Phong Thủy Học
Thay đổi trang: << < 131415 > | Trang 14 của 15 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 218 bài trong đề mục
NCD 07.11.2009 13:59:29 (permalink)
PHONG THUỶ CAO THỦ PHI TINH BÍ CẬP
*****

MỤC LỤC:

_ Tự tự (lời mở đầu của tác giả).
_ Huyền Không diệu nan ngôn.
_ Thiên Tâm diệu quyết bản bất đồng.
_ Thuỷ lý Long Thần dữ Cung vị tương sinh
_ Sơn thương Long Thần dữ Cung vị tương sinh.
_ Thiên Tâm khắc Long Thần dữ Long Thần khắc Thiên Tâm (Vận khắc Long xu tị pháp).
_ Ngũ Hành phân bố nhị thập tứ.
_ Tam hợp la bàn nhị thập tứ.
_ Phân kim sai nhất tuyến.
_ Phản ngâm, Phục ngâm quả nan đương.
_ Nhược ngộ Chính thần chính cung vị trang.
_ Bạt thuỷ nhập linh đường.
_ Giang Đông nhất quái tòng lai Cát.
_ Thiên cơ diệu quyết bản bất đồng, Bát Quái chỉ hữu nhất Quái thông.
_ Sơn thượng Long Thần bất hạ Thuỷ, Sơn thượng Long Thần quy toạ sơn.
_ Thuỷ lý Long Thần bất thượng Sơn, Thuỷ lý Long Thần phi Hướng thủ.
_ Tý Quý tịnh Giáp Thân, Tham Lang nhất lộ hành.
_ Nhất Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Nhị Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Tam Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Tứ Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Ngũ Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Lục Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Thất Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Bát Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Cửu Vận thế quái kiêm tuyến bàn.
_ Phi tinh đoán sự ca.
_ Song tinh đoán sự khẩu quyết.
_ Huyền Không cổ quyết tứ thủ.
_ Phi tinh thức (hựu danh Phi tinh đoán).
_ Huyền Không bí chỉ.
_ Tử Bạch quyết.
_ Tử Bạch quyết hạ thiên.
_ Vận hợp, Sơn hợp, Hướng hợp.
_ Long thần đáo Sơn, đáo Hướng.
_ Lệnh tinh Thượng Sơn Hạ Thuỷ.
_ Châu bảo tuyến dữ Hoả khanh tuyến.
_ Dịch Kinh dữ nghịch.
_ Tứ đại Thuỷ khẩu.
_ Lường Thiên Xích.
_ Tam tinh ngũ Cát.
_ Nhị thập tứ sơn song song khởi.
_ Ngũ Hành phân tại nhị thập tứ.
_ Thiên nguyên thủ Phụ, Nhân Địa kiêm Tham.
_ Âm Dương nhị Trạch.
_ Công mộ chi thuyết.
_ Thành Môn nhất quyết tối vi lương.
_ Ai tinh trực Hướng.
_ Địa lý thập bất táng.
_ Huyền Không nhập tù chi bí.
_ Nhất, Tam, Ngũ nhập tù; Nhị, Tứ, Lục bất nhập.
_ Nhị thập tứ sơn phân thuận nghịch, cộng thành Tứ thập hữu Bát cục chi nhất.
_ Nhị thập tứ sơn phân thuận nghịch, cộng thành Tứ thập hữu Bát cục chi nhị.
_ Bát Sát Hoàng Tuyền.
_ Cửu tinh, Nhị thập tứ cung hỗ sinh.
_ Ai tinh bài long quyết.
_ Nạp Giáp.
_ Tử Bạch dữ Kỳ Môn Cát cung.
_ Huyền Không hợp thập quái.
_ Thập phần mai hạ cửu phần bần.
_ Huyền Không Mệnh cung.
_ Hướng thủ nhất tinh tai, Phúc nhuế; khứ, lai nhị khẩu Tử Sinh môn.
_ Ngoại lục sự dữ Nội lục sự.
_ Hình thể dụng Khí đắc thất.
_ Thành Môn dụng Thần.
_ Thức đắc Phụ Mẫu Tam Ban quái, tiện thị chân Thần lộ.
_ Tam Ban quái dữ Phụ Mẫu Tam Ban.
_ Hoán bộ di cung, nhất vật nhất Thái Cực.
_ Văn chương dữ văn bút.
_ Phát Phúc cuộc số suy toán.
_ Luận tuyến độ Phản ngâm, Phục ngâm.
_ Luận Thất tinh Đả kiếp.
_ Suy tinh đáo Hướng ngộ Suy tinh phi lâm chi cữu.
_ Hướng bất đương Vượng nhi Vượng tinh phi lâm chi cữu.
_ Luận Dương trạch chi Dương khí.
_ Tiêu vong Thuỷ.
_ Khám Âm Trạch đoán phát tích sinh tiêu.
_ Cửu tinh đoán sự.
_ Lục Thân Cát, Hung đoán.
_ Kiêu tinh "hồi phong phản khí" pháp.
_ Tự khố.
_ Tá khố.
_ Đảo kỵ Long dữ Toạ không Triều mãn.
_ Huyền Không Nhất bách nhị thập Long phân kim.

