Phật Giáo Hòa Hảo
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
sóng trăng 22.03.2007 03:43:38 (permalink)
.
 
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
 
Sơ Lược Về Phật Giáo Hòa Hảo
 
 
 
 
 
Tổ Đình Phật Giáo Hoà Hảo,
nơi Đức Thầy đản sanh
trong ngày lễ đạo
 
 


1. VỊ TRÍ ÐỊA DƯ

Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Ðốc, Việt Nam, và từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh sau đây: Châu Ðốc, An Giang, Sa Ðéc, Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, Chương Thiện, Kiên Giang, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, Ðịnh Tường, Long An, Kiến Hòa, Kiến Tường, và thủ đô Sài Gòn-Gia Ðịnh.

Ðặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cữu Long, giáp nước Cao Miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam. Nhờ đất đai phì nhiêu, vùng này có khả năng vĩ đại về nông nghiệp, và có một vai trò căn bản trong nền kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước Việt Nam.

Vùng này, gọi chung là Hậu Giang hay miền Tây Nam Việt, với một diện tích có thể canh tác là 1.885.000 mẫu tây, đã sản xuất hàng năm gần 3.000.000 tấn lúa, chưa kể những sản phẩm hoa màu phụ và ngư nghiệp, chăn nuôi...Ðại đa số gạo xuất cảng của Việt Nam sang các nước cần mua mễ cốc đã xuất phát tại vùng này.

Cũng cần nói rõ là lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa gồm có diện tích tổng cộng là 17.326.000 mẫu, trong đó có khoảng 3.000.000 mẫu hiện đang canh tác nông nghiệp. Trên căn bản ấy, vùng Hậu Giang, nơi xuất phát và bành trướng ảnh hưởng của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, ước lượng 1.885.000 mẫu tây canh tác nông ngiệp, được kể là 60 % tổng số diện tích khả canh toàn quốc.

______________

Đọc thêm:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Ph%C3%BA_S%E1%BB%95

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o_H.C3.B2a_H.E1.BA.A3o

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_H%C3%B2a_H%E1%BA%A3o

http://www.hoahaobuddhism.org/unicode/index.html

http://www.pghh.org/

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/21/PGHHStillFaceDifficulties_DHieu/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2007 11:58:33 bởi sóng trăng >
#1
    sóng trăng 23.03.2007 11:37:12 (permalink)
    .




    Núi Thất Sơn, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam
     
    2. NGUỒN GỐC

    Ngoài sự kiện kinh tế trên đây, vùng này còn có một số dãy núi mà nhiều văn kiện lịch sử, xưa nay đã lưu truyền rằng tại đó chứa đựng nhiều điều huyền bí ly kỳ, nhứt là dẫy Bảy núi Thất Sơn tại biên giới tỉnh Châu Ðốc giáp xứ Cao Miên.

    Những điều huyền bí đó lưu truyền trong sách vỡ đến nay chưa ai cắt nghĩa được, ngoài sự kiện cụ thể là chính tại vùng Thất Sơn này đã phát xuất, từ năm 1849 một vị Phật Sống tức Ðức Phật Thầy Tây An, người sáng lập tông phái Bữu Sơn Kỳ Hương, và sau này vào năm 1939, cũng một vị Phật Sống khác là Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ, tiếp nối truyền thống Bữu Sơn Kỳ Hương mà khai sáng mối đạo Phật Giáo Hòa Hảo, cũng tại một địa điểm gần dẫy Thất Sơn. Do đó, tuy là Phật Giáo Hòa Hảo mới ra đời từ 1939 đến nay, nhưng đã có nguồn gốc tông phái Bữu Sơn Kỳ Hương từ 1849, tức là trên một trăm năm nay.

    Ðức Phật Thầy Tây An đã nổi danh khắp Miền Nam Việt Nam, là một vị Phật Sống và một nhà ái quốc, cũng như sau này Ðức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo cũng được người Việt Nam tôn sùng là một vị Phật Sống xuống thế cứu đời, đồng thời cũng là một nhà cách mạng quốc gia chơn chánh.

    ( xin đọc: Tiểu sử và giáo lý của Ðức Huỳnh Giáo Chủ: http://www.hoahao.org/default.asp?catid=35).


    http://www.hoahao.org
    ________________

    Đọc thêm:
     
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Ph%C3%BA_S%E1%BB%95

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o_H.C3.B2a_H.E1.BA.A3o

    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_H%C3%B2a_H%E1%BA%A3o

    http://www.hoahaobuddhism.org/unicode/index.html

    http://www.pghh.org/

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/21/PGHHStillFaceDifficulties_DHieu/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2007 11:59:24 bởi sóng trăng >
    #2
      sóng trăng 24.03.2007 04:10:20 (permalink)





      Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
      trong ngày lễ đạo trước năm 1975
      tại Thánh Địa Hòa Hảo, nay là Huyện Phú Tân,
      tỉnh An Giang, Việt Nam
       
       
      3. SỐ TÍN ÐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

      Tổng số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được ước lượng vào khoảng trên 2 triệu người (trước 1975), đại diện cho một tỉ số 38% trên dân số vùng Hậu Giang, hay 10% trên tổng số dân Việt Nam Cộng Hòa. Có những tỉnh như Châu Ðốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Ðéc, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lên đến 90 % dân số; ở các tỉnh khác, tỷ số này thay đổi từ 10 đến 60 %.

      Nếu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham gia các cuộc bầu cử ứng cử trong nhiệm vụ đại biểu nhân dân, thì họ sẽ chiếm được đại đa số ghế. Tỷ dụ trong cuộc bầu cữ hội đồng hàng tỉnh năm 1965, tại các tỉnh An Giang, Châu Ðốc, tất cả các đại biểu nhân dân đều là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo; và tại các tỉnh Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chiếm 80 % số ghế.

      Tỷ số này cũng đã được thể hiện trong cuộc bầu cữ Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa ngày 11-9-1965, và liên danh đắc cữ nhiều phiếu nhứt trong toàn quốc là liên danh của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang.

      http://www.hoahao.org

      __________

      Đọc thêm: 
       

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Ph%C3%BA_S%E1%BB%95

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o_H.C3.B2a_H.E1.BA.A3o
      http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_H%C3%B2a_H%E1%BA%A3o
      http://www.hoahaobuddhism.org/unicode/index.html
      http://www.pghh.org/
      http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/21/PGHHStillFaceDifficulties_DHieu/
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2007 12:00:42 bởi sóng trăng >
      #3
        sóng trăng 25.03.2007 11:53:45 (permalink)
        .
         
        4. ÐẶC TÍNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO

        - ÐẶC TÍNH THỨ NHẤT nằm trong truyền thống Bữu Sơn Kỳ Hương đến Phật Giáo Hòa Hảo là một nền đạo Phật của nông dân.

        Ðức Phật Thầy Tây An trước kia vừa truyền bá đạo Phật vừa khuyến khích nông nghiệp dưới hình thức Lập trại ruộng để vừa tu hành vừa cày cấy.

        Ngày nay cũng thế, hầu hết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nông dân, và đó cũng là một lý do tại sao Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã lập đạo tại một vùng đất phì nhiêu nhứt Việt Nam.

        Trên phương diện nhân sinh và xã hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của người nông dân cho họ có căn bản thuận lợi để tu học theo đạo Phật.

        - ÐẶC TÍNH THỨ HAI, Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Bữu Sơn Kỳ Hương đều chủ trương tu hành tại gia. Bởi vì các vị Giáo Chủ này đã nghĩ rằng đạo Phật không những chỉ truyền bá ở thiền môn mà còn phải phát triển rộng rãi đến mọi gia đình.

        Do đó các tín đồ PGHH không bị bắt buộc phải cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế gian, mà họ vẩn ở tại gia đình, sống như mọi người công dân khác với nếp sống bình dị trong nông nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo lý của Ðức Thích Ca.

        Tôn chỉ tu hành của Phật Giáo Hòa Hảo là Học Phật Tu Nhân, tức là noi theo giáo lý chơn truyền của Ðức Phật mà tu sửa con người, để vừa làm tròn bổn phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân tâm cho trong sáng để được siêu thăng vào cõi Tịnh Ðộ Cực Lạc, giải thoát khỏi vòng luân hồi.

        Ðể thi hành tôn chỉ Học Phật Tu Nhân, người tín đồ PGHH phải tích cực thực hiện Tứ Ân, tức 4 điều ân lớn, là:

        1- Ân Tổ Tiên Cha Mẹ
        2- Ân Ðất Nước
        3- Ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
        4- Ân Ðồng Bào Nhơn Loại (Xin xem sách về Giáo Lý PGHH) Cũng trong đường lối đó, người tín đồ PGHH đã tỏ ra tích cực tu hành đồng thời cũng tích cực hy sinh vì đất nước, khi quốc gia hữu sự.


        - ÐẶC TÍNH THỨ BA là sự canh tân phương pháp hành đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm rà mê tín dị đoan. Ðặc tính canh tân này có mục đích loại bỏ âm thinh sắc tướng để phát dương phần tinh túy của đạo Phật, đúng theo chánh pháp vô vi của Ðức Phật.

        Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo chủ trương canh tân như sau:

        - Không cất chùa đúc tượng thêm ngoài những ngôi chùa đã sẳn có. Ai giàu lòng từ thiện thì nên phát tâm bố thí, cứu trợ kẻ nghèo khổ, hơn là cất chùa lớn, đúc tượng cao.
        - Không chấp nhận thầy cúng, thầy lễ, thầy bói, thầy phù thủy, cũng không dâng cúng chè xôi thực phẩm cho Phật, vì Phật không dùng những của hối lộ đó.
        - Không dùng cờ phướn, lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, phí tổn vô ích....
        - Không khóc lóc hay làm linh đình lúc tang ma, mà chỉ im lặng cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thoát.
        - Không ép hôn, thách tiền cưới hay tiệc rượu linh đình, vì sẽ mang nợ, gây hại về sau.


        Tóm lại, giáo pháp vô vi Phật Giáo Hòa Hảo nhằm canh tân phương pháp hành đạo để trở về với giáo lý chơn truyền của Ðức Phật, là tu hành tại Tâm, chảng phải ở hình thức lễ nghi bề ngoài.

        http://www.hoahao.org
         
         
        Đọc thêm:
         
         
        http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Ph%C3%BA_S%E1%BB%95

        http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o_H.C3.B2a_H.E1.BA.A3o
        http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_H%C3%B2a_H%E1%BA%A3o
        http://www.hoahaobuddhism.org/unicode/index.html
        http://www.pghh.org/
        http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/21/PGHHStillFaceDifficulties_DHieu/
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2007 12:11:40 bởi sóng trăng >
        #4
          sóng trăng 26.03.2007 05:50:34 (permalink)
          .
           
          5. SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO

          Trong chủ trương canh tân nói trên, sự thờ phượng trong nhà các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thật là giản dị.

          Trên bàn thờ, không có tượng Phật, không có chuông mõ. Chỉ có một tấm Trần bằng vải màu dà, tượng trưng cho sự hòa hợp nhơn loại, và cho màu sắc nhà thiền. Ðó là bàn thờ Chư Phật. Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cữu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Trước nhà có một bàn thờ lộ thiên ( gọi là bàn Thông Thiên) để người tín đồ cảm thông với Trời Ðất , bốn phương trời, mười phương Phật. Chỉ dùng nước lạnh, bông hoa, và nhang để cúng Phật. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán mùi uế trược.

          Mỗi ngày người tín đồ PGHH làm lễ cúng Phật, ít nhứt hai lần, buổi sáng và buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chư Phật, họ đến chùa hay hội quán hành lễ, và nghe kinh giảng hay nghe thuyết pháp.

          Lúc đãnh lễ họ không dùng mõ chuông, mà chỉ lâm râm tâm niệm. Khi nào mắc công việc thì đến giờ hành lễ họ quay mặt về hướng Tây mà cúng Phật, và khuyến khích nhau ngồi đâu, ở đâu cũng tụng niệm trong tâm.

          Ngoài ra trong các Xã, Ấp có những độc giảng đường trang bị máy phóng thanh, để mỗi ngày trong những giờ nhất định, có những giảng viên đến đọc kinh giảng hay thuyết pháp cho người chung quanh cùng nghe.

          Ðộc Giảng Ðường Phật Giáo Hòa Hảo là những ngôi chùa thâu hẹp chỉ để truyền đạo, chớ không phải để cư trú, nên nhỏ hơn chùa, bởi bản chất Phật Giáo Hòa Hảo là cư sĩ tại gia.

          Hiện nay ( trước 1975) chỗ nào có nhiều tín đồ PGHH đều có Ðộc Giảng Ðường, với nét kiến trúc đặc biệt của Phật Giáo Hòa Hảo. Theo kiểm kê năm 1965, Phật Giáo Hòa Hảo có 390 Ðộc Giảng Ðường. (Sau 1975, trên 300 độc giảng đường đã bị nhà cầm quyền Việt Nam đập bỏ)

          http://www.hoahao.org
           
           Đọc thêm: 
           

          http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Ph%C3%BA_S%E1%BB%95

          http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o_H.C3.B2a_H.E1.BA.A3o
          http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_H%C3%B2a_H%E1%BA%A3o
          http://www.hoahaobuddhism.org/unicode/index.html
          http://www.pghh.org/
          http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/21/PGHHStillFaceDifficulties_DHieu/
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.03.2007 05:51:44 bởi sóng trăng >
          #5
            sóng trăng 26.03.2007 12:46:42 (permalink)
            .
             
            Vài Nét Về Ðức Huỳnh Giáo Chủ 
             
             
             
             
            Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ
             
             
            Người sáng lập Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo là Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi (1919) tại làng Hòa Hảo,tỉnh Châu Ðốc, một tỉnh xa xôi giáp biên thùy Việt Miên Nam Việt.

            Ngài là trưởng nam của Ðức Ông Huỳnh Công Bộ và Ðức Bà Lê Thị Nhậm; một gia đình trung lưu, nhiều phúc hậu và nhiều uy tín với nhân dân địa phương.

            Thuở nhỏ, vừa học đến hết bậc tiểu học thì đau ốm liên miên, nên Ngài phải rời nhà trường về dưỡng bịnh. Từ 15 đến 18 tuổi, Ngài không lúc nào dứt được cơn đau và không một lương y nào trị được.

            Năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất sơn và Tà lơn – những núi non được nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ – Ngài tỏ ra đại ngộ. Ngày 18 5 Kỷ Mão, (1939) Ngài chính thức mở Ðạo. Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài chữa lành được các chứng hiểm nghèo với phương pháp thật giản đơn là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y, các dược sư Ðông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

            Song song với việc chữa bịnh, Ngài thuyết pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều thi sĩ văn gia hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu phàm.

            Cũng từ năm 1939, Ngài sáng tác thật nhiều kệ giảng, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan, nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên bỏ dữ về lành, thực hành tứ ân, trau dồi thiền tịnh để trở thành thiện nhân trong xã hội và tiến đến sự nhập diệu cõi đạo.

            Nhìn qua công đức giảng dân cứu chúng, người ta thấy Ngài chữa được hằng vạn chứng hiểm nghèo, thuyết pháp hằng ngàn lần trước đại đa thính chúng và sáng tác sáu quyển Kệ Giảng cùng với hằng trăm bài thi ca, văn có giá trị siêu việt.

            Văn chương của Ngài cực kỳ bình dân nhưng rất hàm súc hấp dẫn. Ngài viết không cần giấy nháp.

            Giáo Pháp của Ðức Giáo Chủ tuy cao siêu nhưng không kém phần thực tế, có thể áp dụng cho bất cứ nơi nào trên thế gian. Ngài là một nhà đại cách mạng tôn giáo. Vì trước khi Ngài ra đời, Ðao Phật Việt Nam bị đình đốn sai lạc, và Ðạo Phật Thế giới chưa nói tới việc canh tân. Ngài đã cắt bỏ tất cả những nghi lễ phiền toái mà nguyên căn không phải của Ðức Thích Ca chủ trương, đồng thời còn canh tân nhiều điểm trong phương pháp thực hành đạo Phật mà trước kia không hề có.

            Nhờ Giáo Pháp thích thời đó nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được hai triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng mỗi lúc càng lan rộng thêm ra.

            Vì Ngài được thiên hạ quá hoan nghinh nên nhà đương cuộc bắt đầu để ý đến sự bành trướng lạ thường của phong trào tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, nên một biện pháp chánh trị đã được đem ra thi hành và Ngài phải bị lưu trú tại làng Nhơn Nghĩa (Cần thơ).

            Ở đây, Ngài lại được người ta tôn sùng hơn trước nữa, làm cho nhà cầm quyền phải đem Ngài an trí tại nhà thương Chợ quán. Sau đó, Ngài lại bị dời về Bạc Liêu đến năm 1942.

            Khi người Nhựt nhúng tay vào thời cuộc Ðông dương trong hồi thế giới chiến tranh kỳ nhì, họ cưởng bách đem Ngài về Saigòn thì Ngài buộc lòng tá túc tại Hiến binh Nhựt để chờ đợi thời cơ thuận tiện ra gánh vác việc nước nhà. Khi đó Ngài có làm câu đối để diễn tả hoàn cảnh của mình :

            «Trương Tiên qui Hớn phi thần Hớn
            Quan Ðế cư Tào bất đê Tào»

            Sở dĩ người Nhựt muốn thi ân với Ngài là vì họ muốn gây cảm tình với khối tín đồ khổng lồ của Ngài để sau nầy có thể lợi dụng. Nhưng đã là một người sáng suốt thì Ngài đâu có để cho bọn Nhựt lôi cuốn trong việc chuẩn bị của họ chống Ðồng minh.

            Sau cuộc đảo chánh mùng 9 tháng 3 dương lịch 1945,Ngài giữ một thái độ hết sức dè dặt vì Ngài biết chắc chắn rằng người Nhựt thế nào cũng thất trận. Lúc đó,Ngài nói một lời tiên tri rất bình dị « Nhật bổn ăn không hết con gà ». Mà thiệt vậy ! Vì năm Dậu (con gà) mà cũng là năm 1945 chưa hết, thì số phận nước Nhựt đã được định đoạt.

