Cáh trồng một số loài hoa
hanhnguyen 03.04.2007 10:39:47 (permalink)
0
Tui vừa search được cách trồng một số loài hoa, share cho mọi người nè, để những ai thích trồng mấy cây này đỡ mất công tìm kiếm ^=^
Cách trồng Hồng & Cúc
Hoa hồng: Có thể trồng trong chậu và nở hoa quanh năm. Nên chọn những chậu có miệng rộng, đáy thon. Đổ đất đến 2/3 chiều cao của chậu, bỏ 2-3 viên gạch nhỏ chêm dưới đáy, cạnh lỗ thoát nước để khi tưới, đất không bịt lỗ gây úng.

Đất trồng là loại tơi xốp, trộn cùng tro trấu hoặc phân chuồng. Bạn cũng có thể cho thêm một lượng nhỏ phân hoá học (NPK). Với đất sét, khi trồng phải rắc thêm vôi bột. Trước và sau khi trồng phải luôn giữ độ ẩm cho cây, nên để chậu hoa ở chỗ mát, đến khi cây phát triển bình thường mới đem ra ngoài nắng. Trồng sau 1-2 năm phải thay đất một lần. Nên cắt tỉa bớt rễ xấu, già và cành nhánh bị bệnh rồi đổ phân, đất mới vào.

Một số bệnh thường gặp của hoa hồng: lá cây vàng nhạt là thiếu phân đạm (N), lá rụng sớm có thể thiếu lân (P), lá có viền vàng là thiếu kali (K), lá vàng có gân xanh là thiếu sắt, rễ cây biến dạng khác thường là thiếu vôi. Khi cây có nụ, không nên tưới phân hoặc tưới nước lên làm hoa bị ướt, dễ dập gãy và mau tàn. Sau khi bón phân, bạn phải tưới nước ngay vì nếu để khô vài ngày, cây sẽ bị lụi dần. Nên tưới nước cho cây mỗi ngày hai lần vào sáng sớm và chiều mát.

Hoa cúc: Là loài hoa ngắn ngày, ưa sáng, thích hợp với tiết trời thu đông và đông xuân. Khi cây phát triển được 30-40 ngày, bạn nên đánh ở ngoài ruộng để trồng vào chậu. Có thể dùng đất thịt hay đất sét pha, trộn với mùn rác, tỷ lệ như sau: đất chiếm 2/3, (1/3 là mùn rác, trấu cát và phân). Cần bón thúc nhiều lần bằng nước phân loãng hay NPK nồng độ thấp trong thời gian sinh trưởng của cây.

Đối với những giống cúc to, thân mập (chỉ để một bông trên cây) không nên bón thúc nhiều lần và sử dụng nhiều phân đạm vì phân làm cho cây phát triển cành lá, không ra hoa hoặc hoa nhỏ, xấu. Với giống cúc nhỏ, khả năng phân cành mạnh, bên cạnh việc bón lót cần thêm 2-3 lần bón thúc.

Muốn cúc có hoa to nên tỉa hết các nhánh phụ mọc ra từ nách lá, chỉ để một nụ chính trên thân. Muốn cúc có hoa nhiều, ta phải bấm ngọn cho cây.


Cách trồng hoa giấy
Hoa giấy là loài hoa: "Hữu sắc vô hương". Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép). Hoa giấy có nhiều mầu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế, vàng, trắng… có giống hoa chỉ có 1 mầu (đơn tính), có giống hoa 2 mầu (lưỡng tính). Hoa giấy là loại hoa đẹp, đa mầu nên được nhiều người ưa thích. Hiện nay trên đất nước ta hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ. Vào những năm 90, ngày đầu mới chơi cây cảnh do chưa biết chăm sóc nên các bồn hoa giấy trong vườn cảnh của tôi hàng năm chỉ ra hoa từ 1 – 2 lần, hoa chóng tàn, sắc mầu không đẹp. Rút kinh nghiệm, mấy năm gần đây cứ vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.

Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn. Nhiều năm nay, do thực hiện các biện pháp chăm sóc hoa giấy theo quy trình trên tôi thấy cây hoa giấy nào trong vườn cũng ra hoa liên tục suốt năm, mầu hoa vừa bền vừa đẹp thật hấp dẫn. Xin nêu kinh nghiệm nhỏ này để các bạn yêu nghề cây cảnh xa gần cùng trao đổi, áp dụng.

Cách rồng Hoa đồng tiền
Kỹ thuật trồng trọt

- Chọn đất: Đất trồng hoa đồng tiền cần phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn, chủ động tưới tiêu, có độ pH 6-7. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30-35cm, luống rộng 1,5-1,6m. Vôi bột bón khi trồng trên đất chua (pH 6,0) bón 500-800 kg/ha, rải đều vôi trộn với đất trước khi bón lót 7-10 ngày. Lượng phân mùn bón lót cho 1ha gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục + 10 tấn trấu (hoặc mùn) + 300 kg NPK (5:10:3) trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 15-20 ngày cho hả phân, bón xong lấp đất cao trên phân từ 3-5cm.

- Chuẩn bị giàn che: Đồng tiền không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên.