HUYỀN KHÔNG LÀ GÌ?


Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh chỉ xuất hiện nhiều khoảng 10 năm trở lại đây. Trước đây, Âm Trạch lấy Phong Thủy Tam Hợp làm chính, Dương Trạch chủ yếu lấy Bát Trạch làm chính. Còn Huyền Không Phi Tinh xưa nay chỉ đơn truyền, hoặc Tâm truyền Tâm, Khẩu truyền Khẩu, và sách viết thì lại câu văn trúc trắc khó hiểu, cho nên, bao nhiêu năm vẫn là một bí mật chỉ một số ít người biết.
Nói đến Huyền Không là nói đến một Bí pháp trong lĩnh vực Lý Khí của Phong Thủy. Trên cơ bản, Phong Thủy chia ra "Tam Nguyên phái" và "Tam Hợp phái". Huyền Không có thể nói là thuộc Tam Nguyên phái, và Tam Nguyên phái mười phần không truyền loạn ra ngoài, chỉ mang tính thừa kế theo từng thế hệ, do vậy mà nó là 1 phái mười phần bí mật.
Trước khi đi vào phần nghiên cứu bộ môn này, NCD xin nói về ý nghĩa 2 chữ Huyền Không. Thế chữ "Huyền" có ý nghĩa gì? Trước tiên, trong Phong Thủy, sơ bộ ai cũng đều biết "tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, trung Câu Trần". Chu Tước cư Nam, theo Lạc Thư là số 9. Huyền Vữ cư Bắc, theo Lạc Thư có số 1. Thanh Long cư Đông, theo Lạc Thư là số 3. Bạch Hổ cư Tây, theo Lạc Thư là số 7. Câu Trần cư Trung cung, theo Lạc Thư là số 5 vậy. Chữ Huyền trong Huyền Không mang hàm ý "Huyền Vũ", tức cơ số thuộc số 1, nguyên lai chữ Huyền của Huyền Không là chỉ ý nghĩa của "một", hay "Nhất".
Đa phần ai cũng biết, khi con người ta trúng độc thì xuất hiện tình trạng Thất khiếu chảy máu. Chữ "Khiếu" tức là "Không", cũng là "một lỗ hổng trống không". Cổ nhân có lấy chữ "Khiếu" để hình dung, nên mới có thành ngữ "Thất Khiếu sinh yên", hình dung thời hạn Quang hỏa của tai, mũi, miệng xuất của một số người. Nên nói số 7 của Huyền Không Phong thủy kỳ thực là không chính xác, vì con người ta không chỉ có Thất Khiếu, mà là Cửu Khiếu. Thất Khiếu tức là 2 ma7t1, 2 tai, 2 lỗ mũi, và miệng. Con người ta có Cửu Khiếu, còn 2 Khiếu nữa chính là Niệu Đạo Khẩu và Giang Môn (tức lỗ tiểu và hậu môn).
Ngay từ thời cổ, người xưa đã nhận biết con người ta có Cửu Khiếu, người ta tương truyền rằng Khiếu Huyệt là Ngọc khí của Tử Huyệt, khi "Chân Thần xuất khiếu, nguyên dương ngoại tiết", và người ta sử dụng nó trong những phương pháp để đạt sự Trường Sinh.
Như vậy thì: Chử "Huyền" của Huyền Không chỉ số 1, chữ "Không" của Huyền Không chỉ số 9, tức là nói "Huyền Không là thuyết 1-9". Thuyết "1-9" ở đây cũng là mang ý sự biến hóa từ 1 đến 9. Theo thuyết Quái số của Huyền Không, thì sự biến hóa này tức là sự biến hóa từ Nhất Bạch tinh đến Cửu Tử tinh vậy. Nhất Bạch Vận lấy số Nhất Bạch tinh làm số đương Vượng, lấy Cửu Tử tinh làm số đương Thoái. Nhị Hắc tinh lấy số Nhị Hắc tinh làm số đương Vượng, lấy Nhất Bạch tinh làm số đương Thoái... Sự biến hóa Cửu tinh từ 1 đến 9 là lấy ý này vậy.

