Dạy và Học
Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 38 trên tổng số 38 bài trong đề mục
Ngọc Lý 14.06.2007 08:42:12 (permalink)
Quân đội Nhân dân
thứ tư, 13/06/2007, 11:04 (GMT + 7)
Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:
Giáo viên không được nói ngọng
trong khi giảng dạy và giao tiếp trong nhà trường




QĐND - Chiều 13-6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc họp báo công bố Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDDT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân vừa ký ban hành về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.





Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học không được nói ngọng
 trong khi giảng dạy và giao tiếp trong nhà trường (ảnh internet)

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên quy định các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh, xếp loại giáo viên tiểu học. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giáo viên tiểu học phải có thái độ lao động đúng mực; đảm bảo ngày công, lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ lớp, bỏ tiết dạy, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công. Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, không xúc phạm danh dự nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh. Đặc biệt, về lĩnh vực kỹ năng sư phạm, điểm mới đáng lưu ý là các giáo viên tiểu học cần có lời nói rõ ràng, rành mạch; không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường. Viết chữ đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp…

Trao đổi với các phóng viên tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai cho biết, quy định về việc giáo viên tiểu học không được nói ngọng là một vấn đề rất nhạy cảm. Vì thế, Ban soạn thảo đã tổ chức hội thảo nhiều lần để lấy ý kiến đông đảo người dân và các nhà chuyên môn, nhưng nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau. Sau khi chuẩn bị, cân nhắc hơn một năm qua, Bộ vẫn quyết định đưa vào chuẩn. Vì lời nói, chữ viết của giáo viên là yêu cầu rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến suốt cả quá trình học tập và tương lai của học sinh.

Văn bản này còn quy định tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học (xuất sắc, khá, trung bình và kém). Với những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm sẽ được xếp loại xuất sắc. Còn những giáo viên vi phạm một trong các trường hợp như: xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; xuyên tạc nội dung giáo dục; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác… thì bị xếp loại kém.

HÀ THANH MINH



Nguồn: Quân Đội Nhân Dân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2007 08:45:12 bởi Ngọc Lý >
#31
    HongYen 14.06.2007 11:01:10 (permalink)

    Giáo viên không được nói ngọng

     
    Không phải nói dần lân, ma nói ngọng lá nói như thế nào...
     
    Nêu vài thắc mắc.
     
     
    Người Nam Bộ, đôi khi, hay cá nhân, thường nói:
     
    Đi uống dụ, đừng hiểu uống ruợu.
     
    Mấy thằng naì cởi ngưạ thằng nào cũng có con doi.  Con doi là con gì?
     
    Khi giông mưa, đi lụm mậm rụng ăn rất ngon.  Mậm đâu cần rưả raý gì, chuì chuì vô mông là cắn ngay...
     
     
    Rồi thì là, xa hơn về phương Bắc: dân không no để nhà nước no.  Là thế lào?
     
    Có cái kỳ là: khôn và không miền Nam có hai giọng khác nhau; nhưng hun và hung hay ăn và ăng.  Rồi nửa - nữa, nghỉ - nghĩ, nạc - nạt thì nói y chang.
     
     
    Cứ nghe câu của đại thi hào (không nhớ tên):
     
    Ra xem (hay nghe)thằng ngọng nó nói:  "í ái uông".  Trên phuơng diện nhân bản và khoa học thì sao? 
     
    Mạng phép nói ngọng về vấn đề không nên ngọng.
     
     
     
     
     
    #32
      HongYen 25.06.2007 22:45:21 (permalink)




      Ông Triết muốn Mỹ giúp về giáo dục
       






      Nguyễn Hùng
      tường thuật từ New York


      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070621_triet_education.shtm
       







      Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tham dự buổi trao đổi bàn tròn về giáo dục tại trường New School, New York
      Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết nói rằng ông sẽ đề nghị Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam về mặt giáo dục trong cuộc gặp Tổng thống Bush vào ngày mai, thứ Sáu.
       
      Trong bàn tròn về giáo dục tại trường New School ở New York, ông Triết nói giáo dục là vấn đề Việt Nam đặc biệt quan tâm và có vai trò hàng đầu trong việc phát triển.
       