- Cách trồng: Trồng đồng tiền kép phát triển khoẻ, lá to, với mật độ 1.800 - 2.000 cây/ 360 m2, khoảng cách 35x35cm/cây. Đồng tiền đơn trồng với mật độ dày hơn 2.300 - 2.500 cây/360 m2, khoảng cách 25x30 cm/cây.

Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu hay bị bệnh nghẹt rễ, cây phát triển chậm hay bị bệnh thối thân. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây nào ngả nghiêng phải dựng lại bổ sung đất vào gốc cây.

- Tưới nước: Đối với đồng tiền không nên phun tưới mạnh lên khắp mặt luống, làm đất gí chặt, cây đổ, bẩn lá gây hại cho cây. Nên thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây hoặc tưới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu không có các điều kiện đó thì tưới nhẹ vào giữa hai hàng cây tránh làm đất bắn lên lá. Đồng tiền không ưa ẩm quá, vì vậy 2-3 ngày mới tưới 1 lần.

- Bón thúc: Bón 1 sào/lần khoảng 5kg đạm ure+5kg kali sunfat+5kg supe lân, khoảng 15-20 ngày bón/lần. Hòa loãng với nước tưới hoặc bón vào khoảng giữa hai cây. Vặt bỏ lá già, lá sâu, bệnh thường xuyên cho thoáng gốc.

Dùng phân bón lá kích thích ra hoa đồng loạt như: Atonic, Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Humate, Spray-N-Grow, Growmore, E200... khoảng 10 ngày phun/lần. - Thu hái: Sau trồng 60 ngày là cho thu hoa, thu hoa vào ban tối, khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa vặn nhẹ, thu hoa xong không nên tưới phân ngay làm sâu, bệnh xâm nhập gây hại cho cây. Cắm hoa vào xô nước sạch đem tiêu thụ.

Cách trồng hoa Tigôn
 
Cách 1: Trồng bằng hạt hoặc cây con
B1: Dùng quốc, xẻng, xà beng... (miễn sao đào được 1 cái hố nhỏ)
B2: Gieo hạt (hoặc đặt cây con) xuống chỗ đó
B3: Lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm
B4: Chờ đợi cho 1 giàn Ti gôn như ý

Cách 2: Trồng bằng cành
B1: Chọn 1 cành già và um tùm chút & tốt nhất có nhiều nhánh, bẻ lấy đem về nhà
B2: Chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng
B3: Đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống
B4: Lấp đất lên (vùi cao chút có lẽ tốt hơn) & tưới nước nhẹ làm ẩm
B5: Chờ đợi & mơ đến 1 giàn Ti gôn trong mơ
Chú ý: hàng ngày phải tưới nước và chăm sóc kỹ chút, và đặc biệt là chỉ nên tưới vừa đủ nước bởi mới trồng mà tưới nhiều sẽ dễ bị thối rễ (cây con) hoặc thối gốc (cành)...

 
Cách Trồng Quỳnh có nhiều hoa
 
Muốn có nhiều hoa :
THAY ĐẤT ( hai hoặc 3năm một lần) sau vụ hoa cuối, khoảng tháng 10.

Muốn cây Quỳnh mạnh mẽ, tươi tốt:
Không để cây héo, NHƯNG không tưới quá nhiều nước để cây bị úng. (Thường người ta tưới hai lần trong một tháng hoặc ít hơn )

Muốn Quỳnh ra hoa:
Tháng 5 hoặc 6 mỗi năm ,phải để đất của chậu quỳnh khô kiệt hẳn một thời gian, ngưng tưới nước trong vòng từ 3 đến 4 tuần tuỳ theo địa phương, có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước. Tạo tình trạng khô hạn như các cây xương rồng trong sa mạc. Nhưng không để cây bị héo.

Trong sa mạc, các cây xương rồng bị khô hạn nhiều ngày, khi
có mưa, Tất cả đều ra hoa đồng loạt. Cây quỳnh cũng vậy, cần phải có thời gian bị khô hạn, cây mới trổ hoa được.

Nếu ở bắc Mỹ thay đất vào đầu mùa Xuân, lúc mang quỳnh ra ngoài (khoảng tháng 5). Thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được.

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to,khỏe của CÁC NĂM TRƯỚC, năm nay mới có hoa.

Đất trồng quỳnh phải sốp, dễ thoát nước. cần nhiều chất hữu cơ.Mua đất ở các tiệm bán cây giống, không lấy đất vườn. Nên dùng "Miracle-Grow Potting Mix". Ở Việt Nam nếu được bón bằng đất mùn trộn với
lông gà, lông vịt rất tốt. (1)

Chăm bón :
Luôn để dất của chậu quỳnh khô mặt, rồi
mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hẵng tưới.

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không
thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 12" (inch) Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Cách thay đất:
Đổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho HẾT TẤT CẢ đất, cắt bớt rễ.
Vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầy.
Cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những canh vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm )

Bỏ cây quỳnh vào chậu
cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên,
những cành này sẽ cho hoa liền trong vài năm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm(tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh)

Ghi chú :
-Có ai can đảm chôn con chuột hoặc con cá dưới gốc quỳnh, Quỳnh cũng ra nhiều hoa
-Ngày xưa các cụ chôn con mèo dưới gốc cây khế, để cho quả khế thêm ngọt.

