Tiểu đau
Asin 09.08.2004 10:30:01 (permalink)
BS Lê Anh Tuấn lược dịch


I. Định nghĩa:

Cảm giác đau hay rát bỏng có thể thấy khi bắt đầu, lúc đang hoặc sau khi tiểu.
Tiểu đau thường do viêm nhưng nếu tiểu đau kéo dài không giải thích được phải tầm soát vấn đề ung thư.

Thường đi kèm tiểu nhiều lần (frequency) và tiểu gấp (urgency).

Thường là triệu chứng khởi đầu để đi tìm những triệu chứng và dấu hiệu khác (ví dụ tiểu máu)

II. Bệnh nguyên

Do kích thích các đầu tận cùng của thần kinh tại bàng quang, niệu đạo và tiền liệt tuyến làm cho cảm giác ngưng đột ngột sự đi tiểu do đau và rát bỏng.

Đau có khuynh hướng đi từ trong bàng quang ra lổ tiểu hay niệu đạo đoạn xa (ở nam).

Nhóm nguy cơ bị tiểu đau:

Hoạt động tình dục ở nữ, chấn thương gần đây, phẩu thuật hay nội soi trên đường niệu, suy giảm miễn dịch, hoạt động tình dục không cẩn trọng, tiển sử gia đình có sỏi thận, tia xạ vùng chậu, thường bị sốt cao gần đây, bệnh sử tương tư với người phối ngẫu.

III. Các nguyên nhân:

1. Do viêm:

Bàng quang: Viêm bàng quang (do vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, lao), viêm kẽ bàng quang, viêm bàng quang do xạ.

Niệu đạo: nắp niệu đạo, viêm niệu đạo đặc hiệu hay không đặc hiệu, dị vật, sau thủ thuật nội soi, do xạ.

Tiền liệt tuyến (viêm tiền liệt tuyến (do vi trùng hay do hóa chất)

Do các cơ quan lân cận: ruột thừa, tử cung, âm đạo, ruột non, ruột già và trực tràng.

2. Do bướu:

Bướu nguyên phát ở bàng quang (ung thư bàng quang, tiền liệt tuyến, niệu đạo).
Bướu thứ phát: Do thâm nhiễm từ bướu của các cơ quan đường tiêu hóa và phụ khoa.

3. Do dị vật:

Sỏi bàng quang sỏi niệu quản đoạn xa, niệu đạo.
Dị vật đưa từ ngoài vào.

4. Do tắc nghẽn:

Co thắt cổ bàng quang
Van niệu đạo sau

Phì đại tiền liệt tuyến

Sỏi, hẹp niệu đạo

Hẹp lổ sáo

IV. Làm sao biết được nguyên nhân tại sao?

1. Liên quan giữa tuối và hoạt động tình dục:

Nhiễm trùng tiểu dưới là nguyên nhân thường gặp nhất ở nữ giới, rất có thể tuổi càng cao nguy cơ ung thư càng cao.
2. Thời điểm và vị trí của đau:

Đau khi bắt đầu tiểu thường liên quan đến bệnh lý niệu đạo (nắp lổ tiểu).
Đau trong lúc đang tiểu thường liên quan đến hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo --> Phải xem tính chất dịch tiết từ niệu đạo.

Đau sau khi tiểu xong thường liên quan đến bàng quang, đôi khi có cảm giác rùng mình khó chịu trong dương vật thường do viêm và sự kích thích vùng tam giác bàng quang ( sỏi, viêm bàng quang) hoặc ung thư tế bào chuyển tiếp (TCC) ở vùng đáy.

Lưu ý khi sỏi kẹt niệu quản nội thành bàng quang cũng gây nên triệu chứng tiểu đau dữ dội sau khi đi.

3. Có dịch tiết bất thường ở niệu đạo không?

Thường do viêm niệu đạo hay tiền liệt tuyến.
4. Có triệu chứng gì ở âm đạo không?

Ngứa ngáy vùng âm hộ, huyết trắng, hôi thường do viêm âm đạo.
5. Có kèm tiểu máu không?

