Đức Chúa Bà Tự Tích Văn
sóng trăng 24.02.2007 09:25:06 (permalink)
.
 
Đức Chúa Bà
Tự Tích Văn





Đức Mẹ Maria Nhật Bản


Đạo Công Giáo tôn vinh hàng trăm thánh nam nữ, trong số đó cao trọng hơn tất cả là Thánh Nữ Đồng Trinh Maria Đức Mẹ Chúa Trời. Thế nên hình ảnh Thánh Nữ Maria là nguồn cảm hứng vô tận cho giới văn nghệ theo đạo Chúa. Trong ḍạng văn học mang dấu chúa đó, người thơ vô danh trong đại chúng đă để lại cho văn học Việt Nam tập thơ Đức Chúa Bà Tự Tích Văn, do Imprimerie de Nazareth xuất bản tại Hồng Kông năm 1926. Những trang kế tiếp đối chiếu tập thơ này với Kinh Thánh, nguồn thi hứng của tác giả và những điều giáo huấn dựa trên chương VIII dưới tựa đề Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa Trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, trong Hiến Chế Tín Lý của Công Đồng Vatican II, cùng các kinh bổn phổ thông và những truyện thần thoại truyền kỳ truyền tụng trong đại chúng. 

Chữ văn là một chữ quen dùng trong các họ đạo, nhưng dường như không mấy thông dụng trong văn học Việt Nam. Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa chữ văn là câu hát có giọng buồn; cuốn Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội chép lại định nghĩa trên và thêm bốn chữ: thường để than khóc. Định nghĩa này dường như không thể ứng dụng để hiểu chữ văn trong tựa đề của cuốn truyện thơ nói trên. Riêng có Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của định nghĩa văn là chuyện đặt có ca vần. Như vậy, chữ văn trong họ đạo dịch nôm chữ diễn ca hay diễn nôm. Thật vậy, sách Đức Chúa Bà Tự Tích Văn là cuốn thơ diễn nôm sự tích Đức Chúa Bà Maria. 

Người đọc áng thơ nôm Đức Chúa Bà Tự Tích Văn, không khỏi liên tưởng tới bài hợp ca Le Messie, Đấng Cứu Thế của George Friedrich Handel (1685-1759), sáng tác trong ba tuần từ 22 tháng tám tới 14 tháng chín năm 1742. Tới nay ngoài 260 năm, hàng năm thường có hàng ngàn người lắng nghe trong các buổi trình diễn khắp nơi trên thế giới. Xét theo cấu trúc, bài hợp ca gồm ba đoạn. Đoạn 1 dựa theo lời các đấng tiên tri Isaie và Phúc Âm theo Thánh Mathieu, trong tích Truyền Tin, Annonciation và Sinh Nhật, Nativité. Đoạn 2 gợi lên tích Thương Khó, Passion, cùng tích Phục Sinh và một đôi lời Chúa phán dậy. Đoạn này chấm dứt bằng ca khúc quen biết Alléluia. Đoạn 3 tôn vinh sự bất tử của linh hồn người công giáo và chấm dứt bằng một bài đồng ca dựa theo sách Khải Huyền theo thánh Gioan. 

Trên mặt cấu trúc có sự song song giữa bài hợp ca của George Friedrich Handel với bài văn của văn học truyền thống Việt Nam. Bài văn này gồm 528 câu theo thể lục bát, diễn ca sự tích chúa Giêsu, qua sự tích Đức Bà Maria, cũng dựa trên Kinh Thánh. 

Bài văn chia làm hai phần. Phần thứ nhất gồm 206 câu, bầy tỏ Đức Tin Đức Cậy Đức Mến Thánh Nữ Đồng Trinh Maria qua hàng chục tước hiệu của Đức Chúa Bà, tiếp theo là sự tích Đức Chúa Bà, qua tích hứa hôn cùng ông Giuse, tích Truyền Tin báo mộng cho ông Giuse, tích thiên thần Gabriel truyền tin cho Maria, tích Đức Bà tới thăm Êlisabét, mẹ của thánh Gioan Giả Tẩy, tích Giáng Sinh của Chúa Trời cùng sự viếng thăm của những người chăn chiên, theo sát các đoạn trong Phúc Âm theo Mathieu và Luca. Phần thứ hai mang tựa đề Bẩy Sự Thương khó Đức Mẹ. Phần này gồm tám đoạn. Sáu đoạn đầu dựa theo sát Kinh Thánh kể lại sáu sự thương khó của Đức Mẹ, kể từ ngày Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng lên đền thánh thụ lễ cắt b́anh cho tới khi Đức Mẹ đón đỡ thánh thân chúa Giêsu hạ từ cây thánh giá xuống. Riêng phần thứ bẩy dài 198 câu kể rõ tâm sự Đức Mẹ sau khi về sống cùng các vị tông đồ cho tới khi Đức Mẹ mệnh chung tới khi hồn xác bay lên trời rồi tận cùng, một lần nữa, bằng lời nguyện biểu lộ đức tin đức mến đức cậy của người dân chúa Việt Nam đặt dưới chân Đức Mẹ. 

Bắt đầu là năm mươi câu mở bài văn:

Kính mừng thánh Maria
Cực cao cực trọng ngự ṭai cao minh
Rõ ràng sấm cũ đinh ninh
Mẹ là mẹ Chúa thường sinh đời đời
Mẹ sinh con một Chúa Trời
Mẹ giúp việc Người chuộc tội muôn dân
Mẹ là bạn chúa Thánh Thần
Mẹ đầy ơn phước giữ phần đồng trinh
Mẹ là hoàng hậu quang minh
Quyền cao phép rộng một mình sửa đương:
Mẹ là thật đấng nữ vương
Trên coi các thánh dưới thương loài người
Mẹ lành có một trong đời
Sáng tỏ rạng ngời nhân đức mọi gương
Khôn ngoan thông thái mọi đường
Chúa yêu Chúa kính Chúa thương Chúa vì
Không khen Đức Mẹ từ bi
Chúa đă chọn mẹ trước kỳ nguyên sinh
Chọn làm Mẹ Chúa oai linh
Làm mẹ dân mình thế mẹ tổ tông
Tiên tri thánh tổ ngóng trông
Trông Mẹ dường thể vừng hồng ban mai 
Khoan thay nhơn thay ngọt thay
Thế gian u ám lâu dài thảm thương
Bốn ngàn năm lẻ khôn lường
Những là khóc lóc đêm trường tối tăm
Khóc than biết mấy ngàn năm
Con mồ côi mẹ cực trăm ngàn phần
Đến kỳ Chúa đă định phân
Mẹ sinh ở thế cứu dân giúp đời
Vui thay vui thảy khắp trời
Kìa lầu David rạng ngời như sao
Chẳng còn rày ước mai ao
Sự sáng đă vào phá sự u minh
Cha hiền là thánh Giu Minh
Anna là mẹ dưỡng sinh ai hoài
Vốn khi Mẹ mới đầu thai
Chẳng hề mắc tôi lưu lai Evà
Nên khi Mẹ mới sinh ra
Chẳng vương tội tổ chẳng sa tội mình
Phú dâng cho Chúa Thiên đình
Khấn nguyền giữ tiết đồng trinh trọn đời
Sẵn ḷòng chịu lụy vâng lời
Vui theo thánh ý Chúa Trời định phân
Mẹ lo thờ chúa ân cần
Mẹ hơn các đấng thiên thần thảo ngay
Trong các người nữ ai tày
Một ḿinh đức Mẹ phước dầy đức cao
Các hàng nam nữ thiên tào
Thấy nhân đức Mẹ ai nào dám ghen

Câu thứ nhất là câu bắt đầu kinh Kính Mừng:

Kính mừng Maria 

trong đó tác giả tăng thêm một chữ thánh.

Tiếp theo tác giả bài văn khéo dùng những tước hiệu của Đức Mẹ để ca ngợi Đức Mẹ. 

Bắt đầu bằng tước hiệu cực cao trọng 

Mẹ là mẹ Chúa 

Tước vị này dịch chữ Theotokos, tiếng Hy Lạp, và từng được Công Đồng Ephesus công nhận từ năm 431 vì lẽ:

Mẹ sinh con Một Chúa Trời

Tiếp tới là tước hiệu:

Mẹ giúp việc Người chuộc tội muôn dân

dịch chức vị co-adjustrix hay co-redemtrix. Việc phong tước vị này cho Đức Mẹ Maria, hiện nay c̣òn là một vấn đề tranh căi tại ṭa thánh Vatican. Rồi tới tước hiệu:

Mẹ là bạn Chúa Thánh Thần

Tước hiệu này quen thuộc với bất kỳ ai đă đọc Kinh Kính Mừng:

Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, 
Đức Chúa Trời ờ cùng Bà


và cũng đọc thấy trong Kinh Thánh (Luca 1:28) qua lời báo tin của thiên sứ Gabriel:

Vui mừng lên hỡi đấng ân sủng
Đức Chúa Trời ở cùng bà.

Kế là tước hiệu:

Mẹ là hoàng hậu quang minh

dịch tước hiệu The Queen of the Apostles, Confessors and Martyrs, hoàng hậu của các thánh Tông Đồ cùng các thánh Tử Đạo.

Tước hiệu dùng h́ình ảnh trong Kinh Thánh để ca ngợi Đức Mẹ Maria là 

Lầu David

H́nh ảnh này xuất từ bài diễm ca số 4 đoạn 4:

Cổ nàng đẹp như tháp David,
Xây lên để bày chiến lợi phẩm:
treo ngàn vạn mộc khiên
toàn của anh hùng dũng sĩ.


