Thanh Quản

Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thanh Quản - 09.04.2007 08:56:58
Thanh Quản Và Máy Phản Lực
Việt Báo Thứ Bảy, 3/31/2007, 12:02:00 AM
BÁC SĨ TRẦN MẠNH NGÔ
 
Bs Sid Khosla và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Cincinatti dùng mô hình máy phản lực (jet engines) nghiên cứu cơ năng luồng gió chạy qua máy phản lực phát âm thay đổi ra sao. Tìm hiểu luồng gió ảnh hưởng tiếng động từ máy phản lực có thể giúp khoa học gia tìm cách giảm tiếng động từ máy phản lực. Hơn thế, nghiên cứu đã đi sâu vào việc tìm hiểu thay đổi giọng nói ở súc vật.
 
Khi bộ phận vortices trong thanh quản chuyển động xoay tròn gây tiếng động tương tự như tiếng phản lực.
 
Vortices thay đổi tiếng động hay giọng nói, do đó giọng nói của mỗi người trong chúng ta đã khác nhau, không ai giống ai. Đây là mô hình đầu tiên dùng súc vật tìm hiểu tác dụng vortices thay đổi giọng nói của con người.
Theo các chuyên gia thì hiểu được cơ nguyên thay đổi giọng nói của mỗi con người còn giúp nghiên cứu dược phẩm trong việc điều trị thay đổi giọng nói thanh quản.
 
References: 1) University of Cincinnati Health Center, 2007; 2) Annals of Otology, Rhinology and Laryngology, March 2007
(Chú thích: Diễn biến cấu tạo thanh quản có từ thời thượng cổ, khởi nguồn từ loài cá.
 
Trải qua bao đổi thay nay mới thành hình thanh quản (larynx) loài người. Cổ họng hay hầu là giao điểm của ống hô hấp xuyên qua bộ phận tiêu hóa, bởi vậy chức năng này đóng vai trò rất quan trọng, như hệ thống co thắt phải bảo vệ phần dưới của bộ phận hô hấp, hoặc thanh quản có bổn phẩn mở đường thông cho mũi và khí quản.
 
Trong thanh quản của người có 2 phần: Phần thứ nhất là ventricular folds hay nếp thanh âm giả (false cords) đóng vai trò bịt không khí không để lọt ra ngoài. Ngoài ra, thanh quản còn đóng vai trò đóng mở khi nuốt, ho, ói mửa. Phần thứ 2 là nếp thanh âm thật (true cords) giống như chiếc "valve" một chiều chống đỡ hiện tượng co thắt thanh quản.
 
Như vậy, thanh quản vừa giữ nhiệm vụ bảo vệ, nhiệm vụ hô hấp, và phát âm.
 
Thanh quản có nhiều cấu trúc làm bằng sụn, kể cả sụn giáp trạng, và xương hyoid.
 
Hệ thống cấu trúc tổng hợp giúp chống đỡ mô mềm và bắp thịt xung quanh thanh quản.
 
Khi ta hít thở, không khí bay vào cổ họng (hầu) rồi chui vào thanh quản.
Khi vừa nói, vừa nuốt, đồ ăn theo không khí đi lạc đường vào thanh quản làm cho ta bị sặc. Sặc là lúc tự động đẩy đồ ăn ra ngoài thanh quản, ngoài cổ họng, bảo vệ phổi, và không để đồ ăn lọt vào phổi. Bên trong thanh quản có một bộ phận ống tròn . Khi không khí qua thanh quản, sẽ chạm vào hệ thối nếp nhăn mô trải dài từ trái sang phải thanh quản. Vết nhăn có thể phát âm. Phần phát âm dính vào sụn giáp trạng. Phía sau thì vết gấp phát âm dính vào sụn arytenoids. Một số bắp thịt nhỏ dính vào sụn arytenoids. Khi bắp thịt co thắt, đã làm di chuyển sụn arytenoids và phần sau của giây phát âm.
 
Đằng trước của thanh quản còn có một bắp thịt khác tên là cricothyroid gây chuyển động vòng tròn giữa tuyến giáp trạng và sụn arytenoids, làm dãn nếp phát âm, do đó thay đổi giọng cao thấp của chúng ta. Luồng hơi thở thay đổi chu kỳ rung động của nếp phát âm.
 
Áp xuất mạnh làm nếp phát âm rời nhau và độ đàn hồi đưa nếp phát âm trở lại vị trí cũ. Nhờ đó phát âm. Chu kỳ phát âm rung động của đàn ông trung bình khoảng 110 lần mỗi giây và của đàn bà 200 lần mỗi giây. Khi hát, lên giọng, là lúc bắp thịt cricothyrois làm dãn nếp phát âm, dãn càng mạnh, giọng hát càng cao.
 
Tóm lại, chúng ta vừa ôn lại cấu trúc của thanh quản và chức năng phát âm từ thanh quản, khi chúng ta nói hay khi ca hát.
 
Trong bài nghiên cứu kể trên, các khoa học gia đã dùng mô hình động cơ phản lực tìm hiểu vì sao giọng nói mỗi người chúng ta thay đổi, mỗi người một khác, giọng nói không ai giống ai.
 
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Mời Quý Bạn vào thăm Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com), một Trang Web Y Khoa của Người Việt viết cho người Việt.
 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=105213