QUÁN THƠ ĐƯỜNG LUẬT - ĐUYÊN HỒNG
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 22 của 85 trang, bài viết từ 316 đến 330 trên tổng số 1268 bài trong đề mục
Trần Mạnh Hùng 03.05.2008 05:08:40 (permalink)
0
ĐỢI NGƯỜI XA
                                    Tặng chị Châu Thi
D
ấm dứ mãi mà vẫn chửa ra
Cố hương trơ lạnh bóng cây đa
Đã trông én lượn mùa xuân tới
Lại thấy cò bay tiết hạ qua
Mấy bận xe đò đà tới bến
Bao lần tàu suốt lại rời ga
Rượu đào nút lá chờ thi khách
Dấm dứ mãi mà vẫn chửa ra
Hồ Văn Thiện

LỠ HẸN
Lỡ hẹn bao lần chửa được ra
Chim hồng hỏi có đợi cành đa?
Cây nhà lá nõn bao mùa mọc
Sông núi trời già mấy tuổi qua
Ngày nhớ hình xưa sầu với gió
Chiều mong bóng cũ tưởng về ga
Ai ơi chén rượu tương phùng ấy
Lỡ hẹn bao lần chửa được
ra

April 22, 2008

Đuyên Hồng


THÚI CỦ
 
Sao vào chưa đến đã đòi ra ?
Chẳng lẽ tình xuân lạnh gốc đa !
Xưa mới quen hơi siêng bước tới

Giờ toan lánh mặt biếng chân qua
Hoa cười hữu ý chờ tin bướm
Tàu chạy vô tình chẳng ghé ga
Nếu chẳng cạn hơi hay thúi củ
Sao vào chưa đến đã đòi ra ?
Lá chờ rơi

 
Nghĩa vụ

Hết đứng lại ngồi mắt dõi ra
Chàng ơi chốn cũ gốc cây đa
Bao năm trở gió đông ùa tới
Mấy thuở thay mùa xuân lại qua
Buổi sớm mỏi mòn nơi cuối phố
Hoàng hôn đăm đắm góc sân ga
Chàng đi biền biệt  mây màu nhớ
Biết đến bao giờ mãn hạn ra
 
 
ĐỢI CÙNG RA
Vừa vào sao lại muốn mau ra.
Lợi dụng thời cơ hưởng tối đa.
Miếng thịt đưa cay đâu dám bỏ.
Rượu ngon thức nhắm chẳng cho qua.
Bên kia rựa mận đang mời gọi.
Phiá nọ dồi lòng ngấm tới ga.
Như có tiếng ai thầm nhắc nhở
Vui sao trọn vẹn đợi cùng ra.
Trần Mạnh Hùng
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2008 00:55:02 bởi Trần Mạnh Hùng >
Trần Mạnh Hùng 03.05.2008 07:27:17 (permalink)
0
NGUYỄN TRÃI
Quan ải đôi hàng giọt lệ sa
Tình riêng nghĩa nước nỗi lo nhà
Trời Nam ngẫm lại đau lòng trẻ
Đất Bắc quay nhìn quặn ruột cha
Chặt trúc Nam Sơn thù phải trả
Tát dòng Đông Hải hận nào tha
Mười năm nếm mật xây Lê nghiệp
Thác Lệ chi vườn thật xót xa!
May 2, 2008

 
 
NGHĨA QUÂN LAM SƠN
Trường kỳ kháng chiến đất Lam Sơn.
Áo vải nghĩa quân dạ sắt son.
Lê lợi khí hùng lòng bất khuất
Lê lai báo quốc trí uy phong.
Mười năm chiến đấu bao xương trắng???.
Vạn dậm giang sơn nhuộm máu hồng.
Đất nước nối liền từ hải đảo.
Đàn con phải giữ đất cha ông.
Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.05.2008 08:03:20 bởi Trần Mạnh Hùng >
Đuyên Hồng 03.05.2008 10:17:21 (permalink)
0
NGUYỄN TRÃI
Quan ải đôi hàng giọt lệ sa
Tình riêng nghĩa nước nỗi lo nhà
Trời Nam ngẫm lại đau lòng trẻ
Đất Bắc quay nhìn quặn ruột cha
Chặt trúc Nam Sơn thù phải trả
Tát dòng Đông Hải hận nào tha
Mười năm nếm mật xây Lê nghiệp
Thác Lệ chi vườn thật xót xa!
May 2, 2008
Đuyên Hồng

