SIDA * AIDS
HongYen 05.08.2004 02:49:51 (permalink)

Biểu tượng SIDA



SIDA: Syndrome Immuno-Déficitaire Acquis theo Pháp ngữ
AIDS: Acquired Immune Deficiency Syndrome theo Anh ngữ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2005 04:30:00 bởi HongYen >
#1
    HongYen 05.08.2004 03:13:56 (permalink)
    Phụ nữ nhiễm HIV nhiều hơn nam giới


    Liên hiệp quốc báo động tình trạng lây nhiễm HIV ở phụ nữ có gia đình



    Quỹ dân số thế giới của Liên hiệp quốc kêu gọi các chính phủ tăng cường tài lực để giúp phụ nữ phòng chống HIV, virút gây bệnh AIDS.
    Các chuyên gia cho biết hiện tại gần phân nữa số người nhiễm HIV là phụ nữ, và tại nhiều nước, tỉ lệ phụ nữ lây nhiễm HIV tăng nhanh hơn so với ở nam giới.

    Nguyên nhân một phần là do vị trí yếu kém của phụ nữ trong xã hội, họ không thể tự bảo vệ mình.

    Chưa được quan tâm đúng mức

    Caroline Sande Mukulira là giám đốc các chương trình phòng chống AIDS tại miền nam châu Phi do tổ chức phi chính phủ Action Aid tài trợ cho biết tại nhiều nơi ở Phi châu 60% người nhiễm HIV là phụ nữ.

    "Nhưng khi nhìn lại chương trình của các cơ quan phát triển hải ngoại, của các chính phủ, của các nhà tài trợ, và kể cả của chúng tôi là Action Aid, người ta bỏ ra rất ít tiền để giúp phụ nữ có gia đình phòng chống HIV."

    Quỹ dân số thế giới của Liên hiệp quốc thúc dục các nước tài trợ cho việc nghiên cứu các phương pháp kế hoạch hóa gia đình có thể giúp phụ nữ ngừa được HIV.

    Giám đốc Quỹ dân số là Thoraya Ahmed Obaid nói: "Chính những phụ nữ trẻ, nghèo, và bị phân biệt này đang trở thành nạn nhân của HIV."

    "Ngoài ra cũng có thống kê cho thấy bắt đầu có tình trạng phụ nữ trẻ có gia đình cũng bị lây nhiễm HIV. Đây là những người theo đúng sách vở, dùng bao cao su, chung thủy với chồng."

    "Nhưng chồng của họ thì không và đem virút về nhà. Chính điều oái oăm là chính người phụ nữ chung thủy chỉ biết có chồng lại bị nhiễm HIV."

    Giúp phụ nữ tự bảo vệ

    Quỹ dân số thế giới kêu gọi các nước gia tăng ngân sách kế hoạch hóa gia đình và cung cấp cho người dân loại bao cao su dành cho phụ nữ, và tăng cường việc nghiên cứu loại thuốc bơm vào âm hộ trước khi giao hợp đển ngừa HIV.

    Bà Caroline Sande Mukulira nói đây là hai thứ giúp cho phụ nữ tự bảo vệ lấy thân vì không phải hỏi ý kiến người đàn ông, nhất là nếu dùng loại kem chống HIV.

    "Đây là một phương pháp hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của người phụ nữ. Người vợ không cần nói cho chồng biết, nhưng người vợ biết cách để bảo vệ mình tránh bị nhiễm HIV."

    Bà Mukulira nói: "Điều đó vô cùng quan trọng cho người phụ nữ vì đó là những lúc họ phải chọn giữa cái sống và cái chết."

    Phải chú ý tới giới trẻ

    Nelao Martin, một phụ nữ trẻ người Namibia, kể: "Là một người trẻ, tôi cũng như các bạn khác, chập chững bước vào quan hệ trai gái."

    "Trong chúng tôi có người biết rằng ngoài kia có cái gọi là HIV, nhưng tin rằng không bao giờ đụng tới mình. Tôi cũng vậy."

    "Tôi đi học nhưng rồi tôi có thai và tôi sinh một đứa con kháu khỉnh. Nhưng con trai tôi bắt đầu bị bệnh và bác sĩ khuyên tôi nên đi xét nghiệm, mà tôi thì rất sợ vào bệnh viện."