THIÊN TÂM DIỆU QUYẾT BẢN BẤT ĐỒNG
(Thiên Tâm diệu quyết vốn không giống nhau)


Thiên Tâm tức là "trung tâm của Thiên Vận", cũng tức là vị trí Trung cung của Cửu Cung.
Huyền Đàn Tử viết: "Phục Hy pháp Bát cực tác Bát Quái, Hoàng Đế tác Cửu Khiếu dĩ định Cửu cung". (Vua Phục Hy theo phép tám phương hướng mà làm ra Bát Quái, Hoàng Đế lấy Cửu Khiếu của con người mà định ra Cửu Cung). Trung cung của Cửu Cung là trung tâm, gọi là Thiên Tâm.
Thư tịch thời trung cổ có câu " Dịch kiến Thiên Tâm", Thiên Tâm tức là Dịch, Dịch từ Nhật Nguyệt mà thành, Nhật Nguyệt là biểu thị của Âm Dương, Nhật là Dương, Nguyệt là Âm, một Âm một Dương phối hợp, lấy đó làm Thiên Tâm.
Khổng Tử viết: "Càn Khôn thành lệ, Dịch chủ hồ kỳ trung hĩ". "Càn Khôn thành lệ là chỉ do Càn Khôn 2 quẽ giao nhau mà sinh ra 6 quẽ con là Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài. Kỳ Dịch lập kỳ trung, tức là nói tự trong Âm Dương có điều kỳ diệu vậy.
Theo Huyền Không luận thuyết, Âm Dương nhị trạch của Nhất Bạch Vận, lấy Nhất Bạch tinh nhập Trung cung (Nhất Bạch nhập Thiên Tâm), thì Tinh bàn phụ thuộc theo Vận bàn của thời điểm Nhất Bạch Vận, Nhất Bạch tinh tối Vượng, Vượng tức là Dương, lấy Cửu Tử tinh với Nhất Bạch đối nhau, tức là Cửu Tử rõ ràng là Thoái khí, Thoái là Âm vậy. Thiên Tâm đạo bày ra Vượng nhất (tối vượng) là Dương, cùng Thoái nhất 9tối thoái) là Âm, vì vậy mới nói rằng Thiên Tâm bao quát Dịch (Âm Dương)..
Thiên Tâm ví dụ như Bát Bạch Vận, thì trong Phi tinh bàn lấy Bát Bạch làm Vượng tinh. Nếu Thiên Tâm là Cửu Tử Vận, thì lấy Cửu Tử làm Vượng trong Phi tinh bàn. Cho nên Thiên Tâm tại phương nào thì tại phương đó nêu lên trước tiên, đó mới là điều kỳ diệu của Huyền Không..
Ví dụ như có 1 nhàVận 8 nhập trạch, tọa Khôn Hướng Cấn, ta sẽ có Tinh Bàn:
471   936   258
369   582   714
825   147   693
Theo Phi tinh bàn thì, Vận 8 Vận tinh của Thiên Tâm là Bát Bạch, tức biểu thị Bát Bạch tinh là Vượng nhất, Phi tinh bàn của cung Khôn "Thủy lý Long Thần" là Bát Bạch tinh, tức chỉ phương vị Khôn đó là Vượng nhất của Phi tinh bàn. "Sơn quản nhân đinh Thủy quản Tài, Thủy quản Tài lộc Sơn nhân đinh". Vì Thủy lý Long Thần (tức sao Hướng tinh) quản Thủy, cho nên tại nơi đó thấy Thủy (như sông, biển, hồ, đầm..), thì ở đó Tài vận, sự nghiệp toàn bộ đều khởi phát, Thủy đó sẽ mang tính tăng cường cho sao Bát Bạch nơi đấy, Trạch vận tự nhiên hưng vượng thôi.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2010 16:51:53 bởi NCD >
NCD 09.11.2009 11:43:05 (permalink)
THUỶ LÝ LONG THẦN VỚI CUNG VỊ TƯƠNG SINH