            Năm 1945, « Vì lòng từ ái chứa chan, thương bá tánh đến hồi tai họa », nên Ngài đứng ra bảo vệ quốc gia và cứu nguy dân chúng. Ngài từng thành lập Phật Giáo Liên Hiệp Hội để đoàn kết đạo Phật, và Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội để vận động cuộc độc lập nước nhà.

            Sau khi Nhựt Hoàng đầu hàng Ðồng minh không điều kiện, nước Việt Nam phải sống một thời kỳ bất ổn, Ðồng bào Việt Nam đương lo sợ cảnh dịch chủ tái nô, Ðức Huỳnh giáo Chủ liền hiệp với các lãnh tụ đảng phái và tôn giáo để thành lập Mặt trận Quốc gia Thống Nhứt hầu lên tiếng với ngoại bang. Mặt trận này lại xáp nhập vào mặt trận Việt minh mà chính Ðức Huỳnh Giáo Chủ là vị đại diện đầu tiên ở Nam Việt.

            Sau sự thất sách của Hồ chí Minh với Hiệp ước mùng 6 tháng ba năm 1946, tạo cơ hội thuận tiện cho thực dân trở lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ liên kết với các lãnh tụ quốc gia để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp.

            Mặt trận nầy được quần chúng nhiệt liệt hoan nghinh nên lại bị Việt minh giở ngón độc tài giải tán. Họ liền thành lập Liên Hiệp quốc dân Việt Nam Hội để che đậy màu sắc đỏ của đệ tam quốc tế và để làm cho quần chúng quên cái dĩ vãng đẫm máu của các tướng Cộng sản hồi cuối năm 1945.

            Năm 1946, vì muốn gây cuộc đoàn kết giữa các tầng lớp đồng bào, Ngài ưng thuận tham gia ủy ban hành chánh với trách vụ Uûy viên đặc biệt.

            Ngài liên kết các chiến sĩ quốc gia với khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng (21 9 46), với chủ trương công bằng xã hội và dân chủ hóa nước Việt Nam. Ngài chẳng những là một nhà cách mạng tôn giáo anh minh mà còn là một nhà lãnh tụ chánh trị đa tài. Ðọc Tuyên ngôn, Chương trình của Ðảng Dân Xã do Ngài đưa ra, dù cho đối phương hay những người khó tánh, đều phải công nhận Ngài có một bộ óc cải tiến vượt bực và nhận định sáng suốt phi thường.

            Ðồng thời, Ngài cũng gởi người ra hải ngoại, đoàn kết với các nhà cách mạng quốc gia lưu vong để thành Mặt Trận Thống Nhứt Toàn quốc. Giải pháp quốc gia cũng do công trình của Ngài và các nhà cách mạng xuất dương mà thực hiện đến ngày nay.

            Bởi đường lối của Ngài trái ngược với chủ trương Cộng sản và bởi Giáo thuyết của Ngài có thể gây đổ vỡ cho chủ nghĩa vô thần, Cộng sản đã tìm mọi cách làm hại Ngài, nhưng họ đều không làm gì Ngài được.

            Ðầu năm 1947, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây chống lại chủ trương độc đoán của các Ủy ban Việt minh vì họ áp dụng chính sách độc tài trong sự tổ chức và cai trị quần chúng. Muốn tránh cuộc cốt nhục tương tàn, Ðức Huỳnh Giáo Chủ về miền Tây Nam Việt với hảo ý trấn tĩnh lòng phẫn nộ của tín đồ P. G. H. H. và để giảng hòa hầu đoàn kết chống thực dân cho hiệu lực. Nhưng ngày 16 4 47, Uûy ban Hành chánh Việt minh âm mưu bắt Ngài tại Ðốc Vàng (vùng Ðồng Tháp).

            Từ đó không ai rõ tin tức chi về Ðức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng toàn thể tín đồ của Ngài không ai tin rằng Việt cộng có thể làm hại Ngài được. Và muôn người như một, đang mong đợi một ngày về trong sứ mạng vinh quang nhất của Ngài.

            Quyển sách Cách Tu Hiền* sau đây là một trong nhiều tác phẩm của Ngài, đã được tái bản trên 300 lần với ấn lượng trên 800.000 quyển bằng tiếng Việt Nam. Nó ngắn gọn nhưng đủ, rõ những điều cần thiết trong nghi thức tu hành theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

            Thánh địa Hòa Hảo, ngày 1. 1. 1966.

            Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương Giáo Hội P. G. H. H.
            (nhiệm kỳ I, 1964 – 1966)
            Kính đề
             
             

            ________
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.03.2007 13:00:00 bởi sóng trăng >
            #6
              sóng trăng 26.03.2007 13:07:15 (permalink)
              .
              Sấm Giảng Thi Văn


              Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
               
              Khải Ngôn (6/26/2002)


              Từ tháng 5 năm Kỷ-Mảo (1939), sau khi mở Ðạo, Ðức Giáo-Chủ đứng ra chữa bịnh độ đời. Tuy Ngài không có để tâm nghiên-cứu Ðông-y cũng như chẳng hề học Lỗ-ban phù-thủy, nhưng bằng phương-pháp chữa trị thật giản-đơn như giấy vàng, nước lã, lá xoài, lá ổi, lá bưởi, lá mít, bông trang, mà trị được hằng vạn chứng hiểm-nghèo như bịnh tà, bịnh suyễn, bịnh phong, bịnh dịch, bịnh dư ruộtv.v... cho nên quần-chúng ngưỡng-mộ, theo về tấp nập. Người ta do đó mà bắt đầu tin tưởng Phật Trời, nghe Pháp và quy-y.

              Ðồng thời với công việc chữa bịnh, Ðức Giáo-Chủ đứng ra thuyết-pháp để truyền giáo. Lời giảng của Ngài thao thao bất tuyệt suốt cả ngày đêm. Nhiều thi-sĩ, văn-gia hoặc luật-sư bác-sĩ đến chất-vấn, bắt bẻ, đều nhận Ngài là bậc đại-giác đại-ngộ, không thể suy-bì. Ai đã từng dõi gót theo Ngài trong cuộc khuyến-nông năm 1945, trong vòng 2 tháng với không biết bao nhiêu lý-luận khác nhau, đều phải công nhận Ngài là bậc « mồm sông bút sấm ».

              Những cuộc thuyết-pháp nói chung, nếu cộng với 107 lần chu-du khuyến-nông vừa kể, chúng ta có thể nói Ngài đã trải qua một ngàn lần khuyến-thuyết quan-trọng với hằng ngàn đề-tài khác biệt.

              Nhờ những cuộc thuyết-pháp như trên, người mộ đạo quy-căn, ngày càng đông thêm không xiết nói.

              Nhưng công-đức vĩ-đại nhất của Ðức Giáo-Chủ trong việc truyền-giáo là việc viết ra Kệ Giảng. Nhờ những Kệ Giảng đó mới được phổ-truyền một cách sâu rộng chủ-trương canh-tân Phật-Giáo của Ngài, và nhờ đó mà hằng triệu người ngộ đạo đã quay về với chân-tính, tự tâm.

              Nếu kiểm điểm lại con số Kệ Giảng đã ấn-loát và phát-hành từ năm 1939 đến nay, ta sẽ phải ngạc-nhiên chẳng ít, sách đã được tái bản trên 300 lần và mỗi quyển được in ra tối-thiểu cũng trên 800.000 quyển.

              Nội-dung các tác-phẩm đó chứa đựng những gì? Cách lập-giáo ra sao? Và văn-thể văn-từ như thế nào? Ðó là điều mà trong lần tái-bản nầy, chúng tôi xin trình bày đại-cương để chư quí vị độc-giả đạo tâm bốn phương đồng lãm.
               

              OOO
               

              Những tác-phẩm mà Ðức Giáo-Chủ viết ra, phần nhiều thuộc về văn vần.
              Một điều đặc-biệt đáng chú ý là trong khi cầm bút, dù tản-văn hay vận-văn, Ngài luôn luôn viết thẳng một mạch không vấp không ngưng, không dùng giấy nháp và không hề bôi xóa, cắt xén như các văn sĩ thường làm. Người ta cho rằng Ngài viết mau lẹ và dễ-dàng hơn Ông Alcyone Krisnhamurti khi viết quyển Aux pieds du Maitre.

              Có thể kể theo thứ-tự thời-gian những tác-phẩm trường thiên sau đây của Ðức Giáo-Chủ.

              1.- SẤM GIẢNG KHUYÊN NGƯỜI ÐỜI TU-NIỆM (tức quyển nhứt, văn lục bát, dài 912 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939).
              Ngài viết xong trước đệ nhị thế chiến, tại làng Hòa-Hảo, Sấm Giảng nầy khởi đầu bằng câu :

              Hạ-Nguơn nay đã hết đời,

              và chấm dứt bởi câu :

              Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên.

              Nội-dung, Ðức Giáo-Chủ đánh thức quần-chúng bằng cách tiên-tri những cảnh lầm-than khốn-khổ mà nhân-loại sẽ phải trải qua trong thời-đại nhiễu-nhương. Chẳng hạn, Ngài nói trước các năm từ lúc xảy ra cho đến khi chấm dứt đệ-nhị thế-chiến:

              Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
              Ðến chừng Rồng, Rắn máu đào chỉn ghê.
              Con Ngựa lại đá con Dê,
              Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
              Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
              Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng.

              Người ta đã thấy đúng trăm phần trăm từ khởi đầu cuộc chiến-tranh thế-giới lần thứ hai (Mèo kêu,1939) cho đến khi hai quả bom nguyên-tử của Ðồng-Minh bỏ xuống nước Nhựt để chấm dứt chiến cuộc (Gà gáy, 1945), không sai một mảy.

              Cuộc giết chóc ghê tởm của chiến-tranh tuy ngưng từ năm Gà, nhưng theo Ðức Giáo-Chủ, nó sẽ còn tái diễn tại Việt-Nam, và sẽ lan-diễn khắp nơi:

              Ðời cùng còn chẳng mấy năm,
              Khắp trong các nước thây nằm bằng non.
              Cha thì chẳng thấy mặt con,
              Vợ thì chồng chẳng được còn tại gia!

              Trong tác-phẩm nầy, Ðức Giáo-Chủ cũng tường-thuật việc Ngài hóa-hiện ra đui cùi, buôn bán, khi già, lúc trẻ dạo khắp «lục châu» để thử lòng trăm họ, giác tỉnh mọi người, gọi họ theo về đường ngay, nẻo Ðạo.

              2. – KỆ DÂN CỦA NGƯỜI KHÙNG (tức quyển nhì, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939).

              Ngài viết tại làng Hòa-Hảo ngày 12 tháng 9 năm Kỷ-Mão Kệ nầy khởi đầu bằng câu:

              Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế,

              và chấm dứt bởi câu:

              Ta ra sức dắt dìu bá tánh.

              Cũng như trong quyển thứ nhứt, ở đây Ðức Giáo-Chủ vừa tiên-tri tai nàn sắp xảy đến cho nhân dân, vừa khuyên mọi người làm lành lánh dữ:

              Chẳng hạn như:

              Ðến chừng đó bốn phương có giặc,
              Khắp hoàn-cầu thiết-thiết tha-tha.
              Vậy sớm mau kiếm chữ ma-ha,
              Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
              Trung với hiếu ta nên trau sửa,
              Hiền với lương bổn đạo rèn lòng.
              Thường nguyện cầu siêu-độ Tổ-tông,
              Với bá tánh vạn dân vô sự.

              Rồi Ngài không ngần-ngại, đánh đổ những mê-tín dị-đoan, những âm-thanh sắc tướng, những sự dối tu, lòe đời:

              Theo Thần-Tú tạo nhiều chuông mõ,
              Mà xưa nay có mấy ai thành !
              . . .
              Làm hiền-lành hơn tụng hơ-hà,
              Hãy tưởng Phật hay hơn ó ré.
              . . .
              Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi,
              Chớ có đốt tốn tiền vô lý.
              . . .
              Tu vô-vi chẳng cúng chè xôi,
              Phật chẳng muốn chúng sanh lo-lót.

              3. – SẤM GIẢNG (tức quyển ba, văn lục bát, dài 612 câu, xuất bản lần đầu năm 1939).

              Ngài cũng viết tại làng Hòa-Hảo năm Kỷ-mão, khởi đầu bằng câu:

              Ngồi trên đảnh núi liên-đài,
              và chấm dứt bởi câu:
              Chúc cho bá-tánh muôn sầu tiêu tan.

              Trong quyển nầy, Ðức Giáo-Chủ dạy tu nhân-đạo, Ngài viết:

              Tu cầu cha mẹ thảnh-thơi,
              Quốc-vương thủy thổ chiều mơi phản hồi.
              Tu đền nợ thế cho rồi,
              Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.

              Ðối với hạng thanh-niên nam nữ, thường dễ bị văn-minh vật-chất hoặc dục-vọng lôi cuốn đến bờ trụy lạc, Ngài kêu gọi:

              Nghiêm-đường chịu lịnh cho an,
              Loạn luân cang kỷ hổ mang tiếng đời.

              Hoặc là:

              Nghe lời cha mẹ cân-phân,
              Tam tùng vẹn giữ lập thân buổi nầy.

              Và Ngài cũng cực-lực đả-phá những hủ-tục, bài xích những thói xa-hoa, đàng-điếm. Chẳng hạn:

              Chết rồi cũng bớt cóc keng,
              Trống đờn lễ nhạc tế xen ích gì !
              Ðàn nhu thầy lễ cũng kỳ,
              Mắc phải chuyện gì phủ-phục bình hưng?

              Hay là:

              Văn-minh sửa mặt sửa mày ,
              Áo quần láng mướt ngày rày ăn chơi.
              Dọn xem hình vóc lả-lơi,
              Ra đường ăn nói những lời nguyệt-hoa.

              Nếu chịu vẹn gìn theo lời chỉ giáo trong quyển SÁM GIẢNG nầy, thì nhân đạo của ta ắt có thể coi là hoàn bị lắm.

              4. – GIÁC MÊ TÂM KỆ (tức quyển tư, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939).

              Ðức Giáo-Chủ viết tại Hòa-Hảo ngày 20 tháng 10 năm Kỷ-mão. Kệ nầy khởi đầu bằng câu:

              Khai ngọn đuốc từ-bi chí thiện,

              và chấm dứt bởi câu:

              Mong bá-tánh vạn dân giải-thoát.

              Nơi đây, Ðức Giáo-Chủ có nói trước những tai-họa hãi-hùng mà chúng sanh sẽ phải trải qua trong thời Hạ-nguơn mạt kiếp:

              Khổ với thảm ngày nay có mấy,
              Sợ ngày sau dòm thấy bay hồn.
              Trừ tà gian còn thiện chỉ tồn,
              Cảnh sông máu núi xương tha thiết.

              Ngài lại còn giảng rõ thế nào là tứ đổ tường, tứ khổ, ngũ uẩn, lục căn, lục trần, tứ diệu đế, bát chánh và bát nhẫn.

              Còn gì đáng coi là nhẫn-nhục, hỷ-xả hơn những câu dưới đây:

              Ai chưởi mắng thì ta giả điếc,
              Ðợi cho người hết giận ta khuyên.
              Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
              Thì đâu có mang câu thù oán.

              5. – KHUYẾN-THIỆN (tức cuốn thứ năm, đoạn đầu và đoạn chót viết bằng lối văn lục bát, đoạn giữa viết bằng lối thất ngôn,, gồm 756 câu, xuất bản lần đầu năm 1942).

              Ngài viết tại nhà thương Chợ Quán năm 1941. Tác-phẩm nầy khởi đầu bằng câu:

              Băng tâm ngẫu hứng thừa nhàn,

              và chấm dứt bởi câu:

              Rán trau đức-hạnh ngày sau sẽ tường.

              Nội-dung, Ðức Giáo-Chủ nhắc tiểu-sử Ðức Thích-Ca và luận giảng về tám sự khổ trong cõi Ta-bà, về pháp môn tịnh độ, về cách diệt ngũ-trược, trừ thập ác và hành thập thiện.

              6. – CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ÐẠO.
               
              Quyển nầy viết bằng văn xuôi, hồi tháng 5 dl 1945 tại Saigon và xuất-bản lần đầu cũng trong năm ấy. Tuy văn xuôi, quyển nầy có một đặc-sắc là giản-dị và lưu loát, âm-hưởng du-dương, nhịp-nhàng,

              Nơi đây, Ðức Giáo-Chủ minh-giải về tứ ân, tam-nghiệp thập-ác và bát-chánh. Ngài còn giảng dạy về cách thờ-phượng, cúng lạy, nghi-thức cử-hành tang-lễ, giá-thú, cách đối xử với tôn-giáo bạn, với các tăng-sư, v.v……. . .

              Ngoài sáu quyển vừa kể, Ðức Giáo-Chủ còn viết ra rất nhiều bài thi, bài văn mà trước đây 13 năm, một nhóm tín-đồ tại Thánh-Ðịa Hòa-Hảo đã gom góp để in thành một quyển, nhan đề SƯU TẬP THI VĂN GIÁO-LÝ CỦA ÐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ.

              Sách dày trên 300 trang, nội dung gồm có gần đủ loại thơ ca: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn trường thiên, song thất lục bát, tứ ngôn và một số bài biến thể. Trong đây, Ðức Giáo-Chủ hoặc viết để dạy riêng một người hay đáp họa với một người khác, hoặc viết để cảnh-giác, hoặc viết để khuyến tu... tựu trung, nhứt nhứt đều có bao-hàm một giáo-nghĩa thâm-huyền mà cho dẫu không phải người trong cuộc, đọc đến cũng đều có lợi-ích cho sự tu-hành.

              Riêng phần văn-từ, nói chung toàn bộ, Ngài chủ-trương

              Quyết dạy trần nên nói lời thường,
              Cho sanh-chúng đời nay dễ biết.

              Hoặc là:

              Dạy bổn-đạo lấy câu trung đẳng,
              Chẳng nói cao vì sắp rốt đời.