 
 
NGHĨA QUÂN LAM SƠN
Trường kỳ kháng chiến đất Lam Sơn.
Áo vải nghĩa quân dạ sắt son.
Lê lợi khí hùng lòng bất khuất
Lê lai báo quốc trí uy phong.
Mười năm chiến đấu bao xương trắng???.
Vạn dậm giang sơn nhuộm máu hồng.
Đất nước nối liền từ hải đảo.
Đàn con phải giữ đất cha ông.
Trần Mạnh Hùng

NHỚ NGHĨA QUÂN LAM SƠN
Một kỷ nằm gai đất Lam Sơn
Nghĩa quân áo vải tấm lòng son
Bỏ mình cứu chúa nêu gương tỏ
Xây nghiệp phò vua xứng sắc phong?
Quan ải chém thù gương thế Việt
Đông Đô dụ tướng phục ân Hồng
Cổ kim chuyện cũ ai quên tá
Xin giữ vẹn tròn biển, núi, sông!
May 3, 2008
Đuyên Hồng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.05.2008 10:50:37 bởi Đuyên Hồng >
Đuyên Hồng 03.05.2008 10:28:04 (permalink)
0
TĂNG BẠT HỔ
Nghĩa khí vượt ngoài cả biển Đông
Dân giàu nước mạnh những trông mong
Tay không đuổi hổ bền gan hử
Sức gắng phò vua mỏi chí không?
Mấy trận Kim Sơn hơn giặc Pháp
Một lần Lữ Thuận xứng con Rồng
Đông du ai hỡi đời xin hiến
Thân gởi Trường An thoả chí rong!
May 2, 2008
Đuyên Hồng



