Phật độ chúng sinh,
Huyền Băng 03.03.2007 23:48:13 (permalink)
Phật độ chúng sinh 


 [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/2272DABB079B42D4A9998D82A17969D6.jpg[/image]

Theo chân những người hành hương lên núi Cấm, núi Tô vùng Châu Đốc, chúng ta thấy được một khía cạnh tâm linh đã đưa con người đến gần lại với nhau . Mọi người dù quen hay lạ, đi cùng nhau chặng hành trình lên núi hành hương họ cảm thấy thông cảm nhau hơn, cởi mở cùng nhau hơn.  Thông thường cứ vào tháng giêng và tháng 7 âm lịch, đa số Phật tử đã rủ nhau đi hành hương năm non bảy núi, số lượng người hành hương này phải nói là đông vô kể, nghèo giàu đủ mọi thành phần . Và số lượng khách hành hương này đã giúp cải thiện phần nào đời sống của người dân nghèo ở những vùng hẻo lánh xa xôi này.
 
Với niềm tin của những Phật tử, họ trèo đèo lội suối lên tới non cao, một chốn thanh tịnh mà họ tin rằng các đấng Phật sẽ ngự ở đó, và họ cầu nguyện xin ơn…Kẻ nghèo khổ xin đủ ăn, người làm ăn giàu có xin có cơ hội để khá hơn hoặc bền vững hơn, người bệnh hoạn nạn tai, xin vượt qua cái kiếp nạn! Họ đang đi tìm niềm tin để vui sống. Họ có thể là những con người đạo đức đúng nghĩa, hay họ có thể là những người trông ngóng vào cái lợi tâm linh, nhưng điều quan trọng là việc làm của họ ở đấy đã mang lấy  ý nghĩa cho cuộc sống trong xã hội, một xã hội mà tình thương dần bị hủy diệt vì sự đấu tranh tìm lợi ích cho riêng mình. ..
 
Đoàn người có thể năm bảy chục, có thể là lẻ tẻ năm bảy người, họ vượt hàng trăm cây số để đến nơi mà họ hy vọng cầu gì được nấy. Kẻ có tiền muốn dùng tiền tế độ kẻ ít tiền cùng đến với mình để được phước, họ khệ nệ mang đủ thứ hoa quả bánh trái nhang đèn bằng mọi phương tiện thuê mướn hoặc tự bưng bê để lên đỉnh núi, họ cho rằng đó là những việc làm công quả. Họ tụ họp nhau lại từng đoàn người, nấu những đụng cơm to, những nối canh khổng lồ với số lượng hoa quả hàng mấy trăm ký, trước dọn mâm cúng Phật, sau là mời hết những ai có lòng tưởng đến đấng linh thiêng những bữa cơm tình nghĩa. Đúng là tình nghĩa thật. Ở một độ cao mà dù đi bộ với tay không người ta cũng cảm thấy mệt mỏi chán chường, thế nhưng nhờ lòng tin vào đấng thiêng liêng, mọi người đã không quảng ngại công sức, tiền của ….
 
Núi Cấm,
 
Nếu đi trên đường đi từ Thành Phố HCM về núi Cấm thuộc địa phận Châu Đốc, người hành hương phải trải qua chặng đường gần 300 cây số. đầu tiên là vượt qua lãnh vực Long an, rồi Tiền giang, kế đó phải vượt qua cầu  Mỹ Thuận trước đây là Bắc Mỹ Thuận để đến địa phận vĩnh Long, Sa Đéc, không biết bao nhiêu cây cầu bắc qua bao nhiêu con sông, và quảng ngăn cuối là Bắc Vàm Cống, để đến An Giang. Điểm cuối cùng là Huyện Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc. Từ ngả ba Lộ Tẻ vào Tri Tôn khoảng 30 cây số, một cảnh trí thật thơ mộng, với một giòng sông tương đối rộng, hai bên là những khóm trúc, bụi gòn, và bụi keo (những loại cây mang đặc tính nam bộ mà hình như đang mất dần vì nó không cho hiệu quả kinh tế).tuy nhiên nó vẫn là hình ảnh rất Sài gòn xưa mà trong những người sinh trưởng từ những năm trước thập niên 60 đều ghi đậm trong ký ức. Cũng trên con đường dẫn đến Tri Tôn này  những cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn khá quyến rũ, những đồng lúa  của tháng giêng, cộng thêm con nước êm đềm trôi và những ghe thuyền xuôi ngược trên nó. Dọc theo đường đi, có những khoảng lộ công cộng nhưng vẫn được người dân trồng hoa, những cụm hoa rất dân giã như vạn thọ, cúc, và đây đó nhưng chùm hoa giấy rực rở . Sự rực rỡ của muôn hoa vào dịp xuân về làm tăng thêm nỗi háo hức của người khách hành hương tiến về đất linh Núi Cấm. Tôi được biết về núi Cấm như một rừng thảo dược từ những ngày tôi còn bé, và  trong tôi hình ảnh một khu rừng rậm rịt với ngàn kỳ hoa dị thảo làm phong phú cho tài nguyên thiên nhiên cho đất nước mình!
 
