Bắc Ninh - Luy Lâu
sóng trăng 27.03.2007 14:46:27 (permalink)
.
 
LỊCH SỬ
 

Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh  


Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...  




- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m. 





- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.  

- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc


- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.

- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 - 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:

  • Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.

  • Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.

  • Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.

  • Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.

  • Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.


Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ...  

Nơi sinh thành dân tộc và nên tảng văn hiến Việt Nam 

         Bắc Ninh ? Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long ? Đông Đô ? Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thố sông Hồng. Bắc Ninh còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam.

         Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy, đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang ? Âu Lạc.





        Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương,... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai,... mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm, ...

Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ?ông Đùng, bà Đùng?, ?ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ?, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa,... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân ? Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,...đều được lưu giữ trong lòng đất lòng người vùng quê xứ Bắc - Bắc Ninh. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ đị a phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến.

Trung tâm chống xâm lược và chống đồng hoá, bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc. 
  




Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm hécta với hệ thống các công trình thành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa,... còn là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay.

           Thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc. Cho đến ngày nay, hệ thống các đền thờ tướng lĩnh ở đây và những lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu càng khẳng định Bắc Ninh xưa là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

            Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ còn cho thấy Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: ?Trên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X, Luy Lâu không nhường vai trò đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào?. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển mạnh mẽ. Luy Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất.

            Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.

            Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia ký, bản khắc ?Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh? và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.

            Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhận xét: Xứ Bắc với đô thị cổ Long Biên ? Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa ? Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.

Vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.

            Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trở thành phên dậu phía Bắc của kinh thành Đông  Đô ? Thăng Long ? Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hoá Việt Nam. 

Miền quê ?địa linh? này là đất phát  tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịc sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ ?Nam quốc sơn hà? - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

                       Ngoài ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ (Phù Lãng, Thổ Hà), gò đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đình Bảng), ?mộc Choã, ngoã Viềng?, cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam Sơn, Cẩm Giàng),...

            Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà còn khéo tay, tinh xảo, hoạt bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền dân gian về đất này quả là có cơ sở: ?Một giỏ sinh đồ, một bồ tiến sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn?. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam. Có vùng như huyện Đông Ngàn thông minh hơn người (dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ), có làng như Tam Sơn - địa phương duy nhất cả nước có đủ tam khôi với 22 vị đại khoa (tiến sỹ) trong đó có hai trạng nguyên.

            Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trúc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp,... Đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của dân tộc ta.

            Nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền. Trong đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích...

            Về ăn mặc dân Kinh Bắc ưa sang trọng nhưng nền nã: nam khăn xếp, áo the, ô lục soạn; nữ áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao. Xứ bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo,...và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng chơi quan họ, một lối chơi, một sinh hoạt văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.




  Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh vì độc lập tự do và dân chủ, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ gìn và phát huy. Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều bậc tài danh trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật. Vì từ xưa đến nay Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.

http://www.bacninh.gov.vn/Intro/1.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.03.2007 15:11:55 bởi sóng trăng >
#1
    sóng trăng 27.03.2007 14:51:49 (permalink)
    .
     
     
    Thành Cổ Luy Lâu




    Nếu Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) là đô thị sớm nhất trong lịch sử nước ta, thì Luy Lâu đã đứng hàng thứ hai. Nhưng có lẽ không có thành thị cổ nào ở nước ta thời Phong Kiến lại có sự phát triển thăng trầm như Thành Luy Lâu.


    Thành Cổ Luy Lâu còn có tên gọi khác là Siêu Loại, Lũng Khê, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi thành gắn liền với thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược nước ta từ Tây Hán...nhà Đường. Chúng xây dựng Luy Lâu thành một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, tôn giáo...nhằm xâm lược thôn tính lâu dài, áp bức bóc lột đồng hoá nhân dân ta, dân tộc ta.

    Song chính nơi đây đã ghi dấu những chiến công chói ngời của nhân dân ta chống giặc phương Bắc từnhững năm đầu công nguyên (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã phá tan ách thống trị của quân Nam Hán).