Tước hiệu này dâng lên đức Mẹ Maria để tiêu biểu cho sự kiện Đức Mẹ vẫn thường là nơi trú ẩn an toàn cũng như một bức thành kiên cố ngăn chặn hết thẩy những gì uy hiếp cũng như cản trở việc truyền giáo Đạo Chúa Ky Tô. Như vậy đức Mẹ Maria quả là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Sau hai câu 35 và 36 giới thiệu thánh Giu Minh là cha và thánh Anna là mẹ Đức Bà, tác giả lại dùng tước hiệu 

Vô Nhiễm Nguyên Tội

để tôn vinh đức Mẹ Maria trong sáu câu:

Vốn khi Mẹ mới đầu thai
Chằng hề mắc tội lưu lai Eva
Nên khi Mẹ đă sinh ra
Chẳng vương tội tổ chẳng sa tội mình

Phú dâng cho Chúa Thiên Đình
Khấn nguyền giữ tuyết đồng trinh trọn đời
Sẵn lòng chịu lụy vâng lời
Vui theo thánh ý chúa Trời định phân.

Sáu câu này phản ánh lới giáo huấn số 56 , Chương III, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của Thánh Công Đồng Chung Vatican II, mà Ngưỡng Nhân Lưu Ấu Nhi dịch như sau:


[...] Chúa Cha rất nhân từ đă muốn Đấng được tiền định làm mẹ ưng thuận trước khi Chúa Con nhập thể, như trước kia người phụ nữ đă hợp tác cho sự chết, nay cũng có một người nữ hợp tác cho sự sống. [...] Do đó không có lạ ǵì khi các Thánh Giáo Phụ đă từng ca tụng Mẹ Thiên Chúa là Đấng toàn thánh, không vương nhiễm tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc mới thụ thai. Đức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên Thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và kính chào là Đấng đầy ơn phúc (Luca 1:28). Và Trinh Nữ đáp lời Thiên Sứ rằng: này tôi là Nữ Tỳ của Chúa, tôi xin vâng theo lời ngài. (Luca 1:38) Như thế Đức Maria, con cháu Adam, vì chấp nhận lời Thiên Chúa đă trở nên Mẹ Chúa Giêsu. Hết lòng đón lấy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, vì không một tội nào ngăn trở Người, Đức Maria đă tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thế và sự nghiệp Con của Người, và nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con của Người

Từ câu 45 tới câu 50, 

Mẹ lo thờ Chúa ân cần
Mẹ hơn các đấng thiên thần thảo ngay
Trong các người nữ ai tầy
Một mình Đức Mẹ phước dầy đức cao.

tác giả tôn vinh Đức Mẹ bằng hai tước hiệu, một là:

Nữ vương của các Tông Đồ

hai là Đức Mẹ là người nữ

đầy ơn phước hơn mọi người nữ.

Ngoài những tước hiệu của Đức Mẹ Maria, tác giả còn dùng hình ảnh rút từ Kinh Thánh và đầy thi tính:

Sự sáng đă vào phá sự u minh

nhắc lại phép lạ thứ nhất của Chúa Trời, tạo ra ánh sáng trong ngày thứ nhất trong số bẩy ngày tạo thiên lập địa. Căn cứ trên Kinh Thánh, chữ sáng là hình ảnh biểu thị Thiên Chúa: 

Thiên Chúa là ánh sáng

Thư 1 của Thánh Gioan, và:

Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người Trắng tinh như ánh sáng

Đằng khác, chữ u minh chỉ nơi tối tăm là h́nh ảnh của hỏa ngục: 

Những Thiên Thần đă không giữ địa vị của ḿnh, nhưng rời bỏ nơi mình ở, thì người dùng xiềng xích mà giam giữ họ đời đời trong nơi tối tăm, để chờ ngày phán xét cuối cùng.

theo Thư của Thánh Giu Đa:12-13 và theo Mathiêu 8:12:

Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quẳng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

Đọc lại câu 30 của bài văn:

Mẹ sinh ở thế cứu dân giúp đời.

người đọc văn không khỏi thấy tác giả bài văn đối chiếu sự Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội giáng sinh tại thế gian với việc Chúa Trời tạo sinh ánh sáng để phá u minh. Tiếp theo, ghép chữ u minh trên đây cùng ba chữ bốn ngàn năm, trong câu 25, ngưới đọc văn dường như thấy cảnh tối tăm, và cảnh côi cút của người dân Chúa Việt Nam, trước khi có ánh sáng của tháp David rọi tới, và không khỏi nhớ tới bài Kinh Cầu Hồn, chép trong sách Kinh Địa Phận Phát Diệm, mang imprimatur ngày 20 tháng 11 năm 1938, của Đức Giám Mục Joannes Bastista. Kinh này biểu thị lòng con cái muốn báo đáp ơn sinh thành của cha mẹ. Trong 45 câu người đọc kinh này lậy mẹ cực khoan, xin mẹ đỡ bênh, Mẹ nài cùng Chúa để ông bà ruột máu, rầy dang khắc khoải trong lửa công bằng, sớm được chúa ban ơn tha thứ. Như vậy, đoạn mở đầu bài văn Đức Chúa Bà cũng có điểm tương đồng với Kinh Vu Lan, mà người con Phật cầu cho cha mẹ ông bà sớm thoát khỏi địa ngục nhân ngày lễ Vu Lan. (xem Truyện Tṛ với Đầu Lâu, Truyền Thông số 1, Montreal tháng 11 năm 2001.) Chẳng cần thắc mắc vì tổ tiên ngày xa xưa, bốn ngàn năm trước, đều không phải là người công giáo, vì lư do giản dị là đạo chúa Ky Tô mới thành lập từ hai ngàn năm nay, và đạo Chúa tới Việt Nam mới gần bốn trăm năm nay, vậy cần tin là Chúa Trời cứu rỗi mọi người như trong câu Kinh Thánh dưới đây, một câu Kinh Thánh mà đức Giáo Hoàng Jean Paul II đă trích dẫn trong huấn từ ban cho phái đoàn các vị giám mục Columbia, nhân buổi tiếp kiến ngày 15 tháng 6 năm 1996, trích đăng trong tờ LOsservatore Roamano, ấn bản chữ Anh, ngày 26 tháng 6 năm 1996. Câu Kinh thánh trích từ Thư số 1, gửi ông Timôtê, 2:4 dịch như:

Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. 

Thế thì chắc chắn là lời cầu qua Chúa Cứu Thế và qua đức Mẹ của người đọc kinh Cầu Hồn hay đọc văn Đức Chúa Bà đă, hay bằng không rồi sẽ có ngày được thể hiện.

Trên mặt khác, đoạn mở đầu bài văn Đức Chúa Bà dường như chẳng khác bài Kinh Cầu Các Thánh kể tên các vị thánh trong sách Nhựt Khóa. Điều này làm người viết nhớ tới cuốn Kinh Vạn Phật, do Hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản năm 1967 tại Việt Nam, Phật lịch 2512 hay Kinh Phật Niệm Phật Danh, do sa môn Thích Thiện Nghị dịch, xuất bản tại Canada năm 2000, Phật lịch 2544. Trong kinh không có ǵì khác ngoài 11,051 danh Phật. Phải chăng tụng Kinh Niệm Phật Danh hay cầu kinh tước hiệu Đức Mẹ là cách biểu thị lòng tôn sùng chư Phật của người con Phật trên cõi Đông Á cũng như đức tin đức mến đức cậy Mẹ Maria của người dân Chúa Việt Nam? 

Trở lại bài văn Đức Chúa Bà, từ câu 51 tới câu 76, tác giả nói tới thế vị của Đức Chúa Bà Maria. Giới nghiên cứu cho biết là trong sử sách cũng như trong Kinh Thánh không có một lời một chữ về hình ảnh nhan sắc Đức Chúa Bà. Kinh sử chỉ cho biết là Đức Chuá Bà là một thôn nữ nghèo. Ngoài đời, tượng ảnh Đức Chúa Bà nhiều vô kể, nhưng tất cả đều là do tưởng tượng của nghệ sĩ. Tượng ảnh Đức Chúa Bà còn thay đổi tùy theo sắc tộc của nghệ sĩ. Nhưng tất cả ai ai biết tên Đức Chúa Bà Maria đều tôn kính vẻ đẹp tinh thần của Đức Chúa Bà. Vẻ đẹp này là mẫu mực cho người con gái trinh trắng, của người tiết phụ sống đời làm vợ và làm Mẹ. Nét tinh thần của Đức Chúa Bà mà giới nghiên cứu hằng tôn vinh là nếp chịu lụy vâng lời và đức tính khiêm nhượng luôn luôn giữ phận khó hèn. Đó cũng là những đức tính mà phụ nữ trinh tiết Việt Nam lấy làm mẫu mực.

Tác giả bài Văn mô tả Đức Chúa Bà từ câu 59 tới câu 70 như sau: 

Hình dong đẹp đẽ tốt tươi
Mảnh mai hơn hết mọi người thế gian
Cách ăn nếp ở nghiêm trang
Việc làm lời nói dịu dàng nết na
Kẻ gần chí nhẫn người xa
Thấy nhơn đức Mẹ tiếng ḥa đều khen
Kẻ sang cho đến người hèn
Xem nhơn đức Mẹ như đèn đặt cao
Lẫy lừng danh nổi bằng phao
Maria tên trọng ngọt ngào thanh bai
Thơm tho mềm mại dẻo dai
Làm cho ngọt miệng êm tai mọi người


Người đọc văn không ai ngạc nhiên vì hình ảnh Đức Chúa Bà trong 12 câu trên đây là hình ảnh mẫu mực của người nữ Việt Nam lý tưởng đương thời với đầy đủ tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. 