              Cho nên, với những lời văn vô cùng giản-dị nhưng ngọt-ngào và óng-chuốt. Ðức Giáo-Chủ dụng tâm làm cho hạng bình-dân dễ thuộc dễ theo, để sớm đưa họ tiến tới con đường lành mà Ngài đã vạch ra và đã nhất tâm phát-nguyện:

              Quyết đưa chúng về nơi non Khứu,
              Tạo Lư-bồng ngỏ hội Quần Tiên.

              Hoặc:

              Nếu chúng-sanh còn chốn mê-tân,
              Thì ta chẳng an vui cực-lạc.

              Hay là:

              Biết làm sao gieo đạo khắp đại-đồng,
              Ðưa nhân-loại đi vào vòng hạnh-phúc.

              Như đã nói ở đoạn đầu, những Kệ Giảng nêu trên, mỗi quyển được in ra từ trước đến nay, ít nhất cũng trên 800.000 quyển.

              Tuy nhiên, sách càng được in ra nhiều chừng nào, thì cái bịnh tam-sao thất bổn càng trầm-trọng thêm chừng nấy. Bởi một lẽ rất giản-dị là suốt trong thời thực-dân thống-trị cho đến hồi độc-tài phong-kiến, vì thời- cuộc, đoàn-thể Phật-Giáo Hòa-Hảo không mấy lúc được yên-lành. Cho nên công việc phát-hành Kệ Giảng phần nhiều do các đồng-đạo có nhiệt-tâm đứng ra ấn-loát chớ ít được dịp do một cơ-quan nào trong Giáo-Hội theo dõi việc in. Cái bịnh tam-sao thất bổn vốn đã sẵn có, tự thuở còn được truyền-bá bằng cách chép tay, nay lại càng sai thêm với biết bao nhiêu lần in thiếu người có khả-năng chuyên-môn xem sóc..

              Chính vì những sự sai lầm đáng tiếc đó mà ngay từ khi Ban Trị-Sự Trung-Ương Giáo-Hội Phật-Giáo Hòa-Hảo Nhiệm-kỳ đầu tiên (18-11-1964) được tái-lập sau một thời-gian dài gián-đoạn, Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương chúng tôi đã ghi ngay vào hàng đầu của Chương-trình hoạt-động, công-tác đính-chánh Kệ Giảng hệ-trọng nầy, và bắt tay vào việc ngay sau phiên đại-hội toàn quốc về Phổ-Thông Giáo-Lý ngày 27 tháng 12 năm 1964.

              Ngày 8-3-1965, một Chỉ-thị số 233/TƯTV/19-GL gởi các cấp Phổ-Thông Giáo-Lý Tỉnh, Quận và Xã để tham-khảo ý-kiến toàn-thể Trị-Sự-viên và tất cả đồng-đạo nào có để tâm nghiên-cứu về những câu, những chữ cần bổ khuyết hay đính-chánh trong Kệ Giảng.

              Theo thời-gian-biểu của chúng tôi, thì công-việc tham-khảo các cấp nầy kéo dài một tháng rưởi kể từ 15-3-1965, đến 30-4-1965, và sau đó, chúng tôi mới cẩn-thận làm bản đúc-kết lại các đề-nghị để trình ra hội nghị, hầu tham-khảo một lần tối-hậu để lấy biểu-quyết những chổ đáng sửa đổi.

              Ngày 17-5-1965, một hội-nghị được khai-mạc tại Văn-phòng Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương (Thánh-Ðịa Hòa-Hảo) trong sự chứng minh của Ông Út Huỳnh-Văn-Quốc, bào-đệ của Cố Ðức Ông và dưới quyền Chủ-tọa của Ông Lương-Trọng-Tường, Hội-Trưởng Ban-Trị-Sự Trung-Ương.

              Ông Nguyễn-Văn-Hầu, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương giử nhiệm-vụ Thuyết-trình-viên và Ông Trần-Minh-Quang, Thư-Ký Ban Phổ-thông Giáo-Lý Trung-Ương làm Thư-Ký phiên hội.

              Thành phần tham-dự hội-nghị gồm có:

              - Ô. Dật-Sĩ Trần-Văn-Nhựt, Cố-Vấn Ban Trị-Sự Trung-Ương kiêm Trưởng-Ban Nghiên-Cứu và Biên-Tập trong Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
              - Trí-Viễn Lê-Hòa-Nhựt, Cố Vấn Ban Trị-Sự Trung-Ương Kiêm Cố-Vấn Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
              - Huỳnh-Công-Kỷ, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Tỉnh An-giang.
              - Phạm-Văn-Tốt, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Tỉnh Kiến-Phong.
              - Bùi-Văn-Triệu, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Tỉnh Châu-Ðốc.
              - Lê-Thanh-Quang, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Tỉnh Phong-Dinh.
              - Lâm-Văn-Trung, Kiểm-Soát B.T.S. Tỉnh Châu-Ðốc.
              - Nguyễn-Chi-Diệp, Cố-Vấn B.T.S. Thánh-Ðịa Hòa-Hảo.
              - Huỳnh-Hữu-Phỉ, Nhân-sĩ kỳ-cựu P.G.H.H.
              - Trần-Văn-Mành, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Thánh-Ðịa Hòa-Hảo, xã Hưng-Nhơn.
              - Ngô-Minh-Chí Phó Ðặc-Ban Biên-Tập và Xướng-ngôn Ðài Phát-Thanh, thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
              - Ðào-Văn-Ðạm, Quản-Lý Nguyệt-san Ðuốc Từ-Bi, thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
              - Trịnh-Công-Dung, Hội-Trưởng B.T.S. Quận Châu-Phú.
              - Lê-Văn-Phú, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Quận Châu-Phú.
              - Ðặng-Thành-Tựu, trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Quận Chơ-Mới.
              - Trường-Thi, Hội-Trưởng B.T.S. Quận Thốt-Nốt.
              - Nguyễn –Văn-Nam, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Quận Châu-Thành (An Giang).
              - Phạm-Hữu-Vỹ, Trưởng-Ban Tiếp-Tân tại Tây-An Cổ-Tự (Long-Kiến).
              - Nguyễn-Văn-Bửu, Ðặc-Viên Aán-Loát Phát-hành, thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
              - Nguyễn-Anh-Kiệt,Ðặc-Viên Huấn-Luyện Truyền-Bá thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.

              Hội-nghị nầy đã làm việc một cách tận-tụy và say mê, đã đính-chánh và bổ-khuyết được nhiều điều quan-trọng mà kết-quả là quyển Sấm Giảng Thi-Văn toàn-bộ được in ra hôm nay.

              Sách chia làm hai phần, phần đầu gồm sáu quyển với các loại Sấm, Kệ, Văn.. . mệnh danh: Phần thứ nhất: Sấm Giảng Giáo-Lý và phần sau gồm hàng trăm bài Thi, Ca, Văn, Chú.. . mệnh danh. Phần thứ hai: Thi –Văn Giáo-Lý. Trong các bài Thi-Văn Sấm Kệ kể trên, chúng tôi cố-gắng sắp theo thứ-tự thời-gian để Chư quý độc-giả đạo-tâm tiện bề theo dõi.

              Với mục-đích «đính- chánh những điều tam-sao thất-bổn hoặc nghe lầm nhớ lộn đã làm sai biệt hẳn nguyên-văn về chân ý của Ðức Thầy trong Kệ Giảng» chúng tôi làm việc theo sáu nguyên tắc dưới đây:

              1) Nổ-lực sưu-tầm trong các đồng-đạo kỳ-cựu nào còn giữ được bản chánh do chính Ðức Giáo-Chủ viết ra để dò từng chữ mà sửa lại những chỗ in sai.

              2) Những tác-phẩm nào kiếm không ra được bản chánh, thì hội-nghị mới xét tới các đề-nghị của các cấp mỗi khi gặp những chữ cần đính-chánh.

              3) Các đề-nghị đính-chánh của các cấp đồng-đạo cũng như của hội-nghị là phải trưng ra bằng cớ cụ-thể là «Tại sao phải sửa lại như thế»:
              - do chính tai họ nghe Ðức-Thầy đính-chánh trước đây cùng với sự hiện diện của ai, hồi nào ?..
              - do họ là những người đã ngồi bên cạnh Ðức Thầy, sao chép những bổn Kệ Giảng để phát ra cho dân-chúng trong buổi đầu mở đạo ?...
              - do những bản in cũ từ buổi đầu và xét ra hữu lý ?...

              4/ Hội-nghị chỉ nhắm vào công-tác đính-chánh chứ không có thẩm-quyền thêm bớt nếu không có bằng cớ xác đáng.

              5/ Ghi vào biên-bản hẳn-hòi những chữ, những câu và những lý do nào cần bổ-khuyết hay sửa đổi để lưu-trữ tại Văn-Phòng Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương hầu làm tài liệu tham-khảo cho những ai còn thắc-mắc.

              6/ Tất cả những-đề nghị sửa đổi, người đề-nghị quả-quyết nhận trách-nhiệm trước Ðức Thầy, trước các Ðấng Thiêng-liêng là họ đã nói đúng, nghe đúng và nghĩ đúng.

              Một vài thí-dụ sau đây để được sáng-tỏ thêm việc làm của hội-nghị :
              - Những bài dò theo bản chánh do Ðức Thầy viết ra, hội-nghị đồng ý phải cho ghi ở cuối bài là bản đó do ai còn giữ được.
              - Trong bài Sứ-mạng của Ðức Thầy, lâu nay đã in « tuy có phải chuyển kiếp luân-hồi ở nơi hải-ngoại.. » và «kẻ xa-xuôi từ nan chẳng tới.. » ; nay Ông Dật-sĩ xác-nhận rằng chính Ông đã thấy tận mắt trong một bản chánh hồi Ông còn ở Bạc-Liêu là « tùy cơ-pháp chuyển kiếp luân-hồi ở nơi hải-ngoại.. . » và « kẻ xa-xuôi từ-văn chẳng tới….. . » chớ không phải như các bản đã lưu-hành trước đây.

              Xét ra, Ðức Thầy viết bài nầy tại Bạc-Liêu năm 1942 và Ông Dật-Sĩ trong thời-gian ấy cũng đang làm việc tại đó, vả lại ý nghĩa rất hợp nên hội-nghị đồng ý sửa đổi.

              - Ngoài nhiều bản chánh mà Ông Nguyễn-Chi-Diệp còn giữ được để hội-nghị dùng làm tài-liệu khảo-sát, Ông Diệp còn cải chánh sự in sai trong Sám Giảng quyển ba mà Ông đã nghe biết rõ-ràng từ khi Ðức Thầy còn ở tại Thánh-Ðịa:

              «Tu hành tầm đạo một mai cứu đời»

              chớ không phải:

              «Tu hành tâm đạo một mai cứu đời ».

              - Ông Huỳnh-Hữu-Phỉ trình-bày trước hội-nghị rằng trong bài Sa-Ðéc chính Ðức Thầy có sửa một bản do Ông dâng lên. Câu đầu bài đó chép:
              « Nhìn cuộc thế bốn-bề sóng dậy »,

              Ðức Thầy đã sửa lại :
              « Nhìn cuộc thế bộn-bề sóng dậy »

              và cũng theo Ông Phỉ câu đầu trong bài « Nang thơ cẩm tú » có hai chữ thanh-bạch và thanh-lặng đã gây bất nhất giữa anh em tín đồ, kẻ đọc thanh lặng, người cãi là thanh-bạch, cho nên lúc Ðức Thầy ở tại Saigon, đường Lefèbvre, ông có trình lên thỉnh ý. Và Ðức Thầy xác-nhận:

              «Trời thanh-lặng gió đưa hiu hắt».

              - Ông Lâm-Văn-Trung quả-quyết: Trong bài «Viếng làng Mỹ-Hội-Ðông», Ðức Thầy không hề viết bốn câu đầu, từ «Buông mành thả lá.. . » đến « ...máy huyền sâu », nên đề-nghị bỏ. Hội-nghị xét Ông Trung là người Mỹ-Hội-Ðông, mà Ông cũng được gần gũi bên Thầy trong buổi viết bài nầy, nên đồng ý xóa mấy câu đó trong bản in trước.

              Phải có những chứng-tích dẫn giải rành mạch và trách-nhiệm phân-minh như thế, hội-nghị mới đồng-thanh chấp-nhận và đính-chánh lại những chổ sai lầm.

              oOo

              Tuy đã thận-trọng như trên, nhưng sau khi hội-nghị bế-mạc, công việc nầy còn phải kéo dài thêm một thời-gian làm việc nữa. Ðó là công việc dò kỹ từng chữ, từng câu để sửa lại từng dấu, từng nét. Qúy Ông Cố-Vấn Dật-Sĩ, Thơ-Ký Trần-Mình-Quang, Quản-Lý Ðào-Văn-Ðạm và Phát-Hành-viên Nguyễn-Văn-Bửu đều đã thiết-thực góp tay với Ông Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương Nguyễn-Văn-Hầu trong công việc nầy.
              Sau hết, một vấn-đề không kém quan-trọng là việc sửa ấn-cảo. Nếu ẩn cảo mà không được người có khả-năng xem sóc thì bao nhiêu công-trình từ trước sẽ không được bảo-đảm nếu không nói là hỏng đi. Ông Nguyễn Long Thành Nam, Ðệ-Nhất Phó Thơ-Ký Ban Trị-Sự Trung-Ương đã phát-tâm hoan-hỉ đảm-nhận công-tác nầy.

              Hôm nay, quyển Sấm Giảng Thị-Văn toàn-bộ của Ðức Huỳnh Giáo-Chủ được đến trong tay Quý-vị độc-giả đạo-tâm, là kết-quả của bao nhiêu công việc vừa trình-bày trên đây với suốt một thời-gian dài trên 10 tháng.

              Ðã hiểu rằng «Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn» cho nên , làm công việc này chúng tôi không có cao vọng gì hơn là muốn chính-xác-hóa những chổ in lầm trong Giáo-Pháp của Ðức Huỳnh Giáo-Chủ – một Giáo-Pháp nhiệm-mầu và thực-tế – hầu có quảng-bá một cách sâu rộng hơn nữa trong quảng-đại quần-sanh, để những người có cơ-duyên sẽ do đó mà bước lên con đường cùng tu cùng tiến.

              Nếu Kinh Pháp-Hoa chép : «Phật vị nhất đại sự nhân-duyên xuất-hiện ư thế» (Phật vì một nhân-duyên lớn mà có mặt trên đời) thì nơi đây, chúng tôi cũng dám xin nguyện cầu Chư Phật và Ðức Thầy gia-hộ cho người người được rộng mở nhân-duyên, xem SẤM KINH nầy mà phát-tâm thiện-nguyện.

              Ðược như thế, chúng tôi tưởng không có nguồn vui nào hơn.

              NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT

              Thánh-Ðịa Hòa-Hảo, ngày rằm tháng bảy Ất-Tỵ (1965)
              Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương
              (nhiệm-kỳ I, 1964-1966)
              Cẩn khải


               
              http://www.hoahao.org
              #7
                sóng trăng 26.03.2007 13:09:16 (permalink)
                .
                Sấm Giảng Thi Văn


                Sứ-mạng của Ðức Thầy
                (do chính tay Ngài viết)




                Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão, vì thời-cơ đã đến, lý Thiên-Ðình hoạch-định, cuộc nguy-cơ thảm-họa sắp tràn lan. Ta đây tuy không thể đem phép huệ-linh mà cứu an tai-họa chiến-tranh tàn khốc do loài người tàn-bạo gây nên, nhưng mà thử nghỉ : Sinh trong vòng đất Việt-Nam nầy, trải qua bao kiếp trong địa-cầu lăn-lộn mấy phen, tùy cơ pháp chuyển kiếp luân-hồi ở nơi hải-ngoại để thu-thập những điều đạo-học kinh-nghiệm huyền-thâm, lòng mê-si đã diệt, sự vị-kỷ đã tan mà kể lại nguồn gốc phát sinh, trãi bao đời giúp nước vùa dân cũng đều mãi sinh-cư nơi đất Việt.
                 
                Những tiền-kiếp dầu sống cũng là dân quan đất Việt, dầu thác, cũng quỷ thần đất Việt chớ bao lìa. Những kiếp gần đây, may-mắn gặp minh-sư cơ truyền Phật-Pháp, gội nhuần ân-đức Phật, lòng đã quảng-đại từ-bi, hiềm vì nổi cảnh quốc phá, gia vong, máy huyền-cơ đã định, lòng thương trăm họ vướng cảnh, đồ lao, chi xiết xót thương chúng sanh vạn khổ.

                Nghĩ lúc còn làm người trong biển tục, lăn-lộn chốn mê đồ, mà chẳng quản thân giúp thế cứu dân, vong thân vị quốc, huống chi nay cơ mầu đà thấu tỏ, sớm chiều hầu chơn Phật nghe kinh, ngao du tứ-hải, dạo khắp Tiên-bang, cảnh an-nhàn của người liễu-đạo, muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ-đề trường thọ mà còn len-lỏi xuống chốn hồng-trần, đặng chịu cảnh chê khen? Vì lòng từ-ái chứa-chan, thương bách-tính tới hồi tai-họa. Phật-Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập hội Long-Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện-căn để giáo truyền Ðại-Ðạo, định ngôi phân thứ gây cuộc Hòa-Bình cho vạn quốc chư bang.