      Ông nói thêm: ‘Chúng tôi cũng nghiên cứu, lựa chọn và học tập nền giáo dục ở các nước nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nền giáo dục ở Hoa Kỳ.'
       
      ‘Chúng ta nhìn ra thế giới hàng năm có các giải thưởng cao quốc tế, các nhà khoa học khoa học Hoa Kỳ chiếm rất đông, gần như tuyệt đối. Điều này nói lên chất lượng của giáo dục đại học ở Hoa Ky, một nền giáo dục dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc và ứng dụng hiệu quả.'







       Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nền giáo dục ở Hoa Kỳ
       Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
      ‘Vì vậy Việt Nam rất mong được quan hệ hợp tác với nền giáo dục Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn học tập kinh nghiệm của các bạn và được các bạn giúp đỡ rất thành thật.'
       
      ‘Trong chuyến thăm lần này của tôi tới Hoa Kỳ, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Bush, tôi cũng đưa vấn đề này ra.'
       
      Thực trạng
       
      Các chuyên gia tại hội thảo giáo dục mà ông Triết dành hơn một tiếng để tham dự nói rằng Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhưng còn nhiều việc phải làm để có nền giáo dục hỗ trợ tốt cho sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam.
      Thống kê được đưa ra tại hội thảo cho thấy số công trình khoa học được xuất bản ở Việt Nam chỉ ở con số hàng chục mỗi năm so với hàng trăm hay hàng ngàn ở các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.









      Bên cạnh Chủ tịch Triết còn có Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân tham dự cuộc thảo luận

      Các chuyên gia tại hội thảo cũng nói số bằng sáng chế đăng ký tại Hoa Kỳ của Việt Nam tính trên đầu dân cách đây vài năm chỉ là hai so với hơn 1100 của Thái Lan và hơn 40.000 của Trung Quốc.
       
      Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nói rằng Việt Nam mong muốn được Hoa Kỳ giúp đỡ để mở các trường chuyên về nghiên cứu cũng như trong cố gắng để có được một trường đại học nằm trong danh sách 200 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2020.
       
      Ông nói với BBC cho tới nay hơn 1200 người Việt Nam đã được đào tạo tại các trường của Mỹ và đang góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như vào sự phát triển quan hệ Việt Mỹ.
       
      Ông Nhân nói ông hy vọng Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam đào tạo 2000 Tiến sỹ từ nay cho tới năm 2020, tức 10% số tiến sỹ Việt Nam muốn đào tạo.


       
       
      #33
        HongYen 29.06.2007 02:25:26 (permalink)
        RFA: Về việc xây dựng đại học quốc tế cho Việt Nam
        Wednesday, June 27, 2007
         


        VIỆT NAM - Hai lần, trong hai chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của những nhân vật cao cấp nhất trong chính quyền Việt Nam, ông Phan Văn Khải và ông Nguyễn Minh Triết đã đến thăm Ðại Học Harvard. Theo đài Phát Thanh Á Châu Tự Do (RFA), ông Nguyễn Minh Triết có gặp gỡ các nhà giáo dục của trường Ðại Học Harvard để bàn về dự án thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam.
         

        Lần đi trước, cách đây gần hai năm, ông Phan Văn Khải cũng đã tiếp xúc, xúc tiến một số liên lạc với Harvard, nhưng mọi chuyện đã “chìm xuồng” không kèn không trống. Giáo Sư Hoàng Tụy, nhà Toán học nổi tiếng của Việt Nam, nói với RFA rằng: “Lãnh đạo cao - chính phủ Việt Nam - chưa có quyết tâm.”
         
        Giáo Sư Hoàng Tụy trả lời phóng viên RFA rằng, một trường đại học mới, có chất lượng cao theo trình độ quốc tế hết sức cần thiết, hai nữa muốn có một trường như thế trong thời gian tương đối ngắn 5 hay 7 năm thôi, thì không thể nào nâng cấp những trường hiện có mà đạt được mục đích này. Ông nhận định: “Muốn đạt kết quả những trường hiện nay nâng cấp lên cho bằng với đẳng cấp quốc tế phải tốn ít nhất 15 tới 20 năm. Tôi đã giải thích nhiều lần không dễ gì từ tình trạng như hiện nay mà muốn nâng cấp thì theo kinh nghiệm của tôi không dễ dàng gì.”
         