Từ câu 77 tới câu 96, tác giả bài văn kể lại thánh tích Truyền Tin cho Đức Chúa Bà Maria:

Mẹ vừa mười sáu xuân thu
Chúc ngự thiên cù sai sứ đem tin
Thiên thần xuống bảo rằng mình
Là người sứ Chúa đem tin cho Bà
Giê-giu con một Chúa Cha
Ngự trong lòng Bà xuống thế cứu dân
Bà liền thưa lại phân vân
Tôi đă khấn giữ đồng thân trọn đời
Thiên thần lại bảo rằng lời
Chịu thai bởi phép Chúa Trời Ngôi Ba
Kính mừng thánh Maria
Bà nghe thần bảo nguy nga vừa rồi
Mẹ liền tỏ cách nhỏ nhoi
Xưng ḿình khiêm nhượng gương soi để đời
Bằng tôi đầy tớ Chúa Trời
Tôi xin vâng lời xin hăy hóa nên
Tức thì liền đặng ơn trên
Ngôi Ba dùng phép thiêng liêng bởi người
Lấy máu sạch sẽ tốt tươi
Dựng nên xác Chúa ở nơi lòng Bà


Đoạn văn trên đây, theo sát thánh tích Truyền Tin Cho Đức Maria [Lc1:26-38] trong Kinh Thánh, như sau:

[...]Thiên chúa sai thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nadaret,
gặp một trinh nữ đă thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc ḍòng dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria.
Sứ thần vào nhà Trinh Nữ và nói;"Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn sủng, Đức Chúa ở cùng Bà". Nghe lời ấy bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa ǵ?

Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòngThiên Chúa.
Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.
Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là con của Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavit, tổ tiên Người.
 Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận".
Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đa với sứ thần:"
Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng đấng tối cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.

[...]
Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. 
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.”


Người đọc đối chiếu đoạn văn với đoạn Kinh Thánh tương ứng, thấy là đoạn văn theo sát đoạn Kinh Thánh, ngoại trừ câu văn 95, bởi theo giới nghiên cứu sự việc đức Chúa Bà Vô Nhiễm thụ thai cùng sự việc Thiên Chúa chọn đức Chúa Bà làm Mẹ Chúa Trời là hai mầu nhiệm. Ngoài ra, giới nghiên cứu c̣n thấy là lời thiên sứ nói với Chúa Bà Maria phù hợp với lời tiên tri trong Cựu Ước: Is 7:14-16; 9:6,7 
và Mk 5:2-3.
Điểm đáng lưu ý trong đoạn văn trên đây thu gọn trong hai câu:

Bằng tôi đầy tớ Chúa Trời
Tôi xin vâng lời xin hăy hóa lên

Đúng như lời Thánh Augustin:

Mary first conceived Christ in her heart by faith, before she conceived in the womb.

Hai câu trên chứng tỏ ḷòng tin Thiên Chúa không có gì là không thể làm được của Đức Chúa Bà. Đó cũng là điểm khác biệt giữa thánh tích của Đức Chúa Bà, đối chiếu với những thần tích trinh nữ hoài thai trong sử cũng như cũng như trong sự tích Phật Mẫu Man Nương.

Ngự Phong Ngô Thì Sỹ, chép trong sách Việt Sử Tiêu Án, về sự tích mẹ vua Lý Thái Tổ như sau:

Ngoại truyện lại nói: mẹ Vua năm 20 tuổi, nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lăo sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đang chập chờn ngủ, lăo sa môn ngẫu nhiên bước chạm phải, giật mình tỉnh dậy, rồi có thai mẹ Vua năm ...

Vũ Quỳnh và Kiều Phú, chép Truyện Man Nương trong sách Lĩnh Nam Chích Quái:

[...] có một người con gái tên là Man Nương, cha mẹ đều đă mất, nghèo khổ vô cùng, cũng [tới chùa] dốc lòng theo học đạo Phật, nhưng vì có tật nói lắp, không thể cùng mọi người tụng kinh, thường phải ở dưới bếp, vo gạo, nhặt rau, nấu nướng cho chúng tăng trong chùa và khách tứ phương tới học đạo. Một đêm vào tháng năm, đêm ngắn, tăng đồ tụng kinh đến lúc gà gáy. Man Nương nấu cháo đă chín mà tăng đồ tụng kinh chưa xong, chưa tới ăn cháo. Man Nương ngả lưng tựa bên cửa bếp, không ngờ ngủ quên, chắn ngang cửa. Tăng đồ tụng kinh xong về tăng phòng. Sư Đồ Lê bước qua mình Man Nương. Man Nương tự nhiên cảm động trong dạ con.

Như vậy, tích trinh nữ hoài thai không phải là một điều mới lạ trong dă sử cũng như trong truyện truyền miệng mang mầu sắc tín ngưỡng tại Việt Nam. Điểm mới lạ trong thánh tích mầu nhiệm Đức Chúa Bà, đối chiếu với sự tích mẹ vua Lý Thái Tổ, và Phật Mẫu Man Nương, là điểm Đức Chúa Bà tự ý nhận phép lạ: Thiên Chúa rợp bóng trên Bà mà mang thai trong khi mẹ vua Lý Thái Tổ cũng như Phật Mẫu Man Nương đều cùng là hai trường hợp trinh nữ hoài thai, dường như ngoài ý muốn, đương lúc nửa ngủ nửa thức. 

Tiếp theo, tác giả bài văn dựa theo Kinh Thánh đề cao ơn sủng Đức Chúa Trời ban cho Đức Chúa Bà Maria, qua hai thánh tích. Một là giấc mơ của thánh Giuse qua 8 câu sau:

Giuse gá bạn đồng trinh
Xem thấy bạn mình đă có thai trong
Giu-se bối dạ rối lòng

Tin bạn trinh đồng song vẫn nghi nan
Một mình tư lự lo toan
Quyết tình ẩn trốn kiếm đàng ra đi
Thiên thần truyền bảo một khi
Giuse biết tỏ vậy thì bình an


Tám câu này tóm tắt đoạn Kinh Thánh Mt 1:18-24

Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ người đă thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đă có thai do quyền năng đức Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên định tâm kín đáo bỏ bà. Ông đang tính toán như vậy, th́ì sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: Này ông Giu-se, con cháu David, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người ra khỏi tội lỗi của họ. [...] Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như lời Chúa.

Từ câu 107 tới câu 130, tác giả bài văn thuật lại truyện Đức Chúa Bà Maria đi thăm bà Save, hay phiên âm theo Kinh Thánh là bà Êlisabet. Bà Êlisabet là vợ ông Dacaria. Ông này từng được thiên sứ Grabriel loan tin mừng cho biết là ông và bà Êlisabet, tuy đă cao tuổi nhưng sẽ có con, và con ông ngay khi còn trong lòng mẹ đă đầy Thánh Thần [Lc 1:13-15] Ngày Đức Chúa Bà tới thăm bà Êlisabet th́ì vừa nghe tiếng bà Maria chào, bào thai trong bụng bà Êlisabet nhẩy lên và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền lên tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người nữ và đứa con em mang trong ḷòng cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa Tôi đến với tôi? Bởi v́ì vừa nghe tiếng em chào thì đứa con trong bụng chị đă nhẩy lên vui mừng. Em thật có phúc và lời Chúa phán truyền chắc chắn rồi sẽ ứng nghiệm..". Bà Maria nguyện bằng Bài Ca Ngợi Khen, Magnificat. Giới nghiên cứu đống ý rằng bài ca này là một trong số những bài thơ hay nhất trong ḍng thơ tiếng cổ Do Thái. Linh mục Trần Đức Huân dịch thành thơ như rằng:

Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa
Cất tiếng ca vui thỏa tâm thần 
Vui trong Chúa Cứu Chuộc nhân dân 
Đà thương đoái tấm thân tôi tớ
Rầy về sau khắp trong thiên hạ
Sẽ khen tôi hiếm họa lạ lùng
Đấng chí tôn phép tắc vô cùng
Ban cho tôi ơn hồng phúc cả
Vả danh chúa thánh linh nghiệm lạ
Ḷòng khoan nhân vượt quá muôn đời
Biệt đăi cùng kể sợ kính Người
Dùng quyền bính như roi mạnh mẽ
Trừ diệt bọn kiêu căng vô lễ
Truất khứ ngôi những kẻ quyền hành
Đặt tôi hèn lên bậc tôn vinh
Nuôi nấng lũ bình sinh khốn khó
Hàng phú qúy Ngài cho đói khổ
Lượng hải hà rộng mở bao dong
Dân Ít-ran khứng nhận làm con
Như phán cùng cha ông tổ phụ
Với Ap-ram giống dòng muôn thuở.


Bài Ca Ngợi Khen này biểu lộ nỗi vui mừng trong nội tâm và đức tin của Đức Chúa Bà đặt nơi Thiên Chúa. Bài ca còn nói lên đức khiêm nhường của Đức Chúa Bà trong niềm vui làm tôi tớ Thiên Chúa, và dường như báo trước sự tích Đức Chúa Bà quên mình nuôi nấng Chúa Hài Đồng.

Trong 76 câu tiếp theo, từ câu 131 tới câu 206 tác giả bài văn diễn âm đoạn Kinh Thánh Lc 2:1-20. Đoạn này bắt đầu từ việc hoàng đế Augútto kiểm kê dân số, khiến Giuse phải đưa Đức Chúa Bà từ Nadarét về nguyên quán tại Bêlem. Khi đó là đêm mùa giá lạnh, và Đức Chúa Bà tới ngày măn nguyệt khai hoa. Cảnh khó khăn khi Chúa Giêsu giáng thế trong máng cỏ là sự tiùch lễ Giáng Sinh quen thuộc với tất cả nhân loại ngày nay. Điểm đáng lưu ý là tác giả bài văn không nói tới truyện sứ thần Chúa dẫn những người chăn chiên tới vinh danh Chúa Hài Đồng, trái lại tả rất chi tiết niềm sót xa của Đức Chúa Bà về truyện Chúa Giáng Sinh trong cảnh nghèo khó, như muốn nhấn mạnh trên đức khiêm nhường của Đức Chúa Bà.