                Thiên-Tào đã xét định, khắp chúng sanh trong thế-giới trong cái buổi Hạ-Nguơn nầy, say mê vật-dục, chìm đắm trong biển lợi-danh, gây nên nghiệp-quả, luật trời đà trị tội xét kẻ thiện-căn thì ít, người tội-ác quá nhiều, chư Phật mới nhủ lòng từ-bi cùng các vị chơn-Tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ, sau chỉ rõ cơ-huyền, khuyên kẻ thế hướng thiện quày đầu, cải tà quy chánh thì mới mong Thiên Ðình ân xá bớt tội căn để kịp đến Long-Hoa chầu Phật, trước biết rõ luật Trời thưởng phạt, cùng hữu duyên nghe Phật pháp nhiệm mầu, kiến diện bậc Chơn-Sư, tu hành mau đắc quả, sau làm dân Phật quốc hưởng sự thái-bình, bởi đời nầy pháp-môn bế mạc, Thánh đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma-Vương khuấy rối. Ta là một trong các vị cứu đời ấy. Ai liễu Ðạo nơi quốc-độ nào thì cũng phải trở về quốc-độ ấy mà trợ tế nhân dân; vì thể lòng từ-bi bác-ái cùng thù đáp những linh hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp Ta nương cậy tu hành, nên ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão, Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh. Tuy là nhơn-dân mới rõ pháp mà tưởng rằng Ta thượng xác cỡi đồng chớ có dè đâu chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế. Nên phương pháp của Ta tùy trình-độ cơ cảm của Tín-nữ Thiện-nam, trên thì nói Phật-pháp cho kẻ có lòng mộ Ðạo qui căn, gây gốc thiện-duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền-diệu của Tiên-gia độ bịnh để cho ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ-bi của Chư Vị với Trăm Quan, thảm-thiết lê dân lầm than thống-thiết, mà tai lành nghe tựa hồ như nhớ như quên, nên kẻ xa xôi từ-văn chẳng tới, người láng-diềng tiếng kệ nhàm tai. Ðến trung tuần tháng tám, Ta cùng Ðức-Thầy mới tá hiệu Khùng Ðiên, mượn bút mực tiết lộ lấy Thiên-cơ, truyền cho kẻ xa gần đều rõ biết hầu ăn-năn cải quá làm lành, còn kẻ chẳng tỉnh tâm sau đền tội cũng chẳng trách Phật Tiên không chỉ bảo.


                Vẫn biết đời Lang-sa thống trị, phép nước nghiêm-hình, dân chúng nếu yêu thương sẽ lắm điều hiềm khích: Nhưng mà Ta nghĩ nhiều tiền kiếp Ta cũng hy-sinh vì Ðạo, nào quản xác thân. Kiếp chót nầy đây há lại tiếc chi thân phàm tục, song vì tình cốt-nhục tương thân, cũng ủng-hộ, chở che cho xác phàm bớt nỗi cực hình.

                Bạc-Liêu, ngày 18-5 Nhâm-Ngũ (1942).
                Huỳnh Phú Sổ


                http://www.hoahao.org
                #8
                  sóng trăng 26.03.2007 13:11:28 (permalink)
                  .
                  Sấm Giảng Thi Văn
                  Quyển I: Khuyên người đời tu-niệm

                  Ðây là quyển thứ nhứt mà Ðức Thầy đã viết
                   trong khoảng năm Kỷ-Mão (1939)
                  tại Hòa-Hảo (912 câu)
                  trang 1

                  Hạ-nguơn nay đã hết đời,
                  Phong-ba biến-chuyển đổi-dời gia-cang.
                  Năm Mèo Kỷ-Mão rõ ràng,
                  Khắp trong trần-hạ nhộn-nhàng xiết chi.
                  Ngồi buồn Ðiên tỏ một khi,
                  Bá gia khổ-não vậy thì từ đây.
                  Cơ trời thế cuộc đổi xây,
                  Ðiên mới theo Thầy xuống chốn phàm-gian
                  Thấy đời ly-loạn bất an,
                  Khắp trong các nước nhộn-nhàng đao binh.
                  Kẻ thời phụ nghĩa bố-kình,
                  Người thời trung-hiếu chẳng gìn vẹn hai.
                  Nên Ðiên khuyên-nhủ bằng nay,
                  Xin trong lê-thứ ngày rày tỉnh tâm.
                  Cơ thâm thì họa diệc thâm,
                  Nào trong sách sử có lầm ở đâu.
                  Người khôn nghe nói càng rầu,
                  Người ngu nghe nói ngửa đầu cười reo.
                  Rồi sau sẽ thấy hùm beo,
                  Khắp trong bá-tánh hiểm nghèo đáng thương.
                  Ðiên nầy vưng lịnh Minh-Vương,
                  Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân.
                  Thấy trong bá-tánh phàm-trần,
                  Kẻ khinh người nhạo Thần Tiên quỉ tà.
                  Mặc ai bàn tán gần xa,
                  Quỉ của Phật Bà sai xuống cứu dân.
                  Kẻ xa thì mến đức-ân,
                  Làm cho người gần ganh-ghét khinh khi.
                  Nam mô, mô Phật từ-bi,
                  Miệng thì niệm Phật lòng thì tà-gian.
                  Khắp trong bá-tánh trần-hoàn,
                  Cùng hết xóm làng đều bỉ người Ðiên.
                  Ðiên nầy xưa cũng như ai,
                  Vào các ra đài tột bực giàu-sang.
                  Nghĩ suy danh-lợi chẳng màng,
                  Bèn lên ẩn-dật lâm-san tu trì.
                  Nhờ Trời may-mắn một khi,
                  Thẩn-thơ lại gặp Ðức Thầy Bửu-Sơn.
                  Cuối đầu Ðiên tỏ nguồn-cơn,
                  Ðộng lòng bác-ái ra ơn dạy truyền.
                  Thấy Ðiên tâm tánh quá thiềng,
                  Nội trong sáu khắc biết liền Thiên-cơ.
                  Chuyện nầy thôi nói sơ sơ,
                  Ðể rộng thì giờ nói chuyện chơn tu.
                  Dương-trần kẻ trí người ngu,
                  Ham võng ham dù danh-lợi xuê-xang.
                  Cờ đà đến nước bất an,
                  Chẳng lo tu niệm tham-gian làm gì.
                  Phật, Trời thương kẻ nhu-mì,
                  Trọng cha, yêu Chúa kính vì tổ-tông.
                  Ngồi buồn nói chuyện bông-lông,
                  Khắp trong trần-hạ máu hồng nhuộm rơi.
                  Chừng nào mới đặng thảnh-thơi,
                  Dậu Phật ra đời thế-giới bình yên.
                  Ðiên nầy Ðiên của Thần-Tiên,
                  Ởû trên Non-Núi xuống miền Lục-Châu.
                  Ðời còn chẳng có bao lâu,
                  Rán lo tu-niệm đặng chầu Phật-Tiên.
                  Thế-gian ít kẻ làm hiền,
                  Nhiều người tàn-bạo làm phiền Hóa-Công.
                  Thế-gian chuyện có nói không,
                  Ðến hội Mây-Rồng thân chẳng toàn thây.
                  Việc đời đến lúc cấn gay,
                  Mà cũng tối ngày nói xéo nói xiên.
                  Dương-trần tội ác liên-miên,
                  Sau xuống huỳnh-tuyền Ðịa-ngục khó ra.
                  Ðiên nầy nói chuyện gần xa,
                  Ðặng cho lê-thứ biết mà lo tu.
                  Tu cho qua cửa Diêm-phù,
                  Khỏi sa Ðịa-ngục ngao-du Thiên-đài.
                  Ðường đời chẳng có bao dai,
                  Nên viết một bài cho bá-tánh coi.
                  Tuồng đời như pháo châm ngòi,
                  Bá-gia yên-lặng mà coi Khùng nầy.
                  Khùng thời ba Tớ một Thầy,
                  Giảng-dạy dẫy-đầy rõ việc Thiên-cơ.
                  Ðiên đây còn dại còn khờ,
                  Yên lặng như tờ coi chúng làm sao.
                  Bá-gia kẻ thấp người cao,
                  Chừng thấy máu đào chúng mới chịu tu.
                  Bây giờ giả dại giả ngu,
                  Cũng như Nhơn-Quí ở tù ngày xưa.
                  Lúc nầy kẻ ghét người ưa,
                  Bị Ðiên nói bừa những việc vừa qua.
                  Dương-trần biếm nhẻ gần xa,
                  Nói quỉ nói tà đây cũng cam tâm.
                  Ngồi buồn nhớ chuyện xa xăm,
                  Dạo trong Bảy-Núi cười thầm sư-mang.
                  Nói rằng lòng chẳng ham sang,
                  Sao còn ham của thế-gian làm gì ?
                  Việc nầy thôi quá lạ kỳ,
                  Cũng trong Phật-Giáo sao thì chê khen.
                  Lúc nầy tâm trí rối beng,
                  Tiếng quyển tiếng kèn mặc ý bá-gia.
                  Hết gần rồi lại tới xa,
                  Dân-sự nhà nhà bàn tán cười chơi.
                  Chuyện nầy cũng lắm tuyệt-vời,
                  Giả như Hàn-Tín đợi thời lòn trôn.
                  Ðến sau danh nổi như cồn,
                  Làm cho Hạng-Võ mất hồn mấy khi.
                  Chuyện xưa thanh-sử còn ghi,
                  Khen anh Hàn-Tín vậy thì mưu cao.
                  Chuyện đời phải có trước sau,
                  Ðiên Khùng khờ dại mà cao tu hành.
                  Bá-gia phải rán làm lành,
                  Niệm Phật cho rành đặng thấy Thần-Tiên.
                  Thương đời trong dạ chẳng yên,
                  Khắp trong lê-thứ thảm phiền từ đây.
                  Ngày nay thế-cuộc đổi xây,
                  Rán lo tu niệm đặng Thầy cứu cho.
                  Mảng theo danh-lơi ốm-o,
                  Sẳn của hét hò đứa ở người ăn.
                  Ðừng khi nhà lá một căn,
                  Mà biết niệm Phật sau bằng bạc muôn.
                  Giàu sang như nước trên nguồn,
                  Gặp cơn mưa lớn nó tuôn một giờ.
                  Cửu-Huyền Thất-Tổ chẳng thờ,
                  Ðể thờ những Ðạo ngọn cờ trắng phau.
                  Dương-trần bụng dạ nhiều màu,
                  Thấy cảnh bên Tàu sao chẳng nghĩ suy.
                  Lời xưa người cổ còn ghi,
                  Những việc lạ kỳ nay có hay chưa ?
                  Chưa là với kẻ chẳng ưa,
                  Chớ người tâm đạo biết thừa tới đâu.
                  Bá-gia mau kíp lo âu,
                  Ðể sau đối đầu chẳng đặng toàn thây.
                  Việc đời nói riết thêm nhây,
                  Nếu muốn làm Thầy phải khổ phải lao.
                  Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
                  Ðến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
                  Con ngựa lại đá con dê,
                  Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.
                  Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
                  Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.
                  Nói ra nước mắt rưng-rưng,
                  Ðiên biểu dân đừng làm dữ làm hung.
                  Việc đời nói chẳng có cùng,
                  Ðến sau mới biết đây dùng kế hay.
                  Bây giờ mắc việc tà tây,
                  Nên mới làm vầy cho khỏi ngại-nghi.
                  Thiên-cơ số mạng biết tri,
                  Mà sao chẳng chịu chạy đi cho rồi ?
                  Những người giả đạo bồi-hồi,
                  Còn chi linh-thính mà ngồi mà nghe.
                  Việc đời như nước trong khe,
                  Nó tưởng đặt vè nói biếm người hung.
                  Ðiên nầy nối chí theo Khùng,
                  Như thể dây dùn đặng cứu bá-gia.
                  Sau nầy kẻ khóc người la,
                  Vài ba năm nữa biết mà tà-tinh.
                  Ðiên biết chẳng lẽ làm thinh,
                  Nói cho bá-tánh mặc tình nghe không.
                  Việc Ðiên, Ðiên xử chưa xong,
                  Lục-Châu chưa giáp mà lòng ủ-ê.
                  Người nghe đạo lý thì mê,
                  Kẻ lại nhún trề nói : Lão kiếm cơm.
                  Thấy nghèo coi thể rác-rơm,
                  Rồi sau mới biết rác-rơm của Trời.
                  Vì Ðiên chưa đến cái thời,
                  Nên còn ẩn dạng cho người cười chê.
                  Từ đây sắp đến thảm-thê,
                  Con lìa cha mẹ, vợ kia xa chồng.
                  Tới chừng đến việc ngóng-trông,
                  Trách rằng Trời Phật không lòng từ-bi.
                  Di-Ðà lục-tự rán ghi,
                  Niệm cho tà-quỉ vậy thì dang ra.
                  Khuyên đừng xài phí xa-hoa,
                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.03.2007 23:21:35 bởi sóng trăng >
                  #9
                    sóng trăng 26.03.2007 23:18:42 (permalink)
                    .
                    trang 2
                     
                    Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu.
                    Ðừng khinh những kẻ đui-mù,
                    Ðến sau sẽ khổ gấp mười mù-đui.
                    Ðời nay xét tới xem lui,
                    Chừng gặp tuổi Mùi bá-tánh biết thân.
                    Tu-hành sau được đức-ân,
                    Nhờ Trời ban bố cho gần Phật Tiên.
                    Nói ra trong dạ chẳng yên,
                    Ðiên gay chèo quế dạo miền Lục-Châu.
                    Tới đâu thì cũng như đâu,
                    Thêm thảm thêm sầu lòng dạ người xưa.
                    Bá-gia ai biết thì ưa,
                    Tôi chẳng nói thừa những việc Thiên-cơ.
                    Khi già lúc lại trẻ thơ,
                    Giả quê giả dốt khắp trong thị thiềng.
                    Ði nhiều càng thảm càng phiền,
                    Lên doi xuống vịnh nào yên thân Già.
                    Tay chèo miệng lại hát ca,
                    Ca cho bá-tánh biết đời loạn-ly.
                    A-Di-Ðà Phật từ-bi,
                    Ở bên Thiên-Trước chứng tri lòng nầy.
                    Từ ngày thọ giáo với Thầy,
                    Dẹp lòng vị-kỷ đầy lòng yêu dân.
                    Ngày nay chẳng kể tấm thân,
                    Miễn cho bá-tánh được gần Bồng-Lai.
                    Ðời nầy vốn một lời hai,
                    Khắp trong trần-hạ mấy ai tu trì.
                    Ðời nầy giành-giựt làm chi,
                    Tới việc ly-kỳ cũng thả trôi sông.
                    Thuyền đưa Tiên-cảnh Non-Bồng,
                    Mấy ai mà có thiềng lòng theo đây.
                    Cứ lo làm việc tà-tây,
                    Bắt ngưu bắt cầy đặng chúng làm ăn.
                    Chừng đau niệm Phật lăng-xăng,
                    Phật đâu chứng kịp lòng người ác-gian.
                    Thấy đời mê-muội lầm-than,
                    Ăn bạ nói càng tội-lỗi chỉn ghê.
                    Chữ tu không phải lời thề,
                    Mà không nhớ đến đặng kề Tiên-bang.
                    Nói nhiều trong dạ xốn-xang,
                    Cùng hết xóm làng tàn-ác nhiều hơn.
                    Thầy chùa như thể cây sơn,
                    Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn.
                    Buồn thay cho lũ ác-tăng.
                    Làm điều dối thế cho hư đạo-mầu.
                    Di-Ðà Phật-Tổ thêm rầu,
                    Giận trong tăng-chúng sao lừa-dối dân.
                    Có thân chẳng liệu lấy thân,
                    Tu như lối cũ mau gần Diêm-Vương.
                    Bá-gia lầm lạc đáng thương,
                    Nên trước Phật đường thọ lãnh dạy dân.
                    Dương trần nhiều kẻ ham sân,
                    Cứ theo biếm-nhẻ xa gần người Ðiên.
                    Lòng buồn mượn lấy bút nghiên,
                    Viết cho trần hạ bớt phiền lo tu.
                    Thương đời chớ chẳng kiếm xu,
                    Buồn cho bá-tánh hết mù tới đui.
                    Có chi mà gọi rằng vui,
                    Khắp trong bá-tánh gặp hồi gian lao.
                    Từ đây hay ốm hay đau,
                    Rán tu đem được Phật vào trong tâm.
                    Lời hiền nói rõ họa thâm,
                    Ðặng cho bá-tánh tỉnh tâm tu hành.
                    Ngày nay Ðiên mở đạo lành,
                    Khắp trong lê-thứ được rành đường tu.
                    Nay đà gần cuối mùa thu,
                    Hết ngu tới dại công-phu gần thành.
                    Xác trần đạo-lý chưa rành,
                    Mấy ai mà được lòng thành với Ðiên.
                    Ðiên nầy sẽ mở xích xiềng,
                    Dắt-dìu bá-tánh gần miền Tiên-bang.
                    Không ham danh-lợi giàu sang,
                    Mong cho bá-tánh được nhàn tấm thân.
                    Thường về chầu Phật tấu trần,
                    Cầu xin Phật-Tổ ban lần phước ơn.
                    Nay đà bày tỏ nguồn cơn,
                    Cho trong trần-hạ thiệt hơn tỏ tường.
                    Phật, Trời thấy khổ thời thương,
                    Muốn cho lê-thứ thường thường làm nhơn.
                    Ðừng ham tranh-đấu thiệt hơn,
                    Tu niệm chớ sờn uổng lắm dân ôi !
                    Hồng-trần biển khổ thấy rồi,
                    Rán tu nhơn-đạo cho tròn mới hay.
                    Ðừng ham nói đắng nói cay,
                    Cay đắng sau nầy đau đớn, sầu-bi.
                    Tu hành tâm trí rán trì,
                    Sau nầy sẽ thấy việc gì trên mây
                    Ðừng làm tàn-ác ham gây,
                    Sẽ có người nầy cứu vớt giùm cho.
                    Dương-trần lắm chuyện đôi co,
                    Phải dẹp vị-kỷ mà lo tu hành.
                    Kệ kinh tưởng-niệm cho sành,
                    Ngày sau thấy Phật đành rành chẳng sai.
                    Lúc nầy thế-giới bi-ai,
                    Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức tâm.
                    Mấy lời khuyên nhủ chẳng lầm,
                    Từ đây đạo hạnh được mầm thanh-cao.
                    Hồng-trần lao-khổ xiết bao,
                    Khuyên trong lê-thứ bước vào đường tu.
                    Xưa nay đạo-hạnh quá lu,
                    Ngày nay sáng tỏ đền bù ngày xưa.
                    Mặc tình kẻ ghét người ưa,
                    Ðiên chẳng nói thừa lại với thứ-dân.
                    Quan-trường miệng nói vang rân,
                    Mà tâm dính chặt hồng-trần bụi nhơ.
                    Buồn đời nên mới làm thơ,
                    Cũng còn tai lấp mắt ngơ mới kỳ.
                    Người đời lòng dạ bất tri,
                    Trông cho làm bịnh dị-kỳ nó coi.
                    Dương-gian chậu úp được voi,
                    Giấu đầu rồi lại cũng lòi sau đuôi.
                    Nói nhiều mà dạ chẳng nguôi,
                    Việc tu bá-tánh bắn lùi như tôm.
                    Tưởng Phật được lúc đầu hôm,
                    Ðêm khuya muốn giựt nồi cơm của người.
                    Thế-gian nhiều việc nực cười,
                    Tu-hành chẳng chịu, lo cười lo khinh.
                    Người già ham muốn gái xinh,
                    Ðến sau chẳng biết thân mình ra sao ?
                    Xác thân cọp xé beo quào,
                    Còn người tàn bạo máu đào tuôn rơi.
                    Tu-hành hiền-đức thảnh-thơi,
                    Ngay cha thảo chúa Phật, Trời cứu cho.
                    Bá gia hãy rán mà lo,
                    Kiếm Lão Ðưa Ðò nói chuyện huyền cơ.
                    Bấy lâu chẳng biết làm thơ,
                    Nay viết ít tờ trần-hạ tỉnh tâm.
                    Ðến sau khổ hạnh khỏi lâm,
                    Nhờ công tu niệm âm-thầm quá hay
                    Chừng nào chim nọ biếng bay,
                    Cá kia biếng lội khổ nầy mới yên.
                    Nhắc ra quá thảm quá phiền,
                    Bể khổ gần miền mà chẳng chịu tu.
                    Ngọn đèn chơn-lý hết lu,
                    Khắp trong lê-thứ ao tù từ đây.
                    Thấy trong thời-cuộc đổi xây,
                    Ðời nay trở lại khác nào đời Thương.
                    Nhắc ra thêm ghét Trụ-Vương,
                    Ham mê Ðắc-Kỷ là phường bội cha.
                    Hết gần Ðiên lại nói xa,
                    Nói cho bá-tánh biết mà người chi.
                    Lời lành khuyên hãy gắn ghi,
                    Dương-trần phải rán tu-trì sớm khuya.
                    Ðừng ham làm chức nắc-nia,
                    Ngày sau như khóa không chìa dân ôi !
                    Tu-hành như thể thả trôi,
                    Nay lở mai bồi chẳng có thiềng tâm.
                    Mưu sâu thì họa cũng thâm,
                    Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.
                    Hùm beo tây tượng bộn bề,
                    Lại thêm ác thú mãng-xà, rít to.
                    Bá-gia ai biết thì lo,
                    Gác tai gièm xiểm đôi co ít gì !
                    Hết đây rồi đến dị-kỳ,
                    Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha.
                    Dân nay như thể không cha,
                    Chẳng ai dạy-dỗ thiệt là thảm-thương.
                    Thứ nầy đến thứ Minh-Vương,
                    Nơi chốn Phật-đường mặt ngọc ủ-ê.
                    Cám thương trần-hạ nhiều bề,
                    Bởi chưng tàn bạo khó kề Phật Tiên.
                    Chúng ham danh-lợi điền-viên,
                    Ngày sau đến việc lụy-phiền suốt canh.
                    Kệ-kinh tụng niệm đêm thanh,
                    Ấy là châu-ngọc để dành ngày sau.
                    Bây giờ chưa biết vàng thau,
                    Ðời sau kính trọng người cao tu hành.
                    Nam-mô miệng niệm lòng lành,
                    Bá gia phải rán biết rành đường tu.
                    Thương ai ham võng ham dù,
                    Cũng như những kẻ đui mù đi đêm.
                    Khuyên đời như vá múc thêm,
                    Mảng lo tranh đoạt thù-hềm với nhau.
                    Ðến chừng có ốm có đau,
                    Vang mồm niệm Phật, Phật nào chứng cho.
                    Dương-trần tiếng nhỏ tiếng to,
                    Nói ngỗng nói cò đây cũng làm thinh.
                    Tưởng rằng thân nó là vinh,
                    Chẳng lo tu niệm cứ ghình với Ðiên.
                    Nói ra trong dạ chẳng yên,
                    Bây giờ nói chuyện cởi thuyền khuyên dân.
                    Ðêm ngày chẳng nại tấm thân,
                    Nắng mưa chẳng quản tảo-tần ai hay.
                    Chừng nào đến hội Rồng-Mây,
                    Người đời mới biết Ðiên nầy là ai.
                    Lui thuyền chèo quế tay gay,
                    Thuyền đi nước ngược đến rày cù lao.
                    Xa xa chẳng biết làng nào,
                    Thiệt làng Long-Khánh ít người nào tu.
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.03.2007 23:23:35 bởi sóng trăng >
                    #10
                      sóng trăng 28.03.2007 21:58:08 (permalink)
                      trang 3

