Câu hỏi và trả lời về kháng sinh
HongYen 02.08.2004 04:48:21 (permalink)
Bs Nguyễn Tài Mai với: Câu hỏi và trả lời vềkháng sinh (3) - BS Nguyễn Tài Mai)
BS Nguyễn Tài Mai:
Nguời trả lời: NTM
Ngày trả lời 29 tháng 7, 2004

Tôi chỉ xin trả lời một cách tổng quát và thực hành bên jường bệnh mà thôi, còn các tham khảo thì dã córất nhiều trong literaturẹ. Và dây cũng chỉ là view cuả một chuyên viên về máu và ung thư, dể chưã nhiễm trùng ở các bệnh nhân thuộc lãnh vực ematology-oncology:
Vấn dề chính vẫn là trở lại bệnh sử, và sự liên hệ jưã lúc bắt dầu nhiễm trùng và chu kỳ chưã bằng hóa chất (chemotherapy- viết tắt : chemo). Da số các chemotherapy agents tạo severe leukopenia (jảm tế bào máu trắng) ở khoảng ngày thứ 7 cho dến ngày 15 sau khi bắt dầu chemọ Và tử vong rất cao trong thời jan nàỵ

Vì vậy nếu bệnh nhân bị sốt ở nhà, thì da số oncologists cho Ciprofloxacin 500 mg bằng
miệng ngày hai lần trong vòng 7-10 ngàỵ. Nếu bệnh nhân vẫn sốt thì phải dưa vào nhà thuơng và bắt dầu trụ sinh IV (truyền tĩnh mạch): thuờng thì bắt dầu bằng broad spectrum chẳng hạn Ceftriaxone, cọng với một trụ sinh thứ nhì nữạ Bệnh nhân ung thư
thuờng có những IV access devices (chẳng hạn như Port-A-Cath vùi zuới za dể truyền máu hoặc chemo vào veins), và fải cấy trùng lấy từ nhừng dụng cụ nàỵ Nếu nghi nhiễm từ
các devices dó , thì fải lấy ra ngay và cấy trùng các zụng cụ dó - trong truờng hợp nghi
ngờ dó, thì ngay cả truớc khi kết quả cấy trùng về, nên cho ngay Vancomycin dể "cover"
Gram positive từ các zụng cụ này (Staph) - và vì cơ nặng thận cuả cac bệnh nhân ung thư
có khi kém - vì họ dã chưã bằng CisPlatinum chẳng hạn, thì phải cẩn thận về cơ năng
cuả thận (đo serum Creatinine mỗi ngày - và theo zõi mức Vancomycin trong máu - ở diểm cao nhất và thấp nhất - peak and trough Vancomycin levels)

Dĩ nhiên cũng fải khám cổ họng xem có nấm không. Trong vòng khỏang 48 jờ , sau khi kết quả cấy máu, nuớc dái, fim fổi về, mà không biết nhiễm trùng bắt dầu từ dâu, thì fải nghĩ ngay dến việc ziệt nấm - tức là bắt dầu Fluconazole - hoặc hồi xưa thì zùng mphotericin B - bây jờ ít zùng vì fản ứng cuả Amphotericin qúa ma.nh.

Tử vong khi nhiễm trùng cuả bệnh nhân ung thư khá cao, và bnhân cũng thuờng bị thiếu
máu toàn ziện (pancytopenic) cho nên fải kiếm cách "cứu" tủy xuơng ngay: cho Filgrastim
(Neupogen) hoặc Pegfilgrastim - Vì thuốc qúa dắt, tôi chỉ cho 5 ngày Filgrastim mà thôi
(một ngày chích 1 mũi Neupogen 480 mcg dã là $US 500 (năm trăm dollars một mũi) rồi - Pegfilgrastim còn dắt hơn: khaỏng $US 4500 (bốn nghìn năm trăm dollars một mũi). Và cũng fải cho truyền máu dỏ (Red cell transfusion) và phiến huyết nhỏ (platelet)