        Về lý do Việt Nam im lìm bỏ rơi chương trình làm việc với Ðại Học Harvard, Giáo Sư Hoàng Tụy cho rằng: “Lãnh đạo cao chưa có quyết tâm. Khi Thủ Tướng Phan Văn Khải nêu ra thì sau đó việc xúc tiến không được bao nhiêu cả. Sau đó thành lập một tổ công tác riêng cho việc này nhưng sau hai năm hoạt động không hiệu quả thì cái tổ này cũng biến mất.”
         
        Sự tranh giành nhân lực của các đại học hiện có với một đại học hiện đại sẽ mở cũng là lý do khiến chương trình làm việc với Harvard bị hỏng. Giáo Sư Hoàng Tụy nói với RFA: “Các trường đại học hiện có người ta muốn đầu tư thêm để nâng cấp cho trường của họ để tiến lên trình độ cao. Người ta cũng lo ngại rằng, là chúng ta không đủ phương tiện để vừa nâng cấp các trường đại học trong nước lại vừa mở trường mới. Nếu mở những trường mới thì nó sẽ thu hết tất cả tài chính và nhân lực các thứ.”
         
        Giáo Sư Tụy khẳng định, mô hình một trường đại học quốc tế phải có sự cam kết của chính phủ và phải thu hút được sự giúp đỡ của các trường đại học lớn của các nước đặc biệt là của Mỹ. Ðồng thời, phải thu hút được lực lượng của các nhà khoa học Việt kiều.
         
        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61848&z=2
        #34
          HongYen 29.06.2007 12:15:28 (permalink)



          Việt Nam có thể dạy tiếng Nhật tại các trường công lập


          14/06/2007



          Việt Nam có thể bắt đầu dậy tiếng Nhật tại các trường công lập vì mậu dịch giữa Nhật Bản và Việt Nam đang bùng phát và nhu cầu đào tạo về tiếng Nhật tiếp tục gia tăng.
           
          Tiếng Anh là ngoại ngữ thường được dậy nhiều nhất ở các trường công lập. Tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Hoa cũng được dậy.
           
          Nhưng một chương trình thử nghiệm dậy tiếng Nhật tại các trường ở Hà Nội đã tỏ ra được ưa chuộng đến độ bộ Giáo dục và Đào tạo muốn đưa tiếng Nhật vào các trường trên cả nước.
           
          Thứ trưởng bộ Giáo dục Đặng Huỳnh Mai cho biết bộ sẽ yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sớm chấp thuận kế hoạch này.
           
          Theo Bà Mai, nhu cầu các lớp dậy tiếng Nhật đang gia tăng vào lúc hai nước mở rộng quan hệ mậu dịch và đầu tư cũng như du lịch.
           
          Nhật Bản là một trong các đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng 17% trong năm ngoái, lên tới 10 tỷ đôla.
           
          http://www.voanews.com/vietnamese/2007-06-14-voa10.cfm
          #35
            silverbullet 30.06.2007 17:12:35 (permalink)
            Vô Tích Sự
            Phạm Lưu Vũ
             
            Người giữ cổng thành nhà Chu một hôm hỏi Lão Tử:
            - "Tôi nằm mơ thấy một con hổ béo tốt mỡ màng đang mải miết ăn một đống giun dế, nom rất kinh tởm. Chẳng hay đó là cái điềm gì?"

            Lão Tử bảo:
            - “Đó là cái điềm ông sắp được trông thấy vua...”

            Người giữ cổng thành hỏi:
            - “Có thể giải thích rõ hơn được chăng?”

            Lão Tử bảo:
            - “Hổ tuy là chúa sơn lâm, chuyên ăn thịt các loại hươu, nai, cầy, cáo... Song cũng có những con vật nó không thể ăn được như báo, voi, sư tử... Những giống này vì thế cũng không nằm trong vòng cai quản của nó. Nay hổ mà chỉ ăn có giun, dế thì đích thị là vua chúa ở cõi nhân gian này. Giống “hổ” này thà biến tất cả thành giun dế, thà chỉ xơi giun dế, còn hơn tồn tại những giống vật mà nó không thể xơi được, cũng không cai quản được.”

