XIN LỖI CÔNG NƯƠNG HUYỀN BĂNG
cho toi có một ý kiến
..............
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Ðôi dép vô tri khắn khít song hành
Kính chào ông Lá Chờ Rơi.
Tôi là người bàng quang đứng ngoài nhìn sự việc mấy hôm rày. Tôi xin hỏi ông một câu và cũng xin hỏi tất cả quý vị trong và ngoài diễn đàn Việt Nam Thư Quán, và cũng xin hỏi các cậu, các cô, các anh, các chị, các ông bà đang yêu nhau : Quý vị lấy nhau vì tình?, hay lấy nhau không có tình yêu? Hạnh phúc gia đình có phải là cỗi nguồn , căn bản của tình yêu.
Đời sống vợ chồng là Chim liền cánh, cây liền cành là do tình yêu mà ra.
Hai người nam nữ không yêu nhau, làm sao hạnh phúc được???
"Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước"
Vô lý , không có trên thế gian này, không có trong loài người, có chăng là những chuỗi mâu thẫu, thù hằn mà thôi.
Hơn nữa không có linh hồn " Đôi dép vô tri khắn khít song hành"
Đã là vô tri làm sao có tình, có cảm, có yêu, có mến, có giận, có hờn, có hy sinh với nhau.
Nói tóm lại tâm tình của nhân vật trong bài thơ " Đôi Dép" không đúng sự thật. Hoang tưởng
Hãy dẫn chứng cho tôi cặp vợ chồng nào ( trên thế gian này gần 6 tỉ con người ) sống với nhau không tình yêu, vô tri, vô giác mà hành sự giống như bài thơ " Đôi Dép "
Lời văn bài thơ Đôi Dép hay không hay hạ hồi phân giải.
Tôi chỉ nêu lên một sự nghịch lý mà thôi.
Một bài thơ dù hay đến mấy khi người đọc thấy có sự nghịch lý, không đúng sự thật trong tâm tình của con người , thì bài thơ không còn một giá trị nào cả
Thưa ông Lá Chờ Rơi
Nếu ông chứng minh được có cặp vợ chồng nào không yêu nhau, sống với nhau vô tri mà đối sử với nhau giống trong bài thơ Đôi Dép tôi TÂM PHỤC, KHẨU PHỤC
VB
Tôi chỉ nêu lên vấn đề tình và lý mà thôi.
Còn văn hay, văn dở xin miễn bàn
Thân chào ông bạn Việt Bút,
Mỗi người chúng ta nhìn bài thơ Ðôi Dép một cách khác nhau.
Cách nhìn của bạn rất giống cách nhìn của bạn Trần Mạnh Hùng. Và tôi đã trả lời TMH với sự mổ xẻ bài thơ theo cách nhìn của riêng tôi. Và trả lời bạn, tôi xin lập lại để nói rõ hơn vài điểm (chữ màu đen) như sau :
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Ðây chỉ là lời mở đầu cho bài thơ, không nói gì hơn ngoài cái nghĩa của hai câu ấy.
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Tâm tình của tác giả là như thế :
* khi nhớ nhau quá : Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
* thì nó khiến ra như thế : Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Tác giả nhấn mạnh về thực tế của hai chiếc dép, chúng chỉ là những vật vô tri thì làm gì có sự yêu nhau. Chúng đâu có tuyên bố ’yêu nhau’ như những người đời. Nhưng hoàn cảnh và công dụng đã khiến chúng chẳng rời nhau nửa bước. Tứ thơ ’hay’ khiến ta liên tưởng đến ’sự yêu nhau’ sự không rời nhau nửa bước của những cặp con người.
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
sự chịu đựng chung này của đôi dép có khác chi sự thực của những cặp yêu nhau trong đời qua những lời nói ví của người đời : ’vợ chồng trong thời tắm mẳn (còn nghèo nàn khổ cực)’, hạt muối cắn làm hai v.v.
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
nối tiếp tứ thơ trên, mượn chuyện đôi dép để kể chuyện chung chịu hoạn nạn của những cặp yêu nhau.
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Cũng mượn chuyện đôi dép, để ngụ ý rằng dù kham khổ, dù hoạn nạn bị người đời chà đạp lấn hiếp, hai kẻ đang yêu nhau đó vẫn không bỏ nhau, không tách ra, họ tự coi như người nầy là ’một nửa’ của người kia.
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Cũng mượn chuyện đôi dép để nói chuyện mình rằng : nếu trong hai người có một kẻ chết, thì không thể tìm ra được sự thay thế trọn vẹn.
Ðây là họ chỉ nói riêng cho cái cặp của họ, họ muốn nói cái tình sâu đậm của họ cho nhau không thể thay thế được.
(Chứ trên thực tế thì vẫn có thể.)
Tác giả mượn cái vật vô tri là đôi dép, xác nhận sự vô tri của chúng là chúng Có tuyên bố yêu nhau đâu ?
Thế mà hoàn cảnh thực tế lại cho thấy là chúng chẳng rời nhau nửa bước. Giống như sự ’yêu nhau, trung thành với nhau’ của những cặp con người.
Sự mô tả này của tác giả đồng thời gợi cho ta sự suy nghĩ là : còn con người thì tuyên bố rùm beng là yêu nhau, hứa hẹn nhau đủ điều, mà có mấy ai yêu nhau, trung thành với nhau được đến mức như đôi dép kia ?
Cách hiểu bài thơ này của riêng tôi là như thế.
Còn bạn và TMH thì hiểu câu :
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
có nghĩa là tác giả nói có những cặp ’không yêu nhau mà chẳng rời nhau nửa bước’!!!
nên mới cho rằng việc ấy là ’hoang tưởng’ và đặt câu hỏi về hướng ấy. Nên tôi không trả lời những câu hỏi lạc hướng ấy.
Tóm lại, tôi hiểu bài thơ một cách hoàn toàn khác với bạn và Trần Mạnh Hùng, nên sự tranh cải giữa chúng ta là sự tranh cải của những người điếc (mạnh ai nói nấy nghe).
Bạn hỏi thì tôi trả lời như thế cũng đủ rồi. Tôi đã đề nghị với TMH và nay với bạn là ’Ai đúng ai sai nên dành sự phê phán đó cho dư luận’.
Trân trọng chào bạn Việt Bút.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2007 13:53:27 bởi lá chờ rơi >