TÔI HỌC THUỐC BẮC thái san
thaisan 11.04.2007 09:31:35 (permalink)
TÔI HỌC THUỐC BẮC
 
 
Tay của ông vẫn còn cầm chiếc roi mây…
 
Miệng tôi cứ lẩm bẩm:
-Chỗ ngón tay cái chạy xuống có cái xương cao, trên xương cao tức là bộ Quan, trên bộ quan tức là bộ Thốn, dưới bộ quan tức là bộ Xích.
Tay bên phải có ba bộ thuộc về thủy bộ thốn thì ứng về tâm trái tim.
Tay bên phải có ba bộ: Hữu phế, đại tràng, tỳ vị, mạnh môn, tam tiêu.
-Đét.. đét…hai roi vào mông.
-Tả tâm, tiểu tràng, can, đảm, thận.
-Hữu phế, mạnh môn, tam tiêu.
Thằng bé đứng khóc ngon lành vẫn cứ phải đọc:
-Hữu…phế..đại tràng, mệnh môn…tam tiêu.
-Hữu phế, đại tràng, tỳ vị, mạnh môn tam tiêu.. hừ.. hừ…hừ…
-Đại khái tân dịch vẫn thường, miệng không ráo, không khát, dù có phát nóng chỉ là triệu chứng.
-Thưa ông triệu chứng là cái gì ạ?
-Tức là rờ đầu mà thấy nóng.
-Khi xem mạch phải cẩn thận trong bốn cách: phù, trầm, trì, xác là bốn cách để biết cái con mạch chạy mạnh yếu, leo lét hay chạy lồng lên như ngựa. Mình sẽ hiểu biết được chứng bệnh.
Tôi lặng thinh cố hỏi ông vài câu cho khỏi buồn ngủ kẻo có mà chết đòn, nhưng trong lòng chẳng hiểu nhiều lắm về bệnh trạng của con người nhưng cũng biết được đôi chút về người ốm khác thường như cảm thương hàn, tức đi lạnh hoặc trúng thời tiết lạnh sẽ ốm nặng hơn người ốm nóng.
Người ốm nóng chỉ vài trái cây giải như.
Me, khế, chanh. Cam có thể chữa được, còn người bị hàn thì chật vật lắm như xông, hoặc phải uống thuốc bắc.
Nói chung thuốc bắc họ chỉ phân ra hai cách chữa thông thường là: âm và dương, lý biểu, hàn nhiệt, hư thực, khí huyết, cho đến một ngày tôi  phải học đủ thứ phép chữa.
Thí dụ như phép xem lưỡi:
-Lưỡi là nơi khai khiếu của trái tim. Phàm mắc bệnh đều hiện cả ở lưỡi nếu phân biệt được màu sắc của lưỡi thì sẽ hiểu rõ được chứng bệnh ngay.
-Ngọn lưỡi thuộc về tim, giữa lưỡi thuộc về lá lách và dạ dầy,  cạnh lưỡi thuộc về gan mật, cuống lưỡi thuộc về trái cật.
-Đại khái tân dịch vẫn thường miệng không ráo không khát dù có phát nóng vẫn là triệu chứng. Nếu lưỡi có phấn trắng hoặc phấn đã hơi dầy tức là nhuận ướt nhưng thủy cạn phải dùng những vị: Bản hạ. Hoắc hương.
Mà chữa. Nếu lưỡi có sắc đỏ hoặc biến thành vòng tròn tức là dạ dầy đã nóng quá phải dùng những vị: Mạch môn. Thiên hoa phấn. Tri mẫu.
Khi thấy lưỡi có sắc đen tức là tà khí đã làm dạ dầy nóng quá muốn nứt: Để làm cho nhuận lại. Ta phải có khi dùng đến hai ba lạng: Thạch cao. Đại hoàng hoàn.
Khi thấy phấn đen đã gần hết mà bề dưới lưỡi sắc đỏ thì ta phải dùng…..
- Thằng này đi về ngủ đi chứ ngồi đây chi nữa.
