viên,

Hoa soi ngọn đuốc, hồng chen bức là.

Cùng nhau giao bái một nhà,

Lễ đà đủ lễ, đôi là đủ đôi.

3135    Động phòng dìu dặt chén mồi,

Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa.

Những từ sen ngó đào tơ,

Mười lăm năm mới bây giờ là đây!

Tình duyên ấy, hợp tan này,

3140    Bi hoan mấy nỗi đêm này trăng cao.

Canh khuya bức gấm rủ thao,

Dưới đèn tỏ nghĩa má đào thêm xuân.

Tình nhân lại gặp tình nhân,

Hoa xưa ong cũ, mấy phân tình chung!







Chú Thích:





Câu 3122:
Tan sương đầu ngõ:  sương đã tan ở đầu ngõ, ý nói quang cảnh lại tươi sáng ví với cuộc đời của Thuý Kiều đã hết những ngày khổ cực, u ám. Bản LVĐ chép là "biết ngõ".

Câu 3122:
Vén mây giữa trời:  ở giữa trời cũng không còn đám mây nào che phủ nữa, ý cũng như trên. Bản LVĐ chép là "áng mây".

Câu 3126:
Để hững hờ:  ý nói hững hờ, không biết.
  "Nguyên truyện": Hiền thê còn nghi ngờ mà nỡ coi chàng Tiêu như khách qua đường ru?

Câu 3126:
Chàng Tiêu:  tức là Tiêu lang. Theo "Toàn Đường thi thoại", Thôi Giao đời Đường có một người tỳ thiếp bán vào dinh quan Liên Suý. Thôi Giao thương nhớ nàng vô cùng. Nhân một buổi gặp lại nàng. Thôi Giao có đề thơ tặng nàng trong có câu: "Hầu môn nhất thập thâm như hải, tùng thử Tiêu lang thị lộ nhân" = cửa hầu đã vào khỏi, chỉ thấy sâu như bể, từ đây chàng Tiêu thành ra người qua đường.
  Quan Liên Suý thấy bài thơ đó cho người con hầu lại được về với Thôi Giao.
  Chữ "Tiêu lang" sau được dùng để chỉ người tình lang.

Câu 3128:
Hai thân:  chỉ ông bà Viên ngoại.

Câu 3128:
Theo một bài:  theo một lối, một cách, cùng một đường lối.

Câu 3129:
Hết lời:  tức là đã nói hết mọi lý lẽ.

Câu 3132:
Hoa soi ngọn đuốc:  ngọn đuốc soi sáng.

Câu 3132:
Hồng chen bức là:  tấm thảm màu hồng được giải chen vào bên những tấm màn lụa.
  "Nguyên truyện" viết là bày đèn hoa và trải len đỏ.
  "Vương Viên ngoạị.. liền gọi hai người cùng lễ nhau, lễ xong, cả nhà đưa hai người vào phòng cưới và đứng xem hai người uống cạn chén rượu hợp cẩn mới lui ra".

Câu 3133:
Giao bái:  vái lễ lẫn nhau.

Câu 3135:
Động phòng:  buồng sâu kín như hang động, chỉ buồng của vợ chồng mới cưới, buồng cô dâu.

Câu 3135:
Chén mồi:  chén làm bằng hai con đồi mồi.

Câu 3137:
Sen ngó đào tơ:  ý nói từ khi Kim Trọng mới gặp Kiều, lúc ấy nàng còn trẻ măng như ngó sen mới mọc, như cành đào đang tơ.

Câu 3140:
Bi hoan mấy nỗi:  Thuý Kiều và Kim Trọng tâm sự về những nỗi vui buồn đã trải qua.

Câu 3142:
Tỏ rạng:  nhìn rõ, sáng tỏ.
  "Nguyên truyện": Kim Trọng thấy các người đã lui ra cả rồi, bèn cầm dịch cây đèn bạc lại gần để được nhìn kỹ gương mặt Thuý Kiều thì vẫn chẳng khác gì : Hoa thược dược lòng làn khói nhạt, đoá đào hồng điểm hạt mưa bay.