    Tại những nơi như Namibia HIV lây lan rất nhanh trong giới trẻ. Không phải họ thiếu thông tin, nhưng là ở thái độ của giới trẻ, họ biết nhưng họ không nghe, không làm theo những gì được khuyên để tránh HIV.

    Bà Caroline Sande Mukulira của tổ chức Action Aid nói, chính vì vậy chương trình của bà tập trung nhiều hơn cho các thiếu nữ.

    Trong nguyên nhân xã hội này còn có yếu tố văn hóa, tức phân biệt đối xử với phụ nữ, mà theo bà, Á châu có thể theo bài học của Phi châu.

    "Ở cả Phi châu lẫn Á châu, văn hóa phân biệt nam nữ này không may đã tạo nên tình trạng kỳ thị và lạm dụng phụ nữ, và chúng ta cần thách thức những phong tục làm cho phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV."

    Nhưng đó không phải là chuyện dễ dàng, và không chỉ có nguyên nhân xã hội mà các nhà khoa học cũng tìm ra bằng chứng cho thấy cơ thể của phụ nữ dễ bị nhiễm HIV hơn đàn ông.

    Liên hiệp quốc nói điều quan trọng là phải cho người phụ nữ biết là có nhiều cơ quan và tổ chức sẳn sàng hổ trợ họ.

    23 Tháng 7 2004 - Cập nhật 10h48 GMT
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2004/07/040723_womenandhiv.shtml
    #2
      HongYen 05.08.2004 03:15:58 (permalink)


      Trong chuyến đi tìm hiểu thực trạng HIV/Aids tại Việt Nam, Nguyễn Hoàng đã tới trung tâm Mai Hòa tại Củ Chi.

      Trung tâm Mai Hòa giành để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Aids giai đoạn cuối.

      Cảm giác chung tại đây là những bệnh nhân cảm thấy ấm tình người bởi có những sơ và nhân viên tình nguyện tới giúp đỡ.
      #3
        HongYen 08.07.2005 16:31:42 (permalink)
        Thứ tư, 6/7/2005, 16:14 GMT+7

        Hoa hậu Hoàn vũ thử HIV/AIDS

        Natalie Glebova tới bệnh viện ở Johannesburg ở Nam Phi hôm thứ ba để làm xét nghiệm cô có bị nhiễm “căn bệnh thế kỷ” hay không. Người đẹp đang tham gia chiến dịch chống HIV ở châu Phi và hy vọng người dân lục địa này cũng làm như cô.


        Natalie Glebova lấy máu để xét nghiệm HIV/AIDS.


        Natalie “hút hồn” nhân viên bệnh viện và ống kính bằng vẻ duyên dáng, ngây thơ và nụ cười tươi tắn. Cô tuyên bố dành thời gian của một nữ hoàng sắc đẹp để đấu tranh với những kỳ thị và nâng cao ý thức của người dân châu Phi về HIV/AIDS. Cô nói: “Tôi nghĩ hình ảnh tôi thử HIV/AIDS trước công chúng sẽ khuyến khích những phụ nữ trẻ dũng cảm đi làm xét nghiệm”.

        Nam Phi là quốc gia có số bệnh nhân HIV cao nhất thế giới (5 triệu người). Nạn nhân của căn bệnh này luôn bị xã hội xa lánh, thậm chí còn là mục tiêu tấn công của những người quá khích. Đây là nơi dừng chân đầu tiên của Natalie Glebova với tư cách là đại sứ của cuộc chiến chống AIDS.

        Hoa hậu đã thừa nhận, khi đăng quang hồi tháng 5, hiểu biết của cô về HIV cũng rất hạn chế nhưng cô ra sức tìm hiểu và “bây giờ tôi đã tiến bộ nhiều”. Cô cũng muốn bệnh viện công bố kết quả xét nghiệm trước công chúng, nhưng các bác sĩ không đồng ý vì như vậy là họ vi phạm pháp luật.

        H.T. (theo Reuters)

        http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2005/07/3B9DFDBB/
        #4
          HongYen 02.08.2005 04:35:24 (permalink)
          16 Tháng 11 2003 - Cập nhật 10h37 GMT


          Chương trình đặc biệt về HIV-AIDS

          Một trong những thách thức đối với các nước là việc kỳ thị những người nhiễm HIV-AIDS

          Trong câu chuyện về HIV Aids, Thế giới vụ đài BBC sẽ tìm hiểu tiến trình của một căn bệnh, từ sự xuất hiện ở những người đồng tính luyến ái ở Bắc Mỹ, đến cuộc chạy đua tìm nguyên nhân, tìm những loại thuốc có thể chữa trị, và sau cùng, một loại vaccine có thể ngăn ngừa được căn bệnh. Thực trạng ở Việt Nam cũng được đề cập đến trong loạt chương trình này.