Tăng Bạt Hổ, nhà yêu nước canh tân
Tăng Bạt Hổ, tên của ông gắn liền với một giai thoại lý thú, nói lên bản lĩnh của ông, lúc chưa đầy 30 tuổi.
Tháng Giêng năm Đinh Hợi - 1897, sau ngày chiến đấu chống bọn thực dân Pháp và bọn tay sai phản động không thành, ông tìm đường sang Thailand, cầu viện, cứu nước. Khi đi đến đèo Dốc Đót, giáp giới cao nguyên An Khê - Bình Định, ông gặp một con cọp chặn giữa đường, mấy người theo ông ai cũng lo, có người run như cầy sấy. Tăng không chút sợ hãi, nhìn thẳng vào con cọp. Cọp phải tránh sang một bên cho ông và các người cùng đi qua đèo.
Từ đó, các người cùng đi tôn ông là Tăng Bạt Hổ.
Câu chuyện "bạt hổ" của Tăng được truyền tụng trong dân gian, nơi làng quê Bình Định, vốn giàu truyền thống yêu nước, bất khuất.
Con đường cứu nước của ông, với hành trang ngót 30 năm trên chiều dài đất nước, từ miền Trung Trung Bộ ra Hà Nội, lên Sơn Tây, Cao Bằng và đến tận Thailand, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản xa xôi, để lại biết bao kỷ niệm và nghĩa tình sâu lắng trong nhân dân trên mọi miền đất nước và bầu bạn xa gần từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đến nay.
Tăng Bạt Hổ tên thật là Tăng Doãn Văn, Sư Triệu, hiệu là Điền Bát, sinh năm Mậu Ngọ - 1858, tại xã An Thường, thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Ngay từ năm ất Hợi - 1876, lúc Tăng 18 tuổi đã thay anh đi đầu quân gia nhập quân đội triều đình, dưới thời Tự Đức (1848-1883).
Với bản tính can trường và giỏi võ, Tăng sớm lên chức chỉ huy từ Xuất đội (trước năm 1883) lên Cai cơ (1884) và đồn trú tại cửa An Dũ, thuộc huyện Hoài Nhơn, canh phòng bờ biển đối phó tàu Tây quấy rối biển trời Tổ quốc.
Ngày 23 tháng 5 năm ất Dậu - 1885, kinh thành Huế thất thủ, bị giặc Pháp chiếm đóng. Vua Hàm Nghi (1884-1888) phải chạy ra Quảng Trị ban chiếu Cần Vương, kêu gọi người hiền tài ra giúp nước.
Nghe tin này, Tăng cùng đồng đội bỏ hết súng đạn rời An Dũ kéo lên vùng Kim Sơn, thuộc huyện Hoài Ân, chiêu mộ Nghĩa binh và lập chiến khu chống Pháp.
Chỉ trong một thời gian ngắn ông được mọi người kính trọng, tôn vinh làm Đề đốc, chỉ huy nghĩa quân kháng chiến. Ông đặt bản doanh tại một ngọn núi trong dãy Kim Sơn, với tên gọi Tổng Dinh - tiền đồn án ngữ phía tây nam đất nước. Trong thời gian này, ông vừa xây dựng lực lượng kháng chiến chống Pháp, vừa bắt liên lạc với Bùi Điền, Thống trấn trong vùng đang lập chiến khu trong núi Chớp Chài, thuộc huyện Phù Mỹ để phối hợp lực lượng Cần Vương chống Pháp xâm lược.
Tại chiến khu Kim Sơn, lực lượng kháng chiến của ông ngày càng phát triển và ảnh hưởng của nó không ngừng lan rộng. Thực dân Pháp và bọn Việt gian bán nước lồng lộn trước khí thế của phong trào Cần Vương và vai trò lãnh đạo lực lượng kháng chiến của Tăng ở Bình Định đã tìm cách đánh phá ác liệt căn cứ kháng chiến của ông.
Tháng 8 năm Bính Tuất - 1886, thực dân Pháp và bọn Việt gian phản động, kéo quân vào Bình Định, trú đóng tại đồn Lạng Giang - Bồng Sơn, Hoài Nhơn, tiến đánh Tổng Dinh và tiêu diệt lực lượng của Tăng ở Kim Sơn.
Nhìn rõ âm mưu kẻ thù, nắm được ý đồ của giặc, Tăng không ngồi yên đợi giặc tới, đã mật ước với Thống trấn Bùi Điền, đem quân tấn công vào đồn Lại Giang ngay trong đêm tối. Nhưng rất tiếc, rất đỗi xót xa, tướng Bùi Điền lầm tưởng Lại Giang ra Lộc Giang thuộc xã An Tường - Hoài Ân, nên đem quân đánh đồn Lộc Giang vào đêm hôm ấy. Lực lượng phân tán, hai cánh quân của Tăng và Điền không hợp đồng chiến đấu tại đồn Lại Giang, nên bị thất bại nặng nề.
