nhim_con75
-
Số bài
:
294
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 02.05.2007
|
RE: Phong Thủy Học
-
07.08.2008 14:15:22
D/ ĐẠI DU NIÊN và TIỂU DU NIÊN PHÁP : Thông thường , mọi người chỉ biết phép biến Du niên theo lệ Đông Tây Trạch. Thật ra , đó chỉ là phép biến tương tự của Đại Du Niên thôi , còn phép biến Tiểu Du Niên còn được gọi là Tham Lang Quyết Pháp. Nay Nhím xin ghi rõ ra 2 cách biến này : 1) ĐẠI DU NIÊN : Cách này vốn dĩ tương tự như phép biến thông thường. Có điều biến hào dưới cùng cho ra Du Niên Họa hại trước. Kế đến là biến hào giửa , cho ra Du Niên Thiên Y....Cụ thể 8 cung biến với nhau cho kết quả Du Niên lần lượt như sau : Phục Vì , Họa Hại , Thiên Y , Diên Niên , Lục Sát , Sinh Khí , Ngũ Quỹ , Tuyệt Mệnh _ Càn : Càn , Tốn , Cấn , Khôn , Khảm , Đoài , Chấn , Ly. _ Khảm : Khảm , Đoài , Chấn , Ly , Càn , Tốn , Cấn , Khôn. _ Cấn : Cấn , Ly , Càn , Đoài , Chấn , Khôn , Khảm , Tốn. _ Chấn : Chấn , Khôn , Khảm , Tốn , Cấn , Ly , Càn , Đoài. _ Tốn : Tốn , Càn , Ly , Chấn , Đoài , Khảm , Khôn , Cấn. _ Ly : Ly , Cấn , Tốn , Khảm , Khôn , Chấn , Đoài , Càn. _ Khôn : Khôn , Chấn , Đoài , Càn , Ly , Cấn , Tốn , Khảm. _ Đoài : Đoài , Khảm , Khôn , Cấn , Tốn , Càn , Ly , Chấn. Chúng ta thấy các cung biến với nhau vẫn cho ra kết quả Du Niên y vậy thôi , nhưng thứ tự biến hào của nó khác , nên thứ tự cũng khác lệ thường luôn. Pháp Đại Du Niên này chọn 3 cung Cát : Sinh Khí , Diên Niên , Thiên Y để Khai Môn cho Dương Trạch. Trên thực tế , khi áp dụng các pp Đại-Tiểu HKNH , nếu các sơn được chọn để Khai Môn trùng với các sơn thuộc Tam Cát Du Niên này thì càng tốt thêm. 2). TIỂU DU NIÊN Pháp này lấy theo số Tiên Thiên : Càn 1 , Đoài 2 , Ly 3 , Chấn 4 , Tốn 5 , Khảm 6 , Cấn 7 , Khôn 8. Ứng dụng của pháp này để Nạp Sa cho Âm Trạch , chọn Nội-Ngoại Khí Khẩu hoặc Nhị Môn trong Dương Trạch . Lần lượt các bước biến như sau : _ Biến hào trên , là sao Tham Lang , làm cung Sinh Khí. _ Biến hào giửa , là sao Cự Môn , làm cung Thiên Y. _ Biến hào dưới , là sao Lộc Tồn , làm cung Họa Hại. _ Biến hào giửa , là sao Văn Khúc , làm cung Lục Sát. _ Biến hào trên , là sao Liêm Trinh , làm cung Ngũ Quỹ. _ Biến hào giửa , là sao Vũ Khúc , làm cung Diên Niên. _ Biến hào dưới , là sao Phá Quân , làm cung Tuyệt Mệnh. VD như : Quẽ Càn tam liên ( 3 vạch liền ). _ Biến lần 1 : đổi hào trên thành Đoài thượng khuyết. Vậy Càn Đoài là Sinh Khí , sao Tham Lang _ Biến lần 2 : đổi tiếp hào giửa thành Chấn ngưỡng bồn. Vậy Càn Chấn là Thiên Y , sao Cự Môn. _ Biến lần 3 : đổi tiếp hào dưới thành Khôn lục đoạn. Vậy Càn Khôn là Họa Hại , sao Lộc Tồn. ....... Cụ thể các cung biến nhau được kết quả sau ( ghi theo thứ tự 7 bước biến bên trên ) : _ Càn : Đoài , Chấn , Khôn , Khảm , Tốn , Cấn , Ly _ Khảm: Tốn , Cấn , Ly , Càn , Đoài , Chấn , Khôn. _ Cấn : Khôn, Khảm , Đoài , Chấn , Ly , Càn , Tốn. _ Chấn: Ly ,Càn , Tốn , Cấn , Khôn , Khảm , Đoài. _ Tốn : Khảm , Khôn , Chấn , Đoài , Càn , Ly , Cấn. _ Ly : Chấn , Đoài , Khảm , Khôn , Cấn , Tốn , Càn. _ Khôn: Cấn , Tốn , Càn , Ly , Chấn , Đoài , Khảm. _ Đoài : Càn , Ly , Cấn , Tốn , Khảm , Khôn , Chấn. Phương pháp Tiểu Du Niên này còn gọi là Tham Lang Quyết pháp , là cách khởi Tam Cát Môn ( Sinh Khí , Thiên Y , Diên Niên ) cực kỳ quan trọng trong PT Bát Trạch. Vì từ Tam CÁt Môn này , nạp giáp vào , ta sẽ có Lục Tú ; rồi nạp thêm quẻ Liêm Trinh ( Ngũ Quỹ ) và nạp giáp của nó , ta sẽ có Bát Quý. Cho nên , phép khởi Tham Lang Quyết này rất quan trọng đấy !!! Cũng như trên thôi , ta cũng chọn 3 sao tốt , du niên tốt đó để Nạp Sa hay Dụng sự cho Dương Trạch. NHƯNG ở Đại Du Niên thì các Du Niên tốt , sao tốt này là do hỗ biến giửa các cung cùng nhóm Đông hoặc Tây Trạch. Trong khi đó , ở đây , các cung thuốc Tam Cát không còn phân biệt Đông -Tây nữa , tất cả qui về 1 mối. Đây mới chính là điểm khác biệt giửa người mới học Bát Trạch và người chuyên sâu về Bát Trạch vậy. Pháp này lấy Sơn làm gốc để biến hào chọn Tam Cát Môn , không phải lấy Hướng.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 14:37:11 bởi nhim_con75 >
Đối với thế giới này, anh chỉ là một ai đó... Nhưng với một ai đó, anh lại là cả thế giới này!
|