    Thành Luy Lâu có cấu trúc dạng hình học chữ nhật quy mô lớn với luỹ, hào, cửa, vọng gác...với diện tích khoảng (3000mx 200m) nằm hơi chếch theo hướng Tây Nam. Phía đông thành nằm trọn trong thôn Lũng Khê. Phía Tây và một phần phía Bắc thành giáp xã Trí Quả, Phía Nam giáp xã Thanh Khương, phía Tây và Nam thành có con sông Dâu lại là một ngoại hào tự nhiên bao bọc toà Thành, đồng thời là đường giao thông thuỷ rất quan trọng. Trước đây, 4 góc thành có 4 trạm gác gọi là ' Tứ trấn", ở đoạn giữa phần quay ra sông Dâu có một ngôi nàh nhỏ gọi là Vọng Giang Lâu với lối kiến trúc thời Lê Mạt.

    Để tìm hiểu các đoạn tường thành được đắp qua các thời đại, các nhà khảo cổ học đã cắt một đoạn thành còn tương đối nguyên vẹn ở giữa góc Tây Nam dài hơn 13m, rộng 2m, sâu 6m. đã cho thấy: từ mặt xuống sâu 1,5m chỉ gặp đồ gốm sứ có niên đại Lý - Trần, ở độ sâu 1,5 xuống 4,5m thấy nhiều di vật kiến trúc như đầu ngói ống có trang trí hoa văn, gạch xây dựng có trang trí văn chám đơn, chám lồng có niên đại từ thời Lục Triều - Tuỳ Đường. Đến lớp cuối cùng tìm thấy nhiều mảnh nồi, vò bát, xương động vật và than tro, những di vật mang đặc trưng sản phẩm của thời Đông Hán muộn, thời kỳ mà Sỹ Nhiếp có mặt tại đây.

    Với những giá trị lịch sử to lớn đó, thành Luy Lâu đã sớm được nhà nước đầu tư, nghiên cứu, bảo vệ và xếp hạng từ ngày 13/1/1964 theo quyết định số 29/VHQĐ công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

    Tuy nhiên, toà thành hiện nay chỉ còn lại một bãi đất trống với một đoạn tường thành còn sót lại, những di tích mộ táng, khu cư trú, hào sâu, thành đất cao tất cả đều đã và đang bị con người xâm hại.
     
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/DiTichDiSanVanHoa/2005/6/499.html
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.03.2007 14:53:12 bởi sóng trăng >
    #2
      sóng trăng 27.03.2007 15:03:25 (permalink)
       
      Chùa Dâu, Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu Việt Nam
       
       
       
      Luy Lâu, sông Nhị lúc rạng đông
       
       
      Hai Bà Trưng tại Luy Lâu

      Một xin rửa sạch nước thù
      Hai xin đem lại nghiệm xưa họ Hùng
      Ba kẻo oan ức lòng chồng
      Bốn xin trọn vẹn sở công lênh này

      Foremost, I will avenge my country,
      Second, I will restore the Hung lineage,
      Third, I will avenge the death of my husband,
      Lastly, I vow that these goals will be accomplished.


      Trung Trac
      source: Thien Nam Ngu Luc, 17th century


      http://www.viettouch.com/trungsis/1main.htm
       
       
      Luy Lau trong The Birth of Vietnam - Keith Weller Taylor:
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.03.2007 12:14:44 bởi sóng trăng >
      #3
        sóng trăng 28.03.2007 12:51:58 (permalink)

        .
         
         
        Đất Miền Cổ Tích
        (Luy Lâu-Bắc Ninh)



        Chúng tôi qua cầu sông Cái, đi thẳng đến Phú Thượng rồi rẽ sang phía tay phải chừng 200 mét là đến Dương Xá (nay thuộc Hà Nôị). Nơi đây có đền thờ Nhiếp Chính ỷ Lan. Giữa những mảnh ruộng xanh với đủ gấm mầu khác nhau.
         