Bọn Việt gian phản động cho tay sai dụ Tăng ra hàng giặc Pháp. Tăng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, biểu lộ khí khái bất khuất của mình: "Dẫu rằng không thành công, nhưng các chiến hữu và học trò của tôi vẫn còn nhiều, họ tiếp tục chiến đấu. Tôi có thể nhìn người Pháp mà không hổ thẹn, khuất phục giặc!".
Vì vết thương của ông quá nặng, máu ra nhiều, đuối sức. Các chiến hữu đưa ông về nhà săn sóc, định sáng hôm sau võng ông về chiến khu Kim Sơn.
Bọn giặc thâm độc, mưu toan bắt sống ông, mới rạng sáng bọn Việt gian phản động đã thúc quân tiến đánh chiến khu Tổng Dinh và san bằng căn cứ kháng chiến ở Kim Sơn. Bọn giặc bắt gia đình ông cùng thân quyến nghĩa binh khảo tra, đánh đập dã man, nhưng ai cũng thương xót và mến phục ông, không ai điềm chỉ cho giặc về tung tích của ông. Ông thoát nạn trong tình cảnh khó khăn, ác liệt ấy.
Vào thời điểm này, con đường cứu nước đang đặt ra với ông, phải rời quê hương đi sang các nước láng giềng, nhằm cứu dân cứu nước. Ông đã vượt biên giới sang Lào, qua Thái-lan vào mùa xuân năm 1887.
Sau đó, Tăng Bạt Hổ quay về Hải Phòng tạm lánh để chờ thời cơ thuận tiện. Nhưng rồi, ông thấy chỉ còn có Nhật Bản có thể giúp ông hoàn thành tâm nguyện. Ông quyết định sang Nhật tìm hiểu bằng cách xin đi làm thủy thủ cho một chiếc tàu buôn để đươc đi Nhật mà khỏi tốn tiền.
Tại Nhật ông đã học được cách sử dụng vũ khí, chiến lược, chiến thuật của Âu Mỹ cùng tinh hoa binh pháp của một dân tộc sống trên sóng nước từng quen về thủy chiến.
Với tấm lòng yêu nước, quyết tâm học cái hay cái giỏi của xứ người để có thể đuổi kịp người, nên ông sớm thành tài. Ông nổi tiếng là một chiến sĩ thiện chiến và can trường được người Nhật mến phục. Ông đã chứng tỏ tài năng của mình trong các trận thủy chiến ở Đài Liên và Lữ Thuận trong cuộc Nga - Nhật chiến tranh xảy ra từ tháng 2-1904. Ngày chiến thắng Lữ Thuận, do Minh Trị Thiên Hoàng thết đãi, ông được Nhật Hoàng tự tay ban cho một chung ngự tửu. Cảm kích sự tưởng thưởng đó, ông bày tỏ nỗi lòng của mình: "Tôi không phải là người Nhật mà là người Việt Nam vong quốc". Chính từ đó ông nghiễm nhiên trở thành một chính khách Việt Nam hoạt động bên cạnh chính phủ Nhật Bản. Các danh nhân và chính khách ở Nhật Bản đều cảm kích tấm lòng cao thượng của ông và ngỏ ý giúp đỡ ông về đào tạo nhân tài cho đất nước.
Tháng 10-1904, ông từ Nhật trở về nước để tìm gặp nhà ái quốc Phan Bội Châu phát động Phong trào Đông Du.
Tháng Chạp năm 1905, ông từ Nhật về nước mang theo thư của cụ Phan Bội Châu "Khuyên thanh niên du học", phổ biến trong nhân dân, quần chúng khắp nơi. Ông còn liên lạc với cụ Nguyễn Quyền xúc tiến thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục (mở trường dạy tân học và miễn phí cho con nhà nghèo hiếu học).
Mùa đông năm Đinh Mùi - 1908, ông từ Bắc trở vào Trung, dừng lại Huế để cổ động phong trào Đông Du, thì lâm bệnh nặng. Ông qua đời bên bờ sông Hương gợn sóng (1908).
Với 50 tuổi đời, đầy nhiệt huyết, bôn ba tìm phương cứu dân cứu nước của Tăng Bạt Hổ đã đi vào lịch sử đến nay đã hơn 90 năm, nhưng tinh thần yêu nước và đức tính cao quý của ông vẫn còn ngời sáng cùng với lịch sử dân tộc.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.05.2008 10:30:44 bởi Đuyên Hồng >
Đuyên Hồng 04.05.2008 00:32:07 (permalink)
0

