Ban nhạc AVT collection

Tác giả Bài
marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
Ban nhạc AVT collection - 04.02.2007 21:09:22
Nhân năm Hợi sắp đến, kể chuyện Ba bà đi bán lợn-xề ...
 
Bài thứ nhất:
 

  
 
 
Ba Bà Mẹ Chồng
 
Duy Nhượng
Ban Kích Động Nhạc AVT
 
 
Ngâm:
 
Tôi nghĩ đến chuyện đời dang-dở kể tự thời ông Bành Tổ về sau,
Con người ta ăn ở với nhau khác nào như thể nàng dâu với mẹ chồng.
Nàng dâu hay kể xấu mẹ chồng, như Nga với Mỹ rõ một lòng thương nhau.
 
Nói:
 
Còn mẹ chồng thì sao?
 
Ngâm:
 
Còn mẹ-chồng lại tố-khổ nàng dâu, như hai cô ca-sĩ có khen nhau bao giờ.
 
Hát:
 
Ba bà đi bán lợn-xề (ba bà đi bán lợn-xề),
Ấy thế mới gặp ngày hôm nay là ngày thứ-sáu,
Ba bà lóc-cóc (ba bà lóc-cóc), ba bà trở về lon-ton (trở về lon-ton).
Đi bán lợn con, chứ ba bà này bây giờ thời đi bán (bán) lợn con.
Hôm nay là cái hôm cấm thịt, bà ơi...i!
Cũng lon-ton, ấy lon-ton chạy (chạy) về.
Đi đường xa có bạn-bè (đi đường xa có bạn-bè),
Ấy thế mới chuyện-trò loanh-quanh,
Ba bà nói xấu, ba bà bới móc, ba bà bốn-mối năm bè kể tội con dâu (kể tội con dâu).
Than-vãn một câu, chứ bà đi đầu thời rỉ-rền than-vãn một câu:
"Ôi thôi, là ôi thôi! nói chuyện, bà ơi...i!, đến nàng dâu (đến nàng dâu) mà (mà) buồn."
 
Nói:
 
Bà người trung hỏi: "nàng dâu bà reng? nói nghe coi!"
Bà người nam trả-lời: "thì để thủng-thẳng ta nói chứ làm gì mà gấp vậy!"
 
Hát:
 
Nàng dâu nhà tôi (ối a) cầm tinh con hợi (ối a), vừa ngu lại vừa dại (ối a), vừa béo lại vừa đen,
Mắt trắng, môi thâm, lưng bằng cái tủ,
Người hôi như cú, đầu tóc bù-xù, đầu tóc thơm-tho như cái ổ chuột-chù,
Làm chậm như rùa, ăn như ăn cướp,
Nói sau quen trước, ruột để ngoài da,
Suốt ngày tơ-tưởng đến cái cô hàng-quà.
Ới dâu ơi là râu!
Ới dâu ơi là rầu!
 
Nói:
 
Bà người nam hỏi: "còn con dâu bà làm sao, bà nói thử nghe coi?"
Bà người trung trả-lời: "dâu tôi nó giống bà, hai đứa cũng rứa giống nhau, dâu tôi ri!"
 
Hát:
 
Cô nàng dâu quí nhà bà (ối da), cô nàng dâu quí nhà bà,
Ấy thế mới gặp nàng dâu tôi, cá-mè một lứa, dâu bà dâu tôi, cá-mè cá-riếc cũng là một bè như nhau (một bè như nhau).
Nói xấu nàng-dâu (ôi da) chứ không khi nào bây giờ thời tôi nói xấu nàng-dâu.
Thân tôi là cái thân bá-vạ, bà ơi...i!
Rước con dâu (rước con dâu) về mà thờ.
Trong nhà tôi có mẹ già (ối da), trong nhà tôi có mẹ già,
Ấy thế mới gặp bà con dâu đêm nằm nó ngáy, đêm nào đêm nấy, nó nằm nó ngáy như là gọi đò sang sông (gọi đò sang sông).
Nó quét chửa xong (ôi da), hễ bảo quét nhà thời bẩy ngày nó quét chửa xong,
Hễ ăn là nó ăn tem-tép, bà ơi...i, hết nồi trong (hết nồi trong) nồi (nồi) ngoài.
 