          Nghe chương trình 1Nghe chương trình 2Nghe chương trình 3Nghe chương trình 4
          Quí vị nào muốn nhận được CD thu toàn bộ loạt chương trình về HIV-AIDS xin gởi email về cho chúng tôi vietnamese@bbc.co.uk , hoặc thư thường PO Box 1818 Bangkok, Thailand.

          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2003/11/special_aids.shtml
          #5
            HongYen 02.08.2005 04:39:11 (permalink)

            Nạn ma túy và HIV/AIDS đang đe dọa nhà trường


            20 Tháng 11, 2003


            HIV/AIDS ở cửa học đường Việt Nam


            Cách đây mười năm tại các trường trung học và đại học, các biển hiệu lớn đập vào mắt học sinh và sinh viên thường thấy là dạy tốt, học tốt…

            Ngày nay tại nhiều trường trung học, người ta bắt đầu quen thấy các biển hiệu ghi ‘Tuổi trẻ hãy nói không với ma túy’.

            Hiểm họa tiêm chích ma túy, vấn nạn lớn dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS đang ngấp nghé cửa trường, nơi phụ huynh học sinh đứng đông nghịt đưa đón con mỗi ngày.

            Một số học sinh lớp 9 tại trường trung học Trưng Vương ở Hà Nội nói với BBC rằng giáo dục giới tính trong lớp chưa đủ mạnh và thày cô còn khá ngại đề cập thẳng về chủ đề này.

            Trong khi đó, có em nói rằng việc bố mẹ trao đổi với em về HIV/AIDS là chưa đủ và rằng nhà trường cần áp dụng chương trình giáo dục giới tính và phòng chống HIV/AIDS mạnh hơn nữa.

            Hiệu trưởng trường Trưng Vương, cô Đỗ Thị Kim Ngân nói với BBC rằng do yêu cầu về giáo trình thì các vấn đề giới tính cũng chỉ được bàn tới có giới hạn và cũng có nhiều tranh cãi rằng liệu nói quá kỹ về vấn đề này cho các em trung học (tuổi từ 11-15) thì đó có phải điều cô mô tả là ‘vẽ đường cho hươu chạy hay không’.

            Thế nhưng cô Ngân Hiệu trưởng cũng cho biết là ngoài các bài giảng thì trong năm các em cũng tham gia làm bích báo, dựng kịch hay tiểu phẩm đề tuyên truyền về hiểm họa HIV/AIDS.

            Các chuyên viên của Bộ Y Tế cho BBC hay nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục thể hiện rõ nét ở độ tuổi từ học sinh cấp Ba và ở khối đại học.

            ‘Vì một mái trường không có ma túy’ đó là biển hiệu khá lớn đặt tại lối vàoỉơ nhiều trường đại học trong cả nước.

            Tại đây mặc dù sinh viên có nhận thức tương đối tốt về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nhưng họ khá kín tiếng khi bàn về chủ đề quan hệ tình dục an toàn.

            Điều đáng lưu ý là đa số các bạn nam sinh viên cho rằng họ sẽ có cái nhìn ‘khác đi’ khi bạn gái của mình đề nghị dùng bao cao su khi quan hệ nam nữ.

            Nôm na là các bạn nam sẽ cho rằng các bạn nữ là người ‘từng trải’ hoặc có thể ‘có vấn đề’.

            Ma túy có thể đã lọt vào các cổng trường và nguy cơ lây nhiễm HIV/Aids sẽ không nhỏ nếu nhà chức trách giáo dục không có cách biện pháp đủ mạnh.

            Thế nhưng ít nhất điều có thể ghi nhận tại Việt Nam là giới trẻ bắt đầu nói về chủ đề này cởi mở và mạnh dạn hơn.