                      Tớ Thầy liền giả đui mù,
                      Bèn đi ca hát kiếm xu dương-trần.
                      Bá-gia tựu lại rần-rần,
                      Trong nửa ngày trần chẳng có đồng chi.
                      Nực cười trần-hạ một khi,
                      Ở một đêm thì sáng lại qua sông.
                      Bình-minh vừa buổi chợ đông,
                      Bày trò bán thuốc hát ròng đời nay.
                      Cho thiên-hạ tựu đông vầy,
                      Rồi mới ra bài hát việc Thiên-cơ.
                      Tới đây bá-tánh làm ngơ,
                      Buồn cho lê-thứ kịp giờ ra đi.
                      Lìa xa Hồng-Ngự một khi,
                      Thẳng đường trực-chỉ Ðiên đi Tân-Thành.
                      Tới đây ra mặt người rành,
                      Nói chuyện thiệt sành thông-lảu Ðạo nho.
                      Nhiều người xúm lại đôi co,
                      Chê lão đưa đò mà biết việc chi.
                      Thấy đời động tánh từ-bi,
                      Ðiên chẳng bắt tì còn mách việc xa.
                      Khoan khoan chơn nọ bước ra,
                      Giáp rạch Cả-Cái rồi ra ngoài vàm.
                      Ðoái nhìn mây nọ trắng lam,
                      Ðiên ra sức lực chèo chơi một giờ.
                      Xa nhìn sương bạc mờ mờ,
                      Tân-An làng nọ dân nhờ bắp khoai.
                      Giả người bán cá bằng nay,
                      Dân chúng ngày rày xúm lại mua đông.
                      Tới lui giá cả vừa xong,
                      Ðiên cũng bằng lòng cân đủ cho dân.
                      Có người chẳng chịu ngang cân,
                      Bỏ thêm chẳng bớt mấy lần không thôi.
                      Nực cười trần-hạ lắm ôi !
                      Giảng cho bá-tánh một hồi quá lâu.
                      Thân già thức suốt canh thâu,
                      Nói cho lê-thứ quày đầu mới thôi.
                      Nhiều người nghe nói phủi rồi,
                      Quày thuyền trở lại bồi-hồi sầu-bi.
                      Giả người tàn-tật một khi,
                      Xuống vàm kinh Xáng được thì chút vui.
                      Một người nhà lá hẩm hiu,
                      Mà biết đạo-lý mời Cùi lên chơi.
                      Bàn qua kim-cổ một hồi,
                      Cùi xuống giữa vời Châu-Ðốc thẳng xông.
                      Ðến nơi thiên-hạ còn đông,
                      Giả gái không chồng đi bán cau tươi.
                      Thấy dân ở chợ nực cười,
                      Xúm nhau trêu ghẹo đặng cười Gái Tơ.
                      Buồn đời lăng mạ ngẩn-ngơ,
                      Biến mất lên bờ liền giả cùi đui.
                      Phố phường nhiều kẻ tới lui,
                      Thấy kẻ Ðui Cùi chẳng muốn ngó ngang.
                      Ðời nay quý trọng người sang,
                      Giả ra gây lộn nói toàn tiếng Tây.
                      Tây, Nam, Chà, Chệt, chú, thầy,
                      Nó thấy làm vầy chẳng bắt ngại nghi.
                      Xuống thuyền quày quả một khi,
                      Chèo lên Vĩnh-Tế vô thì núi Sam.
                      Ði ngang chẳng ghé chùa am,
                      Xuôi dòng núi Sập đặng làm người ngu.
                      Xem qua đầu tóc u-xù,
                      Cũng như người tội ở tù mới ra.
                      Chèo ghe rao việc gần xa,
                      Bồng-lai Tiên-cảnh ai mà đi không ?
                      Nhiều người tâm đạo ước mong,
                      Nếu tôi gặp được như rồng lên mây.
                      Ấy là tại lịnh Phương Tây,
                      Cho kẻ bạo tàn kiến thấy Thần Tiên.
                      Có người nói xéo nói xiên,
                      Chú muốn kiếm tiền nói gạt bá gia.
                      Thoáng nghe lời nói thiết tha,
                      Rưng rưng nước mắt chèo về Mặc-Dưng.
                      Tay chèo miệng cũng rao chừng,
                      Ðường đi Tiên cảnh ai từng biết chưa ?
                      Khúc thời nhắc lại đời xưa,
                      Lúc chàng Lý-Phủ đổ thừa Trọng-Ngư.
                      Nhà anh có của tiền dư,
                      Sao chẳng hiền-từ thương-xót bá-gia ?
                      Bấy giờ gặp việc thiết-tha,
                      Bạc vàng có cứu anh mà hay không ?
                      Hết tây Ðiên lại nói đông,
                      Có ai thức-tỉnh để lòng làm chi !
                      Mặc-Dưng mất dạng Từ-Bi,
                      Thuyền đi trở ngược về thì Vàm-Nao.
                      Dòm xem thiên-hạ lao-xao,
                      Không ghé nhà nào cũng gọi vài câu.
                      Con sông nước chảy vòng cầu,
                      Ngày sau có việc thãm sầu thiết-tha.
                      Chừng ấy nổi dậy phong-ba,
                      Có con nghiệt-thú nuốt mà người hung.
                      Ðến chừng thú ấy phục-tùng,
                      Bá-gia mới biết người Khùng là ai.
                      Bây giờ phải chịu tiếng tai,
                      Giảng Ðạo tối ngày mà chẳng ai nghe.
                      Ðời như màn nọ bằng the,
                      Hãy rán đọc vè của kẻ Khùng-Ðiên.
                      Khỏi vàm Ðiên mới quày thuyền,
                      Xuống miền Cao-Lãnh lại phiền lòng thêm.
                      Tới đây ca hát ban đêm,
                      Ai có thù hềm chửi mắng cũng cam.
                      Cho tiền cho bạc chẳng ham,
                      Quyết lòng dạy-dổ dương-trần mà thôi.
                      Nghe rồi thì cũng phủi rồi,
                      Nào ai có biết đây là người chi.
                      Trở về Phong-Mỹ một khi,
                      Thuyền đi một mạch tới thì Rạch-Chanh.
                      Ghe chèo khúc quẹo khúc quanh,
                      Ở đây có một người lành mà thôi.
                      Nhắc ra tâm trí bồi-hồi,
                      Khó đứng khôn ngồi thương xót bá-gia.
                      Kiến-Vàng làng nọ chẳng xa,
                      Kíp mau tới đó vậy mà thử coi.
                      Xứ nầy nhà cửa ít oi,
                      Mà trong dân sự nhiều người chơn tu.
                      Thấy người đói rách xin xu,
                      Ra tay cứu vớt đui mù chẳng chê.
                      Khỏi đây đến chổ bộn-bề,
                      Rõ ràng Bến-Lức đã kề bên ghe.
                      Giả Người Tàn Tật đón xe,
                      Rồi lại nói vè ròng việc Thiên-cơ.
                      Hết vè rồi lại nói thơ,
                      Làm cho bá-tánh ngẩn-ngơ trong lòng.
                      Thơ vè Ðiên đã nói xong,
                      Ði luôn Ba-Cụm kẻo lòng ước-mơ.
                      Tới đây dẹp hết vè thơ,
                      Giả Người Bán Mắm quá khờ quá quê.
                      Chợ nầy thiên-hạ bộn-bề,
                      Kẻ nhún người trề chê mắm chẳng ngon.
                      Bạn hàng tiếng nói quá dòn :
                      Giá nầy chẳng bán còn chờ chuyện chi ?
                      Bưng thời kẻ níu người trì :
                      Ở đây không bán chị thì đi đâu ?
                      Dứt lời rồi lại câu-mâu,
                      Mắng : con đĩ chó khéo hầu làm khôn !
                      Muốn làm cho có người đồn,
                      Biến mất xác hồn cho chúng chỉn ghê.
                      Nói ra thêm thảm thêm thê,
                      Ông-Lãnh dựa kề giả bán Trầu Cau.
                      Bạn hàng xúm lại lao-xao :
                      Ông bán giá nào nói thử nghe coi ?
                      Trầu thời kẻ móc người moi,
                      Còn cau bẻ giấu thấy lòi tánh tham.
                      Thấy già bán rẻ nó ham,
                      Bị thêm quê dốt nó làm thẳng tay.
                      Ghe người biến mất bằng nay.
                      Cho chúng biết tài của kẻ Thần Tiên.
                      Bến-Thành đến đó đậu liền,
                      Gặp hai thằng lính tra liền thuế thân.
                      Tớ Thầy nói chuyện cân phân :
                      Mới lỡ một lần xin cậu thứ-tha.
                      Hai người tôi ở phương xa,
                      Bởi chưng khổ-nảo mới là nổi trôi.
                      Lính nghe vừa dứt tiếng rồi,
                      Khoát nạt một hồi rồi lại bắt giam.
                      Thấy đời trong dạ hết ham,
                      Ghe người biến mất coi làm chi đây.
                      Tức thời Ðiên giả làm thầy,
                      Ði coi đi bói khắp trong phố phường.
                      Có người tu niệm đáng thương,
                      Ðiên mới chỉ đường Tịnh-Ðộ Vãng-Sanh.
                      Dạo cùng khắp cả Sài-Thành,
                      Khi ca khi lý nói rành Thiên-cơ.
                      Bá-gia bá-tánh làm ngơ,
                      Tưởng như những kẻ nói thơ kiếm tiền.
                      Văn-minh trọng bạc trọng tiền,
                      Khôn-ngoan độc-ác làm phiền người xưa.
                      Mặc ai ghét ghét ưa ưa,
                      Chẳng dám nói bừa cho bá-tánh nghe.
                      Phiền-ba ngựa ngựa xe xe,
                      Ðiên giả người què Gia-Ðịnh thẳng xông.
                      Què nầy đường xá lảu-thông,
                      Khắp trong thiềng-thị rồi thì nhà-quê.
                      Kêu cơm bá tánh nghe ghê,
                      Thêm nói bộn-bề những việc về sau.
                      Dương-trần bàn tán thấp cao,
                      Chẳng biết người nào rõ việc tiên-tri.
                      Giã từ Gia-định một khi,
                      Thuyền loan trực chỉ đến thì Cần-Thơ.
                      Tới đây giả Kẻ Quá Khờ,
                      Vợ điên chồng lại đứng hờ một bên.
                      Phố phường xóm dưới đầu trên,
                      Cùng người đi chợ xúm nhau reo cười.
                      Thị-thiềng hiền-đức được mười,
                      Phần nhiều xúm lại chê cười người điên.
                      Vợ thời ca hát huyên-thiên,
                      Chồng chẳng có tiền lại quán xin cơm.
                      Bá-gia coi thể rác-rơm,
                      Ai cũng sẩn hờm đặng có ghẹo chơi.
                      Ðiên mà ca hát việc đời,

                       
                       
                      #11
                        Ngọc Lý 07.04.2007 12:25:42 (permalink)


