Đón Tết
HongYen 16.02.2007 23:20:58 (permalink)
Đón Tết
 
Canada: Người dân đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà, họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ va năm mới đuợc bình yên.
 
Cuba: Đêm giao thừa, từ cửa sổ các nhà, nưốc được đổ ào ào …đến 12 giờ khuya để lấy hên.  Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, nguời ta nuốt hạt nho, đến khi dứt tiếng chuông phải nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mớí sẽ được thịnh vượng may mắn.
 
Colombia: Ngày cuối năm, đường phố đều treo một hình nộm (iểu thị năm cũ).  Đến giao thưà, mọi người đi phá hình nộm.  Sau đó chúc mừng lẫn nhau, cùng ca hát nhảy muá tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới.
 
Đức:  Đêm giao thừa, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành.  Các củ hành đuợc khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào.  Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm.
 
Grudia: Đầu năm người ta ăn trái hồ đào luộc trộn với mật ong.  Hạt hồ đào toụng trưng cho sự dư dật.  Còn mật ong với màu vàng óng sẽ đem lại giàu có, phong lưu.
 
Hungari:  Người ta cho rằng khi ăn thịt loài có cánh thì hạnh phúc sẽ bay mất, nên mọi người thường tặng nhau một chú lợn con và bức tượng sứ người công nhân quét dọn ống khói.
 
Hy Lạp: Ngày đón năm mơí mọi người ôm đá đi qua cửa nhà mình cầu cho sang năm được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.
 
Italia: Người Ý muốn mình luôn đầy ấp tiền, nên ngày đầu năm ăn sáng bằng món chao nấu với hạt đậu ván.  Cháo càng có nhiều hạt đậu thì quanh năm càng có nhiều tiền.
 
Nhật Bản: Đón năm mới, người Nhật Bản thích ăn món cá chép rán, vì cá chép chiên tượng trưg cho sự cương nghị trước khó khăn, hoạn nạn.
 
Madagascar: Ngày đón năm mới, con gái hướng về cha mẹ làm lễ tặng đuôi gà để biểu hiện lòng kính trọng cha mẹ, còn đối với người thân thì tăng chân gà, biểu thị lòng quan tâm và thân thiết.
 
Pakistan: Ngày Xuân mời, người dân thường rắc phấn hồng lên bực cửa thành dòng chữ: “Chúc Mừng Năm Mới”.  Trên trán mỗi người quét phấn hồng biểu thị niềm vui xuân.
 
Tây Ban Nha: Trước khi đón năm mới, mọi nguời không đuợc cười trong 5 ngày.  Qua 5 ngày đó phải luôn cười lớn để đón năm mơí và vào đúng giờ giao thừa người nào ăn xong 12 quả nho sẽ đuợc hưởng hạnh phúc cả năm.
 
Ukraine: Sáng mùng một, nông dân thường đem thóc và ngô rắc xung quanh nhà để cầu mong một năm mới bội thu.
 
Scotland: Người  dân nước này từ lâu vẫn có tục kiêng phụ nữ và người tóc hung đến xông nhà ngày Tết, nhà nào cũng mở rộn cưả đón mừng mọi người  đến choi.  Khi xông nhà ai, khách thường mang theo những hòn than, bỏ một hòn vào lò sưởi nhà người đó.
 
Việt Nam:  Mời Quý Bạn tham gia về phong tục.  Chúc Mừng Năm Mới đầy tiền, tài, và tình nghĩa (thật và mạng). 
 
 
#1
    HongYen 15.08.2007 11:36:24 (permalink)
     
    Chưng Bày Mâm Ngũ Quả Trong Ngày TẾT
    Nguyễn Hữu Hiệp




    Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, nhà nào cũng thấy có chưng bày đầy ắp một mâm ngũ quả tất "bắt mắt".
     
    Nguyên thủy, mâm ngũ quả gồm 5 loại trái là mận, hạnh, đào, táo và lý (cũng gọi là điều). Đó là những loại trái nhất định mà người xưa đã chọn dùng, vì theo sách Chiến thư, nó có đặc tính cảm ứng và trợ lực cho ngũ cốc, tức 5 thứ hạt được dùng làm lương thực chính là gạo, nếp, lúa mì, mè và đậu. Năm thứ ấy mà sai quả thì ngũ cốc được mùa, và ngược lại. Do đó, mâm ngũ quả trước hết là mang chức năng thông tinh, phản ảnh sát thực tình hình sắp tới của mùa vụ, cho nên nó mang ý nghĩa của tín hiệu hạnh phúc, ấm no.
     
    Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng khác nhau, tất nhiên có khi không thể có đủ 5 loại trái này. Thế là người ta tìm loại trái khác tương tự thay thế, thành ra ở mỗi nơi có khi thành phần không giống nhau, nhưng phải là 5 loại trái. Có khi là lê, lựu, đào, mai, phật thủ. Có khi là chuối, phật thủ, cam, quýt, táo... tùy điều kiện và suy nghĩ của từng người về ý nghĩa tiêu biểu của từng loại trái. Đại thể :
     
    - Lê (hay mật phụ), ngọt thanh hơn mật, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ, gia đình danh giá để tiếng thơm muôn đời.
    - Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
    - Đào, gợi điển cố đào, lý. Học trò phải thi đậu, làm quan phải thăng chức. Ý muốn quyền quý, cao sang.
    - Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
    - Phật thủ, trái giống như bàn tay đẹp của Phật trung tư thế chụm lại. Mong người già được khỏe mạnh và sống lâu như Phật.
     
    Tùy ý nghĩa của từng thành tố mà mâm ngũ quả nói lên sự mong muốn cho gia đình, dòng họ, từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều được vui hưởng hạnh phúc đời đời.
     
    Theo dòng thời gian và theo sự phát triển các đặc sản của vườn cây ăn trái mà càng xuôi về phương Nam, sự chưng bày mâm ngũ quả càng biến tướng, nhất là đồng bằng Nam Bộ thường phong phú hơn về chủng loại, nhưng lại bình dị hơn về ý nghĩa, tuy nhiên cũng không thể vượt ngoài phạm vi niềm ước mơ chính đáng của con người. Cụ thể, mâm ngũ quả ở Nam Bộ được cấu tạo theo "công thức" chung nhất là : mãng cầu, nho, đu đủ, xoài và sung. Với mong ước "cầu tiền đủ xài sung" (hiểu theo kiểu đồng âm và nghĩa chứ). Do có người gọi đu đủ là thu đủ, nên cũng hiểu "cầu thu đủ tiền (đặng) xài sung".
     
    Đặc biệt là mâm ngũ quả không có chưng trái dừa, và nó cũng không bao giờ được chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên. Còn dưa hấu thì nhất định phải có một cặp to, chưng riêng trên bàn thờ. Nhà nghèo, bàn thờ nhỏ, chỉ mua một trái thì chưng chung trong mâm ngũ quả. Người ta hiểu mâm ngũ quả có trái dưa là "cầu sung vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ xài sung", vì trái dưa cũng được hiểu tạm là dừa (vừa) và nhắc nhở sự tích An Tiêm đời Hùng Vương.
     
    Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên có khi mâm ngũ quả phong phú hơn, vì các bà các chị khéo tay không câu kệ cứng nhắc "ngũ quả" mà bát, cửu, thập quả không chừng. Tuy nhiên đối với những loại trái "nòng cốt" như vừa nói thì nhất định không thể thiếu, cho dù còn sống hay còn non cũng được "trọng dụng". Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả" và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là "mâm". Cũng không ai lập dị gọi "đĩa năm trái" bao giờ !
     
    Cũng nên nói thêm, đối với những người tin theo kiểu "nói lề" ấy, tức nhiên họ nhất quyết không chịu cúng, hoặc chung các loại cam (cam chịu), chuối (chúi nhủi) hoặc táo (vì theo sách Tiểu nhĩ nhã thì tên chữ của táo là phẩn - đồng âm với một loại bỏ đi của con người)... Trong mấy ngày Tết họ cũng không ăn bí, nhất là bí đao (đã bí lại đau), khổ qua (rước lấy cái khổ cho mình), hạt tiêu (tiêu luôn) v.v...
     
    Phần mình, nhất là các nhà doanh nghiệp và các bạn trẻ, cho dù tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đều cũng nên lưu ý tâm lý của bà con - đặc biệt là ở vùng nông thôn Nam Bộ - để có ý thức, tránh dùng những loại ấy làm quà tặng hoặc đãi đằng đầu năm, vì người nhận sẽ không vui và cũng không loại trừ cách nghĩ oan rằng, ta đã cố tình đem điều xui xẻo đến họ.
     
    Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của nhân dân ta vậy
     
    http://www.quangduc.com/xuan/06nguqua.html
    #2
      HongYen 15.08.2007 11:39:36 (permalink)
      Mâm Ngũ Quả
       
      Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, trên bàn thờ mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả. Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết sinh động hơn, thiêng liêng hơn...

      Theo quan niệm của người phương Đông xưa, thế giới được tạo nên từ 5 bản nguyên - gọi là "ngũ hành": kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả(lửa), thổ (đất). Tư tưởng cùng hình ảnh "ngũ hành" xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện - một trong số đó là tục lệ thờ mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam

      Mâm ngũ quả truyền thống của người Việt thường chỉ gồm 5 loại quả, được xếp kiểu hình tháp lên đĩa to hoặc mâm, đặt trên bàn thờ. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả ít nhiều biến đổi: số quả có thể nhiều hơn 5, cách xếp tự do hơn, trang trí hoa lá, cắm nến để tạo ánh sáng, kết những dây đèn điện tử nhiều màu xung quanh... Tất cả các loại quả trong dịp Tết đều có thể đem bày:
       
      chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, trứng gà, hồng xiêm, táo v.v... Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng: nải chuối, phật thủ như bàn tay che chở; bưởi, dưa hấu căng tròn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt...

      Mâm ngũ quả ở miền Bắc nhìn chung nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, bởi vì cầu - dừa - đủ - xoài theo tiếng người miền Nam có nghĩa là "cầu vừa đủ xài" - mong ước phổ biến nhất của họ trong năm mới ! Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả bình thường một chùm sung và quả đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn "đầy đủ, sung túc".

      Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hoà với màu xanh mát của dưa hấu, đỏ rực của hồng, nâu mịn của hồng xiêm, vàng tươi của bưởi, cam, dứa... Nó thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết cùng những ước vọng lạc quan mà mỗi gia đình mang theo khi bước vào năm mới.
       
      Trích từ: http://www.dainam.net/forums/showthread.php?t=39870
       
      http://e-cadao.com/tieuluan/mamnguqua.htm
      #3
        HongYen 15.08.2007 11:42:54 (permalink)
        Mâm ngũ quả

        Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà.......

        (Theo mạng Ninh Thuận)

        http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=39839
         
        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
         
         
        Mâm ngũ quả - Một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn
        Nguồn Quê Hương
        Ngày 12/4/2006, 15:05
        Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về.

        Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.

        Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

        Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5? Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả“ (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.

        Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...

        Mỗi quả mang một ý nghĩa:

        Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.

        Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

        Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

        Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.

        Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”.

        Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

        Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.

        © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)
         
        http://www.vietnamtourism-info.com/cgi-bin/news/exec/view.cgi?archive=51&num=9373
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2007 12:10:53 bởi HongYen >
        #4
          HongYen 15.08.2007 11:55:15 (permalink)







          Thuốc từ mâm ngũ quả - 26/01/2006


          Nếu khí hậu và chế độ ăn uống ngày Tết khiến bạn bị ho, táo bón hay khiến dạ dày có vấn đề thì cũng đừng vội bực mình, lo lắng. Có thể tìm thuốc chữa ngay trong mâm ngũ quả nhà bạn.

          Xem thêm





          Mâm ngũ quả - mâm thuốc - 10/02/2005


          Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 1 nải chuối tiêu xanh, 1 quả bưởi hay phật thủ vàng; cam, quýt chín đỏ và đôi khi có cả những quả táo ta màu xanh lục. Các trái cây này có vị thơm ngon, dinh dưỡng cao và cũng là những vị thuốc chữa bệnh.

          Xem thêm





          Dưa hấu - món ăn khó thiếu trong ngày Tết - 08/02/2005


          Rộn rã đón xuân bên cánh mai vàng, bên cành đào thắm, bên mâm ngũ quả, còn hiện diện một loại trái cây không thể thiếu: Dưa hấu. Ruột đỏ ẩn bên trong lớp áo xanh - quả dưa tròn căng, mọng nước - được bày trang trọng trên bàn thờ.

          Xem thêm





          Ăn Tết ở Thái Lan - 06/02/2005

          Sinh viên Việt Nam ở đây đang tổ chức ăn Tết, có bánh chưng và giò lụa đặt mua từ Việt Nam, cũng tổ chức thi bày mâm ngũ quả, câu đối Tết. Bên này không cấm đốt pháo nên cũng tranh thủ mua lấy vài bánh để cảm nhận lại tiếng pháo đón giao thừa.