VƯỚNG TÌNH
Vướng tình tình luỵ chẳng buông tha
Tình xuyên đáy ruột cuống tim ra
Tình tô cảnh sắc muôn màu vẻ
Tình trói tơ lòng những oán ca
Tình đến rồi đi như gió thoảng
Tình về lại mất tựa hương hoa
Tình qua trăm ngả trăm cay đắng
Khổ não làm chi, giữ khí hoà
May 2, 2008
Trần Mạnh Hùng 04.05.2008 02:22:45 (permalink)
0
 
N
    H
     Ớ           
o   )
( o
)
O
)
)    o
o
O o
o )
BẮC  BÌNH  VƯƠNG
Anh hùng áo vải đất Tây Sơn.
Hàng vạn quân Thanh ngậm uất hờn
Đầu  rụng- Mã  Nhi ôm tủi hận
Ống đồng-Sỹ Nghị lủi qua sông
Đồng bào hoà  hợp  Nam ra Bắc
Ruột thịt nối  liền Tây đến Đông
Thống nhất giang sơn về một mối
Lòng dân thờ kính Bắc Bình Vương
Trần    Mạnh    Hùng
_{}__________{}_
(_   _______________)
(________________) 
}{          }{         }{
 
Lư Hương Tổ Quốc
 
 
  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2008 07:47:31 bởi Trần Mạnh Hùng >
Liên Thơ 04.05.2008 07:09:35 (permalink)
0
Thật tệ,  đây là trang thơ đường thế mà...Tại thơ bạn làm mình  xúc động quá nên đã hấp tấp đưa thơ tự do vào đây.Nay đọc lại thấy thật đáng trách, vì Đuyên Hồng có hẳn một trang thơ rất đáng yêu với tựa đề là "Một chút tiếng lòng" mà. Xin cáo lỗi và xin phép đưa  những ngôi nhà  mơ ước về với tiếng lòng của bạn nhé.
   Xin đền lại cái sự tệ hại này bằng một đoá hồng tinh khiết nhé!
 


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/43677/2CDF97D98C4B411CB2780C90A53F7E5D.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.05.2008 02:00:20 bởi LEMINHLIENTHANHTHO >
Attached Image(s)
lá chờ rơi 04.05.2008 08:42:01 (permalink)
0

VƯỚNG TÌNH

Vướng tình tình luỵ chẳng buông tha
Tình xuyên đáy ruột cuống tim ra
Tình tô cảnh sắc muôn màu vẻ
Tình trói tơ lòng những oán ca
Tình đến rồi đi như gió thoảng
Tình về lại mất tựa hương hoa
Tình qua trăm ngả trăm cay đắng
Khổ não làm chi, giữ khí hoà
May 2, 2008 Đuyên Hồng 



KHI ĐÃ YÊU
 
Khi đã yêu rồi nhớ thiết tha
Nhớ từ đáy mắt vói nhìn ra
Nhớ khi chiếc bóng chờ ai đến
Nhớ lúc cùng nhau trộn tiếng ca
Nhớ những đêm thanh trăng quyện nước
Nhớ vườn xuân thắm bướm vờn hoa
Nhớ chờ ai mãi ai chưa nói
Biết đến khi nao mới hợp hoà !
Lá chờ rơi

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2008 16:14:56 bởi lá chờ rơi >
KimGiang 04.05.2008 17:09:05 (permalink)
0
Trích đoạn: lá chờ rơi


VƯỚNG TÌNH

Vướng tình tình luỵ chẳng buông tha
Tình xuyên đáy ruột cuống tim ra
Tình tô cảnh sắc muôn màu vẻ
Tình trói tơ lòng những oán ca
Tình đến rồi đi như gió thoảng
Tình về lại mất tựa hương hoa
Tình qua trăm ngả trăm cay đắng
Khổ não làm chi, giữ khí hoà
May 2, 2008 Đuyên Hồng 


KHI ĐÃ YÊU
 
Khi đã yêu rồi nhớ thiết tha
Nhớ từ đáy mắt vói nhìn ra
Nhớ khi chiếc bóng chờ ai đến
Nhớ lúc cùng nhau trộn tiếng ca
Nhớ những đêm thanh trăng quyện nước
Nhớ vườn xuân thắm bướm vờn hoa
Nhớ chờ ai mãi ai chưa nói
Biết đến khi nao mới hợp hoà !
Lá chờ rơi
 

NHÂN HÒA
 
Giận giận mà thương nhớ thứ tha
Ai còn vật vã khổ thân ra
Ai lo tắt nắng chìm cây cỏ
Ai sợ hoang tàn bặt tiếng ca
Hãy để Xuân đi chờ Hạ thắm
Cho mùa hẹn ước đượm tình hoa
Thương đâu cứ phải nên chồng vợ
Tiếc bấy nhiêu sao chẳng hợp hòa
 
