THƠ CỦA NGUYỄN ÁI VÂN QUỐC
meocon_thongminh93 12.02.2007 23:23:36 (permalink)
Ngọn đèn*
 
trời đất còn không thể lâu dài/trường cửu, huống là người/người ta (Lão tử)**
 
 
tuổi lên năm theo anh trốn cha ra chơi phố huyện
lần đầu phát hiện vũ trụ:
ở bên ngoài căn nhà đất của cha, có thực một thế giới bao la
ở bên ngoài ngọn đèn dầu của cha, có thực những hàng đèn đường quyến rũ
 
 tha thẩn lần đầu như mân mê mương nước đầu làng: những mảnh thủy tinh lượn quanh đàn cá phướn khoai lang hồng bới lên từ nắng cạnh con đường xâu bánh đa rắc vừng treo trên tường cũ quánvượt qua sân vận động sang bên kia là gió hoa bòng*** rười rượi cổng trường  phố huyện giờ này ở đâu trong đám mây trắng kiađêm nay dưới ngọn đèn đường cha ở trong phố huyện trong đám mây trong căn nhà đấtdưới một mét rưỡi hơn, trên có nhiều vòng hoa đang héo dần   ngọn đèn của cha vẫn đang tiếp cháy trong con hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai   




ánh trăng chối từ






 
gửi các anh Bắc Đảo và Tưởng Phẩm Siêu*
  mỗi tế bào gen của chúng ta thoảng mùi thuốc bắc xái ba, mùi mít chín rục trên câymùi khai trong toa tàumùi nước đái lạc đà vắt qua sa mạc mùi khẳn của băng vệ sinh rớt nơi vọng gác hung nô trên vạn lí trường thànhmùi phân ngựa lẫn máu người trước điện ngọc thành tơ-roa  của chúng ta: mỗi phần tim có mưng nhiều nước mắt giống nòimỗi hạt máu cài đặt nhiều xảo thuật mỗi giọt mồ hôi bốc màu dối trá   đóng trong bao ni-lông: tiết dịch di truyền rữa từ cơ thể chúng tađang làm thối đấtruỗng nhiễm mọi nẻo đường   hãy đừng tự nhân bản** anh và tôiđừng nhân bản chúa, tình nhân, và giáo tổđừng rao bán đấu giá tiếng hót cùng font chữ đừng tự gột rửa trái tim bằng nước đánh phèn chở đến từ ngoài hành tinh  lộn trái từng tế bào cũng vô nghĩachúng ta không khác nhau anh với tôi cùng họ, cùng tên, cùng máu, cùng tế bào  tất cả: xin chối từchỉ nguyện căng xác mình nhiệm màulàm màng tự lọc máu cho anh, cho tôi  ***
  đi kín trăng suông ngoài mó nước hãy căng xác tôi lên miệng thùng tôi là màng xơ mướp già trong cổ tíchthay viên phènlọc nước uống cho em   nước trong thùng khoả sạch đôi bàn chân em đã trải trên lối ngập phi gà*** rung rung hốc đábàn chân trần vừa đặt lên sàn gỗ trước hiên nhàánh trăng chối từ làm nhẹ gác thang  
 





