Dạy và Học
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 38 bài trong đề mục
HongYen 21.04.2007 12:12:33 (permalink)

Post #: 8






Nguyên âm kép cuả tiếng Việt
 
Trước nay các sách mô tả ngữ âm tiếng Việt đều chấp nhận giải thuyết cho rằng nguyên âm kép cuả tiếng Việt gồm có ba đơn vị như sau: iê (ia), ươ (ưa), uô. Các nhà ngữ âm đã biện luận rất nhiều về khả năng kết hợp cuả các nguyên âm kép / iê /, / ươ /, / uô / để thưà nhận chúng là những nguyên âm kép một âm vị (Lê 1948, Nguyễn 1949, Thompson 1965, Ðoàn 1977). Tuy nhiên các tác giả trước đây không thống nhất ý kiến nhau về tính cách cuả các nguyên âm kép tiếng Việt, do vậy mà ý kiến cuả các vị cũng rất phân tán.
 
Ðể biện giải rằng ba nguyên âm kép nói trên là ba nguyên âm kép, các tác giả đều đưa ra mấy lẽ như sau:
  • (a) về mặt ngữ âm, cả ba đơn vị nguyên âm vưà kể đều là một âm vị;
  • (b) cả ba nguyên âm này đều có yếu tố nguyên âm đầu mạnh hơn yếu tố sau;
  • (c) ba tổ hợp này đều có thể kết hợp với phụ âm môi, trong khi các tổ hợp khác không thể.

Chúng tôi đã chứng minh là hai tính cách đầu có thể tìm thấy ở cả chín tổ hợp nguyên âm kép trượt tăng dần . Chỉ có điểm thứ ba thì cần bàn thêm cho rõ: về mặt ngữ âm thuần tuý thì những phụ âm đầu có thể kết hợp được với ba tổ hợp iê (ia), ươ (ưa), uô (ua) cũng có thể kết hợp được cả với các tổ hợp khác. Tiếng Việt không có * boàng, *phuế, *voe, & chỉ là vì chúng ta muốn áp dụng luật tiết kiệm ngữ âm mà thôi: phụ âm môi mở đầu trượt tiếp sang âm chính ở vị trí hẹp, cao như i, ư, u để dừng lại ở một bậc dưới chúng (ê, ơ, ô) thì không phải gắng sức nhiều bằng khi phát âm các tổ hợp khác có khoảng cách biệt rộng hơn.
 
 Cho nên luận điểm (c) nói ở trên không phải là tính cách quyết định. Tính cách âm vị học nổi bật nhất của nguyên âm kép tiếng Việt là: dù phát âm từ những vị trí khác nhau, tất cả đều là những tổ hợp nguyên âm trượt tăng dần. Những tính cách âm vị học cuả ba nguyên âm kép trên cũng tìm thấy ở sáu nguyên âm kép-trượt-tròn môi khác để làm thành một tập hợp chín nguyên âm kép thường viết ra dưới dạng như sau: iê (ia), ươ (ưa), uô (ua), uơ, uê, oe, oa (ua), uy, uyê (uya).
 
Khi loại bỏ sáu nguyên âm kép khác trượt từ âm tròn môi / u / , / ô/ và / o / ra khỏi hệ thống nguyên âm tiếng Việt, các tác giả đi trước phải dùng đến khái niệm âm đệm và bán âm / u-/ và / i- / để giải thích kết hợp này. Ảnh hưởng cuả cách nhìn nhận hiện tượng tròn môi như trong ngữ âm các tiếng Ấn Âu đã khiến việc mô tả nguyên âm kép tiếng Việt trở thành phức tạp, khi các tác giả đem khái niệm bán âm và âm đệm vào cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Vả lại, thưà nhận là có hai bán âm /-i-/ và /-u-/, cách giải thích này cũng không cắt nghiã được hiện tượng không cân đối giưã các nguyên âm trượt từ bán âm / -i-/ và bán âm / -u-/.
 
Thật ra, những phân tích trên đây cho thấy nguyên âm kép tiếng Việt chỉ là những nguyên âm trượt với nhau: ba nguyên âm ở bậc cao nhất là / i/ - /ư/ - /u / đều có khuynh hướng trượt sang các nguyên âm khác mà làm thành nguyên âm kép. Hiện nay, tất cả các tác giả ngữ âm tiếng Việt đều công nhận là ba tổ hợp /iê/ - /ươ/ - /uô/ là ba nguyên âm kép, và các yếu tố đầu là những nguyên âm thực thụ chứ không phải là bán âm. Yếu tố / i / và / u / trong / ie / và / uô / không phải là một bán âm thì không có lí do gì để bảo các yếu tố đó trong những tổ hợp nguyên âm kép trượt tăng dần khác là sự trượt từ một bán âm sang một nguyên âm. Do vậy mà điều hợp lí hơn cả là thưà nhận rằng hai nguyên âm tiếng Việt trượt sang nhau.
 
Trong hệ thống nguyên âm kép tiếng Việt, có một nguyên âm trượt qua ba vị trí cấu âm: / uiê/. Mặc dù vậy, ba nguyên âm này trượt với nhau vẫn chỉ tạo thành một đỉnh âm tiết là nguyên âm / ê /, do vậy nguyên âm ba này vẫn chỉ có giá trị là một âm vị trong thành phần âm chính cuả âm tiết.
 
Những kiểm nghiệm qua cứ liệu thực nghiệm âm học gần đây nhất đã xác nhận hiện tượng trượt tăng dần cuả các tổ hợp nguyên âm tiếng Việt. Tìm hiểu hiện tượng trượt cuả các tổ hợp này sẽ thấy rằng chúng đều là những "nguyên âm kép trượt tăng dần" từ nguyên âm thứ nhất (I, U, Ư) sang nguyên âm thứ nhì.
 