Câu 3144:
Hoa xưa ong cũ:  "hoa" chỉ nàng Kiều; "ong" chỉ chàng Kim, ý nói đôi tình nhân cũ lại gặp nhau.

Câu 3144:
Chung tình:  ("chung": đúc kết lại) mối tình chung đúc lại.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 15:02:38





3145    Nàng rằng: "Phận thiếp đã đành,

Có làm chi nữa, cái mình bỏ đi!

Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,

Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may.

Riêng lòng đã thẹn lắm thay,

3150    Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi!

Những là âu yếm vành ngoài,

Còn toan mở mặt với người cho qua.

Lại như những thói người ta,

Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa.

3155    Cũng nhơ giở nhuốc bày trò,

Còn tình đâu nữa mà thù đấy thôi!

Người yêu ta xấu với người,

Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau!

Cửa nhà dù tính về lâu,

3160    Thì còn em đó lọ cầu chị đây!

Chữ trinh còn một chút này,

Chẳng cầm mộc vững thúc giày cho tan!

Còn nhiều ân ái chan chan,

Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi?"

3165    Chàng rằng: "Gắn bó một lời,

Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau.

Xót người lưu lạc bấy lâu,

Tưởng thề thốt nặng cũng nhiều!







Chú Thích:





Câu 3148:
Xướng tuỳ:  do chữ "phu xướng phụ tuỳ", chồng nói vợ theo. Đây dùng để chỉ tình vợ chồng.

Câu 3148:
Mảy may:  một chút ít.

Câu 3150:
Mặt dạn mày dày:  ý nói mặt mày đã dạn dày rồi không còn biết xấu hổ nữa.

Câu 3151:
Âu yếm vành ngoài:  tỏ tình yêu thương mà không đi đến sự giao hoan.
  "Nguyên truyện": Sau khi cùng vào trướng uyên ương. Kim Trọng tỏ tình âu yếm bề ngoài tưởng rằng nàng sẽ nảy lòng ham muốn. Nào ngờ Thuý Kiều, đối với các sự âu yếm bề ngoài thì khắn khít như keo sơn, nhưng hễ nghe nói đến chuyện giao hoan thì lập tức cự tuyệt.

Câu 3156:
Mà thù đấy thôi:  chữ "mà" ở đây chỉ một sự phản ứng. Bản LVĐ, QVĐ và bản TĐ đã chép chữ "mà" thích hợp hơn.
  "Nguyên truyện": Nếu chàng không nghĩ đến sự mây mưa, để cho thiếp quên tình, thì thiếp còn có thể mở mặt một chút để đối với chàng. Ví phỏng cứ nhất quyết lấy việc trước đây mà thiếp đã chịu nhục để làm nhục thiếp, thế thì chàng không phải yêu thiếp mà là thù thiếp vậy.

Câu 3161:
Chữ trinh còn một chút này:  chữ trinh đây theo nguyên truyện là "thụ nhục chi trinh" chứ không chữ trinh của người con gái.
  "Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thứ nhất tuyến. Thảng lang tất tính thứ nhất tuyến nhi ô diệt chi, thiếp duy hữu cốt hoả hình tiêu, tái bất cảm phục thị cân trất hĩ". = (Vả chăng chữ trinh đã bị nhục của thiếp chỉ còn một sợi nhỏ này, nếu chàng lại làm nhơ đứt mất đi thì thiếp chỉ còn cách xương nát thân tan, chứ không dám cầm cái khăn cái lược để hầu chàng nữa).
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 15:04:47
 





Thương nhau sinh tử đã nhiều,

3170    Đưa nhau còn thiếu bấy nhiêu là tình.

Chừng xuân tơ liễu còn xanh,

Nghĩ chưa chưa thoát khỏi vành ái ân.

Gương trong chẳng chút bụi trần,

Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm!

3175    Bấy lâu đáy bể mò kim,

Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa.

Ai ngờ lại họp một nhà,

Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!"

Nghe lời sửa áo cài trâm,

3180    khấu đầu lạy trước cao thâm nghìn trùng.