        Ngôi đền thờ một người phụ nữ phi thường, nổi bật lên, nghiêm trang những rêu phong cái kiểu: "Miếu cổ vàng son nhạt". Đó là nói về mầu sắc, chứ những gì mà bà để lại cho đất nước vẫn cứ đằm thắm với non sông và lòng người. Bà là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn của bà Man Nương, bà Trưng... Đến Sủi, đi vào quê hương của nhà thơ Cao Bá Quát. Đi tiếp chừng 7 km nữa, chúng tôi đến cầu Dâu. Một cái cầu rất cổ.
         
        Nơi đây, chúng tôi ngắm mãi chỗ sông Đuống cắt ngang sông Dâu để hình thành một bên là Thiên Đức, một bên là Nguyệt Đức. Nơi đây... một cái cây, một dãy gò, một mô đất, đống gạch vụn, ngôi đền v.v... đều có những chuyện kể về mình. Trước mắt chúng tôi là cả một khu vực thành Dâu (Bắc Ninh) với hình vuông mênh mông. Tên chính thức của nó là Luy Lâu hoặc Liên Lâu. Vì khi xưa, thành chính có những vọng gác mà ở tầng trên tỏa ra như những cánh hoa sen, nên thường gọi là Liên Lâu. Hoa sen tượng trưng cho sự phồn. Phồn thóc gạo, phồn giống nòi. Sông Dâu chảy quanh tạo thành con hào thiên nhiên, bảo vệ thành.
         
        Xưa kia, khi đê La Thành và Thăng Long chưa hình thành mà mới chỉ là những vùng nước, lau lách, hoang vu thì nơi đây đã là một thành trấn phồn hoa, nhộn nhịp. Đây chính là thủ phủ của đất Giao Châu, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa. Đại bản doanh của Thái thú Tô Định đặt ở đây. Hai Bà Trưng đã đánh vào nơi này.
         
        Trong suốt thời kỳ dài, quân Hán đóng quân ở Liên Lâu, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa liên tục đốt phá, đánh thành. Nghĩa là binh lửa liên miên. Chính điều này đã giải thích được một hiện tượng đáng chú ý. Đó là những vùng đất chung quanh đều đỏ như son. Duy chỉ có khu vực Thành Liên Lâu, đất có màu đen, xám, xỉn. Đất đỏ vì phía dưới có quặng sắt. Còn đất đen là do binh lửa triền miên, đốt phá dữ dội, đã làm than hóa tất cả những sỏi, đá, đất, gỗ, tre, v.v.. Hiện tượng than hóa này đã làm cho đất Thành Liên Lâu không đỏ như đáng lẽ nó phải đỏ. Thật là: "Dấu binh lửa, nước non như cũ". Khiến cho người thấy cảnh chạnh lòng về vùng Dâu.

        Đứng bên Thành, tôi bỗng nhớ đến một buổi đi xem hát cải lương cùng với nhà văn Nguyên Hồng. Tối hôm đó, chị Lệ Thanh đóng vai Trưng Trắc trong vở "Trưng Vương". Chị vận võ phục có cách điệu. Trông vô cùng uy nghi và lộng lẫy. Mắt phượng, mày ngài, chị diễn có thần và hát rất hay. Nhà văn Nguyên Hồng khóc lên rưng rức và xuýt xoa: "Hay quá, đẹp quá!...". Trong cuốn: "Viết về lịch sử đất An Nam", nhà nghiên cứu Patris viết: "Tinh thần độc lập của người Lạc Việt rất cao. Suốt trong thời kỳ bị đô hộ dài dặc, họ không hề sao nhãng việc đứng dậy. Đó là một thứ ánh sáng chói lọi của ý chí quật cường không nguôi".
         