Các nguyên âm tiếng Việt có thể kết hợp với nhau để cho những nguyên âm kép trượt tăng dần. Dạng trượt tăng dần là nét đặc trưng cuả lối kết hợp nguyên âm kép tiếng Việt. Nguyên âm trượt tăng dần là các nguyên âm kép lập thành từ một trong hai trường hợp như sau:
  • (a) hoặc là một nguyên âm cùng bậc (hẹp, trung bình, rộng) nhưng đối lập nhau ở điểm phát âm (trước, giưã, sau) trượt về với nhau theo chiều: sau ---> giữa, sau ---> trước;
     
  • (b) hoặc là hai nguyên âm khác bậc và điểm phát âm cùng trượt về với nhau theo chiều cao ---> thấp, nghiã là trượt từ vị trí mở hẹp sang rộng hơn.

Các nguyên âm kép trượt tăng dần cuả tiếng Việt đều có tính cách chung là âm tiết mang chúng có hai đỉnh cao, trong đó đỉnh thứ nhì [ ở chỗ nguyên âm thứ nhì ] cao hơn và là đỉnh cao cuả âm tiết (Hình 3). Nguyên âm thứ nhì này sẽ là yếu tố cảm nhiễm thanh mạnh hơn trong bộ phận âm chính cuả âm tiết. Vì thế, đồ vị thanh được ghi trên các đồ vị ghi âm vị mạnh cuả âm tiết: tuý luý, kià, huề, quế, hoè, quẽ, khoẻ, ngoẻo, quở, muá, quấn, khoá, thưả...
Ðường biểu diễn về âm lượng cuả âm tiết / mười / có thể hình dung như sau:

Hình 3: âm tiết có hai đỉnh tạo nên do nguyên âm kép trượt qua nhau
Tóm lại, nguyên âm trượt tăng dần là một đặc trưng âm vị học cuả nguyên âm kép tiếng Việt. Ðó là hai nguyên âm trượt sang bên nhau từ một trong hai vị trí khác nhau:
  • hoặc là từ vị trí hẹp trượt sang vị trí rộng hơn ở bậc thấp hơn,
  • hoặc là trượt từ vị trí hàng sau về hàng trước hoặc giưã.

Nhận ra tính cách âm vị học cuả 9 tổ hơp nguyên âm kép tiếng Việt thì vấn đề thành phần âm chính cuả âm tiết tiếng Việt được giải quyết thoả đáng, và cấu trúc âm tiết tiếng Việt do vậy mà trở nên ổn định, với bốn thành phần. Không có thành phần gọi là âm đệm.
 
Trên đây là tính cách âm vị học nổi bật cuả các nguyên âm kép trượt tăng dần cuả tiếng Việt. Tất cả những nguyên âm kép tiếng Việt nói trên đều có những tính cách chung sau đây:
  • đó là những âm vị làm hạt nhân cuả âm tiết như các nguyên âm đơn;
  • có độ dài ngang với một nguyên âm đơn ở thể bình thường;
  • yếu tố thứ nhì luôn luôn mạnh hơn yếu tố thứ nhất;
  • kết hợp được với các loại âm tiết mở (khi không có âm cuối), và âm tiết khép (nghiã là khi có âm cuối để khép âm tiết).
     

Nguyên tắc viết dấu thanh tiếng Việt
 
Trong các tính cách trên đây cuả nguyên âm kép tiếng Việt có một tính cách liên quan trực tiếp đến cách viết dấu thanh: ta biết rằng trong nguyên âm kép tiếng Việt, yếu tố nguyên âm thứ nhì luôn luôn mạnh hơn, làm thành đỉnh cao cuả âm tiết. Ðiều này dẫn đến quy tắc viết dấu thanh tiếng Việt, trong các tiếng có nguyên âm kép, như sau: dấu thanh luôn luôn đặt trên các nguyên âm đứng sau. Không có ngoại lệ.
 
Ứng dụng cụ thể quy tắc trên thì có những trường hợp nguyên âm kép như sau:
  • Nguyên âm trượt từ I có iê, ia. Thí dụ: kiến, miễn, tiền, kià, miá, viá &
  • Nguyên âm trượt từ Ư có ươ, ưa. Thí dụ: dưới, mười, mưả, vưà &
  • Nguyên âm trượt từ U có uy, uyê/uya, uê, oe, ua/oa, uô, uơ. 
    - Thí dụ: khuỵu, quỳ, quýt, khuyến, nguyệt, khuya, huế, hoè, quả, hoạ, cuốc, chuộc, quở, thuở &
  • Những nguyên âm kép kết hợp ở thể ngắn có một số dạng như sau: uâ, oă/ua. 
    - Thí dụ: quất, choắt, quắt.
     

Một trường hợp có thể gây nhầm lẫn
 
Chính tả tiếng Việt có một số trường hợp cũng viết với hai đồ vị nguyên âm, nhưng thật ra bản chất cuả chúng khác hẳn những trường hợp nguyên âm kép-trượt-tăng-dần bàn đến ở phần trên. Ðó là trường hợp các nguyên âm kết hợp với U, O, I, Y phiá sau chúng. Thí dụ: sáu, đảo, nhái, thấy.
 
Những trường hợp này đều có một kết cấu giống nhau: âm chính + âm cuối. Trong kết cấu âm tiết cuả bốn từ sáu, đảo, nhái, thấy trên đây thì au, ao, ai, ây không phải là những nguyên âm kép, vì lẽ một nguyên âm kép luôn luôn chỉ là một đơn vị âm chính cuả âm tiết, do vậy nó còn có thể kết hợp thêm với một âm cuối.
 
Ta biết rằng tiếng Việt có 8 âm vị sau đây đảm nhận thành phần âm cuối trong âm tiết: m, p, n, t, ng (nh), c (ch), o (u), i (y). Bốn tổ hợp au, ao, ai, ây không thể kết hợp thêm với một âm cuối nào trong số 8 âm cuối kể trên, vì lẽ chúng đã có âm cuối rồi. Chẳng hạn, không thể có kết hợp *au+n, *ao+n, *ai+n, *ay+n trong tiếng Việt.
 
