Đau hạ vị
Asin 09.08.2004 10:27:59 (permalink)
1.
Mô tả: Ðau vùng bụng dưới ngay đường giữa hầu hết là do bệnh lý từ đường tiết niệu - sinh dục, đôi khi từ đường phụ khoa hay tiêu hóa.

2.
Bệnh sinh:
Ðau do đường niệu - sinh dục thường đi kèm viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn. Ðau do viêm nhiễm thường nặng nề một cách kinh điển hơn nếu có đã ảnh hưởng đến chủ mô của cơ quan.

Ðau hạ vị liên miên không liên quan đến sự căng bàng quang và hiếm khi có nguồn gốc từ hệ niệu - sinh dục.

Bướu từ hệ niệu - sinh dục có tính chất ác tính thường không tạo ra cơn đau nếu không có tắc nghẽn hoặc xâm lấn vào dây thần kinh. Ðau thường là dấu hiệu trễ trong trường hợp này.


Tiền liệt tuyến

Thường thứ phát sau viêm nhiễm với sự phù nề vàcăn chướng do căn nề bao tiền liệt tuyến thứ phát.

Những triệu chứng đầu tiên khu trú ở vùng hội âm nhưng đau thường có biểu hiện phía trên xương mu.

Phù nề nặng có thể có thể tạo ra các cơn căn đường niệu cấp tính.

Bàng quang

Thường xuất hiện đau khi bàng quang căng quá mức sau viêm nhiễm hay bế tắc đường niệu cấp tính.

Trường hợp mạn tính, quá trình tồn đọng cũng tiến triển chậm và thường là không gây triệu chứng mặc dù thể tích tồn lưu là rất lớn.

Viêm bàng quang thường tạo ra những cơn đau hạ vị từng đợt.

Viêm bàng quang do vi trùng hay viêm kẽ bàng quang thường trầm trọng về triệu chứng khi bàng quang đầy và bớt khi bàng quang xẹp.

Ðau hằng định và có cảm giác châm chích như kim đâm vào cuối dòng.

Ðau có thể lan dọc theo niệu đạo và thường kèm triệu chứng kích khi đi tiểu (tiểu gấp, tiểu nhiều lần).

Niệu đạo

Hẹp niệu đạo do nhiễm trùng, chấn thương và có thể gây nên bí tiểu cấp.

Hội chứng niệu đạo: Tiểu khó, tiểu nhiều lần và khó chịu trên xương mu ở phụ nữ mà không có một triệu chứng khách quan nào về bất thường về niệu khoa. Có khi nguyên nhân không rõ.

3.
Nguy cơ cao:

Nhiễm trùng đường tiểu tái phát
Phì đại tiền liệt tuyến: có thể gây nên bí tiểu cấp tính

Sỏi niệu

Bệnh nhân tổn thương hệ miễn dịch: Gia tăng tính nhạy cảm đối với nhiễm trùng.

Ðiều trị tia xạ đối với bệnh lý ác tính.



CHẨN ÐOÁN PHÂN BIỆT

Nguyên nhân ở hệ niệu:

Niệu đạo: Hội chứng niệu đạo; hẹp niệu đạo .
Tiền liệt tuyến : Viêm tiền liệt tuyến không do vi trùng; Viêm tiền liệt tuyến mạn hoặc cấp tính, hội chứng đau như của tiền liệt tuyến ; Viêm U hạt tiền liệt tuyến không đặc hiệu cấp tính.

Bàng quang : Viêm kẽ bàng quang; sỏi bàng quang, dị vật bàng quang, viêm bàng quang do trùng cấp, ung thư bàng quang, bí tiểu.

Niệu quản đọan xa: Do sỏi, nhiễm trùng xuôi dòng, dị vật bàng quang, bất thường ống niệu rốn.

Ðau ở đường giữa bụng dưới do những điều kiện khác:

Ruột non và ruột già: Viêm ruột thừa, viêm ruột, viêm túi thừa, u phân, bệnh lý ác tính.
Phụ khoa: viêm phần phụ, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung.




BỆNH SỬ:

Ðau hạ vị liên miên thường không liên quan đến bí tiểu và cũng hiếm khi có guồn gốc từ niệu khoa.

Bí tiểu cấp: Do phù nề nhiều và căng dãn bao tiền liệt tuyến (viêm tiền liệt tuyến , ung thư tiền liệt tuyến ); Hẹp niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến, sỏi đọan xa niệu quản, bàng quang thần kinh.

Triệu chứng kích thích đường tiểu (tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu đêm và tiểu gấp), nhiễm trùng đường tiểu hay mô mềm, viêm kẻ bàng quang, hội chứng niệu đạo , hội chứng đau như của tiền liệt tuyến, sỏi niệu, dị vật (stent, catheter.), xuất tinh máu.

Xuất tinh đau.

Chấn thương

Xạ trị bệnh lý ác tính.



KHÁM THỰC THỂ:

Thăm khám trực tràng:
Khám tiền liệt tuyến

+ Thấy căng, sưng và cảm giác lầy nhầy: Viêm u hạt bàng quang do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.