- Ông cho con về đi ngủ mai học tiếp nhé.

Thế là thằng bé thoát được một ngày.
Cái trận chiến này kéo dài gần chục năm trời làm cho tôi khổ sở. Cái khó chịu là phải học thuộc như vẹt mới được,
Tôi đứng dậy thểu thảo bước ra và về thẳng nhà nhưng cũng chưa được gặp bố tôi hỏi:
-Mày lại lười ư?
-Ông cho con về và mai học tiếp.
Mẹ nói:

-Chắc nó ngủ gật chứ gì.
-Thưa bu con không buồn ngủ.
Nhưng quay ra tôi đã ngủ mất tiêu từ hồi nào. Bu đứng dậy kéo chiếc chăn cũ tả tơi của Pháp kéo đắp cho con và bước nhẹ ra.

Trên chiếc giường làm bằng những cây sậy bó lại.
Vào mùa này chỉ chết cóng vì lạnh không thể tả. Đấy là cái giường của tôi đã được trải một lớp rơm vò kỹ nên nằm vừa êm lại ít lạnh.
Thường ít ai được nằm chăn lắm vì thường miền quê họ làm ổ rơm dầy thật dầy sau đó nằm xuống lọt thỏm vào và chỉ đắp cái chiếu lên trên cái mặt phẳng đó mà thôi. Riêng bố tôi mua lại được cái chăn của Pháp loại rặm người lắm nhưng lại ấm hơn nhiều.
Tôi nhớ đến ông cậu của tôi khi mở tiệm hớt tóc bắt tôi ra đứng sát đó đếm số bằng tiếng pháp tức là bắt đầu bằng: Un. Deux. Trois. Quatre. Cinq. Six. Sept. Huit. Neuf.
Dix.  Và cho đến hàng trăm hoặc xoa xăng sau đó đọc xinh căng pi as tơ rơ.
Khó nhất là đọc những verbe. Tôi phải chia verbe như:
Dơ ve à lê ê côn.
Cậu tôi vẫn chưa tha đâu.
Dơ tuy, toa tơ, cứ vậy mà liên tục. Nói cho đúng trường học thời xưa theo Pháp nên học tiếng Pháp nhiều hơn thế thôi.
Nhưng các cuộc thường khoe cháu mình là như vậy đó, vô tình tôi biến thành trò hề vui cho các cuộc.
Cuối cùng nếu thằng Pháp nào sang thì cho cây kẹo xích tông. Còn không thường cho các cụ được một gói gouloa thế là các cụ sướng rên vì mấy ai được pháp cho thuốc lá để mà hút.
Tôi thường gọi là thuốc lá tây quăng.
Các cụ giận lắm. Có những hôm tôi trêu các cụ là ú thuốc tây làm gì mai nghiện thì lấy gì mà hút.
Nhất định các cụ không chịu đâu, mắt lườm mày lén giận mà không nói ra thường cáo ông tôi đến khi tôi học thuốc là tiện thể ông tính tội luôn.
Cái chuyện ngày xưa muốn con nên thân thì:
-Yêu cho roi cho vọt.
-Ghét cho ngọt cho bùi.
Cuộc đời gian truân nên chịu bao nhiêu con lươn vào mông vào lưng.
Cái khốn của tôi lại hay nghịch, hay lỡm các cụ.
Dù rằng ông tôi thương tôi nhiều. Lắm khi ông nội vuốt ve tôi nhất là khi học những bài khó.
Nhưng bản tính của tôi không trêu ông được một lần thì không chịu được ngồi yên chỉ quẩn cái đầu. Nên ông thường cho đi vào đồi hái sim hay đi nhặt lá bàng rụng. Vì được lợi mà không bó chân cẳng thằng cháu ba trợn.
Lấy một sợi dây chuối buộc thêm cái que vào rồi cứ vậy mà đi xân xong vuốt xuống thế là có được một bữa nấu.
Lại thêm ông nhà bên đốc vô nên tôi chịu bao nhiêu trăm ngàn cay đắng.