Nói:
 
Bà người trung hỏi: "còn con dâu bà ni reng? noi nghe coi!"
Bà người bắc trả-lời: "Hừ...con dâu của tôi thì khác hẳn con dâu của các bà. Đây này!"
 
Hát:
 
Nàng dâu nhà tôi (ối a) cầm tinh con Ngọ (ối a), vừa ngon lại vừa bổ (ối a), vừa khéo lại vừa khôn,
Mặc giuýp eo thon hay quần khít hẹp,
Cỡi mô-bi-lét chạy khắp Sè-gòn, nhảy-nhót phom-phom như cái kiểu ngựa lồng.
Nhiều cậu si-tình cay như cay ớt, kéo nhau xúm-xít chầu-chực tòn-ten,
Suốt ngày ngơ-ngẩn đứng cái bên cột đèn.
Ới dâu ơi là râu!
Ới dâu ơi là rầu!
 
Nói:
 
Bà người-trung nói: "bà đây có phước đó bà!"
 
Hát:
 
Ba bà đi bán lợn-xề (ba bà đi bán lợn-xề).
Ấy thế mới gặp ngày hôm nay ông-trời đi vắng,
Có bà thương-xót, có bà yêu-quí, có bà xử về con dâu (xử về con dâu).
Đình-chiến nàng dâu, có mấy khi nào mẹ chồng thời đình-chiến với nàng dâu.
Ôi thôi là thế-gian hết loạn, bà ơi...i, sắp mau-mau (sắp mau-mau) hoà (hoà) bình.
 
MẸ CHỒNG ĐÌNH CHIẾN NÀNG (NÀNG) DÂU!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2007 16:43:17 bởi marcel >

Ct.Ly

Mayvang
  • Số bài : 1240
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.03.2005
RE: Ba bà đi bán lợn-xề - 11.02.2007 02:27:36
bài hát này vui quá xá......anh Marcel,  nhưng MV phải nghe tới 3 lần mới hiểu ba bà mẹ chồng nói gì ah..... nàng dâu tuổi hợi này xấu het chổ chê luôn.....

marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
RE: Ba bà đi bán lợn-xề - 11.02.2007 03:20:05
hihi... 3 bà mẹ chồng này thiệt ác nghiệt với con dâu quá mức... Hy vọng hỏng có nàng dâu nào như vậy.
 
Cũng nhân tiện có đôi lời cóp nhặt về ban nhạc AVT này.
 
 

 
Ban tam ca AVT ra đời khoảng giữa thập niên 1960 với 3 chàng trai: Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng (AVT lấy từ những mẫu tự đầu tiên trong tên của mỗi người. Anh Linh sau đó được thay bởi kịch sĩ Hoàng Hải, rồi Lữ Liên thay Hoàng Hải nhưng vẫn giữ tên nhóm AVT). Nhạc hài của AVT (hầu hết do Lữ Liên và Duy Nhượng sáng tác) phát triển trên nền âm nhạc dân tộc (đặc biệt là chèo, dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ) nên nghe rất gần gũi mà cũng rất hóm. Ra sân khấu, AVT diện khăn đóng, áo gấm thụng ba màu khác nhau. Mỗi người sử dụng một nhạc cụ dân tộc: đàn sến (Tuấn Đăng), đàn cò (Lữ Liên) và trống (Vân Sơn). Khi có những câu thoại thì mỗi người nói rặt giọng của mỗi miền Trung, Nam, Bắc. Dù là bài hát hài nhưng nội dung xuyên suốt, ca từ không tục nhưng hết sức ý nhị, thâm thúy, chẳng hạn: "Người ta chọn vợ chọn chồng, thứ nhất xem tông, thứ nhì xem giống, giống nào trường can" (bài Trai gái thời đại - người ta chỉ nói can trường tức là anh dũng, gan dạ chứ chẳng ai nói ngược, vậy thì "trường can" có thể hiểu là "giống" này có... cây ba-toong dài !). Những tác phẩm hài quen thuộc của nhóm AVT như Tam nghiệp, Lịch sử mái tóc huyền, Tiên hạ giới, Em tập Vespa, Ba bà mẹ chồng, Đánh cờ người, Đèo Ba Dội, Trai gái thời đại, Đêm Sài Gòn... đến bây giờ nhiều người người vẫn còn thuộc lòng... Cùng thời, nhưng không "nổi đình nổi đám" như AVT - tam ca Tướng Sĩ Tượng cũng để lại ít nhiều thiện cảm với công chúng qua các bài hát Một cây, Xúc xắc xúc xẻ (Duy Nhượng), Hội sợ vợ, Chồng em bé tí (Hoài Ngọc)...

