Lễ Hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngọc Lý 24.04.2007 13:51:42 (permalink)
Nguồn: VietShare.com

 
"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
"




Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc.
 
 
 
 Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác...
 

 
 
Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.


http://www.vietshare.com/vanhoa/denhung.asp
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2007 13:58:10 bởi Ngọc Lý >
#1
    HongYen 09.05.2007 20:25:25 (permalink)



    Ý kiến của một số người Việt về Giỗ Tổ Hùng Vương được ấn định là Quốc Lễ

    Duy Ái
    07/05/2007

    Bấm vào đây để nghe
    Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để nghe
    Bấm vào đây để tải xuống
    Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để tải xuống


    Tháng tư vừa qua, giới hữu trách Việt Nam đã ấn định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc Lễ, và cho phép công chức, công nhân được nghỉ lễ ăn lương trong dịp này. Nhiều nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam đã tỏ ý hoan nghênh quyết định vừa kể, nhưng họ cũng cho biết thêm rằng chiến dịch đàn áp đang diễn ra nhắm vào các nhân vật đối kháng trong nước đang gây phương hại cho những nỗ lực quay về với cội nguồn để hòa giải dân tộc.






    Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến đọc văn tế trước bàn thờ quốc tổ Hùng vương tại sứ quán Việt Nam ở Washington hôm 26 tháng 4, 2007 Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đối với tất cả người Việt Nam là ngày rất thiêng liêng. Riêng đối với cộng đồng người Việt tại D.C. và vùng xung quanh thì ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Vì bản thân tôi vừa rước đất và nước của Đền Hùng qua đây để trực tiếp làm lễ.
    Thưa quí thính giả, quí vị vừa nghe phát biểu của ông Nguyễn Tâm Chiến, đại sứ Việt Nam tại Hoa kỳ, nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hôm 26 tháng tư vừa qua, tức là ngày mồng 10 tháng 3 năm Đinh Hợi. Ông Nguyễn Tâm Chiến cho biết thêm rằng ngày Giỗ Tỗ năm nay còn có một điểm đặc biệt, rất đáng chú ý, là chính phủ Việt Nam đã ban hành một đạo luật qui định rằng ngày lễ thiêng liêng này là ngày mà người lao động trên cả nước được nghỉ ăn lương.
    Ông Đỗ Diễn Nhi, một nhân vật hoạt động tích cực trong cộng đồng người Việt vùng Washington, cũng cho rằng đây là một diễn tiến khá đặc biệt. Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Việt Ngữ đài VOA, vị giáo sư môn sử này cho biết lý do khiến ông ngạc nhiên:

    Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Vô gia đình thì làm gì có tổ tiên. Vô tôn giáo thì làm gì có cúng bái. Và vô tổ quốc thì làm gì có quốc tổ.
    Ông Đỗ Diễn Nhi cho biết thêm rằng trong một quãng thời gian rất lâu chính quyền Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc đã để cho Đền Hùng ở Phú Thọ lâm cảnh “khói lạnh hương tàn”, và sau khi chiếm được miền Nam vào năm 1975, giới hữu trách Hà Nội cũng đã trưng dụng nhiều Đền Thờ Quốc Tổ ở miền Nam để làm nhà kho hoặc dùng vào những mục đích khác. Vì vậy, ông cho rằng việc quảng bá rầm rộ cho lễ Giỗ Tổ năm nay chỉ là một mưu toan của giới lãnh đạo ở Hà Nội nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị có tính chất giai đoạn.
    Tuy nhiên, theo một nhà sử học ở Hà Nội, ông Dương Trung Quốc, thì việc ấn định ngày Giỗ Tổ làm ngày Quốc Lễ là việc mà chính quyền Cộng sản Việt Nam đã làm từ lâu lắm rồi. Vị đại biểu quốc hội này cho biết thêm như sau:

    Năm 2000 là lần đầu tiên [lễ Giỗ Tổ Hùng Vương] được tổ chức với tính cách một Quốc Lễ, và đã xây dựng cả một qui thức , năm chẵn như thế nào, năm lẻ như thế nào. Riêng vừa rồi, quốc hội đã thông qua nghị quyết bổ sung Bộ Luật Lao động, dành ngày mồng 10 tháng 3 lịch hàng năm là ngày công chức được nghỉ lễ và để tạo cơ hội cho việc tổ chức Ngày Giỗ Tổ được trọng thể hơn. Chứ năm nay không phải là lần đầu tiên chính phủ quy định là Quốc Lễ. Và nếu ngược lại lịch sử thì chúng ta cũng nhớ rằng năm 1946, khi nước Việt Nam mới giành được độc lập, thì ngày Giỗ Tổ đầu tiên vào tháng 3 năm Bính Tuất, ông Hồ Chí Minh đã ký một sắc lệnh coi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc Lễ và công chức được nghỉ rồi. Chỉ có điều là sau đó là chiến tranh và có nhiều biến động. Và bây giờ thực chất chỉ là trở về với nếp xưa thôi.

