Hà Nội
Asin 10.08.2004 08:33:29 (permalink)
Diện tích: 921km2
Dân số: 2931.400. người (năm 2002)
Các quận huyện
Quận: quận Hoàn Kiếm, quận Ba Ðình, quận Ðống Ða, quận Hai Bà Trưng, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, quận Long Biên, quận Hoàng Mai;
Huyện: huyện Ðông Anh, huyện Sóc Sơn, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm, huyện Gia Lâm;
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa...
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


Các điểm du lịch tại Hà Nội !

1.
Nhà thờ lớn Hà Nội


Vị trí: Quận Hoàn Kiếm, gần hồ Hoàn Kiếm
Ðặc điểm: Đây là công trình kiến trúc mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà ở Paris Pháp

Ðược xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý (thế kỷ XI - XII).

Nhà thờ lớn Hà Nội (còn có tên là Nhà thờ Xanh Giô - dép) khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1886, sau hai năm xây dựng theo thiết kế mô phỏng kiểu kiến trúc nhà thờ Ðức Bà ở Paris của Pháp.[image]http://www.vietnamtourism.com/Tourists/v_tourist/viewanh.asp?fileid=295[/image]

Ðây là nơi tiến hành các lễ trọng của Công giáo và thường tổ chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giu - se vào ngày 19/3 hàng năm.


2.
Chùa Một Cột


Vị trí: Phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình
Ðặc điểm: Kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên
[image]http://www.vietnamtourism.com/Tourists/v_tourist/viewanh.asp?fileid=269[/image]

Chùa một cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy cua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến cửa chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đại hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.
Các sách chính sử thì lại gi rằng:
Chùa Một Cột (chùa Diện Hữu) là một quần thể kiến trúc có xuất xứ từ một giấc mơ không lành: Sư Thiền Tuệ khuyên vua Lý Thái Tổ làm chùa với một ý tưởng kiến trúc đặc biệt. Là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc. Chùa được xây lần thứ I năm 1049: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diện Hữu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành.
Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Cho các nhà sư lượn xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diện Hữu (phúc lành dài lâu). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2 vua viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước khắc vào phiến đá.
Lần xây dựng thứ II vào năm 1105, vua tu bổ chùa Diện Hựu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diện Hữu... bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng (khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh .
Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Ðọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột: "Mở cửa chùa Diện Hữu tại vườn tây. Dấu vế theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly...".
Như vậy cụm kiến trúc chùa Diên Hựu là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, mà chỉ như một tiểu cảnh nhắc lại ở đây một thời đã có với cụm kiến trúc độc đáo của Việt Nam. Năm 1954 giặc Pháp và tay sai trước khi rút khỏi Hà Nội cho nổ mìn phá đổ. Khi chính quyền ta tiếp quản đã được xây lại, hoàn thành vào ngày 29-5-1958 nhưng quy mô cũng chưa đúng với nguyên mẫu thuở ban đầu. Hiện nay chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện và tham quan
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9