+ Tiền liệt tuyến chai cứng chắc và cảm giác nóng khi sờ: viêm tiền liệt tuyến do vi trùng .

Khám bụng:
+ Bụng căng chướng: Bí tiểu cấp do căng bàng quang

+ Có phản ứng dội

+ Cảm giác căng tức vùng hạ vị khi thăm khám: tắc nghẽn đường tiểu, viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.

XÉT NGHIỆM:

1. Công thức máu

Bạch cầu tăng với công thức bạch cầu chuyển trái: nhiễm trùng hay viêm nhiễm.
2. Tổng phân tích nước tiểu và cấy

Mủ niệu, nitrite và bạch cầu trong nhiễm trùng tiểu.
pH, tinh thể calcium, acid uric, oxalate, citrate/nước tiểu 24H, sỏi nịêu.
3. Tế bào học nước tiểu: tìm bệnh lý ác tính.


HÌNH ẢNH HỌC

1. KUB: ít có giá trị trong bệnh lý viêm nhiễm. Vô cùng quan trọng trong bệnh lý sỏi niệu, bướu và dị vật.

2. Niệu đạo ngược dòng: đánh giá hẹp niệu đạo.

3. CT scanner: đánh giá giai đọan của bướu, đánh giá sỏi, không có giá trị trong nhiễm trùng không biến chứng đường niệu sinh dục.

4. Siêu âm: tìm thể tích tồn lưu nước tiểu trong bàng quang, sỏi.



XÉT NGHIỆM CHUYÊN BIỆT

1. Soi bàng quang :

Chống chỉ định trong trường hợp viêm tiền liệt tuyến do vi trùng

Viêm kẻ bàng quang

+ Thực hiện dưới vô cảm để cho phép đủ làm căng bàng quang, và lượng giá quá trình trị liệu.

+ Quan sát sỏi.

+ Tiếp cận niêm mạc bàng quang đánh giá sang thương và những vùng viêm.

2. Niệu động học:

Ðánh giá dung tích bàng quang trong viêm bàng quang kẽ.

Ðánh giá bàng quang thần kinh.



3. Nội soi niệu quản: Nhìn thấy đường tiểu trên, nếu cần lấy sỏi.



ÐIỀU TRỊ BAN ÐẦU

1. Bí tiểu : Ðặt thông.


2. Viêm tiền liệt tuyến cấp

Chống chỉ định đặt thông tiểu.

Có thểđặt thông trên xương mu cho đến khi việc đi tiểu tương đối ổn định.

Kháng sinh: Flourroquinolone hay trimethoprim- sulfamethoxazole cho đến khi có kết quả cấy và kháng sinh đồ.


3. Phì đại tiền liệt tuyến

Ðặt thông tiểu để giải phóng bế tắc cấp tính, nếu không thể thực hiện được phải mở bàng quang ra da.

Ðặt thông tiểu sau khi cắt đốt tiền liệt tuyến qua nội soi hay bất kỳ kỹ thuật nào điều trị tiền liệt tuyến (laser hay sóng vi ba).

Ðiều trị nội khoa kèm theo cho bớt bí tiểu và suy thận đi kèm.


4. Viêm kẽ bàng quang :

Bơm căng bàng quang dưới vô cảm.

Giáo dục bệnh nhân.

Amitriptyline

Antihistamine

Bơm rửa bàng quang với DMSO



5. Sỏi bàng quang

Lấy sỏi bàng quang qua nội soi sau khi đã nghiền nát bằng tay hay tán sỏi.

Mở bàng quang lấy sỏi hiếm khi cần.


6. Viêm bàng quang cấp do nhiễm trùng :

Thường được dùng một đợt 7-14 ngày, đôi khi có gây một số khó chịu ở phụ nữ.

Ở nam nếu có viêm bàng quang không triệu chứng nên dùng một đợt kháng sinh 7 ngày.


7. Ung thư bàng quang :

+ Bướu nông: bơm BCG vào bàng quang . Cắt đối nội soi bướu tiền liệt tuyến qua ngã niệu đạo

+ Bướu xâm lấn: cắt bỏ bàng quang

8. Hội chứng niệu đạo

Bệnh tự giới hạn.

Nên điều trị nâng đỡ hạn chế tổn thương.


9. Hẹp niệu đạo:

Nong niệu đạo, mở rộng lổ sáo.

THEO DÕI

1. Viêm tiền liệt tuyến: Tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu nên được thực hiện nếu có triệu chứng tái phát.

2. Sỏi bàng quang: khi có triệu chứng.

3. Bướu bàng quang: Tế bào học nước tiểu kết hợp IVP hay CT scanner.

4. Viêm bàng quang nhiễm trùng cấp: thử nước tiểu thường quy.

5. Viêm kẻ bàng quang: khi cần thiết.

6. Hội chứng niệu đạo: khi có triệu chứng.

7. Hẹp niệu đạo:

Không lo chỉnh sửa cho đến khi điều trị được 1 năm ổn định.

Ðo niệu dòng đồ và niệu đạo ngược dòng trong quá trình theo dõi.



Bác sỹ Lê Anh Tuấn lược dịch
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9