Gicungme
  • Số bài : 317
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.04.2006
  • Nơi: Nơi mùa thu ở lại.
RE: Ba bà đi bán lợn-xề - 11.02.2007 12:39:27
Jomarcel quý mến!
Mừng như bắt được vàng khi nhìn thấy topic của J mở nói về ban nhạc AVT mà mình từng dong ruổi tìm trên nhiều Web site đã từ lâu, không  có mấy người biết về ban nhạc này!
Bẵng đi một thời gian quá dài, giờ được nghe AVT hát lại, lòng thấy bồi hồi xúc động nhớ laij thời thơ ấu của mình Jo ạ! AVT có nhiều bài hay, hóm hỉnh, mà sâu sắc, rất thâm thuý...G thuộc lõm bõm dâu nhớ câu không, có bài về Tết đó Jo:
 
Tết nhất làm chi ai bày tết nhất làm chi
Lo quần lo áo lo đi chạy tiền
Người người vui tết như điên
Riêng tôi nghĩ tết mà...điên cái đầu
Lo nhiều đến nỗi mọc râu
Năm cùng tháng tận qua cầu..xả xui! Tới đây thì hết nhớ rồi..
 
Rồi còn nhiều bài như Jo nói ở trên nữa, chuẩn bị qua năm con lơn, gặp bài của Jo mừng quá, điềm lành đến rồi, mình tìm và hỏi nhiều nơi rồi, hôm nay thì trúng tủ, xin cảm ơn Jo nhiều nhiều, chúc Jo một mùa xuân vui vẻ, gia đình hạnh phúc, tài lộc dồi dào và...cho G nghe càng nhiều bài hát của AVT nữa càng tốt, xin đa tạ ân nhân.

Gicungme
  • Số bài : 317
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.04.2006
  • Nơi: Nơi mùa thu ở lại.
RE: Ba bà đi bán lợn-xề - 11.02.2007 12:44:25
marcel thân mến!
Mừng quýnh nên nhìn nhầm nick bạn thành Jomarcel, thông cảm cho G nhé! Chào bạn.

Gicungme
  • Số bài : 317
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.04.2006
  • Nơi: Nơi mùa thu ở lại.
RE: Ba bà đi bán lợn-xề - 11.02.2007 12:49:45
marcel có thêm hình ảnh, tư liệu và tin tức gì hiện nay về ban nhạc AVT thì cho xem thêm với nhá, cảm ơn marcel 

Hoàng Dung
  • Số bài : 3997
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.09.2005
  • Nơi: Đảo Đào Hoa
RE: Ba bà đi bán lợn-xề - 11.02.2007 14:18:28
Hd có tổng cộng 26 bài, để thứ hai gởi link tới bà con nghe
(bi giờ xài dial up) hehehhh

marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
RE: Ban nhạc AVT collection - 11.02.2007 17:22:43

Trích đoạn: Gicungme

Jomarcel quý mến!
Mừng như bắt được vàng khi nhìn thấy topic của J mở nói về ban nhạc AVT mà mình từng dong ruổi tìm trên nhiều Web site đã từ lâu, không  có mấy người biết về ban nhạc này!
Bẵng đi một thời gian quá dài, giờ được nghe AVT hát lại, lòng thấy bồi hồi xúc động nhớ laij thời thơ ấu của mình Jo ạ! AVT có nhiều bài hay, hóm hỉnh, mà sâu sắc, rất thâm thuý...G thuộc lõm bõm dâu nhớ câu không, có bài về Tết đó Jo:

Tết nhất làm chi ai bày tết nhất làm chi
Lo quần lo áo lo đi chạy tiền
Người người vui tết như điên
Riêng tôi nghĩ tết mà...điên cái đầu
Lo nhiều đến nỗi mọc râu
Năm cùng tháng tận qua cầu..xả xui! Tới đây thì hết nhớ rồi..

