CHÁU TÔI HẦM THỊT BÒ tháisan
ttv2007 30.03.2007 10:56:09 (permalink)
CHÁU TÔI HẦM THỊT BÒ
 
 
 
Vừa đi mua được miếng thịt bò, trên con đường thường xuyên mà cháu tôi hay đi học. Thường chúng hay nhìn vào lũ bò nhà trong tường nhà khu người miệt trong. Bỗng dưng một lần thấy người ta bán thịt bò ngoài cổng chính căn nhà của người buôn bò nó chợt nghĩ đến những hộp bò hầm, những hộp sườn hầm đậu nó vẫn hấp dẫn tôi đến muốn chẩy nước dãi. Bèn về thưa với ông nội:
-Sáng nay ông đi mua thịt bò nhé, ngay ở trong nhà phía đường trong có một người chuyên mổ bò lậu, là vì nhờ tiếng của bố xưa kia đi kháng chiến nên thường chúng chẳng dám ngó ngàng thu mua hoặc bắt phạt tiền thuế dù rằng lũ quản lý thị trường vẫn hàng ngày xoi mói nhất là những ngày vào tết ông ạ.
Ông nội tôi thì vậy.
Nhưng em ông nội tôi lại khác hẳn, vì em ông nội là một cán bộ lớn. Chỉ khi thấy cô bé mặc quần ngắn, áo đeo dây nhỏ xíu thì đã muốn quát tôi với tôi khi tôi theo ý ông nội đang tẩm thịt bò thì em của ông nội đã có ngay ý kiến muốn giúp đỡ cô cháu bất kỳ nếu muốn có chỗ trọ học đàng hoàng.
Nuôi một đứa con nuôi gái thì dù sao cũng phải trả công cho ông một chút gì chứ.
Một cái lối hưởng lạc của những ông lớn, hay đúng hơn cả một phương hướng của một hành trình gần như sẵn có trong máu từ thời nao (gọi là nuôi giúp đỡ cháu ăn, học đó mà).
Ông nội tôi dù ghét lắm nhưng cũng chẳng biết sao nữa. Cao lắm chỉ ngồi thuyết giảng cung cách, phong cách, nhân cách, thế là hết rồi muốn ra sao thì ra. Nhiều khi ông nội tôi còn to tiếng chửi to chửi đổng:
-Mấy cái thằng xu thời, làm hư cả một thế hệ. Trong lúc tôi đang ướp thịt với hành tỏi, bột nêm. Thì ông nội tôi nói:
-Thì con bỏ nồi nước lên trước đã. Cái nồi phải bằng inox và cho ít nước sâm sấp và sau khi đổ đậu đã rửa vào, gần như nấu cơm thì mau nhừ con ạ. Tôi vâng lời. ….Mà thật như nấu cơm đậu chóng nhừ thiệt lạ, sau bỏ thịt vào một nồi khác, nước sôi đổ đi, chuyển thịt chung trở vào nồi hầm. Ông còn dặn:
-Đừng nêm trước kẻo nó chai thịt lại, nếu có thì phải đổ nước đã đun sôi. Vừa hầm vừa suy nghĩ mông lung về chuyện gia đình chán, lại qua chuyện đất nước thời nay. Như trước đây cha mẹ đặt để đâu con ngồi đó thì nay đổi ngược lại, các con cái định sẵn hết rồi và chỉ ngồi đó mà ừ, hoặc không thì chúng cũng dắt nhau đi.
Như thế ngay trong gia đình trên bảo dưới không nghe, thường làm theo ý thích hiện đại bây giờ. Ông nội thường nói:
-Chúng làm như sống đã bị nhiễm cái thói tục thoát ly thời còn ăn cơm nắm trong rừng nay thể hiện cung cách đó. Theo tôi thì hay cũng có mà dở thì nhiều hơn. Chúng thường sau này muốn thoát ra khỏi gia đình mà lại chính là nơi tổ ấm, yêu thương nhất. Trong đó có mẹ, cha, có những vui buồn xưa, nay, giữ kỹ bao kỷ niệm đầu đời.
Chúng chẳng cần biết. Ông chú tôi còn có khi nói rằng:
-Con nhớ là khi đang học lớp tám thì ghét ông nội lắm. Mặc dù có lần ông cố (tôi nghe bà nội kể lại) chú ngồi khóc kêu rằng:
-Khổ quá. Làm ông cố kêu bà nội qua hỏi vừa như chửi:
-Mày để nó làm sao mà nó kêu khổ quá vậy nè.
Một lúc sau chú nói:
-Ăn nó quá. Chú no quá nặng bụng kêu làm bà đặt luôn cái tên là chú Ngoác, tên cúng cơm từ đó chết theo luôn. Sau này bố tôi vẫn hay thường gọi như vậy. Coi như dù không gặp chuyện gì to tát cũng kêu to lên dù cho đến lớn nay chú đã có em bé được mấy tuổi rồi cũng vậy. Nhưng sau khi tốt nghiệp đại học tổng hợp về chuyên ngành điện tử dù cho nay chú đã đi làm hợp tác với nước ngoài và dù đã đi Nhật bản, nay chú lại chỉ hay khoe em bé gái. Thôi đó là câu chuyện của chú tôi chẳng muốn nhiều lời chi.