Trong Huyền Không Phong Thuỷ bí pháp, chỉ một ít người biết được bí mật trong bí mật, chính là sự phối hợp giửa Thuỷ lý Long Thần với Cung vị. Thuỷ lý Long Thần hay được gọi nôm na là Hướng tinh trong Phi tinh bàn, chuyên quản Tài vận. Cung vị chính là chỉ phương vị của cung theo 24 sơn.
Người mới học Huyền Không, chỉ biết tại phương vị Thuỷ lý Long Thần Vượng thì sắp bày Thuỷ trong bố cục nhà để kích hoạt, như vậy thì Phú quý vẫn có thể đạt được do Thuỷ quản Tài lộc, nhưng CHẬM. Đối với người tinh thông Huyền Không, cần có sự tinh tiến của bí pháp, tuy nhiên, sách vốn có chủ, chưa tính được đến đỉnh cao của những điều bí mật, nhưng cũng có thể tính được bí quyết trong bí quyết, biết được cái bí mật ấy. Đương đại hiện nay, các thư bản đã được xuất bản với các bí quyết, sẽ rất nhanh để người học Huyền Không nắm bắt được các yếu quyết.
Bước đầu tiên: Phải bviết được độ số của cung vị Hướng thủ.
Bước thứ hai: Phải xem Thuỷ lý Long Thần, tức là Hướng tinh.
Bước thứ ba: So Cung vị với Thuỷ lý Long Thần hợp luận, nhưng tất phải phù hợp với Tam nguyên Đại quái Long.
Bước thứ tư: Trong Hướng Nguyên Long, Thuỷ lý Long Thần sinh Cung vị là Cát lợi, Cung vị sinh Thuỷ lý Long Thần là bất lợi.
Xin xem ví dụ dưới đây: Nhà lập trạch Vận 8, toạ Quý hướng Đinh.




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/15240B230DF5414783A6112C8BB9547D.jpg[/image]
Theo Phi tinh bàn thì ở Hướng thủ Thuỷ lý Long Thần là Bát Bạch tinh, bởi vì cung Đinh là thuộc Nhân Nguyên Long, xem Huyền Không Ngũ hành của Bát Bạch tinh phải xem Nhân Nguyên Long của Thuỷ lý Long Thần là gì. Ta thấy Nhân Nguyên Long của Bát Bạch tinh là cung Dần, lại thấy Dần thuộc Mộc của Huyền Không Ngũ Hành. Vậy thì ta đã hoàn thành bước 2, xác định được Nhân Nguyên Long của Thuỷ lý Long Thần ở Hướng thủ là thuộc Mộc.
Tiếp đến ta xét xem cung vị6 của Địa bàn, chính là Đinh. Đinh thuộc Hoả của Huyền Không Ngũ Hành, cho nên, cung vị thuộc Hoả.
Phàm Thuỷ lý Long Thần sinh cung vị tất Cát lợi. Ngược lại, Cung vị sinh Thuỷ lý Long Thần tất bất lợi. Hiện tại, theo ví dụ trên, tổng hợp lại ta có Thuỷ lý Long Thần Dần Mộc sinh Cung vị Đinh Hoả, thuộc cách "Thuỷ lý Long Thần sinh Cung vị". Vậy có thể luận đoán đây là trường hợp có được sự tăng cường về Tài lộc của Trạch Vận.
Lại thêm 1 ví dụ: Nhà lập trạch Vận 8, toạ Tý hướng Ngọ. Phi tinh bàn như bên trên.
Hướng thủ Thuỷ lý Long Thần cũng là Bát Bạch tinh. Vì cung Ngọ thuộc Thiên Nguyên Long, xét Huyền Không Ngũ Hành của Bát Bạch tinh cũng phải xem Thiên Nguyên Long của Bát Bạch tinh. Ta có Thiên Nguyên Long của Bát Bạch tinh là Cấn, Huyền Không Ngũ Hành của Cấn thuộc Thổ. , vậy có thể nói Thiên Nguyên Long của Thuỷ lý Long Thần ở Hướng thủ thuộc Thổ.
Cung vị của Địa bàn tại Ngọ, Ngọ thuộc Hoả của Huyền Không Ngũ Hành, cho nên Cung vị thuộc Hoả.
Theo ví dụ này, Cung vị thuộc Ngọ Hoả, Thuỷ lý Long Thần thuộc Cấn Thổ, thuộc cách cục " Cung vị sinh Thuỷ lý Long Thần tất bất lợi". Vậy đây là cuộc nhà bất lợi về Tài lộc.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2009 11:47:54 bởi NCD >
Attached Image(s)
NCD 09.11.2009 22:04:32 (permalink)
SƠN THƯỢNG LONG THẦN VỚI CUNG VỊ TƯƠNG SINH

Sau khi nói về sự tương sinh giửa Thuỷ lý Long Thần với cung vị, chúng ta nói thêm 1 bước nữa, đó là Sơn thượng Long Thần với Cung vị tương sinh.
Sự phối hợp cũng cùng lệ như "Thuỷ lý Long Thần với Cung vị tương sinh", chỉ khác ở phần trước, chúng ta luận giửa Cung vị ở Hướng thủ với Thuỷ lý Long Thần ở Hướng thủ, còn phần sau này thì chúng ta luận ở Cung vị Toạ sơn với Sơn thượng Long Thần của Toạ sơn, phương pháp như dưới đây:
Bước 1: Phải biết độ tuyến của Cung vị Toạ sơn.
Bước 2: Phải xem Sơn thượng Long Thần là sao gì.
Bước 3: Đem Sơn thượng Long Thần với Cung vị hợp luận, nhưng phải phù hợp với Tam nguyên đại quái Long.
Bước 4: So đối 2 cái cùng Nguyên Long với nhau, thấy Sơn thượng Long Thần sinh Cung vị là Cát lợi, thấy Cung vị sinh Sơn thượng Long Thần là bất lợi.
Nguyên tắc thì giống như phương pháp phần trước vậy thôi, chúng ta có thể xem thử ví dụ dưới đây.