Dây là nói dại khái: kiểu như 2 jờ sáng bệnh nhân lymphoma cuả mình vào nhà thuơng,
khi BS ở Emergency Room gọi, thì trên dây là chỉ thị cuả mình qua telephone, dọc cho họ
viết trong vòng 5 fút ngái ngủ, rồi sáng mai tính saụ Reference thì dầy zẫy trong
literature, xin không zẫn ra dâỵ

Hy vọng DS TNDG cho gửi sang các Forum khác, dể mọi nguời dều dọc (Forum cuả VMA chẳng hạn).
Xin cảm ơn,

NTM
***
#1
    Asin 02.08.2004 05:00:21 (permalink)
    Hiện nay việc lạm dụng kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong cộng đồng đang diễn ra phổ biến, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, làm tăng cao tỉ lệ kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh. Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi khái quát một số nguyên tắc trong việc sử dụng kháng sinh như sau:

    Chỉ sử dụng kháng sinh khi nào?
    - Bạn chỉ sử dụng kháng sinh khi bạn chắc chắn mình bị nhiễm khuẩn.

    Làm thế nào để biết mình bị nhiễm khuẩn hay không?
    - Sốt là dấu hiệu điển hình khi có nhiễm khuẩn, vì vậy việc đo nhiệt độ góp phần quan trọng để khẳng định nhiễm khuẩn. Sốt do vi khuẩn thường gây tăng thân nhiệt trên 39oC trong khi sốt do virus chỉ có nhiệt độ khoảng 380-38,50C. Các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài da thường có các triệu chứng như viêm tấy đỏ, sưng, phù nề tại chỗ. Trong một số trường hợp còn nghi ngờ cần phải thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cụ thể như làm công thức máu, chụp X quang, làm các xét nghiệm sinh hoá để góp phần khẳng định chẩn đoán của thầy thuốc.

    Lựa chọn kháng sinh như thế nào là hợp lý?
    Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố:
    - Độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh: Mỗi loại kháng sinh có tác dụng tốt trên một số loài vi khuẩn khác nhau, để đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ, vì nhiều lý do nên không phải trường hợp nào cũng làm xét nghiệm vi khuẩn được, do đó thăm khám lâm sàng để định hướng mầm bệnh sẽ giúp ta lựa chọn kháng sinh hợp lý.
    - Vị trí nhiễm khuẩn: Muốn điều trị thành công, kháng sinh phải thấm được vào ổ nhiễm khuẩn, như vậy phải nắm được các đặc tính dược động học của thuốc mới có thể chọn được kháng sinh thích hợp. Ví dụ:
    + Với những trường hợp nhiễm khuẩn tiêu hoá nặng, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ hoặc người suy giảm miễn dịch có thể sử dụng kháng sinh đường uống loại ít hấp thu qua ruột.
    + Với những nhiễm khuẩn da và mô mềm nên tận dụng thuốc sát khuẩn sau khi đã làm sạch vết thương bằng phẫu thuật loại bỏ tổ chức hoại tử hoặc mổ dẫn lưu mủ và bôi các kháng sinh tại chỗ.
    + Với nhiễm khuẩn tai-mũi- họng, có thể dùng các kháng sinh phun tại chỗ, dạng súc miệng, dạng viên ngậm hoặc các loại dung dịch để nhỏ trực tiếp vào tai, mũi...
    + Với nhiễm khuẩn âm đạo, ngoài việc sử dụng kháng sinh toàn thân, dạng đặt tại chổ có vai trò rất quan trọng vì với những nhiễm khuẩn nhẹ có thể chỉ cần dùng những dạng này là đủ.
    + Với nhiễm khuẩn mắt, nên tận dụng kháng sinh nhỏ hoặc tra mắt, bôi vào mí mắt (chữa viêm mí mắt) và cũng chỉ được phép sử dụng các dạng sản xuất vì mục đích này.
    - Cơ địa bệnh nhân: Những khác biệt về sinh lý ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc ở phụ nữ có thai...đều có ảnh hưởng đến dược động học của kháng sinh. Những thay đổi bệnh lý như suy giảm miễn dịch, bệnh gan, thận nặng làm giảm rõ rệt chuyển hoá và bài xuất thuốc gây tăng một cách bất thường nồng độ kháng sinh có thể dẫn tới ngộ độc và tăng tác dụng phụ. Các trạng thái bệnh lý khác như bệnh nhân bị nhược cơ, thiếu men G6DP...đều có thể làm nặng thêm các tai biến và tác dụng phụ của thuốc. Vì những lý do vừa nêu trên, việc lựa chọn kháng sinh theo cá thể người bệnh cũng là một vấn đề rất quan trọng của nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