Tiểu máu có thể đi kèm với nhiễm trùng tiểu dưới.
6. Có tiền sử chấn thương không?

Chấn thương trên đường niệu?
Có thực hiện thủ thuật trên đường niệu?
--> có thể gây viêm nhưng thường đáp ứng với chống nhiễm trùng.

7. Liên quan đến triệu chứng đường tiểu dưới?

Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, dòng tiểu chậm có thể do phì đại tiền liệt tuyến (nam), hẹp niệu đạo (nữ) tiểu không hêp có thể do sỏi hay nhiễm trung.
8. Có tiển sử ngoại khoa hay nội khoa đặc biệt

Phẩu thuật trên thận hay đường tiểu
Bệnh lây qua đường tình dục

Đặt thông niệu đạo có thể gây nên hẹp niệu đạo.

9. Thuốc đang dùng?

Podophillin dùng trong bướu condyloma niệu đạo, dị ứng với thuốc xịt rửa âm đạo
Tiểu phosphate hay tinh thể.

10. Tiển sử về tình dục?

Giao hợp lần đầu hoặc thời gian gần đây.
Phụ nữ trẻ có triệu chứng tiểu đau, tiểu nhiều lần và huyết trắng sau khi giao hợp thường do viêm niệu đạo.

11. Tiền sử thuốc lá?

Thường kèm với ung thư tế bào chuyển tiếp và nhiễm trùng tiểu dưới tái phát.
12. Tiền sử gia đình:

Tiểu đường
Sỏi thận

Ung thư

Bệnh lý trào ngược.

13. Những triệu chứng khác đi kèm:

Cảm giác tức và đau tên xương mu thường do viêm bàng quang.
Sốt thường do tác nhân viêm nhiễm tấn công vào mô cần điều trị gấp.

V. Khám

1. Dấu hiệu sinh tồn: sốt và mạch nhanh do đáp ứng viêm của cơ thể.

2. Ấn đau hố thận --> viêm đài bể thận cấp hay sỏi niệu.

3.Căng đau hạ vị thường viêm bàng quang.

4. Có khối bất thường trong bụng cần khảo sát tìm bệnh lý cơ quan khác kèm theo.

5. Khám cơ quan sinh dục xem có kèm viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Có hẹp miệng lổ tiểu không, viêm lổ sáo? carucle niệu đạo haysa niệu đạo?

6. Xem chất tiết niệu đạo đặc biệt là sau khi massage tiền liệt tuyến.

7. Thăm khám trực tràng: tiền liệt tuyến căn đầy trong viêm tiển liệt tuyến, nếu có nốt cục gợi ý ung thư. massage tiền liệt tuyến cũng giúp chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến, đánh giá viêm trực tràng, tìm máu ẩn trong phân để tầm soát bệnh lý tiêu hoá.

VI. Xét nghiệm chẩn đoán:

Soi cấy nước tiểu.

Tế bào học/ nước tiểu

Công thức máu toàn bộ và chứng năng thận

VII. Hình ảnh học:

1. Hệ niệu không sửa soạn (KUB): tìm sỏi và dị vật hệ niệu.

2. Niệu ký nội tĩnh mạch (IVU):

Tiểu đau tái phát
Mục đích tìm sỏi

Hình khuyết bất thường do bướu

Bất thường về giải phẫu học

Kén ký sinh trùng.

3. Siêu âm:thay thế IVU ở nhủ nhi.

4. CT scanner và MRI bụng: hữu ích trong khảo sát bướu.

VIII. Xét nghiệm chuyên biệt:

1. Soi bàng quang: Xác định bệnh lý đường tiểu dưới, chụp bể thận ngược dòng và nội soi niệu quản nếu cần, đánh giá niệu đạo - tiền liệt tuyến - bàng quang.

2. Súc rửa bàng quang tìm tế bào ung thư.

3. Đo niệu đạo: nếu lổ tiểu nhỏ hơn 24fr cần nong đến 28fr là tối thiểu.

IX. Điều trị tùy theo nguyên nhân tìm thấy

X.Theo dõi : nếu tiểu đau thường tái phát phải chú ý vấn đề tâm soát ung thư tại chỗ.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9