孝經 - HIẾU KINH

Tác giả Bài
vvn
  • Số bài : 1184
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.06.2005
  • Nơi: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
孝經 - HIẾU KINH - 20.04.2007 08:30:08
孝經
HIẾU KINH

Bản Hán văn: Internet.
Dịch Việt ngữ: vvn
Dịch thơ: Đoàn Trung Còn & Huyền Mặc Đạo Nhơn.


第一章
開宗明義

仲 尼 居. 曾 子 侍. 子 曰. 先 王 有 至 德 要 道. 以 順 天 下. 民 用 和 睦. 上
下 無 怨. 汝 知 之 乎.
曾 子 避 席 曰. 參 不 敏. 何 足 以 知 之.
子 曰. 夫 孝 . 德 之 本 也. 教 之 所 由 生 也. 復 坐. 吾 語 汝. 身 體 髮 膚. 受 之 父 母. 不 敢 毀 傷 孝 之 始 也. 立 身 行 道. 揚 名 於 後 世. 以 顯 父 母. 孝 之 終 也. 夫 孝. 始 於 事 親. 中 於 事 君. 終 於 立 身.
大 雅 云. 無 念 爾 祖. 聿 脩 厥 德.

Đệ nhất chương
Khai tông minh nghĩa


Trọng ni cư. Tăng tử thị. Tử viết: “Tiên vương hữu chí đức yếu đạo, dĩ thuận thiên hạ, dân dụng hòa mục, thượng hạ vô oán, nhữ tri chi hồ?”
Tăng tử tị tịch viết: “Sâm bất mẫn, hà túc dĩ tri chi?”
Tử viết: “Phù. hiếu, đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã. Phục tọa, ngô ngứ nhữ: Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương hiếu chi thủy dã. Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã. Phù hiếu, thủy ư sự thân, trung ư sự quân, chung ư lập thân.
Đại nhã vân: “Vô niệm nhĩ tổ, duật tu quyết đức”.

Dịch nghiã: (nếu có chỗ nào sai sót, xin các bậc cao minh vui lòng chỉ giáo).

Khổng tử ở nhà. Tăng Sâm đến gặp. Khổng tử hỏi: “Cái đức trị dân của các vua đời trước, thuận lòng người, dân chúng vui kính, trên dưới không oán giận chủ yếu là chi, ngươi có biết chăng?

Tăng tử đáp: “Sâm này ngu tối. Xin hỏi là làm sao?”

Khổng tử đáp: “Này đây, HIẾU là căn bản của ĐỨC,  do giáo dục mà sinh ra. Hãy ngồi trở xuống, ta nói cho ngươi biết. Thân thể, hình hài, tóc tai, da thịt là do cha mẹ sinh ra không được gây hư hại là nết đầu của chữ Hiếu. Sau lo lập thân, hành đạo để lại tiếng thơm cho đời sau là nết cùng của chữ Hiếu. Này đây, chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau rốt là lập thân”.

Trong Đại Nhã có nói rằng: “Há chẳng nghĩ đến tổ tông của ngươi mà lo trau giồi đức hạnh".

Mở ra cái gốc để giảng cho rõ nghĩa.

Đức Khổng tử nhằm khi ở rảnh,
Thầy Tăng Sâm ở cạnh tiếp hầu.
Ngài rằng: “Đức cả đạo mầu,
“Tiên vương dùng để làm đầu dạy dân.
“Gây nên thói hòa cho thiên hạ,
“Dưới trên đều cảm hóa bấy nay.
“Suy ra trăm nết đều hay,
“Cái gì là trước, ngươi rày biết chăng?”
Nghe ngài hỏi thầy Tăng đứng dậy,
Rằng: “Trò đần đã thấy được đâu?”
Ngài rằng: “Nếy HIẾU làm đầu,
“Ấy là gốc đức, giáo hầu sanh ra.
“Hãy ngồi lại để ta nói nữa:
“Từ hình hài đến thửa tóc, da.
“Nguyên do chịu của mẹ cha,
“Giữ cho trọn vẹn, hiếu là đầu tiên;
“Sau chót nữa thân hiền đạo sáng,
Tiếng tăm truyền tỏ rạng ngàn thâu.
“Thờ cha mẹ, nết hiếu đầu;
“Thờ vua ở giữa, kế sau dựng mình.
“Tìm nghĩa ấy trong kinh Đại Nhã [1]
“Đạo hiếu này giảng đã tỏ tường:
“Nếu ngươi nghĩ đến tông đường
“Thì nên sửa lấy đức thường của ngươi”.


[1] Đại nhã là một thiên trong kinh Thi. Đại NhãTiểu Nhã nói về chính trị.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2007 01:59:25 bởi vvn >

vvn
  • Số bài : 1184
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.06.2005
  • Nơi: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
RE: 孝經 - HIẾU KINH - 24.04.2007 01:41:05
第二章
天子

子 曰: 愛 親 者 不 敢 惡 於 人 敬 親 者 不 敢 慢 於 人. 愛 敬 盡 於 事 親 而 德 教 加 於 百 姓, 刑 于 四 海. 蓋 天 子 之 孝 也.
甫 刑 云: 一 人 有 慶, 兆 民 賴 之.

Đệ nhị chương
Thiên tử

Tử viết: Ái thân giả bất cảm ác vu nhân; kính thân giả bất cảm mạn vu nhân. Ái kính tận vu sự thân nhi đức giáo gia vu bách tính, hình vu tứ hải. Cái thiên tử chi hiếu dã.
Phủ hình vân: Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi.
 
Dịch nghĩa: (nếu có chỗ nào sai sót, xin các bậc cao minh vui lòng chỉ giáo).

Khổng tử nói: “Thương cha mẹ mình thì chưng không dám làm ác với cha mẹ người. Kính cha mẹ mình thì chưng không dám khinh nhờn cha mẹ người [1]. Trọn niềm yêu kính cha mẹ thì cái đức có thể trải rộng ra dạy dỗ trăm họ, thành luật định khắp bốn bể.

Trong Phủ hình [2] có ghi rằng: Một người có phúc, triệu người được lợi.


Ngôi thiên tử

Ngài rằng:
Yêu cha mẹ, ghét người chẳng dám:
Kính song đường, chẳng dám khinh người [1].
Thờ thân, yêu, kính trọn mười,
Thì phần đức giáo bủa mười rộng thâm:
Trước trăm họ ướt đầm mưa hóa,
Sau bốn phương theo lả gió nhơn.
Đó là đức của Thánh quân,
Thay trời trị nước, hiếu thân phải gìn.
Phủ hình [2] đó chép in từ trước:
Phước một người, hưởng được triệu người.

[1] Mình yêu kính cha mẹ mình thì thấy cha mẹ người hoặc người già cả bằng cha mẹ mình, mình cũng yêu kính luôn.
[2] Phủ hình hay Lữ hình là một thiên trong kinh Thi.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2007 03:40:02 bởi vvn >