Tôi nhớ lại những ngày chú còn mở tiệm net.
Ôi bao nhiêu khê, bao dằn vặt cực nhọc từ chuyện mấy đứa em vợ của chú, cho đến những mè nheo của công an sở tại, từ xã cho đến tỉnh đều muốn vòi vĩnh, chú giận lắm nhưng phải buông nghỉ tiệm theo sau đành phải dẹp luôn tiệm vì thím chưa biết cách quản lý dù thím đã qua trường lớp quản trị kinh doanh.
Sau máy móc hằng trăm triệu bèn bán đổ tháo tan mất sự nghiệp, để nhìn mà còn đỡ đau xót hơn.
Cái khổ là do mấy đứa em bên vợ, lấy cớ tiền bạc sẵn đi chơi sa đà, nhậu nhẹt không thèm về nhà đêm đến.
Nhắc đến hầm bò tức là cooky mà ông nội thường nói tức là nhai đi lại chuyện như một màn trình diễn thường xuyên của bao kẻ ăn trên ngồi trốc, xong chẳng chút tý lý tình hay việc làm cho bao người mà chỉ thường duy chỉ cho bản thân mình mà thôi, no cơm ấm cật dậm dật khắp nơi, ôi thôi đến nỗi sau này mới chỉ lớp ba đã nghe đến chuyện mà muốn nôn trong dạ, khi tôi vừa được cô báo sẽ tuyển vào đội viên, tôi đã thấy nôn và về khoe với ông nội, và ông nội nói:
-Từ từ con sẽ được kết nạp vào đội, rồi đến đảng viên. Ông nội tôi thường thắc mắc:
-Tại sao anh Thanh tức là bác bạn thân của bác hai đang buôn máy cũ thì bị đình chỉ. Sau nghe ông nội kể:
-Thì họ đình để cho con cháu các cán bộ buôn bán vì sau khi tạo ra luật, đảng viên cán bộ được làm kinh tế thế là từ đó mối lợi bị chui ngay vào tay của bao đảng viên thế là bác Thanh thất nghiệp bèn về làm chủ nhiệm nhà mẫu giáo. Cũng hay.
Nhưng sau khi về làm nhà mẫu giáo, thì được khoảng dăm tháng thì một nhà mẫu giáo khác được mở lấy tên là “trường mẫu giáo Thanh Thảo” khi nhận học sinh chỉ được một người mà thôi. Họ lại bèn ra lệnh đóng của các trường mẫu giáo tư nhân bác lại thất nghiệp tiếp. Nhưng mà cũng chỉ vài năm thôi chuyện đâu lại trở về đó vì chất lượng dậy làm bao gia đình chẳng muốn gửi đó nữa họ bèn đem  con em trở về chỗ học tư cũ xưa hoặc bao đứa trẻ sau trở đến chỗ tư nhân học lại. Nói chung chất lượng là quan trọng tức các em bé được dậy ở trường khác, sau đó khi ra trường vài tiểu học đã kịp đà tiến của trường đề ra nhưng trong đó dù đã bất hợp lý rồi tức dậy dở mà đòi hỏi khi vào lớp một phải biết đọc, viết, nhưng chúng chẳng biết gì ráo trọi, ngược lại trường của tư nhân họ đào tạo tốt hơn nhiều, dù bao đứa trẻ khi ra lớp một đã chững chạc viết, đọc tốt hơn nhiều.
Nhưng tôi ghét ông nội lắm vì ông hay kiểm tra tôi kỹ lưỡng quá, chẳng hạn như lúc nào ông cũng chỉ phê tôi là chuyên gia dập xoá thôi hà.
Nhưng nay thì thây kệ chuyện cũng qua rồi vì tôi đã được lên lớp ba và chuẩn bị vào đội viên, được giữ cờ luân lưu. Làm đến chức phó lớp học tập cơ mà. Ông lại có cái tật, thích khen người còn chẳng bao giờ khen cháu cả, chê cháu suốt ngày. Giận lắm mà không làm gì được ông nội vì chuyện gì ông nói cũng được chẳng bao giờ tôi cãi nổi dù một tí xíu. Tôi lại sợ nhất là uống càfê chẳng bao giờ cho đường. Cô gắng hỏi ông thì ông trả lời:
-Từ thời bao cấp ông đi mua một ký đường còn bị giữ lại nên ông tự hứa thề rằng:” thà chẳng bao giờ uống đường cả dù chúng mang đến tận miệng và biếu tặng ông, đó là lý do tôi cho rằng không chính đáng. Tôi thường tự hỏi ông:
-Chuyện người sao lại đi làm khổ mình vậy thưa ông.
-Để nhớ rằng bản chất cái đứa vô ơn, quên ơn ông ngày xưa nuôi nấng chúng bao nhiêu đến bây giờ thành công chúng tỏ ra trơ tráo vậy không biết nữa.
Ông còn dặn đó là một qui luật con ạ đừng bao giờ vấp phạm nhé:
-Cái tội quên ơn thầy là không được đâu ạ.
