BÁT TRẠCH CHU THƯ NHỊ THẬP TỨ SƠN ĐỒ THUYẾT Đại du niên ca quyết:
Kiền, lục thiên ngũ hoạ tuyệt diên sinh
Khảm, quỷ y khí niên mệnh hại sát
Cấn, sát tuyệt hoạ sinh diên thiên quỷ
Chấn, niên khí hại mệnh quỷ y sát
Tốn, thiên ngũ lục hoạ sinh tuyệt diên
Ly, sát quỷ mệnh niên hại khí y
Khôn, y diên tuyệt sinh hoạ ngũ lục
Đoài, khí hại niên mệnh sát quỷ thiên
Đại du niên ca quyết bên trên ai từng học qua Bát Trạch pháp đều phải biết đến nó. Như Kiền trạch thì cung Khảm là Lục Sát, cung Cấn là Thiên Y, cung Chấn là Ngũ quỷ, cung Tốn là Hoạ Hại, cung Ly là Tuyệt Mệnh, cung Khôn là Diên Niên, cung Đoài là Sinh Khí.
Đại du niên ca bên trên thực sự xuất phát từ:
- Sự tương sinh của ngũ hành do Tây tứ trạch Kiền Khôn Cấn Đoài là cục Kim sinh Thuỷ; Tây tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn là cục Mộc sinh Hoả.
- Phù hợp quy luật sinh thành của Hà Đồ-Lạc Thư do tổ hợp 1-6, 4-9, 2-7, 3-8, vừa là sinh thành vừa là hợp thập vừa là đối đãi với nhau.
- Quy luật âm dương tương phối, vì Càn Đoài thái dương phối Khôn Cấn thái âm, Tốn Khảm thiếu dương phối Chấn Ly thiếu âm.
Vì hợp lẽ Tiên thiên dùng cho phương vị Hậu thiên nên có Bát cung biến du niên như trên; Tuy nhiên trước nay vẫn phổ biến việc định trạch trong Bát Trạch phái chỉ có 8 cung mà thôi. Tình cờ Nam Phong đọc được trong Bát Trạch Chu Thư có câu:
"Người đời chỉ biết phân làm Đông Tây nhị trạch mà không biết rằng trong Đông có Tây, trong Tây có Đông, trong Nam Bắc có cả Đông Tây. Hiểu được thì nạp quái, lập hướng, khai môn mới không sai lầm". Câu quyết đó đeo đẳng một thời gian đến khi tình cờ đọc được cách nạp giáp và đồ hình Kiền sơn thì mới thấu hết.
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý
Ly nạp Dần Ngọ Tuất Nhâm
Như vậy nếu Kiền trạch(Giáp Nhâm đồng lệ) thì:
Nhâm sơn là Phục vị
Tý sơn là Lục Sát
Quý sơn là Diên niên
Sửu sơn là Sinh khí
Cấn sơn là Thiên y
Dần sơn là Tuyệt mệnh
Giáp sơn là Phục vị
Mão sơn là Ngũ quỷ
Ất sơn là Diên niên
Thìn sơn là Lục sát
Tốn sơn là Hoạ hại
Tỵ sơn là Sinh khí
Bính sơn là Thiên y
Ngọ sơn là Tuyệt mệnh
Đinh sơn là Sinh khí
Mùi sơn là Ngũ quỷ
Khôn sơn là Diên niên
Thân sơn là Lục sát
Canh sơn là Ngũ quỷ
Dậu sơn là Sinh khí
Tân sơn là Hoạ hại
Tuất sơn là Lục sát
Kiền sơn là Phục vị
Hợi sơn là Ngũ quỷ
Đại du niên ca của Bát Trạch thực không chỉ dùng cho 8 cung, chỉ vì những người học được không nói ra để kẻ học sau phải sai lầm; Bát Trạch như vậy mới đầy đủ vì
24 sơn hoạ phúc không như nhau, mấy ai hiểu được Cấn là Thiên y mà lại có Tuyệt mệnh trong đó, Khảm là Lục sát mà lại có Diên niên, cùng một cung vị mà hoạ phúc lại khác nhau chính là vì vậy. Lấy một trạch Kiền để tính, các trạch khác cũng theo đó mà suy ra.
Từ đây các thứ phối trạch, phối mệnh, định môn, phân phòng, bếp... theo 24 sơn như trên biến thành vô số trường hợp không thể nói hết. Nếu đã tinh thông rồi thì phối với
Tiểu du niên tầm lấy cát tinh toạ nơi cát vị, khi đó sẽ thấy Hoạ hại mà phát phúc, Thiên y mà bại vong.
Bài viết này hy vọng mở đường cho các bạn học Bát Trạch sớm có được thành tựu.
Nam Phong
PS: tuy nhiên khi đem hợp nhất với Phiên quái Tiểu du niên thì lại sai ở hai sơn Nhâm Quý, nếu Nhâm nạp vào Ly, Quý nạp vào Khảm thì sẽ đúng hoàn toàn. Phần này nói thêm để các bạn lưu ý hai sơn Nhâm Quý, phải lấy thực tế kiểm chứng để có thể kết luận nên dùng Nạp quái Tiên Thiên(Nhâm theo Càn, Quý theo Khôn) hay Nạp quái Nguyệt thể(Nhâm theo Ly, Quý theo Khảm).