            Câu chuyện trên (có vẻ) chẳng ăn nhập gì đến cái đoạn sau này. Song vì đoạn sau có nhắc đến Lão Tử. Vậy nên chép ra đây cho có vẻ đầu đuôi hình thức một tý. Âu cũng là một cái “Lời tựa” cho Luận ngữ Tân thư kỳ này.






            Vua nước Vệ bỗng dưng tỏ ra lo lắng việc nước đến nỗi quên cả tắm gội, cũng chẳng thiết gì tới yến tiệc. Một hôm sai người mời Khổng Tử, ngỏ ý muốn Khổng Tử giới thiệu cho một học trò để bổ làm quan coi về công việc giáo dục của nước Vệ. Khổng Tử thấy thế thì cảm động lắm, bèn bảo:
            - “Khâu này có tới 3000 học trò. Gần trăm người trong số đó đều có thể đảm đương được việc ấy. Chẳng hay nhà vua muốn chọn người như thế nào?”


            Vua Vệ bảo:
            -“Trên thì sáng được cái ngôi của ta, dưới thì trăm họ thần phục, già trẻ lớn bé, không kẻ nào ra khỏi sự cai quản của ta. Bảo học là phải học, bất kể đúng sai ra sao. Đã học là phải thuộc, bất kể có hiểu hay không. Đã thuộc là phải thi đỗ, bất kể kiến thức thế nào... Liệu có ai làm được như vậy chăng?”


            Khổng Tử vẫn thăm dò:
            - “Chẳng hay nhà vua muốn làm sáng dân hay muốn cho dân tối tăm, mờ mịt đi?”


            Vua Vệ bảo:
            -“Ngài vẫn được thiên hạ tôn là Thánh nhân, vậy mà còn phải hỏi câu ấy sao? Giả sử nếu sáng dân mà ngôi vua của ta vẫn được vững bền, vẫn truyền được đến muôn đời con cháu sau này thì ta cũng đâu có tiếc gì…”


            Khổng Tử tỏ ra hiểu ý bèn nhận lời rồi lui trở ra. Về đến nhà, trước tiên Ngài gọi Nhan Hồi tới hỏi:
            - “Này anh Hồi. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”


            Nhan Hồi trả lời:
            - “Cố nhiên Hồi này sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “minh” mà thôi. Nghĩa là luôn luôn nghĩ đến việc làm sáng dân, mới dân...”


            Khổng Tử thở dài bảo:
            - “Sáng dân lợi cho nước, song không lợi cho ngôi vua. Thế thì đừng hòng người ta cho anh làm quan. Không những thế, kẻ làm thầy mà luôn nghĩ đến việc sáng dân tất sẽ nghèo kiết xác. Như vậy sẽ chẳng ai thèm làm thầy. Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có mười người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”


            Nhan Hồi ra. Tăng Tử bước vào. Khổng Tử hỏi:
            - “Này anh Sâm. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”

            Tăng Tử trả lời:
            - “Cố nhiên Sâm này cũng sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “hiếu” mà thôi. Nghĩa là dạy mọi người phải sống sao cho tròn với đạo “hiếu.”


            Khổng Tử trầm ngâm bảo:
            - “Chữ “hiếu” dẫu bao trùm tất cả. Song người nước Vệ xưa nay vốn luôn tự coi mình là “hiếu” nhất thiên hạ rồi. Lúc nào cũng lôi truyền thống ông cha ra để “phát huy”. Đến nỗi đình chùa cũng có thể biến thành chỗ nuôi lợn, kẻ cướp cũng có thể được phong anh hùng... Thế mà anh còn đòi đem đạo “hiếu” ra giảng giải thì có khác nào chửi vào mặt người ta. Như vậy sẽ chẳng ai thèm làm học trò. Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có trăm người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”


            Tăng Tử ra. Tử Hạ bước vào. Khổng Tử hỏi:
            - “Này anh Bốc. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”

            Tử Hạ trả lời:
            - “Cố nhiên Bốc Thương này cũng sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “thi” mà thôi. Nghĩa là sao cho mọi người ai cũng biết yêu văn chương, chữ nghĩa, hiểu được những nghĩa lý sâu xa của Kinh Thi...”