            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2003/11/031120_aidseducation.shtml
            #6
              HongYen 02.08.2005 04:43:36 (permalink)

              Chị Phạm Thị Huệ nhiễm HIV và đang điều hành một tổ chức phi chính phủ về AIDS


              26 Tháng 11 2004 - Cập nhật 18h16 GMT

              Phụ nữ nhiễm AIDS ở mức kỷ lục


              Báo cáo chung thường niên của Chương trình HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc, UNAIDS và Tổ chức Y tế Thế giới vừa được đưa ra nói rằng quyền của phụ nữ là điều quan trọng trong cuộc chiến chống AIDS.
              Trong năm nay đã có thêm 5 triệu người nhiễm vi rút gây AIDS HIV và 3 triệu người đã chết vì căn bệnh này.

              Tại Việt Nam, thống kê chính thức cho biết hơn 80.000 người đang có HIV và hơn 7,000 người đã chết vì AIDS kể từ khi bệnh này được phát hiện ở Việt Nam hồi đầu những năm 90.

              Báo cáo năm nay đặc biệt nhấn mạnh tới khả năng dễ bị nhiễm HIV của phụ nữ do sự lệ thuộc của phụ nữ về mặt kinh tế và do sự thiếu tôn trọng quyền của phụ nữ tại nhiều nơi.

              Về tình hình Việt Nam, đài BBC đã mời Tiến sỹ Khuất Thu Hồng thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, một người có nhiều nghiên cứu về HIV/AIDS và bà Phạm Thị Huệ, một người có HIV và hiện đang hoạt động trong Nhóm Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng về giúp những người có HIV/AIDS và phổ biến kiến thức về bệnh dịch này.

              Bà Huệ cũng vừa được tạp chí Time bình chọn là một trong các Anh hùng Châu Á cho cố gắng của bà.

              Trước hết bà Huệ nói về tình hình ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của bà.

              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2004/11/041126_agenda47_hiv_aids.shtml

              #7
                HongYen 02.08.2005 04:46:19 (permalink)
                .....

                Những nguyên nhân

                UNAIDS nói việc ngày càng nhiều phụ nữ nhiễm HIV là vì nhiều lý do.

                Phụ nữ về mặt thể chất dễ nhiễm HIV hơn nam giới, và lây truyền từ nam sang nữ dễ xảy ra gấp đôi so với lây từ nữ sang nam.

                Hàng triệu phụ nữ sinh hoạt tình dục mỗi ngày mà không có phòng bị thích hợp.

                Nhiều phụ nữ không dám yêu cầu chồng hoặc bạn tình sử dụng bao cao su, ngay cả khi người đàn ông đi ngoại tình và có thể nhiễm HIV.


                Trẻ em Trung Quốc mồ côi vì AIDS

                UNAIDS cũng cho rằng phụ nữ dễ bị nhiễm vi rút hơn vì tình trạng nghèo khó và bất bình đẳng ở nhiều nơi trên thế giới.

                Nhưng ngay cả đối với những phụ nữ có quan hệ bình đẳng và bình thường, họ vẫn có thể nhiễm HIV do hành vi bất cẩn của bạn tình mà trong nhiều trường hợp họ không thể kiểm soát được.

                Báo cáo kết luận những bảo vệ pháp lý cũng như sự độc lập về kinh tế cho phụ nữ phải là yếu tố trung tâm trong bất kỳ chiến dịch chống AIDS nào trên toàn cầu.

                Bức tranh toàn cầu

                Tỷ lệ gia tăng mạnh nhất là ở Đông Á, Đông Âu và Trung Á, và tại nhiều nơi số lượng phụ nữ mang HIV nhiều hơn là số đàn ông.

                Tổ chức về AIDS của Liên Hiệp Quốc UNAIDS nói về mặt sinh học, phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm hơn đàn ông đã đành, nhiều người trong số họ còn bị ép buộc phải sinh hoạt tình dục để kiếm tiền hoặc bị hãm hiếp.

                Tại vùng Caribe, nữ thanh niên dễ bị nhiễm HIV gấp hai lần so với người khác giới.

                Tại vùng hạ Sahara của Châu Phi, ba phần tư số người bị nhiễm HIV ở độ tuổi 15-24 là phụ nữ, theo như báo cáo mới nhất.

                Ở các vùng Á châu, vùng Caribê hoặc hạ Sahara, nhiều phụ nữ vẫn phải cầu viện tới tình dục để đổi lấy đồ ăn, vật dụng và ngay cả những thứ tối thiểu nhất cho cuộc sống của họ.

