NCD
-
Số bài
:
1428
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 28.03.2007
|
RE: Phong Thủy Học
-
07.10.2009 01:56:35
THÁI TUẾ SƠN ĐẦU BẠCH TINH QUYẾT Tý niên Nhất Bạch nhập Trung cung. Ngọ tái tương phùng Cửu Tử đồng. Mẹo tuế Trung cung Tam Bích hội. Dậu niên Thất Xích thị tinh tông. Mùi, Thân nhị niên câu Nhị Hắc Thìn, Tị hồi lai Tứ Lục trung. Tuất, Hợi Trung cung khởi Lục Bạch. Sửu, Dần Bát Bạch chính tương phùng. Bạch đáo sơn đầu nghi tác dụng Âm phần, lập Trạch, tử tôn vinh. Bạch trung hữu sát nghi hồi tị. Phạm giả tu giao lập kiến hung. Nghĩa là: Năm Tý thì sao Nhất Bạch nhập Trung. Năm Ngọ thì sao Cửu Tử nhập Trung. Năm Mẹo thì sao Tam Bích nhập Trung. Năm Dậu thì sao Thất Xích nhập Trung. Năm Mùi và năm Thân thì lấy sao Nhị Hắc nhập Trung. Năm Thìn và năm Tị thì lấy sao Tứ Lục nhập Trung. Năm Tuất và năm Hợi thì khởi sao Lục Bạch nhập trung. Năm Sửu và năm Dần thì sao Bát Bạch nhập Trung. Những sao Bạch đến cung Tọa, Hướng thì nên làm nhà, hay làm mộ phần thì con cháu được hiển vinh. Ở trong phương mà sao Bạch phi đến lại bị Sát thì nên tránh đi không dùng, nếu phạm vào thì lập tức thấy ngay cái Hung. Trên đây là 12 năm, năm nào lấy sao gì nhập Trung cung để phi ra Bát phương. Tìm 3 sao Bạch đến phương nào thì phương ấy tốt, nên tu tạo. Nhưng bị Sơn sát thì tránh không nên làm. Ví dụ như năm Tý, ta lấy Nhất Bạch nhập Trung cung, thì Tứ Lục đến Cấn, là Mộc khắc Thổ, nếu làm tại Cấn Sơn, Phương (Động Thổ, Tu Tạo) thì 4 người bị thương. Phạm Nhất Bạch sát thì bị thương 1 người, phạm sao Nhị Hắc sát thì bị thương 2 người... Lấy số của sao mà suy đoán. Cốt là biết ứng vào thời điểm nào. Như sao Tứ Lục thì có thể là 40 ngày, là 4 tháng; xa thì lấy năm Thìn, năm Tị hoặc năm tương xung là năm Tuất, năm Hợi sẽ ứng.. Cần biết là người nào bị tổn thương, thì lấy Địa Chi ở phương phạm ấy, ứng vào đó. Như Cấn phương là Sửu, Dần thì ứng vào người tuổi Sửu, tuổi Dần... Phép đoán tháng cũng cùng như năm. Như năm Dần lấy Bát Bạch nhập Trung. Bạch trung sát giả, là Ám Kiến Sát, Lục Tiệp Sát, Xuyên Tâm Sát, Đấu Ngưu Sát, Giao Kiếm Sát, Thụ Khắc Sát, những phương phạm Sát đều chẳng nên phạm. Nhất Bạch đáo Ly phi vi Cát. Nhị Hắc hoàn phùng Khảm thượng hung. Tam Bích, Tứ Lục_ Khôn, Cấn phạm. Ngũ Hoàng, Bát Bạch_ Khảm, Trung hung. Lạu Bạch, Thất Xích_ Chấn, Tốn kỵ. Cửu Tử tương hình Kiền, Đoài trung. Bạch trung hữu Sát thiểu nhân tri. Đa, thiếu thời sư hội bất thông Đãn đáo Mộc Bạch vi Sinh Khí, Hắc, Hoàng, Bích, Lục, Xích hà Hung. Nghĩa là: Sao Nhất Bạch phi đáo cung Ly thì không phải là Cát. Nhị Hắc gặp đến phương Khảm thì Hung. Tam Bích, Tứ Lục mà đến hai phương Khôn, Cấn thời Hung. Ngũ Hoàng, Bát Bạch đến cung Khảm là Hung. Lục Bạch, Thất Xích đến hai phương Chấn Tốn thì kỵ. Cửu Tử đến hai phương Kiền, Đoài thì hình hung. Ở trong phương Bạch bị Sát ít có người biết, phần nhiều là các người làm thầy