                         
                        trang 4

                        Với việc hiện thời khổ-nảo Âu-Châu.
                        Chạy cùng chẳng sót đâu đâu,
                        Lòng quá thảm-sầu lìa lại Vĩnh-Long.
                        Chợ quê giảng dạy đã xong,
                        Thuyền loan trực chỉ đến rày Bến-Tre.
                        Chợ nầy đậu tại Nhà-Bè,
                        Giả Chị Bán Chè dạo khắp các nơi.
                        Giọng rao rặt tiếng kim thời,
                        Rước rước mời mời anh chị mua ăn.
                        Trẻ già qua lại lăng-xăng,
                        Nói nói rằng rằng những việc bướm-ong.
                        Gánh chè bán hết vừa xong,
                        Ðiên cũng nói ròng chuyện khổ về sau.
                        Nói rồi chơn bước mau mau,
                        Lìa xa thiềng-thị đến thì thôn-quê.
                        Ði đâu cũng bị nhún trề,
                        Kẻ lại chưởi thề nói : lũ bá-vơ.
                        Thấy đời tai lấp mắt ngơ,
                        Lúc ở trên bờ khi lại đi ghe.
                        Dạo cùng khắp tỉnh Bến-Tre,
                        Ðủ bực thơ vè lìa lại Trà-Vinh.
                        Tới đây bày đặt hát kình,
                        Ðua nhau bán thuốc mặc tình nghe không.
                        Nói ra những chuyện bông-lông,
                        Trách trong lê-thứ không lòng từ-bi.
                        Gặp người đói khó khinh-khi,
                        Ðiền-viên sự sản ai thì làm cho.
                        Dạy rồi thuyền lại Mỹ-Tho,
                        Khuyên trong trần-hạ rán lo tu-trì.
                        Xưa nay không có mấy khi,
                        Dương-trần có Phật vậy thì xuống đây.
                        Chợ quê giáp hết thuyền quay,
                        Ði trở lộn về Ông-Chưởng giảng dân.
                        Quản chi nắng Sở mưa Tần,
                        Chèo xuôi chèo ngược mấy lần không thôi.
                        Thảm thương bá-tánh lắm ôi !
                        Bồng-Lai Tiên-cảnh rao rồi một khi.
                        Nếu ai rảnh việc thì đi,
                        Còn mắc nợ thì ở lại dương-gian.
                        Có người xưng hiệu ông Quan,
                        Tên thiệt Vân-Trường ở dưới dinh Ông.
                        Thấy đời cũng bắt động lòng,
                        Ghé vào tệ-xá thẳng xông lên nhà.
                        Mình người tu-niệm vậy mà,
                        Nói chi lớn tiếng người mà khinh-khi.
                        Người nhà cảm tạ một khi,
                        Cúng năm cắc bạc tiền đi Non Bồng.
                        Xuống thuyền xuôi nước thẳng xông,
                        Ghé nhà chủ Phối xem lòng Ðạo Ba.
                        Ngồi chơi đạo-lý bàn qua,
                        Mấy bà có biết lúa mà bay không ?
                        Có người đạo-lý hơi thông,
                        Xin ông bày tỏ cho tôi hiểu rày.
                        Ðiên nghe liền mới tỏ bày :
                        Lúa bay về núi dành rày ngày sau.
                        Hỏi qua tu-niệm âm-hao,
                        Không biết câu nào trái ý Ðạo Ba.
                        Buồn đời Ðiên mới bước ra,
                        Tay gay chèo quế dạo thì khắp nơi.
                        Ði hoài chẳng có nghỉ ngơi,
                        Miệng cũng rao mời Tiên-cảnh Bồng-Lai.
                        Có người xuống bến bằng nay,
                        Mách chơi ít tiếng người rày mạng vong.
                        Nhà ngươi thiệt chẳng có lòng :
                        Ðòi đã hai lần sao chẳng chịu đi ?
                        Thương đời ta luống sầu-bi,
                        - Ðò đi tới chốn ăn thì bao nhiêu ?
                        Ðiên rằng tôi chẳng ham nhiều,
                        Bao nhiêu tự ý cho nhiều chẳng ham.
                        Ðiên nầy bụng chẳng có tham,
                        Ghe đã chở đầy chật nứt trong mui.
                        Già đây cũng chở cầu vui,
                        Vậy chú hãy ngồi ngay chổ sau đây.
                        Thấy người lòng dạ tà-tây :
                        - Thân tôi làm vầy ông chẳng cho vô ?
                        Trong mui đã mát lại khô,
                        Tôi có đủ tiền mà trả cho ông.
                        Trong mui dòm thấy trống không,
                        Bước nhầu vào đó máu hồng trào ra.
                        Cho người hung bạo biết Ta,
                        Thuyền Người biến mất vậy mà còn chi.
                        Trở lên Chợ-Mới một khi,
                        Chèo lên chèo xuống vậy thì cũng rao.
                        Năm xưa đây có máu đào,
                        Mà nay chưa có người nào chơn tu.
                        Nào Ðiên có muốn kiếm xu,
                        Mà trong trần-hạ đui mù không hay.
                        Hỏi ông người ở đâu rày,
                        Trả lời rằng ở Non cày Vua Nghiêu.
                        Tới đây trong dạ buồn hiu,
                        Bỏ ghe Ðiên cũng đánh liều chưa thôi.
                        Giả ra một Kẻ Hàn Nồi,
                        Khắp trong hàng xóm đi rồi sạch trơn.
                        Tới đâu cũng tỏ thiệt hơn,
                        Nhà tôi vốn thiệt có đờn năm dây.
                        Tôi còn mắc cái nợ nầy,
                        Nên mới làm vầy cho giải quả-căn.
                        Nhà tôi đâu phải khó khăn,
                        Ðem theo trong xách bạc hằng tám mươi.
                        Nhiều người nghe nói reo cười,
                        Thân tôi lao-lý anh cười tôi chi ?
                        Giã từ Chợ-Mới một khi,
                        Thuyền đi xuôi ngược đến thì Ba-Răng.
                        Ít ai biết được đạo hằng,
                        Ghé am thầy pháp nói rằng lở chơn.
                        Trước sau bày tỏ nguồn cơn,
                        Vì thương lê-thứ chi sờn lòng Ðây.
                        Có người lối xóm muốn gây,
                        Xin sáu trái bắp liền quày xuống ghe.
                        Ghe Ðiên vốn thiệt ghe be,
                        Mà lại Ðiên nhè nước ngược thẳng xông.
                        Ra oai thuyền chạy như dông,
                        Người nhà xuống bến trong lòng ngại nghi.
                        Ông nầy chẳng biết người chi,
                        Chèo quế vậy thì mạnh bạo quá tay.
                        Thần Tiên mà chẳng ai hay,
                        Cứ biếm nhẻ hoài buồn dạ Người Xưa.
                        Ðời nay mỏng tợ màn thưa,
                        Khuyên trong lê-thứ chẳng thừa một câu.
                        Thân Nầy chẳng nệ mau lâu,
                        Miễn cho bá-tánh gặp chầu vinh-huê.
                        Thương trong trần-hạ thảm-thê,
                        Lao-khổ nhiều bề chớ chẳng còn vui.
                        Nhiều người nghèo khổ hẩm-hui,
                        Không đất cậm dùi mà chẳng ai thương.
                        Con thuyền đang lướt gió sương,
                        Bỗng nghe tiếng khóc tư-lương ai-hoài.
                        Có người ở xóm bằng nay,
                        Bị mất trộm rày đồ-đạc sạch trơn.
                        Du-thần bày tỏ nguồn cơn :
                        Rằng người nghèo-khó đương hờn phận duyên.
                        Ðiên nghe vội-vã quày thuyền,
                        Dùng khoa coi bói giải phiền phàm nhơn.
                        Coi rồi bày tỏ thiệt hơn,
                        Khuyên cô đừng giận đừng hờn làm chi.
                        Rồi đi dạo xóm một khi,
                        Ði lên nhà thì giã gạo mà chơi.
                        Vào nhà nói chuyện một hơi,
                        Gặp người bán thuốc cũng thời ghé vô :
                        - Mua một ve uống hỡi cô,
                        Uống vô bổ khỏe trị nhiều chứng phong.
                        Uống thì pha nước nóng trong,
                        Chớ đừng pha rượu nó hòng kỵ thai.
                        Hai thằng ở xóm bằng nay,
                        Nó nói ngày rày thuốc chẳng có hay.
                        Người cha đi lại thấy rầy :
                        - Thiệt mấy đứa nầy cải-cọ làm chi.
                        Bước ra nhà nọ một khi,
                        Ði lên đi xuống kiếm thì xe lôi.
                        Gặp xe chẳng có lên ngồi,
                        Chạy trước đi rồi ngừng lại chỗ kia.
                        Xóm nầy kẻ ghét người ưa,
                        Ghé vào nhà nọ nhổ bừa cái răng.
                        Nhổ rồi lui tới lăng-xăng,
                        Liền bước xuống thuyền Thầy Tớ thả trôi.
                        Vàm-Nao rày đã đến rồi,
                        Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ-Ðình.
                        Hát hai câu hát huê-tình,
                        Ðậu xem dân chúng Chợ-Ðình làm sao.
                        Sáng ngày chợ nhóm lao-xao,
                        Giả Bận Aùo Màu ai cũng dòm xem.
                        Mấy thằng trai trẻ thấy thèm,
                        Ðứng xa quanh-quẩn nói gièm với nhau.
                        Ðứa nầy nói để cho tao,
                        Ðứa kia xạo-xự áo màu quá ngon.
                        Nhắc ra động tấm lòng son,
                        Buồn cho lê-thứ sao còn ham vui.
                        Ở đây một buổi ghe lui,
                        Về trên Bảy-Núi ngùi-ngùi thương dân.
                        Thầy Trò chẳng nại tấm thân,
                        Rảo khắp Non Tần bận nữa thử coi.
                        Chơn tu thì quá ít-oi,
                        Nhiều người ẩn-sĩ quá lòi tánh tham.
                        Ði lần ra đến núi Sam,
                        Ðến nơi rảo khắp chùa am của người.
                        Dạy rồi bắt quá tức cười,
                        Thầy tu nhiều kẻ biếng lười quá tay.
                        Trẻ già biến hóa ai hay,
                        Dạo trong Bảy Núi chẳng nài công lao.
                        Rú rừng lúc thấp lúc cao,
                        Giả ra Nghèo-Khó vào nhiều am-vân.
                        Tu hành nhiều kẻ tham sân,
                        Làm sao cho đặng mau gần Phật-Tiên.
                        Ai ai cũng cứ ham tiền,
                        Ấy là đem sợi xích xiềng trói thân.
                        Lìa xa Bảy-Núi lần lần,
                        Xuống thuyền trực chỉ đến gần Hà-Tiên
                        Ðến đây giả Kẻ Không Tiền,
                        Rảo khắp thị-thiềng xin-xỏ bá-gia




                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.04.2007 05:19:12 bởi Ngọc Lý >
                        #12
                          Ngọc Lý 10.04.2007 09:40:39 (permalink)
                          .
                           
                          trang 5

                          Ði rồi cũng quá thiết-tha,
                          Trở về non cũ đặng mà dạo chơi.
                          Non Tiên gió mát thảnh thơi,
                          Nhưng nhớ việc đời lụy ngọc nhỏ sa.
                          Xuống trần lúc hát lúc ca,
                          Mà trong lê-thứ có mà biết chi.
                          Nam-mô hai chữ từ-bi,
                          Trần-hạ nói gì đây cũng làm thinh.
                          Tu thời nhàn hạ thân mình,
                          Phần Ðiên khuyên nhủ mặc tình ghét ưa.
                          Thiên-cơ ai dám nói thừa,
                          Mà trong bá-tánh chẳng ưa Ðiên Khùng.
                          Xuống thuyền chèo quế thung-dung,
                          Ði dạy đủ chỗ khắp cùng thử coi.
                          Rạch-Giá chợ nọ thoi-loi,
                          Gần nơi ven biển cá mòi nhiều hơn.
                          Tới đây giả kẻ Có Cơn,
                          Khi say khi tỉnh lúc hờn số căn.
                          Dương-trần đi lại lăng-xăng,
                          Chê chê nhạo nhạo cười rằng quân điên.
                          Ở đâu mà tới thị-thiềng,
                          Lính chẳng bắt xiềng nó lại bót đi.
                          Lòng thương vì tánh từ-bi,
                          Dạy-dỗ chuyện cùng mà chẳng ai nghe.
                          Dạy rồi Ðiên lại xuống ghe,
                          Long-Xuyên, Sa-Ðéc nói ròng vè-thơ.
                          Vợ chồng nghèo khổ bơ-vơ.
                          Ở nơi giữa chợ lại khờ lại quê.
                          Buồn trong lê-thứ ủ-ê,
                          Sóc-Trăng chợ ấy thuyền kề đến nơi.
                          Ðến đâu thì cũng tả-tơi,
                          Nói rõ việc đời sắp khổ sắp lao.
                          Thị-thiềng thiên-hạ lao-xao,
                          Chẳng có người nào tu-niệm hiền-lương.
                          Thấy trong trần-hạ thảm thương,
                          Ðâu có biết đường chơn chánh mà đi.
                          Lìa xa đô-thị một khi,
                          Thuyền loan trực-chỉ đến thì Bạc-Liêu.
                          Chợ nầy tàn-ác quá nhiều,
                          Phố-phường dân Thổ dân Tiều nhiều hơn.
                          Ði cùng thành-thị ráo trơn,
                          Ca-Mau đến đó thiệt hơn tỏ bày.
                          Cho trong bá-tánh chợ nầy,
                          Rõ việc dẫy đầy lao lý về sau.
                          Ðường đi lao-khổ sá bao,
                          Miễn cho trần-hạ biết vào đường tu.
                          Tu hành đâu có tốn xu,
                          Mà sau thoát khỏi lao tù thế-gian.
                          Thầy Trò lắm cảnh gian-nan,
                          Chừng nào hết khổ mới an tấm lòng.
                          Ðằng-vân đến tỉnh Gò-Công,
                          Vì thương dân-thứ mới hòng đến đây.
                          Xưa kia bão-lụt tỉnh nầy,
                          Mà sau cảnh khổ xứ nầy gần hơn.
                          Yêu dân lòng nọ chẳng sờn,
                          Thầy hát Tớ đờn dạy cũng khắp nơi.
                          Khỏi đây Bà-Rịa tách vời,
                          Ðến đó vậy thời trời mới sáng ra.
                          Chợ nầy đông-đúc người ta
                          Nhiều đuông chà-là lại với nho tươi.
                          Ðến đây Thầy Tớ hóa mười,
                          Nói nói cười cười bán thuốc Sơn Ðông.
                          Ai ai đều cũng ngóng trông,
                          Coi lũ khách nầy hát thuật làm sao.
                          Hát mà trong bụng xáo-xào,
                          Nói chuyện bên Tàu máu dổ tuôn rơi.
                          Cả kêu dân-chúng hỡi ôi,
                          Sao không thức tỉnh việc đời gần bên.
                          Khổ đà đi đến như tên,
                          Rán lo tu niệm tìm nền vinh-hoa.
                          Vinh nầy của Ðức Phật Bà,
                          Của Ông Phật Tổ ban mà cho dân.
                          Tu cho nhàn toại tấm thân,
                          Ðừng làm tàn-ác xa lần Tiên bang.
                          Hát kêu bớ kẻ giàu sang,
                          Rán lo làm phước làm doan mới là.
                          Ðến lâm cảnh khổ có Ta,
                          Với lịnh Phật Bà cứu vớt giùm cho.
                          Tu hành phải rán trì mò,
                          Gặp Lão Ðưa Ðò đừng có khinh-khi.
                          Dạy rồi Thầy Tớ liền đi,
                          Biên-Hòa đến đó vậy thì xem qua.
                          Ðến đây dạy-dỗ gần xa,
                          Khuyên trong bá-tánh vậy mà tỉnh tâm.
                          Ngày nay gặp Bạn Tri-Âm.
                          Rán mà trì chí đặng tầm huyền-cơ.
                          Tân-an dạy-dỗ kịp giờ,
                          Chẳng dám chần chờ đi thẳng Tây-Ninh.
                          Tới đây vừa lúc bình-minh,
                          Ðiên ra sức giảng mặc tình nghe không.
                          Giảng rồi Dầu-Một thẳng xông,
                          Thiềng-thị giáp vòng thứ chót là đây.
                          Thương dân giảng dạy dẫy-đầy
                          Rảo khắp tối ngày chẳng có nghỉ chơn.
                          Nhiều người hung-ác quá chừng,
                          Không biết đời khổ lo mừng lo vui.
                          Nhắc ra dạ nọ nào nguôi,
                          Từ đây Lục-tỉnh đui cùi thiếu chi.
                          Nói mà trong dạ sầu-bi
                          Bá-gia chậm chậm khinh-khi Ðiên nầy.
                          Ðừng ham nói nọ nói nầy,
                          Lặng yên coi thử Ðiên nầy là ai.
                          Cảm thương Ông Lão Bán Khoai,
                          Vì yêu dân-chúng chẳng nài nắng mưa.
                          Câu nầy nhắc chuyện năm xưa,
                          Khuyên trong trần-hạ hãy chừa lòng tham.
                          Khùng thời quê ngụ núi Sam,
                          Còn Ðiên chẳng có chùa am dưới nầy.
                          Vua Nghiêu xưa mở đất cày,
                          Ngày nay nhường lại cảnh nầy cho Ðiên.
                          Xuống trần day-dỗ huyên-thiên,
                          Dạy rồi thì lại thảm-phiền nhiều hơn.
                          Cầu xin Phật-Tổ ra ơn,
                          Lời Ðiên khuyên nhủ như đờn Bá-Nha.
                          Thị-thiềng khắp hết gần xa,
                          Từ đây sắp đến quê nhà Ðiên đi.
                          Ðừng thấy ngu dại mà khi,
                          Thầy thì Huệ-Lựu, Tớ thì Huệ-Tâm.
                          Ðời cùng còn chẳng mấy năm,
                          Khắp trong các nước thây nằm bằng non.
                          Cha thì chẳng thấy mặt con,
                          Vợ thì chồng chẳng được còn tại gia.
                          Khuyên trong lê-thứ trẻ già,
                          Tu hành hiền đức Phật mà cứu cho.
                          Ấy là quý báu thơm tho,
                          Ðừng ham gây-gổ nhỏ to làm gì.
                          Con thì ăn ở nhu mì,
                          Học theo luân-lý kính vì mẹ cha.
                          Sau nầy sấu bắt hùm tha,
                          Xử người tàn-bạo vậy mà tại đây.
                          Ðời xưa quả-báo thì chầy,
                          Ðời nay quả-báo một giây nhãn tiền.
                          Dương-trần phải rán làm hiền,
                          Ðừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
                          Người hung phải sửa cái thân,
                          Từ đây có kẻ Du-Thần xét soi.
                          Chuyện người chớ móc chớ moi,
                          Hãy treo gương thiện mà soi lấy mình.
                          Ai thương ai ghét mặc tình,
                          Phận mình cứ giữ tâm mình cho ngay.
                          Ðiên đây vưng lịnh Phương Tây,
                          Hầu hạ bên Thầy đặng cứu bá-gia.
                          Thấy đời lòng dạ tây-tà,
                          Cứ theo chế nhạo cười mà người Ðiên.
                          Ngồi buồn kể chuyện huyên-thiên,
                          Chẳng có ham tiền cũng bị ghét vơ.
                          Viết cho bá-tánh ít tờ,
                          Ði làm ruộng rẫy bỏ hờ theo xem.
                          Thương người nghèo khổ lấm-lem,
                          Thấy cảnh sung-sướng nó thèm quá tay.
                          Ai mà biết đặng ngày mai,
                          Ngày nay yên-tịnh ngày mai thảm-sầu.
                          Từ rày gặp cảnh buồn rầu,
                          Cho người tàn-bạo cứng đầu khinh-khi.
                          Dương-trần nay đáng sầu-bi,
                          Nên Ðiên mới nói chuyện ni tỏ tường.
                          Ðêm ngày tưởng Phật cho thường,
                          Phải rán lo-lường kim-chỉ từ đây.
                          Thương đời Ðiên mới tỏ bày,
                          Dạy trong trần-hạ ngày rày rán nghe.
                          Ðừng khi nhà lá chòi tre,
                          Nhà săng cột lớn bù-xè hay ăn.
                          Lúc nầy Ðiên mắc lăng-xăng,
                          Dương-trần biết đặng đạo-hằng mới thôi.
                          Chẳng ham cúng kiếng chè xôi,
                          Phật Trời chẳng muốn điều tồi ấy đâu.
                          Muốn cho dân hiểu Ðạo-mầu,
                          Chớ không có muốn chùa lầu cho cao.
                          Bao nhiêu cũng biết vàng thau,
                          Dạy khôn trần-thế chớ nào dạy ngu.
                          Sáng ngày con chó sủa tru,
                          Chừng heo cắn ổ hiềm-thù mới yên.
                          Ðừng ham giành-giựt của tiền,
                          Người hung hay gọi kẻ hiền rằng ngu.
                          Nay Ðiên chỉ rõ đường tu,
                          Ấy là đủ việc tài bù cho dân.
                          Thôi thôi nói riết dần lân,
                          Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên.
                          NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT

                          ***
                          BỬU châu công luyện chốn non Tần,
                          SƠN thủy môn giang bảo giác dân.
                          KỲ quái chờ nơi Thiên nhứt định,
                          HƯƠNG nồng dành thưởng kẻ tròn ân.
                           