Khi phát âm thì kết cấu này không trượt tăng dần như các nguyên âm kép. Ngược lại, chúng "trượt" giảm dần theo đúng quy cách khép âm tiết khi có thành phầm âm cuối. Những âm U, O, I, Y trong trường hợp này chính là những âm cuối để khép âm tiết lại. So sánh hai từ sau đây: thuỷ và thủi. Từ trên có âm chính là nguyên âm kép /uy/ trượt tăng dần từ /u/ sang /i/; từ thứ hai có nguyên âm đơn /u/ là âm chính và âm cuối /i/ khép âm tiết lại.
 
Trong kết cấu âm tiết kiểu âm chính + âm cuối /u/, /o/, /i/, /y/ này, thành phần âm chính có thể gồm một nguyên âm đơn hay một nguyên âm kép. Kết hợp sẽ như sau:
  • một nguyên âm + /u/, /o/, /i/, /y/: màu, sáo, nhài, lủi, vẩy &
  • một nguyên âm kép + /u/, /o/, /i/, /y/: khuỷu, ngoéo, muối, nguẩy

Dù trong trường hợp nào thì dấu thanh cũng không đặt trên bốn âm cuối /u/, /o/, /i/, /y/, mà chỉ đặt trên nguyên âm đơn hay trên nguyên âm thứ nhì cuả tổ hợp nguyên âm kép đứng trước các âm cuối đó.
 
Tóm lại, dấu thanh tiếng Việt có nguyên tắc viết rất nhất quán, và có thể tóm tắt như sau:
  1. Dấu thanh đặt trên thành phần âm chính cuả âm tiết khi viết;
     
  2. Thành phần âm chính cuả âm tiết có thể là:


  • một nguyên âm đơn: dấu thanh đặt trên nguyên âm;
  • một nguyên âm kép: dấu thanh đặt trên nguyên âm thứ nhì.

Ðoàn Xuân Kiên
 
* Bài đăng trong tập san Ðịnh Hương 17 (1998)
 
Tài liệu:

  • Tập san Diễn Ðàn (Paris): số 55 (1.9.1996).

  • Ðoàn Thiện Thuật (1977): Ngữ âm Tiếng Việt. Hà Nội: Nxb. ÐH & THCN.

  • Ðoàn Xuân Kiên (1999): "Xem lại một vấn đề ngữ âm tiếng Việt: Nguyên âm". Hợp Lưu số 45 (th. 2&3.1999), tr. 5-31.

  • Gimson, A.C. (1980): An Introduction to pronunciation of English. (3e ed.) London: Edward Arnold.

  • Lê Văn Lý (1948): Le Parler Vietnamien. Paris: Hương Anh.

  • Nguyễn Bạt Tuỵ (1949): Chữ Và Vần Việt Khoa Học. Sài Gòn: Ngôn Ngữ

  • Phạm Thị Tú Minh, Nguyễn Văn Thế & Ðoàn Xuân Kiên (1998): Học Kĩ Ðọc Ðúng - Sách Hướng Dẫn I. Tilburg:Zwijsen.

  • Thompson. L. (1965): A Vietnamese Grammar. Seattle: Uni.of Washington Press.



#16
    Ct.Ly 23.04.2007 18:39:37 (permalink)
    #17
      HongYen 23.04.2007 22:26:41 (permalink)

      Post #: 15
      Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,
      Cả nhà vào xưởng đẻ thăm Hồng Yến
      Là loài chim mà đẻ một bọc trăm trứng
      Đúng là loại chim quý hiếm của Tổ Việt

       
      Kính Quý Đọc Giả,
       
      Kính Quý Đọc Thiệt,
       
      Thật là không đúng đây là mục "Dạy và Học" của Học Đuờng.
       
      Ai dạy ai và ai học ai.  Tạm gác một bên cho phép HY mỉm cười vì lẻ gậy tui đập lưng tui: Cả nhà vào xưởng đẻ thăm Hồng Yến
       
      Hân hạnh, hân hạnh đuợc vào xuởng đẻ, mà ai là cha của bé.  Dù rằng 100 bé nhưng chỉ một cha.
       
      Lấy thí dụ, các trường đại học Luật Bắc Mỹ (coi như siêu quốc tế, vì nhiều người ghi tên du học...) đang xôn xao bàn tán với các đại giáo sư về nàng Stacie Ann Smith.  Ấy vậy mà cũng là kinh nghiệm về luật pháp, còn tình cảm thì sao.  Rồi ai là cha của con Ann.  Rồi với khoa học tân tiến nhúng tay vào cũng ra lẻ....
       
       
      Chúc Vui với những giờ giải lao triền miên.
       
      #18
        vvn 24.04.2007 04:40:42 (permalink)

        Trích đoạn: HongYen


        Post #: 15
        Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,
        Cả nhà vào xưởng đẻ thăm Hồng Yến
        Là loài chim mà đẻ một bọc trăm trứng
        Đúng là loại chim quý hiếm của Tổ Việt


        Kính Quý Đọc Giả,

        Kính Quý Đọc Thiệt,

        Thật là không đúng đây là mục "Dạy và Học" của Học Đuờng.

        Ai dạy ai và ai học ai.  Tạm gác một bên cho phép HY mỉm cười vì lẻ gậy tui đập lưng tui: Cả nhà vào xưởng đẻ thăm Hồng Yến
         
        Hân hạnh, hân hạnh đuợc vào xuởng đẻ, mà ai là cha của bé.  Dù rằng 100 bé nhưng chỉ một cha.
         