Khó có thể thành người được lắm.
Tôi tuy dạ vâng nhưng cũng mau quên lắm.
Miếng thịt tôi chọn là miếng bắp nên hầm hơi lâu, vì có gân theo bắp, tuy nhiên từ thủa đầu đời, đây lại mới chỉ lần đầu mới hầm nổi một xoong thịt hầm, tôi lại đâm ra tự hào, cảm thấy khoái, vui vì mình đã làm được một chuyện mà không thể ngờ vì từ trước đến giờ chưa hầm lại phải chọn mua thiït bò nghé mới ngon và ngọt, nhưng phải công nhận nó ngon hơn bao giờ hết, có lẽ tôi chưa làm bao giờ nên bây giờ có tính cách hai mặt, vừa tự làm, hai mua thịt đúng như ý. Ngoài ra lại đúng lúc đang đói, để chuẩn bị đi học.
Tôi cứ tự nhiên nhắm bình thường đơn giản. Vội vã tôi lấy một tô cơm ăn đứng dù ông nội rất khó tính chẳng bao giờ cho đứng ăn cả, nhưng tôi làm luôn, tức là đi ra một miếng, đi vào một miếng cho đến no bụng, mới đến đúng giờ dọn cơm.
Tôi đón bà nội ra xơi cơm, vì vừa dọn xong thì cũng đã mười một giờ hơn. Bà tôi đi lại khó khăn tôi dìu bà ngồi vào ghế và nói bà ngồi sát vào vẫn không được vì khó di chuyển lắm. Tôi có cảm tưởng như là bà nặng hơn hàng trăm ký nữa. Đến khi ông vừa vào ngồi hẳn ghế.
Cái ghế của ông có nệm, hàn bằng sắt, thứ ghế mà thím gọi là hàng đặt có lẽ là cái cuối sắp sửa bị hủy vì muốn rụng rời, tôi cảm thấy chẳng tôi cho ông hoặc bà là vì coi chừng đang ngồi sẽ sập té ngửa là chết đấy, thà rằng mua đại còn mang tiếng đặt mà cũng chẳng ra gì.
Thì bắt đầu bữa cơm thì bà hỏi:
-Vậy con đã lấy đồ hầm lên chưa?
-Dạ có chứ ạ.
-Thế hôm nay thằng cu hầm bò, ngoan quá ta.
Khi bà nhìn vào trong bát tô chuyên đựng món hầm thì chính bản thân tôi lúc này lo ay áy vì thịt bò không cánh sao bay đâu hết trơn.
Làm tôi nhớ lại những ngày tháng trong rừng sống với những món thịt nai, hoãng, và bao nhiêu món khác, thường để xuôi theo dòng suối để thay tủ lạnh, cho đến khi trở về đơn vị, nghe trong khu có một con ngựa vừa nghe tiếng nổ, thì ra chú bị mìn bẫy (loại mìn ba râu) tung chết nhưng chỉ vài tiếng sau thì chẳng còn lấy một miếng thịt dính da vì các anh lính thèm thịt ngựa đã lấy phương tiện trèo rào ra xẻo hết sạch, sáng sớm còn bộ xương tuy nhiên cũng chỉ vài tiếng nữa thì cũng sạch bách, thấy chú ngựa chiến mất tích nhanh quá tôi càng xấu hổ với ông, bà.
Giọn cơn nên tuy nhiên bát thịt hầm đã hết trơn vì chính bản thân vừa ăn vừa hầm. Chẳng ai nói gì nhưng riêng ông lại nói:
-Ngày trong quân đội, nếu có nấu thịt vịt thì gọi là vịt trời, vì bao nhiêu bay hết trơn còn nếu cá thì cá chim, có miếng thịt bò thằng ăn nếu nhai rồi thì tay vào miệng xé, rứt vô ý bật qua mặt thằng kia gọi lạ bắn bò.
Ông bà cùng cười vui, tuy nhiên tôi quá xấu hổ cái tính nết khó thay đổi mỗi khi thấy thịt bò hầm mà ngon như thế này thì khó giữ nổi lòng.
Tất nhiên ăn hết thì thôi ông bà không nói càng làm tôi áy náy.
Tôi tự hứa với lòng từ nay không bao giờ làm vậy nữa là vì cô về nghe vô tình được kêu và chỉ trích tôi làm tôi nàng càng lo ái náy hơn và tự hứa với cô với cả mình sẽ không bao giờ làm như vậy sẽ sửa chữa đi cho đứng đắn.
Có lẽ buổi hầm bò sẽ đi vào dĩ vãng tuy nhiên tôi chẳng bao giờ quên được như cô có nói với tôi ngày xưa cô cũng bị một vố là:
-Nấu cháo ba loong. Tức là ba loong gạo nó quá nở làm đầy ắp nồi, cái soong số ba mà phải đổ san qua ba cái mới hết chỗ cháo nở. Cô nhìn tôi thầm cười:
-Thịt bò bay, cũng giống như cô khi xưa, nấu cháo ba loong.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2007 10:51:10 bởi ttv2007 >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9