rác và im lặng






 
trò chuyện cùng bốn anh* bên bờ sông Xen (La Seine/Seine River)
  ném không tiếc sức vào đường kẻ phân giới nhập nhằng giữa các thửa ruộng ươm lên cây, chữ, tư tưởng khác nhau chúng tôi kể chuyện tiếu lâm khi lên bờ nghỉ tay uống nướcmỗi người đều tự làm cao với sản phẩm canh tác của riêng mìnhcụm nhau lại chỉ để thi tài tiếu lâm  giao thông lộ kín đặc và chồng tầngở trên tum trời và trong lòng đất  nườm nượp người xe nhích nhích bò về phía bên kia phía ấy giương cao biển hàng trí tuệ   tôi bước lên từ một khoảnh ruộng ươm đâm đơn làm thợ khuân vác dưới biển hànghùng hục hùng hụcquần quật quần quật  dưới ánh nê-ông một đêm im lặng đã chùng xuốngnói với tôi những điều gan ruột: trí tuệ là rácbiển hàng là một thứ rác của rác  biển hàng giữ chân tôi bằng tờ khế ước có dấu điểm chỉdây xích bằng lời ngọt ngào mở ngoặc nhét thêm những điều hăm dọaim lặng bay đimặc tôi quần quật quần quậthùng hục hùng hục: đóng, mở, bốc, dỡ, kéo, đẩy, tung, cọ, nhặttỉa tót, chưng diện, ăn vụng, ăn trộm, nói dối, nịnh bợ, khúm núm, vênh vang  đêm nay dũng cảm trong tôi lại một lần quyết đấu với im lặngvặc nhau chém chảtục tĩu chửi thềhét vào mặt im lặng: mày cũng là rác, con đĩ dâm ô !tát nóđá nóxích nó vào chân giườngđưa ra một tờ khế ước, ấn ngón tay cái nó vào đĩa mực   im lặng chùng xuốnghổn hển như trăng trối: tôi, anh, ánh nê-ông, thằng người, đều là rác chìm có màuđi xuyên qua chúng ta, kết chúng ta lại thành những đống rác, là thứ rác lửng lơ không màu   tôi chưa cất bước lên đượcsợi xích giam chân tôi vào cái biển hàngtri thức của tôi cột tôi vào rác và im lặngdũng cảm đôi khi hiện ra chỉ để vặc nhau với chính nó, và với im lặng 
1.2007
------------------- * bốn anh: Jean-Paul Sartre (1905-1980), Trần Đức Thảo (1917-1993), Claude Lévi-Strauss (1908~), và Phan Huy Đường (1945~).  Không hiểu từ khi nào trong tôi tự có những ngữ vựng mang tính văn học như “người đàn ông khuân đá mắt hiếng” để ngầm gọi thân mến với Sartre, và “con hùm xám có bộ lông cấu tạo” với Levi-Strauss. Giữa hai vị đã từng nổ ra cuộc tranh luận học thuật nảy lửa. Cũng đã có sự kiện tương tự giữa Trần Đức Thảo và Sartre. Tôi đặc biệt thích thú với cách đọc và bình luận về triết học Trần Đức Thảo của Phan Huy Đường – tác giả cuốn Penser librement / Tư duy tự do (Chronique Sociale: 2000 / Đà Nẵng: 2006). 
 
 





trực giác







 
sáu trăm ngày ngồi không* trong động đá để quên [tặng phương trượng K.]
  mì somen, ăn đi noomaku—sanmadaa-baa-zaradan—sendaa-maa-karosyaa-daa-sowataya—untarataa-kanman  rồi lên núi oomaku—sanmandaa-bodanan—baku  nhớ mang theo khăn gai onarahashyanoo  nón khất thực on—sanmaya—satoban  và hộp quẹt tạo lửa bằng gas on—kakaka—bisanmaeii—sowaka  hồng tráng miệng, ăn thêm chút on—mai—tareiya—sowaka  không được mang theo giấy bút để lại từ điển để lại máy tính on—korokoro—sendari—matougi—sowaka  không được mang kiếm gỗ on—arorikya—sowaka  không được mang bất cứ cuốn kinh nào on—sanzansaku—sowaka  nào, bắt đầu đi on—amirita teisei—karaun  11. on—akyshyubiya—un  12. on—abiraunken—bazara—dadoban  13. nooboo—akyasyakyaraa-bayaonarikya-mari—bori—sowaka   quay lại 13 lượt 1 vòng đủ 88 vòng thì nghỉ một lát tiếp đi thấy không thấy ! một hitch-hiker ** người Anh đêm nay chưa có chỗ gác chân trong tuyết đang tính đãi hắn no nê bằng cơm trắng nấu điện và cá sống sasimi đang tính sẽ nhắm sasimi với bia chai kirin sẽ là sasimi cá chép thịt hồng sẽ không nhờ người sẽ tự phanh sẽ tự bày nghệ thuật theo hình tia mặt trời lên đĩa gốm xù xì hiệu arita phần xương sẽ nấu canh rắc thì là đó ! onarahashyanoo*** đấy là trực giác  
01.2007
 -------------------------------------------- * ngồi không: tư tưởng thiền định cơ bản của sư Đạo Nguyên [?元 / Dogen, 1200-53, người xứ Phù Tang, vượt biển sang Tống tu học; về nước, mở ra phái thiền Tào Động] . ** hitch-hiker: lãng tử/du thử du thực/lữ khách vô liêu, thường bắt/vẫy hú họa xe trên đường để xin đi nhờ [ôtô nhỏ, đôi khi cả xe tải hàng/tải xăng/tải lợn], trong ba-lô luôn mang sẵn túi ngủ, nước uống, và giấy viết. *** onarahashyanoo: mật ngôn thỉnh Văn Thù bồ tát, theo âm Phù Tang [vốn là Phạn ngữ; dịch thoát dạng dân dã: “vừng ơi mở cửa ra”]. Các chỗ không phải tiếng Việt khác trong bài đều là tiếng Nhật.  
 