Rồi còn nhiều bài như Jo nói ở trên nữa, chuẩn bị qua năm con lơn, gặp bài của Jo mừng quá, điềm lành đến rồi, mình tìm và hỏi nhiều nơi rồi, hôm nay thì trúng tủ, xin cảm ơn Jo nhiều nhiều, chúc Jo một mùa xuân vui vẻ, gia đình hạnh phúc, tài lộc dồi dào và...cho G nghe càng nhiều bài hát của AVT nữa càng tốt, xin đa tạ ân nhân.

 
Bạn Gicungme mến,
Đang định chờ đến Tết thì đưa cả collection của ban nhạc AVT này lên luôn nghe cho vui trong 3 ngày Tết. Nhưng nhân nay có bạn yêu cầu, tôi xin đưa lên đây bài "Du Xuân" mà bạn nói ở trên để giúp vui các bạn ...
 
 
Bài thứ 2:
 
 
 
Du Xuân
 
Lữ Liên
Ban Kích Động Nhạc AVT
 
 
Xuân khứ xuân lai xuân bất tận
Xuân đi xuân lại mãi còn xuân
Tết nhất ai ơi cứ lại hoài
Không tiền tiêu tết (ứ ư) vậy thời...vậy thời tính sao?
Tính...sao?
 
Tết nhất làm chi?
Ai bày tết nhất làm chi?
Lo quần lo áo lo đi chạy tiền
Người người vui tết (chứ) liên miên
Riêng tôi nghĩ tết mà điên cái đầu
Lo nhiều (mà) đến nỗi mọc râu
Năm cùng tháng tận qua cầu xổ xui
Cũng liều (mà) xanh-xít (chứ) đít-đui
Để ba ngày tết vui cười no say
Sang năm (mà) ta lại kéo cày
 
Nhưng mà biết cậy nhờ ai?
Bây giờ tôi biết cậy nhờ ai?
Chỉ còn cách đợi...thần tài...tới...thăm
 
Nghỉ quẩn (chứ) làm chi,
Thôi đừng (mà) nghĩ quẩn (chứ) làm chi
Xuống thăm (mà) chợ Tết (mấy) ta đi bên một vòng
Mua sắm mất công, chẳng cần mua sắm mất công
Xem cho khoái mắt, cho lòng dịu êm
Thoạt vào hàng vải (chứ) tây đen, hàng vải tây đen
Cô nàng ngồi két cười duyên liếc thầm
Anh bảy mời khách (mấy) vào thăm
Ba mươi lăm một thuớc, ba mươi lăm rẻ rồi
 
(ba mươi lăm một thước, ba mươi lăm ga bin soa, pô-pơ-lin soa, ba mươi lăm một thước,
rẻ rồi, ba mươi lăm một thước, vào đây, vào đây...)
 
Qua hàng (mà) giò chả (mấy) coi chơi
Mấy cô gói bánh trông người cũng hay
Cô ơi, sao Tết (chứ) năm nay
Bánh chưng thời có, bánh dầy cô để đâu?
Ông ơi, bán hết (mấy) từ lâu
Hỏi chi vớ vẩn, biết đâu em trả lời!
Len trong đám chợ (chứ) đông người
Hàng cam, hàng táo, ngồi ngoài hàng dưa
Cô hàng (mà) vú sữa mới dễ ưa
"Bán tha hồ lựa, ai mua thì vào"
Gớm sao (mà) lời nói (mới) ngọt ngào.
 
Nhưng mà anh Cả anh Hai đó ơi...ời
Ơi.........
Đi xem thời đi mau mau
Giao thừa thời nhớ rủ nhau về nhà
Năm mới đừng để vợ la
Đừng chơi cờ bạc mà ra bót nằm
Chi bằng đi lễ Lăng Ông
Đầu xuân năm mới xin xâm cầu tài
Anh Cả, anh Hai đó ơi...ời
 