Ví dụ 1: Nhà lập Trạch Vận 8, toạ Đinh Hướng Quý. Tinh bàn như hình bên dưới:



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/DC7F53FDCF77432E9D0382A17F7D54E8.jpg[/image]
Ở cung Toạ sơn, Sơn thượng Long Thần Bát Bạch tinh. Bởi vì cung Đinh thuộc Nhân Nguyên Long, xét Huyền Không Ngũ Hành của Bát Bạch tinh phải xem Nhân Nguyên Long của Sơn thượng Long Thần. Ta thấy Nhân Nguyên Long của Bát Bạch tinh là Dần, Dần thuộc Mộc theo Huyền Không Ngũ Hành. Vậy có thể nói Nhân Nguyên Long của Sơn thượng Long Thần ở cung Toạ sơn thuộc Mộc.
Cung vị của Địa bàn tại Đinh, Đinh thuộc Hoả của Huyền Không Ngũ Hành, cho nên Cung vị thuộc Hoả.
Phàm Sơn thượng Long Thần sinh cung vị tắc Cát lợi, ngược lại, Cung vị sinh Sơn thượng Long Thần tất bất lợi. Theo ví dụ này, ta thấy Sơn thượng Long Thần thuộc Dần Mộc, Cung vị thuộc Đinh Hoả, hợp luận lại thì Sơn thượng Long Thần Dần Mộc sinh Cung vị Đinh Hoả, thuộc cách cục "Sơn thượng Long Thần sinh Cung vị", tất Trạch Vận tăng thêm phương diện nhân đinh kiện khang.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2009 22:06:09 bởi NCD >
Attached Image(s)
NCD 09.11.2009 22:08:55 (permalink)
Ví dụ 2: Nhà lập Trạch Vận 8 toạ Ngọ hướng Tý. Phi tinh bàn như bên dưới:

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/77AA891E391E4AF586FD3B5766C7506D.jpg[/image]
Ở phương Toạ sơn, Sơn thương Long Thần là Bát Bạch tinh. Bởi vì cung Ngọ thuộc Thiên Nguyên quái, xét Huyền Không Ngũ Hành của Bát Bạch tinh, phải xem Thiên Nguyên quái của Sơn thượng Long Thần là gì. Ta thấy Thiên Nguyên quái của Bát Bạch tinh thuộc Cấn, Cấn thuộc Thổ theo Huyền Không Ngũ Hành. Vậy ta có thể biết Thiên Nguyên quái của Sơn thượng Long Thần ở Hướng thủ thuộc Thổ.
Cung vị Địa bàn tại Ngọ, Ngọ thuộc Hoả của Huyền Không Ngũ Hành, cho nên cung vị thuộc Hoả.
Phàm Sơn thượng Long Thần sinh Cung vị tắc Cát lợi, ngược lại, Cung vị sinh Sơn thượng Long Thần thì bất lợi.
Hiện tại theo ví dụ này, Cung vị thuộc Ngọ Hoả, Sơn thượng Long Thần thuộc Cấn Thổ, hợp luận lại là Cung vị Ngọ Hoả sinh Sơn thượng Long Thần Cấn Thổ, thuộc cách cục "Cung vị sinh Sơn thượng Long Thần", sẽ ảnh hưởng đến phương diện hao tổn nhân đinh, nhiều tật bệnh của Trạch Vận.