đằng sau khung cổng nhựa đỏ






 
lạc trong rừng trúc nhớ bạn{you, anata /kun/kimi/omae/teme/san/sama/dono/ o) *
avq
  luống cày nhà vua xới trên cánh đồng xuângiờ này trơ muôn ngàn gốc rạ  rừng quế mỡ đã cháy khô xa trông chỉ thấy những ô đầu trọcdưới chân đồi xác xe min** hóa rác  khe nước trong veo không có cá róc rách chảy lên ngàn bất động minh vương trừng mắt giương gươm chém quỉ  “quỉ dữ đã đâm đầu vào thác chết cùng thánh kinh”  dưới chân minh vương là rắnlà hổlà tất cả mãnh thú cả gươm báucả pháp thân cả vầng pháp quang trên đầu ngài đều đúc bằng bê-tông  bầy dơi đen trên bức phù điêu trong đền báo mộng:sau muôn dặm giang hồ tráng sĩ đã quyên sinh hồn ngụ trong ruột cột cổng đỏ   cổng đỏ không là gỗ limkhông là bê-tông có cốt sắt  cổng đỏ là plastic sơn sonvà rỗng ruột  lơ lác một đực-chồn đứng bóng giữa trưa hai hàng cột nhựa   kìa you{bạn}hãy trông vua và các đại phu đương tung cầu mây trước sân rồng năm mớiquan khách cả ngàn ngườilớp lớpáo thụng xanháo tíaáo hồnglực sĩ trần mình trước gió đông  lên thăm lại động tiêngiường đá xưa nơi bạn nằmđâu thấy rêu phongđâu thấy lâu đàiđâu thấy giai nhân  uống cạn gáo nước giếng khơi trong nền xưa nhà bạntôi lang thang theo gió chạy đùa trên ngã sáu những dòng sôngkhông bóng thuyền thankhông kẻ câukhông người quăng lưới  dưới hàng thông dẫn lối in dấu hài bạn đã đitôi lượm lên một chiếc kim khâu   kim khâu hóa mũi tên đồnghóa nỏ thầnhóa gươm đao và lũ lũ giặc trời cuồng loạn  bão cát sa mạc  giá băng   đêm đen  mọi sự đã/đang quacánh én đã/đang về thay chiếc kim khâu   hóa ngô-chuồn-chuồnbạn đó ư ? 
Chí Linh, 1.1997
Đông Kinh, 1.2007
 ------------------------------* anata/kun/kimi/omae/teme/san/sama/dono/o: dành riêng sự hiểu và cảm thụ cho các bạn thạo tiếng Nhật. ** xe min: tên quen gọi của xe máy nhãn hiệu Mink sản xuất ở Đông Âu, nay vẫn rất thịnh hành ở vùng các tộc người thiểu số sống tại miền núi phía bắc Việt Nam và các tỉnh miền tây nam Trung Quốc (Thái, Tày, Nùng, Mông, Dao, Choang, …).
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9