 
Dùng bẫy dính màu bắt bọ trĩ trên các loài hoa lan
Bọ trĩ là loài côn trùng nhỏ bé ngắn hơn 0,1cm thường hút nhựa cây. Loài phổ biến, Thrips palmi Karny, thường được thấy trên các loài lan sinh trưởng ở Thái Lan.

Loài bọ trĩ này là đối tượng kiểm thực vật quan trọng. Sự hiện diện của chúng trên các bó hoa cắt xuất khẩu đồng nghĩa với việc các nước nhập khẩu sẽ từ chối chuyến hàng, hay nhất nhất yêu cầu phải xử lý khử trùng.

Quần thể bọ trĩ cần được kiểm soát thường xuyên, trên cơ sở phòng trừ tổng hợp. Có thể kiểm soát bọ trĩ hoặc bằng mắt thường hoặc sử dụng các bẫy dính.

Khả năng thích ứng kỹ thuật

Trong trường hợp các loài lan Dendrobium, mẫu tối ưu để giám sát bọ trĩ là 40 cụm hoa (các mầm hoa) trên diện tích 1600m2. Nói chung, các ruộng hoa lan ở Thái Lan đều rất lớn (1,5-30ha) nên việc giám sát bọ trĩ bằng cách lấy mẫu cây là rất khó.

Bẫy dính là một kỹ thuật chi phí thấp được nông dân sử dụng để phát hiện sâu bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, tạo cơ sở phòng trừ có hiệu quả và kịp thời. Nông dân có thể sử dụng các vật liệu tái chế để làm những tấm bẫy.

Nguyên lý kỹ thuật

Màu trắng và màu xanh lơ nhạt đều là những màu sắc tốt nhất được sử dụng cho các bẫy dính để thu hút loài T.palmi trên hoa lan. Các loại bẫy dính được dân địa phương làm thủ công sử dụng tấm nhựa PVC màu trắng cũng có hiệu quả bẫy bọ trĩ như những loại bẫy dính được nhập về.

Bẫy nên đặt ở độ cao 40-60cm tính từ bệ cây. Ở độ cao này thì chúng sẽ bắt được nhiều bọ trĩ hơn là nếu chúng được đặt ở dưới đất.

Để quan sát, phát hiện bọ trĩ xuất hiện, cứ khoảng 220m2 ruộng lan người ta đặt một hoặc hai cái bẫy. Nghiên cứu đã cho thấy đặt bẫy như thế sẽ thu gom được lượng bọ trĩ đáng kể với 30%. Tuy nhiên, đối với những vùng rộng lớn, các bẫy dính cần được đặt với mật độ 100 bẫy/1600m2.

Ngưỡng mật độ bọ trĩ cần dùng thuốc là 10con/40cụm hoa/1600m2.

Việc sử dụng bẫy dính để kiểm soát số lượng bọ trĩ và thông báo cho người nông dân biết khi nào cần phun thuốc trừ sâu đã làm giảm bớt thuốc trừ sâu tới 50%, so với phương thức phun định kỳ.

Chú ý: Kỹ thuật này đã được áp dụng thành công trong việc sản xuất hoa lan Dendrobium ở tỉnh Nakhom Pathon và xung quanh Bangkok, Thái Lan.

 
Cách trồng cây (nói chung) trong chậu
 
1)Chuẩn bị:
-Trước khi trồng cây vào chậu, bạn nên chuẩn bị đất để cây sinh trưởng tốt. Đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7.

-Thành phần đất:
7 phần đất thịt
2 phần rác mục
1 phần cát + Nito, Photpho, Kali
hoặc đơn giản và phổ biến hơn, bạn trộn thành phần:
Phân chuồng hoai mục 25%
Đất màu 50%
Tro trấu 25%
Phân vô cơ 1%
*Bạn có thể tìm mua các thành phần trên tại các nhà vườn.

-Cây con được ươm hạt, chiết cành, hom cành, chiết bụi, qua cây gây ở vườn ươm...được bứng đầy đủ bộ rễ và bầu đất đem trồng vào chậu, khi trồng không làm rễ gãy, cong, phải để cổ rễ ngang mặt đất, trồng nén chặt gốc làm cây chóng bén rễ.

2)Chăm sóc:
-Tưới nước: Cây mới trồng mỗi ngày tưới 2 lần, cây phải che mát. Sau 1 tháng cây chỉ cần tưới 1 lần. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buuổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.

-Xới xáo: Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây, sau 20-25 ngày, làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt.

-Bón thúc: Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần, phân hoai phải được rải quanh gốc. Liều lượng bón:
Phân chuồng hoai: 0,5-1,5 kg/chậu
Phân vô cơ : 2-4g/chậu (N-P-K)

-Khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại, cần phát hiện và xử lý ngay.


 
Mọi người ai có thêm cách nào thì đóng góp nhé! Grazie!!
__________________________
http://www.vneshop.com
99 bông hồng- Thông điệp của yêu thương!

 
 
 

 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9