lúc còn ít tuổi không biết được thông đạt cái lý này. Nhưng đáo cung Mộc thì Nhất Bạch là Sinh Khí; Nhị Hắc, Ngũ Hoàng, đáo cung Kiền, Đoài hay Tam Bích Mộc đến đến cung Tốn cũng là Mộc thì đâu phải là Hung? Nhất định kỵ Sát Khí nhập Trung. Như Khảm sơn kỹ Nhị Hắc, Bát Bạch nhập trung, thì Đại kỵ tu tạo. Nhất định kỵ Sát tinh đáo phương. Như là Cửu Tử phi đáo Kiền, Đoài phương cũng kỵ tu tạo cả, nếu phạm thì bị phi tai hoàng họa, như là hỏa tai, đạo tặc, kiện tụng, tù ngục, ôn hoàng, dịch lệ, Đại hung. Cả Tam Nguyên và năm tháng ngày giờ, Bạch tinh cùng kỵ như nhau. Tý niên Kiền, Khảm, Chấn phương khai. Sửu, Dần, Trung, Đoài, Cấn, Ly lai. Mão niên, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn cát. Thìn, Tị, Ly, Khôn, Chấn, Đoài tài. Ngọ, Khôn, Kiền, Tốn, Ly, Trung, Đoài. Mùi, Thân, Khôn, Khảm, Tốn, Trung, Ly. Duy hữu Dậu niền Kiền, Cấn cát. Tuất, Hợi thủ cung Cấn, Đoài suy. Hoàn hữu Chấn, Kiền vi tiểu lợi. Phân minh chỉ dẫn hậu nhân tài. Bài này tức là lấy Bát Bạch đáo sơn đầu, định cục tốt. Như là năm Tý thì lấy Nhất Bạch nhập Trung, phi tá thì Nhị Hắc gia Kiền là Sinh Khí, Lục Bạch gia Khảm là Sinh Khí, Bát Bạch gia Chấn là Cát Khí, nên mới bảo rằng Kiền, Khảm, Chấn phương khai. Như năm Sửu, Dần thì lấy Bát Bạch nhập Trung, thì Trung Cung là tốt rồi, Nhất Bạch đáo Đoài là Sinh Khí, Nhị Hắc đáo Cấn là Cát Khí, Tam Bích đáo Ly là Sinh Khí, nên mới bảo rằng Sửu, Dần_ Trung, Đoài, Cấn, Ly lai là thế. Các năm khác cũng theo đó mà suy. ***Theo NCd mình nhận thấy trong yếu quyết trên có phần lẫn lộn, có thể do sách in sai: Vì như năm Tý thì khi Bát Bạch đến Chấn là Cung khắc Tinh không thể là Cát, năm Sửu, Năm Dần khi Nhất Bạch đến Đoài là Cung sinh Tinh cũng chẳng thể là Cát. NIÊN ĐẦU CỬU TINH QUYẾT Thập nhị niên đầu phân chính vị Tổng lĩnh vạn vật chủ cùng, thông Thế nhân bất tín chiêu hung cữu Tôn thử, tương vi tế thế công. Nghĩa là: Mười hai năm phân ra chính vị của sao đứng đầu. Tóm lãnh cả muôn vật hay và dỡ. Người đời không biết thì bị tai họa mãi. Biết cái ấy mà tôn trọng, đem ra làm thì có công tế thế khắp cả thế gian. Nói sát nghĩa nghe thì có vẻ khó hiểu, nhưng thực ra ý đoạn văn trên muốn nói trong Cửu Tinh, thì mỗi năm sẽ có 1 Cát Tinh hay Hung Tinh làm chủ trị của năm đó. Cụ thể là: Năm Tý thì sao Tham Lang. Năm Sửu, năm Hợi thì sao Cự Môn. Năm Dần, năm Tuất thì sao Lộc Tồn. Năm Mẹo, năm Dậu thì sao Văn Khúc. Năm Thìn, năm Thân thì aso Liêm Trinh. Năm Tị, năm Mùi thì sao Vũ Khúc. Năm Ngọ thì sao Phá Quân. Mỗi năm lấy sao Chủ trị của năm đó nhập vào Trung Cung, thuận hành tìm Tứ Cát tinh đáo phương thì Đại Lợi. Ngoài ra, mỗi năm có 1 sao làm Đế Tinh, nếu phương vị ta định làm mà được ngay Đế Tinh đó đến thì Cát Lợi vô cùng. Cụ thể là: Năm Thân, Tý, Thìn thì sao Tham Lang làm Đế Tinh. Năm Dần, Ngọ, Tuất thì sao Cự Môn làm Đế Tinh. Năm Tị, Dậu, Sửu thì sao Phá Quân làm Đế Tinh. Năm