Ai đời một bài la lecture (tập đọc) bằng tiếng Pháp mà phải học thuộc không cơ chứ.
Dũng lavơ xê manh a văng  đờ măng dê, in la đờ văng luy uyn ne cui vét đuy pơ próp pơ tê….
Tôi hận ông bên cạnh nhà lắm nhưng chưa có dịp trả thù.
Ông nói một câu thật chân chính mà tôi còn nhớ mãi làm nòng cốt trong việc chữa trị cho đến bây giờ:
-Bệnh nào thuốc nấy. Dĩ độc trị độc. Chẳng hạn như có vết hay bị lở loét vì độc thì lấy lá xoan (tức là cây sầu đâu miệt trong này) vo viên cho nát xong xoa vào chỗ đó mỗi ngày vài lần là sẽ hết.
Hoặc là nhúng tay vào nước một hồi cho tay mất cảm giác rồi đưa ba ngón lên trên trán sẽ định được cảm lạnh hay cảm nóng, để ngang theo chiếu kim đồng hồ. Hồi trước chưa có đồng hồ tự động mà chỉ lên giây, lấy ba ngón giữa làm chuẩn mà thôi.
Ông bên xóm hay nói nghịch tôi lắm nói:
-Ông ạ tôi thường thấy mấy người làm việc giúp kẻ liệt họ thường xem mạch dưới háng thì biết sắp quy tiên hay chưa. Ông tôi nói:
-Đúng.. đúng.. đúng…
-Mạch đó là đại mạch nên khi con người gần kiệt sức thì kiểm soát được nó còn hay sắp tắt quá đúng rồi đấy ông ạ. Có khi người ta chỉ cần coi chỉ máu ngay ngón tay út thôi cũng đủ nhưng chỉ dùng cho trẻ nhỏ.
Nhưng thần khí là quan trọng, cái đó còn có thể coi cho những việc lớn hơn nhiều, thí dụ như coi như khởi đầu có thuận lợi hay kém hoặc đóng giả để thế này thế nọ.
Thế nhưng chữa bệnh như cứu hỏa, quan trọng lắm đó cháu, không thể trì trện được nhất là những cơn bệnh trầm kha tức quá cấp bách mà lại nặng nề, chẳng hạn như đau xoang sàn.
Chỉ cần lấy lá cây ngũ trảo đem đun nấu xong cho phễu vào rồi hít, hay nhiều đờm quá trong cổ thế mà nguy vì sẽ không thở được mà chết, thì chữa bằng cách lấy mủ xương rồng tẩm vào cá chép chiên ba con cho ăn xong sẽ cho ra hết đờm rãi dăm bữa sẽ khỏi.
Nếu biết thì chữa mau không biết thì  chết bất đắc kỳ tử ngay vì không thở được.
Một hôm đi khám tại nhà ông cho tôi đi theo.
Ông nói liên tục bài học vừ đi vừa đọc theo:
-Nếu hư chiều nhiệt mọi ngày.
-Nhọc nhằn mỏi chói đầm đìa mồ hôi.
-Bài bổ trung ích khí uống thôi. Quay qua tôi ông nói.
Đàn ông thì bài tứ quân. Bao gồm: nhân sâm, phục linh, bạch truật cam thảo.
 Đàn bà thì bài tứ vật. Bao gồm: xuyên khung, đương qui, bạch thược.
Nếu trường hợp chân tay khi về chiều lạnh buốt  như bị xương thì có thể gia giảm thêm ba vị; quế chi, càn khương….
Sau đó rồi tôi cũng quên đi mất theo chiều hướng quá mải chơi của lứa tuổi.
-À này ông quên đi mất chữa bệnh của cháu phải bằng cây mây, cháu ạ.
Cháu còn nhớ bà bé của một ông chánh khi bị phế thải hay sao mà họ đánh đau lắm ông ạ.
Bu con thường phải bảo con đem lén bánh chưng vào kho thóc mà bà ấy bị nhốt, vì cháu còn bé chẳng ai thèm để ý cả nên bu con cứ ủi con vào.
