Đuyên Hông cám ơn Bác Lá vẫn thường qua nhà hoạ thơ. Kính chúc Bác trường thọ, có nhiều niềm vui trong cuộc sống
GIÁP BẢNG
Tiến sỹ thời nay thực thế ư?
Danh mua tước đổi, trí như lù
Bia đời thích dựng đau mèo mửa
Tiếng miệng ham bày khổ chó bu
Nghè giấy vạn ông hao cột đá
Hoa man* triệu đứa tốn bằng ngu
Muốn vinh đâu biết rằng là nhục
Giáp Bảng* e chừng lẫn thất phu!
Wednesday, 22 October 2008
Đuyên Hồng
Chú thích:
1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mã (người cấp bằng dởm)
2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.
Sẽ có Văn Miếu cho các tiến sỹ đương đại
10:28:00 28/09/2008
Chiều 27/9, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ Việt Nam đã làm lễ ra mắt và khởi động dự án Công viên Văn miếu đương đại. Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sỹ Việt Nam và Công viên Văn Miếu sẽ có diện tích gần 25ha tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình.
PGS, TS Nguyễn Văn Huy đã giới thiệu chi tiết về dự án này. Theo đó, sẽ có bảo tàng và là kho tư liệu lịch sử sống về các tiến sỹ đương đại Việt Nam.
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, đây là nơi có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng và là cái nôi của người Việt - Mường cổ, với thế đất hình con rùa khổng lồ đang bơi trên dòng suối.
Công viên Văn Miếu đương đại sẽ bao gồm các khu tưởng niệm, mô phỏng Văn Miếu cũ và hệ thống văn bia mới dành cho các nhà khoa học, các tiến sỹ thời cận, hiện đại.
Quy hoạch và kiến trúc của các công trình xây dựng trong công viên được dựa trên ý tưởng biểu trưng linh vật là Kim quy. Tại đây sẽ cho phép ghi tên các nhà khoa học, các tiến sỹ Việt Nam đã được công nhận tại Việt Nam và trên thế giới trên nền đá hoa cương.
Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sỹ Việt Nam có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật cá nhân của các tiến sỹ, các nhà khoa học nói riêng và tiểu sử cá nhân người Việt Nam nói chung.
Giới thiệu, trưng bày về cuộc sống, những đóng góp và sự lao động khoa học của các nhà khoa học, tôn vinh các nhà khoa học, các tiến sỹ đã cống hiến vì sự nghiệp khoa học Việt Nam, vì Tổ quốc Việt Nam, thông qua đó giúp hiểu thêm lịch sử phát triển của các ngành khoa học nước nhà.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật của các tiến sỹ và các nhà khoa học Việt Nam. Trung tâm hoạt động đa chức năng như một bảo tàng, một thư viện kết hợp với các dịch vụ khoa học, văn hóa và du lịch.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy cho biết, việc lưu giữ hình ảnh và tư liệu của tiến sỹ chính là một cách để phân biệt được đâu là tiến sỹ thật, đâu là tiến sỹ giả. Trung tâm sẽ thẩm định lại những cống hiến thực sự của các tiến sỹ trước khi trưng bày và hệ thống hơn 20 nhà cố vấn là những nhà khoa học đầu ngành sẽ là "bảo chứng" cho uy tín của việc thẩm định này.
Trung tâm cũng kêu gọi các nhà khoa học, các tiến sỹ trong và ngoài nước cùng gửi, tặng những kỷ vật tư liệu cá nhân để trung tâm xây dựng tư liệu. Ngay trong lễ ra mắt trung tâm, đã có rất nhiều tiến sỹ, nhà khoa học gửi tặng kỷ vật
Hoài Phố
(Nguồn CAND Online)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.10.2008 14:24:33 bởi Đuyên Hồng >