CÁC VĂN MINH CỦA CÁC KHU PHỐ CỦA CÁC GIA ĐÌNH VĂN HÓA
thaisan 01.04.2007 11:18:12 (permalink)
CÁC VĂN MINH CỦA CÁC KHU PHỐ
CỦA CÁC GIA ĐÌNH VĂN HÓA
tháisan
 
 
 
Chúng tôi đi phụ kiểm tra môi trường khi được nhờ và bị năn nỉ.
Chuẩn bị kỹ hết sức do Tiến sỹ Ngân hướng dẫn.
Cái khó là sau khi đi xe đạp mà còn bị lũ trẻ tông ngay gần một nhà thờ xứ Thanh hóa khu những người di cư. Chính vợ ông Ts nói:
-Ôi thật làm em và các cháu xấu hổ hết sức. Tôi nhìn vào mặt bà ấy thật sâu cố tìm trong đó một buồn phiền nào và hỏi một cách hết  sức lịch sự:
-Sao lại xấu hổ khi có một người phối ngẫu tuyệt vời như vậy.
-Chẳng nói anh chị đã hiểu hết mọi nhẽ nguồn rồi mà.
-Làm sao tôi hiểu nổi, lại nữa chuyện gia đình của người ai mà để tâm chi cho khổ cực hả bà? Chị vẫn tần ngần như muốn kể lể thêm về ông tiến sĩ nhưng tôi làm lơ qua chuyện khác.
Có lẽ trong gia đình của hai anh chị cũng chẳng mấy vui vẻ vì hiện anh đang theo kiểu ăn đóm nên không mấy vui, hết kiếm cớ hội họp, lại châm cứu cho những người bệnh hoạn tai biến sơ sài hoặc tìm đến cha xứ sai bảo gì có khi còn đi chuyện phiếm cùng người thợ may, hay một anh chàng bị vợ bỏ đi nước ngoài. Vì không được lợi gì cho gia đình.
Trời tháng ba.
Những đám mây bảo vệ bầu trời hầu như biến hết. Các đài phát thanh, truyền hình nói thật to về cách hãy bảo vệ chính bản thân mọi người thời gian này vì tầng  ozôn đã bị thủng quá lớn, trong những ngày này các tia nắng chói chang gần như chiếu thẳng vào người vào mọi vật. Nên phải bảo vệ chính bản thân bằng mọi hiểu biết.
Tôi và bà cùng sánh đôi một cách tình cờ cùng ra chợ mua dăm ba thứ cho bữa ăn. Thấy đi như vậy sượng sùng tôi hỏi một câu bâng quơ:
-Thế chị giận anh ấy lắm ư?
-Sao không anh,  khơi đúng nguồn chị nói:
-Em thì vất vả quần quật từ trước giải phóng trong hãng đường VIBICA còn anh ấy chỉ lông bông và thường bị người khác sai vặt, hết học tập dùm bên môi trường, bên đất đai, có khi còn sai vặt đi hội họp để cố phê người và nhận phê thường  mà ai cũng đều muốn từ chối cả. Vì anh nghĩ thử xem, vì phê thì mất lòng người hơn là được lòng người, vậy làm chuyện đó chi cho khổ sở rồi mai họ đâm thù ghét ra  mình lại làm tôi tớ cho kẻ khác lấy cớ đâm bị thóc chọc bị gạo. Ngừng một chút để thở cô ta nói thêm:
-Anh biết thời giao thời này, thì biết bao nhiêu kẻ đấu đá nhau vì vụ đất đai. Nếu có chỉ có lợi kẻ chức quyền, mà anh nhà em thì chức quyền gì, là tay sai, kẻ mạt hạng, đến vợ con còn chẳng muốn nói đến anh nữa mà. Ngưng một chút lấy hơi bà ta hỏi tiếp:
-Anh biết đó, làm phiền gia đình kể từ ngày làm Trung tá phục quốc tự phong, nó nhốt è cổ cho sáu năm ròng rã nhờ chú thím Kh (anh xem trong chuyện ông cậu) chạy cho ra là quý lắm, tưởng như nằm nhà đá suốt đời, xin lỗi em không muốn nói xấu, nói thêm chắc anh đã hiểu rõ mọi sự chứ gì. Bà ta nói tiếp qua chuyện người khác:
-Thế anh có thấy bảng gia đình văn hóa chưa.
-Thế bà nghĩ về ông ấy chi nhiều, tất nhiên sự sinh tồn của ông ấy dậy ông ấy phải làm gì chứ. Ngưng lại một chút ra chiều suy nghĩ tôi hỏi:
-Cô nghĩ sao về nó.