Một buổi sáng con thấy họ đem bà ấy ra đá từ trên tam cấp xuống rồi lại bắt lên.
Bà bò lổm ngổm như đứng lên không vững ông ạ.
-Sao mà gia đình đó họ ác quá vậy thưa ông. Con và thằng bạn đã chế được cái súng thần công bằng khí đá có thể bằn vào nhà đó cho chết ông ấy khi nào ông ta ở nhà ông ạ? Còn không thì con lừa họ đi ra ruộng hết con sẽ đốt chiếc nhà cho xong chứ gì ông hả?

-Không được đâu con dù con có bắn hay đốt cũng chẳng cứu được bà ấy đâu.
Cái xã hội nó vậy con ạ cá ăn kiến thì ngược lại kiến sẽ ăn cá thôi chẳng sao đâu con đừng lo tự nhiên sẽ bị trù dập lại do trời mà.
Ông nhìn trời và nhìn kỹ vào tôi rồi nói:
-Cứ làm cái gì thì sẽ bị ảnh hưởng cái đó thôi à việc chi con phải ra tay như vậy đâm ra mình bẩn tay chứ có ích chi? Ở ác sẽ gặp ác, nữa là phải sống sao cho mọi người yêu mến mình mới đúng.
-Lắm kẻ yêu hơn nhiều kẻ ghét.
Tiếc quá đời ông tôi đã qua, đến đời bố tôi cũng đã qua bây giờ tôi muốn hỏi làm sao chữa được căn bệnh trầm kha của người và giữa người của thời hiện đại đây.
Khó quá.
Tôi thở dài làm cho ông bạn ngồi bên cạnh cũng phát nóng hỏi:
-Bác thở dài chi cho não nuột con chuột đau lưng hả bác?
-Cái nghĩa địa ps nó cũng đào hết lên và bán cả thì không biết mồ cha ông nó còn như vậy huống hồ.
-Còn đến mấy đội đá banh cũng mang bán luôn có sao không bán thì các xếp cũng liệu cho mày đi đời nhưng nếu làm theo ý các xếp thì đời mày thân bại danh liệt con ạ.
-Ý bạn nói là các xếp bán sao?
-Chứ ai dám bán vào đây.
-Không bán cũng chết mà bán cũng chết thì bán mà còn được chấm mút chút đỉnh cho gia đình hay vợ con chứ chí còn nước chết đến chết.
Những lao công bên malaixia còn bị bán nữa là bên này, họ suy nghĩ nghĩa là có tiền lo đi lao động nước ngoài là tất nhiên có tiền rồi.
-Bán thì đã sao.
Tôi lặng nghe tiếng rạn vỡ của trái tim con người thua con vật, không biết thương tiếc nhau, đau chung cái đau của nhau, mà còn cắn cho đến khi hơi tàn lực tận chỉ để cho chúng vinh thân phì gia mà thôi.
Tôi dặt một giả sử, nếu mà ông tôi còn sống thì tôi sẽ hỏi ông rằng:
-Thưa ông chúng ta sẽ sửa chữa đất nước về đâu và nghĩ rằng ông sẽ trả lời hiền từ:
-Không phải lo con ạ. Tự nó cắn nó như vải để quá lâu ngày sẽ rách từng chỗ, rồi từng chỗ, liên tục.
-Tức là tự nó phải rão rệu và nhường cho một lối sống khác và các sống cho phù hợp với chính nó nếu không sẽ tự bị đào thải lo chi việc gì đến sẽ đến. Tôi luôn suy nghĩ theo lối từ tâm của ông mà yên trí đánh một giấc cho tới sáng trắng chẳng biết mô tê mốc tếch gì cả.
Có điều nói theo kiểu từ tâm của ông thì đến đời tôi cũng sẽ qua đi và chỉ còn dành lại cho hàng con cháu mới may ra được hưởng chút gì của tự do.
Chiều nay tôi phải đi vào một làng sâu xa nhưng gần đây để dăm ba chuyện trào phúng, cho cùng bạn bè, nhảm nhí với đám đông không cầm lòng cầm trí nhiều lắm cho thoải mái, vui tươi thêm trong cuộc sống.