                           


                          #13
                            TTL 27.06.2007 05:20:18 (permalink)

                            Đạo Hoà Hảo trong lịch sử (I)
                            Trần Gia Phụng


                            Trình bày trong LỄ KỶ NIỆM LẦN THỨ 68
                            NGÀY KHAI ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO tại Toronto, 24-6-2007


                            1. BỐI CẢNH ĐỊA LÝ

                            Phật giáo Hòa Hảo là tông phái Phật giáo do Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão (4-7-1939), tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang), gần biên giới Việt Nam – Cambodia. Do đó, trước khi nói đến Phật giáo Hòa Hảo, chúng ta nên tìm hiểu sơ lược nơi xuất phát đạo Hòa Hảo.

                            Châu Đốc nguyên đất của Chân Lạp (Cambodia). Vào năm 1757, tại Chân Lạp xảy ra tranh chấp ngôi báu. Chúa Nguyễn là Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat (cai trị Đàng Trong 1738-1765) cử Mạc Thiên Tứ, tổng trấn Hà Tiên, cầm quân qua Chân Lạp, lập Nặc Tôn lên ngôi vua tức Outey II (trị vì 1757-1775).

                            Nặc Tôn cắt đất Tầm Phong Long tặng chúa Nguyễn và cắt năm phủ Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Trực Sâm (miền nam Treang), Sài Mạt (Bentey Méas) và Linh Quỳnh tặng Mạc Thiên Tứ. Chúa Nguyễn lấy đất Tầm Phong Long đặt thành đạo Châu Đốc, nhập vào dinh Long Hồ (vùng Hậu giang ngày nay), và giao năm phủ cho Mạc Thiên Tứ sáp nhập vào trấn Hà Tiên.(1) Về sau, vua Tự Đức (trị vì 1848-1883) trả năm phủ nầy lại cho Chân Lạp.(2)

                            Dưới thời các vua nhà Nguyễn, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang. Sau khi sáu tỉnh Nam Kỳ chính thức bị nhượng cho Pháp bằng hòa ước 1874, ngày 5-1-1876, thống đốc Pháp là Duperré ký nghị định cải tổ hành chánh, chia Nam Kỳ lục tỉnh thành 4 khu vực hành chánh (circonscription administrative) là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac. Mỗi khu vực hành chánh được chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chánh (arrondissement administratif). Bassac là vùng phía nam sông Hậu, được chia thành các tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn và Sóc Trăng.(3) Tiểu khu Châu Đốc tức tỉnh Châu Đốc sau nầy, là nơi có làng Hòa Hảo quận Tân Châu.

                            Như thế, có thể nói vùng Hòa Hảo, Tân Châu, Châu Đốc là vùng đất nhập Việt tịch trễ nhất trong lịch sử Việt Nam, vào năm 1757 và chỉ hơn một trăm năm sau thì bị Pháp xâm chiếm.


                            2. PHẬT GIÁO TỨ ÂN

                            Người Việt trước đây vốn theo tam giáo Phật, Nho, Lão. Trong ba đạo giáo trên, lúc đầu, Phật giáo phát triển mạnh dưới thời nhà Lý (1010-1225), nhà Trần (1226-1400). Qua thời nhà Lê (1428-1789), do ảnh hưởng từ khi Minh thuộc (1407-1428), Nho giáo càng ngày càng thịnh hành.
                            Vào thế kỷ 17, nước ta xảy ra nội chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn. Chúa Trịnh mượn cớ tôn phò vua Lê, hùng cứ đất Bắc. Chúa Nguyễn muốn tách ra tự lập ở phương Nam, chống lại chúa Trịnh và ở vào thế chống lại vua Lê.

                            Trong giai đọan chống lại vua Lê, chúa Nguyễn không thể nói chuyện “trung quân”, và đề cao Nho giáo. Nho giáo là một triết thuyết chính trị hậu thuẫn mạnh mẽ cho chế độ quân chủ. Để tạm thời thay thế Nho giáo, các chúa Nguyễn phát triển Phật giáo, dùng Phật giáo làm nền tảng tư tưởng và tinh thần, để có thể tập hợp quần chúng. Các chúa Nguyễn cho xây dựng chùa chiền khắp nơi, mời cả tăng sĩ Trung Hoa sang giảng đạo.

                            Lúc đó, ở miền Nam, di dân mới bắt đầu khai canh, khẩn hoang, mở ruộng, lập vườn. Mọi nỗ lực tập trung vào việc sản xuất nông phẩm, xây dựng nông nghiệp. Làng mạc mới được tổ chức, chưa có chùa chiền, chưa có tăng lữ, chưa có thầy dạy chữ. Trong khi đó, nhu cầu tâm linh của di dân rất khẩn thiết và rất quan trọng trong cuộc sống mới. Di dân cần một điểm tựa tinh thần để vững tin trên bước đường mạo hiểm, khai phá.

                            Đáp ứng nhu cầu nầy, năm 1851, Đoàn Minh Huyên (1807-1856) dựa trên nền tảng giáo lý nhà Phật, đã khai sáng một tông phái Phật giáo mới là Bửu Sơn Kỳ Hương (Núi quý hương kỳ diệu), còn được gọi là đạo Lành, tại làng Long Kiến, Chợ Mới, An Giang. Ông chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, giản dị hóa nghi thức Phật giáo cho phù hợp với đời sống nông dân, không có tăng sĩ, không cất chùa mà tổ chức khẩn hoang, lập trại cho nông dân vừa sản xuất vừa tu học. Về tu nhân, Đoàn Minh Huyên khuyến khích dân chúng luôn luôn đền đáp “tứ đại trọng ân” (bốn ân lớn) là; ÂN TỔ TIÊN CHA MẸ, ÂN ĐẤT NƯỚC, ÂN TAM BẢO (trong đạo Phật), ÂN ĐỒNG BÀO VÀ NHÂN LỌAI. Điều đáng chú ý là ngoài “tứ đại trọng ân”, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không có giáo lý gì khác được đưa ra, và căn bản vẫn là cách tu tập theo Phật giáo cổ truyền.







                            Cảnh nhìn từ trên núi Sam
                            Nguồn: ferris.edu




                            Lúc bấy giờ, các quan chức địa phương nghi ngờ Đoàn Minh Huyên hoạt động chính trị, nên chuyển ông về chùa Tây An trên núi Sam (cũng ở An Giang) để dễ kiểm soát. Có thể vì vậy, dân chúng gọi ông là Phật thầy Tây An.(4) Sự nghi ngờ của các quan chức nhà Nguyễn chứng tỏ Phật thầy Tây An đã được khá đông quần chúng tin theo, nên các quan chức lo ngại ông làm lọan.

                            Thông thường, các tổ chức thế quyền của các tôn giáo liên kết với các thế lực cầm quyền để phát triển. Các nhà cầm quyền cũng thích liên kết với các tổ chức thế quyền của tôn giáo để củng cố và bảo vệ quyền lực. Ngay như Phật giáo Việt Nam trước đây, được các triều đại Lý Trần hỗ trợ, và ngược lại các tăng lữ Phật giáo ủng hộ hai triều đại Lý, Trần.
                            Điểm đặc biệt của Phật giáo Tứ Ân là xuất phát từ dân chúng, chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh và đời sống của dân chúng, không có hệ thống giáo quyền, không dựa vào chính quyền, và không phục vụ chính quyền. Nhu cầu đời sống của dân chúng lúc đó là tổ chức canh tác, khai khẩn đất hoang, sản xuất nông nghiệp.

                            Phật thầy Đoàn Minh Huyên từ trần năm 1856 tại chùa Tây An. Lúc bấy giờ, tại miền Nam, xuất hiện nhiều vị sư theo khuynh hướng Bửu Sơn Kỳ Hương như Phật Trùm mà không ai biết tên, Đức Bổn sư Ngô Văn Lợi (hành đạo khoảng 1870-1890), Sư Vải Bán Khoai (hành đạo khỏang 1901-1902) và Nguyễn Đa (gốc Bình Định, hành đạo cuối thế kỷ 19).(5)

                            Phật thầy Tây An có 12 đại đệ tử gọi là Thập nhị hiền thủ, trong đó nổi tiếng nhất là Trần Văn Thành và Nguyễn Văn Thới. Trần Văn Thành, thường được gọi là Cố Quản, giữ chức chánh quản cơ, khởi nghĩa chống Pháp ở Láng Linh (An Giang) cuối năm 1872, nhưng bị thất bại và mất tích năm 1873. Nguyễn Văn Thới (1866-1927), thường được gọi là Ba Thới, tác giả bộ Kim cổ kỳ quan, là một tác phẩm chú giải và khai triển giáo lý tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương.

                            Giai đọan Ba Thới và bộ Kim cổ kỳ quan có thể xem là thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Tứ Ân sang một tông phái mới là Phật giáo Hòa Hảo.


                            3. PHẬT GIÁO HÒA HẢO

                            Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) do Đức thầy Huỳnh Phú Sổ thành lập tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang), ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão (4-7-1939). Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 25 tháng 11 năm kỷ mùi (15-01-1920), là con trai đầu của ông Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm, một gia đình nông dân trung lưu.

                            Tiếp nối Phật giáo Tứ Ân, đạo Hòa Hảo chủ trương cải cách đạo Phật theo đúng với đời sống thực tế của nông dân, không thiết lập giai cấp tăng lữ, không tổ chức giáo quyền, không tích lũy giáo sản, không chú trọng đến hình thức, không làm chùa nguy nga, không tạc tượng, đúc chuông, không đốt vàng mã, khuyến khích các nghi lễ giản dị trong việc thờ phụng, cưới xin, tang lễ.

                            Sự nghiệp truyền giáo của Đức thầy Huỳnh Phú Sổ có thể chia thành hai giai đọan:

                            Giai đọan thứ nhất (1939-1942): Từ khi khai đạo, Đức thầy Huỳnh Phú Sổ vừa thuyết pháp, vừa sáng tác nhiều kệ giảng, dựa trên giáo lý nhà Phật, khuyên người gắng sức tu hành để thoát những tai ương do thời cuộc đưa đến. Những kệ giảng của Đức thầy thuần túy bằng tiếng Việt, rất giản dị, lại có vần điệu, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ và dễ lập lại hằng ngày trong cuộc sống, nên rất dễ phổ biến. Trong giai đọan nầy Đức thầy đã sáng tác năm sách kệ giảng, gồm tổng cộng 3,602 câu thơ.
                            Phật giáo Hòa Hảo càng ngày càng phát triển, khiến người Pháp lo ngại. Ngày 18- 5-1940, tức khoảng một năm sau ngày khai đạo, Pháp giải Đức thầy Huỳnh Phú Sổ từ làng Hòa Hảo về Châu Đốc để điều tra. Sau đó, Pháp đưa ông về Sa Đéc, rồi về làng Nhơn Nghĩa, rạch Xà No, tỉnh Cần Thơ, quản thúc từ ngày 23-5-1940. Nhiều tín đồ Hòa Hảo được tin, liền tìm đến thăm. Vì vậy, sau ba tháng ở Cần Thơ, người Pháp đưa ông lên Sài Gòn, an trí tại nhà thương điên Chợ Quán.(6) Ngày 5-6-1941, người Pháp lại dời Huỳnh giáo chủ về Bạc Liêu. Do sự can thiệp của quân đội Nhật, Huỳnh giáo chủ được thả và được đưa về sống ở Sài Gòn từ tháng 10-1942.

                            Giai đọan thứ hai (1942-1947): Do hoàn cảnh chính trị, từ năm 1942 Đức thầy Huỳnh Phú Sổ bắt đầu tiếp xúc với các nhân vật chính trị Nam phần, và bắt đầu dấn thân vào con đường họat động chính trị. Năm 1944, Huỳnh Phú Sổ thành lập Bảo An Đoàn PGHH tại một số tỉnh miền Tây.
                            Vào đầu năm 1945, về mặt đạo, ông tiến hành thành lập ban trị sự tỉnh hội PGHH. Đức thầy cho xuất bản sách Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo bằng văn xuôi, lưu loát, minh giải về “tứ ân, tam nghiệp, thập ác, bát chánh” trong đạo Phật, và giảng về nghi thức thờ phụng, cúng lạy, tang lễ, hôn nhân…

                            Cũng trong năm 1945, về phương diện chính trị, Huỳnh giáo chủ lập Việt Nam Vận Động Hội để tranh đấu đòi độc lập và thống nhất cho xứ sở. Từ đây, có thể nói Đức thầy Huỳnh Phú Sổ tham gia tích cực vào cuộc vận động cho nền tự do dân chủ của đất nước. Khuynh hướng nầy được Đức thầy bày tỏ trong bốn câu đầu bài “Quyết rứt cà sa”, thơ thất ngôn liên hoàn, sáng tác năm 1946 như sau:


                            “Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau,
                            Quyết rứt cà sa khoác chiến bào,
                            Đuổi bọn xâm lăng, gìn đất nước,
                            Ngọn cờ độc lập phất phơ cao…”(7)



                            Toronto, 24-6-2007

                            © DCVOnline

                            (1) Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, quyển X, bản dịch tập 1, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 2001, tr. 166.
                            (2) Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, quyển hạ, Houston: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 446.
                            Alfred Schreiner, Abrégé de l’histoire d’Annam, Saigon: 1906, tr. 338.
                            (3) Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, Sổ tay hành hương Đất phương Nam, Nxb. TpHCM, 2002, tr. 389. (4) Cũng theo tác giả sách nầy, danh xưng Tây An có thể bắt nguồn từ sắc chỉ của vua Thiệu Trị ban cho Doãn Uẩn là “An Tây mưu lược tướng quân”, vì ông đã có công bình định miền Tây.
                            (5) Các tài liệu viết về Phật thầy Đoàn Minh Huyên và các vị trong tông phái nầy, dựa trên tài liệu của: http://hoahao.org/default.asp?catid=21&nid=7530
                            (6) Tại miền Nam, có câu ca dao: “Bao giờ Chợ Lớn hết vôi / Tàu Tây hết chạy, thì tôi hết khùng.” Có thể câu ca dao nầy nhắm chỉ Huỳnh giáo chủ vì ông đã từng viết quyển Kệ dân của người khùng dài 476 câu, xuất bản lần đầu năm 1939, và nay Đức Huỳnh giáo chủ bị Pháp (Tây) bắt an trí ở nhà thương điên Chợ Quán, gần Chợ Lớn.
                            (7) Ngoài địa chỉ Internet trên đây, tài liệu viết về Đức thầy Huỳnh Phú Sổ còn theo sách: Sấm giảng thi văn tòan bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, do Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Hải ngọai ấn hành, Houston: 2004


                            http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3515
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.06.2007 05:28:45 bởi TTL >
                            #14
                              TTL 27.06.2007 06:47:38 (permalink)
                              Đạo Hoà Hảo trong lịch sử (II)
                              Trần Gia Phụng

                              Trình bày trong LỄ KỶ NIỆM LẦN THỨ 68
                              NGÀY KHAI ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO tại Toronto, 24-6-2007

                               
                               
                              4.- ĐẠO HÒA HẢO BỊ VIỆT MINH ĐÀN ÁP

                              Tình hình Việt Nam và thế giới biến chuyển nhanh chóng do việc Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Nhật Bản là Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện ngày 14-8-1945, thì cũng trong ngày nầy, tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ cùng các lãnh tụ đảng phái dân tộc thành lập Mặt Trận Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất (MTQGVNTN). Mặt trận nầy kết hợp Việt Nam Vận Động Hội (Hòa Hảo), Cao Đài, Tịnh Độ Cư Sĩ, Liên Đoàn Công Chức, Thanh Niên Tiền Phong và nhóm trí thức. Việt Minh không tham gia mặt trận nầy.

                              Ngày 21-8-1945, MTQGVNTN tổ chức cuộc mít tinh khổng lồ tại Sài Gòn, có thể lên tới khoảng 200,000 người tham dự, kêu gọi dân chúng đoàn kết, hy sinh tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Tuy có công khơi động phong trào yêu nước lên cao độ, nhưng MTQGVNTN không mạnh dạn nắm lấy chính quyền, để cho Mặt trận VM nhanh tay tổ chức biểu tình, cướp chính quyền như ngoài Hà Nội. Ngày 25-8-1945, Trần Văn Giàu, thuộc VM tuyên bố thành lập Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ Lâm Thời (Lâm ủy Hành chánh).

                              Trước đó, tại Âu Châu, Đức đầu hàng ngày 7-5-1945. Đại diện Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam, gần Berlin, quyết định về tương lai nước Đức. Bên cạnh đó, ngày 26-7-1945, cũng từ Potsdam, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa cùng gởi cho Nhật một tối hậu thư, buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện. Về vấn đề Đông Dương, tối hậu thư quyết định rằng quân đội Nhật sẽ bị giải giới ở Bắc vĩ tuyến 16 bởi quân đội Trung Hoa, và ở nam vĩ tuyến 16 bởi quân đội Anh, và không nói gì đến việc ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân Nhật về nước.