        Lấy thí dụ, các trường đại học Luật Bắc Mỹ (coi như siêu quốc tế, vì nhiều người ghi tên du học...) đang xôn xao bàn tán với các đại giáo sư về nàng Stacie Ann Smith.  Ấy vậy mà cũng là kinh nghiệm về luật pháp, còn tình cảm thì sao.  Rồi ai là cha của con Ann.  Rồi với khoa học tân tiến nhúng tay vào cũng ra lẻ....
         
         
        Chúc Vui với những giờ giải lao triền miên.
         

        Thôi vuốt giận. Tiếng Việt ngoài dấu thanh còn phải ngắt câu đúng chỗ, viết hoa đúng chữ nữa.
        Để vvn ngắt câu lại chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không.

        Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,
        Cả nhà vào xưởng đẻ thăm.
        Hồng yến là loài chim
        mà đẻ một bọc trăm trứng.
        Đúng là loại chim quý hiếm của Tổ Việt


        Vậy chắc hồng yến là tên của một loại chim bên tộc Âu của bà Âu cơ thôi. Chớ không phải sis Hồng Yến của VNTQ đâu nên cũng chẳng cần lo test DNA chi cho mệt. Cái chuyện chữ nghiã nó rắc rối lắm, lại chẳng đâu vào đâu, đừng để bụng... mất vui.
        #19
          vvn 24.04.2007 22:40:27 (permalink)
          Cuối cùng thì cũng đã có chút tia sáng "le lói" cuối đường hầm. Theo như đề nghị của ông Phạm Côn trên Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa Học và Công Nghệ VN đề nghị thì từ nay không dùng tên riêng Hán Việt nữa trong tất cả các sách, báo, truyền thanh, truyền hình, và nhất lọat chuyển sang dùng cách ghi pinyin tiếng Trung Quốc.
          http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=265425&mpage=1&key=&#265425

          Nếu thành luật thì từ nay cấm đọc và viết tên riêng Hán Việt. Vậy thì Thúy Kiều, Thúy Vân từ nay sẽ phải gọi là Cuiqiao, CuiYun vì hai cô nay là dân Bắc Kinh. Còn Hoàng Dung, Quách Tĩnh, mà không chịu "đổi mới" thành Huangrong, Guojing thì có khi bị phạt "vi phạm hành chánh".

          Vậy là ai về nhà nấy há.

          Công tử Lỳ là dân Tây thì phải ghi là Cathy Lee nha.
          Còn Nguyễn (?) Ngọc Lý ở Mỹ thì phải thành Ly N. Nguyen
          VVN thì... vẫn là VVN, nhưng nếu hiểu là Viết Việt-ngữ thì phải đổi mới thành Viết  Yuèyǔ theo quy định thì chữ "Việt-ngữ" cũng là từ Hán Việt luôn.
          Hồng Yến nếu có đổi sang quốc tịch Trung Quốc thì phải gọi là Hóngyàn, còn nếu giữ quốc tịch Mỹ/Việt Song song thì muốn ghi Hong-Yen, Én Hường tuỳ thích.

          Nguyễn Du ngày xưa tự hỏi:

          "Bất tri tam bách dư niên hậu,
          Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
          "

          (Không biết sau ba trăm năm lẻ,
          Thiên hạ còn ai khóc Tố Như).

          Bây giờ thì chắc ổng cũng khóc luôn.

          Tội nghiệp ông Nguyễn Du!

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.04.2007 05:29:31 bởi vvn >
          #20
            Ct.Ly 24.04.2007 23:12:41 (permalink)
            #21
              Ngọc Lý 25.04.2007 03:44:28 (permalink)

              Còn Nguyễn (?) Ngọc Lý ở Mỹ thì phải thành Ly N. Nguyen
              VVN thì... vẫn là VVN, ...

               
              VVN theo đúng tiếng Việt là Vờ Vờ Nờ
               
              Hôm trước tặng thầy chai rượu, chị Ly cất đi ngay rồi, mà bữa nay thầy còn bị say xỉn hay sao ...
               
              Người ta tên Ngọc họ Lý rõ ràng, thêm thắt cái chi nè?
               
              Đúng là thầy Vờ Vờ Nờ !!!
               

               
               
              #22
                vvn 25.04.2007 07:30:30 (permalink)
                Hi hi hi . Ha ha ha.
                Bị kiện tùm lum rồi.
                Cuốn chiếu trốn thôi, kẻo thêm HD tới nữa, ba uýnh một hổng chột cũng què.

                Vọt Vọt Nhanh
                Hi hi hi . Ha ha ha.
                #23
                  HongYen 25.04.2007 10:41:42 (permalink)

                  Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,
                  Cả nhà vào xưởng đẻ thăm.
                  Hồng yến là loài chim
                  mà đẻ một bọc trăm trứng.
                  Đúng là loại chim quý hiếm của Tổ Việt

                   
                  Kính chư liệt vị,
                   
                  Hồi nảy là mỉm cười vì Ngọc Lý:  Cả nhà vào xưởng đẻ thăm Hồng Yến.
                   
                  Bây giờ thì cười lớn để cám ơn vnn về baì thơ trên.  Hay quá xá hay.
                   
                  >>>>
                   
                  Xin nói qua chuyện khác.
                   
                  Đây nói về chuyện hồi đi học a, b, c, d (a, bê, cê, dê...).  Như vậy là tân tiến quá đi thôi.  Học hết 26 (?) chữ cái.  Học đi học lại gần hết cái tết mà coi như chưa xong.  Rồi chưa xong thì làm sao hoc vần xuôi rối tới vần ngược. 
                   
                  Vần xuôi hình như có một nguyên âm.  Vần nguợc là hai hay ba nguyên âm.
                   
                  Rồi các nhà giaó dục bảo học như vậy chưa tốt phải cải cách.  Truớc tiên là cải cách âm của chữ cái.  Bắt đầu a, b, c, d, (a, bờ, cờ, dờ).  Rồi học i, tờ không học theo thứ tự cuả mẫu tự nữa.
                   