Ở đây dân chúng cũng yên bình trong khuôn khổ để đi lễ lậy, nhà thờ nhà thánh, đó là phía ngoài cũng còn nhiều người còn bị chèn ép bán đất giá rẻ mạt với những lời hứa suông không lấy gì làm cầm chắc. Trên con đường sắp chuẩn bị trải nhựa nhưng đó lấy cớ để chúng mang bán cho cáo cocc hết cả và trong đó ít thì chúng cũng mang bán đứng cả dân đang sống trong làng quê sống cùng ruộng nương, đất cát tự bao lâu.
Rồi cuối cùng cũng vào tay chúng quản chế và ngự trị.
Tôi thấy ngay chân cầu sài gòn, xưa kia chê chúng tôi coi như lãnh địa quân đội, nay biến thành những dinh thự đắt tiền hạng sang chẳng ai mà dân chúng mạt hạng mà ngó ngàng tới được, có cái tên mới là phường thảo điền.
Tôi nghe vang vọng tiếng đứa bé đang đọc:
-Trên đời này sống cần có một tấm lòng.
-Để làm gì em biết không?
-Để cho gió cuốn đi.
Những tưởng là như vậy nhưng không bao giờ có. Bây giờ chỉ tiêu của nó là tiền, tiền và tiền.
Thật trắng dã không hiểu nổi.
Chúng chuyển hóa từ có ra không rồi chúng chuyển hóa từ không đến có. 
Tất cả như một trò hề, vở kịch soạn sẵn thường do những thằng ăn bẩn soạn ra rồi cho lũ con cháu thực thi chẳng khác chi một bài thuốc bắc có thể chữa cho những người này nhưng chỉ một người không khỏi được vì nó không hợp cơ địa người đấy mình phải xoay hướng khác tìm cách dẫn thuốc cách khác.
Thí dụ như người kia bị lác trong ruột, cái khổ là mình không bôi thuốc vào chỗ đó được, vì thế nên phải mổ để nạo hết những chỗ vết loét đó và cắt bỏ phần nhiễm. Cái khó là đừng để nhiễm lại. Ông nói:
-Con thấy những đứa bé hay bị bệnh lưỡi trắng thường gọi là đẹn. Thường thì lấy mật ong nguyên chất rơ lưỡi  cho nó sẽ khỏi. Thực tế nó nhiễm khuảân lưỡi, mà mật ong là kháng sinh tự nhiên, tức là những con khuẩn tự nhiên nó đến xâm nhập vào đó ăn hết những con vi khuẩn trên đó làm lành bệnh.
Đó là căn bệnh của con người thường còn trong cuộc sống còn nhiều căn bệnh phải chữa cả nhưng họ chữa như thế nào và ra sao, thì đó là một câu hỏi và tự trả lời.
Thì như con dâu bà hàng xóm ông ta hay ca củng:
-Nó lười lắm ông ơi. Nhiều khi nó còn sai tôi nữa chứ thế mới khốn nạn.
-Thì ông chửi cho nó.
-Ông nói tôi muốn bằng nó ư?
-Không nhưng lại càng phải bảo ban cho tới nơi tới chốn kẻo thằng chồng quay ra vợ mới bênh chằm chặp nói:
-Có gì má cứ nói nó chứ việc gì.
-Tao chửi cho mà còn không nhớ chứ nói thì như nước đổ lá khoai, ích lợi gì. Chỉ khổ cho mày thôi:
-Ai nói với mày như vậy, tao tránh không cho mày nghe kẻo mày khổ cả đời. Cái thằng ngu ạ.
-Má cứ việc chửi chẳng sao cả.
-Ừ chẳng sao thật nhưng mà bênh chằm chặp.
-Thế tao hỏi bây giờ còn đi buôn cà ri hay hết, cả đến cái hụi chơi bây giờ được bao nhiêu mà lại đi mượn tiền bà già vợ mày.