Phần thứ hai của bài văn bắt đầu bằng sự thương khó đầu tiên của Đức Chúa Bà. Theo sát Kinh Thánh, đoạn Luca 2:21-35, mô tả tích Chúa Hài Đồng chịu phép cắt b́ánh khi được tám ngày. Tác giả chú trọng trên lời tiên tri của Si-mê-ôn: 

Ngày sau Bà chịu lưỡi đ̣ung thấu qua
V́i sau con một Chúa Cha
Chịu muôn sự dữ oan gia khổ h́ình


hay theo đúng Kinh Thánh [Lc2:35]:

Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà

Mới có tám ngày qua, hẳn Đức Chúa Bà chưa quên cảnh mấy người chăn chiên tới vinh danh Chúa Hài Đồng bên máng cỏ, cùng những nhà chiêm tinh, theo ánh sao mang vàng bạc nhũ hương mộc dược tới sấp mình thờ lậy chúa Hài Đồng. Và nay lời tiên tri của Simêôn trên đây quả là nhát gươm thứ nhất xuyên vào tâm hồn Đức Chúa Bà. Nhưng một mực tin ở Đức Chúa Trời, Đức Chúa Bà hẳn thấy là bàn tay nắm dốc gươm là bàn tay Thiên Chúa, bởi lẽ Đức Chúa Bà không hề nghĩ tới thân phận ḿnh, một kẻ nữ tỳ của Thiên Chúa mà chỉ v́ì thương chúa chịu nhiều điều đắng cay v́ì tội chúng ta mà châu sa lụy ngọc rưng rưng.

Nhát gươm thứ hai xuyên vào tâm hồn Đức Chúa Bà là sự tích ông Giu-se được thần chúa báo mộng phải đưa Đức Chúa Bà cùng Chúa Hài Đồng gấp trốn sang Ai Cập. Theo tác giả bài văn:

Dầu mà xa cách họ hàng
Biệt ly quê quán xa đàng bà con 


và vi sự an nguy của Chúa Hài Đồng trước việc vua Hêrôđê sai quân đi giết hài nhi trong thành Bêlem, [Mt 2:13-15] nên:

Mẹ vui theo ý Chúa Trời
Chẳng dám một lời năn nỉ thở than.

Nhát gươm thứ ba xuyên vào tâm hồn Đức Chúa Bà là sự tích chúa Giêsu bị lạc khi đi trẩy hội Vượt Qua tại đền Giêrusalem. Kinh Thánh [Lc 2:41-50] chép:

41Hàng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Gie-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. 42Khi Người mười hai tuổi, cả gia đ́nh cùng lên đền như thường lệ. 43Xong lễ, hai ông bà trở về, c̣n cậu bé Giê-su ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay. 44Ông bà cứ tưởng là cậu về chung cùng với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi t́m kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc.45 Không thấy con ông bà trở lại Giêrusalem.

46Ba ngày sau, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dậy, vừa nghe vừa đặt câu hỏi. 47Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: 
"Con ơi, sao con xử với cha mẹ như vậy? cha mẹ phải cực lòng tìm con!" Người đáp: "Sao cha mẹ lại đi tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha con sao?".

Có nhà nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng câu trả lời trên đây của Giê-su là nhát gươm thứ ba đâm vào tâm hồn Đức Chúa Bà Maria. Người biết rõ là ở thế gian này Người không có cha. Người ra đời từ một Trinh Nữ Vô Nhiễm. Người tự biết Nguời khác mọi người, và để trả lời câu trách mắng nhẹ nhàng cũa Đức Chúa Bà, Người muốn Mẹ Người cũng hiểu là cha Người là Đức Chúa Trời. Lưỡi gươm đâm vào tâm hồn Đức Chúa Bà là điều bà thấy đứa con ḷòng bà đă chớm vượt qua quyền làm mẹ của Bà và cũng như vượt khỏi ngoài mọi liên hệ thế nhân. Đằng khác, tác giả bài văn lấy nỗi lo sợ của Đức Chúa Bà khi biết là Chúa Hài Đồng lạc lại ở Giêrusalem là lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Đức Chúa Bà, và niềm vui mừng của Đức Chúa Bà lúc gặp lại Chúa Giêsu giữa các thầy giảng là niềm vui của người dân Chúa thấy h́nh tượng Chúa. Tác giả coi tích này như tấm gương sáng Đức Chúa Bà để lại cho người dân Chúa soi chung:

Mẹ đà để lại gương trong
ta soi mới thấy gian dong thật người
Nếu ta tìm đặng Chúa Trời
Ta mới nên người phúc lộc thanh danh
Cám ơn mến Chúa nhơn lành
Mẹ đà để lại gương lành cho con
Từ nay dốc giữ lòng son
Muôn kiếp chẳng còn lìa bỏ Chúa tôi.

Sự thương khó thứ tư hay lưỡi gươm lần thứ tư xuyên vào tâm hồn Đức Chúa Bà là thánh tích Đức Chúa Giêsu, đầu đội vòng gai, vai vác thánh giá, đi lên núi Cái Sọ giữa những tiếng kêu la nhạo cười của đám quân lính [Mt 27:33-38; Mc15:22-26; Lc 23:33-38 và Ga: 19:17-22]. Trong bài văn Đức Chúa Bà xăm xăm chạy theo Chúa chẳng giây nào rời, một hình ảnh Đức Chúa Bà không có trong Kinh Thánh. Tác giả bài văn dùng hình ảnh này làm lời răn dân Chúa:

Ấy là Đức Mẹ dậy răn
Chúng ta hằng phải ăn năn tội mình
Vì ta Chúa chịu khổ hình

Vác cây thánh giá một mình gian nan
Từ nay ta hăy vững vàng
Bền lòng theo Chúa mặc đàng gần xa.

Sự thương khó thứ năm, cũng là nhát gươm thứ năm xuyên vào tâm hồn Đức Chúa Bà. Đó là thánh tích Đức Chúa Bà đứng gần cây thập giá, nghe Chúa Giêsu nói những lời cuối cùng trước khi gục đầu chết [Mt 27:55-56; Mc 15:40-41; Lc 23:49 và Ga Ga 19: 25-27] Giới nghiên cứu lấy hình ảnh trên làm tiêu biểu cho lòng can đảm của Đức Chúa Bà. Theo Kinh Thánh những lời cuối cùng của Chúa Giê-sư như sau:

Đức Giê-su nói với thân mẫu: "Thưa Bà, đây là con của Bà" Rồi người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của các anh."

Đây lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chúa Giê-su nói tới liên hệ thế gian giữa Đức Chúa Bà và Người, nhưng Người không gọi người sinh thành ra Người là mẹ và gọi là Bà, trái lại, Người phán là Đức Chúa Bà là mẹ môn đệ của Người để trao phó Đức Chúa Bà cho môn đệ. Dẫu vậy, lòng Chúa Bà thương yêu Chúa Giêsu không suy xuyển. Đức Chúa Bà đứng lặng nhìn Chúa Giêsu gục đầu xuống trao Thần Khí. Tác giả bài văn viết:

Nhớ khi Đức Mẹ đứng gần
Xem lên thánh giá thương thân con mình

Chơn tay con chịu đóng đinh
Treo cả thân mình giăng thẳng trên cây
225Máu tuôn cuồn cuộn lõa lầy
Nghe con chối phú hồn này cho Cha
Mẹ đau lòng mẹ xót xa
Thấy đầu con gục hồn ra dịu dàng
Ngự về quê thật thiên đàng
230Chẳng còn ở chốn thế gian phàm trần.
Bấy giờ Mẹ hiệp một phần
Sự thương khó Mẹ cũng gần như Người
Để mà phát tạ Chúa Trời
Đền vì tội lỗi muôn đời cho tôi.

Một điểm đáng lưu ư trong đoạn văn trên đây là ba chữ về quê thật câu 229. Người đọc văn thấy là tác già bài văn đă dùng h́nh ảnh về quê thật của Trang Tử, đoạn Mạnh Tử Phan và Cầm Trương khóc Tang hộ, chương Đại Tông Sư, sách Nam Hoa Kinh, để tả hình ảnh Đức Chúa Giêsu trao Thần Khí.  Đoạn văn cổ đó dịch như sau:

Này hỡi Tang Hộ ơi! 
Này hỡi Tang Hộ ơi
Ngươi đă trở về đời thật rồi
Bọn ta còn ở lại cõi đời

Điểm đáng lưu ý khác là hai câu 301 và 302:

Bây giờ Mẹ hiệp một phần
Sự thương khó Mẹ cũng gần như Người

Về mặt ngắt câu, đọc câu tám, người đọc phải ngắt câu sau ba chữ đầu:

Sự thương khó//Mẹ cũng gần như Người


Cách ngắt câu it dùng này dường như để nhấn mạnh ý thương tiếc trong câu thơ. Trong Truyện Kiều có câu:

Nửa chừng xuân // thoắt găy cành thiên hương

bày tỏ ý thương tiếc Đạm Tiên.

Trong mạch thơ, chữ quan trọng trong câu 301 là ba chữ hiệp một phần. Sự Thương khó đây là thánh tích Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để chuộc lỗi cho chúng ta. Dưới chân thập giá, Đức Chúa Bà lặng nhìn chúa Giêsu trao thần khí về nơi quê thật Thiên Đàng. Dường như tác giả bài văn muốn cho người đọc thấy nỗi thương khó lúc này của Đức Mẹ Chúa Giêsu chính là phần đóng góp của Đức Chúa Bà vào nỗi thương khó của Chúa Giê-su trong việc cứu rỗi loài người. Phải chăng tác giả bài văn muốn minh chứng là Đức Chúa Bà là vị đồng công cứu chuộc, coredemptor, cùng Chúa Giê-su? 