-Đó là một cách tiêu tiền trá hính của cấp tỉnh hay trên nữa. Vì cái bảng nó bao gồm nhiều gia đình trong cả nước cơ mà nước mà cứ mỗi nhà còn được thêm sáu bảy chục ngàn đồng thì thử hỏi chính gốc của nó là bao nhiêu, và anh chị và mọi người đâu thấy được chỉ nghe qua chính linh mục chánh xứ giảng:
-Ban ấp nhờ tôi nói với quý vị rằng tiền thừa cái bảng gia đình văn hóa của ấp còn lại thì ban ấp dùng để sửa chữa văn phòng ấp, dù rằng đã có văn phòng cũ vẫn có thể sử dụng. Chị vẫn nói tiếp:
-Tôi chưa thấy bao giờ những tính cách hủ hóa, nhũng nhiễu của thời đại quá tệ đến như thời gian này.
-Lại còn nhờ cha chánh xứ rao trên nhà thờ, những tiền còn thừa của làm bảng hiệu “gia đình văn hóa” còn dư để xây dựng văn phòng ấp. Thế là chút tiền còm của dân chẳng lọt đi đâu được một đồng teng, chỉ vào túi thiên hạ mười thôi. Thấy vậy người bên cạnh nói là một người đàn bà:
-Chó chê thức đó sao hả các ông các bà. Lại có người khác chen vào:
-Xí, chuyện người khác chen vào chi, chê cái đó thì ăn cái gì nào, chắc chỉ còn cái gấu quần ở chợ là không ăn được.
Mọi người trố mắt nhìn một người đàn bà dáng thó nhỏ, trông thế sao mà dữ tợn  thế. Mọi người muốn ồ lên để thỏa mãn lòng mình nhưng quay ngang thấy có mấy người đàn ông cạnh đó lại ngưng bặt, sợ bức vách có tai mai kia mốt nọ chuyện gia đình mình chẳng ai thèm giải quyết cho nữa nên lại thôi.
Bất chợt làm tôi nhớ lại bài ca hài hước của AVT xưa nói đến chuyện ba bà mẹ chồng đi chợ ngồi đàm đúm nói về con dâu. Những tuyệt tác đó có xuất hiện  từ thời của tôi sau biến cố bảy lăm gần như mất tích chỉ thích Lữ Liên châm chích như con ong thời đó, đến nay thì chưa có người như vậy, thường vì sợ bóng vía, lại họ không muốn chửi chúng như kẻ mất văn hóa vì đương thời mà. Tôi hát nhè nhẹ:
-Ba bà đi bán lợn sề kể giằng. Bà bắt đầu lên giọng muốn như thật:
-Con dâu nhà tôi cầm tinh con ngựa… í… a… vừa bé lại vừa gầy, suốt ngày nhảy nhót lon ton như cái kiểu ngựa lồng. Làm chậm như rùa ăn như ăn cướp, ruột để ngoài da suốt ngày mơ tưởng đến cái ô hàng quà….như cái kiểu ngựa lồng ôi a là râu ối a là rầu. Một bà khác nói:
-Con dâu nhà tôi cũng rứa a….
Tôi cố ghi lại điều này là ít chuyện lắm đó chỉ để dành riêng cho những kẻ có văn hóa còn không chẳng mất hơi đâu mà viết chi. May ra kẻ có văn hóa thảng hoặc sau này con cái lớn lên may ra đọc được hiểu biết đôi chút về ông cha mình. Văn hóa nói theo kiểu miệt ngoài “cực kỳ”.
Văn hóa tiền bạc, xu nịnh, không luật pháp. Lúc này đang là ngày xử Nguyễn văn Lý tám năm tù ở.
Tôi ngồi suy gẫm sự đời đến bẩn thỉu, mình nghĩ rồi đây những người dân việt mình phải làm sao cho trong sạch, để con cháu noi. Tôi thường nghĩ  đến những áp bức mà hiện thời chính quyền đang thực thi bằng mọi cách cũng chẳng thể trong sạch hóa nổi bao điều lũng đoạn của cán bộ, đảng viên có quyền chức, nhất là về việc đất đai, làm gây lên bao oan trái của trong nước làm cho dân chúng không muốn tin vào nhà nước nữa.
Đó là cái mất của chính quyền.
Thường trớ trêu, bên cạnh cái văn minh hay kèm cái không văn minh như  trên bao con đường nhựa gọi là nhựa hóa nông thôn xóm ngõ đắp lên những cái mô, nói để ngăn ngừa những đứa đua xe.
Tội chết gì vậy. Khi thấy chúng đua thì nhớ biển số, gọi điện cho công an xã ấp còng đầu chúng điện thoại thời này thừa thãi, vài lần chúng lớn dần sẽ chừa ngay à, gọi là biện pháp giáo huấn. Tôi nói ngay khi ông trùm thánh thể và bên cạnh là ông trưởng ban ấp chẳng nhìn quanh quẩn như sợ ai nghe được nói:
-Chỉ mấy thằng nhãi làm phiền và gây nguy hiển cho những con đường trong thôn xóm. Nói chư trong câu ngạn ngữ:
-Trị người mà người bất trị, ta phải xét lại cái trí của mình.