        Trong khu vực Thành Dâu, có chợ Dâu, tháp Dâu. Tháp này 4 tầng, có chóp kiểu Stupa, cao chừng 20 mét, và chùa Dâu. Chùa Dâu phản ánh những nét của đạo Phật từ ấn Độ sang và được bản địa hóa. Nơi đây là trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam rồi mới tỏa đi khắp nơi. Cũng là nơi in những bản kinh sớm nhất.
         
        Tục truyền, một cây đa thần thoại trôi dưới sông, được bàn tay thần thoại của á Nam Tiên nữ (Man Nương) vớt lên. Khi cây đa được đặt lên mặt đất thì tiên nữ đã biến mất, đã "hạc nội mây ngàn". Cây đa được xẻ ra, tạc thành 4 pho tượng để thờ. Đó là 4 vị Phật Mẫu gồm 4 chị em: Phật Vân, Phật Vũ, Phật Lôi, Phật Điện (cũng gọi là tứ Pháp). Chị cả được thờ tại Chùa Dâu, chị hai ở Chùa Đậu, chị Ba thì ở Chùa Tướng và cô em út được thờ ở Chùa Dàn. Mấy ngôi chùa này ở gần nhau. Có điều, chùa Dâu là chùa chính, nguy nga nhất. Tượng bà Dâu đặt ở chính giữa chùa chính, cao 2m85 (cả tượng lẫn bệ). Lại có nền cao và vỉa đá. Tễợng bà to hơn so với tất cả những pho tễợng khác trong chùa. Bà vừa là Phật, vừa là nữ chúa bản địa. Nơi đây, hàng năm có mở hội. Gọi là chùa Dâu, khắp nơi nô nức về dự hội. Có tế lễ, rước xách, vui chơi, rất tễng bừng, náo nhiệt. Người ta kể vè: 

        Dù ai buôn bán trăm nghề
        Tháng tư, mồng tám thì về chùa Dâu.
        Dù ai buôn đâu, bán đâu
        Nhớ ngày mồng tám, hội Dâu thì về...




        Cách khu vực thành Liên Lâu chừng 3 km là lăng mộ Lạc Long Quân, là cả một tòa Việt điện. Đi chừng một đoạn đường nữa, rẽ sang bên trái là lăng Sĩ Nhiếp hình tròn trên một cái gò rợp bóng những cổ thụ. Những gò, đống nhấp nhô kéo lên. Dưới những gò đống đó là cơ quan những ngôi mộ Hán. Nơi đây thuộc về làng á Lữ. ở ngã ba Đông Côi cũng có nhiều ngôi mộ Hán có xây những vòng cuốn. Đứng nơi đây, ta có thể nhìn thấy núi Thiên Thai "nằm nghiêng nghiêng với mái tóc xanh rêu".
         
        Chúng tôi đi chừng hơn 2km nữa về phía Đông Bắc, đến làng Đại Trạch có ngôi chùa Đại Trạch nổi tiếng, là nơi trước đây vợ thứ ba Cai Vàng đến tu và trụ trì sau khi làm cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà thông thuộc 18 môn võ nghệ, đã dạy võ cho các trai làng và làm nhiều điều thiện, trừ kẻ gian ác. Cuộc đời của bà đủ để viết nên môt pho sách bi hùng. Dân làng nơi đây coi bà như tiên, như Phật. Từ Đại Trạch đi xuống phía nam là đến bến Hồ, gối đầu lên sông Cầu. ở đây có làng tranh Đông Hồ mà những bức tranh đậm đà tâm hồn dân tộc của nó đã có mặt ở nhiều gia đình trong nước và chúng cũng được trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật của nhiều nước trên thế giới. Làng Đông Hồ được gọi là làng tranh, làng đẹp như tranh và cũng được gọi là làng các nghệ nhân. Họ vẽ tranh, khắc tranh, in tranh. Lại còn làm nghề vàng, mã và những mặt hàng trang trí mỹ thuật mang lại thao thức cho nghiều người. Ngược lên phía trên, ta chạm phải đất Lim và 49 làng Quan họ. Nơi mà một làn gió cũng mang điệu dân ca. Với những "liền anh, liền chị" ăn mặc xông xênh, trèo lên quán Giốc, đi trẩy hội.
         