Nỗi thương khó thứ sáu, hay theo lời tác giả bài văn, mũi nhọn đâm vào trái tim Đức Mẹ là một chủ đề nghệ thuật Công Giáo, mang tên là Pieta. Ḍang nghệ thuật này manh nha suốt hai thế kỷ 14 và 15, rồi trở thành đề tài cổ điển trong thế kỷ 16 và tiếp tục sang suốt thế kỷ 17, trong giới hội họa và điêu khắc, bắt đầu từ Đức tràn qua Pháp, Bỉ, Ḥa Lan, Tây Ban Nha và Ý. Chủ đề dạng nghệ thuật này là h́ình tượng Đức Chúa Bà bế trong tay thể xác Chúa Giê-su, hạ từ cây thập giá xuống. Bức tượng Pieta nổi danh nhất là bức bằng đá hoa cương, do Michelango hoàn tất năm 1499, tại đền thánh Phero, La Mă. Theo tự điển Encyclopaedia Britanica, thì chủ đề này nẩy sinh từ trí tưởng tượng của giới nghệ sĩ, và không có căn cứ theo kinh sách. Tác giả bài văn mô tả hình tượng Pieta như sau:


Bấy giờ hai đấng môn nhơn
Trèo lên hạ xác thánh thân tức thì
Trao tay Đức Mẹ một khi
Mẹ liền ẵm lấy kính vì yêu thương
Mẹ đau trăm khúc đoạn trường
Thấy con đầy rẫy vết thương tích lành
Từ đầu cho đến dưới chơn
Xể xài rách nát xương sườn bày ra
Mẹ đau lòng Mẹ xót xa
Kể sao xiết nỗi oan gia chập chồng


Tác giả bài văn kết luận bằng lời khuyến khích người dân Chúa tăng thêm ḷòng mến Chúa:

Mọi điều thương khó lao phiền
Chúa tôi phải chịu mà đền tội tôi
Xin cho lòng nóng dạ sôi
Sốt sắng vô hồi trả nghĩa đền ơn
Gian nan bền dạ chớ sờn
Thêm lòng mến Chúa ngày hơn lại ngày.


Phần thứ bẩy của bài văn gồm 198 câu, trong đó tác giả diễn ca nhiều thánh tích. Bắt đầu từ câu 331 tới câu 372, sau khi mô tả sơ qua vụ an táng Chúa Giêsu, tác giả kể rất căn kẽ niềm thương nhớ Chúa Giêsu của Đức Chúa Bà. Nỗi nhớ thưong này dường như hoàn toàn do tác giả sáng tác, bởi trong Kinh Thánh không có một lời mô tả Đức Chúa Bà nhớ thuơng Chúa Giê-su như một người mẹ nhớ con, và trong bài văn thờ

Bàng hoàng khi tỉnh khi say
Nhớ hình nhớ dạng con rày như xưa
Nhớ lời mẹ hỏi con thưa
Nhớ khi đi sớm về trưa với mình

Nhớ khi giảng sách hát kinh
Tiếng cao rỏng rác phân minh ngọt ngào
Nhớ con mặt liễu má đào
Tốt lành đẹp đẽ ra vào nghiêm nghi
Nhớ từ nước bước đàng đi
Cách ăn nếp ở chẳng khi nào ngừng
Nhớ khi xuống biển lên rừng
Đem dân dậy dỗ lẫy lừng đủ nơi



Đoạn kế tiếp, từ câu 373 tới câu 410, tác giả diễn ca cảnh mười lăm năm Đức Mẹ Chúa Trời sinh hoạt cùng các tông đồ. Các tông đồ tuân theo lời Chúa Giêsu trước khi trao Thần Khí, cùng nhau chu tất nuôi dưỡng Đức Chúa Bà như thờ kính mẹ ruột: 

Tông đồ nắm giữ lòng thân
Kính tôn Đức Mẹ ái ân ai hoài
Tông đồ môn đệ ai ai
Nhìn là Mẹ thật chẳng sai tâm tình
385 Mến thương quá nữa mẹ sinh
Ân cần thăm viếng mẹ mình dấu yêu
Của dâng kẻ ít người nhiều
Dưỡng nuôi Đức Mẹ bấy nhiêu năm trường
Tông đồ lo lắng mọi đường
390Hết lòng với Mẹ thỏa thương chút tình.


Đối chiếu với Kinh Thánh, người đọc chỉ thấy hình  ảnh Đức Chúa Bà, sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá, thấp thoáng giữa các đấng tông đồ trong câu sau đây [Cv. 1:14]:

Tất cả các ông [tông đồ] đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria Thân Mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.

Tới năm sáu mươi ba tuổi, Đức Mẹ rời bỏ thế gian. Tác giả bài văn dùng 38 câu mô tả mối thương tiếc Đức Mẹ của các tông đồ. Tác giả còn mô tả giờ lâm tử cùng đám tang của Đức Chúa Bà như sau:

Linh hồn Đức Mẹ tức thì
Trút ra khỏi xác oai nghi dịu dàng
Ba ngôi Chúa Cả thiên đàng
Ngự xuống vội vàng rước Me dấu yêu
Thiên thần các thánh thiên triều
Đều xuống dập dìu đông rất đỗi đông
455Chói ḷa sáng láng trên không
Yếng tỏ vừng hồng trới đất hoang mang
Tiếng ca tiếng nhạc dịu dàng
Quyền kèn đánh thổi dập dàng êm tai
Thánh thần hết thẩy ai ai
460Mũ vàng đai ngọc hột trai rạng ngời
Chiếu soi sáng đất rạng trời
Rạng non rạng núi rạng nơi Chúa Bà
Nhịp nhàng đờn quyển tiếng ḥa
Hát reo thánh thót xướng ca lẫy lừng
465Chúa con rất đỗi vui mừng
Mẹ cũng quá chừng vui rất đỗi vui
Vui thay Chúa Cả Ba ngôi
Rước linh hồn Mẹ thẳng xuôi lên trời
Xác còn tạm nghỉ dưới đời
470Tốt lành tươi tắn như người mới sinh
Tông đồ lo lắng đồng trinh
Táng xác Mẹ mình vào huyệt đá thanh
Khi đà tống táng hoàn thành
Niêm phong cẩn mật xung quanh dấu kềm.


Tiếp theo, tác giả bài văn kể truyện Thánh Thôma, tám ngày sau về tới gia đường, xót xa ra mở huyệt th́ thấy huyệt trống không, mới hay là cả hồn và xác Đức Chúa Bà đă lên trời: 

Thôma thánh cả tông đồ
Nghe tin Mẹ chết hăi hồ tiếc thương
Vội vàng về đến gia đường
Chẳng còn thấy Mẹ đoạn trường xót xa
Xăm xăm chơn kịp bước ra
Tới nơi mở huyệt thấy đà trống không
Xét xem huyệt haỹ y phong
Biết là xác Mẹ đă thông lên trời.

Chúa Ba Ngôi ra đón hồn xác Đức Chúa Bà về tới thiên đàng, và phong chức Mẫu Quốc Hoàng, Rất Thánh Nữ Vương, giao cho giữ chìa khoá thiên đình:


Rước lên chính giữa thiên đô
Ba ngôi ra tiếp rước vô nhà vàng
Liền phong chức Mẫu Quốc Hoàng
Nữ vương quyền cả thiên đàng chia hai
Phú cho đức Mẹ quản cai
500Thế gian địa ngục mặc tài sửa đương
Phong làm rất thánh nữ vương
Của cải thiên đường mặc Mẹ chia phân
Quyền cai các thánh thiên thần
Giữ kho ơn phước cầm cân trong mình
505Giữ chìa khóa cửa thiên đình 
Cầm thang bắc chốn huyệt hình trong tay


Trong 22 câu còn lại, tác giả bày tỏ đức tin đức mến đức cậy của mình lên Đức Chúa Bà. Người đọc văn không ai không thấy những hình ảnh mô tả cảnh Đức Chúa Bà bồng xác Chúa Giêsu dưới chân thập giá, cho tới những cảnh suốt mười lăm năm thương nhớ Chúa Giêsu và được các tông đồ dốc ḷòng săn sóc và phút lâm tử, cũng như cảnh hồn xác Đức Chúa Bà lên trời trong nhă nhạc đàn ca, cùng cảnh đón rước phong vương tước cho Đức Chúa Bà, tất cả đều ra ngoài Kinh Thánh. Những h́nh ảnh kể trên cũng không thấy chép trong sách Sấm Truyền Mới, tóm tắt một số truyện trong Kinh Thánh thành truyện những thánh tổ tông, mang Imprimatur tại Saigon, ngày 4 tháng 4 năm 1892 của Isidorus, Ep: Samosat:vic:Ap: bản in lần thứ hai của nhà in Tân Định Sài Gòn năm 1892 . 

Câu hỏi là những hình ảnh đó đều do trí tưởng tượng của tác giả hay tác giả đă dựa trên nhưng tài liệu nào khác? 

Theo Nicole Lemaitre, Marie-Thérèse Quinson và Véronique Sot tác giả cuốn Dictonnaire Culturel du Christianisme người đọc thấy sự tích Đức Chúa Bà hồn xác lên trời trong bài văn có nhiều điểm tương đồng với sự tích Đức Mẹ Đồng Trinh lên trời chép trong những cuốn Kinh Thánh không được Toà Thánh Vatican công nhận.

Một điểm đáng ghi nhận là có một thời khoảng dài 24 năm kể từ khi cuốn Đức Chúa Bà Tự Tích văn xuất bản cho tới năm Thánh Công Đồng Vatican II công khai long trọng lặp lại tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi đưa Mẹ Maria cả hồn lẫn xác về Thiên Đàng. Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, Lumen Gentium xác nhận thánh tích Đức Chúa Bà Hồn Xác Lên Trời như sau, qua lời dịch của Ngưỡng Nhân Lưu Ấu Nhi:



Đức Maria là môn đệ đầu tiên, là gương mẫu trong đức tin và đức phục ṭng của toàn thể các tín hữu, là Mẹ và là thành viên đầu tiên của Giáo hội. Trong việc Đức Maria Hồn Xác Lên Trời chúng ta nhìn thấy lời hứa, những thành quả đầu tiên của hạnh phúc vinh quang của chính chúng ta. Trong sự kiện Đức Maria Hồn Xác Lên Trời chúng ta hân hoan mừng đặc ân của Người và vinh quang được hứa cho chúng ta. Mầu nhiệm Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là một mầu nhiệm của và cho toàn thể Giáo Hội. Nơi Đức Trinh Nữ Rất Thánh., Giáo Hội [dă] đạt tới sự toàn thiện không tỳ ố không vết nhăn [Eph 5:27] 65"Chúng ta nghĩ rằng Đức Maria, Đấng đă đi trước Giáo Hội bằng đức tin, đă đi trước Giáo Hội trong sự kết hiệp với Chúa Kitô, đă hiện diện với Chúa Kitô khi sinh ra Giáo Hội nhiệm tích và phẩm trật, cùng đă đi trước Giáo Hội trong hạnh phúc vĩnh Hội."
 