Từ Tri Tôn vào đến chân núi Cấm khoảng 8 cây số,  bên phải là khoảng ruộng mênh mông làm phong cảnh thông thoáng bao la, thoảng hoặc có vài bụi cây, và chúng ta có thể thấy mặt trời sát với đất khi nó mọc cũng như lúc nó lặn. Phía bên trái là hướng của núi, một dãy núi già nằm rơi rớt trên phần chót của Việt Nam, như bám đất bám đời bảo vệ cái biên giới về hướng tây nam của chúng ta. Chúng ta có thể thấy rãi rác hoặc từng cụm cây thốt nốt, một dạng cây có quả tựa những trái dừa nước cho chất lượng đường với mùi thơm tuyệt hảo.
 
Nhìn lên sườn núi, chúng ta thấy những vệt trắng vòng theo sườn núi mà người đã từng lên bảo rằng, đấy là đường mà chúng ta sẽ lên núi. Trước đây đường lên núi do người dân địa phương tạo ra khi đi làm rẩy đốn cây, và người hành hương theo lối đó để lên núi rất vất vả nhất là khi mưa gió. Nhưng thời gian gần đây, nhà nước đã chú ý đến khách hành hương, và những khách này được coi như là một dạng khách du lịch đem lợi ích lại cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương. Họ đã khai thác sườn núi bằng xe cơ giới, một con đường rộng khoảng 5 – 7 mét, được mở ra bằng cách nổ đá, san lấp, trán nhựa. xe hơi có thể di chuyển trên đó rất dễ dàng, và xe gắn máy đương nhiên là càng dễ hơn nữa. Khi lên đến nữa ngọn núi, chúng ta có thể nhìn xuống cái ruộng lúa mênh mông đáng yêu bên dưới, và một bên sườn núi thật chểm chệ, oai dũng. Khi mặt trời mọc , ánh hồng chen lẫn vài cụm mây trắng bảng lảng trông thật sinh động làm sao! Đoạn đường trải nhựa mới hoàn thành khoảng 2/3,  phần còn lại để lên đến Phật đài vẫn còn là con đường đất với đá núi lổm chổm, với cây rừng hai bên, nhưng dân bản địa vẫn tập trung sống dọc theo con đường dù không là đông lắm nhưng cũng đủ biến nơi này thành chỗ không hoang vắng. Tôi háo hức được ngắm nhìn một khung cảnh kỳ bí thơ mộng trên đỉnh núi, nơi mà người ta đặt những tượng Quan âm, Phật di Lặc, và một ngôi chùa gọi là Vạn Linh . Khung cảnh trước mắt tôi làm tôi ngở ngàng vô cùng, vì núi ở đây không còn là núi nữa mà là một quảng đồi trọc, nếu không muốn nói là trọc lóc. Cây cối đã được dọn sạch với một diện tích khá lớn …mút mắt. Được biết người ta  định xây một hồ ? chính giữa cái quảng trọc lóc này! với ba góc núi, một góc là chùa Vạn Linh, một góc là tượng Phật Di Lặc, và một góc là chùa Phật Lớn trước có đặt một tượng Quan Âm do tín hữu thỉnh lên. Xét về cá thể kiến trúc Chùa cũng như những bức tượng khổng lồ đặt trên núi, thì đấy đúng là một công trình quy mô. Nhưng mong rằng cái quy mô này sẽ được đặt trong bối cảnh thiên nhiên thật tự nhiên – thanh tịnh thì mới diễn tả được hết cái  giá trị của nó. Tuy nhiên, thiên nhiên  thật tự nhiên hình  như không được bảo tồn ở đây, mà người ta đang định xây dựng một cái gì nguy nga tráng lệ giữa chốn mà đầu tiên người ta đặt cho nó là thanh tịnh vì tự nó thanh tịnh. Không ai biết công trình này bao giờ sẽ hoàn thành, nhưng điều trưng bày trước mắt là khu đất như một một công trình xây dựng khu công nghiệp, đi ngược lại những nổ lực bảo tồn rừng, bảo tồn núi tạo thăng bằng sinh thái.
 
Chính quyền địa phương đã thu hoạch từ tiền của khách hành hương số tiền vào cổng để hổ trợ chi phí xây dựng, cộng thêm một số dịch vụ ăn theo như lấy tiền chuyến của honda tải khách bận lên cũng như xuống, và chi phí cho thuê mướn mền mùng, cho mấy trăm khách một đêm với giá 10ngàn đồng/người. Cộng hết toàn bộ doanh thu này, con số tương đối không nhỏ nhưng người quản lý lại không quan tâm đến cơ bản thiết yếu cho việc phát triển doanh thu này, đó là vấn đề vệ sinh công cộng. Với số tiền thu vào hàng triệu triệu mỗi ngày, nhưng lại không thiết lập đội vệ sinh dọn dẹp rác rưởi và quản lý khu vệ sinh công cộng. Hoặc có thiết lập đội vệ sinh nhưng không có người kiểm tra đôn đốc, do đó khu vệ sinh rất nhớp nháp, cửa nẻo tồi tệ. Nước dùng cho nhu cầu tắm. rửa mặt không được lưu giữ theo nguyên tắc vệ sinh, nếu được quan tâm hơn một chút, nơi đây có thể thu hút khách du lịch ngay từ lúc này chớ không phải đợi đến lúc công trình được hoàn thành, và sức khoẻ người dân đi hành hương hiện không được bảo đảm mặc dù họ đã bỏ ra không ít tiền cho cơ quan quản lý ở đây. 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.03.2007 09:54:18 bởi Huyền Băng >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9