            Khổng Tử cười bảo:
            - “Người nước Vệ xưa nay đi đâu cũng tự hào mình là một nước văn hiến. Làm ra của cải thì chẳng có mấy ai, song bọn bồi bút làm những nghề văn, thơ, nhạc, họa thì đông không kể xiết. Trải đã mấy đời như thế, đầu óc mọi người đều chật ních những thứ dối trá, giả nhân giả nghĩa cả rồi. Thế mà anh còn đòi mang Kinh Thi ra giảng thì có khác gì đàn gảy tai trâu, hỏi còn nhét vào chỗ nào được nữa? Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có nghìn người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”


            Tử Hạ ra. Tử Cống bước vào, Khổng Tử hỏi:
            -“À anh Tứ? Anh có tiếng là một người giỏi buôn bán. Vậy nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”


            Tử Cống trả lời:
            “Tứ này chỉ nhớ được mỗi câu của Lão Tử: “Thiện nhân giả bất thiện nhân chi sư / Bất thiện nhân giả, thiện nhân chi tư” (nghĩa là người lành là thầy của kẻ ngu. Kẻ ngu là của cải của người lành). Chung quy phải làm sao cho thiên hạ càng ngu càng tốt. Khi đó, chẳng những luôn vừa ý đấng Chí tôn, mà những kẻ làm thầy cũng tha hồ kiếm được nhiều của cải... Vậy Tứ tôi xin theo học thuyết của Lão Tử...”


            Khổng Tử vừa nghe đến đó bỗng tỏ ra mừng rỡ. Ngài bảo với Tử Cống:
            “Té ra anh ở trong cửa ta mà vẫn lén lút đọc sách của cái lão già gàn dở người nhà Chu ấy đấy. Điều lão nói là nói cho mãi những đời sau này. Song nếu đem áp dụng vào đời bây giờ tưởng cũng chẳng hại gì, miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Tất nhiên giáo dục mà theo cái triết lý ấy thì những kẻ làm thầy sẽ được thể mà nghĩ ra trăm phương ngàn kế để làm giàu. Than ôi! cái “đạo” làm thầy, ta chưa kịp hoàn thiện nó thì nó đã hỏng sẵn từ trước đó rồi. Giờ ta mới biết, đối với cái chính trị của nước Vệ kia, đến ta còn vô tích sự, huống chi những kẻ vừa hăng hái lại vừa nông nổi như các ngươi. Thì ra vua Vệ nói thế chẳng qua là muốn đuổi khéo ta ra khỏi địa giới nước Vệ đấy thôi.”


            Nói xong, Ngài bèn bảo các học trò thu xếp để nhanh chóng rời khỏi nước Vệ.

            Quả nhiên khi nghe tin thầy trò Khổng Tử đã bỏ đi, Vua Vệ hết sức mừng rỡ, lập tức trút hết mọi lo lắng, lại tiếp tục lao vào yến tiệc như cũ...

            Nhân chuyện đó mà càng những đời sau, các nhà phụ trách công việc giáo dục trong thiên hạ càng thích bắt chước cái triết lý giáo dục ấy của Tử Cống.

            http://www.vnfa.com/anews/0704_126.html

            #36
              Quang Khôi 16.07.2007 04:14:49 (permalink)

              Vô Tích Sự
              Phạm Lưu Vũ

               
              Đã thuộc là phải thi đỗ, bất kể kiến thức thế nào...
               
               
              Chung quy có một chữ “minh” mà thôi.
               
               
              Chung quy có một chữ “hiếu” mà thôi.
               
               
              Chung quy có một chữ “thi” mà thôi
               
               
              người lành là thầy của kẻ ngu. Kẻ ngu là của cải của người lành
               
               
              Thật là không vô tích sự
               
               
              #37
                HongYen 21.07.2007 23:14:59 (permalink)







                Thứ bảy, 21/7/2007, 11:45 GMT+7




                Những bài văn hài hước mùa tuyển sinh
                Khi phân tích nghệ thuật trào phúng của tác phẩm "Vi hành", có thí sinh đã hùng hồn khẳng định, Bác Hồ rất giỏi hóa trang, khiến mọi người tưởng Bác là... vua Khải Định.