Hợi, Mẹo, Mùi thì sao Lộc Tồn làm Đế Tinh. Tứ Đế Tinh đáo Sơn, Phương thì lợi tạo táng, đáo phương nào thì lợi việc tu phương ở nới nơi ấy. Qua đây, ta mới thấy rõ: Không phải chỉ có Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc là Tam Cát Tinh, mà tùy thời tùy lúc mà Hung Tinh cũng trở thành Cát. Xem phải tường, biết phải tận là vậy. NIÊN ĐẦU TAM CÁT QUYẾT Tý niên Chấn, Đoài, Tốn sơn khai Sửu, Dần_ Cấn, Đoài, Tốn, Trung tài. Mẹo tuế Kiền, Ly, Khôn vi Thổ Thìn, Tị_ Đoài, Chấn, Cấn kham tài. Ngọ niên cánh hữu Tốn, Cấn, Đoài. Mùi, Thân_ Khôn, Khảm, Kiền thượng lai. Dậu tuế Ly, Kiền, Khảm thượng đối. Tuất, Hợi_ Khảm, Khôn, Ly diệc khai. Nghĩa là: Theo phép lấy Thái Tuế đối quái làm chủ, theo Thiên Định Quái phiên Cửu tinh, lấy ba phương Cát làm Khai. Như năm Tý thì Tý thuộc Khảm, đối quái là Ly. Theo Thiên Định Quái đối Ly là Chấn, thì lấy Chấn khởi Tham Lang phi đi, Đoài là Cự Môn, Tốn là Vũ Khúc, ba Cát Tinh tới ba phương ấy, nên mới bảo " Tý niên Chấn, Đoài, Tốn sơn khai" là thề. Trong năm Tý nếu ba phương ấy mà tu phương và tạo táng thì đắc lơi. Các năm khác cũng theo cách này mà suy ra vậy. DƯƠNG TRẠCH QUYẾT Bàn cổ th3 khai, Thiên dữ Địa Phục Hy hoạch quái, đồ dĩ bị Hiên Viên thủ sáng lập cung thất Trụ cơ phong thủy, kham bằng dư. Truyền cập Tấn triều Quách Cảnh Thuần Tạo trạch, doanh Phần tri xu, tị Ư kim phù hợp, quỷ thần cơ Tử Bạch tinh thần, suy cao nghệ Tiên tu chưởng thưởng thượng bãi Cửu Cung. Nghĩa là: Từ thuở đầu tiên, đời Bàn Cổ mở ra Trời và Đất. Đến Phục Hy đã vạch ra đủ quái đồ. Đến đời Hiên Viên mới bắt đầu sáng lập cung điện, cung thất. Lấy Quái đồ ấy làm trụ cốt của phong thủy, để làm bằng cứ. Tuyền tới Quách Cảnh Thuần đời nhà Tấn. Tạo tác nhà cửa, phần mộ, biết lấy đó mà xu Cát, tị Hung. Đến đời nay, cho đó là phù hợp Huyền cơ của Quỷ Thần. So sánh các Tinh Thần, thì Tử Bạch là cao nghệ, nên trước hết bày ra Cửu Cung. Đoạn văn trên chỉ tóm lược khởi nguyên của Phong Thủy, và qua đó nhấn mạnh đến Tứ Cát Tinh trong Phong Thủy cần nên tận dụng nó trong Cửu tinh. Xét kỹ xem phương nào khởi phong, phương nào gần Thủy để định Quái cục. Sau đó lấy Quái tinh nhập Trung cung, thuận phi ra tám phương để luận Cát Hung. Trước lấy Sinh Khí, Sát Khí.... xem Sa, Thủy ở cục ngoài. Rồi lấy Sát Khí, Sinh Khí... phân ra từng khoảng của bố cục trong nhà. Xem mọi cái Sinh Khí, Sát Khí... thấy ở trên phương nào. Những phương mà rtrên đó thấy Sinh Khí, Vượng Khí thì tốt, nhưng không phải là Hình, Hại với Bản phương thì mới là toàn mỹ. Cái khí Tử, Sát với Bản phương hình khắc nhau thì hung họa, cần tránh. Lại lấy phương trường Sinh, Đế Vượng của bản cục làm phương Hữu Khí; phương Tử, Bệnh, Mộ, Tuyệt làm phương Vô Khí. Nội, ngoại cục đều cần luận cả.
Đã quyết Đạo Đời hai nẻo bước song đôi Tâm Không luôn giữ, chẳng phút lơi Gìn lòng trong sạch, không Danh, Lợi Đạo trưởng, Nghệ thông để giúp đời.
|