-Tao thấy kể từ ngày gặp anh đến giờ gia đình làm ăn khấm khá hơn nồi chè xưa nhiều lắm rồi phải vậy không?
-Không dám đâu.
-Con này nói chuyện với ai vậy mà dùng ngôn ngữ hàng cá hở? Nín lặng một lúc hơi lâu cho người lớn dịu xuống mới nói như chữa lỗi cho chính mình:
Nhà con trước cũng làm ăn dù bố con chỉ bán đá lạnh thôi và sau mẹ cố chuyên giữ nồi chè mà sau này nhiều người trách vì nồi chè mà không coi trọng ngày đám của con.
Kể cũng tội.
Có anh Huy sau này con cũng khoe khoang với họ hàng đôi chút thì mất mát gì thưa bố mẹ.
-Cái này tao không xía dô làm chi cho dắc dối thêm đâu nhé, chuyện đàn bà con gái.
Ông bố chồng nói như ra vẻ rửa tay theo kiểu Philatô rửa tay trước các thầy thượng phẩm để xum xoe rằng:
-Tao không dính tay vào việc giết jésu.
Một lối làm chung chung xong rồi chữa cháy không nhận trách nhiệm  thường là vậy cái ông bố đến nỗi chính con trai mình nói xưa rằng:
 -Con đã biết ba ghét con từ ngày học lớp tám cơ mà nhưng lại chính ông bố đẻ vất vả nhiều để cứu lấy chính thằng con mình khi đang giải phóng bị trúng ngay trái đạn vào hầm trú ẩn gọi là (tang xê) mà trong nhà và kể cả các nơi không có một chút thuốc men nào bèn phải gạn đất cát cho uống để lấy chất trụ sinh bị tan nát dưới trái nổ, rồi cũng khỏi và sau đó chẳng phải cứu cấp.
Cái này lúc học thuốc bắc ông tôi không dậy nhưng rồi vì sự sinh tồn phải làm và chính thức đã cứu sống cả gia đình trong cuộc chiến cuối cùng tại VN.
Tôi tự hãnh diện với chính bản thân mình vì nhiều thứ như nghề nghiệp, mánh khóe, học lóm. Aên cắp nghề là chính.
Hay thì không hay, nhưng cứu sống chính gia đình mình và còn làm nhiều việc tày tời nữa chứ thế thôi sao thê nhưng mà đa số chỉ đứng trơ mắt ết mà nhìn mọi sự đi qua mà thôi.
Chiều đó gần cuối năm ông tôi kêu:
-Còn phải học huyệt nữa chứ cháu. Tôi tính ngãng ra nhưng ông đã bảo:
-Có tám kinh như: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Vị….
Trước tiên là tỳ, tỳ là cái thùng rác con người bỏ bất kỳ vào cho đầy để nuôi sống con người nên hay ăn bất kỳ mà chính là gốc gác sự sống cũng là sự bệnh hoạn.
Ăn mặn thì sẽ bị trúng phong, nhưng thực tế là bị tổn thương mạch máu não đó cháu. Aên nhiều mỡ thì thường sơ vữa mạch máu tim. Aên lạnh thường bị tổn thương Thận.
 Vì thận là lửa để đốt và nấu chín cơm trong bao tử người hay ăn lạnh hay bị đầy, đi cầu chảy như ăn quá nhiều cam cũng chẳng tốt lành gì làm cho bao tử khó tiêu, đầy hơi, uống rượu cũng thường làm cho bao tử bị tích thực.
Cách chữa lang vường là ăn gì thì đốt cháy nấy ăn vào thay thuốc sẽ khỏi, nó là chất than, dễ tiêu thực nhưng sẽ kiết nếu ăn nhiều. Con bấm chữa bằng huyệt thì:
-Cháu phải học thuộc những chữ đầu như:
Ẩn, Đại Thái, Công, Thương, Tam, Lậu, Địa, Aâm, Huyết, âm lăng tuyền, Dương lăng Tuyền. Túc tam lý…
Đó là thuộc về Tỳ vỵ.
Còn về bổ thì thường dùng bát liêu, Huyết hải, Thận du….