    Liều dùng kháng sinh?
    - Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc: Cần dùng đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian quy định.

    Sử dụng kháng sinh bao nhiêu ngày là đủ?
    - Nguyên tắc chung là phải sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể (đến khi hết sốt) cộng với 2-3 ngày ở người bình thường và 5-7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

    Hướng dẫn của Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I
    #2
      HongYen 02.08.2004 15:54:51 (permalink)
      Hi Bạn,

      Có dịp nghe nói như vầy:

      Bà Bác đi Bác Sĩ (đốc tờ Mỹ). Ông ta hỏi nhà Bà có còn viên trụ sinh (kháng sinh) nào không? Nói có mang vào đây cho tôi xin hết. Thật là cảm ơn Bà.

      Bà Bác bào thông dịch viên, hòi ông ta xin để làm gì. Bà Bác còn phải ky cỏm xin thuốc trụ sinh để gởi về VN kia mà.

      Ông BS trà lời bảo để ông ta ném vào thùng rác, vì cái nguy hại của cách dùng trụ sinh.

      Dùng cho hết thuốc và nhất là:
      Sử dụng kháng sinh bao nhiêu ngày là đủ?
      - Nguyên tắc chung là phải sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể (đến khi hết sốt) cộng với 2-3 ngày ở người bình thường và 5-7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

      Không phải thấy hết bệnh rồi ngưng thuốc lại; để dành khi nào bệnh uống tiếp.
      #3
        Asin 02.08.2004 16:07:59 (permalink)

        Không phải thấy hết bệnh rồi ngưng thuốc lại; để dành khi nào bệnh uống tiếp.

        Điều quan trọng ở đây không phải là sự lãng phí thuốc mà là sự cẩn thận khi dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh. Sự nguy hiểm của thuốc kháng sinh cũng nguy hiểm không kém tác dụng của nó khi dùng không hợp lý, kháng sinh mà sử dụng một cách bừa bãi, thiếu chỉ định của bác sỹ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều cũng như dùng kháng sinh khi mà cơ thể hoàn toàn bình thường sẽ dẫn đến hậu quả nhờn thuốc, kháng thuốc của nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Nguy hiểm hơn nữa là việc sử dụng kháng sinh đã quá hạn sử dụng.
        #4
          Asin 02.08.2004 16:09:16 (permalink)

          Không phải thấy hết bệnh rồi ngưng thuốc lại; để dành khi nào bệnh uống tiếp.

          Điều quan trọng ở đây không phải là sự lãng phí thuốc mà là sự cẩn thận khi dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh. Sự nguy hiểm của thuốc kháng sinh cũng nguy hiểm không kém tác dụng của nó khi dùng không hợp lý, kháng sinh mà sử dụng một cách bừa bãi, thiếu chỉ định của bác sỹ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều cũng như dùng kháng sinh khi mà cơ thể hoàn toàn bình thường sẽ dẫn đến hậu quả nhờn thuốc, kháng thuốc của nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Nguy hiểm hơn nữa là việc sử dụng kháng sinh đã quá hạn sử dụng.
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9