Một vài cách dùng dưa hấu chữa bệnh
Quynh 13.02.2007 21:08:25 (permalink)
MỘT VÀI CÁCH DÙNG DƯA HẤU CHỮA BỆNH


Dưa hấu 1.500 g tách riêng vỏ và ruột rồi ép lấy nước. Hòa hai thứ nước với nhau, pha thêm chút muối, dùng làm đồ giải khát. Nước dưa hấu có tác dụng giải độc, làm hết khát, rất tốt cho người bị viêm nhiễm, mụn nhọt, huyết áp cao.
Một số phương pháp chữa bệnh bằng dưa hấu khác:
- Dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100 g. Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang dưới núm một miếng để làm nắp, lấy thìa đánh nhuyễn phần ruột đỏ. Chuối bóc vỏ, thái vụn rồi cho cùng mật ong vào trong lòng quả dưa, tiếp tục đánh nhuyễn, đậy nắp, để vào tủ lạnh chừng 3 giờ là dùng được. Đây là món giải khát thơm ngon, lại giàu chất dinh dưỡng, có công dụng bồi bổ, nhuận tràng, thông tiện. Theo y học cổ truyền, chuối (hương tiêu) vị ngọt, tính mát, có khả năng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân dịch và làm hết khát.
- Dưa hấu 1.500 g, mật ong 30 g, chanh 100 g, rượu hoa quả 50 ml. Dưa rửa sạch, dùng máy ép lấy nước rồi vắt chanh và cho mật ong cùng rượu vào quấy đều. Công dụng: giải khát trong mùa hè. Theo y học cổ truyền, chanh vị chua ngọt, tính mát, có công năng sinh tân dịch, giải khát, hóa đàm.
- Dưa hấu 500 g, mía 200 g, đường phèn 20 g. Dưa rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, thái miếng; Mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Hai thứ cho vào máy ép lấy nước, chế thêm đường phèn, uống hằng ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Theo y học cổ truyền, mía vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát, nhuận táo, thường được dụng cho người say rượu, ho và viêm hầu họng do phế âm hư, nôn và buồn nôn do bệnh lý dạ dày tá tràng, táo bón...
- Vỏ dưa hấu 150 g, khổ qua (mướp đắng) 50 g, bí đao 50 g. Vỏ dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh, thái vụn; khổ qua và bí đao đều gọt vỏ bỏ ruột rồi thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, có thể cho thêm chút đường phèn, hòa tan rồi dùng làm nước giải khát. Công dụng: Thanh nhiệt, giải khát, rất tốt cho những người bị tiểu đường, mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, béo phì... Theo y học cổ truyền, khổ qua vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh khổ qua có khả năng làm hạ đường huyết ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Bí đao vị nhạt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải khát, lợi thủy, tiêu thũng, giúp cơ thể trở nên thon thả, da dẻ tươi sáng.
- Vỏ dưa hấu 150 g, bách hợp 50 g, lê 100 g, đường phèn 10 g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh, bách hợp rửa sạch, lê bỏ vỏ và hạt, tất cả thái vụn, cho vào máy ép lấy nước, hòa đường phèn rồi uống. Công dụng: Thanh nhiệt, thanh tâm, nhuận phế, giải khát. Theo y học cổ truyền, lê vị ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, sinh tân, nhuận táo, hóa đàm, giải rượu; thường được dùng cho những người bị sốt cao mất nước, tiểu đường, táo bón, viêm nhiễm đường hô hấp, say rượu... Bách hợp vị ngọt đắng, tính hơi lạnh, có công dụng nhuận phế, thanh tâm, an thần; thường được dùng cho những người bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể sau khi bị các bệnh có sốt cao kéo dài.
- Dưa hấu 6.000 g, dứa 500 g, đường cát 50 g, nước đun sôi để nguội 300 ml. Dưa bỏ vỏ và hạt, dứa gọt vỏ thái miếng ngâm với nước muối nhạt trong 1 phút, đem hai thứ ép lấy nước cốt, hòa đường, chế thêm nước rồi làm đồ giải khát. Công dụng: Thanh nhiệt, sinh tân, giải khát, kích thích tiêu hóa, được dùng làm nước uống lý tưởng trong mùa hè. Theo y học cổ truyền, dứa vị ngọt chua, tính bình, có công năng thanh nhiệt, sinh tân, giải khát.


Lưu ý: Dưa hấu tuy có tác dụng thanh nhiệt giải khát lý tưởng và chữa trị được nhiều bệnh tật nhưng không nên ăn quá nhiều một lần và nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là những người tỳ vị vốn đã hư yếu, hay đau bụng đi lỏng và rối loạn tiêu hóa.