                Nhiều phụ nữ vẫn bị hãm hiếp hoặc bị buộc phải sinh hoạt tình dục không an toàn.

                http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2004/11/041126_agenda47_hiv_aids.shtml
                #8
                  HongYen 02.08.2005 04:51:54 (permalink)
                  15 Tháng 3 2005 - Cập nhật 17h35 GMT




                  Gửi trang này cho bè bạn Bản để in ra

                  Thách thức cho phòng chống HIV ở VN

                  Lê Quỳnh
                  Ban Việt ngữ đài BBC


                  Khoảng 10.000 người có HIV/AIDS được phát hiện mỗi năm ở VN

                  Tại Việt Nam tuần này diễn ra hai cuộc hội thảo với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc với chủ đề giảm sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
                  Một là buổi toạ đàm chức sắc tôn giáo với vấn đề phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS diễn ra ở Hạ Long hôm 15-3.

                  Cùng ngày ở Hà Nội, có hội thảo về vai trò của phụ nữ trong truyền thông giáo dục góp phần giảm sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

                  Hiện nay, Việt Nam có khoảng 90.000 người có HIV/AIDS được phát hiện, ở tất cả 64 tỉnh thành phố.

                  Theo như nhiều chuyên gia, sự phân biệt đối xử của cộng đồng chỉ mới là một trong nhiều thách thức mà Việt Nam đối diện trong việc phòng chống HIV/AIDS.

                  Một con số thống kê công bố vài ngày trước cho biết số người nhiễm HIV /AIDS ở Việt Nam đã tăng gấp 40 lần sau 10 năm.

                  Điều này xảy ra mặc dù kinh phí nhà nước dành cho HIV sau 10 năm đã tăng gấp đôi.


                  Nguy cơ

                  Có thể nói kể̉ từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, HIV đã trở thành một vấn nạn ở Việt Nam.


                  Có khoảng câu lạc bộ đồng cảm ở VN nhằm giúp người có HIV/AIDS vượt qua khủng hoảng

                  Theo thống kê chính thức, hiện có khoảng 90.000 người có HIV/AIDS được phát hiện trên toàn quốc.

                  Tuy nhiên, con số ước tính còn cao hơn vì nó bao gồm những người bị nhiễm nhưng chưa đi kiểm tra.

                  Bà Nancy Fee, chuyên gia của chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS tại Việt Nam, nói ước tinh mới nhất cho biết có khoảng 215.000 người có HIV tại Việt Nam.

                  Và đây mới chỉ là con số ước đoán lưng chừng, nhưng lời giải thích của Nancy Fee, người đang làm việc tại Việt Nam:

                  “Con số ước tính của Bộ y tế là từ khoảng 185.000 đến 245.000 ca. Nên người ta cần phải phân biệt giữa con số báo cáo và con số ước tính lớn hơn và gần với sự thật hơn.”

                  AIDS được xem là đạt tới mức đại dịch ở một quốc gia nếu như con số người nhiễm HIV/AIDS vượt quá 1% dân số.

                  Con số này ở Việt Nam hiện tại là 0.44%. Nancy Fee nói như vậy vẫn còn lạc quan hơn một số nước trong vùng, nhưng có lý do để quan ngại:

                  "Campuchia khi ở thời kì cao điểm của bệnh dịch, có con số người nhiễm chiếm 4% dân số. Giờ họ đã giảm xuống còn 3%. Thái Lan từng có tỉ lệ 2% và nay nó còn 1%. Tình hình HIV / AIDS ở Việt Nam chưa đến mức như ở các nước này, nhưng đây là một bệnh dịch đang gia tăng."

                  Một báo cáo gần đây của chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS nói rằng có ba nước tại châu Á nơi bệnh dịch gia tăng nhanh nhất, đó là: Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

                  Biện pháp

                  Chính phủ đã kêu gọi có một phản ứng mang tính chiến lược quốc gia đối với vấn đề.

                  Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS lần đầu tiên được Việt Nam công bố vào tháng Ba 2004 và được Liên Hiệp Quốc ca ngợi là một trong các văn bản tốt nhất tại châu Á.

                  Tuy nhiên, vẫn có các thách thức lớn, theo lời ông Trần Tiến Đức, giám đốc Dự án Policy tại Việt Nam với mục đích thúc đẩy một môi trường thân thiện hơn cho người có HIV/AIDS:

                  "Cần tăng cường hơn nữa sự cam kết chính trị, chuyển từ tuyên bố thành hành động. Ví dụ, cần xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp để việc phòng chống trở thành việc của tất cả các ngành và của người dân, chứ không chỉ riêng ngành y tế."