Thân tàn trăn (?) đục khơi trong,

Là nhờ quân tử khác lòng người ta.

Mấy lời tâm phúc ruột rà.

Tương tri nghĩa ấy mới là tương tri!

3185    Chở che đùm bọc thiếu gì,

Trăm năm danh tiết cũng về đêm nay!

Thoắt thôi tay lại cầm tay,

Càng yêu vì nết, càng thương vì tình.

Thêm nến giá, nỗi hương bình,

3190    Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan.

Tình xưa lai láng khôn hàn.

Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa.







Chú Thích:





Câu 3172:
Vành ái ân:  vòng yêu thương, đây ý nói đến chuyện vợ chồng chung chăn gối. Cả hai câu 3171-3172 ý Kim Trọng muốn nói rằng Thuý Kiều còn trẻ, nghĩ chưa thoát khỏi được chuyện ân ái vợ chồng.

Câu 3174:
Một lời quyết hẳn:  đây là lời của Thuý Kiều nhất quyết không chịu ân ái vợ chồng, không chịu để mất một chút trinh bạch còn lại.
  "Nguyên truyện": Kim Trọng nghe đoạn lấy làm kinh ngạc mà rằng: "Thế ra hiền thê không phải là hạng con gái tầm thường mà chính là một con người hào kiệt! Nay hiền thê đã lấy tư cách liệt phụ ngàn xưa để giữ mình thì ta không dám vọng cầu nữa". Thuý Kiều nghe đoạn, liền trở dậy nghiêm chỉnh áo quần rồi hường về chàng Kim sụp lạy mà rằng: Kính tạ tri kỷ.

Câu 3176:
Trăng hoa:  chỉ việc trai gái ân ái với nhau. Cả hai câu 3175-3176, ý nói bấy lâu nay vì nặng lời vàng đá nên phải đi tìm khắp nơi chứ đâu phải vì thú trăng hoa.

Câu 3178:
Chăn gốị.. sắt cầm:  cả câu ý nói đâu phải là có chung chăn gối mới là vợ chồng. Trong trường hợp Thuý Kiều, vấn đề tế nhị hơn. Kim Trọng và Thuý Kiều vẫn chung chăn gối, vẫn "âu yếm vành ngoài", vẫn là vợ chung nhưng chỉ không có chuyện ân ái mây mưa thôi.

Câu 3180:
Lạy tạ cao thâm nghìn trùng:  lạy tạ tấm lòng cao cả của Kim Trọng đã xử sự đúng bậc quân tử, khác hẳn "lòng người ta".

Câu 3181:
Gạn đục khơi trong:  ý nói rửa sạch cấn nhơ, cũng như Thuý Kiều tấm thân đã "thừa xấu xa" nay được trong sạch hẳn đi.

Câu 3183:
Tâm phúc:  lòng dạ, ý nói thân tín nhau.

Câu 3183:
Ruột rà:  nói cái tình thân cùng máu mủ.

Câu 3184:
Tương tri:  biết rõ lòng dạ của nhau, bạn thân.

Câu 3186:
Danh tiết:  danh tiếng và tiết tháo.

Câu 3190:
Chén quỳnh:  chén rượu quỳnh tương, chén rượu quí.

Câu 3190:
Giao hoan:  vui vẻ với nhau.

Câu 3191:
Lai láng khôn hàn:  chứa chan trong lòng không cầm giữ lại được, không ngăn lại được (chữ "hàn" la bởi chữ "hạn" chuyển âm sang).

Câu 3192:
Ngón đàn:  cái sở trường về đàn.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=133&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 15:07:32
 





Nàng rằng: "Vì mấy đường tơ,

Lắm người cho đến bây giờ lại thôi!

3195    Ăn năn thì sự đã rồi,

Nể lòng người cũ, vâng lời một phen."

Phím đàn dè dặt tay tiên,

Khói trầm cao nét, tiếng đàn gần xa.

Khúc đâu đầm ấm dương hoà.

3200    Ấy là hồ điệp, hay là Trang sinh?

Khúc đâu êm ái xuân tình,

Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?

Trong sao châu nhỏ duềnh quyên!