Thường những đứa trẻ hay đua xe lại là những đứa bé mới lớn, gây bao phiền hà cho dân chúng trong thôn, trong ấp. Theo ý nghĩ và tôi nói ra:
-Giam xe chúng vài tuần và khi lấy đòi cha mẹ bắt chuộc. Có người cãi to hơn tiếng tôi nói:
-Ở đó mà ông giam xe được của nó, toàn con ông cháu cha không à. Người bắt sợ mất chức thì chắc dân chúng làm sợ mai kia nó khuậy tan tành chuyện khác. Tôi nói to như trấn yên chính mình:
-Tôi không sợ. Ai giao cho tôi việc sẽ biết hà. Nói thì hăng nhưng tôi biết chuyện sẽ phải ra sao rồi, vì chẳng ai muốn đụng chạm xếp là nguy hiểm nữa chứ chơi sao. Nói thì nói vậy chứ chẳng ai dám làm đụng chạm đến người lại là cơ quan cao cấp của xã, huyện, tỉnh..v.v…
Sáng sớm sau khi trời còn chưa sáng, đèn đường cũng vừa lên một phần là thắp sáng dọc cho đến khu hầm hố nơi xưa để tưởng nhớ kỷ niệm mà thời nay chẳng mấy ai biết, thần thánh hóa sự việc, qua một anh chàng bán vé số chắc cũng vừa mới đi bán, đang ngáp dài vì ngái ngủ, phía trên cô gái bán cháo đang quét rác thẳng ra đường, ngứa miệng tôi hỏi:
-Sao lại không thu gom vào bao ny lon nào đó để ban rác họ thu đi chứ như vậy mất hẳn cái ấp văn hóa, và các khu gia đình văn hóa. Cô trợn trừng lên hỏi lại thay vì câu trả lời:
-Cháu hỏi chú, cháu vừa nghe một ông cán bộ bị một thằng bé nói mà cứng họng. Phú quý và quyền lực trên đời của các ông đang có chỉ đủ để ăn lót dạ. Mà cũng chẳng làm gì nó được, vì thực tế nó có tiền thực sự do chính bàn tay bố mẹ làm ra. Ngưng lại một chút nói tiếp:
-Chú biết làm sao không. Nhà nó bán vàng. 
-Bán vàng lại càng tốt.
-Kèm thêm thằng cháu cùng đinh của nàng Thu và cháu lâm tặc mới về nữa chú biết ông ấy chưa.
-Chưa, nó còn thiếu tao một trăm khi chưa đi tù, nhờ sửa cái máy ti vi đèn thời đó.
-Thế là mình sợ nó à.
-Thì chú có hiểu tại sao phá rừng như vậy mà bây giờ đã được về không?
 -Tại nó có tiền thì ra sớm chứ sao. Nay đến đời cháu dựa hơi vào tiền của cậu hiểu không?
-Nhốt nó vào sẽ khắc có nhiều tiền hơn ông cậu nó..
-Ai cũng nói như chú thì xã hội này loạn cả rồi.
-Vậy chưa đáng trách lắm sao. Đồng bạc đâm toạc tờ giấy ư?
-Thì đã và đang sống trong một thế hệ như vậy khác gì.
Sáng sớm vừa lên đèn đường, những hàng quà chuẩn bị sắp sẵn bán chác, cửa mở xôn xao cả một vùng. Tôi nghĩ chẳng chỉ riêng nơi đây mà hầu như đâu cũng bắt đầu một ngày mới, mà một nước như chúng tôi chưa bắt đầu từ ngày nào, mùa nào, và từ đâu khởi đầu để sửa chữa lại những cái sai sót nặng nề về căn bản. Đưa bản thân tôi suy nghĩ chìm sau vào tư tưởng lo cho đất nước, lo cho các thế hệ sau, và cũng chưa biết được hướng đi của chúng sẽ bị thay đôi hình dung ra sao nữa.
Lòng chùng tự khối đá đè ép xuốnbg tận đáy hồ. Một hồ cạn kho kiệt quệ vì đa số đã bị vắt kiệt vì thời đại kim tiền, của những bất công dẫy đầy, người khòc khô không lệ chỉ đỏi hỏi thiếu điều chỉ xin lại được hai chữ bằng an mà không biết ông bao công tức lão Thanh Thiên nào đến cứu rỗi.
Hôm nay ngày đầu tháng tư tức ngày được nói dối (ngày các tình nhân) tôi chẳng biết mình nên nói dối chính bản thân mình để ru ngủ chính bản thân cho êm xuôi những ngày còn lại do bệnh kéo dài đã gần chục năm trời. Tôi bèn nói một câu cho tự thân:
-Mai sẽ tốt lành.
 
 
thái san
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2007 11:22:30 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9