THIÊN TÂM KHẮC LONG THẦN VỚI LONG THẦN KHẮC THIÊN TÂM (VẬN KHẮC LONG XU TỊ PHÁP)
*****

Tại tuyến độ của Huyền Không Phong Thuỷ cách cục, phàm lập Vượng Sơn Vượng Hướng toàn bộ đều thuộc cách tốt, chủ đại Cát đại Lợi, nhưng tiến thêm một bước phối hợp nữa, phải xem đến tận những nhân tố sâu xa bên trong, chính là xem xét sự phối hợp giửa Tinh Vận với Lai Long.
Thẩm Trúc Nhưng viết: Khi xem đến gần Huyệt 1 đoạn Long Mạch có bị khắc tiết hay không, Vận khắc Long thì là khắc, Long khắc Vận thì là tiết, gặp khắc là Tuyệt, gặp tiết thì Suy Thoái, so sánh Sinh Khắc chế hoá cũng 1 phép như thế.
Ý tứ 10 phần rõ ràng, ngoại trừ xem Cát Hung của Tinh bàn, còn cần phải phối hợp 1 đoạn Long Nhập Thủ với Long Thần trong Phi tinh, có hay không có sự phát sinh tình trạng khắc tiết. Phàm xuất hiện sự khắc tiết đều thuộc Hung cách. Như gặp Vận khắc Long, cẩn thận Tổn đinh; gặp Long khắc Vận tất chủ Thoái tài.
Thế nào là Vận khắc Long?
Vận chính là số sao Thiên tinh nhập vào trung tâm. Cũng như Vận 8, Bát Bạch nhập Trung cung, thuộc đương Vượng Thiên tinh, và Thiên tinh này thường được gọi là Thiên Tâm, lại còn hay gọi là Vận tinh. Vậy nó chính là Thiên Tâm khắc Long Thần! Chữ Long trong câu "Vận khắc Long" là ý chỉ Long Thần vậy. Long Thần lại phân ra Sơn thượng Long Thần (hay gọi là Sơn tinh) và Thuỷ lý Long Thần (hay gọi là Hướng tinh). Sơn thượng Long Thần gọi đơn giản là Sơn Long, Thuỷ lý Long Thần gọi đơn giản là Thuỷ Long. Thiên Tâm khắc Long Thần, Long Thần trong trường hợp này chính là chỉ Sơn thượng Long Thần vậy.
Cách cục Vận khắc Long Thần, phương pháp xem là: Trước tiên, tại cung vị của Lai Long, việc xem Cung vị của Sơn thượng Long Thần theo Huyền Không Ngũ Hành là rất quan trọng. Bước đầu tiên phải xem Ngũ Hành của Thiên Vận tinh, rồi xem Long Nhập Thủ vào đoạn nào, Thiên Vận tinh đến khắc cung vị Sơn thượng Long Thần nơi tiết Long Nhập thủ đó, vậy là thuộc cách Vận khắc Long Thần, chủ tổn đinh.
Cách cục Long Thần khắc Vận cũng vậy: Trước xem Lai Long đến tại cung vị nào, xem cung vị của Sơn thượng LOng Thần nơi đó theo Huyền Không Ngũ Hành là gì, tiếp đến xét Ngũ Hành của Thiên Vận tinh nơi có tiết Long Nhập Thủ. Ngay cung vị đó Sơn thượng Long Thần đến khắc Thiên Vận tinh, thì thuộc cách Long Thần khắc Vận, chủ Thoái tài.
Ngoài "Vận khắc Long Thần" và "Long Thần khắc Vận", còn có "Vận sinh Long Thần" thuộc cách cục Cát lợi. Cách tìm cũng như trên, và cách này chủ về lợi đinh khẩu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2009 22:11:41 bởi NCD >
Attached Image(s)
vietco 23.11.2009 09:20:42 (permalink)
Chào bác NCD bác ơi trong bài viết về phần sơn thượng long thần và thủy lý long thần với cung vị sinh khắc của bác trên diễn đàn rất bổ ích với em .Em có chút thắc mắc về trường hợp nếu gặp sao Ngũ thì ta phải luận thế nào ?.Sao em thấy trong cuốn Thẩm thị huyền không họ nói gặp sao ngũ hoàng không luận sinh khắc đều là hung cả.Mong bác lý giải giúp em với bác nhé cảm ơn bác nhiều .Bác ạ từ khi đọc bài phong thủy học của Bác em đâm ra mê môn này em không có tài liệu gì để đọc về pt vừa rồi tìm mãi mới mua được cuốn Thẩm thị huyền không ,nhưng có điều sách in cẩu thả nên mất đi tính chính xác của người dịch, đó chưa nói đến tính chính xác của nguyên bản. Nên em rất mong được Bác chỉ bảo ,Bác à em không có í định học để hành nghề đâu nhé cái đó phải có căn đúng không Bác.Vừa rồi em có đăng câu hỏi bên PT giải đáp thắc mắc Bác ạ đó là chuyện thật trong nhà em nhưng có lẽ Bác bận thôi để khi khác bác nhé, em vẫn ngủ trên cái giường đó kệ họ chêu tý biết đâu hôm sau họ lại cho số đánh đề Tạm biệt Bác rất mong những bài bài viết mới của Bác trên diễn đàn.Chúc Bác luôn khỏe.
NCD 24.11.2009 16:26:32 (permalink)
Ví dụ 1: Vận 9 lập Tị Sơn Hợi Hướng, Long Nhập Thủ tại Chấn, phi tinh bàn như bên dưới:

http://phongthuyquan.com/diendan/index.php?action=dlattach;topic=592.0;attach=232;image