          Xem thêm





          Nhiều hoạt động sôi nổi đón Trung thu - 10/09/2003


          Tối nay, tại Cung thiếu nhi Hà Nội, khoảng 1.000 bạn nhỏ sẽ đón trăng trong không khí rộn ràng của những trò chơi trẻ thơ. Các em sẽ cùng phá cỗ với một mâm ngũ quả cao 2-3 m bên một chú trâu dán giấy bóng kính lấp lánh cao tới 5 m.

          Xem thêm





          Mâm ngũ quả thể hiện ước vọng no đủ quanh năm - 04/02/2003


          Trong ngày Tết, bên cạnh những chiếc bánh chưng xanh, cành đào đỏ, gia đình nào cũng bày một mâm ngũ quả trên bàn thờ. Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành và cũng thể hiện ước nguyện của gia chủ, mong một năm ấm no.

          Xem thêm





          Ấm cúng ngày tất niên - 11/02/2002


          Hôm nay, gia đình bà Ngọc (phố Khâm Thiên, Hà Nội) ai cũng bận rộn, mỗi người một việc chuẩn bị đón năm mới. Bà Ngọc và cô con gái lăng xăng đi chợ cho bữa cơm tất niên, lễ cúng giao thừa. Ông Thanh và con trai, con rể thì lúi húi dọn nhà, bày biện mâm ngũ quả
          =1&r=1&a=1&s=M%26%23226%3Bm%20Ng%26%23361%3B%20Qu%26%237843%3B
           
          #5
            HongYen 15.08.2007 12:17:37 (permalink)
            Tìm Hiểu: Công dụng về thuốc của mâm ngũ quả
            Thursday, February 10, 2005


            Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 1 nải chuối tiêu xanh, 1 quả bưởi hay phật thủ vàng; cam, quýt chín đỏ và đôi khi có cả những quả táo ta màu xanh lục. Các trái cây này có vị thơm ngon, dinh dưỡng cao và cũng là những vị thuốc chữa bệnh.
             
            Chuối
            Chữa táo bón: Ăn chuối tiêu mỗi lần 3-4 quả, ăn liền vài ba bữa sẽ nhuận tràng. Người đau dạ dày kiêng ăn chuối. Nếu táo bón đã lâu thì ăn vài quả chuối mật lá (vỏ dày có cạnh) thật chín, đem nướng cho đến khi cháy gần hết vỏ, rồi bóc vỏ ăn.
            Chữa nhọt sưng ở sống lưng: Lấy củ chuối giã nát đắp.
            Chữa trúng độc: Lấy củ chuối tiêu thật nhiều, thái miếng, cho đầy nồi, đổ ngập nước, sắc đặc lấy một bát cho uống để gây nôn.
            Chữa giun đũa: Ăn vài quả chuối hột chín, giun có thể tự ra.
            Chữa hắc lào mới phát: Cắt quả chuối xanh trên cây, xát nhựa chuối vào phần da bị hắc lào, làm nhiều lần sẽ có tác dụng.
            Chữa phụ nữ đẻ ít sữa, người già táo bón: Hoa chuối thái nhỏ, luộc chín. Trộn với muối vừng hay muối lạc rang, ăn nhiều bữa liền.
             
             
            Bưởi
            Múi bưởi vị chua, tính lạnh, trị các chứng nôn nghén khi mang thai, kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Vỏ quả bưởi có tác dụng giảm đau, trị đau ruột, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sao dùng. Ðốt vỏ bưởi khô xông hơ vào rốn chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh dạ.
            Chữa cảm sốt: Lá bưởi, lá cúc tần, cỏ sả, lá bạch đàn nấu nồi nước xông giải cảm.
            Chữa thũng trướng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hóng mỗi vị 20-30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g; sắc uống làm 2 lần mỗi ngày vào lúc đói, ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng ăn muối và chất mặn.
            Chữa phù thũng sau khi đẻ và các phù thũng khác: Vỏ bưởi khô, ích mẫu lượng bằng nhau tán nhỏ, trộn đều, uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói, ngày 2 lần. Hoặc dùng mỗi vị 20-30g sắc uống mỗi ngày.
             