                  Mẫu giáo với sách i tờ và bắt đầu với tiếng hai chữ như tí lì, tí đi. Sau nầy những nhà tâm lý bảo không thể cho bé có khái niệm lì truớc...v..v...
                   
                  Thế rồi những lớp mẫu giáo sau nầy; cho vào các bài thơ, có ca tụng cá nhân, các baì toán thiếu ẩn số để bé tìm.  Chính cá nhân loài chim huờng én nầy cũng chịu thua không đáp trúng....
                   
                  .....
                   
                   
                  Trở laị vấn đề NL:
                   
                  VVN theo đúng tiếng Việt là Vờ Vờ Nờ. 
                   Không phải vờ vờ nờ mà dê dê nè; căn cứ theo cách phát âm cuả đài BBC (bê, bê, cê)
                   
                  Nhân đây cũng khá khen ông bạn vvn, sao biết HY muốn song tịch Mỹ Việt vậy. 
                   
                  Ông đã từng khuyên Con Gấu đừng có học chiết tự Hán rồi têm truớc thêm sau.  Bây giờ vnn bị ảnh hưởng chiết tự HY là Mỹ Việt.
                   
                  Nếu nói HY ảnh hưởng Mỹ thì quá đúng vì lẻ khi viết, HY có theo văn phạm và cách hành văn Mỹ (tụ cho như vậy).
                   
                  Minh họa:
                   
                  * Tên họ thì viết tất cả chữ hoa như chàng:  William Clinton.  W hoa , C hoa.  Tên của Hồng Yến: Hồng Thị Yến.  H, T, Y; viết hoa.
                   
                  * Hành Văn song song....Điều nầy đã có noí trong dề taì naò đó lâu rồi, và nói nhỏ với vnn là "tạm khất".
                   
                  Vì vậy mà vnn cho rằng  HY song tịch Việt-Mỹ 
                   
                   
                  Hành văn song song nhưng lại kết luận:
                   
                  vvn là dê dê nề, vậy nha Ngọc Lý. 
                   
                   Mà NL có phải là cô bé "Truờng Làng Tôi" dạo nọ không nhỉ
                   
                   
                  PS.  Thiếu Dza, Thầy Đồ nên nhớ lời công tử dặn:
                   
                  "Công tử Lỳ tiếng Pháp họ Ly vẫn là họ Ly nhen thầy đồ"
                   
                  Còn em là Hồng Thị Yến tức là hổng phải Yến Thị Hồng nha Thầy.

                   
                  #24
                    vvn 25.04.2007 16:43:18 (permalink)

                    Trích đoạn: HongYen

                    Xin nói qua chuyện khác.

                    Đây nói về chuyện hồi đi học a, b, c, d (a, bê, cê, dê...).  Như vậy là tân tiến quá đi thôi.  Học hết 26 (?) chữ cái.  Học đi học lại gần hết cái tết mà coi như chưa xong.  Rồi chưa xong thì làm sao hoc vần xuôi rối tới vần ngược. 

                    Vần xuôi hình như có một nguyên âm.  Vần nguợc là hai hay ba nguyên âm.

                    Rồi các nhà giaó dục bảo học như vậy chưa tốt phải cải cách.  Truớc tiên là cải cách âm của chữ cái.  Bắt đầu a, b, c, d, (a, bờ, cờ, dờ).  Rồi học i, tờ không học theo thứ tự cuả mẫu tự nữa.


                    Cái chuyện đã bốn chục năm rồi mà sis còn nhớ. Hay thiệt.
                    #25
                      HongYen 25.04.2007 22:22:07 (permalink)

                      Post #: 24
                      Thế rồi những lớp mẫu giáo sau nầy; cho vào các bài thơ, có ca tụng cá nhân, các bài toán thiếu ẩn số để bé tìm. Chính cá nhân loài chim huờng én nầy cũng chịu thua không đáp trúng....

                       
                      "các bài toán thiếu ẩn số để bé tìm" 
                       
                      Viết đúng chính tả, nhưng chưa đúng ý cuả người viết.  Sửa:
                       
                      "các bài toán thiếu,ẩn số, để bé tìm" hay "các bài toán có ẩn số để bé tìm"....
                       
                       

                      Post #: 25
                      Cái chuyện đã bốn chục năm rồi mà sis còn nhớ. Hay thiệt.


                       
                       
                      Bạn vnn,
                       
                      Vào đề: trong trạng thái tâm tình trải ra chữ viết, khoan khoái, không  ý kiến ý cò.  Thân
                       
                      Chuyện bốn chục rồi...Lấy mốc để tính 40.  Từ 1954, 1975, hay 2007.
                       
                      Nếu tính theo sắc lệnh ban hành tiếng Việt và chữ Quốc Ngữ thì hình như 1900.  Chưa tìm ra văn bản chuyển từ Hán ra Quốc Ngữ.
                       

                      Post #: 20 
                      Theo như đề nghị của ông Phạm Côn trên Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa Học và Công Nghệ VN đề nghị thì từ nay không dùng tên riêng Hán Việt nữa trong tất cả các sách, báo, truyền thanh, truyền hình, và nhất lọat chuyển sang dùng cách ghi pinyin tiếng Trung Quốc.


                      Hú hồn, đây mới là đề nghị thôi.  Nếu có lệnh vua ban hành thì chu cha lại vào lớp vỡ lòng, chưa có tên mẫu giáo chồi, mầm gì sất.
                       
                      Tuy nhiên để phòng xa, chui vào xưởng đẻ để còn có dịp tìm cha.
                       
                      Tính chuyện 32 năm.
                       
                      Khổ rồi, nói mãi vẫn chưa nguôi.
                       
                      Truớc đây, không phải hồi còn đi học a, bê, cê, ăn bánh bò bánh cam.  Tại sao cứ nghĩ phải học chữ cái rồi mới học ráp vần.  Tập đồ rồi mới tập viết.  Viết viết lông hay viết mực không cho viết viết chì....
                       