Bằng trăm ngày thường,
Mùng Một (mà) hành lễ Lăng Ông,
Cầu thanh đắc lộc, bằng trăm ngày thường
Bằng trăm ngày thường
Bằng trăm ngày thường
Năm nay tiền vô (mà) ai ơi đừng lo (mà) áp phe thì nhiều (mà) áp phe thì nhiều
Cầu trời (mà) mình trúng áp phe (mà) sắm máy lạnh,
Tậu xe Huê Kỳ, tậu xe Huê Kỳ, tậu xe Huê Kỳ
Năm mới cuộc đời lên hương
Năm mới tràn đầy yêu thương
Năm mới thần tài giúp ta
Năm mới năm đẹp Thái Hoà
Năm mới cuộc đời lên hương
Năm mới tràn đầy yêu thương
Năm mới thần tài giúp ta
Năm mới năm đẹp...Thái Hoà

marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
RE: Ban nhạc AVT collection - 11.02.2007 17:47:02
Bài thứ 3:


 
Đánh Cờ
 
Ban  AVT trình bày
 
 
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.

Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.

Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.

Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2007 17:48:29 bởi marcel >

marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
RE: Ban nhạc AVT collection - 11.02.2007 17:51:27
Bài thứ 4:
 
 
 
 
Em Tập Vespa

Lữ Liên
Ban AVT trình bày


Đêm nao xa lộ Biên Hòa
Dạy em học lái Vespa một mình
Chiếc xe cắt chỉ mới toanh
Lần đầu em cưỡi....nên anh phải kèm
Con đường nhẵn nhụi êm êm
Cỏ non lún phún hai bên ven bờ
Đường lằn chính giữa thẳng ro
Cột đèn dựng đứng ; cột đèn đứng dựng chiếu vô rõ ràng
Mắt em ra vẻ mơ màng
Chân co chân duỗi tay sang số đều
Bờ vai lên xuống theo chiều
Ngực vươn hơi thở như diều căng giây
Xe rung, cặp má hây hây
Nệm êm nhún nhẩy, tóc mây rối xoà
Hứng tình, em nhấn lút ga
Ngã ba, anh với tay qua bóp còi , Pin Pin, Pin Pin Pin


Chớ vội nàng ơi, từ từ, chớ vội nàng ơi
Tuổi xanh còn thấp ứ ư ừ cuộc đời (đời) còn xuân
Cỡi xe, đâu phải một lần
Đâu phải một lần, cỡi xe, đâu phải một lần
Còn xăng, còn nhớt, ứ ư ừ, còn gân (gân) ta chạy hoài
Rô đa, cho máy dẻo dai
Cho máy dẻo dai, rô đa, cho máy dẻo dai
Còn con xa lộ, ứ ư , còn hai (hai) đứa mình
Bao nhiêu dấu hiệu thuộc rành
Tròn, vuông, tam giác, ứ ư ừ tụi mình, (mình) thông qua a á a a à.....


Nơi nào cho phép ứ ừ ư bóp còi ư ừ ư bóp còi
Nơi nào đường hẻm, ứ đường đôi, í i một chiều
Nơi nào, dấu hiệu, ứ ư hiểm nghèo
Mu rùa, dợn sóng, dốc leo ứ ư coi chừng
Nơi nào (nơi nào) cho phép (cho phép) ứ ư bóp còi (bóp còi) bóp còi (bóp còi)
Nơi nào (nơi nào) đường hẻm (đường hẻm) đường đôi (đường đôi) í i một chiều
Nơi nào (nơi nào) dấu hiệu (dấu hiệu) ứ ư hiểm nghèo
Mu rùa (mu rùa) dợn sóng (dợn sóng) dốc leo (dốc leo) í i coi chừng
Đường nào không được phép ngừng
Đường nào tốc độ chạy chừng băm lăm (chạy chừng băm lăm)

Bao giờ em thuộc nằm lòng
Kết quả 3 tháng là trông thấy liền, à à à ơi, à à à ơi
Xách xe chạy xuống Trường tiền
Qua kỳ sát hạch đầu tiên lấy bằng
Mình chạy là băng băng

Có bằng , xin chớ chạy nhanh
Coi chừng đụng bậy, xe nằm "phú de" (**)

(Nhạc dạo)

Đường nào không được phép ngừng
Đường nào tốc độ, chạy chừng băm lăm (chạy chừng băm lăm)
Bao giờ em thuộc nằm lòng
Kết quả 3 tháng là trông thấy liền à à à ơi , à à à ơi
Xách xe chạy xuống Trường tiền
Qua kỳ sát hạch đầu tiên lấy bằng
Mình chạy là băng băng.....