                              Pháp liền nhân cơ hội nầy, theo quân Anh trở lại Đông Dương. Khi đại tá Cédile nhảy dù xuống Tây Ninh ngày 22-8-1945, thì 5 ngày sau, tức ngày 27-8-1945, Trần Văn Giàu gặp Cédile để thương thuyết.

                              Tức thì, Lâm uỷ Hành chánh của VM bị phản đối mạnh mẽ. Việt Minh liền họp cùng MTQGVNTN ngày 4-9-1945 tại trường Mỹ Nghệ Gia Định (gần bệnh viện Nguyễn Văn Học), dưới sự chủ tọa của Đức Huỳnh Phú Sổ, đồng ý cải tổ Lâm uỷ Hành chánh. Cuộc cải tổ nầy được thông qua trong cuộc họp đêm 7-9-1945 tại trụ sở Tổng công đoàn đường De la Grandière (đường Gia Long), theo đó Phạm Văn Bạch làm chủ tịch Lâm uỷ Hành chánh, Trần Văn Giàu làm phó chủ tịch kiêm uỷ trưởng quân sự. Huỳnh Phú Sổ được mời làm cố vấn trong Lâm uỷ Hành chánh.

                              Chỉ hai ngày sau (9-9), Trần Văn Giàu tung người bao vây bắt Huỳnh Phú Sổ tại văn phòng, nhưng ông thoát được. Việt Minh tìm bắt giết những nhân vật quan trọng của Hòa Hảo như Huỳnh Thạnh Mậu (em ruột Huỳnh Phú Sổ), Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành tại Cần Thơ; Chung Bá Khánh, Đỗ Thiều, Võ Văn Thời tại Trà Vinh, Vĩnh Bình; đồng thời VM ra lệnh giải tán MTQGVNTN, và bắt các lãnh tụ của mặt trận nầy.

                              Trong khi đó, với sự giúp đỡ của Anh, Pháp đưa quân vào Sài Gòn, dần dần tái chiếm toàn bộ Nam Kỳ. Ngày 5-2-1946, tướng Leclerc tuyên bố tại Sài Gòn rằng Pháp đã hoàn tất việc bình định Nam Kỳ và nam Trung Kỳ. Ngày 5-3-1946, quân lính Anh chính thức chấm dứt nhiệm vụ và rút ra khỏi Việt Nam.(8)

                              Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ vẫn tiếp tục hoạt động chống Pháp. Ngày 21- 9-1946, ông chính thức thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã Đảng, được đồng bào miền Tây hưởng ứng mạnh mẽ. Tuyên ngôn của Dân Xã Đảng do Huỳnh Phú Sổ công bố, nhấn mạnh: "Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: "chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân". Đảng Dân Xã chủ trương "toàn dân chánh trị, thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào."(9)

                              Một lần nữa, Việt Minh lại mời Huỳnh Phú Sổ hợp tác. Tuy bề ngoài tỏ ra đoàn kết, nhưng từ tháng 12-1946, nghĩa là từ khi bùng nổ cuộc chiến tranh với Pháp, VM đưa ra ba mật lệnh cho nhân viên, bằng tất cả các cách, triệt hạ uy tín Đức Huỳnh Phú Sổ, phá vỡ tổ chức Dân Xã Đảng, và thủ tiêu các lãnh tụ của đảng nầy.(10)

                              Những cuộc xô xát giữa Dân Xã Đảng và VM càng ngày càng trầm trọng. Ngày 16-4-1947, Bửu Vinh, chi đội trưởng Vệ Quốc Quân, và Trần Văn Nguyên, thanh tra chính trị miền Tây, mời Đức Hùynh Phú Sổ đến họp để giải quyết các cuộc xung đột giữa lực lượng hai bên tại Sa Đéc. Nhân đó, đoàn của Đức Huỳnh Phú Sổ bị tấn công tại kênh Đốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú, Kiến Phong). Việt Minh đem ông đi mất tích.(11) Tín đồ Hòa Hảo tin rằng ông chưa chết, nhưng cho đến nay (2007), 68 năm sau biến cố kênh Đốc Vàng Hạ, chưa có tin tức gì cụ thể về việc ông còn sống.

                              Sau khi Đức thầy Huỳnh Phú Sổ mất tích, Đức ông Huỳnh Công Bộ, phụ thân của Đức thầy, đứng ra lãnh đạo PGHH cả về mặt đạo, lẫn mặt đời. Lực lượng Hòa Hảo lúc đó vừa chống Pháp, vừa chống VM. Tuy nhiên, cũng có khi quân Hòa Hảo bắt tay với Pháp chống VM. Ở miền Tây, lực lượng Hòa Hảo do 4 nhân vật chính chỉ huy là: 1) Trần Văn Soái (Năm Lửa) ở Cái Vồn, Cần Thơ và Vĩnh Long. 2) Nguyễn Giác Ngộ ở Chợ Mới, An Giang. 3) Lê Quang Vinh (Ba Cụt) ở An Giang, và Cần Thơ. 4) Lâm Thành Nguyên ở Châu Đốc và Hà Tiên.(12)






                              Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo trước 1975


                              5.- ĐẠO HÒA HẢO TỪ 1954 ĐẾN 1975

                              Chiến tranh chấm dứt năm 1954. Theo Hiệp định Genève (20-7-1954) nước Việt Nam bị chia hai ở sông Bến Hải, ngang qua vĩ tuyến 17. Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tức đảng CSVN, cai trị phía bắc, chính phủ Quốc gia dưới quyền Quốc trưởng Bảo Đại ở phía nam.

                              Lúc đầu các thế lực Hòa Hảo ủng hộ và tham gia chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ ngày 24-9-1954, như các ông Trần Văn Soái (quốc vụ khanh, ủy viên Quốc phòng), Lương Trọng Tường (tổng trưởng Kinh tế), Nguyễn Công Hầu (tổng trưởng Canh nông).(12)

                              Dần dần, chính phủ Ngô Đình Diệm muốn tập trung quyền lực vào trung ương, quy tập các lực lượng chính trị và giáo phái vào tay chính phủ. Ngày 27-1-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm ban hành nghị định số 41-NV, cấm Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (Dân Xã Đảng) của PGHH, không được hoạt động.(13) Có thể vì chính sách tập trung quyền lực về trung ương của chính phủ, hai tháng sau, các nhân vật Hòa Hảo trong nội các Ngô Đình Diệm từ chức ngày 30-3-1955.(14) Từ đó, rạn nứt giữa chính phủ Diệm và các giáo phái càng ngày càng trầm trọng.

                              Chính phủ Diệm mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do đại tá Dương Văn Đức chỉ huy từ 5-6-1955 đến 29-12-1955, bình định miền Tây. Chính phủ đặt các tướng Hòa Hảo là Trần Văn Soái (Năm Lửa) và Lê Quang Vinh (Ba Cụt) ra ngoài vòng pháp luật, tiến đánh căn cứ đóng quân của các tướng nầy từ Cần Thơ xuống tới Châu Đốc

                              Sau chiến dịch Đinh Tiên Hoàng là chiến dịch Nguyễn Huệ từ ngày 1-1-1956, tiếp tục bình định miền Tây, do thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy. Ngày 2-3-1956, tướng Trần Văn Soái tuyên bố trở về hợp tác với chính phủ Diệm. Ngày 13-4-1956, tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bị bắt ở Chắc Cà Dao, gần Long Xuyên. Ngày 11-6-1956, Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên án tử hình tướng Lê Quang Vinh. Ngày 4-7-1956, Tòa án Quân sự nhóm ở Cần Thơ, tuyên án tử hình tướng Lê Quang Vinh một lần nữa. Ông bị hành quyết sáng ngày 13-7-1956 tại nghĩa địa Cần Thơ.(14)

                              Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc tập trung quyền lực vào tay chính phủ, tiêu diệt các giáo phái, nhưng cũng chính vì vậy, chính phủ đã phá hủy mạng lưới các cơ sở chống cộng hạ tầng của PGHH, mà chính phủ không thể thay thế được, tạo cơ hội cho cộng sản xâm nhập vùng nông thôn miền Tây.

                              Ngày 1-11-1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị đảo chánh. Thật lạ lùng, người đảo chánh ông Diệm chính là người đã vâng lệnh ông Diệm đánh phá Phật giáo Hòa Hảo năm 1956, tướng Dương Văn Minh. Từ năm 1964, Phật giáo Hòa Hảo tái phục hồi hoạt động, bầu lại Hội đồng Trị sự Trung ương và các ban Trị sự địa phương các tỉnh. Tuy nhiên, tình hình thay đổi sau ngày 30-4-1975.

                              6.- ĐẠO HÒA HẢO BỊ ĐÀN ÁP SAU BIẾN CỐ 30-4-1975

                              Từ sau ngày 30-4-1975, khi cộng sản cầm quyền, Hội đồng Trung ương và các ban Trị sự địa phương PGHH bị giải tán và cấm hoạt động. Tổ đình PGHH bị cô lập. Chẳng những đàn áp, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) còn bắt giết hay giam cầm dài hạn những nhà lãnh đạo PGHH.

                              Trước sự phản đối của dư luận ở trong cũng như ngoài nước, năm 1999, Liên Hiệp Quốc gởi một phái đoàn đến điều tra về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Lúc đó, nhà nước CSVN mới lập Ban Đại diện (chứ không phải ban Trị sự) PGHH ngày 25-6-1999. Quy chế mới của Ban Đại diện quốc doanh PGHH hủy bỏ đạo kỳ màu dà, rút gọn sấm giảng của Đức thầy, hủy bỏ Đại lễ tưởng niệm Đức thầy hằng năm…(15) Ban Đại diện “quốc doanh” nầy do Nguyễn Văn Tôn, tức Mười Tôn làm trưởng ban.(16)

                              Khi ban Đại diện quốc doanh PGHH do Mười Tôn đứng đầu được thành lập, ông Lê Quang Liêm, nguyên là Trưởng ban Trị sự Trung ương PGHH cuối cùng trước năm 1975, mới hoạt động trở lại dưới danh hiệu PGHH THUẦN TÚY (PGHHTT). Dầu không được nhà nước CS chấp nhận, nhưng PGHHTT được nông dân hưởng ứng và tin theo đông đảo. Nhà nước CS liền ra lệnh quản chế ông Lê Quang Liêm từ tháng 3-2003, cho đến tháng 8-2004 mới chấm dứt.

                              Nhà nước CSVN tiếp tục đàn áp việc hành đạo và bắt bớ tín đồ PGHH, đến nỗi ngày 5-8-2005, hai tín đồ PGHH tự thiêu ở An Giang. Người thứ nhất là ông Võ Văn Bửu tại xã Mỹ An, quận Chợ Mới, và người thứ hai là ông Trần Văn Út tại bắc Vàm Cống quận Châu Thành.

                              Tin mới nhất, ngày 6-6-2007, do ông Nguyễn Văn Cội, phát ngôn viên khối PGHHTT cung cấp cho đài Á Châu Tự Do, nhà nước CSVN hiện đang giam giữ 14 chức sắc và tín đồ thuộc Giáo HPGHHTT, và kêu án từ 4 năm đến chung thân khổ sai, vì tranh đấu đòi hỏi tự do tôn giáo.(17)

                              Nói chung, chế độ CSVN đàn áp PGHH có thể vì các lý do chính sau đây:

                              - Thứ nhất, CSVN rất lo sợ các đòan thể hay các tôn giáo có tổ chức quần chúng. Tuy không tổ chức hệ thống giáo hội, nhưng “tín đồ Hòa Hảo là quần chúng có tổ chức”,(18) và tổ chức khá chặt chẽ, nên CSVN rất lo sợ và đề phòng PGHH.

                              - Thứ hai, có thể nói, trong suốt thời gian chiến tranh vừa qua, CSVN khó thâm nhập vào những khu vực có tín đồ PGHH. Những làng Hòa Hảo là những làng thanh bình nhất tại miền Nam. Vì vậy, CSVN trả thù PGHH đã gây trở ngại họat động của CSVN từ 1945 đến 1975. 

                              - Thứ ba, do việc Đức thầy Huỳnh Phú Sổ bị CSVN hãm hại, CSVN biết rằng PGHH không phục tòng CSVN.

                              - Thứ tư, đa số tín đồ của PGHH là nông dân. Cộng sản Việt Nam theo chủ trương của Mao Trạch Đông, lấy nông thôn bao vây thành thị, và xem nông dân là thành phần nòng cốt của cuộc cách mạng. Thế mà nông dân miền Tây tin tưởng vào PGHH hơn là tin tưởng CSVN. Đối với CSVN, đó là một “tội lỗi” to lớn của PGHH, mà CSVN không thể dung thứ được.

                              - Thứ năm, trước việc CSVN đàn áp PGHH, các tín đồ PGHH, với truyền thống bất khuất, đã đứng lên tranh đấu đòi TỰ DO TÍN NGƯỠNG, tức đòi NHÂN QUYỀN và DÂN QUYỀN, là điều mà CSVN rất cấm kỵ.

                              - Cuối cùng, các tôn giáo khác như Phật giáo, Ky-Tô giáo La-Mã, các tông phái Tin Lành, có thế quốc tế, nên CSVN có phần dè dặt khi đụng chạm, có thể bị dân chúng các nước trên thế giới phản đối, gây ảnh hưởng xấu đến ngoại giao hay ngoại thương. Trái lại, PGHH là một tôn giáo thuần túy Việt Nam, không có thế quốc tế. Ngoại trừ những vi phạm nhân quyền trầm trọng, ít ai can thiệp giúp PGHH Vì vậy, CSVN dễ mạnh tay với PGHH mà ít sợ phản ứng quốc tế.

                              Đó là những lý do chính khiến CSVN đàn áp không nương tay những sinh họat của PGHH hiện nay ở trong nước.

                              KẾT LUẬN

                              Nói chung, Phật giáo Tứ Ân và PGHH xuất hiện đúng lúc theo nhu cầu tâm linh của nông dân miền Tây nam Việt Nam, và là tôn giáo gắn liền với lịch sử dân tộc. Đạo Phật đã được giản dị hóa, phù hợp với tâm thức và đời sống của nông dân, nên được nông dân tin theo rất đông. Có thể nói, Đức Phật Thầy Tây An và Đức thầy Huỳnh Phú Sổ là những vị tổng tuyên úy Phật giáo của nông dân Nam Kỳ.

                              Điều lạ lùng nhất là PGHH không có chùa, không có giáo hội, không có tăng sĩ, không nghi lễ xa hoa, và PGHH chỉ có những ban trị sự để tín đồ tự quản lý với nhau, chỉ có những câu kinh tiếng kệ đơn giản, phổ thông, không tiếng Phạn, hoàn toàn bằng tiếng Việt. Thế mà PGHH đã đưa cả một hệ thống triết lý cao siêu là đạo Phật, đến tận từng cá nhân, từng gia đình, từng mái nhà, và trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời sống tâm linh cũng như đời sống xã hội cho cả một khối dân khổng lồ hàng triệu nông dân miền Tây, để mọi người cùng sống đạo, sống lương thiện, hài hòa với mọi người, cùng thực hành đạo pháp ngay trong đời thường.

                              Hiện nay, ai cũng đồng ý rằng dưới sự cai trị của chế độ CS, tình trạng văn hóa, luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam chúng ta đang suy thoái trầm trọng. Trong tiến trình dân chủ hóa tòan cầu, chắc chắn chế độ CS không thể tồn tại lâu dài. Sẽ đến lúc tự do dân chủ trở lại trên quê hương Việt Nam. Khi đó, chắc chắn PGHH sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hưng nền văn hóa, luân lý và đạo đức cổ truyền của dân tộc.

                              TRẦN GIA PHỤNG
                              (Toronto, 24-6-2007)





                              CHÚ THÍCH

                              8. Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Paris: Editions Du Seuil, 1952, tr. 176.
                              9. Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Hải ngọai, sđd. tr. 533.
                              10. Lữ Giang, Những bí ẩn đàng sau cuộc chiến Việt Nam, quyển 1, tái bản lần thứ nhất, California: 1999, tr. 366. Mật lệnh lần thứ nhất ngày 26-12-1946 của Kiều Tấn Lập, giám đốc Sở chính trị thuộc Nha công an; mật lệnh thứ hai của Phạm Hùng, ngày 30-1-1947, xứ ủy Nam Bộ; mật lệnh thứ ba của Nguyễn Văn Tây, thanh tra chính trị miền Tây Nam Bộ.
                              11. Tài liệu theo: http://hoahao.org/default.asp?catid=21&nid=7530 (trích ngày 12-6-2007).
                              12. Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề năm, tt. 156-157.
                              13. Trần Nguơn Phiêu, Những ngày qua, bút ký, Texas: Nxb. Hải Mã, 2005, tr. 101.
                              14. Đoàn Thêm, sđd. tt. 167, 199.
                              15. Trần Nguơn Phiêu, sđd. tr. 102.
                              16. Theo nguồn tin của một người quê Long Xuyên, hiện sinh sống tại Toronto. Cũng theo nguồn tin nầy, trước năm 1975, Mười Tôn nguyên là một tín đồ Hòa Hảo, vì tranh chấp đất đai, gây ra án mạng, nên bỏ theo CS để tránh tù tội. Năm 1975, Mười Tôn là Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Long Châu Hà. Long Châu Hà là một tỉnh ghép khi CSVN mới cầm quyền sau 1975, gồm Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên. Về sau, chia lại tỉnh thì Long Xuyên-Châu Đốc đổi thành An Giang, Hà Tiên đổi thành Kiên Giang.
                              17. Theo các bản tin của đài Á Châu Tự Do (RFA) trong các ngày liên hệ.
                              18. Trần Nguơn Phiêu, sđd. tr. 67.

                              http://www.viet.no/content/view/1440/87/
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.06.2007 06:50:09 bởi TTL >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9