Ngày 1 tháng 11 năm 1950, đức Giáo Hoàng Piô XII minh định tín điều: Mẹ Maria Linh Hồn và Thể Xác Về Thiên Đàng như sau:

Chúng tôi tuyên xưng, công bố và minh định một Tín Điều đă được Thiên Chúa mạc khải: Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, Đấng không hề mắc tội nguyên tổ, trinh tiết trọn đời, sau khi đă hoàn tất, hồn xác đă được rước lên trời vinh hiển.

Đối chiếu những chi tiết tŕnh bày trong bài văn với đoạn Hiến Chế của công dồng Vatican II và lời minh định của Đức Giáo Hoàng, người đọc văn thấy là hai điểm chính:


1. Hồn Xác Đức Chúa bà lên trời và
2. Chúa Ba Ngôi đón hồn xác Đức Chúa Bà vào thiên đàng

tŕnh bày trong bài văn tuy không ghi chép trong Kinh Thánh, nhưng không ra ngoài giáo lý cũng như những tín điều của Toà Thánh Vatican. 

Đằng khác, đối chiếu cuốn Đức Chúa Bà Tự Tích Văn với những kinh đọc thường ngày chép trong cuốn Nhựt Khóa, xuất bản năm 1965 tại Saigon, dưới imprimatur của đức Giám mục Paulus Nguyễn Văn B́nh, người đọc thấy rơ một tương quan chặt chẽ giữa cuốn văn và cuốn Nhựt Khóa.

Đối chiếu với sách Nhựt Khóa, bài văn gồm bốn phần:

1. Phần I, gồm 76 câu, là phần vinh danh Đức Chúa Ba bằng những tước hiệu. Phần này tương tự như Kinh Cầu Các Thánh kể tên các thánh.

2. Phần 2, từ câu 76 tới câu 205 có thể coi là bản diễn ca của ba trong năm sự vui ghi để suy gẫm trong Phép Lần Hột Năm Sự Vui. Một là thánh tích thiên sứ Grabiel tới truyền tin và Đức Bà tự nguyện vâng theo ư Chúa. Hai là tích Đức Chúa Bà đi thăm Bà Elisabét. Ba là cảnh Chúa Hài Đồng giáng sinh trong máng cỏ. Sự vui thứ tư là thánh tích lễ cắt b́ cho Chúa Giê-su và sự vui thứ năm là thánh tích Đức Chúa Bà t́m lại được Chúa Giesu sau ba ngày lạc tại Giêrusalem, chép trong sách Nhựt Khóa, nhưng tác giả bài văn chuyển sang phần thứ hai

3. Phần này gồm 201 câu, từ câu 208 tới câu 448, chia làm 7 tiểu đề, có thể đối chiếu được với bản Bẩy Sự Thương Khó Đức Bà trong sách Nhựt Khóa. Một là tích Đức Chúa Bà bồng Chúa Giê-su lên đền làm lễ cắt b́anh và lời tiên tri của Ximêông. Hai là thánh tích Đức Chúa Bà cùng thánh Giuse đem Chúa Giê-su trốn sang Ai Cập bỏ họ hàng làng mạc để cầu an ninh cho Chúa Hài Đồng. Ba là tích Đức Chúa Giê-su khi mười hai tuổi, lạc tại Giêrusalem. Bốn là thánh tích Đức Chúa Bà gặp Đức Chúa Giêsu vác cây thập giá. Trong bài văn và trong sách Nhựt Khóa, đoạn này gồm nhiều chi tiết giống nhau nhưng ra ngoài Kinh Thánh. Năm là thánh tích Đức Chúa Bà đứng gần bên cây thập giá nh́n lên Chúa Giêsu trong giây phút Chúa Giê-su trút linh hồn. Sáu là h́nh ảnh Đức Chúa Bà bồng xác Chúa Giêsu trong tay. Cũng như đoạn 5, đoạn này trong bài văn và sách Nhựt Khóa có nhiều h́nh ảnh giống nhau và cùng vượt ra ngoài Kinh Thánh. Bẩy là truyện môn đệ táng xác Chúa Giêsu vào huyệt đá mới. Sự việc Đức Chúa Bà thương xót Chúa Giêsu sách Nhựt Khóa tả vắn tắt hơn trong bài văn. Sách Nhựt Khóa ghi trong Văn Lệ Kinh:

Thứ bốn thi ngẫm: Từ khi Đức Chúa Giê-su ngự về trời, thì Đức Bà vưng lịnh ở lại thế gian; mà bởi linh hồn hằng ngóng trông cho đặng hiệp làm một cùng tôi yêu dấu, nên Rất Thánh Đức Mẹ phải hoa rũ liệt.

Trong sách Nhựt Khóa cũng như trong bài văn, cuối mỗi đoạn đều có kèm lời khuyên răn giáo dân.

Có một điểm đáng lưu ý là trong viêc đối chiếu bẩy nỗi thương khó của Đức Chúa Bà trong bài Văn và trong sách Nhựt Khóa với những sách nghiên cứu về Đức Mẹ, người đọc thấy tác giả bài văn cũng như tác giả sách Nhựt Khóa cùng không nói tới bữa tiệc cưới tại Cana [Ga 2:1-11]. Kinh Thánh chép:



1Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. 2Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi." 4Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can ǵì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến." 5Thân Mẫu người nói với gia nhân: "Người bảo ǵì các anh cứ việc làm theo."
6Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi tới một trăm hai mươi lít nước. 7Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng. 7Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đă hóa thành rượu. [...] 11Đức Giê-su đă làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của người.

Giới nghiên cứu về Maria cho rằng, thánh tích trên là một nhát gươm đâm vào tâm hồn Maria: người con ḷòng bà đă thực sự vượt khỏi vòng tay che chở của bà. Người con lòng bà từ bỏ mái ấm gia đ́nh lên đường thi hành thiên chức, và theo Kinh Thánh Người không có một lần nào quay về.

Những tình tiết trong suốt mười lăm năm Đức Chúa Bà sống tại thế gian cùng các tông đồ dường như hoàn toàn là do trí tưởng tượng của tác giả bài văn tạo nên. Ngay cả con số 15 năm và chi tiết về tuổi thọ của Đức Chúa Bà, người đọc văn không gặp trong các tài liệu tham khảo.

Tiếp theo, cảnh đức Chúa Bà qua đời và hồn được Chúa Ba Ngôi cùng các thiên thần cùng các thánh thiên triều xuống rước về trời trong nhă nhạc tưng bừng theo bài văn, trong sách Nhựt Khóa mô tả như sau:


Đến giờ Chúa đă định thì linh hồn [Rất Thánh Đức Mẹ] ra khỏi xác bằng an [...] Khi ấy ĐCG cùng muôn vàn thiên thần xuống rước linh hồn và xác Rất Thánh Đức Bà mà đem về Thiên Đàng hưởng phúc vui vẻ vô cùng.


Việc đưa xác Đức Chúa Bà lên trời, theo tác giả bài văn là một thánh tích không ai rõ và cho biết là tám ngày sau ngày an táng xác Đức Chúa Bà thì thánh Thôma về tới gia đường, xăm xăm ra thăm mộ, mở huyệt th́ì thấy huyệt còn dấu phong, nhưng trong huyệt thì trống không, mới hay là xác Mẹ đă lên trời. Người đọc văn ai cũng biết rằng Thánh Thôma không có mặt khi Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ và khi các tông đồ kể lại truyện này với ông thì ông tỏ ý hoài nghi. Kinh thánh chép tiếp [Ga 20:26-29]



26Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Thôma ở đó. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em". 27Rồi người bảo ông Thôma; "Đặt ngón tay vào đây, và hăy nhìn tay Thầy xem. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin". 28Ông Thoma thưa Người: "Lạy Chúa con, lậy Thiên Chúa của con!" 29Đức Giê-su bảo: "Vì đă thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!".

Người viết văn dùng hai chữ tám ngày cùng tên thánh Thôma, phải chăng là có ý thuyết phục những người cứng ḷng hăy cùng tin là hồn xác Đức Chúa Bà đă lên trời? 

Đằng khác, trong sử hội họa có bức Đức Thánh Đồng Trinh Lên Trời, The Assumption of the Virgin, do Matteo di Giovanni (1452-1495) vẽ năm 1474, với kích thước 331.5 x 174 cm, hiện c̣n trưng bày tại nhà thờ S. Agostino, Asciano gần Siena. Bức họa vẽ một cảnh Đức Bà từ một nấm mộ mở bay lên trời, có thiên thần tấu nhạc theo hầu. Trên trời có Chúa Ky Tô cùng các tổ phụ, trong đó có vua David và Thánh Gioan Tẩy Giả đón, và có hình thánh Thomas quỳ bên mộ. So với tranh của Matteo di Giovanni, phần tác giả bài văn sáng tác là tác giả đă thay thế h́nh ảnh chúa Ky Tô và các nhà tiên tri và tổ phụ ra đón Đức Chúa Bà lên trời bằng h́nh ảnh Chúa Ba Ngôi.

Đối chiếu với bài văn, thánh tích Đức Chúa Bà Hồn Xác Lên Trời và được phong thêm nhiều tước hiệu, là điểm sách Nhựt Khóa chép rộng hơn. 

Kinh Bẩy Sự Vui Mừng Đức Bà Lên Trời chép:



Thứ nhất: Ở bạn vẹn sách Đức Chúa Thánh Thần hãy vui mầng, vì nhơn đức sạch sẽ đồng trinh đă làm cho Đức Mẹ đặng ngự ṭa cao trọng hơn chín phẩm Thánh Thiên Thần.