Có bằng......Xin chớ chạy nhanh...... Coi chừng đụng bậy...... Xe......nằm.....phú...de.......

marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
RE: Ban nhạc AVT collection - 11.02.2007 18:04:24
Bài thứ 5:



Lơ Thơ Tơ Liễu

Ban nhạc AVT trình bày
 
 
 
Và nhiều bài nữa trong trang nhạc của TQ. Thân mời quý bạn:
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2007 18:06:28 bởi marcel >

marcel
  • Số bài : 259
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2006
RE: Ban nhạc AVT collection - 13.02.2007 01:30:55
Tam ca AVT một thời vang bóng với nhạc hài
 
Hà Đình Nguyên




 
 





 
Có thể nói ở vào thời điểm này, khán giả đã quá nhàm chán với loại hình tấu hài, quanh đi quẩn lại cũng chỉ chừng đó mảng miếng. Với lứa khán giả trung niên, chắc chắn nhiều người vẫn còn nhớ đến một thể loại nghệ thuật đã làm bao người say mê bởi chất hài hước hết sức thú vị từng xuất hiện trước đây: ca nhạc hài.
 

Ở Việt Nam, người sáng tác nhạc hài hước đầu tiên là nhạc sĩ Lê Thương khi ông khám phá ra chất "hài" trong giọng nói của ca sĩ kiêm hoạt náo viên Trần Văn Trạch trên các sân khấu ở Sài Gòn vào những năm sau Đệ nhị thế chiến. Thế là ông viết một loạt ca khúc hài hước dành riêng cho Trần Văn Trạch hát, bắt đầu từ Hòa bình 48 (nhái âm thanh của súng đạn, máy bay dội bom...), rồi Liên hiệp quốc (nhái đủ loại ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Hoa...) hoặc Làng báo Sài Gòn (1948), Đốt hay không đốt... Trần Văn Trạch đồng thời cũng trở thành người hát ca khúc hài hước đầu tiên. Và khi nhận ra thế mạnh của mình, Trần Văn Trạch đã tự sáng tác những bản nhạc hài cho riêng mình, bản đầu tay là Anh phu xích lô (1951), tiếp theo là Chuyến xe lửa mùng 5, Tai nạn cái tê-lê-phôn, Cái đồng hồ đeo tay, Anh chàng thất nghiệp, Cây bút máy, Đừng có lo...
 
Cùng thời và cũng hát nhạc hài như "quái kiệt" Trần Văn Trạch là ca sĩ Vũ Huyến (tức nhạc sĩ Vũ Minh, tác giả Cô hàng nước), ông này nổi tiếng với các bài hát Cai thuốc lá, Chiếc áo the (của Canh Thân). Nhạc sĩ Đức Quỳnh cũng tham gia viết nhạc hài với Cô Tây trắng, cô Tây đen do 2 ca sĩ Anh Ngọc và Ngọc Long hát - đây có thể là nhóm hát nhạc hài đầu tiên ở Việt Nam. Các nhân vật chức quyền làng xã ở nông thôn miền Bắc bị báo Phong Hóa đặt tên châm biếm là Lý Toét, Xã Xệ cũng đã đi vào nhạc hài (chưa rõ tác giả): "Ông Lý Toét mà cắp cái ô, đi ra phố gặp lúc mưa to. Có bác Xã Xệ lại muốn đi nhờ, tay thì vời vời, miệng hét bô bô: Lý Toét ! Lý Toét".
 