    Theo ông Dương Trung Quốc, những hành động mới đây của giới hữu trách Hà Nội liên quan tới Ngày Giỗ Tổ nằm trong khuôn khổ của chủ trương đại đoàn kết, và hòa hợp hòa giải dân tộc. Ông cho biết như sau:

    Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn là một dân tộc thờ cúng tổ tiên và trọng ông bà. Chính vì thế cho nên việc hướng về tổ tiên của mỗi một con người, mỗi một gia đình, hay mỗi một cộng đồng cũng là hướng về một tổ tiên chung. Nhất là trong quá trình dựng nước, chúng ta luôn luôn phải ở bên cạnh một quốc gia có một nền văn minh rất lớn, cho nên nhu cầu giải thích nguồn gốc của mình để hướng tới tinh thần tự chủ đã nẩy sinh từ trong quá khứ rất xa xưa. Giờ đây khôi phục lại điều đó, cái giá trị ấy, cũng là tìm được cái mẫu số chung xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào một sự thật là dân tộc Việt Nam vừa trải qua một thời kỳ có rất nhiều biến cố. Và bên cạnh mục tiêu đã thống nhất quốc gia về mặt lãnh thổ, việc thống nhất lại về tinh thần, về tâm hồn, theo tôi nghĩ, vẫn còn là một cuộc phấn đấu. Và chính vì thế mà cái việc Giỗ Tổ cũng có thể coi như là tìm được mẫu số chung để cô kết lại với nhau vì sự phát triển lâu dài của dân tộc.
    Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà hoạt động cho dân chủ Việt Nam đang sống lưu vong ở Mỹ, cũng tỏ ý hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Hà Nội về lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ông cho rằng việc này tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hòa hợp hòa giải dân tộc.

    Mọi người Việt Nam dù quan điểm chính trị có khác nhau thì cũng là người Việt. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhớ lại nguồn gốc chung đó và không để cho những khác biệt về chính kiến làm cho chúng ta trở thành những người thù nghịch với nhau. Tôi nghĩ rằng việc nhận ngày Quốc Tổ là ngày Quốc Lễ chính là một bước tiến tốt theo chiều hướng này. Có thể trong tương lai xa hay là gần tới đây, khi tình hình tốt hơn nữa, chúng ta phải nghĩ đến một ngày lễ, một ngày Quốc Khánh chung cho toàn thể dân tộc.

    Mặc dầu vậy, nhà tranh đấu, từng giữ chức Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn trước năm 1975 và từng bị chính quyền Cộng sản Việt Nam giam cầm trong nhiều năm, cũng nói thêm rằng: nỗ lực hòa giải dân tộc đang bị phương hại bởi chiến dịch mà giới hữu trách Hà Nội đang thực hiện để trấn áp những nhân vật tranh đấu cho dân chủ Việt Nam.

    Đợt đàn áp vừa qua cho thấy rõ là những cố gắng để đưa tới hòa giải dân tộc có thể sẽ không hữu hiệu. Thật ra, không thể nào có hòa giải được nếu không chấp nhận sự khác biệt. Và sự khác biệt phải được chấp nhận một cách công khai, chính thức bằng cách để cho những người có những tiếng nói khác biệt về chính kiến được lên tiếng một cách công khai mà không bị đàn áp.
    Vì thời lượng có hạn cho nên chúng tôi xin phép được tạm ngưng bài tường thuật này nơi đây. Mời quí vị theo dõi phần hai của bài này trong tiết mục Nhìn Về Á Châu tuần sau. Chúng tôi sẽ trình bày tiếp về những ý kiến của một số các nhà trí thức Việt Nam trong và ngoài nước về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
    #2
      HongYen 09.05.2007 20:34:54 (permalink)