Về tiền đình mắt thì….
Đau đầu thì: Liệt khuyết, Ấn đường, Thái  dương, hợp cốc. Hai khuỷu đốt tay kế út tức là ngón đeo nhẫn là gi? Ông cố nhắc và quay qua tôi kiểm bài. Tôi ầm à ầm ừ thì ông đã trợn mắy lên nhìn thẳng làm tôi khiếp quá vội vàng trả lời thành sai.
Tôi thu hết can đảm để nói:
-Thưa ông TẾT này con được nghỉ chứ ạ. Oâng mắng:
-Nghỉ cái con khỉ được nhưng phải học gấp hai chứ mới đủ và kịp. Mày muốn làm thầy hay làm kẻ đãi rửa chai cho ông đóng thuốc vào lọ hử?
Trong trí tôi chỉ muốn chấm dứt thôi nhưng như cái rọ rồi đã vào tròng thì làm sao ra, có thằng bạn đang chờ tôi ngoài kia.
Tôi định chiều nay đi thả diều trên bãi đồi gần nhà Thơm, nhưng không biết có được không. Thoáng ông nhìn ra thấy thằng trân đang chờ ông định kêu vào trị tội nhưng sau ông lại đổi ý bảo tôi đứng dậy nói nhẹ dễ dàng và âu yếm:
-Chiều nay con đến nhà bà Ngắm chơi với ông nhé. Tôi chợt nhớ ra bà ấy quen biết ông thân lắm. Tôi nhắc lại lời bà đã dặn:
-Thưa ông bà nhắc con và ông đến chơi mấy lần mà con quên ông ạ.
Nói xong tôi cũng quên ngay khi ông bắt đầu thu sách khi bước về. Chiều ông dắt tôi đến nhà bà Ngắm. Tôi nhìn thấy bà ăn trầu thì tôi chạy bay ra chỗ thằng Trân thả xong con diều thứ hai mới hài lòng.
Phải nói thời đó ai mà dám thả con diều như tôi cũng là họa hoằn vì nó lớn đến đỗi phải buộc vào chân cột đình, mà dây làm bằng tre bện chứ làm gì có dây chắc được như vậy.
 Gặp cơn gió to nó dám kéo cả tôi lên trời đó chứ chẳng vừa đâu ạ.
Chuyện chơi, thả diều làm quên đi bao nhọc nhằng của những ngày tháng mà chính bản thân tôi được chân truyền về thuốc bắc cho đến nh4 năm sau hai nghìn vẫng còn trọng dụng và bây giờ tôi mới thấy những cái cần thiết của nó thì ông cụ đã ra đi tự năm nào, nhớ ông đối với bây giờ dù rằng thuốc tây đã thịnh hành lắm nhưng còn nhiều thứ cần cho người lắm lắm.
Nhớ ông tôi thường hay ra nới mồ  của ông thầm cầu khẩn:
-Thưa ông ngày xưa con còn quá bé để hiểu những gì ông dậy.
Nhưng thưa ông con vẫn giữ đủ phong cách chân chính của một thầy thuốc bắc ạ và cũng chính nhờ vậy nên thầy con còn được sống cho đến ngày hôm nay thưa ông.
Nơi vắng vẻ này con xin đốt nén nhang kính cẩn thương nhớ về ông bà.
Riêng bà vào những thời gian này khoa học chữa cho bà được bệnh đó nhưng bà cũng đến với ông nơi tiêu diêu cực lạc nào đó xin hướng dẫn cho chúng con và chỉ bảo cho chúng con được hướng đi đúng đắn làm rạng danh ông bà.
 
 
          thái san


__________________________

Thái San chịu khó đọc lại bài : canh hàng và sửa giúp chính tả.
Có rất nhiều bài cần duyệt để đưa vào thư viện. Nếu bài nào khó đọc hoặc chính tả nhiều thì khó cho Mod. đưa bài vào thư viện.
Cảm ơn Thái san giúp đỡ.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2007 03:06:45 bởi NuHiepDeThuong >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9