                  "Công tác truyền thông phải sâu rộng đến từng người dân, phù hợp với từng nhóm đối tượng."

                  Bà Nancy Fee nói một khó khăn khác là làm sao đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước và quốc tế:

                  "Tiền của chính phủ đã tăng lên, từ bốn triệu đôla một năm nay tăng thành năm triệu. Sự hỗ trợ của quốc tế cũng tăng lên. Tức là sự hỗ trợ về phương diện tài chính đã tăng rất nhiều, đó là một điều tuyệt vời."

                  "Nhưng nay hệ thống đang đối diện thách thức là làm sao nâng cấp được vấn đề quản lý để đáp ứng tình hình.”

                  "Người ta cũng cần phải xây dựng khả năng ở cấp tỉnh thành để làm sao các cán bộ, nhân viên có hành động đầy đủ để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh dịch.”

                  Theo vị chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, nếu không có sự tham dự của toàn xã hội, HIV sẽ còn tiếp tục lan rộng tại Việt Nam.

                  "Cần vận động cả xã hội tham gia, không thể chỉ xem HIV là vấn đề sức khỏe đơn thuần. Cần phải thúc đẩy các bộ ngành khác như bộ giáo dục, rồi các thành tố khác trong xã hội tham gia công cuộc đấu tranh chống HIV.”


                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/03/050315_vietnamhiv.shtml
                  #9
                    HongYen 02.08.2005 04:56:12 (permalink)
                    26 Tháng 5 2005 - Cập nhật 17h18 GMT


                    World Bank giúp Việt Nam 35 triệu đô để chống AIDS


                    Việt Nam cần tập trung vào công tác phòng chống AIDS


                    Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định trao cho Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại lớn nhất của tổ chức này cho Việt Nam để giúp chính quyền đối phó với nạn dịch HIV/AIDS.
                    Khoản viện trợ trị giá 35 triệu đôla được dành cho dự án Phòng chống HIV/AIDS nhằm giảm bớt sự lây lan của bệnh dịch này, và ngăn ngừa sự lan rộng trong dân chúng.

                    ''Cứ mỗi 14 giây thì có thêm một thanh niên nhiễm HIV trên thế giới, hay nói cách khác là 6000 thanh niên mỗi ngày", Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Klaus Rohland nói về căn bệnh thế kỷ mà ngân hàng đang giúp Việt Nam ngăn chặn.


                    Ông nói trên toàn cầu mỗi năm có thêm 5 triệu người nhiễm HIV, tức hơn 13.000 người mỗi ngày. Khoản viện trợ 35 triệu đô mà Ngân hàng Thế giới ký kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày hôm qua là khoản viện trợ không hoàn lại lớn nhất mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt nam từ trước tới nay.

                    Ông Rohland nói ''HIV/AIDS không phải chỉ là những con số và sự kiện - mà là những cuộc đời. Dự án này sẽ chung tay cùng những người mà cuộc sống bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS và cả những người đang làm việc cật lực để tạo nên sự chuyển biến mới và chặn đứng sự lây lan của vi rút HIV ở Việt Nam."

                    Địa phương thực hiện

                    Theo Ngân hàng Thế giới, phần lớn kinh phí dự án sẽ được chuyển trực tiếp đến 20 tỉnh và thành phố để hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chương trình hành động theo Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.

                    Dự án bao gồm các hoạt động tập trung vào mục tiêu ngăn chặn sự lây lan của HIV.

                    Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng của Việt Nam được trích lời nói rằng "Hơn 60% kinh phí dự án sẽ được phân cho các tỉnh và thành phố để thực hiện chương trình tại địa phương.''

                    Hơn 60% kinh phí dự án sẽ được phân cho các tỉnh và thành phố để thực hiện chương trình tại địa phương.


                    Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng

                    ''Thông qua cách tiếp cận này, cơ quan cấp trung ương không áp đặt quan điểm của mình trong quá trình xây dựng các chương trình hành động của địa phương, mà thay vào đó là khuyến khích các chính quyền địa phương các cấp xây dựng các chương trình hành động thể hiện những ưu tiên của địa phương trên cơ sở những vấn đề đặc biệt của riêng họ."