      Ý kiến của một số người Việt về Giỗ Tổ Hùng Vương được ấn định là Quốc Lễ

      Duy Ái
      07/05/2007

      Bấm vào đây để nghe
      Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để nghe
      Bấm vào đây để tải xuống
      Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để tải xuống

      http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-07-voa20.cfm
       
      >>>>>>>>>>>>>>>>>
       
      03 Tháng Tư
      Giỗ Tổ Hùng Vương
       
      Ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương...
      Theo tục truyền, vua Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Linh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra một người con gọi là Lộc Tục. Sau, Ðế Minh truyền ngôi cho con trưởng làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
      Ranh giới nước Xích Quỷ lúc bấy giờ phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (tức Hồ Nam), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục, phía Ðông giáp bể Nam Hải.
      Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (Tức là năm 2879 trước Tây Lịch) và lấy con gái Ðộng Ðình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, gọi là Lạc Long Quân.
      Lạc Long Quân lấy con gái vua Ðế Lai tên là Âu Cơ đẻ ra một lần 100 con trai. Sau này, Lạc Long Quân chia cho nàng 50 con để dắt lên núi, còn 50 con, ông đưa về hướng biển Nam Hải.

      Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, sáng lập ra nước Việt Nam sau này...
      "Vật đổi sao rời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích
      Nước nguồn cây cối, đạo người nên nhớ đạo Hùng Vương".
      ....
       
      http://www.thanhlinh.net/cacthanh/lesong/04-03-lesong.htm
       
      >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
       
      Virginia: Cử Hành Trọng Thể Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương  TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Hai, 4/23/2007, 12:02:00 AM
       
       
      Virginia.-
       “Ai lên Phú Thọ cùng ta
      Vui ngày Giỗ Tổ Tháng Ba Mùng Mười
      Dù ai đi ngược về xuôi
      Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười Tháng Ba”
       
      Đây là những câu ca dao nhắc dân gian  nhớ ngày Giỗ Quốc  Tổ Hùng Vương. Dù lưu lạc chân trời gốc bể, người Việt tha hương luôn tưởng nhớ tổ tiên, nhớ ngày này.  Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận đã trang trọng cử hành lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương  vào lúc 11 giờ trưa ngày 21 tháng Tư, 2007 tại trụ sở Hội ở Falls Church, VA.
       
      Người Việt Nam bỏ xứ ra đi, không những chỉ mang theo quê hương mà mang theo cả truyền thống sinh tồn. Giỗ Tổ là một truyền thống đầy bản sắc  dân tộc VN, nó không mang bản chất tôn giáo, mê tín dị đoan, mà nó phát xuất tự đáy lòng sự thành kính của chúng ta đối với Quốc Tổ Việt Nam, với hồn thiêng sông núi.
      .......
       
      http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=106524
       
      >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
       
       







      Giỗ Tổ Hùng Vương
      Mồng 10 Tháng 3 Đinh Hợi (26-4-2007)



      Trong số này




      Giỗ Tổ Hùng Vương (phụ trương Kinh Hùng Khải Triết)

      Kim Định

      Đại lễ Quốc Khánh - Quốc Tổ Hùng Vương

      Vũ Khánh Thành

      Rồng Tiên Hội Ngộ

      Lê Việt Thường

      Huyền sử Tiên Rồng: Minh triết uyên nguyên của dân tộc

      Ðông Lan

      An Vi Hoc: Sự tích Tiên Rồng và vòng Thái Cực

      Nguyễn Minh Triết

      Hằng tính của dân tộc Việt

      Lê Việt Thường

      Mồng mười tháng ba - Nhớ ngày giỗ Tổ

      Nguyễn Việt An

      Đất Tổ Hùng Vương

      Báo ảnh Việt Nam

      Mã số DNA của Tổ Hùng Vương

      Nguyễn Xuân Quang

      Vĩnh Viễn Hùng Vương

      Việt Tâm

      Nhớ về nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam

      Nguyễn Thị Thanh

      Quốc Tổ Hùng Vương

      Quốc Thành

      Huyền thoại Tiên Rồng

      Nguyễn Việt Nho

      Đôi dòng cảm nghĩ

      Đông Lan








      Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương của CDTNVN tại Melbourne Úc Châu
       
      http://www.anviettoancau.net/html/index.htm
       
       
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9