(ST)
#1
    Quynh 21.02.2007 22:37:28 (permalink)
    MƯỚP

    Thức ăn - vị thuốc dân gian


    Mướp có nhiều loại được chuộng nhất là mướp hương, quả tròn trung bình 5 - 6 cm đường kính, dài 20 - 25 cm trở lên, mùi thơm thoảng. Quả mướp non (chưa già, chưa có xơ) gọt vỏ bên ngoài, nấu canh là món ưa thích của người dân nông thôn.

    Người thành phố còn qúi quả mướp hơn nữa  vì quả mướp nghèo năng lượng, không gây béo phì nhưng giàu sinh tố, khoáng vi lượng chất nhầy và chất xơ (nhuận da: làm đẹp da, chống rôm sẩy, ngừa nhiễm khuẩn da)… Quả mướp còn có tính lợi sữa (giúp cho các bà mẹ cho con bú tốt).

    Người ta không những dùng quả mướp để nấu canh, xào… mà còn dùng bằng mướp để hấp cơm, luộc, xào… Đọt và lá mướp luộc nên ăn rất ngon, vừa rất mát có tính nhuận trường, giải độc, giải nhiệt trong mùa nắng nóng, vừa làm đẹp da và không làm nên cân và cũng bổ dưỡng về mặt sinh tố, khoáng vi lượng và chất xơ. Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, rễ mướp có tính thải nước và xổ, dây hoặc rễ sắc bôi trị bệnh nha chu, trĩ mũi. Quả mướp già (chín) phơi khô treo trên giàn bếp để giành làm giống, sau khi trút hết hột ra, phần còn lại chỉ là chất xơ gọi là xơ mướp.

    Xơ mướp đốt cháy thành than, tro dùng uống hoặc bôi làm thuốc lợi sữa, điều kinh, cầm máu, trị trĩ, viêm tinh hoàn.

    Nghiên cứu thành phần hoá học của mướp cho thấy, quả mướp chứa các sinh tố A, B1, B6, B2, C, chất nhầy… Hột mướp chứa chất dầu trong đó có chất đắng amarin. Lá và dây mướp chứa bryonolic acid.

    Những nghiên cứu khoa học gần đây nhất chứng minh nước sắc rễ, dây, lá hoa mướp đếu có tính ngăn cản ung thư trên thực nghiệm. Nói chung, quả mướp là một thứ ăn ngon, bổ, mát và còn là một vị thuốc dân gian luôn cần thiết cho bạn.

    (Tạp chí Bác sĩ gia đình)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2007 22:39:27 bởi Quynh >
    #2
      Quynh 21.02.2007 22:41:36 (permalink)
      BẮP CẢI - VỊ THUỐC ĐA NĂNG



      Cải bắp hay bắp cải có tên khoa học là Brassica oleracce, họ cải. Xưa kia, bắp cải chỉ được trồng ở xứ lạnh hoặc mùa đông. ngày nay người ta đã lai tạo giống để có thể trồng ở xứ nóng và trồng quanh năm. Từ thời cổ La Mã, cải bắp được dùng để trị bệnh. Bắp cải được coi là vị thuốc của người nghèo, nó đã được dùng để trị bệnh thiếu chất tươi, chậm tiêu, táo bón, loét dạ dày (bao tử) và các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ngay cả bệnh giời leo (zonna)