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!

3205    Lọt tai nghe suốt năm cung,

Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao.

Chàng rằng: "Phổ ấy tay nào,

Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?

Thương vui bởi tại lòng này,

3210    Hay là khổ tận đến ngày cam lai?

Nàng rằng: "Vì chút hay chơi,

Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu!

Một phen tri kỷ cùng nhau,

Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa."

3215    Chuyện trò chưa cạn tóc tơ,

Gà đà gáy sáng, trời vừa dựng đông.







Chú Thích:





Câu 3194:
Lầm người:  làm cho người ta khổ sở, thân bị dơ bẩn, không còn giữ được sự trong trắng nữa. Như: "Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh". Chữ "lầm" cũng có thể hiểu là gây ra lầm lỗi cho người ta. Bản LVĐ 66 và 71 đã chép là "Lắm người".

Câu 3197:
Tiếng huyền:  ("huyền": dây đàn) tiếng đàn.

Câu 3199:
Dương hoà:  khí dương êm hoà đầm ấm.

Câu 3200:
Hồ điệp:  con bươm bướm.

Câu 3200:
Trang sinh:  tức là Trang Chu. Xưa Trang Chu năm chiêm bao thấy mình hoá làm con bướm. Khi thức dậy, mơ màng không biết mình là bươm bướm hay là Trang Chu.
  Đoạn tả tiếng đàn này từ câu 3199 đến câu 3204 là mượn ý ở bài "Cẩm sắt" của Lý Thương Ẩn (đời Đường).
  Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
  Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên.
  Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
  Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên.
  (Trang sinh sớm mộng hồn bươm bướm,
  Thục đế lòng xuân oán đỗ quyên.
  Trăng tỏ bể xanh châu nhỏ lệ,
  Lam Điền ngọc ấm bốc hơi lên).

Câu 3202:
Thục đế:  vua nước Thục.

Câu 3202:
Đỗ quyên:  ta cho la con cuốc. Xưa vua nước Thục là Đỗ Vũ, hiệu là Vọng đế bị mất nước đã hoá làm con cuốc, thường kêu "quốc quốc" nghê rất ai oán như gợi lòng tiếc nước không nguôi. (Xem thêm chú thích câu 1307).

Câu 3203:
Duềnh quyên:  vũng nước trong sáng đẹp hoặc cso ánh trăng soi. ("quyên": sáng đẹp).

Câu 3203:
Châu nhỏ duềnh quyên:  mượn ý câu thơ "Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ" để tả tiếng đàn nghe thật trong.

Câu 3204:
Hạt ngọc Lam điền mới đông:  mượn ý câu thơ "Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên" để tả tiếng đàn thật ấm.

Câu 3205:
Năm cung:  năm âm, năm bậc trong âm nhạc Trung Quốc.

Câu 3206:
Não nùng:  buồn rầu đau đớn.

Câu 3210:
Khổ tận cam lai:  ("cam": ngọt, "lai": đến) ý nói thời kỳ khổ sở đã qua, thời kỳ sung sướng đã đến. Kiều gảy đàn lần này là lần thứ sáu. Năm lần trước gảy đàn cho Kim Trọng nghe khi gặp gỡ thề nguyền, cho Mã Giám sinh nghe khi bán mình chuộc cha, cho Hoạn thư và Thúc sinh nghe khi phải hầu rượu hai người và cho Hồ Tôn Hiến nghe sau khi Từ Hải chết. Trong suốt năm lần trước tiếng đàn của Thuý Kiều đều sầu thảm chỉ có lần sau cùng tái hồi Kim Trọng thì tiếng đàn mới được vui vầy.

Câu 3213:
Tri kỷ:  đây nói hai người tâm sự với nhau sau khi đã hiểu được tấm lòng của nhau.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=134&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 15:10:48
 





Tình riêng chàng lại nói cùng,

Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao.

Cho hay thục nữ chí cao,

3220    Phải người sớm mận tối đào như ai?

Hai tình vẹn vẽ hoà hai,

Chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ.

Khi chén rượu, khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.

3225    Ba sinh đã phỉ mười nguyền,

Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.