Kim Giang

Đuyên Hồng 04.05.2008 23:30:06 (permalink)
0
@Lê Minh Liên Thanh Thơ: Chào và cám ơn Bạn đã ghé qua trang thơ ĐH gởi thơ tặng.
@Bác Lá: Bác viết thơ tình Đường Luật hay quá, lâu nay Bác giấu tài! Bác nên đổi bút hiệu là Lá đâm chồi đi!
@Anh Hùng:
"Đầu rụng - Liễu Thăng ôm tủi hận
Ống đồng-Sỹ Nghị trốn qua sông"
Hai câu này chưa đúng với sự kiện lịch sử anh ạ! Cám ơn Anh vẫn qua và hoạ thơ với em.
@Kim Giang: Lâu lắm mới thấy Nàng Thơ ghé qua.... dạo này chán đường rồi sao?


HỮU DUYÊN
Tìm thú vui chơi ở cõi đời
Hơn thua được mất bận chi người?
So vai khoác cổ tha hồ nói
Gặp mặt cầm tay thỏa sức cười
Chốn ảo chuyện đời đâu có ảo
Cõi văn thói tục thật mà chơi
Nào yêu hãy tới, thù xin bỏ
Chẳng phải hữu duyên cũng ý trời!
Sunday, May 04, 2008
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2008 23:32:45 bởi Đuyên Hồng >
Trần Mạnh Hùng 05.05.2008 07:43:01 (permalink)
0

Trích đoạn: Đuyên Hồng

@Lê Minh Liên Thanh Thơ: Chào và cám ơn Bạn đã ghé qua trang thơ ĐH gởi thơ tặng.
@Bác Lá: Bác viết thơ tình Đường Luật hay quá, lâu nay Bác giấu tài! Bác nên đổi bút hiệu là Lá đâm chồi đi!
@Anh Hùng:
"Đầu rụng - Liễu Thăng ôm tủi hận
Ống đồng-Sỹ Nghị trốn qua sông"
Hai câu này chưa đúng với sự kiện lịch sử anh ạ! Cám ơn Anh vẫn qua và hoạ thơ với em.
@Kim Giang: Lâu lắm mới thấy Nàng Thơ ghé qua.... dạo này chán đường rồi sao?


HỮU DUYÊN
Tìm thú vui chơi ở cõi đời
Hơn thua được mất bận chi người?
So vai khoác cổ tha hồ nói
Gặp mặt cầm tay thỏa sức cười
Chốn ảo chuyện đời đâu có ảo
Cõi văn thói tục thật mà chơi
Nào yêu hãy tới, thù xin bỏ
Chẳng phải hữu duyên cũng ý trời!
Sunday, May 04, 2008


 
Cám ơn Đuyên Hồng đã nhắc nhớ. Đó là Ô Mã Nhi bị bêu đầu ở gò Đống Đa
 
Thân
Trần Mạnh Hùng
lá chờ rơi 05.05.2008 10:15:09 (permalink)
0

Trích đoạn: Đuyên Hồng

@Bác Lá: Bác viết thơ tình Đường Luật hay quá, lâu nay Bác giấu tài! Bác nên đổi bút hiệu là Lá đâm chồi đi!
- cám ơn lời khen, chẳng qua là "sống lâu" nên có chút kinh nghiệm của "lão làng" vậy thôi. Thân mến


HỮU DUYÊN
 
Tìm thú vui chơi ở cõi đời
Hơn thua được mất bận chi người?
So vai khoác cổ tha hồ nói
Gặp mặt cầm tay thỏa sức cười
Chốn ảo chuyện đời đâu có ảo
Cõi văn thói tục thật mà chơi
Nào yêu hãy tới, thù xin bỏ
Chẳng phải hữu duyên cũng ý trời!
Sunday, May 04, 2008 Đuyên Hồng
 