                    Ngân hàng Thế giới nói dự án cũng sẽ hỗ trợ các cố gắng của chính phủ trong việc xây dựng một hệ thống quốc gia để theo dõi, giám sát và đánh giá tính hiệu quả của Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia, kể cả hỗ trợ sự phối hợp đa ngành nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; cũng như tăng cường năng lực tại các cấp trung ương và cấp tỉnh, hỗ trợ khuyến khích sáng kiến phòng chống HIV/AIDS.

                    Giảm tỷ lệ lây nhiễm

                    Theo Bộ Y tế Việt Nam, số người mang virus HIV ở trong nước nay là khoảng 245.000 người, một con số được đánh giá là không cao so với các nước khác trong khu vực.

                    Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá con số thực tế chắc chắn phải cao hơn thế, và vì vậy điều quan trọng đặt ra là phải giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm HIV AIDS.

                    Liên Hiệp Quốc đánh giá tỷ lệ nhiễm virus HIV ở Việt Nam hiện nay khoảng 0.4% trong giới người trưởng thành, thấp hơn ở Thái Lan và Campuchia, nơi có tới 2.6% người mang HIV.

                    Thế nhưng tỷ lệ lây nhiễm trong giới nguy cơ cao thì lại đang có xu hướng gia tăng.

                    Hơn 60% số người mang virus HIV ở Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 20 tới 29, cũng là độ tuổi quan trọng trong nền kinh tế.

                    Ngân hàng Thế giới cảnh báo nếu tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục tăng cao thì hậu quả về mặt kinh tế sẽ rất nghiêm trọng.

                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/05/050526_wb_aids.shtml


                    #10
                      HongYen 02.08.2005 04:59:48 (permalink)
                      01 Tháng 8 2005 - Cập nhật 12h41 GMT

                      Trẻ em nhiễm HIV tại Việt Nam tăng


                      Phạm Thị Huệ là một người mẹ bị dương tính HIV, đã tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV Aids trong cộng đồng

                      Một thống kê của ngành y tế Việt Nam được Thông Tấn Xã Việt Nam ra hôm nay 1 tháng Tám cho biết số trẻ em bị nhiễm HIV tăng lên nhiều từ năm 1997 đến 2004.
                      Hiện nay, số trẻ em bị HIV dưới 13 tuổi là 400 em, chiếm khoảng 0,8% số người chính thức nhiễm HIV ở Việt Nam.

                      Nói chuyện với Ban Việt Ngữ BBC, bác sỹ Đỗ Khương, phó chủ nhiệm Ủy Ban Bảo Vệ Bà Mẹ Và Trẻ Em tại Hà Nội cho biết, trẻ em nhiễm HIV dương tính kéo dài không được chữa trị sẽ chết trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm, vì khả năng miễn ở trẻ em rất kém.


                      Nghe 3 phút phỏng vấn của BBC Việt Ngữ với bác sỹ Đỗ Khương

                      Tuy nhiên, theo bác sỹ Khương, tại Việt Nam, các em nhiễm bệnh được tập trung chăm sóc tại các bệnh viện và các trại nuôi dưỡng trẻ và được tích cực điều trị.

                      Bác sỹ Khương nói rằng, đã có trường hợp bệnh nhi trở lại bình thường, có kết quả xét nghiệm âm tính sau một thời gian điều tra.

                      Các em nhỏ có kết quả âm tính sẽ được cho trở lại cộng đồng, với cha mẹ ông bà. Có trường hợp, các em đã được người tới trại nuôi dưỡng xin nhận làm con nuôi như các trường hợp trẻ em bình thường khác.

                      Trong thời gian nuôi dưỡng, gia đình hay người nhận nuôi vẫn phải đưa các em tới các cơ sở y tế để theo dõi, xét nghiệm.

                      Được biết, để xét nghiệm HIV, chỉ có một cách duy nhất là xét nghiệm máu.

                      Đó là đối với các trường hợp trẻ em đã nhiễm dương tính HIV.

                      Bác sỹ Khương nói rằng, đối với các trường hợp phát hiện người mẹ nhiễm HIV dương tính từ khi đang mang thai ở tháng thứ tư, thứ năm, sau khi đảm bảo chắc chắn 100% về mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm, người đủ thẩm quyền (trưởng phòng y vụ hay trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của viện) sẽ thông báo cho thai phụ.