Nhớ lời, lập một am mây,

Khiến người thân thích, rước thầy Giác Duyên.

Đến nơi đóng cửa cài then,

3230    Rêu trùm kẽ ngạch, cỏ trên mái nhà.

Sư đà hái thuốc phương xa,

Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu?

Nặng vì chút nghĩa xưa sau,

Trên am cứ giữ hương dầu hôm mai.

3235    Một nhà phúc lộc gồm hai,

Thiên niên dằng dặc quan giai lần lần.

Thừa gia chẳng hết nàng Vân,

Một cây cù mộc, một sân quế hoè.

Phong lưu phú quý ai bì,

3240    VI xuân một cửa để bia muôn đời.







Chú Thích:





Câu 3217:
Nói sòng:  nói thẳng ra. Bản nôm LVĐ và QVĐ chép là "nói cùng".

Câu 3219:
Thục nữ:  người con gái hiền.

Câu 3220:
Phải người sớm mận tối đào như ai:  đâu phải là người trăng gió lẳng lơ, sớm đi với người này tối đi với người khác.
  "Nguyên truyện": Kim Trọng nói: "Tình của ái khanh đây là tình trinh liệt! Vậy ta đâu còn dám mơ tưởng đến tình bất chính nữa". Kiều nghe nói rất đỗi vui mừng. Hai người lại cùng vào trong trướng gấm, âu yếm bề ngoài đủ cách, chỉ trừ một sự mây mưa. Sáng hôm sau trở dậy, hai người cùng ra lậy chào cha mẹ. Kim Trọng đem chuyện tối trước nói cùng Thuý Vân. Thuý Vân lại đem chuyện ấy nói với cha mẹ. Cả nhà đều khen lao không ngớt.

Câu 3221:
Hai tình:  tình cầm cờ và tình cầm sắt tức bạn tình và tình vợ chồng.

Câu 3221:
Vẹn vẽ:  trọn vẹn.

Câu 3222:
Chăn gối:  tình vợ chồng.
  Cầm thơ: đánh đàn và làm thơ ý nói tình bạn bè.

Câu 3225:
Ba sinh đã phỉ mười nguyền:  mọi sự ước nguyện về tình duyên vợ chồng đã được thoả ý.

Câu 3228:
Thân tín:  người thân cận và tín cẩn.

Câu 3229:
Đóng cửa cài then:  Nguyễn Du đã tả cảnh cửa đóng then cài khác với nguyên truyện.
  "Nguyên truyện" viết: "Sai nhân khứ liễu lai hồi, thì đạo am môn đại khai, Giác Duyên sư phụ ảnh dã bất kiến, chỉ kiến Phật tiền hương hạ sáp trứ nhất thiếp kiến tiểu đích nã lai hồi phục lão gia. Kim Trọng tiếp liễu, đồng chúng nhân khán đạo".
  Pháp môn yếu thành thuỷ thành chung,
  Nguyện quân phu thê quí dĩ thân.
  Nhược vấn ngô thân hà xứ khứ,
  Thường bạn cô hạc bán không vân.
  Gia nhân trở về cho biết, khi tìm đến chùa thấy của mở toang, tiến vào bên trong chẳng thấy bóng sư phụ Giác Duyên đâu cả mà chỉ nhìn thấy trước bàn thờ Phật chiếc lư hương có một tấm thiếp. Chúng tôi đem về trình lão gia đây ạ. Chàng Kim cầm lấy tấm thiếp rồi cùng mọi người mở coi thấy bốn câu rằng:
  Cửa thiền vưa thuy

Câu 3232:
Mây bay hạc lánh:  chỉ sư Giác Duyên đi vân du không biết ở đâu mà tìm.

Câu 3235:
Phúc lộc:  phúc lộc là điều tốt lành, lộc là của cải. Ta thường cho nhiều con là phúc và làm quan là lộc.

Câu 3236:
Quan giai:  bậc thang trong quan trường.

Câu 3237:
Thừa gia:  ("thừa": vâng chịu) đảm đang coi sóc việc nhà.