Thừ hai: Ớ Rất Thánh Đức Mẹ Chuá Trời, hăy vui mừng vì Mẹ soi sáng cả và Thiên Đàng như mặt trời soi sáng cả và thiên hạ

Thứ ba : Ớ tôi yêu dấu Đức Chúa Con, hãy vui mầng, vì phẩm Thánh Thiên Thần cùng các thánh Nam Nữ tôn kính yêu chuộng chịu lụy Đức Mẹ Chúa Trời.

Thứ bốn: Ớ Nữ Vương rất phép tắc trên trời, hảy vui mầng, v́ một ḿnh đă đặng lên ṭa bên hữu Đức Chúa Con, là Đấng ngự ṭa bên hữu Đức Chúa Con.

Thứ năm: Ở Rất Thánh Nữ Đồng Trinh là Đấng Đấng Chúa Trời Ba Ngôi yêu dấu hăy vui mầng. Vì Đức Mẹ xin sự gì cùng Con thì đặng, cùng là máng thông ơn Đức Chúa Trời ban xuống cho thiên hạ.

Thứ sáu: Ớ Mẹ khoan nhơn là thế, kẻ có tội trông cậy hăy vui mầng, v́ì những kẻ có ḷòng trìu mến kính chuộng Đức Mẹ ở đời này, thì đặng mọi sự lành và đời sau đặng hưởng phước vô cùng.

Thứ bẩy: Ở Đức Chúa Con, ở Mẹ rất lành Đức Chúa Con, ở bạn rất thanh sạch Đức Chúa Thánh Thần, hăy vui mầng, vì những ơn phước đă đặng trên nước Thiên Đàng, thì chẳng hề sẩy mất, cũng sẽ đặng hưởng nhờ đời đời chẳng cùng. Amen.


Việc đối chiếu bài văn cùng sách Nhựt Khóa 
với Kinh Thánh cho thấy hai điểm đáng lưu ý:



1. So với Kinh Thánh, tác giả bài văn và tác giả sách Nhựt Khóa cùng bỏ điều này, thêm chi tiết vào điều kia. Bài văn như gần sách Nhựt Khóa hơn Kinh Thánh. Người đọc văn tự hỏi, phải chăng bài văn đă từng là kinh Nhựt Khóa truyền khẩu thời việc in các sách Nhựt Khóa c̣n khó khăn và số người đọc được quốc ngữ còn ít ỏi, đồng thời bài văn là nguồn khởi hứng cho những tác giả soạn sách Nhựt Khóa xuất bản sau đó.

2. Câu hỏi kế tiếp là những điểm mà tác giả bài văn cũng như sách Nhựt Khóa bỏ đi hoặc những chi tiết thêm vào phải chăng là những cố gắng của các tác giả để tạo nên chân dung của một Đức Chúa Bà mang sắc thái Việt Nam?

Chân dung Đức Mẹ Maria còn thể hiện rơ rệt hơn nữa trong nhưng truyện truyền miệng trong đại chúng của người Việt. 

Truyện thứ nhất là truyện Đức Mẹ La Vang. Vào cuối triều Vua Cảnh Thịnh (1792-1802) nhà Tây Sơn, Chúa Nguyễn Ánh, nhân có Giám Mục Bá Đa Lộc tuyển mộ quân Pháp và giúp khí giới, trở thành một lực lượng mỗi ngày một thêm mạnh đối lập với triều đ́nh Tây Sơn. Trước mối đe dọa đó, thêm mối lo giáo dân có thể nghiêng về phía chúa Nguyễn Ánh, triều đ́nh Tây Sơn ra lệnh cấm đạo. Trong vụ cấm đạo này, theo truyền thuyết Đức Mẹ Maria đă hiện xuống với người Việt Nam cả lương và giáo tại La Vang, một làng nhỏ ở phía Bắc thành phố Huế chừng 80 dặm. 

Theo truyền thuyết bên giáo, thì trong vụ cấm đạo này, họ đạo Cổ Vưu trốn về La Vang. Chiều chiều họp nhau lần hạt đọc kinh dưới bóng một cây đa. Tới một bữa, không những riêng trong họ đạo mà cả người lương quanh đó đều nh́n thầy một nữ thánh, mặc áo trắng, tay bồng chúa Hài Đồng, có hai tiểu đồng cầm đuốc theo hầu, hiện ra giữa một vừng sáng. Thánh nữ đi đi lại lại trước họ đạo đang cầu kinh, chân không chấm đất và với một giọng ân cần phán rằng:



- Hăy tin tưởng vào Mẹ, hăy chịu đựng thử thách trong hoan hỷ vì Mẹ đă nhận lời con. Từ nay ai đến chốn này kêu cầu Mẹ sẽ được toại nguyện.

Nói rồi nữ thánh biến về trời.

Về phía đại chúng, có truyện Chùa Ba Làng như sau. Quanh La Vang, dân ba làng Cổ Thành, Thạch Hăn và Ba Trừ đồn rằng có nữ thánh Thiên Mụ hiện xuống trước cây đa tại La Vang, nơi năm xưa họ đạo Cổ Vưu tụ họp đọc kinh chung. Có người nói Nữ thánh Thiên Mụ là đức Phật Quán Âm giáng lâm. Có người nói là nữ thánh Thiên Mụ. là nữ thánh Thiên Y A Na, gốc Chàm, rất được dân vùng Quảng Trị tôn sùng. Nữ thánh rất thiêng, ai tới cầu xin điều gì cũng được toại nguyện. Tới triều vua Minh Mạng (1820-1840) nhà Nguyễn, dân ba làng chung nhau xây một ngôi miếu thờ thánh nữ. Truyện kể tiếp rằng bô lăo trong làng, đêm trước ngày mở miếu, thấy thánh nữ hiện về báo mộng là phải di tượng thờ đi chốn khác, vì miếu xây trên linh địa của một vị thánh nữ khác rất cao trọng. Sáng hôm sau vị bô lăo ra thăm miếu th́ì thấy tượng thánh cùng đồ thờ đặt ngoài sân miếu. Vị bô lăo sai đặt tượng và đồ thờ vào trong miếu. Nhưng truyện lại tái diễn luôn mấy đêm liền. Thế rồi dân ba làng nhường ngôi miếu cho họ đạo lập thành một ngôi nhà thờ nhỏ. Sau nhiều cuộc binh biến, nhà thờ La Vang đă bị tiêu hủy, rồi được xây lại lớn hơn, trong khoảng 100 năm qua, tới ba bốn lần. Lần chót khánh thành vào năm 1998.

Truyện thứ hai là truyện Đức Mẹ Trà Kiệu. Năm 1884, vua Hàm Nghi nối ngôi vua Tự Đức, cùng một số quần thần, tân vương khởi xướng phong trào Cần Vương. Song song với phong trào Cần Vương còn có phong trào Văn Thân dùng chính sách bình tây sát tà để cứu nước cứu dân. Theo M. Geffroy, ngày 1 tháng 9 năm 1885, giáo sứ Trà kiệu cùng cha sở Bruyère bi quân Văn Thân bao vây. Giáo dân, với một số đinh tránh ít ỏi, khí giới thô sơ, không khỏi nao núng. Linh mục Bruyère khuyên mọi người cứ vững tin Đúc Mẹ Maria, và sai đặt tượng Đức Mẹ trên mặt bàn nhỏ giữa hai cây nến. Trai tráng ra sức tiếp chiến, người già, người nữ cùng con trẻ dốc lòng dọc kinh Kính Mừng. Cuộc bao vây kéo dài đă mấy ngày maặc dầu số quân Văn Thân gấp ba lần số đinh tráng. Quân văn thân dùng thần công toan bắn đổ nhà thờ. Nhưng không có một viên đạn đại bác nào trúng nhà thờ. Mội vị vơ quan chỉ huy quân Văn Thân sau đó cho hay là ông nhìn thấy một vị thánh nữ, đứng trên đỉnh nhà thờ, và ông nhằm bắn mà không sao bắn trúng. Binh lính Văn Thân cũng có nhiều người tương tự kể lại như truyện này.

Ngày 21 tháng 9, quân Văn Thân mở trận tấn công quyết liệt vào xứ đạo. Về phía dinh tráng xứ đạo, thì nghĩ rằng, dầu ít người, kém võ trang, nhưng cách thủ hay nhất vẫn là công, và phá vòng vây đánh thằng vào bộ chỉ huy quân Văn Thân đặt trên một quả đồi nh́n xuống xóm đạo. Vẫn theo Geffroy, quân Văn Thân thúc voi lên tiếp chiến, nhưng voi không chịu tiến. Quản tượng giải thích là họ thấy, hàng ngàn trẻ em, mặc quần áo mầu trắng và đỏ từ trên ngọn tre đổ xuống đi trước đoàn người tráng đinh, khiến voi sợ hăi không dám tiến. Rồi một phát súng bắn trúng viên văn quan chỉ huy quân Văn Thân, khiến quân Vân Thân rối loạn và rút lui. Người trong xóm đạo ai ai cũng tin là nhờ có đức Mẹ che trở mà xóm đạo đă thoát hiểm. Năm 1898, họ đạo xây một nhà nguyện tại Trà Kiệu kính dâng Đức Mẹ. Năm 1959 và 1971, giáo dân đông đảo tới hành hương tại thánh địa này. 