Sau thế hệ của "quái kiệt" Trần Văn Trạch và một loạt "đàn em" là thời kỳ hoàng kim của nhạc hài với sự xuất hiện của "cả một trời... sao" ở cả hai lĩnh vực tân nhạc và cổ nhạc. Kỹ nghệ ghi âm vào đĩa hát (33 vòng, 45 vòng) và sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều hãng đĩa như Asia, Việt Nam... đã đưa nhạc hài (ca hài) đến với đông đảo quần chúng. Ở lĩnh vực hài cổ nhạc, Văn Hường là một "hiện tượng". Soạn giả Viễn Châu đã viết khoảng 100 bài cho " Tư Ếch" (Văn Hường) ca, rồi các soạn giả Yên Ba, Quy Sắc cũng góp vô khoảng gần trăm bài nữa chỉ dành riêng cho "thương hiệu" Văn Hường. Sau Văn Hường là nhóm hài của Xuân Phát với những Tình chú Thoòng, 3 chàng độc thân, Làm trai hai vợ. "Nóng máy", nhóm Thanh Việt, Khả Năng, Phi Thoàn, La Thoại Tân cũng nhảy lên sân khấu diễn chung Ách giữa đàng. Ngoài ra, người ta còn soạn những vở tuồng hài như Đắc Kỷ ho gà...
 
Bên cạnh hài tân nhạc, cũng có một "thương hiệu" rất được ưa chuộng, đó là ban tam ca AVT. Ban nhạc này ra đời khoảng giữa thập niên 1960 với 3 chàng trai: Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng (AVT lấy từ những mẫu tự đầu tiên trong tên của mỗi người. Anh Linh sau đó được thay bởi kịch sĩ Hoàng Hải, rồi Lữ Liên thay Hoàng Hải nhưng vẫn giữ tên nhóm AVT). Nhạc hài của AVT (hầu hết do Lữ Liên và Duy Nhượng sáng tác) phát triển trên nền âm nhạc dân tộc (đặc biệt là chèo, dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ) nên nghe rất gần gũi mà cũng rất hóm. Ra sân khấu, AVT diện khăn đóng, áo gấm thụng ba màu khác nhau. Mỗi người sử dụng một nhạc cụ dân tộc: đàn sến (Tuấn Đăng), đàn cò (Lữ Liên) và trống (Vân Sơn). Khi có những câu thoại thì mỗi người nói rặt giọng của mỗi miền Trung, Nam, Bắc. Dù là bài hát hài nhưng nội dung xuyên suốt, ca từ không tục nhưng hết sức ý nhị, thâm thúy, chẳng hạn: "Người ta chọn vợ chọn chồng, thứ nhất xem tông, thứ nhì xem giống, giống nào trường can" (bài Trai gái thời đại - người ta chỉ nói can trường tức là anh dũng, gan dạ chứ chẳng ai nói ngược, vậy thì "trường can" có thể hiểu là "giống" này có... cây ba-toong dài !). Những tác phẩm hài quen thuộc của nhóm AVT như Tam nghiệp, Lịch sử mái tóc huyền, Tiên hạ giới, Em tập Vespa, Ba bà mẹ chồng, Đánh cờ người, Đèo Ba Dội, Trai gái thời đại, Đêm Sài Gòn... đến bây giờ nhiều người người vẫn còn thuộc lòng... Cùng thời, nhưng không "nổi đình nổi đám" như AVT - tam ca Tướng Sĩ Tượng cũng để lại ít nhiều thiện cảm với công chúng qua các bài hát Một cây, Xúc xắc xúc xẻ (Duy Nhượng), Hội sợ vợ, Chồng em bé tí (Hoài Ngọc)...
 
Sau 1975, nhạc hài dần dần biến mất, thay vào đó là hình thức tấu hài mà nội dung rất ít khi xuyên suốt, hầu hết chắp vá và dung tục. Chẳng tìm đâu ra một tác phẩm nhạc hài đúng nghĩa mà chỉ lặp đi lặp lại cảnh 2 người đứng trên sân khấu đố nhau hát các bài hát theo từng chủ đề: mẹ, cha, con, trời, mây, nước... hoặc: "Tôi dừng lại ở chữ nào thì anh hát tiếp-bắt đầu từ chữ đó: "Chưa lần gặp lại nhớ mênh mông... Mông, mông (hát tiếp đi !)... Mông... Mông... " - và... chỉ có thế! Tại sao? Rõ ràng là bởi không còn ai viết mà cũng chẳng có người hát nhạc hài chuyên nghiệp. Một loại hình nghệ thuật hết sức độc đáo đã từng tồn tại mấy mươi năm, chẳng nhẽ đã tới lúc khai tử và nếu có ai sực nhớ lại thì cũng chỉ là... hoài niệm?