                      Ảnh hưởng Mỹ, viết bằng viết chì, không tập chữ cái, học ngay những gì có nghĩa cụ thể, giản dị.  Tuy nhiên bài học có mang tính quốc tế và từ cổ đến kim.  Đây nói về lớp vỡ lòng ESL, English as Second Language. Những người chưa từng viết chữ o tròn như quả trứng gà ; vẫn học viết nguyên câu ngắn, phổ cập trong đời sống.
                       
                      Có điều nào hay điều nào nên áp dụng vào lớp mẫu giáo để bé dể hiểu và thích thú.  Đem những chuyện thờ phụng cá nhân, gán ghép chuyên cổ tích, nặng nề hình thức vun trồng cho trẻ.  Kế tiếp những lớp sau và đến cả đại học.   Taị sao con én nhỏ mà muốn thành con chim đaị bàng...và noí chuyện 40, 400, và 4000.  Không phaỉ 4000 năm văn hiến từ vua Hùng.  Có sử chúng minh 5000 năm văn hiến Bách Việt hay Lạc Việt.  Nhất định là Việt dù ở đâu.
                       
                      Chúc vui với những con chữ và con số.
                       
                      Hi vnn,
                       
                      Có thể nào trong một buổi thư thả nào bàn chuyện "tạm khất" chăng.  Dù rằng sự hiểu biết có giới hạn, vì chưa chuyên ngành, nhưng vẫn suy nghĩ.
                       
                       
                      Chúc vui với những ngày vui không thành kiến.
                       
                      #26
                        vvn 26.04.2007 01:46:36 (permalink)

                        Trích đoạn: vvn


                        Trích đoạn: HongYen

                        Xin nói qua chuyện khác.

                        Đây nói về chuyện hồi đi học a, b, c, d (a, bê, cê, dê...).  Như vậy là tân tiến quá đi thôi.  Học hết 26 (?) chữ cái.  Học đi học lại gần hết cái tết mà coi như chưa xong.  Rồi chưa xong thì làm sao hoc vần xuôi rối tới vần ngược. 

                        Vần xuôi hình như có một nguyên âm.  Vần nguợc là hai hay ba nguyên âm.

                        Rồi các nhà giaó dục bảo học như vậy chưa tốt phải cải cách.  Truớc tiên là cải cách âm của chữ cái.  Bắt đầu a, b, c, d, (a, bờ, cờ, dờ).  Rồi học i, tờ không học theo thứ tự cuả mẫu tự nữa.


                        Cái chuyện đã bốn chục năm rồi mà sis còn nhớ. Hay thiệt.


                        Cái chuyện bốn chục năm "có đầu" là tính từ... năm 2007 (nói thách một chút).

                        Hồi đầu thập nhiên 70, không biết sis còn nhớ chuyện Nhóm Lửa Việt đề nghị cập nhật hoá sách giáo khoa cấp tiểu học và trung học, trong đó có chuyện bỏ chương trình Pháp, bỏ kiểu học a, bê, cê, dê,... ở mẫu giáo và bắt đầu bằng i, tờ, tờ-i-ti, tờ-i-ti-sắc-tí. Còn nhớ thằng em của vvn cứ bị ba phạt quỳ gối vì học đánh vần không trôi.

                        Sau này đọc lại thì mới biết cái chuyện "cải cách" đó không phải là chuyện mới mà có từ thời Trần Trọng Kim soạn Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp đồng ấu cũng bắt đầu bài 1 bằng chữ i, u, ư, với i đi học, u cái lu, ư cái lư...

                        Rồi nhớ lan man chuyện học đánh vần xuôi ngược. Sợ nhất là mất cái chữ nhiều voyelles như chữ "khoái" chẳng hạn. Ka-hát-o-kho-a-khoa-i-khoai-sắc-khoái. Thiệt dễ sợ!
                        Sau này nghe con nít nó học, o-a-i-oai-sắc-oái, khờ-oái-khoái. Vậy mà hay!

                        Đó cái chuyện đã bốn chục năm rồi là như vậy đó. Hết giờ giải lao rồi. Bây giờ vô đi cày tiếp.


                        Hi vnn,

                        Có thể nào trong một buổi thư thả nào bàn chuyện "tạm khất" chăng.  Dù rằng sự hiểu biết có giới hạn, vì chưa chuyên ngành, nhưng vẫn suy nghĩ.

                        Chúc vui với những ngày vui không thành kiến.


                        Chuyện chuyên ngành chẳng biết là chuyện chi nhưng sis muốn thì vvn lúc nào cũng sẳn sàng bồi tiếp. PM hay email hay kiểu gì cũng được.
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2007 02:33:24 bởi vvn >
                        #27
                          HongYen 26.04.2007 12:52:11 (permalink)

                          Bây giờ vô đi cày tiếp.

                           
                          Rồi đoán là trúng phốt (!) vnn là song tịch.  Đi cày là những người hay ca bài ca.
                           
                          Tiá em hừng đông đi cày bừa.
                          Má em hừng đông đi cầy.
                          Em thiệt là nguời nông dân, nông ừ dân.
                           
                          Còn đây quan cày trên giấy, rõ ràng là song tịch. 

                          Kính vnn,
                           
                          Giiài nghiã dùm song tịch là sao thoe 3 huớng: chữ nghĩa, pháp lý, và tình cảm.
                           
                          Cám ơn.
                           
                           
                          PS. Có câu chuyện tứ tịch như sau.  Không có taì liệu để ghi rõ ngaỳ giờ và nơi chốn.  Một người mẹ Ba Tây, cha Anh Quốc, đi trên chuyến bay từ Pháp về Ba Tây.  Khi phi cơ bay ngang qua bầu trời Mễ Tây Cơ; người mẹ sanh con trên không phận đó.  Vậy là bé đó có tới bốn quốc tịch: theo cha, theo mẹ, theo sở củ quyền nuớc cuả hảng hàng không, rồi chủ quyền không phận...
                           