ĐẸP DUYÊN TRỜI

Duyên ai nấy gặp… đã bao đời
Không đợi mà nên cũng lắm người
Tiếng sét mới trao trong ánh mắt
Men tình đã dậy giữa môi cười
Chớ cho lưới mạng là duyên ảo
Hãy đến vườn thơ nhập cuộc chơi
Trăm mối tìm nhau xe một mối
Hữu duyên thiên lý đẹp duyên trời !
Lá chờ rơi


<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2008 10:17:05 bởi lá chờ rơi >
Trần Mạnh Hùng 05.05.2008 12:18:16 (permalink)
0
HỮU DUYÊN
 
Tìm thú vui chơi ở cõi đời
Hơn thua được mất bận chi người?
So vai khoác cổ tha hồ nói
Gặp mặt cầm tay thỏa sức cười
Chốn ảo chuyện đời đâu có ảo
Cõi văn thói tục thật mà chơi
Nào yêu hãy tới, thù xin bỏ
Chẳng phải hữu duyên cũng ý trời!
Sunday, May 04, 2008 Đuyên Hồng
 
 

ĐẸP DUYÊN TRỜI

Duyên ai nấy gặp… đã bao đời
Không đợi mà nên cũng lắm người
Tiếng sét mới trao trong ánh mắt
Men tình đã dậy giữa môi cười
Chớ cho lưới mạng là duyên ảo
Hãy đến vườn thơ nhập cuộc chơi
Trăm mối tìm nhau xe một mối
Hữu duyên thiên lý đẹp duyên trời !
Lá chờ rơi
 
 
 
ĐỔ CHO TRỜI
Có hoa là có bướm trên đời.
Trăm bướm yêu hoa cũng giống người.
Cô gái dịu dàng ngàn kẻ mến
Con trai mê mệt chẳng ai cười.
Mà sao tiết hận ghen tương bậy.
Chẳng lẽ uất hờn ganh ghét chơi
Không biết điên cuồng hay thú dữ.
Thôi thì cười ngoẻn đổ cho trời.
Trần Mạnh Hùng
 



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2008 14:48:04 bởi Trần Mạnh Hùng >
Trạc Tuyền 05.05.2008 16:35:57 (permalink)
0
Cám ơn Đuyên Hồng đã nhắc nhớ. Đó là Ô Mã Nhi bị bêu đầu ở gò Đống Đa
 
Thân
Trần Mạnh Hùng
 
Kính các thầy!
 
"Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã" (cáo bình Ngô)
Thật ra theo sách thời tôi học có chu thích là : thì Ô Mã Nhi bị chết ở cửa Hàm Tủ bởi Trân Quang Khải, còn Toa Đô bị bắt ở Sông Bạc Đằng
Tại Gò đống Đa là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử mà Bà Hồ Xuân Hương Có Bài:
 
Qua đền Sầm Nghi Đống.
 
Ghé mắt trông theo thấy bảng treo
Kìa đền Thái Thú đứng treo leo
.....................................
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
 
Mong các thầy lượng thứ cho sự mạo muội này.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.05.2008 13:09:58 bởi Nhat_Ton >
Đuyên Hồng 07.05.2008 13:47:18 (permalink)
0
Chân "rung" Đuyên Hồng
 
Cứ ngỡ Đuyên Hồng bạc trắng râu
Ai ngờ quá trẻ tóc xanh đầu
Hiền lành chất phác thân săn chắc
Ứng xử thông minh má bĩnh bầu
Đối họa nghiêm niêm sâu vững luật
Vần gieo kén tứ sắc từ câu
Cảm ơn trời đất se duyên lại
Nam - Bắc từ nay nối nhịp cầu

 

Hoahuyen
6.5.2008


CHÂN DUNG TỰ HỌA
Cũng thân Nam tử, cũng mày râu
Kêu nhậu thì thưa, họp lắc đầu
Sở thích thường ngày bia bảy vại
Thói quen hàng bữa rượu lưng bầu
Ra đường ghê cớm nên theo luật
Đến ngõ sợ bà phải lựa câu
Những lúc rỗi nghề nghe réo gọi
Lên xe cài số vượt qua cầu…
May 6, 2008
 
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 22 của 85 trang, bài viết từ 316 đến 330 trên tổng số 1268 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9