            Phật thủ
            Có tác dụng trị buồn nôn, nôn, làm tăng cường tiêu hóa, và có tác dụng long đờm, trị ho. Dùng chữa các chứng bụng đầy đau, kém ăn, nôn mửa, ho. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
             
            Quất
            Quả quất được dùng làm nước giải khát, chữa khó tiêu và chữa ho. Hạt quất để cầm máu và chống nôn.
            Chữa khó tiêu: Quả quất chín 1kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả nhiều lỗ. Cho quất vào lọ cùng với 2kg đường kính, cứ một lớp quất lại một lớp đường. Ðậy kín để trong vòng 7 ngày, thu được xirô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to xirô quất pha với 100ml nước đun sôi để nguội uống.



            Chữa ho: Quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Hoặc: Hạt quất, lá xương bồ, hạt chanh mỗi vị 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nhỏ, thêm đường hấp cơm, chia làm 2-3 lần uống mỗi ngày.

            Chữa nôn ra máu: Hạt quất một chén nhỏ, bỏ vỏ sao vàng, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2-3 lần trong ngày.
             
            Quýt
            Quả quýt vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, trừ đờm. Vỏ quả quýt và lá quýt đều có tinh dầu, có thể cất lấy tinh dầu làm thuốc chữa ho, trừ đờm, trị kém tiêu.
            Vỏ quả quýt xanh (thanh bì) vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, làm tăng tiêu hóa, liều dùng 4-12g phối hợp với các vị khác. Vỏ quả quýt chín (trần bì) có vị cay đắng, tính ấm; có tác dụng long đờm, chữa ho, ợ hơi, buồn nôn, nôn, liều dùng 4-12g, phối hợp với các vị khác.
            Chữa buồn nôn, nôn, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu: Trần bì, hoắc hương mỗi vị 8g; gừng sống 3 lát, sắc uống ngày một thang.
            Chữa ho suyễn: Trần bì, nam tinh, đình lịch, vỏ rễ dâu mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang.
            Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hạt quýt 16g, sắc uống ngày một thang. Ngoài mài hạt gấc với giấm bôi.
            Chữa viêm đau tinh hoàn: Hạt quýt 10-20g, sắc với nước rồi pha thêm chén rượu vào, uống ngày một thang.
             
            Táo ta
            Nhân hạt táo sao đen có tác dụng an thần, chữa ít ngủ, giảm trí nhớ. Ngày dùng 8-12g phối hợp với các vị khác. Nếu dùng nhân hạt táo sống thì không làm dễ ngủ. Lá táo sao sắc uống chữa trẻ em hen sữa. Lá tươi dùng ngoài giã đắp mụn nhọt hút mủ.
             
            Bài thuốc chữa hồi hộp, khó ngủ, hay nằm mê, hoảng hốt: Nhân hạt táo sao, sinh địa, thảo quyết minh sao, mạch môn, long nhãn, hạt sen mỗi vị 12g. Sắc uống hoặc tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 20-25g.
             
            (Theo tạp chí Sức Khỏe và Ðời Sống)


            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=18482&z=14
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2007 12:21:28 bởi HongYen >
            #6
              HongYen 22.02.2008 21:33:31 (permalink)
              10 Tháng 2 2008 - Cập nhật 12h56 GMT
               
              Thế giới chào đón năm mới Mậu Tý
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';

              Nhiều cộng đồng trên toàn thế giới ăn mừng dịp Tết âm lịch, chào đón năm con chuột. Trong ảnh là một gia đình đi qua một bức tranh chuột ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';

              Rất nhiều người chào đón năm mới bằng cách đi chùa chiền, như những người dân này tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';

              Cho dù thời tiết năm nay vô cùng lạnh, hàng ngàn người vẫn tụ tập tại các ngôi chùa ở Bắc Kinh để chào đón và cầu may cho năm mới Mậu Tý.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';

              Tại Indonesia, nơi các hoạt động chào đón Tết bị cố lãnh đạo Suharto cấm trong rất nhiều năm, những người gốc Hoa thiểu số cũng đi đốt hương và cầu nguyện nhân dịp năm mới.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';

              Mỗi năm, hàng triệu người trở về gia đình để đón năm mới theo âm lịch. Tại nhiều vùng ở Trung Quốc, các gia đình làm bánh bao và bánh bột để tượng trưng cho may mắn và đoàn tụ.
               