                          Y như bây giờ bàn tán về chủ quyền điạ phận và hải phận....
                           
                          Chú Vui với song tịch và song đuờng cày...
                           
                          #28
                            HongYen 29.05.2007 09:55:32 (permalink)
                            Thi tốt nghiệp THPT 2007
                             
                            Thi trắc nghiệm, học sinh thường mắc lỗi chủ quan
                            Thứ Ba, 29/05/2007, 06:57 (GMT+7)


                            TT - LTS: Để phục vụ các bạn học sinh bước vào mùa thi tốt nghiệp THPT hiệu quả, Tuổi Trẻ đã ghi lại ý kiến của các thầy cô tại TP.HCM như một định hướng để các bạn HS tham khảo. Chúc các bạn một mùa thi thành công.

                            * Thầy Ngô Văn Thành (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - môn lý): Nên có khoảng thư giãn trước khi thi
                             
                            Đề thi năm nay chắc chắn bộ sẽ cho không quá khó, mà sẽ là những phần căn bản nhất. Trắc nghiệm yêu cầu kiến thức tổng quát, nhưng về lý thuyết HS nên chú ý phần cơ, quang lý, vật lý hạt nhân (đọc kỹ sách giáo khoa). Bài tập cũng chú ý điện xoay chiều, quang vật lý và vật lý hạt nhân.

                            Bài tập sẽ có những dạng đơn giản, tối đa hai phép tính, áp dụng công thức là chính. Vì vậy HS phải hết sức chú ý đơn vị, tính toán cẩn thận, nhớ kỹ công thức. Qua những lần chấm bài trắc nghiệm, tôi thấy HS thường mắc lỗi chủ quan. Nên nhớ dù đề bài đọc lên thấy quen nhưng cũng phải xem cho kỹ. Khi làm bài HS không nên tập trung sa đà vào một bài tập nào đó sẽ không kịp thời gian làm lý thuyết, tốt nhất nên lần lượt làm nhanh phần lý thuyết giáo khoa trước, sau đó mới làm bài tập.

                            Yêu cầu cẩn thận không chủ quan nhưng cũng không vì vậy mà các em căng thẳng quá bởi tâm lý trong khi thi rất quan trọng. Một ngày trước khi thi, các em cần có khoảng lặng, không học gì cả, thư giãn để đầu óc tỉnh táo thì hiệu quả mới cao.

                            * Thầy Phạm Hồng Hải (Trường THPT Bùi Thị Xuân - môn toán): Không nhớ đề thi thì khó mà làm bài tốt
                             
                            Tôi nghĩ như mọi năm, đề thi sẽ ra ở phần cơ bản, chủ yếu bám theo sách giáo khoa, phần nâng cao phải có nhưng không nhiều. Một số chủ đề sẽ được ra như: những vấn đề liên quan đến khảo sát hàm; một bài giải tích; một bài hình học giải tích phẳng; một bài về giải tích không gian, một bài đại số tổ hợp. Mức độ ra đề trung bình và cao hơn trung bình chút ít, đương nhiên có câu nâng cao cho HS lấy điểm 10.

                            Khi nhận đề bài, HS cần bỏ ra mươi phút để đọc đề từ trên xuống dưới cho thật kỹ, thấy câu nào quen thuộc hoặc dễ làm trước. Việc đọc thật kỹ toàn đề có lợi là khi đang làm câu này nhưng xuất hiện một ý các bài còn lại, HS ghi ra nháp để đó, nhờ đó mà làm những bài sau nhanh hơn. Mỗi bài cần đọc thật kỹ đề bài, lấy hết giả thiết của đề bài. Nên làm cẩn thận từng bước, lập luận đầy đủ, cẩn thận sử dụng chính xác ký hiệu, công thức, không nên viết tắt.

                            Môn toán vẫn thi tự luận nên khi chấm giám khảo chấm theo từng bước giải, có những bước bắt buộc phải có, nếu không làm sẽ bị mất điểm. Những HS khá, giỏi thường hay làm tắt, nên cần chú ý điều này. Quan trọng nhất là việc tính toán phải cẩn thận, đa số HS thường bị sai vì thiếu cẩn thận. Sau khi làm xong, HS cần dò lại thật kỹ bài làm của mình trước khi nộp bài. HS nào ra khỏi phòng thi mà thầy hỏi đề ra gì không trả lời được là chắc chắn không làm bài tốt.

                            * Thầy Nguyễn Phú Đức (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - môn hóa): Nếu chỉ ôn một vài chương hiệu quả sẽ không cao
                             
                            Do thi trắc nghiệm nên về lý thuyết HS bắt buộc phải học đủ, dàn đều cả 12 chương. Nếu chỉ chú trọng một vài chương hiệu quả sẽ không cao. Về bài toán thường chỉ ở mức độ vận dụng kiến thức cơ bản và có từ 10-12 bài như xác định tên, tìm cặp chất... HS cũng cần chú ý dạng muối ngậm (các loại quặng và ứng dụng của các loại quặng - phần này thường rơi vào cuối năm học nên HS hay lơ là ít chú ý); ứng dụng của những chất hữu cơ thông dụng.

                            Trong tất cả kỳ thi bao giờ cũng có câu hỏi nêu về bốn định luật: định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn electron. Nắm rõ bốn định luật này, HS sẽ làm bài được. Sau khi xong lý thuyết mới làm toán. Với toán, nếu đã dùng hết các phương pháp đó mà vẫn không chọn được đáp án thì dùng phương pháp xác suất: chọn đáp án có khả năng đúng nhất, rồi kiểm tra ngược lại với những yêu cầu đề đưa ra.