      1. Tác dụng trị đau dạ dày của bắp cải đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và xác nhận.
      Cuộc khảo sát của Giáo sư Garnect-cheney tại trường Y khoa Stanford (Mỹ) cho thấy kết quả trị loét dạ dày bằng nước ép bắp cải là 162/265 ca khỏi bệnh sau ba tuần điều trị.
      Bác sĩ Shive khảo cứu ở Đại học Texas cũng công nhận tính trị lành vết loét dạ dày - tá tràng của nước ép bắp cải.
      Hoạt chất trị lành vết loét dạ dày là sinh tố U, một hợp chất có lưu huỳnh, methylmethiomin sulfomium. Chất này được đưa vào công nghiệp được trong những năm thế kỷ XX, dưới tên đặc chế Epadyn U. ngày nay người ta đã tổng hợp được chất này mà không trích tính từ của bắp cải nữa. Đối với người Việt Nam chúng ta, bắp cải tươi có sẵn quanh năm nên việc ép nước không khó khăn, có thể tự làm lấy dễ dàng. Lựa chọn các lá bắp cải tốt không sâu úa, rửa sạch, chụm sơ qua nước sôi, để ráo nước rồi ép lấy nước. Một kg bắp cải có thể ép được một lít nước. Nước ép có mùi vị đặc biệt nhưng không khó uống. nước này khó bảo quản, nên tồn trữ trong tủ lạnh và chỉ được dùng trong ngày. để tủ ngoài chóng thiu. Uống nước ép thường xuyên thay nước thường. Mỗi ngày uống chừng một lít, mỗi đợt uống 2 tháng liền. Uống nhiều đợt cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Có thể uống chung với các thuốc chứa đau dạ dày khác. nước này không độc thường vô hại.
      Điều nên nhớ là sinh tố U bị nhiệt phân huỷ cho nên phải ép từ lá tươi và không được nấu chín. Người đau dạ dày cũng không nên ăn lá bắp cải sống vì nó cứng và nhiều chất xơ.
      Trong trường hợp bệnh nặng, nôn nước chua, chỉ uống nước này sau bữa ăn. vẫn có thể tiêm Epadyn 17.


      2. Một vài thử nghiệm khác cho thấy, bắp cải làm giảm quá trình đồng hoá glucid và giảm lượng glucose huyết. Ngoài ra bắp cải có ít chất đường nên có thể dùng cho người bị bệnh đái tháo đường.


      3. Bác sĩ Shive ở đại học Texas tìm thấy trong bắp cải một chất gọi là "glutamine" dùng để trị nghiện rượu.


      4. Bắp cải có khả năng sinh nhiệt thấp, lại có acid tartronic, một chất dùng để trị béo phì.


      5. Người xưa thường lấy lá bắp cải, bỏ xương lá và làm dập nát (lăn chai thuỷ tinh lên) rồi đắp vào mụn nhọt, vết thương. Nhờ vậy, vết thương không làm độc và hết mủ. Người ta cũng dùng lá để giập để đắp lên vết giời leo (zona).


      6. Theo giáo sư Paul Talaluy (Trường đại học Hopkín - Mỹ) thì trong cơ thể có 2 loại enzym. Loại thứ nhất có tính kích thích tế bào cảm ứng với tác nhân gây ung thư. Loại thứ 2 ức chế tác nhân gây ung thư làm cho chúng không còn độc tính. Trong cơ thể lành mạnh có sự quân bình giữa 2 loại enzym này. Ông cũng tìm thấy chất sulfographan trong một số cây thuốc họ cải (cruciferal): cải bắp, xu hào, xà lách, cải xoong. Sulfographan ngăn cản phát triển khối u bằng cách hoạt hóa các enzym loại thứ 2. Người bệnh ung bướu nên dùng bắp cải.
      Tại Trung Quốc, bệnh ung thư vú rất hiếm thấy ở những vùng dân cư ăn nhiều rau cải. Trong phòng thí nghiệm, những con vật ăn nhiều rau cải bị cố tình gây ung thư vẫn khỏe mạnh và không mắc bệnh. Trên đây chỉ là những thí nghiệm. Từ thử nghiệm tới áp dùng lâm sàng còn là một quãng đường dài.



      (Tạp chí Bác sĩ gia đình)
      #3
        Quynh 21.02.2007 22:50:31 (permalink)
        Củ riềng làm thuốc


        Để chữa đầy bụng, nôn mửa, lấy riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 g.
        Củ riềng (còn có tên là cao lương khương) và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10 g đối với củ, hoặc 2-6 g đối với quả.
        Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:
        - Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 g, ngày uống 3 lần.
        - Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6-10 g.
        - Chữa hắc lào: Củ riềng già 100 g, giã nhỏ, ngâm với 200 ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần.
        - Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
        ( Sức Khoẻ & Đời Sống)
         
        #4
          Quynh 21.02.2007 22:53:25 (permalink)
          CAM THẢO VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH



          Cam thảo được nói tới trong các đơn thuốc cổ là rễ của cây Glycyrrhiza uralensis Fisch, hoặc các cây Glycyrrhiza inflata Bat, Glycyrrhizaglabra L thuộc họ Ðậu ( Fabaceae ), thường gọi là cây Cam thảo bắc, mọc ở các nước ôn đới; không phải cây Cam thảo dây Abrus precatorius L hoặc cây Cam thảo nam Scoparia dulcis L. 
          Tác dụng của cam thảo trong Ðông y
          Cam thảo là một trong những vị thuốc Ðông y lâu đời nhất; trong sách "Thần nông bản thảo" thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đã nói đến Cam thảo. Nhìn chung các sách bản thảo (sách nói về dược) Ðông y đều cho rằng Cam thảo vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, giải co thắt giảm đau, nhuận phế giảm khát, thanh nhiệt giải độc, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị của các vị thuốc khác. Người xưa nhấn mạnh 2 tác dụng khá độc đáo của Cam thảo là:
          - Điều hòa vị thuốc: thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo thì tính sẽ bớt nhiệt, thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm cho hòa hoãn...
                   - Giải độc: Cam thảo năng giải bách dược độc 
          Tác dụng của cam thảo theo Tây y
          Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: cam thảo có nhiều tác dụng quý, ở đây chỉ xin nhắc tới một số tác dụng có liên quan:
          - Cam thảo có tác dụng giải độc với nhiều loại độc tố như cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin.
          - Cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.
          - Cam thảo chống loét đường tiêu hóa, trên thực nghiệm cao lỏng hoặc nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chóng lành. 
          * Một số ứng dụng của cam thảo trong điều trị bệnh:

          - Ứng dụng chữa loét dạ dày hành tá tràng: uống cao lỏng Cam thảo ngày 4 lần, mỗi lần 15 ml, liền trong 6 tuần, trị 100 ca có kết quả tốt 90%; kiểm tra Xquang 58 ca thấy 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt (tạp chí Nội khoa Trung y 1960).
          - Trị viêm gan B mạn tính dùng viên Cam thảo trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e ( HbeAg) chuyển âm tính 44,8%, thuốc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (thông báo Trung dược 1987).
          Liều lượng:  4 - 20 g /ngày (Dược điển Việt nam 1992).  
          Quan niệm sai lầm về cam thảo
          Nghiên cứu dược lý cho biết Cam thảo có tác dụng giữ nước và muối Na, thải muối K, gây phù, làm tăng huyết áp; tác dụng này tương tự như corticoit. Có lẽ do điều này mà một số người suy diễn: corticoit gây loét dạ dày thì có lẽ Cam thảo cũng gây loét dạ dày! Vì vậy ai nghĩ cam thảo gây loét dạ dày là hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, cam thảo không cấm dùng cho người bị loét dạ dày. 
          Tóm lược về cam thảo
          - Cam thảo là một vị thuốc bổ quý giá của Ðông y.
          - Cam thảo không gây loét dạ dày, mà ngược lại nó còn chữa lành các vết loét dạ dày.
          - Cam thảo giữ nước gây phù, tăng huyết áp vì vậy cần chú ý không dùng cho người có bệnh cao huyết áp; hoặc nếu cần thì dùng với liều thấp và thời gian ngắn. Ngược lại Cam thảo sẽ tốt cho người suy nhược có huyết áp thấp.
          - Hiện nay có hàng chục loại thuốc hoàn tán có chứa Cam thảo được Bộ y tế cho phép lưu hành trên toàn quốc. 



           (Thanhnien.com)
          #5
            Quynh 22.02.2007 10:49:08 (permalink)
            RAU DỀN CHỮA KIẾT LỴ - LỞ LOÉT - RẮN CẮN - ONG ĐỐT
            Rau dền có 2 loại: trắng và đỏ. Ngoài tác dụng làm món ăn, cả 2 loại rau này đều là những vị thuốc hay. Rau dền vị ngọt, tính lạnh, không độc, giúp dễ sinh, trị lở môi, lở loét do sơn ăn và sát trùng, khử độc nọc ong, rắn.
            - Trị chứng máu nóng sinh kiết lỵ, lở loét: Bệnh này xuất hiện do bên trong quá nóng mà sinh ra bị kiết lỵ, lở loét hoặc bị cả 2 bệnh trong cùng một thời gian. Dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 15-20g, ăn trong vài ngày là khỏi. Nếu mắc chứng ho lâu ngày, dai dẳng không khỏi thì bài thuốc này cũng trị được.
            - Trị rắn cắn: Lấy rau dền đỏ giã nát, vắt lấy khoảng 1 bát nước cho uống, còn bã đắp lên vết thương. Khi bị rắn cắn, phải lập tức băng chặt (bằng dây vải) phía trên vết cắn (phía gần với tim hơn) rồi mới dùng thuốc. Sau đó, phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.
            - Chữa vết ong đốt: Nếu bị ong đốt (nhất là giống ong to có độc) thì lấy rau dền vò nát, xát cả vào vết đốt là khỏi.
            Lưu ý: Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
            (SK&ĐS)
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9