Hình ảnh Đức Mẹ La Vang in sâu vào tâm khảm người dân Chúa Việt Nam qua bài

Cầu Nguyện Cùng Đức Mẹ La Vang
(như ông bà ta xưa)

Lạy ơn Đức Mẹ La Vang 
Xin nghe con mọn thở than mấy lời
Mẹ là Mẹ thật Chúa Trời
Mà Mẹ cũng thật Mẹ loài người ta
Cúi xin xuống phúc hà sa
Đoái nghe con cái thiết tha khẩn cầu
Nầy con qùy gối cúi đầu
Trước bàn thờ Mẹ xiết bao ước nguyền
Cho con một dạ kính tin
Kính thờ một chúa hết tình thảo ngay
Rày con dâng tấm lòng nầy
Một niềm mến Mẹ từ rầy về sau
Lòng con rầy chỉ ước ao
Chết trong tay Mẹ phước nào lớn hơn

Lại xin Đức Mẹ xuống ơn
Giữ gìn cha mẹ nhà con yên hàn
Xin cho nước trị dân an
Nơi nơi nghe tiếng Phúc Âm giảng truyền
Những người nghèo khổ tật nguyền
Cầu liền đặng đạ xin liền đặng vui
Dập dìu kẻ tới người lui
Trong Nam ngoài Bắc mọi người giáo lương
Nay con từ biệt thánh đường
Thân tuy cách đó dạ thường mến đây
Chốn nầy ngày nầy hội nầy
Lòng nầy ghi tạc giám phai đá vàng

Lạy ơn Đức Mẹ La Vang
Xin nghe con mọn thở than mấy lời.


Căn cứ vào lời Đức Mẹ La Vang dạy ông bà ta, và từ bài thơ trên đây, trong hai bài giảng, một tại thánh đường Phao Lồ, Colmar, Pháp Quốc, ngày 13/9/1998 và hai tại thánh đường các Nữ tu Ḍng Mến Thánh Giá Huế, tại Strasbourg, Pháp Quốc ngày 19/9/1998, nhân dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, Đức Tổng Giám Mục Phan Xi Cô Nguyễn Văn Thuận, đă đề ra mười điểm trong sứ điệp Đức Mẹ La Vang. Mười sứ điệp đó đươc minh chứng như sau:

1. Bí quyết cầu nguyện, căn cứ trên bốn câu:

Cho con một dạ kính tin
Kính thờ một Chúa hết tình thảo ngay
.......
Nầy con qùy gối cúi đầu
Trước bàn thờ Mẹ xiết bao ước nguyền.

2. Tinh thần thơ ấu qua hai câu:

Lạy ơn Đức Mẹ La Vang
Xin nghe con mọn thở than mấy lời

là hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ

3. Mầu Nhiệm Thánh Giá qua lời Đức Mẹ La Vang dạy ông bà ta: "Các con hăy vui ta: “Các con hăy"

4. Hoàn toàn của Mẹ thể hiện qua bốn câu:

Rày con dâng tấm lòng nầy
Một niềm mến mẹ từ rầy về sau
Lòng con rầy chỉ ước ao
Chết trong tay Mẹ phước nào phước hơn.


5. Phục vụ người nghèo tóm tắt trong hai câu:

Những người nghèo khổ tật nguyền
Cầu liền đặng đă xin liền đặng vui.

6. Xây dựng Giáo hội nhắn nhủ qua lới nói với ông bà ta tại La Vang: 

Hăy xây dựng một Thánh Đường. 

như lời Chúa Giê su bảo thánh Phan Xi cô Assisi.



Đức Chúa Bà lên thiên đàng

7. Thánh hóa gia đình như lời ông bà ta xưa kia cầu nguyện:

Lại xin Đức Mẹ xuống ơn
Giữ gìn cha mẹ nhà con yên hàn

8. Đoàn kếthiệp nhất biểu lộ qua hình ảnh

Dập dìu kẻ tới người lui
Trong Nam ngoài Bắc mọi người giáo lương
.

9. Sứ điệp tin mừng qua hai câu:

Xin cho nước trị dân an
Nơi nơi nghe tiếng Phúc âm giảng truyền.

10. Chứng nhân hy vọng là câu Đức Mẹ nhắn nhủ ông bà ta xưa: 

"Hăy tin tưởng vào Mẹ, hăy chịu đựng thử thách trong hoan hỷ, vì Mẹ đă nhận lời con. Từ nay ai đến chốn nầy cầu Mẹ sẽ được “Hăy tin tưởng"

Trước đó, ngày 15 và 22 tháng 8 năm 1998, nhân dịp lễ Đức Mẹ lên Trời và cũng là dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, dùng những điểm, 6, 7, 8, 9 và 10 trên đây, Đức Tổng Giám Mục Phan Xi Cô Xavie Nguyễn Văn Thuận đă hiến dâng Cộng Đồng Đức Mẹ La Vang lên Đức Mẹ Maria. 

Sau hết, chân dung Đức Mẹ Maria Việt Nam thể hiện trong văn học hiện đại qua áng thơ Ave Maria của Hàn Mặc Tử, mà người ưa đọc thơ Việt Nam không mấy ai không từng đọc. *

http://www.truyen-thong.org/so12/59.html

___________


 


*Hàn Mặc Tử
Ave Maria


Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần-nhạc sáng hơn trăng.
Thơm-tho bay cho đến cõi Thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng-thể.
Và Tổng-lãnh Thiên-thần quỳ lạy Mẹ
Tung-hô câu đường-hạ ngớp châu sa.
Hương xông lên lời ca ngợi sum-hòa:
Trí miêu duệ của muôn vì rất thánh.

Maria! Linh-hồn tôi ớn lạnh,

Run như run thần-tử thấy long-nhan,
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm-nhuần ơn trìu-mến.

Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ-bi,
Cho tôi dâng lời cảm-tạ phò nguy
Cơn lâm-lụy vừa trải qua dưới thế.
Tôi cảm động rưng-rưng hai dòng lệ:
Dòng thao-thao như bất-tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua,
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí-vị...
Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí,
Và trong tay nắm một vạn hào-quang...

Tôi no rồi ơn võ-lộ hòa chan.
Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ,
Ngọc Như-Ý vô-tri còn biết cả,
Huống chi tôi là Thánh-thể kết tinh
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh,
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế-giới...
Sáng nhiều quá cho thanh-âm vời-vợi,
Thơm dường bao cho miệng lưỡi khong-khen.
Hỡi Sứ-thần Thiên-Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh-nữ,
Người có nghe xôn-xao muôn tinh-tú,
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca-tụng, -- bằng hương hoa sáng-láng,
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng,
Một đêm xuân là rất đỗi anh-linh?

Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh.
Thơ cầu-nguyện là thơ quân-tử ý,
Trượng-phu lời là Tông đồ triết-lý,
Là Nguồn Trăng yêu-mến Nữ Đồng-Trinh

Là Nguồn Đau chầu lụy Nữ Đồng-Trinh.

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch-lạp,
Khói nghiêm-trang sẽ dân lên tràn ngập
Cả Hàn-giang và màu sắc thiên-không,
Lút trí khôn và ám-ảnh hương lòng
Cho sốt-sắng, cho đê-mê nguyền-ước...

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn-phước,
Cho tình tôi nguyên-vẹn tợ trăng rằm,
Thơ trong-trắng như một khối băng-tâm,
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu,
Cho vỡ-lở cả muôn ngàn tinh đẩu,
Cho đê-mê âm-nhạc và thanh-hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê-thứ
Sẽ ngây-ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng-liêng yêu-chung Mẹ Sầu-Bi
Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu,
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều-thiên ngời chói vạn hào-quang?


Nguồn: Yến Vân
Thư Viện Việt Nam Thư Quán
 
 
Đọc thêm:
 
Tượng Pieta đã bị phá
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.02.2007 11:58:51 bởi sóng trăng >
#1
    sóng trăng 24.02.2007 23:19:52 (permalink)
     

    Tượng Pieta
     





    Nỗi thương khó thứ sáu, hay theo lời tác giả bài văn, mũi nhọn đâm vào trái tim Đức Mẹ là một chủ đề nghệ thuật Công Giáo, mang tên là Pietà. Ḍang nghệ thuật này manh nha suốt hai thế kỷ 14 và 15, rồi trở thành đề tài cổ điển trong thế kỷ 16 và tiếp tục sang suốt thế kỷ 17, trong giới hội họa và điêu khắc, bắt đầu từ Đức tràn qua Pháp, Bỉ, Ḥa Lan, Tây Ban Nha và Ý. Chủ đề dạng nghệ thuật này là h́ình tượng Đức Chúa Bà bế trong tay thể xác Chúa Giê-su, hạ từ cây thập giá xuống. Bức tượng Pieta nôi danh nhất là bức bằng đá hoa cương, do Michelango hoàn tất năm 1499, tại đền thánh Phero, La Mă. Theo tự điển Encyclopaedia Britanica, thì chủ đề này nẩy sinh từ trí tưởng tượng của giới nghệ sĩ, và không có căn cứ theo kinh sách. Tác giả bài văn mô tả hình tượng Pieta như sau:

    Bấy giờ hai đấng môn nhơn
    Trèo lên hạ xác thánh thân tức thì
    Trao tay Đức Mẹ một khi
    Mẹ liền ẵm lấy kính vì yêu thương
    Mẹ đau trăm khúc đoạn trường
    Thấy con đầy rẫy vết thương tích lành
    Từ đầu cho đến dưới chơn
    Xể xài rách nát xương sườn bày ra
    Mẹ đau ḷòng Mẹ xót xa
    Kể sao xiết nỗi oan gia chập chồng

    Tác giả bài văn kết luận bằng lời khuyến khích người dân Chúa tăng thêm ḷòng mến Chúa:

    Mọi điều thương khó lao phiền
    Chúa tôi phải chịu mà đền tội tôi
    Xin cho ḷòng nóng dạ sôi
    Sốt sắng vô hồi trả nghĩa đền ơn
    Gian nan bền dạ chớ sờn
    Thêm lòng mến Chúa ngày hơn lại ngày.





     
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.02.2007 23:23:36 bởi sóng trăng >
    #2
      sóng trăng 25.02.2007 06:21:08 (permalink)
      Pieta
       



      Pietà

      Michelangelo, 1499

      Marble

      174 × 195 cm, 68.5 × 76.8 inches

      St. Peter's Basilica

       
      Michelangelo's Pietà was carved in 1499, when the sculptor was 24 years old.
       
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.02.2007 06:25:18 bởi sóng trăng >
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9