THÔI QUAN QUYẾT
và NGŨ QUỸ VẬN TÀI ĐỊNH CỤC
Thôi Quan chi pháp Lại - công truyền
Tịnh Âm , tịnh Dương phân kỳ gian
Cơ yếu phối cơ , ngẫu phối ngẫu
Lạc Thư vị thượng bài Tiên Thiên
Cánh hỷ Liêu - công thiên phiên quái
Chuyên thủ Phụ-tinh tường Tủy pháp
Bài phú trên hàm ý là : Phép Thôi Quan này do Đại sư PT Lại Bố Y truyền ra. Phân cách khoảng ra tịnh Âm , tịnh Dương. Số lẻ so với số lẻ , số chẵn sánh với số chẵn , bày ở trên phương vị Lạc Thư là do Tiên Thiên. Lại mừng được Liêu công khéo phiên quái ( tức là tính Luân chuyển các cung ) , chỉ chuyên lấy Phụ tinh mà biết rõ Thủy pháp ( nhìn nước Lai Khứ mà biết Cát Hung )
Tham Cự Vũ Phụ là 4 sao Cát , Phá Lộc Văn Liêm là 4 sao Hung , đấy là phép của Dương Quân Tùng đời Đường về Thủy Pháp
Càn Khôn Khảm Ly là 4 cung Dương , Chấn Tốn Cấn Đoài là 4 cung Âm , đây là phép của Đại sư Lại Bố Y đời Tống.
Một người dùng Quái (quẽ) , một người dùng Tinh ( sao ) , nhưng cả hai đều đi đến một đích cuối cùng là chọn cách tốt đẹp nhất cho Âm , Dương Trạch theo Long , Sa , Thủy. Một người dùng Thể , một người dùng Dụng , trong Thể có Dụng , trong Dụng có Thể , đây mới thực là đỉnh cao của thuật PT vậy.
Có bài ca quyết như sau :
Tinh , Quái tương phối thành nhất gia
Bát bát biến lai , vô vặn sai
Tiên biến Càn Quái , chưởng trung tài
Thượng Đoài , hạ Chấn Tiểu-chỉ bài
Vô-danh-chỉ an Khôn dữ Khảm
Trung-chỉ Tốn thượng , Cấn hạ bài
Thượng Ly , hạ Càn quy Thực-chỉ
Nhất quái ký định , dư phiên lai.
Đây là cách an các Quái vào bàn tay , dùng để biến Tinh , theo 2 pp Liêm Trinh pháp và Tham Lang pháp , nhằm tìm vị trí Thu Lai Thủy và Tiêu Khứ Thủy. Hơn nữa , theo các bậc Đại sư PT như Dương Quân Tùng , Lại Bố Y đây còn là cách chọn cục Âm , Dương Trạch chuyên Cứu Bần , gọi là Ngũ Quỹ Đới Tài Lai , tốc phát.
Các câu trên có thể hiểu như sau : Sao và Quẽ sánh với nhau thành một nhà , tám lần tám biến ra không hề sai chạy. Trước hết biến quẽ Càn , ở trong bàn tay. Lấy ngón tay út , trên an quẽ Đoài , dưới an quẽ Chấn. Tới ngón áp út , trên an quẽ Khôn , dưới an quẽ Khảm. Lại tới ngón giửa , trên an quẽ Tốn , dưới an quẽ Cấn. Cuối cùng là ngón trỏ , trên an quẽ Ly , dưới an quẽ Càn
Đây là cách biến của bàn tay Tham Lang Pháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy cách khởi điểm của quẽ Càn cũng không khó nhớ cho lắm. Nói thì khó mường tượng ra , để Nhím viết ra thành 2 hàng với 8 quẽ ra ,giải thích sẽ thấy rõ hơn nhiều :
LY TỐN KHÔN ĐOÀI
CÀN CẤN KHẢM CHẤN
Ta đang xét quẽ Càn , điểm khởi đầu tiên của nó là điểm chéo góc với nó , là Đoài , kế đến là Chấn , đến Khôn. Như vậy thì sau khi đến điểm chéo đều tiên , nó sẽ di chuyển theo đường thẳng của trục Tung ( trục thẳng đứng ) , rồi từ đó lại đền điểm chéo gần nhất. Ta kiểm chứng tiếp sẽ thấy đúng là từ Khôn , nó lại đi tiếp theo trục đứng xuống Khảm , rồi lại đến điểm chéo Tốn , rồi lại trục thẳng....
Và các cặp bắt chéo với nhau như sau : Càn Đoài , Chấn Ly , Cấn Khôn , Tốn Khảm. Đây chính là điểm chéo khởi điểm đầu tiên của quẽ biến.
Ví dụ như đối với quẽ Khảm sẽ biến như sau : Điểm chéo của Khảm là Tốn , tiếp đến là điểm thẳng xuống Cấn , đến điểm chéo Ly , rồi lại tới thẳng xuống Càn , lại chéo đến Đoài , lại thẳng xuống Chấn , lại chéo đến Khôn , cuối cùng quay về Khảm.
Các quẽ khác cách biến tương tự như vậy.
Thứ tự các sao đi là Tham , cự , Lộc , Văn , Liêm , Vũ , Phá , Phụ.
Ví dụ như Càn Giáp Long , Sơn lập Tốn hướng là Ngũ Quỹ ( sao Liêm Trinh ) , nếu tại Chấn Canh Hợi Mùi đắc Môn Lộ ( với Dương Trạch ) , hoặc Thuỷ Lai ( với Âm Trạch ) gọi là Ngũ Quỹ Đới Tài Lai. Đây gọi là pp Ngũ Quỹ Vận Tài Định Cục , một pp Cứu Bần bậc nhất trong PT , vì nó tốc phát.
Vì sao lại là Chấn Canh Hợi Mùi , trong khi quẽ biến của chúng ta chỉ có mỗi chữ Chấn ? Đó chính là phần Nạp Giáp cho quẽ mà trước đây Nhím đã nói trong phần Bát Trạch Chuyên sâu rồi đấy. Vì Chấn nạp Canh Hợi Mùi , Càn nạp Giáp vậy.
Đây cũng là loạt bài trong phần Bát Trạch Chuyên Sâu thôi , Nhím sẽ từ từ đăng lên cho các anh chị các bạn tham khảo.