                            * Cô Văn Thị Hoa (Trường THPT Võ Thị Sáu - môn sử): Nên viết nháp dàn ý
                             
                            Năm nay đặc trưng của môn sử là tự luận có trắc nghiệm. Một số vấn đề sẽ được đặt ra trong đề bài như trong năm chương của lịch sử thế giới, chương 1 khối XHCN sẽ hỏi vài vấn đề nhỏ trong Liên Xô và Đông Âu. Chương 2 sẽ hỏi vài chủ điểm về Á, Phi, Mỹ Latin. Chương 3 hệ thống tư bản chủ nghĩa sẽ hỏi về Mỹ, Nhật...

                            Chương 4 sẽ xoáy vào mấy điểm lớn như sự hình thành quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới; tổ chức Liên Hiệp Quốc. Chương 5 sẽ hỏi về thành tựu, ý nghĩa cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Về lịch sử Việt Nam, HS ôn năm chương (bỏ chương cuối), bao gồm: các giai đoạn 1911-1929 (những điều kiện về kinh tế chính trị xã hội để chuẩn bị thành lập Đảng); giai đoạn 1930-1945 (Đảng ra đời lãnh đạo cuộc giải phóng dân tộc thắng lợi tháng 8-1945); giai đoạn 1945-1946 (Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh, củng cố, xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng); giai đoạn 1954-1975 (Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi).

                            Khi làm bài phải xác định câu hỏi ở giai đoạn lịch sử nào, viết nháp theo dạng dàn bài để xem mình nhớ đủ chưa trước khi chấp bút. Nếu cứ viết thẳng vào bài, khi bất chợt nhớ ý chen vào sẽ làm bài rối, giám khảo đọc không được. Một điều rất quan trọng là khi làm bài xong phải đọc lại để chỉnh lỗi chính tả. Bài sai lỗi chính tả có thể bị trừ điểm hoặc không đạt điểm tối đa.
                            KIM LIÊN

                            http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=203195&ChannelID=142
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2007 09:57:55 bởi HongYen >
                            #29
                              Ngọc Lý 11.06.2007 11:49:12 (permalink)
                              Bàn tròn "Xây dựng văn hoá người Hà Nội"
                              Văn hoá học đường ngày càng... "ô nhiễm"!

                              Lao Động số 132 Ngày 11/06/2007 Cập nhật: 9:33 PM, 10/06/2007


                              (LĐ) - Đó là câu thốt lên của một giáo sư ngành ngôn ngữ học của ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Vị GS này còn bức xúc: "Sinh viên (SV) thời nay có quá nhiều người không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường học đường nói chung, mà họ còn tự biến mình trở nên thiếu văn hoá, nếu không muốn nói là... vô văn hoá qua cách nói năng, cách ăn mặc...".

                              Vâng! Quả là lời phàn nàn về SV của vị GS nọ không có gì là sai, thậm chí là quá đúng khi SV đã và đang làm cho xã hội nhìn bằng con mắt "giảm" thiện cảm. Ở đây tôi chưa vội nói tới các khía cạnh khác, mà chỉ xin đề cập tới môi trường học đường - nơi SV trau dồi kiến thức cho hành trang vào đời.

                              Văn hoá học đường là gì? Xin thưa, đó là cách xử sự giao tiếp giữa SV với nhau, giữa SV với thầy - cô giáo, cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua cách phát ngôn, cách ăn mặc...

                              Đến bất cứ giảng đường của một trường ĐH, CĐ nào bây giờ, nếu vào mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè thì không ít cô, cậu SV với khuôn mặt thanh tú, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ áo quần hở hang, te tua, vá víu... mà họ cho đó là thời trang, là mốt (?!). Có nhiều SV nữ mặc các bộ đồ quá ngắn, thậm chí siêu ngắn vào lớp học.

                              Nếu đem so sánh với học đường của các nước như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản... thì các bộ đồ ấy không đáng xuất hiện ngoài đường, bởi SV của họ bất kể vào giảng đường hay đi dạo phố đều ăn mặc rất lịch sự, kín đáo. Còn sinh viên Việt Nam dường như tự biến môi trường học đường là một sân khấu thời trang ứng dụng.

                              Mới nhìn qua cách mặc lố lăng của rất nhiều SV thời nay đã và đang bị nhiều người xem là... thiếu văn hoá, ấy vậy mà khi tiếp xúc với nhiều SV hẳn chúng ta không thể chấp nhận được. Có đến 50-60% SV văng tục, chửi bậy, dùng từ lóng... nơi giảng đường rất vô tư. Không chỉ đệm lót tục tĩu với bạn bè, mà họ còn gọi thầy, cô là "lão hâm", "bà dở hơi"...

                              Tất nhiên họ nói với nhau sau lưng thầy - cô giáo, nhưng rõ ràng họ thiếu tôn trọng người dạy dỗ mình. Còn cách tiếp thu kiến thức trong giờ học cũng được coi là cần phải có văn hoá thì SV cũng đang "phá lệ" ngày một nhiều. Trong lúc thầy - cô giáo lên lớp, thì nhiều phòng học như chợ vỡ, SV không những ít nghe giảng, ra vào tự do bừa bãi... mà còn sử dụng điện thoại trong lớp một cách tuỳ tiện thiếu văn hoá...

                              Còn rất nhiều những điều nhỏ nhặt phản ánh hành vi thiếu văn hoá, vô tổ chức của SV mà trong bài viết nhỏ này tôi không thể nêu hết, song cũng đủ nói lên tình trạng môi trường "văn hoá học đường đang ngày càng ô nhiễm". Đây quả là một vấn đề đáng báo động, đáng lo ngại và để cải thiện cái "môi trường" ấy thì không ai có thể làm được, ngoài sự tự nhận biết cùng ý thức của mỗi SV mà thôi.



                              Trần Anh Quốc (Đại học DL Phương Đông)


                              http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi/2007/6/40176.laodong
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2007 11:50:29 bởi Ngọc Lý >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 38 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9