Thuỷ lý Long Thần Vượng tinh phi đáo Hướng thủ, thuộc Vượng tinh phi đáo Hướng thủ cách, vốn chủ đại lợi tài lộc. NHƯNG, Long Mạch lại theo cung Chấn mà Nhập Thủ, ở cung Toạ sơn Vận tinh là 8, lấy 8 nhập Trung. Tị là Dương, là Nhân Nguyên Long, Nhân Nguyên Long của 8 là Dần cũng là Dương. Vậy Bát nhập trung phi thuận, ta thấy Lục đến Chấn, Lục là Càn thuộc Kim, tức phạm Cửu Tử Hoả Vận khắc Càn lục Kim Long, thuộc Thiên Tâm khắc Long Thần, cũng tức là Vận khắc Long, chủ tuyệt tự.

Ví dụ 2: Long Mạch theo Chấn cung nhập thủ, Vận 9 lập Bính sơn Nhâm hướng, kiêm quái hướng. Phi tinh bàn như bên dưới:


http://phongthuyquan.com/diendan/index.php?action=dlattach;topic=592.0;attach=234;image

Vì đây là quẽ kiêm quái, tức Sơn thượng Long Thần có thể dùng Thế quái. Ta thấy Vận Bàn Tứ biến Vũ Khúc, ứng Lục Nhập trung. Bính là Thiên Nguyên Long, ứng với Tuất là Thiên Nguyên Long của Càn, Tuất Âm nên khởi nghịch hành. Xét ở cung Chấn (cung có Long Nhập Thủ), nếu là quẽ tinh bàn không kiêm quái, thì Sơn thượng Long Thần nơi đó sẽ là Lục Bạch, nhưng nay do dùng quẽ Thế quái, Sơn thượng Long Thần nơi đó là Bát Bạch, tức Lục Bạch Càn Kim biến thành Bát Bạch Cấn Thổ, thay vì tương khắc trở ngược lại, được Cửu Tử Hoả Vận sinh cho Bát Bạch Thổ Lai Long, thật kỳ diệu. Đắc cách Thiên Tâm sinh Long Thần, chủ Đinh khí đại vượng. Đây chính là phương pháp xu Cát tỵ Hung (theo cái tốt tránh cái xấu) của người xưa vậy.

Ví dụ 3: Ngọ sơn Tị Hướng, Vận 9, Khôn Long Nhập Thủ, Phi tinh bàn như bên dưới:

http://phongthuyquan.com/diendan/index.php?action=dlattach;topic=592.0;attach=243;image

Thuỷ Lý Long Thân Vượng tinh phi đáo Hướng thủ, thuộc Vượng tinh phi đáo Hướng thủ cách cục, vốn chủ Đại lợi tài lộc.
Nhưng, Long Mạch lại theo Khôn cung Nhập thủ, ở Toạ Sơn Vận tinh là Tứ Lục, Tứ Lục ở Thiên Nguyên Long tức là Tốn (vì Tý Ngọ đều ở Thiên Nguyên Long của Khảm và Ly), thuộc Dương. Lấy 4 nhập Trung cung thuận hành, Nhất đáo Khôn, Nhất là Khảmthuộc Thuỷ, tức phạm Sơn thượng Long Thần Nhất Khảm Thuỷ khắc Cửu Tử Hoả vận, thuộc "Long Thần khắc Thiên Tâm"==> Chủ thoái tài.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2009 16:32:01 bởi NCD >
thanhpec 03.08.2010 09:46:40 (permalink)
Xin chào quanbao!
quan bao có thể nói rõ hơn được không?
Những vấn đề quanbao nói là ở tài liệu nào, có thể chia sẽ được không?
Thanh you!
thanhpec 03.08.2010 09:51:27 (permalink)
Chào chị NCD!
Em tìm đọc những tài liệu này tùm lum mà dường như không hiểu lắm. Hình như là chưa hệ thống và tài liệu đọc cũng không hệ thống nên chưa hiểu. Càng đọc lại chẳng hiểu gì. Sao nhiều quá. Chị có cách nào hay tài liệu nào đọc để làm nền tảng không? Chỉ cho em với! Thank!
NCD 06.08.2010 17:03:47 (permalink)
Chào bạn thanhpec!
Mô Phật! Cảm ơn bạn có lòng tốt bỏ tiền ra...chuyển đổi giới tính cho mình, nhưng mà huhu...mình hổng chịu đâu, mình muốn lấy zợ hà...
Bạn tìm đọc tài liệu này là tài liệu naò, có phải bạn muốn nói đến phái Huyền Không? Nếu vậy bạn nên tìm mua cuốn Phong Thủy Huyền Không của anh Bình Nguyên Quân. Vì anh viết rất dễ hiểu, có hệ thống, và trên lĩnh vực Huyền Không, mình thấy anh ấy mới thật sự là 1 cao thủ, rất giỏi.
Thân chào bạn.
czech211 29.03.2011 01:26:36 (permalink)
chà NCD hôm nay được chuyển giới kìa
Talata 29.04.2011 18:37:32 (permalink)
Bài viết cua ban hay lém cảm ơn NuHiepDeThuong rất nhìu!
vhkhoi 15.06.2011 17:22:07 (permalink)
Chào bạn NCD, Nhím và các bạn.
Mình có một số thắc mắc mong các bạn giải đáp:
 