               



              document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';

              Tuy nhiên, không phải ai cũng có dịp được cùng người thân chào đón Tết, như người đàn ông trong ảnh tại Nam Hàn. Anh cầu nguyện cho cha mẹ ở bên kia biên giới, trong lãnh thổ Bắc Hàn.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';

              Các hội chợ Tết mọc lên khắp nơi tại các thành phố ở Trung Quốc, bán nhiều đồ chơi, quà tặng và các đồ trang trí màu đỏ, tượng trưng cho may mắn.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';

              Người ta cũng đốt pháo hoa tại rất nhiều thành phố, làng mạc trong toàn khu vực. Theo truyền thống, pháo hoa được cho là sẽ đuổi đi tà ma, ác quỷ.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_8').style.display = 'none';

              Nhân viên tại sàn giao dịch chứng khoán Philippine được xem màn múa rồng. Năm Tý được coi là năm tốt lành cho việc làm ăn, buôn bán.
               
               



               
              document.getElementById('picGalleryNoScript_9').style.display = 'none';

              Các lễ mừng Tết còn được tổ chức suốt dịp cuối tuần. Hàng ngàn người dự kiến sẽ tham dự buổi diễu hành với các màn biểu diễn tại khu Chinatown ở thủ đô London, Anh Quốc.
               
               

              4567894567892223 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/02/080210_lunarnewyear.shtml
              #7
                HongYen 22.02.2008 21:38:44 (permalink)
                07 Tháng 2 2008 - Cập nhật 12h25 GMT
                Người Việt ở nước ngoài ăn Tết...
                 
                Người Việt ở nước ngoài ăn Tết có khác nhiều so với trong nước?
                 
                Tại Úc, các cộng đồng người Việt ở nhiều tiểu bang cũng tổ chức những sự kiện khác nhau để đón Tết.
                 
                Người Việt tại Sydney tổ chức hội chợ Tết với múa lân, đốt pháo, thi hát karaoke, các cuộc thi truyền thống và các món ăn ngày Tết, thu hút cả người Việt cũng như người bản địa tham gia.

                Nghe chương trình
                 
                Cộng tác viên Phượng Hoàng từ Melbourne cho biết nhân dịp Tết, cộng đồng người Việt cũng thường trao các giải thưởng cho những cá nhân gốc Việt đạt thành tích cao, chẳng hạn như giải thưởng ‘Thanh niên Úc gốc Việt xuất sắc nhất’.
                 
                Được biết rất nhiều người Việt tại Úc thường dành dịp Tết Nguyên đán để nghỉ ngơi, vui chơi và thăm hỏi lẫn nhau, chứ không đi làm.
                 
                Trong khi đó, những người Việt tại Nhật lại được ăn tới hai cái Tết, là cả Tết dương lịch - theo ảnh hưởng của người Nhật - và Tết ta.
                 
                Cộng tác viên Đỗ Thông Minh từ Tokyo cho biết người Việt tại Nhật không đông như các nơi khác, nhưng các cộng đồng nhỏ cũng thường tổ chức các hội xuân, với các màn múa lân, lì xì, và các loại bánh chưng bánh tét truyền thống.
                 
                Được biết số lượng nhà hàng Việt Nam tại Nhật ngày càng nhiều, do đó, người Việt tại đây không lo chuyện thiếu đồ ăn truyền thống.
                 
                Khác với ở các nước châu Á có phong tục ăn Tết âm lịch, người Việt tại châu Âu thường phải tự tạo ra không khí Tết cho mình, vì các nước phương Tây chỉ nghỉ Tết dương lịch và mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường vào những ngày Tết Nguyên đán này.
                 
                Anh Nguyễn Văn Chính, một người Việt sinh sống ở thủ đô Praha của Cộng hòa Czech cho biết thường người Việt tại đây cũng không dám nghỉ nhiều nhân dịp Tết, vì còn phải lo chuyện làm ăn buôn bán. Tuy nhiên, họ cũng cố gắng lo làm sao sắm đủ những thứ thường có như tại quê nhà vào mỗi dịp Tết đến.
                 
                Các hoạt động của cộng đồng người Việt tại Pháp có vẻ rầm rộ hơn. Cộng tác viên Christine Nguyễn từ Paris cho hay không chỉ các hội đoàn đứng ra tổ chức các sự kiện để gợi lại truyền thống Tết, mà các hội sinh viên ở Pháp cũng tổ chức Tết cho các bạn thanh niên Việt Nam đang du học và sinh sống tại Pháp.
                 
                http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/02/080207_viet_tet_abroad.shtml
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9