        Từ Đại Trạch đi ngược lên là đến Trí Quả, rồi đến làng Đình Tổ có chùa Bút Tháp, và đền Đô Vàng son lấp lánh, nơi thờ 8 vị vua Lý. Lý Chiêu Hoàng được thờ riêng ở ngôi đền bênh cạnh. Bà mang một nỗi buồn nguyên khối, không tan. Chính cái dải đất này đã nuôi dưỡng nhà thơ Hoàng Cầm để có được: "Bên kia sông Đuống" "Mưa Thuận Thành", "Cây bài tam cúc" nổi tiếng.


        Chúng tôi nhớ lại một thời vào những năm chống Pháp, khu vực gần Bút Tháp, Rừng Thông, Bãi Tháp v.v.. là khu những du kích nổi tiếng với những chiến công oanh liệt. ở những làng quê nơi đây còn thấp thoáng những tập tục đáng chú ý. Có tục "Ngủ bạn". Nó là chuyện trong ngày cưới, cô dâu và chú rể chưa động phòng vội. Ngày thứ nhất và ngày thứ hai, cô dâu còn gọi mấy người bạn thân đến ngủ cùng với mình. Nơi đây, họ coi nhẹ trường hợp có cô gái chửa bụa. Sau khi cô gái chửa bụa rồi sinh con được một hoặc hai năm, sẽ có một chàng trai nào đó đến xin cưới làm vợ. Mẹ chú rể mang lễ vật đến nhà gái và nói xanh rờn: "Ngày lành tháng tốt, chúng tôi rất sung sướng được có con dâu và có luôn cả thằng cu nữa". Khi có trường hợp một đứa trẻ nào đó ở vào hoàn cảnh thập tử nhất sinh mà có được một người nào cứu sống thì đứa trẻ đó nhận người cứu mạng làm cha nuôi. Những ngày giỗ, tết phải đến thăm cha mẹ nuôi, phải đóng góp và có nhiệm vụ nhễ con đẻ. Đó là hình ảnh và dễ vị của thời mẫu hệ xa xôi. Những chuyện như vậy còn rất nhiều.

        Chúng tôi cũng theo dõi trong tâm tưởng khi đi trên con đường cổ từ bến hồ, đi Bắc Ninh, tới Phả Lại, Lục Đầu giang rồi ra biển hoặc đi ngược lên phía bắc, sang Trung Quốc... Đó là con đường mà các nhà sư ấn Độ đi từ chùa Dâu sang Trung Quốc truyền đạo. Là con đường mà con trâu vàng từ Trâu Sơn, giếng Việc ở Phả Lại đã chạy một mạch về Tống Bình (tên xưa của Thăng Long) rồi đẫm mình nơi vũng nước ở phía Tây Bắc, làm nên hồ Trâu Đằm và sau được gọi là hồ Dâm Đàm hoặc hồ Tây. Đó là con đường để cha ông cha ta đánh giặc Nguyên, Mông...

        Khách hành hương tới mảnh đất này thấy mình được lớn lên. Chỗ nào cũng có những di tích, tín hiệu, huyền thoại v.v... minh chứng cho sự tồn tại hào hùng của dân tộc. Chúng ta chắt lại những mảnh vụn lịch sử để phần nào phục hồi lại chút ít nguyên mẫu mà suy ngẫm về những bí ẩn của quá khứ, phục vụ cho hiện tại và mai sau. Mùa xuân đã đến và mùa xuân đã qua. Nhưng dẫu vậy thành Dâu vẫn đượm mầu cổ tích.

        Lý khắc Cung


        http://www.thuvienhoasen.org/cvn-u-datmiencotich.htm

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.03.2007 12:57:40 bởi sóng trăng >
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9