                > Những bài văn tốt nghiệp hài hước

                > Một đại học có gần 370 bài thi môn Toán điểm 0-1
                 
                Năm nay, những áng văn kinh hoàng, ngô nghê, nhầm lẫn "râu ông nọ cắm cầm bà kia" kiểu như: Mị và A Phủ bị Bá Kiến "chèn ép", nhầm Mị với nhân vật Đào trong tác phẩm "Mùa lạc", gán ghép Chí Phèo với Nguyệt (nhân vật trong "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu)... giảm đáng kể.
                 






                Bài thi ngây ngô giảm đáng kể. Ảnh: Hoàng Hà.
                 

                Thày Đinh Văn Thiện, Thư ký hội đồng chấm môn Văn, nguyên phó chủ nhiệm khoa Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết, sau khi chấm hơn 1.000 bài Văn khối D, cũng chỉ mới xuất hiện vài bài văn "lạ".
                 
                Theo thày Thiện, nhiều em làm văn theo kiểu liên tục "xoay" người đọc bằng rất nhiều câu hỏi. Ở đề Văn khối C, khi được yêu cầu bình giảng đoạn thơ trong bài "Tống biệt hành" của Thâm Tâm, có thí sinh viết: "Đưa người tại sao lại không đưa qua sông? Mặt trời chỉ có một mà sao lại nhiều hoàng hôn đến thế? Phải chăng do người ở lại phải chia tay với người ra đi, buồn quá nên mới thấy quá nhiều hoàng hôn".
                 
                Cũng trong đề khối C, khi phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, do không hiểu rõ tác phẩm nên trong lúc bí bách, một nữ sinh đã viết: "Bác bôn ba khắp năm châu bốn biển mấy chục năm trời, làm đủ thứ nghề và ở nhiều đất nước nên rất giỏi hóa trang. Mà Bác đã hóa trang thì không ai nhận ra được thế nên Bác đã khiến mọi người tưởng rằng mình là vua Khải Định", nữ sinh này viết.
                Cảm nhận về vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài "Tràng Giang" (Huy Cận), có thí sinh viết: "Tràng Giang là vùng đất trù phú, trên bên dưới thuyền, trên sông thuyền bè đi lại gọi nhau í ới, bên bờ sông người người đi lại tấp nập, cuộc sống sung túc, các em nhỏ ngồi chăm chú nghe ông già kể về quê hương đất nước".
                 
                Thày Thiện cho biết, năm nay, điểm 5-6 Văn khá nhiều, chiếm chừng 2/3, còn lại là điểm kém. Phần lớn học sinh làm 2 tờ giấy thi trở lên. Những em làm 4 tờ đều được 7-8 điểm.
                 
                Lý giải về việc ít các bài văn "lạ" nhưng điểm số lại không cao, thày Thiện cho rằng, đề nặng nên nhiều em "bơi" không kịp. Bất hợp lý trong thang điểm đã khiến thí sinh chịu thiệt.
                 
                Đề khối D khó có điểm cao vì sự phân bố điểm không hợp lý. Đề về bài "Đôi mắt" lẽ ra phải là 5 điểm thì lại được có 3 điểm, khiến học sinh khó có thể làm được tối đa. Còn bài "Tràng Giang" có thể rút lại ở 3 điểm và chỉ yêu cầu học sinh phân tích một khổ. "Phân tích cả bài thì rất nặng", ông nói.
                 
                Theo thày Thiện, đề khối C, phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn "Vi hành" xứng đáng được 5 điểm nhưng bình giảng 10 câu trong "Tống biệt hành" mà được có 3 điểm là khó chấp nhận. Riêng 4 câu đầu trong bộ đề cũ của Bộ cũng được 4 điểm nhưng nay thêm 6 câu nữa mà lại được có 3 điểm.
                 
                Kể lại những bài văn hài hước năm nay nhưng thày Thiện không quên nhắc tới những câu chuyện bất hủ ở mùa thi trước. "Một em thi vào ĐH Đông Đô một mực khẳng định câu thơ: "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu" có giá trị tố cáo rất lớn vì nó muốn nói thực dân Pháp tàn phá nước ta thật là ác liệt, bom đạn ném xuống làm tan hoang làng xóm hết đến nỗi chỉ còn vài cồn nhỏ lơ thơ".
                Tiến Dũng

                 
                http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/07/3B9F8512/
                 
                #38
                  Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 38 trên tổng số 38 bài trong đề mục
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9