1. Để xác định vị trí của cổng, giếng, bếp ở địa hình nông thôn thì ta đặt la bàn tại trung cung.
Vậy trung cung trong trường hợp này là trọng tâm của nhà hay trọng tâm của mảnh đất.
 
2. Trong bài viết trên bạn nói có đoạn "Âm trạch thì lấy Long và Thủy Hướng, 2 điểm chính để lập quẻ".
Vậy Long ở đây là hướng của long mạch hay là thanh long (xác định long như thế nào).
 
3. Trên địa hình thực tế một dòng nước chảy ngoằn nghèo, uốn lượn.
Vậy làm thế nào để biết đâu là thuỷ đến, đâu là thuỷ đi. Bạn có thể nói rõ hơn được không.
NCD 10.07.2011 19:13:34 (permalink)
Chào bạn vhkhoi!
Mình xin trời các câu hỏi của bạn như sau:
1/. Xác định cổng, giếng ở địa hình nông thôn thì vẫn lấy Tâm nhà. Còn xác đinh Bếp là lấy Tâm của gian Bếp (vì ở nông thôn, thông thường gian Bếp hay làm riêng).
2/. Xác định Long của Âm Trạch là Long Mạch, chính xác hơn là Long Nhập Thủ (chỗ đoạn Long rót vào Huyệt), chứ không phải là Thanh Long . Còn xác định Long như thế nào, thật ra khó có thể dùng 1 vài bài viết mà chỉ rõ cho bạn được. ạn có thể tham khảo các tài liệu Địa Lý Tả Ao của cụ Cao Trung, hay Địa Lý Toàn Thư, hay 1 vài cuốn sách mới xuất bản gần đây (tái bản) như: Táng Thư, Phong Thủy Âm Trạch.... để tìm hiểu sẽ rõ hơn. Khi bạn đã có tìm hiểu treu7o7c1, vấn đề nào không rõ, mình giải thích cho bạn cũng dễ hơn, chứ bây giờ bạn chưa tìm hiểu gì về Long cả, mình biết bắt đầu từ đâu, và chỉ như thế nào cho bạn hiểu được bây giờ, vì để xác định được Long rất phức tap.
3/.Thủy Lai, Thủy Khứ thì bạn phải xác định được nguồn của nó từ đâu? Chằng hạn như ở nông thôn, khi bạn thấy con lạch nhỏ, thì nó vẫn phải bắt nguồn từ ngoài Sông Cái chảy vào chứ, phải không? Còn khi xét về Thủy trong Âm Trạch, trước tiên phải biết đến Tổ Sơn ở đâu, Long d6an4 từ đâu đện Vì sao ? Vì khi Long đẫn Khí Mạch đi thì luôn có Thủy Hộ Long đi kèm thẹo Biết được Long dẫn từ đâu ắt biết được Thủy Nguyện
Thân chào ban.
vhkhoi 14.07.2011 10:42:57 (permalink)
Cảm ơn bạn NCD nhiều. Mình sẽ nghiên cứu tiếp có gì không rõ sẽ hỏi sau.
Giang Sơn 19.07.2011 11:17:15 (permalink)




NuHiepDeThuong
Mạnh thường quân





Bài viết đã đăng: 4174
Gia nhập ngày: 13.12.2003
Đến từ: Cù Lao Phố
Hiện trạng: offline 8 hướng Bát quái 7 sở thuộc
Bạn ơi!nếu áp dụng cách tính của bạn, tôi sinh năm 1981, là nam, nghĩa là 8 + 1= 9, 9 là cung ly, nhưng tôi lại là cung khảm, như vậy nghĩa là sao?


Để có thể ứng dụng được PT, ta cần biết thêm về các cung BQ
Thay đổi trang: << < 131415 > | Trang 14 của 15 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 218 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9