                      Có trường hợp gia đình tự nguyện phá thai. Nhìn chung, bệnh viện khuyên nên phá thai vì khả năng đứa trẻ sinh ra bị nhiễm dương tính HIV là khá nhiều.

                      Chính sách chung là khuyến cáo người bệnh, gồm cả các hình thức khuyến cáo trên thông tin đại chúng như báo chí truyền hình.

                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050801_vietchildren_hiv.shtml
                      #11
                        HongYen 10.08.2005 18:38:24 (permalink)
                        Viện trợ khẩn cấp phòng chống AIDS

                        Ðại sứ Michael Marine: Hoa Kỳ sẽ gia tăng trợ cấp cho Việt Nam trong chương trình viện trợ khẩn cấp phòng chống AIDS

                        09-August-2005

                        Tạp chí y khoa Medical News Today thuật lại tin của Thông tấn xã Việt Nam cho hay đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Marine nói rằng Hoa Kỳ sẽ gia tăng trợ cấp cho Việt Nam trong chương trình viện trợ khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng Thống từ 25 triệu đôla trong năm nay lên tới 34 triệu trong năm 2006.

                        Ngân khoản sẽ giúp cung cấp việc điều trị chống virut cho những người nhiễm HIV-AIDS tại Việt Nam và hỗ trợ cho một dự án thí điểm khẩn cấp của chương trình nhằm ngăn chặn HIV từ người mẹ lây sang cho con nhỏ. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á nằm trong chương trình tài trợ cho các dự án phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét tại 15 nước trọng điểm.

                        Trong khi đó công ty dược phẩm STADA của Đức đã bắt đầu phân phối một loại thuốc chống virut với giá rẻ tương tự như Combivir của công ty GlaxoSmithKline tại Việt Nam.

                        Theo bác sĩ Lê Trường Giang thuộc ủy ban phòng chống HIV/AIDS thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam không có khả năng cung cấp thuốc chống virut miễn phí cho những người có HIV dương tính vì tài nguyên hạn hẹp. Tuy nhiên, ông cho biết thêm là khu vực y tế của Việt Nam sẽ thực hiện các nỗ lực bảo đảm những người bị nhiễm bệnh được chữa trị.

                        Tính đến tháng 7 năm nay, theo các số liệu của cục thống kê Việt Nam, có 97300 người có HIV dương tính đang sống tại Việt Nam, và khoảng 9100 người đã chết vì các nguyên do có liên hệ đến bệnh AIDS. Theo dự liệu, đến năm 2010 sẽ có hơn 350000 người có HIV dương tính, và 104700 người sẽ chết vì các bệnh có liên quan đến AIDS.

                        http://www.voanews.com/vietnamese/2005-08-09-voa7.cfm
                        #12
                          HongYen 28.10.2005 13:15:33 (permalink)
                          31 Tháng 1 2005 - Cập nhật 18h33 GMT

                          Cựu bộ trưởng Anh nhiễm HIV 17 năm


                          Chris Smith công bố chuyện mình nhiễm HIV từ 17 năm qua

                          Cựu bộ trưởng Anh Chris Smith chính thức công bố chuyện mình mang virus HIV từ 17 năm qua, nhưng nhờ chế độ điều trị tốt của NHS cùng chế độ ăn uống và tập luyện kỹ càng mà căn bệnh đã không dẫn đến tử vong.
                          Trong bài phỏng vấn dành cho đài BBC ông Chris Smith nói rằng ông công bố bí mật này sau ấn tượng từ câu nói của Nelson Mandela sau cái chết của con trai vì AIDS.


                          Nghe câu chuyện nước Anh tuần 5-2005


                          Dù Anh Quốc đang là nước khởi xướng một cuộc vận động mới nhằm xóa đói giảm nghèo và diệt trừ các loại bệnh tật như AIDS cho các nước đang phát triển ở châu Phi, nhưng ở ngay chính tại nước Anh, không phải người dân nào cũng ý thức đầy đủ về chứng bệnh HIV-AIDS.

                          Một phần của tạp chí Câu chuyện nước Anh tuần này nhắc đến hoạt động của hai chính khách của Anh Gordon Brown và Tony Blair tại diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, khi ông Brown nhắc đến xóa đói giảm nghèo, còn ông Blair trước đó lại muốn chống ấm nóng toàn cầu.

                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/01/ukmag0505.shtml
                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9