Câu 3238:
Cù mộc:  chữ lấy trong Kinh Thi, bài "Nam hữu cưu mộc" (chữ cưu cũng đọc là cù): Nam hữu cưu (cù) mộc cát luỹ lôi chi = núi nam có cây cong sà xuống, dây sắn dây bìm leo lên.
  Cù mộc là cây cao có nhiều cành lá nên ví với người vợ cả. Đây chỉ Thuý Vân vì nàng là người thừa gia, đã sinh đẻ được nhiều con để nối dõi tông đường.

Câu 3238:
Quế hoè:  tên hai thứ cây. Theo Tống sử. Đậu Vũ Quân có năm người con trai hiển đạt nên người đời khen là Yên Sơn ngũ quế (năm cây quế ở Yên Sơn). Phùng Đạo cũng có câu thơ khen: "Linh xuất nhất châu lão, đan quế ngũ chi phương" (Linh xuân một gốc thọ, quế đỏ năm cành thơm).
  Đời Tống còn có chuyện Vương Hựu trồng ba cây hoè ở sân, con là Vương Đán làm đến chức tam công gọi là "Vương thị tam hoè". Do hai điển trên mà về sau trong văn chương thường dùng chữ "quế hoè" để chỉ nhà có con cháu đông đúc và hiển đạt.

Câu 3240:
Vườn xuân:  ý nói đến cảnh vui vẻ trong gia đình như khu vườn xuân có hoa nở tươi tốt đẹp đẽ.

Câu 3240:
Một cửa:  ý nói một nhà như trong câu: "Một nhà phúc lộc gồm hai. Nhưng một nhà đây là nhà họ Vương hay nhà họ Kim. Nếu theo như trong truyện tả cảnh Kim Trọng cùng với Thuý Vân, Thuý Kiều và các con cái thì lại là họ Kim chứ không phải họ Vương."
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 15:14:01
 





Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

3245    Có đâu thiên vị người nào,

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

3250    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Lời quê nhặt gói dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh.







Chú Thích:





Câu 3243:
Phong trần:  ý nói khổ sở gian truân.

Câu 3244:
Thanh cao:  ý nói phong lưu sung sướng.

Câu 3245:
Thiên vị:  riêng vì, thiên lệch.

Câu 3246:
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai:  câu này và câu trên ý nói ở đời không có người nào mà trời lại thiên vị cho cả "tài" lẫn mệnh. Hai câu này đối chiếu lại với hai câu ở đầu truyện chữ "tài" chữ "mệnh" khéo là ghét nhau.

Câu 3248:
Tai:  những tai nạn, nhưng điều bất hạnh.

Câu 3249:
Nghiệp:  chữ "nghiệp" đây là thân nghiệp tức là các nghiệp do sự hành động của mình mà tạo ra. Người làm điều lành thì có cái nghiệp để báo ứng cho điều ác. Như thế thì xấu hay tốt, dữ hay lành là tự mình làm ra rồi chính mình được hưởng hay phải chịu chứ "đừng có trách trời".

Câu 3251:
Thiện căn:  ("thiện": điều lành, "căn": gốc rễ) cái gốc thiện, cái cội nhân đức.

Câu 3252:
Tâm:  lòng người ta. Đạo Phật cho rằng muôn sự ở đời đều do cái tâm của người ta tạo ra. Nếu người ta giữ tâm cho tốt, chỉ làm điều thiện thì cái nghiệp của mình do kiếp trước truyền xuống cũng nhẹ bớt đi. Nếu người ta không biết giữ tâm cho tốt, chỉ làm điều ác, thì cái nghiệp của mình do kiếp trước truyền xuống sẽ nặng thêm lên và còn dồn xuống kiếp sau nữa. Như Thuý Kiều nhờ có thiện tâm nên cái nghiệp cũng nhẹ đi và lại được hưởng hạnh phúc ở hậu vận. Nguyễn Du để kết thúc Truyện Kiều đã khuyên người ta hãy giữ lấy chữ tâm cho tốt vì:
  "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
 

Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 91 đến 110 trên tổng số 110 bài trong đề mục